Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Giai Điệu Dưới Tầng Hầm

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8023 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Giai Điệu Dưới Tầng Hầm
John Trinian

Chương 1

Trời lạnh – Mặt trời ẩn mình sau những đám mây xám xịt và không khí phảng phất hương vị của hoàng hôn. Những khách bộ hành dũng cảm hăng hái bước bất chấp gió lạnh; những người nhút nhát đi chậm lại và cố trốn ngọn gió bấc bằng cách siết chặt chiếc áo choàng dày quanh mình, nhưng như vậy lại càng khiến cho họ lạnh hơn.
Karl Heisler rùng mình trong bộ com - lê mỏng; nhưng chỉ có chân ông giá lạnh, bởi vì phần trên ông có mặc một chiếc áo len dưới sơ - mi. Nhiều mảnh giấy vụn và những thứ vặt vãnh khác quay cuồng trong các đường mương.
Những khách bộ hành vội vã lần lượt lướt qua mặt ông. Những người đàn bà khua vang gót giày cao trên đường phố và để lại phía sau một làn hương thơm mà ngay cả gió cũng không xua tan được.
Karl Heisler là một người mập lùn có đôi vai khỏe mạnh, hai bàn tay to lớn.
Nhưng bắp chân ông gầy thắt lại và ông bước đi với dáng khòm khòm. Ông đang già đi trông thấy. Ông đang ở tuối năm mươi lăm và mười bốn năm của đời ông đã trải qua trong nhà tù. Ba lần bị kết án. Ông vừa mãn hạn tù nên đã già đi quá nhanh. Thông thường người ta vẫn tưởng rằng một người đàn ông ở vào tuổi năm mươi chưa phải đã tàn đời, nhưng bản thân Karl thì dường như đã tới tuổi về hưu. Nét mặt dữ dằn của ông đã mòn mỏi, nhăn nheo, khô héo. Mái tóc bạc của ông hớt ngắn; đôi mắt xám thụt sâu dưới hai hàng lông mày trắng.
Nhiếu nếp nhăn, sâu như những vết sẹông, ngấn dãi trên gáy ông, và trên cặp môi nứt rạn cũng có nhiều lằn u tối.
Khi sực nnghĩ mình tới tuổi năm mươi, ông đã cảm thấy một nỗi buồn chán chường đột ngột và bất giác muốn thử lại sức mạnh và những phản ứng của mình. Rồi mọi chuyện trôi qua. Ông không nghĩ đến điều đó nữa, cứ tiếp tục sống mà không tự đặt ra những câu hỏi, với một nhịp điệu chậm lại.
Ông chợt dừng chân ở một ngã tư. San Francisco quen thuộc đối với ông, nhưng nơi đây đã có nhiều tòa nhà mới được xây dựng, và ông phải nhìn hai lần mới định hướng được. Khi nghe tiếng còi của viên cảnh sát, Karl băng qua đường cùng đám khách bộ hành, với một vẻ nhăn nhó, trầm ngâm. Ông dừng lại và tựa lưng vào bức tường của một tòa nhà, như đang tự hỏi liệu mình có lầm đường hay không.
Tuy nhiên ông tìm lại được các mùi vị và âm thanh quen thuộc; ông cũng nhận ra lại các quán rượu, những ngọn đèn hiệu giao thông ở ngã tư, những người qua đường hối hả, những đứa bé bán báo có bộ mặt láu lỉnh, một cặp tình nhân cười như nắc nẻ, một con chim bồ câu nhảy một bước nhỏ để tránh cái gót chân sắp sửa đè bẹp nó. Hết rồi, những hoạt động nền nếp theo tiếng còi, những bảng giờ giấc bất di bất dịch của nhà tù.
Ông muốn đến thăm Frank Toschi, nhưng lúc này ông đang có một ý định khác trong đầu. Vụ phải giải quyết với Toschi có thể hoãn lại – điều đó lẽ tất nhiên là quan trọng, nhưng không có gì cấp bách. Vào lúc này, điều quan trọng nhất trên đời chính là con trai ông, cậu bé Karl. Biết bao nhiêu là biến đổi, trong năm năm, đối với một cậu bé đang ở tuổi phát triển. Ai mà biết được? Không chừng đứa bé đã quên mất cha nó ... Và rất có thể, ông miễn cưỡng thú nhận, người cha đã quên mất đứa con của mình.
Karl và Toschi đã ở chung với nhau trong một xà lim suốt hai năm cuối của án tù, nhưng Frank đã được phóng thích ba tuần trước. Anh còn trẻ - gần như đáng tuổi con của Karl – nhưng, Karl rất yêu mến và tin tưởng anh. Lòng tin tưởng này rất cần thiết.
Karl vừa ngơ ngác nhìn vừa buớc đi trên các con đường của thành phố. Thật là thú vị khi được trở về với không khí tự do! Ông chợt dừng lại để nhìn những chiếc xe hơi lộng lẫy đang đậu dọc theo lề đường. Tuy nhiên chúng vẫn không làm cho ông xúc động:
chỉ một cái nháy mắt là có tất. Ông đã trông thấy nhiều chiếc như thế trong các bộ phim trên màn ảnh truyền hình, và đối với ông, nó chẳng mang một ý nghĩa đặc biệt nào cả.
Ông đáp chuyến xe buýt đường Misson chạy về phía tây nam, ông chọn chỗ ngồi gần cử kính. Ông quan sát những kẻ qua lại:
người thì chạy lon ton, người, lại có những người đẩy những chiếc xe trẻ con. Ngày xưa, cảnh tượng con người được tự luôn luôn quyến rũ ông. Bây giờ ông lại dửng dưng trước cảnh đó. Khi thiên hạ nghèo hèn, như những con người kia, thì tự do có ích gì đâu?
Tự do dùng để làm gì khi người ta chỉ kiếm được tám mươi đô la mỗi tuần để trang trải cho cuộc sống tự do không giúp làm được gì với tám mươi đô la.
Muốn hưởng tự do,thì cần phải có hơn thế rất nhiều.
Chiếc xe buýt chạy qua phía trước một ngân hàng và ông liếc mắt nhìn với một vẻ hờ hững. Cần phải có biệt tài của một tay chuyên nghiệp. Và để được cái gì? Vừa bằng số tiền lương phát trong mỗi buổi chiều trong cửa hàng lớn.
Điều đáng buồn là mối lợi không bao giờ xứng đáng với những nguy hiểm gặp phải. Ví dụ? câu chuyện đời của Karl. Giờ đây nó chẳng còn quan trọng bao nhiêu đối với ông. Ông đã từ bỏ mọi kì vọng xa xưa cũng như mọi hối tiếc cũ.
Mối lợi thực sự và duy nhất mà ông đã rút ra được từ quá khứ chính là sự từng trải. Khóc than cho điều không thể vãn hồi phỏng có ích gì đâu? Chỉ mất thì giờ vô ích.
Chấm dứt mọi chuyện vụn vặt! nhọc lòng mà chẳng bỏ công. Khi ta nhắm cái khoản, cứ tạm ước là hai trăm năm mươi ngìn đô la, Karl suy nghĩ với một nụ cười cả quyết, tất nhiên phải thực hiện một cuộc đầu tư tương đương bằng chất xám:
phải giàu trí tưởng tượng trước giá trị của một phần tư triệu! Đây là một phương án cần được bố trí khôn khéo, nhưng ta chỉ có thể kiếm được nhiều tiền, nếu biết cách đầu tư kinh nghiệm. Ta chỉ việc bỏ nó ra và thu lợi về.
Không hơn không kém. Nhưng điều đó, thiên hạ phải mất hết cả cuộc đời mới hiểu được. Thế mà, hầu hết không bao giờ thành công. Chính Karl cũng rút được bài học này năm về trước. và vốn kinh nghiệm cùng những nhận xét của ông càng ngày càng thêm phong phú. Lẽ dĩ nhiên, bây giờ ông không còn lạ gì nữa. Cả điều đó cũng là một bài học:
ta phải cố gắng giữ gìn những gì mình có.
Ông xuống xe buýt ở bến thường xuống, đi dọc theo một khu nhà và tới ngã tư đầu tiên, ông rời khỏi đường Mission. Xa xa về phía nam, ông nhận ra các ngọn đồi thân thuộc. Khu phố vẫn không thay đổi. Cảm giác êm ái khi được trở về nhà khiến ông bàng hoàng khắp người;ông hít lấy hít để những hương vị đã lãng quên, và bồi hồi nhìn lại những cảnh tượng đã biết.
Nhiều đứa bé tinh nghịch đang nô đùa ngoài đường phố; chúng vừa đá bóng vừa gào lên những âm thanh vang dội cả con đường phố vắng vẻ; lúc này chỉ có lũ trẻ hò hét với nhau trong buổi chiều lạnh giá và u ám. Ông dừng chân trước ngôi nhà của mình. Lớp sơn vàng phía trước đang bong ra, và phần lớn các bức rèm đã được kéo lại, phía sau những khung cửa sổ tối om. Trên lề đường có một chiếc ghế dài bằng gỗ, lưng ghế dán đầy những tấm quảng cáo các loại đồ uống có chất cồn. Một đứa bé mang đôi giày ống cao gót ung dung nằm trên chiếc ghế. Với chiếc áo bờ-luđông bằng lụa đen mang biển hiệu của câu lạc bộ và chiếc quần dài bó sát, cậu ta có cái vẻ của một thị đồng thời trung cổ. Karl bước vào trong nhà, dưới ánh mắt thù nghịch của đứa bé. Nó lầm tư ởng ông là thứ người gì vậy? Một viên mõ tòa? Một người đi thu tiền hàng?
Cầu thang dốc đứng và lan can lung lay. Lớp sơn trên tường lỗ chỗ nhiều và nhợt nhạt. Bậc thềm được soi sáng một cách lờ mờ và trong không khí phảng phất mùi của gỗ ẩm và giấy mốc. Một bóng đèn trần cháy sáng ở cuối hành lang tầng một. Trong một tầng nào đó ở trên cao hoặc có lẽ trong một căn hộ lân cận, có một người đang thổi kèn Cla-ri-nét bài “người đàn ông đu bay”. Lan can cầu thang rung động dưới bàn tay của Karl. Cửa gỗ của những căn hộ được quét một lớp sơn gớm ghiếc màu cà phê sữa.Karl dừng lại trước cửa nhà ông. Ông gõ khe khẽ, đợi một phút, rồi vặn thử quả nắm cửa, cửa không khóa.
Edna đang chờ ông với vẻ bối rối trong phòng nghỉ. Đó là một người đàn bà cao lớn, có bộ mặt và thân hình khoẻ mạnh. Bà không đẹp, ngay cả vào thời kì hạnh phúc lúc Karl nhất thời giàu lên nhờ thành công trong hai vụ xuất sắc nhất của đời ông. Giờ đây Edna đã gầm bốn mươi tuổi. Khuôn mặt bèn bẹt của bà hồng hào và nhẵn nhụi, với đôi lông mày không tô điểm.
Karl khép cửa lại và bỏ mũ. Được gặp lại bà ông không khỏi xúc động.
Chào em, - ông vừa lên tiếng vừa khẽ gật đầu và Edna chào lại với một vẻ không tự nhiên.
Trông họ cứ như là hai con người xa lạ với nhau.
Bà chợt tiến một bước về phía ông, Anh mạnh khoẻ chứ, Karl?
Rất khoẻ.
Edna cuối xuống nhìn đôi tay đẫy đà của mình:
Người ta ... thả anh ra vào lúc nào? Em muốn nói anh đã vào thành phố từ bao giờ?
Từ sáng hôm nay. Mười một giờ rưỡi ...
Thế à? Trông vẻ mặt anh cũng khá tươi tỉnh.
Cám ơn em. Cũng tàm tạm ...
Một sự im lặng ngượng nghịu trùm xuống họ. Ông lại nhìn bà, khuôn mặt của edna bộc lộ một nỗi đau khổ khiến lòng ông se lại:
vừa ân hận vừa thương hại. Ông tự biết mình yêu thương bà, và ông ao ước được bày tỏ điều đó với bà theo lối của bọn trẻ con và những cặp vợ chồng son, nhưng ông cứ im lặng.
Thật tình bà có tin rằng ông yêu bà hay không? Bà không hề nói gì và thời gian xa cách thì đã quá dài; ông không còn đọc được ý nghĩ trên nét mặt bà nữa.
Ông giữ chiếc mũ trên ngực, với vẻ bối rối, như một luật gia xảo quyệt hoặc một thiếu niên mới đi chơi lần đầu; ông cứ xoay tròn chiếc mũ một cách bồn chồn giữa các ngón tay và búng nhẹ để phủi bụi.
Thật là khôi hài, - cuối cùng Edna nói, - khi ta gặp lại nhau mà không có hàng song sắt ở giữa.
Người ta đã hủy bỏ hàng trong các phòng nói chuyện. Việc đó bây giờ không còn nữa.
Nụ cười yếu ớt chợt tắt trên môi Edna.
Anh giận em không thể đến thăm anh lần vừa qua, chứ gì?
Không mà. Anh đã bảo với em là không.
Anh thừa biết là em muốn đến.
Phải mà, anh biết. Nhưng không nên đến thì tốt hơn.
Bà liếc mắt một cách do dự về phía phòng bếp.
Để em đi pha một tách cà phê cho anh nhé?
Ông lặng lẽ gật đầu., sunng sướng vì cuối cùng đã có thể chú tâm đến một việc. Ông mong muốn hòa nhập ngay vào đời sống của gia đình. Bây giờ cũng đã quá muộn màng ...
Tuyệt lắm, - ông nói. - một tách cà phê ngon. Đúng là thứ anh đang cần.
Ông ném chiếc nũ lên chiếc trường kỷ đã thủng nệm và đi theo bà vào nhà bếp. Ông cởi chiếc áo vét ra và xắn tay áo sơ mi lên trên đôi cánh tay thô nháp.
Khi trời lạnh thì không gì bằng cà phê, nó sưởi ấm đôi bàn tay và dạ dày thật tuyệt vời.
Bà rót cà phê, rồi với một cử chỉ thoải mái, đưa tay vỗ nhẹ lên bàn tay của chồng, như thể của một người mẹ an ủi con. Với cử chỉ đó bà muốn phá tan bầu không khí lạnh nhạt.
Thấy anh mặc chiếc áo len em gửi cho anh, em eh16t sức vui mừng. Em tin chắc rằng mùa đông năm nay rất lạnh. Một trong số linh cảm cổ hủ của em.
Anh rất vui sướng khi nhận được áo, - Karl nói.
Họ cứ ngồi như thế một hồi lâu, mỗi lần ánh mắt gặp nhau họ lại mỉm cười một cáh thiếu tự nhiên. Phía sau lưng Karl, cánh cửa sổ(vẫn luôn luôn đóng không sát) khua ầm mỗi khi có gió thổi mạnh. Họ cùng uốn thêm mỗi người một tách cà phê nữa, rồi Edna đặt lên bàn một khoanh bánh mì bằng bột lúa mạch đenvà một đĩa dưa chuột. Karl bắt đầu ăn một cách chậm rãi.
Một kỉ niệm tình cờ chợt trở về trong tâm trí ông:
kỷ niệm về cuộc gặp gỡ đầu tiên với Edna. Chuyện đó đã xảy ra ở Detroit, trong nhà Max Hurst, cách đây khá lâu. Karl, lúc bấy giờ vừa qua tuổi ba mươi đã mua đượcmột chiếc xe hơi hiệu Packard đời ới, kiểu năm 1936;ông đã đưa cô em gái và một người bạn gái của cô em đến nhà Max Hurst, ở highland park. Cô bạn gái không ai khác hơn là Edna. Nàng mặc chiếc áo dài màu xanh thẳm bằng nhung, có gắn các món trang sức, và cơn lạnh làm cho mặt nàng bừng đỏ. Max lái xe. Trên băng ghế phía sau, Edna đã để cho Karl hông và nàng còn cho phép ông vừa đặt một bàn tay lên đầu gối nàng, vừa luồn tay vào dưới chiếc áo khóac dày. Tuyết đang rơi và phong cảnh yên tĩnh của miền Indiana đã mang cái vẻ ma quái của một siêu thực, với những thân cây trụi lá khẳng khiu, những hàng rào trắng toát,những thùng thư và những nhà kho phủ đầy tuyết.
Em hãy xem Indiana thật là tuyệt diệu! - Karl xuýt xoa. – Có phải Indiana là quê hương của em?
Edna đã thì thầm một câu trả lời nghe không rõ.
Anh à? Anh là nhà đại lý, - Karl đã nói tiếp. – Tuần vừa qua thật là tốt đẹp và anh vừa tậu chiếc xe hơi này. Phải ăn mừng thôi.
... Buông một tiếng thở dài, Karl xóc một khoanh dưa chuột vào đầu chiếc nĩa, đút vào mấy chiếc răng nanh bên trái và nhai từ từ. Hàm răng giả của ông đang đau buốt lên khiến ông phải nhai một cách thận trọng. Làm sao ông có thể ôm ấp mãi, ông thầm nghĩ, một kỷ niệm bền vững như thế về cuộc du ngoạn trong đêm xuyên qua miền Indiana? Ông còn nhớ vài tháng sau khi Edna và ông làm lễ thành hôn, ông bị bắt vì tội ăn trộm một kho hàng ở ILLnois. Ông lại thở dài.
Anh đã không lo sợ em ... em không chung tình với anh, trong lúc anh ở trong đó hay sao? – Edna đột ngột hỏi.
Không, - Karl quả quyết. – Lúc này, anh không nghĩ đến điều đó nữa.
Bà không nói gì thêm.
Ông quan sát vợ với đôi mắt thụt sâu dưới bộ mày dày bạc trắng. Bà vẫn không thay đổi; vẫn luôn trầm mặc; như những người điếc, bà rất ít khi bộc lộ tình cảm. Những lúc xảy ra chuyện đó, bà thường hành động vụng về, khó chịu đối với người đối thoại. Nhưng đối với Karl, điều đó vẫn không khiến ông khó chịu. Cả hai người đều sung sướng bên nhau. Lẽ tất nhiên, họ đã phải trải qua nhiều lúc rủi ro, như mọi cặp vợ chồng vẫn thường gặp, nhưng bù lẫn cho nhau, điều đó không bao giờ quá nghiêm trọng. Ông luôn hình dung Edna như một người đàn bà trung hậu, hoàn toàn chất phác. Thực ra, có lẽ bà là một phụ nữ rất phức tạp, nhưng bà quá kín đáo đến nỗi ông vẫn thường tin tưởng rằng bà không có bất cứ vấn đề gì.
Em rất vui vì anh đã tin rằng em không lừa dối anh.
Ông lắc đầu.
Trước kia, đã có lúc anh tin tưởng như thế. Anh không sao quên được thời kỳ anh cứ gây chuyện ghen tuông với em. Bây giờ anh mới thấy hối tiếc. Nhưng tất cả những chuyện đó đều đã chấm dứt. Em thấy đấy, Edna, thực ra, trong suốt năm năm vừa rồi, nhưng chuyện đó không hề dằn vặt anh một chút nào. Đó là vì anh thực sự yêu em, chắc em thừa hiểu. Biết đâu đấy? Trong thời gian anh hục hặc với em, rất có thể anh đã không yêu em thật sự. Bây giờ thì vững chắc lắm rồi ...
Ông ngẫm nghĩ một lát, lông mày cau lại.
Anh cảm thấy mình như là một chú bé. Không, như là một chàng trai chỉ nghĩ đến chuyện cười đùa. Không! Như một đứa trẻ vô cùng xúc động ở bên trong và không sao hiểu nổi nhưng gì đã ...
Bà đã quay khuôn mặt bẹt có các đường nét đèu đặn về phía ông và quan sát ông bằng đôi mắt buồn buồn của một người gốc Slave.
Anh nói thế bởi vì em đã già nua và xấu xí? Lúc này thì thật dễ tin tưởng em.
Anh cấm em nói như thế! Em không tin anh hay sao?
Một lần nữa, bà vuốt nhẹ bàn tay của ông, rồi siết thật mạnh.
Có chứ, em tin anh, - bà mỉm cười nói. – À này, anh có nghĩ đến bé Karl ?
Anh vẫn không hề hỏi em tin tức?
Em cứ nghĩ là anh sắp hỏi. Nó đâu rồi?
Đi học.
Đúng thế, anh đã quên bẵng. Anh đã nhìn thấy bọn trẻ con ngoài kia lúc anh vào nhà, nhưng trông chúng có vẻ đang trốn học đi chơi thì đúng hơn. Con nó có điểm tốt chứ?
Bà mỉm cười và đột nhiên có vẻ trở lại ham thích cuộc sống.
Nó rất có giáo dục. Em cũng không biết nó thừa kế điều đó từ đâu ...
Karl liếc nhìn bà bằng một tia mắt bối rối.
Em không chủ tâm nói như thế, - bà chữa lời, - con nó quả thật là một đứa bé trung hậu, tốt nhất trong đám trẻ con! Nhưng, như em đã viết thư cho anh, nó vẫn còn chưa được lớn cho lắm.
Nó không uống các loại vitamin mà em đã nói à?
Nó vẫn uống hai thứ.
Nhưng nó vẫn không được khỏe.
Có lẽ cũng khỏe, nhưng điều đó vẫn chưa biểu hiện rõ lắm.
Lúc hai tuổi, trẻ con thường phát triển hết sức chậm đến nỗi các bậc cha mẹ cứ tưởng con mình bị trì độn; bé Karl yếu ớt kể từ lúc mới sinh, nó không cẩm nhận được sự hiểm nguy như các em bé cùng tuổi khác; vốn liếng từ ngữ của nó chỉ gồm mấy tiếng làu nhàu. Karl đã dẫn nó đến một chuyên gia và ông này đã phát hiện ra rằng bị bệnh yếu chuyển hóa. Mặc dù được cho uống thuốc, nó vẫn phát triển rất chậm. Về phương diện tinh thần, việc trị liệu đã tạo ra một phép lạ thực sự; nhưng về thể chất, đứa bé vẫn còn rất còi cọc. Mười hai tuổi mà trông nó cứ như sáu, bảy tuổi.
Karl yêu quý cậu con trai một cách dữ dội. Lắm lúc, ông hoảng sợ mỗi khi nghĩ đến tình thương đó. Ông cảm thấy gần như khó chịu vì tình thương mà gia đình đã gợi lên trong lòng ông.
Nhưng tất cả những nỗi buồn của họ một ngày kia sẽ tan biến, và họ sẽ bỏ lại tất cả quá khứ phía sau lưng; khu phố, ngôi nhà cũ kỹ loang lổ, những món tiền trợ cấp thất nghiệp, sữa bột mãi mãi bị lãng quên.
Đó là sự hứa hẹn mà ông đã vẽ nên trong nhà tù. Vảlại ông còn nhớ, với một nét mặt hơi nhăn vì ân hận, ông đã hứa với Edna như thế trước hôm xảy ra vụ cuối cùng.
Vụ đó thất bại một thê tảhm, ông đã nghi ngờ; thế mà ông vẫn bị lôi cuốn bởi miếng mồi quá ngon lành. Nhưng đó là một vụ quá lớn đối với một người đơn độc, còn Karl lại luôn luôn hành động một mình và kh bao giờ có thể tin tưởng bất cứ một kẻ nào. Nhưng bây giờ ông đã tìm ra một người chung sức.
Nếu trong lần vừa qua, ông đã cộng tác với Toschi, thì giờ đây ông đã ở Alaska, Canada, hoặc thậm chí ở Australia – một trong những đất nước mà tự do không phải chỉ là một từ suông; sau khi ổn định công việc làm ăn trong một dịch vụ thịnh vượng, ông sẽ chăm sóc để bé Karl lấy lại sức lực, và sẽ sống một cuộc đời phú quý mà những người khác phải thèm muốn.
Anh đã nghĩ đến chuyện kiếm việc làm rồi chứ? – Edna chợt hỏi.
Anh chỉ nghĩ có thế.
Không chừng anh có thể tìm lại một chân bồi bàn. Hồi anh làm việc trong quán rượu, cuộc sống thật là thoải mái.
Có lẽ. Anh đã nghĩ kỹ về điều đó.
Sau đó, lúc ba giờ, Karl đi một vòng trong khu phố cùng với cậu con trai của ông. Ông nhận thấy rằng mình gần như không tìm được chuyện gì để nói với đứa bé mười một tuổi có đôi mắt lồi và mái tóc vàng mảnh dẻ. Thậm chí cậu con trai của ông còn siết tay ông như với một người xa lạ! Ông phải nói gì bây giờ? Biết nói gì với một đứa bé vào tuổi đó?
Hai cha con đi qua dưới tán lá có khía răng cưa của một cây tiêu, băng ngang khoảng đất bỏ không mọc đầy cỏ hoang; ở chính giữa nổi lên một tháp nước.
Ngọn gió lay động các vỏ tiêu, Karl đốt một điếu thuốc và liếc trộm cậu con trai, ngay lúc ấy cũng đang quan sát ông. Người cha liền quay đầu.
Con vẫn thường chơi ở đây phải không? – Ông hỏi nó.
Thỉnh thoảng thôi. Một hôm, con đã bị trầy đầu gối, ở ngay tại đây. Bọn con chơi trò chiến tranh. .... Hoan hô, - Karl lơ đễnh nói.
Nhưng con đã bị trầy đầu gối cơ mà!
Con đã bôi gì trên đó?
Thuốc đỏ.
Con có đau lắm không?
Dạ, khá đau. Nhưng mẹ bảo rằng đó là lũ vi trùng tốt đang đánh nhau với lũ xấu.
Trong một cuộc đánh nhau, tất cả mọi người đều bị phạt, - Karl bảo. – Trước khi sinh ra con, ba đã làm việc ở bên kia đồi. Ở đó có một nhà kho lớn:
buổi sáng, mỗi khi trời lạnh, bọn ba nhóm lửa lên ngoài trời để sưởi ấm. Khói bốc lên trời, trong lúc mọi người đi làm việc.
Ba có biết lúc này ở đó có cái gì không? Một ngôi nhà lớn với một cái rãnh cho các kiện hàng trượt trên đó như một cái cầu trượt cho trẻ con chơi. Nhưng có một người gác và ông ta xua đuổi bọn trẻ con.
Chính đó là nơi ba đã làm việc. Ngôi nhà đó đã có trước khi con ra đời.
Hai cha con bước đi trong im lặng; Karl nghĩ đến những điều đứa bé vừa nói với ông, và tự hỏi phải chăng đó vẫn là người gác năm xưa. Họ băng ngang khoảng đất trống; dưới bầu trời âm u, chỉ một chút màu sắc cũng đủ nổi bật lên:
những vệt gỉ của tháp nước, màu vàng của những chiếc tắc - xi, màu đỏ của máy báo hỏa hoạn, ánh huỳnh quang màu xanh trên những biển hiệu của các cửa hàng thực phẩm. Họ đi qua một ngõ hẻm; bóng tối lờ mờ ở đó có màu xanh như thép và khắp nơi phảng phất mùi gỗ và giấy mục. Xa hơn nữa là mùi xào nấu và xăng dầu.
Ở trường có ổn không? – Karl hỏi lúc dừng lại ở ngã tư.
Đứa bé cũng dừng bước theo. Nó thọc hai tay vào túi quần, để cho giống như cha.
Mấy đứa khác luôn đánh đập con, - nó bảo.
Biết làm sao bây giờ? Karl tự hỏi.
Con có nói với mẹ không?
Không.
Thế là phải.
Tại sao?
Ba cũng không biết. Không bao giờ có lợi khi để cho một người đàn bà thấy mình luôn luôn bị theo dõi.
Ông bỗng hổ thẹn vì lời mình vừa nói.
Con biết đánh nhau chứ? – Ông hỏi tiếp.
Không, không khá lắm.
Tại sao?
Con không được khỏe cho lắm.
Rồi con sẽ khỏe.
Khi nào con lớn bằng ba?
Đúng thế.
Hai cha con lại tiếp tục bước.
Con gọi ba bằng gì khi con nhắc tới ba?
Ba.
Tốt lắm. Ba sẽ tập cho con chống lại những đứa cứ gây chuyện với con.
Bé Karl gật đầu với một vẻ hoài nghi.
Con không thích đánh nhau lắm đâu! – Nó thở dài.
Giống hệt như với thuốc đỏ thôi mà. Nếu người thấy đả kích con, con đáp lại và đánh nhau. Hôm con bị trầy da, lũ vi trùng tốt đã đánh nhau với lũ xấu.
Đời là thế đấy. Nếu một kẻ nào đả kích con, con phải đánh lại nó, bởi vì đó là một vi trùng xấu. Như thế đấy.
Không, con không thích đánh nhau đâu ...
Karl chợt nhận thấy đứa bé bắt đầu run lập cập. Hai cha con liền trở về nhà. Gió thổi mỗi lúc một mạnh hơn và ông quàng cánh tay quanh hai vai con; họ cùng bước nhanh. Gió mỗi lúc một dữ dội, nó chỉ yếu đi sau bữa ăn tối, lúc Edna dỗ đứa bé ngủ. Karl ngẩng đầu lên, bỗng nhiên nhận ra là cơn gió yếu hẳn đi. Ông đi đến cánh cửa sổ đóng không được chặt; ông nhìn ra ngoài khu vườn nhỏ choáng cái sân của ngôi nhà. Một sự im lặng hư ảo đang bao trùm ở đó.
Karl cầm tách cà phê va đi vào buồng ngủ của con ông.
Ba này, con có thể có một đứa em trai hay không?
Ba cũng không biết. Tại sao con hỏi thế?
Con có thể chơi đùa với nó.
À phải ... Được để rồi xem.
Ba nên biết con không quên chuyện vi trùng ba đã nói với con đâu.
Họ để ngọn đèn ngủ cháy sáng và Edna hôn đứa bé. Karl rất muốn làm theo, nhưng tự hỏi điều đó có hợp thời không. Năm năm về trước thì đó chính là một tục lệ dự kiến và mong đợi – nhưng còn lúc này? Ông không chắc chắn gì hết.
Edna khép cánh cửa lại; ông đưa cho bà tách cà phê và trở vào phòng đứa bé.
Anh muốn chào con, - ông bảo.
Ông hôn đứa bé, hai cha con ghì chặt nhau một lúc. Rồi Karl lên tiếng chào nó và nhẹ nhàng khép cửa lại. Ông cảm thấy lòng ấm hẳn lên. Ông trở vào bếp.
Buổi chiều hôm nay, hai cha con đã đi dạo thú vị lắm phải không? – Edna hỏi.
Rất thú vị, - Karl quả quyết. – Hai cha con đã chuyện trò đủ thứ.
Nó vô cùng khâm phục anh. Anh biết chứ?
Không.
Nó tưởng anh đang làm việc trong nghành dầu mỏ.
Thế mà nó lại không hề nói với anh về điều đó.
Bà có vẻ buốn rầu rở lại.
Em đã nghĩ là nó sẽ không nói điều đó với anh, - bà bảo.
Ed, chuyện này làm anh nhớ lại, trước khi mình quen biết nhau, anh đã làm việc một thời gian ở một trạm xăng. Đó là năm 1933 - thời gian ấy rất khó kiếm việc làm.
Bà quay lưng về phía ông. Ông ôm ghì lấy bà, bàn tay lướt dọc theo thân hình bà. Mấy ngón tay vuốt nhẹ bụng bà. Ông hồi tưởng thời gian bé Karl còn nằm trong đó. Bà hôn lên má ông.
Giữa đêm khuya ông dường như nghe tiếng xe điện. Ông nhẹ nhàng trỗi dậy để không đánh thức Edna, đi qua bếp và từ đó ra mái hiên.
Chắc ông đã nằm mơ, bởi vì ông không còn nghe tiếng động nhỏ nào của xe điện. Ông nặng nề buôn mình xuống chiếc ghế bành cũ kỹ bằng mây và thử phân tích rõ những bí ẩn của đêm tối đang bao trùm khoảng sân. Các dây phơi áo quần và những khóm cây khẳng khiu tắm ánh trăng.
Ông chợt nghĩ tới Frank Toschi. Cần phải có một người như Toschi mới thành công trong vụ kì diệu mà ông đang mơ tưởng. Ông hoàn toàn tin tưởng anh do một lý lẽ không giải thích được. Ông tìm lại ở Toschi đầu óc đầy mưu mẹo, tính sắt đá và lòng kiêu hãnh của bản thân ông.
Trong năm 1936, Karl Heisler đã có nhiều thắng lợi. Ông lên gần tột đỉnh – sáu vụ lớn thành công, không kể những vụ vụn vặt. Ông chưa bao giờ bị kết án, lợi thế quan trọng nhất. Nhưng đầu năm 1937, ông ngã lần đầu tiên. Sau đó, ông càng ngày càng thận trọng hơn trong các phương pháp. Ông hành động mỗi lúc một đơn độc hơn. ông không có bạn bè thân thiết, chính Max Hurstcũng đã ngừng thư từ với ông. Vào những thời gian xa xưa đó, ông đi đây đi đó khá nhiều, đầu tiên là Illinois, rồi Indiana và Michigan. Và cuối cùng là California.
Hai năm kế tiếp sau khi chiến tranh chấm dứt đối với ông là những năm tốt đẹp, tuyệt diệu nhất đời đời ông. Chính vào thời kì đó xảy ra vụ Weintzer. Chắc là ông đã quen với việc bị tóm, nhưng thời gian nằm tù mới đối với ông lại ít đau buồn hơn lần trước. Ông đã trở nên một thứ nhân vật nổi tiếng. Một tạp chí chuyên về chuyện hình sự xác thực đã đăng mộtbài viết về ông, trong đó người ta mô tả ông như đại diện cuối cùng của một hạng người đang bị tiêu diệt. Một người thợ cả, một tay chuyên nghệp thực sự. Edna đã không thích bài báo đó và, thật tình mà nói, Karl cũng vậy. Tuy nhiên nó vẫn gợi lên trong lòng ông một niềm kiêu hãnh nào đó. Mọi người đều ước mong xuất sắc trong ngành nghề mình đã chọn; ông đã tự hào về thành công của mình, và đó là điều hòan toàn tự nhiên.
Một đôi khi Karl vẫn còn nghĩ tới vụ Weintzer. Đó là một vụ hòan hảo nhất ; ông vẫn hy vọng gặp lại một cơ hội như thế, một cú kếch xù với thu hoạch nhiều như thế. Nhưng, lần này, ông phải thận trọng gấp bội.Ông đang già đi.
Ông sẽ dành cho vụ sắp tới mọi khả năng của sự từng trải.
Từ trước tới nay, Karl vẫn làm việc cho lợi ích của mình. Ông hành nghề ngoài vòng pháp luật, mọi sự thất bại đều bị trừng phạt, không phải bằng sự phá sản, mà bằng nhà tù. Nhìn bề ngoài, Toschi là một thành viên mới lý tưởng. Một chàng trai trẻ bướng bỉnh, một đầu óc minh mẫn và gan dạ mà thế hệ mới tự bịa đặt ra bằng cách vừa gặm sợi dây vừa mân mê lưỡi dao, không, không phải loại đó; gan dạ theo kiểu cũ, như thời đại của Karl và của cha Karl.
Đứa con trai của ông không đạt được tầm vóc ấy. Nó suy yếu và bệnh hoạn.
Tuy nhiên, đó quả thực là một đứa bé thông minh! ngay từ khi nó bắt đầu đi học, thầy giáo nó đã nói với Edna rằng đó là cậu học trò có năng khiếu nhất lớp.
Tóm lại, nó không đủ mạnh để chiến đấu với lũ vi trùng xấu của cuộc đời này, nó sẽ có thể chiến thắng chúng bằng cách sử dụng trí thông minh. Vả lại, đó là phương pháp có lợi hơn hết. Giờ của các bộ óc đã điểm. Gan dạ thôi không còn đủ nữa. Với chất xám của mình, một kẻ vào thời buổi này có thể hốt bạc thỏa thuê ; nếu anh ta chỉ có gan dạ, anh chỉ kiếm được tám chục đô la khốn khổ mỗi tuần, hoặc thu lấy vài năm tù. Theo một chiều hướng nào đó, như thế vẫn tốt hơn:
bé Karl sẽ trở nên một nhà tư tưởng, một bộ óc mẫn tiệp, dẫu điều đó phải trả giá bằng sức mạnh thể chất của nó. Thực ra, có nhiều lối gan dạ. Không ai cần lối gan dạ để vào tù. Bất cứ ai cũng có thể vào đấy. Hằng ngày, thiên hạ vẫn đứng xếp hàng ở cổng nhà lao. Nhiều sinh viên xuất sắc chặt các cô bé thành từng khúc, nhiều kẻ loạn thần kinh hiền lành cứ tối đến lại đành đập đàn bà, bộc lộ tâm hồn sát nhân. Gan dạ à? Khỏi cần. Có gan dạ tức là đương đầu với một cuộc sống chỉ thưởng cho ta chiến trận. Phải quyết tâm làm một việc khó, dựng lều phía bên kia những thành lũy. Và đó chính là điều gian khổ nhất.
Lề lối cũ đôi khi cũng đủ. Đôi khi, cần có đầu óc. Cuộc đời là thế đấy. Dù có muốn hay không, kẻ đang lên tới đỉnh thang và chế giễu những người còn ở phía sau thành lũy, chính là kẻ có tiền, và phải đủ can đảm cần thiết để kiếm được tiền.
Tự kiếm được tiền? Đó là một công việc như bao công việc khác. tóm lại, Karl Heisler giống như người chủ sở hữu của một nghiệp vụ nhỏ muốn giảm bớt các điều bất trắc và gia tăng lợi nhuận bằng cáh lấy thêm mọt người hùn vốn tin cậy.
Ông chợt nghe tiếng động nhẹ, ông ngẩng đầu lên và nhìn thấy Edna đang đứng phía sau chiếc ghế bành của ông; bà mặc một chiếc áo choàng mỏng bằng vải ca-li-cô mà bà đang siết quanh người bằng một bàn tay. Một lấn nữa, ông chợt nhớ cái đêm ông đã vượt qua biên giới ở Indiana trên chiếc Parkard của ông do MaxHurst lái, và Edna, ngồi bên cạnh ở băng ghế sau, mặc chiếc áo dài bằng nhung có kết đồ trang sức.
Anh không sao ngủ được, - Karl nói.
Em đã nghe anh trỗi dậy, em vẫn còn chưa ngủ.
Bà vuốt nhẹ đỉnh đầu ông với mút các ngón tay luồn vào mái tóc bạc.
Đã lâu lắm rồi anh không đến ngồi nơi này. Anh thấy đó, em đã không liệng bỏ chiếc ghế bành bằng mây cũ kỹ này. Ngày xưa, anh vẫn luôn ngồi trên đó.
Em đã giữ nó lại, bởi vì em hy vọng anh trở về ngồi lên nó, như trước kia. Thời gian đó thật đẹp.
Karl không trả lời. Ông thưởng thức phút giây thanh thản trong lòng.
Anh suy nghĩ tới vấn đề việc làm chứ? – Bà hỏi tiếp.
Phải, - ông khẽ bảo, - nhưng anh đã quá già, Ed à. Sẽ không một quán rượu nào nhận anh vào làm bồi bàn. Chưa nói đến quá khứ của anh ... Kẻ duy nhất anh biết trong ngành bán nước giải khát đã chết và người ta đã xây trạm xăng trên mồ anh ta.
Nhưng anh vốn là một bồi bàn tốt.
Anh không thiết việc đó nữa, Ed à.
Có lẽ ông New có thể giúp đỡ anh tìm một công việc nào đó. Anh còn nhớ ông ấy chứ?
Karl vẫn còn nhớ. Nhiều năm trước đây, ông New này đã là người bảo vệ cho ông ở tòa án; nhưng giờ đây chắc hẳn ông cũng đã hơn bảy chục tuổi – nếu ông ta chưa về chầu trời.
Trong tù mọi việc đã thay đổi nhiều so với lần trước phải không anh? – Edna hỏi.
Không nhiều lắm. Một vài gã cai ngục mới. Khá nhiều bộ mặt mới. Ăn uốn bây giờ khá hơn. Thật ra món gì trong ấy mà lại không nuốt được. Anh không hề khổ sở về mặt này.
Bà nhìn ông bằng một ánh mắt sáng suốt một cách khác lạ và hạ thấp giọng:
Chính vì vậy mà anh cứ hăm hở để trở vào đó? Anh nhớ thức ăn tù lắm phải không?
Ông nhìn bà rồi cúi đầu xuống. Thế là bà đã hiểu ...
Lần này, anh có một vụ tuyệt diệu. Còn hơn cả vụ Weintzer. Đây là cú lớn nhất ...
Anh vừa nói “lần này” à? – Bà ngắt lời.
Anh biết thật là lố bịch khi lặp lại với em như những lần trước, nhưng lần này thì khác hẳn. Anh có thể đưa cả gia đình đi Alaska hoặc Australia, con và em. Mọi việc sẽ êm ru rồi em sẽ thấy.
Bà thở dài và lắc đầu, hết sức thất vọng. Mấy ngón tay của bà bỗng trở nên nặng trịch trên mái đầu bạc của chồng.
Tại sao họ lại để cho anh ra? Thế là họ không biết rằng anh sẽ tái diễn? Thế là thậm chí họ không thẳng thắn thú nhận rằng anh không thể làm gì khác? Karl, anh đúng là một tên trộm!Đáng lẽ họ phải biết điều đó từ lâu. Họ đã đón tiếp anh khá nhiều lần rồi mà.
Đó chỉ là chyện rủi ro Ed à! Anh đã thử sức trong những vụ mà không ai có thể thành công một mình.
Em ước mong lần này họ sẽ không nhốt anh vào tù. Em ước mong họ sẽ chôn anh luôn.
Một lần nữa,bà lắc đầu, và bà nói bản thân hơn là nói với chồng:
Có lẽ họ chôn anh mà lại hay hơn cho tất cả mọi người.
Bà nhấp nháy mắt, khóc vì buồn và mủi lòng với chính mình.
Em đừng nên nói bậy bạ, - Karl nói bằng một giọng trấn an. – Kìa, chẳng lẽ em lại mong muốn anh ngoẻo hay sao?
Bà ôm ghì lấy ông và siết chặt vào lòng. Chiếc áo choàng của bà hé mở và cái bụng ấm của bà áp sát tai Karl.
Nếu họ lại bắt được anh, anh sẽ không bao giờ lại trở ra đâu. Họ sẽ bỏ con sói lớn của em vào một cái chuồng và liệng chìa khóa xuống biển. Có phải đó là điều anh mong muốn?
Ông vỗ nhẹ lên cánh tay vợ.
Họ sẽ không tóm được anh đâu em khỏi phải lo sợ.
Anh đã nói như thế không biết bao nhiêu lần rồi!
Họ sẽ không tóm được anh đâu.
Anh định sử dụng vũ khí?
Không.
Nhưng nếu họ dồn anh vào đường cùng thì sao?
Ông im lặng một lúc lâu. Đôi mắt ông mờ đi và cổ họng đau nhói.
Không; nếu họ quyết chặn bắt anh, anh sẽ không để cho họ tới gần. Anh tin chắc có thể tự thu xếp để họ phải bắn ngã anh ...
Cám ơn.
Về chuyện gì?
Em không muốn anh trở vào tù, thà biết anh chết em dễ chịu hơn.
Thế thì em có nghĩ đến chuyện đó nữa. Lần này, sẽ không giống như lần trước đâu, anh đã móc được một gã đáng tin cậy. Lần đầu tiên trong đời, anh sẽ không hành động một mình.
Anh tin rằng như thế sẽ thay đổi được tình thế à?
Bà có vẻ lạnh nhạt, xa lạ.
Karl khoát một cử chỉ quả quyết. Niềm phấn khởi do những dự định của ông mang đến khiến ông không nhận ra vẻ dửng dung của Edna.
Anh đã may mắn gặp được người mình đang cần, Ed à. Anh đã xác định vị trí, kế hoạch của anh đã được nghiên cứu rất kỹ, và thế rồi anh tìm được người mình có tin cậy. Trong loại công việc của anh, thế là thya đổi tất cả, em thừa biết mà. Em có tin anh. Mọi việc sẽ tiến hành trôi chảy. Phải rủi ro lắm, chỉ có Chúa hại thì mới ...
Bà úp một bàn tay lên miệng ông.
Anh đừng nên nói như thế.
Anh xin lỗi em. Nhưng lần này mọi việc sẽ tốt đẹp.
Bà hôn ông thêm lần nữa lên má và trở vào trong nhà. Ông ngồi im, mắt nhìn theo đôi bàn chân trần của Edna, trong lúc bà đi qua gian bếp tối. Ông chợt nghĩ tới chiếc giường thật ấm đang chờ ông cách đây hai phòng, nhưng ông vẫn bất động. Tâm trí sôi nổi của ông đang mơ về Toschi và một phần tư triệu đô la.

<< Lời giới thiệu | Chương 2 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 197

Return to top