Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Chống Duhring

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20730 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chống Duhring
Frederick Engels

X. Về quyền "lịch sử phê phán"

Để kết thúc, chúng ta hãy nhìn qua quyển "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị", "cái công trình ấy" của ông Đuy-rinh, một công trình mà theo ông ta nói thì "xưa nay chưa từng có". Có lẽ ở đây, cuối cùng chúng ta sẽ tìm được tính khoa học tột đỉnh và hết sức chặt chẽ mà người ta đã hứa hẹn với chúng ta rất nhiều rồi.
ông Đuy-rinh làm rùm beng rất nhiều về điều phát hiện của ông ta nói rằng:
"Học thuyết kinh tế" là một "hiện tượng hết sức hiện đại" (Tr.12)
Thật vậy, trong bộ "Tư bản", Mác nói : "Với tư cách là một khoa học riêng biệt... khoa kinh tế chính trị chỉ xuất hiện vào thời kỳ công trường thủ công"[73] và trong quyền "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", trang 29, có nói rằng "khoa kinh tế chính trị cổ điển... bắt đầu ở Anh với Perty, ở Pháp với Boisguillebert và đã kết thúc ở Anh với Ricardo, ở pháp với Sismondi"[74]. ông Đuy-rinh đi theo con đường mà người ta đã vạch ra cho ông ta, có điều là theo ông ta thì khoa kinh tế cao hơn chỉ bắt dầu với những cặn bã thảm hại mà khoa học tư sản đã đẻ ra sau khi thời kỳ cổ điển của khoa học này chấm dứt. Trái lại, ông ta hoàn toàn có lý khi ông ta kết thúc lời nói đầu của ông ta một cách đắc thắng rằng:
"Nhưng nếu công trình đó, một công trình hoàn toàn có một không hai với những đặc tính bên ngoài dễ nhận thấy của nó và với một nửa nội dung mới mẻ của nó, thì xét theo những quan điểm phê phán ở bên trong của nó và lập trường chung của nó, lại càng thuộc về riêng tôi hơn nữa " (tr.9).
Thật vậy, về cả hai mặt, mặt bên trong và mặt bên ngoài, trên thực tế ông ta sẽ có thể quảng cáo cho "công trình" của ông ta (thuật ngữ công nghiệp này chọn cũng không tồi lắm) là : người duy nhất và sở hữu của nó.
Vì khoa kinh tế chính trị, như nó đã xuất hiện trong lịch sử, trên thực tế chẳng qua chỉ là nhận thức khoa học về kinh tế của thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cho nên những nguyên lý và định lý thuộc về vấn đề này chỉ có thể có được ở các tác giả của xã hội Hy lạp thời cổ chẳng hạn, trong chừng mực mà một số hiện tượng như : sản xuất hàng hoá, thương nghiệp, tiền, tư bản cho vay lấy lãi, v.v... đều có trong cả hai xã hội. Chừng nào những người Hy lạp thực hiện những cuộc tập kích có tính chất ngẫu nhiên vào lĩnh vực đó, thì họ cũng tỏ ra có thiên tài, và độc đáo như trong tất cả mọi lĩnh vực khác. Bởi vậy về mặt lịch sử, những quan điểm của họ cấu thành những khởi điểm lý luận của khoa học hiện đại. Bây giờ chúng ta hãy nghe ông Đuy-rinh, một người bao quát lịch sử toàn thế giới, trình bày:
"Như vậy là, về mặt lý luận khoa học kinh tế trong thời cổ đại thì nói cho đúng ra (!) chúng ta chẳng thấy có điều gì là tích cực để báo cáo cả, và trong thời trung cổ hoàn toàn xa lạ với khoa học thì lại còn cung cấp ít cơ hội hơn để nói thêm (nói thêm là chẳng có gì để báo cáo cả !). Nhưng, vì cái thói hư danh muốn trưng cái về uyên bác bề ngoài.. đã xuyên tạc tính chất thuần tuý của khoa học hiện đại, nên ít ra cũng cần phải nêu lên vài thí dụ để lưu ý."
Và sau đó ông Đuy-rinh đưa ra những thí dụ về một sự phê phán mà ngay cả "cái vẻ uyên bác bề ngoài" cũng không có.
Luận điểm của Aristoreles cho rằng:
"Mỗi của cải đều có hai công dụng: một công dụng thuộc đồ vật với tự cách là đồ vật và một công dụng không thuộc đồ vật, ví dụ như đôi dép có thể dùng để đi, lại có thể dùng để trao đổi; cả hai đều là những cách sử dụng đôi dép, bởi vì ngay cả kẻ đem đổi dép lấy cái mà mình thiếu, như tiền hay thức ăn, thì cũng dùng đôi dép với tư cách là đôi dép: nhưng đó không phải là cách sử dụng tự nhiên của đôi dép, vì nó tồn tại không phải là để trao đổi" [75]
Luận điểm đó, theo ông Đuy-rinh "không những được nêu ra một cách quả thật tầm thường và theo kiểu học trò". Hơn thế nữa, những kẻ nào thấy trong luận điểm đó "một sự phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi" thì kẻ dó lại còn rời vào cái "tình hình lố bịch" là quên rằng "trong thời gian gần đây nhất " và "trong khuôn khổ của học thuyết tiên tiến nhất", - cố nhiên đó là học thuyết của chính ông Đuy-rinh, - thì giá trị sử dụng và giá trị trao đổi đã trở thành lỗi thời.
"Trong những tác phẩm của Plato viết về Nhà nước, người ta... cũng muốn tìm ra một chương cận đại về sự phân công lao động trong nền kinh tế quốc dân."
Trang đầu tiên bản thảo của Các Mác "nhận xét cuốn "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị của Đuy-rinh" "Tư bản", chương XII, 5 trang 369, bản in lần thứ ba, trong đó - thật ra là ngược lại - quan niệm của thời cổ đại cổ điển về sự phân công lao động được trình bày như là "sự đối lập trực tiếp" với quan niệm cận đại[76]. Sự trình bày của Plato, thiên tài đối với thời ông, về sự phân công lao động với tư cách là cơ sở tự nhiên của thành thị (đối với người Hy lạp, thành thị với quốc gia là một) chỉ đáng để ông Đuy-rinh trề môi khinh bỉ, chứ không có gì hơn nữa - và như thế là vì sự trình bày đó không nhắc đến - nhưng thưa ông Đuy-rinh, đã có một người Hy lạp tên là Xenophon nhắc đến rồi ! - cái
"giới hạn mà quy mô của thị trường hồi ấy đặt ra đối với sự phân chia hơn nữa các loại nghề nghiệp và đối với sự phân chia về mặt kỹ thuật của các công viêc chuyên môn, - chỉ có cái khái niệm về giới hạn ấy mới là sự nhận thức nhờ đó mà tư tưởng - nếu không nhận thức như thế thì không thể gọi đó là tư tưởng khoa học được - trở thành một sự thật kinh tế quan trọng."
"Giáo sư" Roscher, người bị ông Đuy-rinh rất khinh miệt, quả thật đã từng vạch ra cái "giới hạn" đó, nhờ đó mà tư tưởng phân công lao động lần đầu tiên trở thành một tư tưởng "khoa học", và chính vì thế mà ông ta gọi một cách rõ ràng Adam Smith là người đã phát hiện ra quy luật phân công lao động. Trong một xã hội mà sản xuất hàng hoá là phương thức sản xuất thống trị, thì "thị trường" - để nói theo cách của ông Đuy-rinh, dù chỉ là một lần thôi, là một "giới hạn" rất quen thuộc đối với "giới kinh doanh". Nhưng phải có cái gì hơn cả "cái kiến thức và tư bản năng thủ cựu" thì mới thấy được rằng không phải thị trường tạo ra sự phân công lao động tư bản chủ nghĩa, mà ngược lại, chính sự phân giải của những mối liên hệ xã hội trước kia và sự phân công lao động do sự phân giải đó đẻ ra, đã tạo nên thị trường. (Xem "Tư bản", I, chương XXIV, 5: Sựt ạo ra thị trường trong nước cho tư bản công nghiệp).[77]
"Vai trò của tiền trong tất cả mọi thời kỳ, là kích thích tố chủ yếu và đầu tiên đối với những tư tưởng kinh tế (!) - Nhưng một Aristoteles đã biết gì về vai trò đó" Rõ ràng là chẳng biết gì hơn ngoài cái nằm trong quan niệm nói rằng sự trao đổi thông qua tiền đã tiếp theo sau sự trao đổi tự nhiên lúc ban đầu."
Nhưng nếu "một" Aristoteles tự cho phép mình phát hiện ra hai hình thức lưu thông khác nhau của tiền, một hình thức trong đó tiền chỉ hoạt động với tư cách là phương tiện lưu thông, và một hình thức khác trong đó nó hoạt động với tư cách là tư bản tiền tệ,
thì theo ông Đuy-rinh, như thế là Aristoteles chỉ biểu hiện "một sự ác cảm có tính chất đạo đức mà thôi".
Còn nếu như "một" Aristoteles thậm chí còn dám muốn phân tích "vai trò" của tiền với tư cách là thước đo giá trị và trên thực tế đã đặt một cách đúng đắn vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đó đối với lý luận về tiền[78], thì "một" Đuy-rinh lại thích lặng im không nói một lời nào về hành động táo bạo không thể dung thứ đó - lẽ dĩ nhiên là vì những lý do bí mật rất xác đáng.
Kết quả cuối cùng là : trong tấm gương phản ánh của ông Đuy-rinh "để lưu ý " thời cổ Hy lạp quả thật chỉ có "những tư tưởng hoàn toàn tầm thường" (tr.25), nếu quả một "sự ngây ngô" như thế (tr.19) nói chung còn có một cái gì giống với những tư tưởng, tầm thường hay không tầm thường.
Chương ông Đuy-rinh viết về chủ nghĩa trọng thương, thì có lẽ tốt hơn là người ta nên đọc ngay "nguyên bản", nghĩa là đọc trong cuốn "Hệ thống quốc gia" của F.List, chương 29: "Hệ thống công nghiệp, bị trường phái đó gọi sai là hệ thống trọng thương". Cả ở đây nữa, ông Đuy-rinh cũng biết tránh một cách chu đáo như thế nào mọi "vẻ bề ngoài uyên bác", đoạn sau đây sẽ chỉ cho ta thấy rõ điều đó:
Trong chương 28, "Những nhà kinh tế học Ý ", List nói:
"Nước Ý đã đi trước tất cả các dân tộc cận đại, trong thực tiễn cũng như trong lý luận kinh tế chính trị"
và tiếp đó ông ta còn nhắc đến, với tư cách là :
"Tác phẩm đầu tiên ở Ý, đặc biệt viết về kinh tế chính trị, tác phẩm của Antonio Serra ở Neapel nói về những biện pháp tạo cho vương quốc được nhiều vàng và bạc (1613)".
ông Đuy-rinh tin ngay vào điều đó và vì vậy có thể coi cuốn "Breve trattato" của Serra
"Như là một dòng chữ ghi trên cổng vào tiền sử hiện đại của khoa kinh tế chính trị".
Thật vậy, việc ông ta nghiên cứu cuốn "Breve trattato" chỉ đóng khung trong "câu nói văn chương" ấy thôi. Bất hạnh thay, trên thực tế, sự việc đã xảy ra khác hẳn: năm 1609, nghĩa là 4 năm trước cuốn "Breve trattato", cuốn "A Discourse of Trade", v.v.., Thomas Mun đã ra đời. Ngay khi xuất bản lần thứ nhất cuốn sách đó đã có một ý nghĩa đặc biệt là nhằm chống lại hệ thống tiền tệ lúc ban đầu, hồi bấy giờ còn được bảo vệ với tư cách là một thực tiễn của Nhà nước ở Anh, do đó, nó là sự tự tách ra một cách tự giác của chủ nghĩa trọng thương khỏi cái hệ thống mẹ của nó. Nay dưới hình thức đầu tiên của nó, tác phẩm đó đã được tái bản nhiều lần và đã có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ lập pháp. Dưới hình thức lần xuất bản năm 1664, đã được tác giả soạn lại hoàn toàn và chỉ ra đời sau khi tác giả chết: "England s Treasure", v.v.., tác phẩm đó vẫn là cuốn kinh thánh của chủ nghĩa trọng thương trong một trăm năm nữa. Do đó, nếu chủ nghĩa trọng thương có một tác phẩm đánh dấu thời đại, được coi "như là một dòng chữ ghi trên cổng vào", thì đó chính là tác phẩm ấy, và đó là lẽ tại sao nó không hề tồn tại đối với cái "lịch sử tuân thủ rất cẩn thận những quan hệ tôn ti trật tự" của ông Đuy-ring.
Về Petty, người sáng lập ra khoa kinh tế chính trị cận đại, thì ông Đuy-rinh báo cho chúng ta biết rằng Petty đã có
"một cách suy nghĩ khá nông nổi", tiếp nữa lại "không có sự nhận thức về những sự khác biệt bên trong và tinh vi hơn của các khái niệm"... "Một sự nhanh nhẩu, biết rất nhiều điều, nhưng rất dễ dàng nhảy từ cái này sang cái kia mà chẳng bắt rễ vào một tư tưởng sâu xa nào cả"... ông ta "suy luận về kinh tế quốc dân còn rất thô thiển" và "đi đến những điều ngây ngô mà sự tương phản... đôi khi có thể làm trò vui cho một nhà tư tưởng nghiêm túc hơn".
Thật là một sự độ lượng khó lòng đánh giá được hết khi ông Đuy-rinh, một nhà tư tưởng sâu sắc hơn, nói chung rủ lòng lưu ý đến "một Petty"! Nhưng ông ta đã chú ý đến Petty như thế nào?
Những luận điểm về Petty
"Lao động và thậm chí về thời gian lao động, coi đó là thước đo giá trị, thì ở ông ta... người ta chỉ thấy những dấu vết không rõ ràng", - những luận điểm ấy chỉ được ông Đuy-rinh nhắc đến trong câu này thôi, còn ngoài ra thì không ở đâu thấy ông ta nhắc đến cả. Những dấu vết không rõ ràng ! Trong quyển "Treatise of Taxes and Contributions" (xuất bản lần thứ nhất, năm 1662) Petty đã phân tích đại lượng giá trị của hàng hoá một cách hoàn toàn rõ ràng và chính xác. Khi thoạt tiên ông lấy ví dụ về giá trị ngang nhau của kim loại quý và của lúa mì đòi hỏi một lượng lao động như nhau, để giải thích đại lượng giá trị, thì ông đã nói lên tiếng nói "lý luận" đầu tiên và cuối cùng về giá trị của kim loại quý. Nhưng ông cũng nói một cách hết sức rõ ràng và khái quát rằng giá trị của hàng hoá được đo lường bằng một lao động ngang nhau (équal labour). ông đã áp dụng điều phát hiện của ông để giải quyết những vấn đề khác nhau, đôi khi rất rối rắm, và ở một số chỗ - trong nhiều trường hợp khác nhau và trong nhiều tác phẩm khác nhau - ngay cả ở chỗ ông không nhắc lại luận điểm chủ yếu, ông cũng rút từ luận điểm đó ra những kết luận quan trọng. Nhưng ông đã nói ngay trong tác phẩm đầu tiên của ông:
"Tôi khẳng định rằng điều đó "(việc đánh giá bằng lao động ngang nhau)" là cơ sở để san bằng và đo lường các giá trị; tuy nhiên, trong tất cả những kiến trúc bên trên và trong việc áp dụng điều đó vào thực tiễn thì tôi thú nhận rằng có một sự đa dạng và rối rắm rất lớn."
Như vậy là Petty đã ý thức được tầm quan trọng của điều phát hiện của ông, cũng như sự khó khăn khi ứng dụng nó một cách chi tiết. Cho nên, ông cũng cố tìm môt con đường khác để thực hiện một số mục đích chi tiết.
Cụ thể là phải tìm ra một quan hệ bình đẳng tự nhiên (a natural Par) giữa ruộng đất và lao động, sao cho người ta có thể biểu hiện bất kỳ một giá trị nào "bằng một trong hai cái đó, hay tốt hơn là bằng cả hai cái đó".
Ngay sự sai lầm đó cũng là sai lầm thiên tài.
Về học thuyết giá trị của Petty, ông Đuy-rinh đã có một nhận xét sâu sắc như sau :
"Nếu ông ta tự suy nghĩ một cách sâu sắc hơn, thì tuyệt nhiên không thể nào chúng ta lại còn thấy ở nhiều đoạn khác những dấu vết của một quan niệm ngược lại mà ở trên chúng ta đã nhắc đến";
Nghĩa là, những dấu vết mà "ở trên" không hề nhắc đến, trừ lời tuyên bố nói rằng những "dấu vết" ấy - "không rõ ràng". Một thói rất đặc biệt của ông Đuy-rinh là "ở trên" dùng một câu nói rỗng tuếch để ám chỉ đến một điều gì đó, đằng "sau đó" làm cho người đọc tưởng là "ở trên" mình đã được biết rõ điều căn bản rồi, điều mà thực ra tác giả nói trên thường lẩn tránh - ở trên cũng như sau đó.
ở Adam Smith, chúng ta không chỉ thấy có những "dấu vết" "của những quan điểm ngược lại" về khái niệm giá trị, và không chỉ thấy hai quan điểm, mà thậm chí còn thấy ba, và nếu nói một cách hoàn toàn chính xác thì thậm chí là bốn quan điểm ngược hẳn nhau về giá trị, chúng nằm cạnh nhau và xen kẽ với nhau một cách êm thấm. Nhưng cái vốn là tự nhiên đối với người sáng lập ra khoa kinh tế chính trị, người này nhất định phải mò mẫm, thí nghiệm, phải vật lộn với một đống tư tưởng lộn xộn chỉ mới thành hình thôi, - thì có thể lại là một điều kỳ lạ đối với một tác giả tổng kết kết quả những công trình nghiên cứu của hơn một thế kỷ rưỡi, sau khi một phần những kết quả đó đã chuyển một phần từ sách vở vào ý thức chung. Và để đi từ việc lớn đến việc nhỏ: như chúng ta đã biết, chính ông Đuy-rinh cũng đưa ra cho chúng ta chọn đến năm loại giá trị khác nhau và cùng với chúng là cũng từng ấy quan niệm ngược nhau. Cố nhiên, "nếu ông ta tự suy nghĩ một cách sâu sắc hơn", thì ông chắc đã không mất công đến như thế để đẩy độc giả của mình đi từ quan niệm hoàn toàn rõ ràng cuả Petty về giá trị, đến một sự mơ hồ đến cực độ.
Cuốn "Quantulumcunque Concerning Money" của Petty, xuất bản năm 1682, tức là 10 năm sau cuốn "Anatomy of Ireland" (cuốn này xuất bản "lần đầu tiên" vào năm 1672 chứ không phải vào năm 1691, như ông Đuy-rinh đã chép lại theo "những sách giáo khoa có tính chất cóp nhặt được lưu hành rộng rãi nhất"), là một tác phẩm hết sức hoàn chỉnh, như thể là được đúc từ một khối. Những dấu vết cuối cùng của quan điểm trọng thương chủ nghĩa mà người ta gặp thấy trong các tác phẩm của ông, thì ở đây đã hoàn toàn biến mất. Về nội dung và về hình thức, đó là một kiệt tác nhỏ, và chính vì vậy mà ông Đuy-rinh không một lần nào nhắc đến ngay cả tên nó. Đó là điều hoàn toàn đương nhiên, vì đứng trước một nhà nghiên cứu kinh tế hết sức thiên tài và hết sức độc đáo, thì sự kém cỏi khoa trương kiểu thầy giáo chỉ có thể làu bàu nói lên sự bất bình của nó mà thôi, nó chỉ có thể bực mình vì thấy những tia sáng lý luận không diễu qua với hàng ngũ chỉnh tề như những "định lý" có sẵn, mà trái lại, lại vọt ra tản mát từ việc đi sâu vào vật liệu thực tiễn "thô thiển", ví dụ như hệ thống thuế khoá chẳng hạn.
ông Đuy-rinh đối xử với môn "số học chính trị", vulgo là môn thống kê, do Petty sáng lập, cũng giống như ông ta đối xử với những trước tác thuần tuý kinh tế của Petty. Một cái nhún vai giận dữ đối với tính chất kỳ dị của những phương pháp được Petty áp dụng! Trước những phương pháp buồn cười mà một trăm năm sau chính ngay Lavoisier còn áp dụng trong lĩnh vực đó, trước cái khoảng cách to lớn mà môn thống kê hiện nay còn phải vượt để đạt tới cái mục đích mà Petty đã vạch ra cho nó trên những nét lớn, thì cái thói tự đắc tự mãn tỏ ra hơn người dó, hai thế kỷ post festum lại thể hiện ra là một sự ngu ngốc trong tất cả sự xâu xa của nó.
Những tư tưởng lớn nhất của Petty, hầu như không thấy nhắc đến trong "công trình" của ông Đuy-rinh - theo ông ta chỉ là những ý nghĩa không có mạch lạc, những tư tưởng và những lời tuyên bố ngẫu nhiên, mà chỉ trong thời đại chúng ta, nhờ những câu trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh, người ta mới gán được cho chúng một ý nghĩa hoàn toàn không phải vốn có của bản thân chúng, do đó chúng cũng không có tác dụng nào trong lịch sử thực tế của khoa kinh tế chính trị, mà chỉ có tác dụng trong những cuốn sách hiện nay ở dưới tầm phê phán sâu xa đến tận gốc rễ của ông Đuy-rinh và dưới tầm "viết lịch sử với lối văn cao nhã" của ông ta. Khi viết cái "công trình" của ông ta, hình như ông ta nhằm một số độc giả chỉ biết nhắm mắt tin theo mà hoàn toàn không dám đòi người ta phải đưa bằng chứng sau khi đã khẳng định. Chúng tôi sẽ trở lại ngay vấn đề này (khi nói về Licke và North), nhưng trước hết, chúng tôi phải nhân tiện nói về Boisguillebert và Law một chút đã.
Về Boisguillebert thì chúng ta hãy chú ý đến điều phát hiện duy nhất của chính ông Đuy-rinh. ông ta đã phát hiện ra một mối quan hệ giữa Boisguillebert và Law mà trước kia chưa ai tìm ra được. Cụ thể là Boisguillebert cho rằng trong những chức năng tiền tệ bình thường mà nó đảm nhiệm trong lưu thông hàng hoá, thì kim loại quý có thể thay thế được bằng tiền tín dụng (un morceau de papier). Law, trái lại, tưởng rằng hễ cứ "tăng thêm" số lượng những "mẩu giấy" ấy lên là sẽ làm tăng thêm sự giàu có của một nước. Từ đó ông Đuy-rinh kết luận rằng:
"Bước ngoặt đó của Boisguillebert cũng đã ẩn giấu một bước ngoặt mới của chủ nghĩa trọng thương",
Nói một cách khác là đã ẩn giấu Law rồi. Điều đó đã được chứng minh một cách sáng tỏ như ban ngày như sau:
"Chỉ cần gán cho "những mầu giấy giản đơn" một vài trò giống như vai trò mà đáng lẽ kim loại quý phải đảm nhiệm, và như thế là sự biến đổi hình dáng của chủ nghĩa trọng thương sẽ diễn ra ngay lập tức. "
Theo cách đó, người ta cũng có thể biến người chú thành người thím ngay lập tức. Quả thật là ông Đuy-rinh nói thêm để tự trấn tĩnh:
"Tuy nhiên Boisguillebert không có ý định như vậy".
Nhưng, quỷ thật, làm sao mà ông ta lại có thể có ý định đem chính cái quan điểm duy lý của ông ta về vai trò tiền tệ của các kim loại quý mà thay bằng cái quan điểm mê tín của phái trọng thương, - chỉ vì cái lý do nói là, theo ông ta, trong vai trò đó kim loại quý có thể thay bằng giấy được?
Nhưng, ông Đuy-rinh nói tiếp với cái vẻ nghiêm trang đến buồn cười của ông ta
"nhưng ta cũng vẫn có thể thú nhận rằng, đây đó tác giả của chúng ta cũng đưa ra được một điều nhận xét thực sự xác đáng " (tr.83).
Còn về Law thì ông Đuy-ring chỉ đưa ra được có điều "nhận xét thật sự xác đáng" này:
"Dễ hiểu là cả Law nữa cũng đã không bao giờ loại trừ hẳn được cái cơ sở nói trên (tức là "cơ sở kim loại quý"), nhưng ông ta đã đẩy việc phát hành tiền giấy đến chỗ cực đoan, nghĩa là đến chỗ sụp đổ của toàn bộ hệ thống" (tr.94).
Nhưng trên thực tế, những con bướm giấy - những ký hiệu giản đơn của tiền tệ - phải bay lượn trong công chúng không phải là để "loại trừ" cơ sở kim loại quý, mà trái lại là để quyến rũ kim loại quý chạy từ túi của công chúng sang những quỹ đã trống rỗng của Nhà nước.
Để lại nói về Petty và vai trò nhỏ bé mà ông Đuy-rinh đã dành cho Petty trong lịch sử khoa kinh tế, thì trước hết chúng ta hãy nghe xem người ta nói với chúng ta về những người hậu kế trực tiếp của Petty là Locke và North ra làm sao. Cũng trong năm đó, năm 1691, cuốn "Considerations on Lowering of Interest and Raising of Money" của Locke và cuốn "Discoures upon Trade" của North, đã ra đời.
"Điều mà ông " (Locke)" đã viết về lợi tức và về tiền kim loại, không vượt ra ngoài phạm vi những suy nghĩ thông thường dưới thời chủ nghĩa trọng thương, nhân những sự biến trong đời sống của quốc gia" (tr. 64).
Giờ đây người đọc bản "báo cáo" này hẳn cũng thấy rõ như ban ngày là tại sao mà quyển "Lowering of Interest" của Locke đã có được một ảnh hưởng lớn đến như thế đối với khoa kinh tế chính trị ở Pháp và ở ý trong nửa sau thế kỷ XVIII, hơn nữa lại ảnh hưởng theo nhiều hướng.
"Về vấn đề tự do định mức lợi tức, nhiều nhà kinh doanh cũng đã nghĩ như thế" (như Locke)" và cả sự tiến triển của tình hình cũng tạo ra cái xu hướng coi những sự hạn chế lợi tức là vô hiệu. Trong thời kỳ mà ông Dudley North có thể viết được những "Discoures upon Trade" của mình theo hướng mậu dịch tự do, thì ắt phải có nhiều điều dường như lơ lửng trong không khí khiến cho người ta thấy rằng sự đối lập về mặt lý luận đối với việc hạn chế lợi tức chẳng có gì là phi thường cả" (tr.64).
Vậy là Locke đã phải lặp lại những ý nghĩ của một "nhà kinh doanh" đương thời nào đó, hay phải bắt lấy nhiều điều "dường như lơ lửng trong không khí" ở thời ông để lý luận về tự do định lợi tức và không nói được một điều gì "phi thường" cả! Nhưng thực ra thì ngay từ năm 1662, trong quyển "Treatise of Taxes and Contributions" của mình, Petty đã đem lợi tức, với tư cách là tô của tiền, mà chúng ta gọi là cho vay nặng lãi (rent of money which we call usury), ra đối lập lại với tô ruộng đất và tô nhà cửa (rent of land and houses), và đã giảng giải cho địa chủ là những kẻ cố nhiên không muốn dùng luật pháp để duy trì tô ở mức thấp - dĩ nhiên không phải là địa tô mà là tô tiền, - về sự vô ích và vô hiệu của việc đưa ra rằng ngồi mà làm những đạo dân luật, thành văn, để chống lại đạo luật của tự nhiên (the vanity and fruitlessness of making civil positive law against the law of nature). Vì vậy, trong quyển "Quantulumcunque [Concerning Money]" (1962), ông tuyên bố việc điều tiết lợi tức bằng luật pháp thì cũng ngây ngô chẳng kém gì việc điều tiết xuất khẩu kim loại quý hay thị giá hối đoái. Cũng trong tác phẩm đó, ông đã nói lên một quan điểm có ý nghĩa quyết định dứt khoát về raising of money [1] (ví dụ, mưu toan gọi đồng nửa si linh của một si linh, bằng cách dùng một ôn-xơ bạc để đúc một số si linh gấp đôi).
Còn về điểm sau cùng thì Locke và North hầu như chỉ chép lại của Petty thôi. Nhưng về lợi tức Locke lấy sự so sánh mà Petty đã tiến hành giữa lợi tức của tiền với địa tô làm điểm xuất phát của mình; còn North thì đi xa hơn thế và đem lợi tức với tư cách là tô của tư bản (rent of stock) đối lập với địa tô và đem các nhà tư bản (stocklords) đối lập với bọn chúa đất (landlords). Nhưng trong khi Locke chỉ tiếp thu một cách hạn chế vấn đề tự do định lợi tức mà Petty đòi hỏi, thì North lại tiếp thu một cách tuyệt đối.
ông Đuy-rinh đã vượt chính bản thân ông ta, khi ông ta, bản thân là một nhà trọng thương còn hăng say hơn, theo ý nghĩa là "tinh vi hơn", gạt bỏ những "Discoures upon Trade" của Dudley North với lời nhận xét rằng chúng được viết "theo hướng của thuyết mậu dịch tự do". Thật chẳng khác gì nói về Harvey rằng ông ta đã viết "theo hướng" của thuyết tuần hoàn của máu vậy. Tác phẩm của North - không nói đến những ưu điểm khác của nó - còn là một bản trình bày cổ điển, được viết với một tinh thần triệt để kiên định, về thuyết tự do mậu dịch ngoài nước cũng như trong nước, mà trong năm 1691 thì đó quả là "một cái gì phi thường"!
Ngoài ra, ông Đuy-rinh còn cho chúng ta biết rằng
North đã là một "thương nhân", hơn nữa, lại là một kẻ vô lại, rằng tác phẩm của North "không thể được hoan nghênh".
Thật chỉ còn thiếu điều nói rằng một tác phẩm như thế đã "được hoan nghênh" trong cái đám vô lại cầm cân nẩy mực, vào thời kỳ mà chế độ bảo hộ thuế quan đã thắng lợi hoàn toàn ở Anh! Tuy vậy, điều ấy cũng không ngăn cản tác phẩm đó có một ảnh hưởng lý luận ngay tức khắc của nó, ảnh hưởng mà ta có thể thấy trong cả một loạt tác phẩm kinh tế ra đời ở Anh ngay sau nó, một phần là ngay trong thế kỷ XVII.
Locke và North đã cấp cho chúng ta một bằng chứng nói lên rằng những mưu toan táo bạo đầu tiên mà Petty đã thực hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực của khoa kinh tế chính trị học, đã được những kẻ hậu kế người Anh của ông tiếp thu từng điểm riêng biệt và phát triển hơn nữa. Kẻ nào quan sát một cách nông cạn nhất cũng phải thấy những dấu vết của quá trình đó trong thời kỳ từ 1691 đến năm 1752, chỉ riêng vì cái sự thật đơn giản là tất cả những tác phẩm kinh tế ít nhiều quan trọng, tích cực hay tiêu cực, cũng đều xuất phát từ những quan điểm của Petty. Bởi vậy, thời kỳ đó đầy rẫy những đầu óc độc đáo, là thời kỳ quan trọng nhất để nghiên cứu sự hình thành dần dần của khoa kinh tế chính trị. Buộc cho Mác cái tội không thể tha thứ được là trong bộ "Tư bản", Mác đã coi trọng đến như thế Petty và những tác giả của thời kỳ đó, - "lối viết sử theo lối văn cao nhã" đã giản đơn xoá toẹt nó khỏi lịch sử. Từ Locke, North, Boisguillebert và Law, nó chuyển ngay sang phái trọng nông, rồi lại xuất hiện trước ngưỡng cửa của ngôi đền thật sự của khoa kinh tế chính trị - DAvid Hume. Được phép ông Đuy-rinh chúng tôi xin phục hồi lại thứ tự thời gian, và như vậy chúng tôi đặt Hume trước các nhà trọng nông.
Tập "Essay" kinh tế của Hume xuất bản năm 1752. Trong những tập khái luận có liên quan với nhau "of Money", "of the Balance of Trade", "of Commerce". Hume đã đi theo từng bước, và lắm lúc theo cả những ý kiến kỳ dị nữa, của Jacob Vanderlint : "Money answers all things", Luân đôn 1734. Dù cho Vanderlint đó không hề được ông Đuy-rinh biết đến, nhưng trong các tác phẩm kinh tế của các tác giả người Anh vào cuối thế kỷ XVIII, nghĩa là vào thời kỳ sau Adam Smith, người ta vẫn phải nói đến tác giả đó.
Giống như Vanderlint, Hume coi tiền chỉ là ký hiệu của giá trị thôi; ông hầu như đã chép nguyên văn (và điều đó là quan trọng, vì ông ta có thể mượn lý luận những ký hiệu giá trị trong nhiều tác phẩm khác) của Vanderlint lời giải thích tại sao cán cân thương nghiệp không thể lúc nào cũng bất lợi hay lúc nào cũng có lợi cho một nước được; cũng như Vanderlint, ông ta đề xướng ra thuyết thăng bằng cán cân mậu dịch, sự thăng bằng này được xác lập một cách tự nhiên tuỳ theo địa vị kinh tế của từng nước riêng rẽ; cũng như Vanderlint, ông ta tuyên truyền cho chế độ tự do mậu dịch, chỉ có điều là ít táo bạo và ít triệt để hơn. Cùng với Vanderlint, chỉ có điều là hời hợt hơn, ông nêu bật những nhu cầu với tư cách là động lực của sản xuất; ông đã theo Vanderlint khi gán cho giấy bạc ngân hàng và toàn bộ các chứng khoán có giá của Nhà nước một ảnh hưởng không đúng với tình hình hiện thực đối với giá cả của hàng hoá; cùng với Vanderlint, ông ta phản đối với giá cả của hàng hoá; cùng với Vanderlint, ông ta phản đối tín dụng; cũng như Vanderlint, ông ta cho rằng giá của của hàng hoá phụ thuộc vào giá cả của lao động, tức là phụ thuộc vào tiền công; thậm chí ông ta chép lại của Vanderlint cả cái ý kiến kỳ dị cho rằng việc tích trữ tiền giữ giá cả hàng hoá ở một mức thấp, v.v.. và v.v..
Từ lâu, ông Đuy-rinh đã rỉ tai chúng ta với cái vẻ thần bí của nhà tiên tri về sự hiểu nhầm của những người khác đối với lý luận tiền tệ của Hume; nhất là ông ta ám chỉ có tính chất đe doạ đối với Mác là người trong bộ "Tư bản" đã vạch rõ, ngược với những quy tắc của cảnh sát, những mối liên hệ bí mật giữa Hume với Vanderlint và với J. Massie[79] mà sau đây chúng tôi sẽ còn nói đến.
Đây, sự hiểu nhầm ấy là như sau. Về cái lý luận, thực sực ủa Hume về tiền, theo đó tiền chỉ là ký hiệu của giá trị, và vì vậy, với mọi điều kiện khác vẫn nguyên như cũ, giá cả hàng hoá giảm xuống theo tỷ lệ tăng của số lượng tiền đang lưu thông và tăng lên[80] theo tỷ lệ giảm của số tiền ấy, - thì ông Đuy-rinh, với tất cả lòng mong muốn của mình, cũng chỉ có thể lặp lại - dù là với cái cách xán lạn riêng của ông ta - những người tiền bối sai lầm của ông ta mà thôi. Còn Hume, sau khi đã đưa ra cái thuyết nói trên, thì đã tự bác lại mình (Montesquieu, cũng xuất phát từ những tiền đề đó, cũng đã làm như vậy) như sau:
Tuy nhiên "chắc chắn" là từ khi phát hiện ra những mỏ vàng và bạc ở Châu Mỹ thì "công nghiệp đã tăng lên trong tất cả các nước ở Châu âu, trừ nước của những người có các mỏ đó", và "ngoài những nguyên nhân khác ra "tình hình đó" cũng được quyết định bởi sự tăng lên của vàng và bạc".
ông ta giải thích hiện tượng đó bằng cái tình hình là,
"Mặc dầu giá cả cao của hàng hoá là kết quả tất yếu của việc vàng và bạc tăng lên, tuy vậy giá cả vẫn không tăng ngay sau sự tăng lên đó, mà cần phải có một thời gian nào đó, cho đến khi tiền lưu thông trong khắp nước và biểu hiện tác động của chúng trong tất cả mọi tầng lớp dân chúng". Trong thời kỳ trung gian đó, tiền có một tác động tốt đến công nghiệp và thương nghiệp.
Ở cuối đoạn trình bày đó, Hume cũng cho chúng ta biết tại sao điều đó lại diễn ra như thế, mặc dầu ông cho biết một cách phiến diện hơn nhiều vị tiền bối và nhiều người cùng thời với ông:
"Thật là dễ dàng theo dõi sự vận động của tiền qua toàn thể xã hội, và lúc đó chúng ta sẽ thấy rằng trước hết nó phải kích thích tính cần cù của mỗi người trước khi làm tăng giá cả của lao động".
Nói một cách khác: ở đây Hume mô tả tác động của một cuộc cách mạng trong giá trị của kim loại quý, cụ thể là một tác động của một sự mất giá, hay - điều này cũng vậy - ông mô tả tác động của một cuộc cách mạng trong chức năng thước đo giá trị của các kim loại quý. Từ đó, ông kết luận một cách đúng đắn rằng sự mất giá đó - trong tình hình sự san bằng giá cả hàng hoá chỉ diễn ra một cách dần dần - chỉ mãi cuối cùng "mới làm tăng giá cả của lao động" ở vulgo là tiền công; rằng do đó, nó làm tăng lợi nhuận của các thương nhân và các nhà công nghiệp trên lưng công nhân (tuy nhiên ông coi điều này là hoàn toàn tự nhiên), và bằng cách đó nó "kích thích tính cần cù". Nhưng cái vấn đề thấy từ khoa học: liệu việc nhập khẩu kim loại quý tăng lên trong điều kiện giá trị của chúng vẫn không thay đổi, có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá không và ảnh hưởng như thế nào ? - vấn đề, Hume cũng không đặt ra và ông lẫn lộn mọi "sự tăng thêm kim loại quý" với sự mất giá của chúng. Do đó, Hume đã làm hoàn toàn đúng như Mác đã trình bày ("Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị ", tr. 141[81]). Chúng ta sẽ còn trở lại nói qua về điểm đó, nhưng trước hết chúng ta hãy nói đến khái luận của Hume về "Lợi tức" đã.
Lập luận của Hume - rõ ràng là nhằm chống lại Locke - nói rằng lợi tức không do khối tiền hiện có điều tiết, mà là do tỷ suất lợi nhuận điều tiết, và những lời giải thích khác của ông về những nguyên nhân quyết định mức cao hay mức thấp của lợi tức, - tất cả những điều đó đã được nói đến một cách chính xác hơn nhiều nhưng ít hóm hỉnh hơn trong một tác phẩm xuất bản năm 1750, tức là hai năm trước cuốn Essay của Hume: "AnEssay on the Governing Causes of the Natural Rate of Interest, where in the sentiments of Sir. W. Petty and Mr. Locke, on that head, are considered".Tác giả cuốn sách đó là J. Massie, một tác giả hiểu rộng về nhiều mặt và được rất nhiều người đọc, điều này ta có thể thấy được qua các sách báo Anh thời đó. Cách giải thích mức lợi tức của Adam Smith gần với cách giải thích của Massie nhiều hơn là của Hume. Cả hai, cả Massie lẫn Hume, đều không biết gì và không nói gì về bản chất của "lợi nhuận", cái đã đóng một vai trò trong học thuyết của cả hai tác giả đó.
"Nói chung", ông Đuy-rinh dạy - "người ta đánh giá Hume phần lớn rất thiên vị và người ta đã gán cho ông ta những tư tưởng tuyệt nhiên không phải của ông ta ".
Và bản thân ông Đuy-rinh cung cấp cho chúng ta một thí dụ nổi bật về "cái cách" ấy.
Ví dụ, quyển Essay của Hume về lợi tức bắt đầu bằng những lời sau đây:
"Không có cái gì được coi là một dấu hiệu chắc chắn của trạng thái phồn thịnh của một dân tộc hơn là một mức lợi suất thấp, và như thế là đúng, mặc dầu tôi tin rằng nguyên nhân của hiện tượng đó khác ít nhiều với cái người ta vẫn thường tưởng.
Như thế là ngay trong câu đầu, Hume đã nêu quan điểm cho rằng mức lợi xuất thấp là dấu hiệu chắc chắn nhất của tình hình phồn thịnh của một dân tộc, coi đó là một câu sáo đã trở thành nhàm trong thời ông. Và thật vậy, kể từ thời Child trở đi, cái "tư tưởng" ấy đã có cả một trăm năm để trở thành phổ biến. Trái lại:
"Theo những quan điểm" (của Hume) "về mức lợi tức, thì chủ yếu cần phải nhấn mạnh cái tư tưởng cho rằng mức lợi tức là một cái phong vũ biểu thật sự để đo các trạng thái" (trạng thái nào?) "và mức lợi tức thấp là một dấu hiệu hầu như chắc chắn của sự phồn thịnh của một dân tộc" (tr.130).
Con "người thiên vị" và có thiên kiến mà nói như vậy, là ai thế? Chẳng phải ai khác hơn là ông Đuy-rinh.
Vả lại, cái điều làm cho nhà sử học phê phán của chúng ta ngạc nhiên một cách ngây ngô là Hume, khi nói lên một số tư tưởng hay, "thậm chí cũng không nói rõ mình là tác giả". Đó là điều có lẽ không bao giờ xảy ra đối với ông Đuy-rinh cả.
Chúng ta đã thấy Hume lẫn lộn như thế nào mọi sự tăng thêm số lượng của kim loại quý với một sự tăng thêm kim loại quý có kèm theo một sự mất giá, một cuộc cách mạng ngay trong chính giá trị của kim loại quí, tức là trong thước đo giá trị của các hàng hóa. Hume không thể tránh khỏi lẫn lộn như vậy được bởi vì ông ta không hề hiểu một tý gì về chức năng của kim loại quý với tư cách là thước đo giá trị. ông không thể hiểu được bởi vì ông hoàn toàn chẳng biết gì về bản thân giá trị. Ngay cả từ này có lẽ cũng chỉ xuất hiện có một lần trong những tác phẩm của ông thôi, cụ thể là xuất hiện trong đoạn ông tìm cách sửa chữa một cách không thành công sai lầm của Locke cho rằng kim loại quý "chỉ có một giá trị giả tưởng", và nói rằng những kim loại quý "có một giá trị chủ yếu là giả tưởng".
Về điểm này, không những ông còn kém xa Petty, mà còn kém xa cả nhiều người Anh cùng thời với ông nữa. ông cũng bộc lộ một sự "lạc hậu" như họ, khi ông tiếp tục ca tụng theo lối cũ "thương nhân" như là đòn bẩy đầu tiên của sản xuất - một quan điểm mà Petty đã từ bỏ từ lâu rồi. Về lời quả quyết của ông Đuy-rinh nói rằng trong các khái luận của mình, Hume đã bàn đến "những quan hệ kinh tế chủ yếu", thì chỉ cần đối chiếu với tác phẩm của Cantillon mà Adam Smith đã trích dẫn (tác phẩm này cũng xuất bản năm 1752 như những tác phẩm của Hume, nhưng nhiều năm sau khi tác giả đã chết) cũng đủ ngạc nhiên về phạm vi chật hẹp của những tác phẩm kinh tế của Hume. Hume như đã nói, vẫn là người đáng kính ngay cả trong lĩnh vực kinh tế chính trị - mặc dầu cái môn bài mà ông Đuy-rinh gán cho ông ta là cái môn bài gì chăng nữa, - nhưng trong lĩnh vực mày, ông hoàn toàn không phải là một nhà nghiên cứu độc đáo, và lại càng không phải là một người đánh dấu thời đại. Ảnh hưởng của những khái luận của ông đến những giới có học thức ở thời ông không phải chỉ vì cách trình bày tuyệt vời của chúng, mà trên một mức độ còn lớn hơn nhiều là vì chúng là một sự ca tụng tiến bộ và lạc quan đối với nền công nghiệp và thương nghiệp lúc đó đang hưng thịnh, nói một cách khác là ca tụng xã hội tư bản chủ nghĩa lúc đó đang phát triển nhanh chóng ở Anh, vì vậy mà chúng phải được "hoan nghênh" ở xã hội này. Ở đây, chỉ cần nói qua cũng đủ rõ. Ai cũng biết rằng vào đúng thời kỳ của Hume, quần chúng nhân dân Anh đã đấu tranh quyết liệt như thế nào chống chế độ thuế gián thu, mà Robert Walpole nổi tiếng đã lợi dụng một cách có kế hoạch để giảm nhẹ thuế cho các địa chủ và cho bọn nhà giàu nói chung. Trong cuốn "Bàn về thuế khóa" ("Of Taxes") trong đó Hume luận chiến - mà không nêu đối thủ - chống Vanderlint, một người có uy tín bao giờ cũng lởn vởn trước mắt ông ta, một kẻ thù kịch liệt nhất chống thuế gián thu và là người đấu tranh kiên quyết nhất cho thuế ruộng đất - trong cuốn đó có viết:
"Chúng" (thuế tiêu dùng) "Phải thật sự là những thứ thuế rất nặng và phân bố rất không hợp lý, nếu như công nhân không thể đóng được chúng ngay cả khi họ cần cù hơn và tiết kiệm hơn mà không nâng cao giá cả lao động của mình".
Người ta tưởng như nghe chính ngay bản thân Robert Walpole nói, nhất là nếu ta thêm vào đó đoạn lấy trong cuốn khái luận về "công trái", trong đó nhân bàn đến sự khó khăn trong việc đánh thuế vào các chủ nợ của Nhà nước, có nói như sau:
"Không thể che đậy được tình trạng giảm sút trong thu nhập của họ làm như thế là do một thứ thuế tiêu phí hay một quan thuế nào đó"
Đúng như người ta phải chờ đợi điều đó ở một người xứ Scotland, sự khâm phục của Hume đối với việc làm giàu của giai cấp tư sản tuyệt nhiên không phải chỉ trên lý tưởng. Xuất thân là một người nghèo, ông đã đi đến chỗ có được một thu nhập hàng năm rất lớn tính bằng hàng ngàn pao, - điều mà ông Đuy-rinh - vì đây không nói đến Petty - biểu hiện một cách tế nhị như sau:
"Nhờ có một kinh tế tư tốt, nên ông dựa vào một số phương tiện rất eo hẹp, ông đã đạt tới một địa vị trong đó ông ta không cần phải viết để chiều lòng một ai cả".
Khi ông Đuy-rinh nói tiếp rằng:
"ông đã không hề nhượng bộ một chút nào đối với ảnh hưởng của các đảng phái, của vương công hay của các trường đại học".
thì quả thật là người ta không biết rõ là đã có bao giờ Hume giao du buôn bán về mặt văn chương với một "Wagener" nào đó hay không[82], nhưng người ta biết rằng Hume đã là người ủng hộ không biết mệt mỏi bọn quả đầu thuộc Đảng dân quyền, đề cao "giáo hội và nhà nước", và ông ta đã nhận được, với tư cách là phần thưởng cho những công lao đó, lúc đầu là chức bí thư tòa đại sứ ở Paris, rồi sau đó là một chức vụ vô cùng quan trọng hơn và có bổng lộc vô cùng hậu hơn - chức thứ trưởng.
ông già Schlosser nói:
"Về mặt chính trị, Hume trước sau bao giờ cũng là người có xu hướng bảo thủ và hết sức quân chủ. Vì vậy mà những kẻ ủng hộ giáo hội đang thống trị đã không buộc tội là tà đạo như đã buộc tội Gibbon"
Anh chàng bình dân "thô thiển" Cobbett nói:
"Cái lão Hume ích kỷ ấy, nhà sử học giả ấy" chửi bới những thày tu người Anh là béo ị, không lấy vợ và không có gia đình, sống nhờ của bố thí, "nhưng chính hắn lại chưa bao giờ có gia đình, có vợ con, và bản thân hắn là một gã có thân hình rất đẫy đà, được vỗ béo bằng rất nhiều tiền của Nhà nước mà chưa hề có một công lao thực sự đối với Nhà nước cả".
ông Đuy-rinh nói: "Trong việc xử sự thực tiễn ngoài đời, thì trên những nét căn bản" Hume "vượt rất xa một người như Kant"
Nhưng tại sao trong cuốn "Lịch sử phê phán" người ta lại đánh giá quá mức Hume như vậy? Chỉ vì "nhà tư tưởng nghiêm túc và tế nhị" đó đã được hân hạnh đại biểu cho một ông Đuy-rinh ở thế kỷ XVIII. Giống như Hume được dùng để chứng minh rằng:
"việc sáng lập ra cả một ngành khoa học (khoa kinh tế) "là một hành động của nền triết học sáng suốt hơn"
cái vai trò tiên phong của Hume cũng vậy, nó là một đảm bảo tốt nhất rằng toàn bộ ngành khoa học đó sắp tới đây sẽ đạt tới sự hoàn thiện của mình ở một con người dị thường, biến thứ triết học chỉ "sáng suốt hơn" thành một thứ triết học hiện thực hoàn toàn xán lạn, và ở con người đó, cũng giống hệt như ở Hume,
"việc nghiên cứu triết học hiểu theo nghĩa hẹp hơn kết hợp với những sự nỗ lực khoa học trong lĩnh vực "kinh tế quốc dân... - một hiện tượng từ trước tới nay chưa từng có trên miếng đất Đức".
Do đó, chúng ta thấy Hume - vẫn là người đáng được kính trọng với tư cách là nhà kinh tế học - được thổi phồng lên thành một ngôi sao kinh tế bậc nhất, mà chỉ có cái tính ghen tị cho đến nay vẫn im hơi lặng tiếng một cách ngoan cố không nói gì đến những thành tích "có ý nghĩa lãnh đạo đối với thời đại" của ông Đuy-rinh - chỉ có cái tính ghen tỵ ấy mới có thể, cho đến nay, làm ngơ không biết đến tầm quan trọng của ngôi sao bậc nhất ấy.
Như mọi người đều biết, trong "biểu kinh tế" của Quesnay, trường phái trọng nông đã để lại cho chúng ta một điều bí ẩn mà cho đến nay những nhà phê phán và những nhà nghiên cứu lịch sử khoa kinh tế đã hoài công gặm mẻ răng mà vẫn không sao giải quyết được. Biểu kinh tế đó, lẽ ra phải làm sáng tỏ quan niệm của phái trọng nông về sản xuất và lưu thông toàn bộ của cải của một nước, nhưng vẫn là khá khó hiểu đối với những thế hệ các nhà kinh tế học sau Quesnay. ông Đuy-rinh cũng sẽ soi sáng dứt khoát cho chúng ta ngay cả trong lĩnh vực này nữa.
"Sự phản ánh kinh tế ấy của những quan hệ sản xuất và phân phối phải có ý nghĩa ở bản thân Quesnay, - ông ta nói, - điều đó chỉ có thể xác định được nếu như "trước đó, người ta nghiên cứu một cách chính xác những khái niệm chủ đạo đặc trưng của ông ta". Vả lại càng phải làm như thê, vì cho đến nay, những khái niệm ấy chỉ được trình bày một "cách mơ hồ và không rõ ràng" và ngay cả ở Adam Smith người ta cũng không "thể nhận thấy những nét chủ yếu của chúng".
ông Đuy-rinh cũng sẽ chấm dứt hẳn lối "trình bày hời hợt có tính chất truyền thống ấy. Thế là ông dạy độc giả của ông trong suốt năm trang liền, trong đó đủ mọi câu nói hoa mỹ, những sự lặp lại thường xuyên và một sự lộn xộn có dụng ý, có nhiệm vụ che giấu cái sự thật tai hại là ông Đuy-rinh cũng hầu như không biết gì nhiều hơn về những "khái niệm chủ đạo" của Quesnay so với những "sách giáo khoa có tính chất cóp nhặt được lưu hành rộng rãi nhất", những sách mà ông ta không ngừng khuyên độc giả là nên tránh. "Một trong những mặt đáng nghi ngờ nhất" của lời nói đầu đó là ngay cả ở đây nữa, ông Đuy-rinh cũng bắt đầu ngửi quanh cái biểu mà cho tới nay chúng ta chỉ mới nghe nói đến tên thôi, rồi sau đó lại miên man đi vào đủ mọi thứ "suy nghĩ" ví dụ như suy nghĩ về sự "phân biệt giữa chi phí và kết quả". Nếu quả là người ta "không thể tìm thấy sự phân biệt đó dưới dạng hoàn chỉnh trong tư tưởng của Quesnay" thì trái lại ông Đuy-rinh lại sẽ cung cấp cho chúng ta một mẫu mực chói lọi về sự phân biệt ấy một khi ông ta chuyển cái "chi phí" mở đầu dài dòng của ông ta sang cái "kết quả" cụt lủn một cách lạ lùng của mình, sang việc giải thích chính ngay Biểu kinh tế. Vậy giờ đây chúng ta hãy chép ra tất cả, từng chữ một, những gì mà ông Đuy-rinh thấy đáng thông báo cho chúng ta về biểu kinh tế của Quesnay.
Trong "chi phí" ông Đuy-rinh nói:
"Đối với ông ta" (Quesnay) (thì một điều dĩ nhiên là người ta phải coi và lý giải thu nhập) (ông Đuy-rinh vừa nói đến sản phẩm ròng xong) "như là một giá trị bằng tiền... ông ta liền gắn những điều suy nghĩ của ông (!) với những giá trị bằng tiền được ông giả định là kết quả của việc bán tất cả những nông sản phẩm khi chuyển từ những bàn tay thứ nhất sang. ông ta đã làm như vậy (!) trong những cột trong biểu kinh tế của ông với mấy tỷ" (nghĩa là những giá trị bằng tiền). Như vậy là ba lần chúng ta được biết rằng trong biểu kinh tế, Quesnay đã vận dụng những "giá trị bằng tiền" của "những nông sản phẩm", kể cả những giá trị bằng tiền của "sản phẩm ròng" hay "thu nhập ròng". Tiếp đó, chúng ta đọc thấy: "Nếu Quesnay đi theo cái phương thức xem xét thật sự tự nhiên, và nếu ông ta không chủ gạt sang một bên những kim loại quý và số lượng tiền mà còn gạt sang một bên cả những giá trị bằng tiền nữa... Nhưng ông ta chỉ tính toán bằng những tổng số giá trị và đã hình dung (!) trước rằng sản phẩm ròng là một giá trị bằng tiền."
Vậy là lần thứ tư, lần thứ năm: trong biểu kinh tế chỉ có những giá trị bằng tiền thôi!
"ông ta" (Quesnay) "đã có được cái đó" (Sản phẩm ròng) "bằng cách trừ đi những món chi phí và chủ yếu là" (một sự trình bày không phải có tính chất truyền thống, nhưng do đó lại càng hời hợt hơn) "bằng cách nghĩ (!) đến cái giá trị thuộc về người địa chủ với tư cách là địa tô."
Chúng ta cũng vẫn chưa tiến thêm được một bước nào; nhưng bây giờ thì chúng ta sẽ tiến lên:
"Mặt khác những sản phẩm ròng giờ đây cũng" - mấy chữ "nhưng giờ đây cũng" này quả thật là những hạt ngọc! - "Cũng bước vào lưu thông với tư cách là một vật phẩm tự nhiên, và như thế là nó trở thành một yếu tố dùng để nuôi dưỡng... cái giai cấp được gọi là giai cấp không sản xuất. ở đây, người ta có thể nhận thấy ngay (!) sự lẫn lộn nảy sinh do chỗ trong trường hợp này thì giá trị bằng tiền, còn trong trường hợp kia thì chính bản thân sự vật lại quyết định quá trình tư duy."
Nói chung, hình như mọi lưu thông hàng hóa đều bị sự "lẫn lộn" ấy, bởi vì hàng hóa đi vào lưu thông vừa với tư cách là "vật thể tự nhiên", lại vừa với tư cách là "giá trị bằng tiền". Nhưng chúng ta cứ loay hoay mãi trong cái vòng những "giá trị bằng tiền" vì
"Quesnay muốn tránh việc tính hai lần thu nhập của nền kinh tế quốc dân"
Với sự cho phép của ông Đuy-rinh, chúng ta hãy nhận xét ở dưới, trong bài "phân tích biểu kinh tế" của Quesnay, có nêu các loại sản phẩm khác nhau với tư cách là những "vật phẩm tự nhiên", và ở trên trong chính ngay biểu kinh tế, có nêu giá trị bằng tiền của chúng. Sau đó thậm chí Quesnay còn nhờ người phụ tá của mình là Abblé Baudeau đưa chính ngay những vật phẩm tự nhiên vào thẳng trong biểu, bên cạnh những giá trị bằng tiền của chúng.
Sau bấy nhiêu "chi phí" thì cuối cùng là "kết quả". Xin hãy nghe và hãy ngạc nhiên:
"Tuy nhiên tính chất không nhất quán" (về vai trò mà Quesnay đã gán cho địa chủ) "hiện rõ ngay lập tức, một khi người ta hỏi rằng thế thì trong sự tuần hoàn của nền kinh tế quốc dân thì sản phẩm ròng bị chiếm hữu với tư cách là địa tô sẽ ra sao. Ở đây đối với phương thức quan niệm của phái trọng nông và đối với biểu kinh tế, chỉ có thể có một sự lẫn lộn và một sự tùy tiện đi đến chỗ thần bí mà thôi".
Kết cục thì mọi sự đều tốt. Như vậy là ông Đuy-rinh không biết "trong sự tuần hoàn kinh tế: (mà biểu kinh tế trình bày) thì sản phẩm ròng bị chiếm hữu với tư cách là địa tô sẽ ra sao. Đối với ông ta biểu kinh tế là việc "quy vuông một hình tròn". ông ta, theo sự thú nhận của chính ông ta, không hiểu những điều sơ đẳng của thuyết trọng nông. Sau tất cả những vòng đi quanh đĩa cháo nóng, những cây chuyện hão, những cái nhẩy tứ tung, những trò hề, những tình tiết phụ, những đoạn ngoài đề, những câu lắp lại và những sự đảo lộn phải trái làm cho người ta đến loạn óc, sau tất cả những cái chỉ nhằm chuẩn bị cho chúng ta đi đến một sự giải thích đồ sộ là "biểu kinh tế phải có ý nghĩa ở bản thân Quesnay" - sau tất cả những cái đó thì đi đến kết luận: ông Đuy-rinh thú nhận một cách nhục nhã rằng bản thân ông ta cũng chẳng biết tý gì về điều đó cả.
Một khi đã rũ sạch được điều bí ẩn đau khổ đó, cái nỗi lo âu ảm đạm đó của Horace - cái nỗi lo âu ngồi sau lưng ông ta trong thời gian ông ta cưỡi ngựa đi khắp xứ sở của phái trọng nông - thì "nhà tư tưởng nghiêm túc và tế nhị" của chúng ta lại loa lên một cách sảng khoái như sau:
"Những đường mà Quesnay vạch qua vạch lại (tất cả vẻn vẹn chỉ có sáu vạch!) "trong biểu kinh tế" - vả lại biểu này cũng khá đơn giản(!) - của ông ta và lẽ ra phải trình bày sự lưu thông của sản phẩm ròng". - những đường gạch đó làm cho chúng ta phải nghi ngờ rằng trong những sự kết hợp các cột một cách lạ lùng đó" liệu có một câu chuyện hoang đường về toán học xen vào hay không; chúng làm cho chúng ta nghĩ rằng ông Quesnay đang làm cái công việc qui vuông thành tròn, v.v...
Vì theo lời thú nhận của chính ông Đuy-rinh những đường vạch đó, mặc dầu tất cả tính chất đơn giản của chúng, vẫn không thể hiểu được đối với ông ta, nên ông ta phải ngờ vực chúng theo cái cách ưa thích của ông ta. Và giờ đây thì ông ta có thể bình tĩnh giáng một đòn kết liễu cuộc đời của cái biểu tai hại đó:
"Sau khi xét sản phẩm ròng theo cái mặt đáng nghi nhất ấy" v.v...
Chính lời thú nhận có tính chất bắt buộc rằng ông ta chẳng hiểu gì về "vai trò" mà sản phẩm ròng đó trong biểu đó - đó chính là cái mà ông Đuy-rinh "gọi là cái mặt đáng nghi nhất của sản phẩm ròng"! Thật là một sự hài hước của kẻ bị treo cổ!
Nhưng để cho các độc giả của chúng ta không bị ở trong tình trạng dốt nát không hiểu biết một cách độc ác như thế về biểu kinh tế của Quesnay, tình trạng mà những người thu nhận những kiến thức kinh tế của mình "đầu tay" từ ông Đuy-rinh, nhất thiết phải lâm vào, chúng tôi xin nêu vắn tắt những điều sau đây:
Như mọi người đã biết, ở phái trọng nông xã hội chia làm ba giai cấp:
1. Giai cấp sản xuất, nghĩa là giai cấp hoạt động thực sự trong nông nghiệp - những tá điền và công nhân nông nghiệp; họ được gọi là những người sản xuất bởi vì lao động của họ đem lại một số dư là địa tô.
2. Giai cấp chiếm đoạt số dư gồm địa chủ và những tôi tớ phụ thuộc vào địa chủ, vương công và nói chung những công chức ăn lương nhà nước, và cuối cùng là giáo hội với tư cách đặc biệt của họ là kẻ chiếm hữu thứ thuế thập phân. Để cho ngắn gọn, sau đây chúng ta sẽ gọi giai cấp thứ nhất "tá điền" và giai cấp thứ hai là "địa chủ";
3. Giai cấp công nghiệp hay giai cấp không sinh sản (không sản xuất) - không sản xuất vì theo quan điểm của phái trọng nông, giai cấp đó chỉ thêm vào nguyên liệu do giai cấp sản xuất cung cấp cho nó một số giá trị vừa đúng với giá trị nó tiêu dùng dưới hình thức tư liệu sinh hoạt, cũng do giai cấp sản xuất cung cấp cho nó. Biểu kinh tế của Quesnay phải nêu rõ người ta thấy tổng sản phẩm hàng năm của một nước (thực tế là của nước Pháp) lưu thông giữa ba giai cấp đó và phục vụ cho tái sản xuất hàng năm như thế nào.
Giả thiết thứ nhất trong Biểu kinh tế là chế độ cho thuê ruộng, và cùng với nó là nền nông nghiệp lớn hiểu theo nghĩa thời Quesnay đã được thực hành một cách phổ biến: đối với ông, kiểu mẫu về tình hình đó là Normandie, Picardie, Ile-de-France và vài tỉnh khác ở Pháp. Do đó người tá điền thể hiện ra là người thực sự chỉ đạo nông nghiệp, trong biểu kinh tế thì người này đại biểu cho giai cấp sản xuất (làm nghề nông) và trả cho địa chủ một số tô bằngg tiền. Toàn thể những người tá điền được coi là một tư bản đầu tư hay một tài sản là 10 tỷ li-vre, trong đó một phần năm tức là 2 tỷ, là tư bản lưu động hàng năm phải được thay thế - một sự tính toán một lần nữa lại thấy những trang trại cày cấy tốt nhất của các tỉnh nói trên làm chuẩn.
Những giả thiết khác là: (1) Để cho được giản đơn, giá cả lúc nào cũng giả định là không thay đổi và tái sản xuất là tái sản xuất giản đơn; (2) mọi lưu thông chỉ có trong nội bộ một giai cấp riêng biệt đều bị gạt sang một bên và chỉ xét đến lưu thông giữa giai cấp này với giai cấp kia thôi (3) tất cả mọi việc mua, và do đó tất cả mọi việc bán giữa giai cấp này với giai cấp kia, diễn ra trong năm kinh doanh, đều được gộp lại thành một tổng số duy nhất. Sau cùng, người ta nhớ lại rằng trong thời của Quesnay, ở Pháp cũng như ít nhiều trong toàn châu âu, công nghiệp gia đình của bản thân gia đình nông dân cung cấp cho họ một phần hết sức lớn những sản phẩm cần thiết cho đời sống không thuộc về loại thức ăn, và vì vậy, ở đây công nghiệp gia đình được giả định là một vật phụ thuộc dĩ nhiên của nông nghiệp.
Điểm xuất phát của biểu kinh tế là toàn bộ thu hoạch, là tổng sản phẩm hàng năm của toàn ruộng đất, vì vậy được đặt ngay lên đầu biểu, hay là "toàn bộ tái sản xuất" trong nước, ở đây là nước Pháp. Đại lượng giá trị của tổng sản phẩm đó được đánh giá theo giá cả trung bình của sản phẩm của ruộng đất trong nước trong những nước buôn bán. Giá trị đó là năm tỷ li-vrơ; một số tiền mà theo những sự tính toán thống kê có thể có thời bấy giờ thì biểu hiện gần đúng giá trị bằng tiền của tổng sản phẩm nông nghiệp ở Pháp. Điều đó, chứ không phải cái gì khác, chính là lý do tại sao trong biểu kinh tế Quesnay lại "vận dụng hàng mấy tỷ" cụ thể là năm tỷ, chứ không phải năm đồng livre tourois[83].
Vậy toàn bộ tổng sản phẩm, có giá trị là năm tỷ nằm trong tay giai cấp sản xuất, nghĩa là trước tiên nằm trong tay các tá điền là những người đã làm ra nó bằng cách chi phí một số tư bản lưu động hàng năm là hai tỷ, tương ứng với một tư bản đầu tư là mười tỷ. Những sản phẩm nông nghiệp, lương thực, nguyên liệu, v.v... cần thiết để hoàn lại số tư bản lưu động, nghĩa là cũng cần thiết để nuôi dưỡng tất cả những người trực tiếp làm trong nông nghiệp, được thu in natura[1] từ tổng số thu hoạch và được chi phí cho sản xuất nông nghiệp mới. Và như đã nói, người ta giả định những giá cả không thay đổi và tái sản xuất giản đơn theo một quy mô nhất định, cho nên giá trị bằng tiền của cái phần lấy trước vào tổng sản phẩm là bằng 2 tỷ li-vre. Vậy là phần đó không gia nhập vào lưu thông chung. Vì, như đã nhận xét, chừng nào mà lưu thông chỉ diễn ra trong giới hạn từng giai cấp riêng biệt, chứ không diễn ra giữa các giai cấp khác nhau thì nó bị gạt ra khỏi biểu kinh tế.
Sau khi đã lấy trong tổng sản phẩm để hoàn lại số tư bản lưu động thì còn lại một số dư là 3 tỷ, trong số đó 2 tỷ là tư liệu sinh hoạt và một tỷ là nguyên liệu. Nhưng số tô mà các tá điền phải trả cho địa chủ chỉ là hai phần ba tổng số đó thôi, tức là hai tỷ. Tại sao lại chỉ có hai tỷ đó là được ghi vào cột "sản phẩm ròng" hay "thu nhập ròng" sau đây chúng ta đã thấy rõ.
Nhưng ngoài "toàn bộ tái sản xuất" nông nghiệp có một giá trị là năm tỷ ra, trong đó ba tỷ gia nhập lưu thông chung, thì trước khi bắt đầu sự vận động được mô tả trên biểu kinh tế, còn có tất cả số "pécule" của cả nước - hai tỷ tiền mặt, nằm trong tay các tá điền. Sự việc diễn ra với số tiền ấy như sau:
Vì điểm xuất phát của Biểu kinh tế là toàn bộ thu hoạch, nên nó đồng thời cũng là điểm kết thúc của một năm kinh tế, ví dụ là năm 1758 chẳng hạn, sau năm đó lại bắt đầu một năm kinh tế mới. Trong năm kinh tế 1759, cái phần trong tổng sản phẩm dành cho lưu thông được phân phối giữa hai giai cấp khác, thông qua một loạt những việc trả tiền, mua và bán lẻ. Tuy nhiên những sự vận động liên tiếp, lẻ tẻ và dàn ra trong suốt một năm đó đều được cô đúc lại - như điều đó tất yếu phải xảy ra đối với biểu kinh tế - thành một vài hành vi này lại bao trùm ngay hết cả năm. Như thế là đến cuối năm 1758, số tiền mà giai cấp tá điền đã trả cho chủ trong năm 1757 dưới hình thức tô- cụ thể là một số tiền hai tỷ - lại trở về tay giai cấp tá điền (việc đó xảy ra như thế nào, chính biểu kinh tế sẽ chỉ cho ta thấy) thành thử giai cấp tá điền, lại có thể ném nó vào trong lưu thông trong năm 1759. Nhưng vì số tiền đó, như Quesnay đã nhận xét, lại lớn hơn nhiều so với số tiền cần thiết trong thực tế cho toàn bộ lưu thông trong nước (nước Pháp) trong đó, những việc trả tiền bao giờ cũng chia nhỏ ra và được thực hiện nhiều lần, từng phần một, cho nên hai tỷ li-vre nằm trong tay những người tá điền đại biểu cho tổng số tiền lưu thông trong nước.
Giai cấp địa chủ vơ vét địa tô thoạt tiên xuất hiện trong vai trò những kẻ nhận các khoản tiền trả, như trường hợp hiện nay đôi khi vẫn còn thấy xẩy ra. Theo giả thiết của Quesnay, những người địa chủ theo đúng nghĩa của từ đó chỉ thu được 4/7 số tô hay tỷ đó thôi, còn 2/7 thì vào tay chính phủ và 1/7 vào tay những người thu thuế thập phân. Trong thời Quesnay, giáo hội là kẻ sở hữu ruộng đất lớn nhất nước Pháp, và ngoài ra lại còn thu thuế thập phân đánh vào tất cả những ruộng đất khác.
Số tư bản lưu động (avances annuelles[1]) do giai cấp "không sản xuất" chi ra trong cả năm gồm số nguyên vật liệu trị giá một tỷ - chỉ gồm có nguyên vật thôi, vì những công cụ, những máy móc. v.v... thì được tính là sản phẩm của bản thân giai cấp ấy. Còn những vai trò nhiều vẻ mà những sản phẩm đó đóng trong sản xuất công nghiệp của giai cấp đó thì lại không liên quan gì đến biểu kinh tế, cũng giống như lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ chỉ diễn ra trong giới hạn giai cấp đó. Tiền công trả cho thứ lao động mà giai cấp không sản xuất dùng để biến những nguyên vật liệu thành hàng công nghiệp thì ngang với giá trị những tư liệu sinh hoạt mà giai cấp đó nhận được một phần là trực tiếp từ tay giai cấp sản xuất và một phần là gián tiếp từ tay giai cấp sản xuất và một phần là gián tiếp từ tay các địa chủ. Mặc dầu giai cấp đó phân giải thành những nhà tư bản và công nhân làm thuê, nhưng theo quan niệm cơ bản của Quesnay thì giai cấp đó, với tư cách là toàn bộ một giai cấp, đều làm thuê cho giai cấp sản xuất và địa chủ. Toàn bộ sản phẩm công nghiệp và do đó, cả toàn bộ lưu thông của nó, được phân phối cho năm tiếp theo sau vụ thu hoạch, cũng đều được tổng hợp thành một tổng số duy nhất. Chính vì vậy mà người ta đã giả định rằng lúc bắt đầu sự vận động được trình bày trong biểu kinh tế, thì sản phẩm hàng hóa hàng năm của giai cấp không sản xuất hoàn toàn nằm trong tay giai cấp đó, tức là những nguyên vật liệu trị giá một tỷ, đã được chuyển hóa thành những hàng hóa trị giá hai tỷ, trong đó một nửa là giá cả của những tư liệu sinh hoạt đã tiêu dùng trong thời gian chuyển hóa đó. Ở đây người ta có thể bắt bẻ: nhưng giai cấp không sản xuất cũng tiêu dùng những sản phẩm công nghiệp cho những nhu cầu trong gia đình của họ kia mà; vậy thì những sản phẩm này nằm ở chỗ nào nếu như tổng sản phẩm của bản thân giai cấp đó được chuyển sang tay các giai cấp khác thông qua lưu thông? Về điểm này chúng ta được trả lời: không những giai cấp không sản xuất tự mình tiêu dùng một phần hàng hóa của nó ném vào trong lưu thông cao hơn giá trị thật sự của chúng, và nó phải làm như vậy vì chúng ta đã tính những hàng hóa đó theo tổng số giá trị của sản xuất ra những hàng hóa đó. Tuy nhiên điều đó không hề làm thay đổi những điều quy định trong biểu kinh tế, vì hai giai cấp kia chỉ nhận được hàng công nghiệp theo giá trị của toàn bộ việc sản xuất ra chúng.
Như thế là bây giờ chúng ta đã biết vị trí kinh tế của ba giai cấp khác nhau khi bắt đầu sự vận động mà biểu kinh tế trình bày.
Giai cấp sản xuất, sau khi thay thế số tư bản lưu động của mình bằng hiện vật, vẫn còn có một tổng sản phẩm nông nghiệp trị giá 3 tỷ và hai tỷ tiền mặt. Giai cấp địa chủ chỉ có mặt trong đó trước hết với cái quyền được nhận một số tô là hai tỷ mà giai cấp sản xuất phải trả. Giai cấp không sản xuất có hai tỷ hàng công nghiệp. Một lưu thông chỉ diễn ra giữa hai giai cấp trong số ba giai cấp đó, được các nhà trọng nông gọi là một lưu thông không đầy đủ, một lưu thông diễn ra giữa cả ba giai cấp được gọi là một sự lưu thông đầy đủ .
Bây giờ chúng ta chuyển sang chính ngay biểu kinh tế. Lưu thông thứ nhất (không đầy đủ): các tá điền trả cho địa chủ hai tỷ bằng tiền về số tô thuộc về địa chủ, mà không nhận được gì trở lại. Địa chủ dùng 1 tỷ trong số đó để mua tư liệu sinh hoạt của những người tá điền, như thế là một nửa số tiền mà những người tá điền đã chi ra để trả tô lại trở về tay mình.
Trong cuốn "Analyse du tableau économique" Quesnay cũng không nói gì thêm về nhà nước là kẻ thu hai phần bảy địa tô và về giáo hội là kẻ thu một phần bảy địa tô bởi vì vai trò xã hội đều được mọi người biết cả rồi. Còn về những địa chủ theo đúng nghĩa của từ này thì ông nói rằng những chi phí của họ, trong đó có cả những chi phí của tất cả những tôi tớ của họ, ít ra là phần lớn nhất của chúng, đều là những chi phí không sản xuất, trừ một phần rất nhỏ dùng để duy trì và cải thiện những trang trại của họ và nâng cao việc canh tác chúng". Nhưng theo "pháp quyền tự nhiên" thì chức năng thật sự của địa chủ chính là ở chỗ "chăm lo đến việc quản lý tốt và đến những khoản chi để duy trì lãnh địa thế tập của họ" hay như sau đó người ta trình bày, là ở những avances focières, nghĩa là những chi phí dùng để chuẩn bị đất đai và cung cấp cho các trang trại tất cả những công cụ cần thiết, điều này cho phép người tá điền có thể dành toàn bộ số tư bản của mình hoàn toàn cho việc trồng trọt thực sự mà thôi.
Lưu thông thứ hai (đầy đủ). Với tỷ thứ hai còn lại trong tay họ, địa chủ mua những hàng công nghiệp ở giai cấp không sản xuất, còn giai cấp này, với món tiền đã thu được bằng cách đó, lại mua những tư liệu sinh hoạt ở các tá điền với một tổng số cũng ngang như thế, một phần lớn những hàng hóa này gồm những nông cụ và những tư liệu sản xuất lại trả lại cũng món tiền đó cho các tá điền khi mua một tỷ nguyên liệu để thay thế số tư bản lưu động của mình. Như thế là hai tỷ bằng tiền mà các tá điền đã dùng để trả tô lại trở về tay họ và thế là xong một quá trình vận động. Và như thế là đã giải quyết xong cái điều bí ẩn lớn là:
"Thế thì trong tuần hoàn của kinh tế, sản phẩm ròng bị chiếm hữu với tư cách là địa tô sẽ ra sao".
Trên đây, ngay từ đầu quá trình, chúng ta đã thấy có một số dư là 3 tỷ trong tay giai cấp sản xuất. Chỉ có hai tỷ trong số đó là đã được trả cho địa chủ với tư cách là sản phẩm ròng, dưới hình thức địa tô. Tỷ thứ ba của số dư đó là lợi tức trả cho tổng tư bản của các tá điền, tức là mười phần trăm cho mười tỷ. Số lợi tức ấy, họ không thu được - xin nhớ kỹ - từ lưu thông số lợi tức đó nằm trong tay họ in natura; và họ chỉ thực hiện được chúng thông qua lưu thông, nghĩa là nhờ lưu thông mà chúng thành những hàng công nghiệp có một giá trị tương đương.
Không có số lợi tức đó thì người tá điền, nhân vật chủ yếu trong nông nghiệp, sẽ không ứng trước số tư bản đầu tư cho nông nghiệp. Ngay theo quan điểm đó, việc người tá điền chiếm hữu cái phần thu thập thặng dư nông nghiệp đại biểu cho lợi tức theo phái trọng nông cũng đã là một điều kiện cần thiết của tái sản xuất giống như bản thân giai cấp tá điền, và vì vậy yếu tố này không thể tính vào trong phạm trù "sản phẩm ròng" hay "thu nhập ròng" của quốc dân được, bởi vì đặc điểm của thu nhập ròng chính là ở chỗ người ta có thể tiêu dùng nó mà không cần để ý đến những nhu cầu trực tiếp của tái sản xuất trong nước. Nhưng, theo Quesnay thì phần lớn cái qũy một tỷ đó được dùng vào những lần sửa chữa cần thiết trong năm và đổi mới một phần số vốn thiết bị tiếp nữa nó còn được dùng để làm quỹ dự trữ đề phòng trường hợp tai nạn và cuối cùng, ở chỗ có thể thì dùng để làm tăng thêm tư bản đầu tư và tư bản lưu động cũng như để cái thiện đất đai và mở rộng canh tác.
Dĩ nhiên toàn bộ quá trình thật "khá đơn giản". Người ta đã ném vào lưu thông: các tá điền ném hai tỷ bằng tiền để trả địa tô và 3 tỷ sản phẩm, trong đó hai phần ba là tư liệu sinh hoạt và một phần ba là nguyên liệu; giai cấp không sản xuất ném vào hai tỷ sản phẩm công nghiệp. trong số tư liệu sinh hoạt trị giá hai tỷ thì một nửa là do địa chủ và tôi tới của chúng tiêu dùng, còn một nửa thì do giai cấp không sản xuất tiêu dùng với tư cách là tiền công trả cho họ. Những nguyên liệu trị giá một tỷ thì thay thế cho tư bản lưu động của giai cấp không sản xuất. Trong số sản phẩm công nghiệp lưu thông trị giá là hai tỷ, thì một nửa rơi vào tay địa chủ, còn một nửa thì thay vào những người tá điền, đối với những người này nửa đó chỉ là hình thức chuyển hóa của số lợi tức tính cho tư bản đầu tư của họ, mà họ trực tiếp thu đựoc từ tái sản xuất nông nghiệp. Còn số tiền mà người tá điền ném vào lưu thông khi trả địa tô thì lại trở về tay anh ta nhờ việc bán những sản phẩm của mình và như vậy nữa trong năm kinh tế tiếp sau.
Bây giờ chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự trình bày có tính chất "thật sự phê phán" của ông Đuy-rinh, sự trình bày vô cùng cao hơn cái "lối trình bày hời hợt có tính chất truyền thống". Sau năm lần liền nói với chúng ta với một vẻ đầy bí mật về những điều nghi vấn khi thấy trong biểu kinh tế, Quesnay chỉ vận dụng những giá trị bằng tiền - hơn nữa điều này lại không đúng - thì cuối cùng sau khi nêu câu hỏi:
"Thế thì trong sự tuần hoàn của kinh tế quốc dân sản phẩm ròng bị chiếm hữu với tư cách là địa tô sẽ ra sao". - ông ta đi đến cái kết luận nói rằng "đối với biểu kinh tế, chỉ có thẻ có một sự lẫn lộn và một sự tuỳ tiện đi đến chỗ thần bí mà thôi".
Chúng ta đã thấy rằng biểu kinh tế - một bản trình bày vừa đơn giản và tài tình đói với thời đó về quá trình tái sản xuất hàng năm do lưu thông làm trung gian - đã trả lời rất đúng là cái sản phẩm ròng đó sẽ như thế nào trong tuần hoàn kinh tế quốc dân, và như thế thì "sự thần bí" và "sự lẫn lộn và tuỳ tiện" một lần nữa lại vẫn là tài sản riêng của một mình ông Đuy-rinh mà thôi, vì đó là "cái mặt đáng ngờ nhất" và cái "sản phẩm ròng" duy nhất của sự nghiên cứu của ông về thuyết trọng nông.

ông Đuy-rinh hiểu ảnh hưởng lịch sử của phái trọng nông cũng không hơn gì việc ông ta hiểu lý luận của họ.
"Với Turgot" - ông ta dạy chúng ta - " thì ở Pháp, chủ nghĩa trọng nông đã đi đến chỗ cáo chung về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận".
Nhưng nếu như Mirabeau với những quan điểm kinh tế của ông về thực chất đã là một nhà trọng nông, nếu như trong Quốc hội lập hiến năm 1789, ông là một người có uy tín bậc nhất về mặt kinh tế nếu như trong các cuộc cải cách kinh tế, Quốc hội đó đã chuyển một phần lớn những nguyên lý trọng nông chủ nghĩa từ lý luận vào thực tiễn, cụ thể là Quốc hội đó đã đánh một thứ thuế rất nặng vào sản phẩm ròng bị bọn chủ chiếm "không có gì trả lại: nghĩa là vào địa tô, nếu như thế thì - tất cả những điều đó đều không tồn tại đối với "một" Đuy-rinh "nào đó"
Giống như ông Đuy-ring đã dùng một nét gạch dài để xóa cả thời kỳ từ 1691 đến 1752 để gạt tất cả những người tiền bối của Hume ra - ông ta cũng dùng một nét gạch khác để gạt Sir James Steuart, người đã giữ một vị trí giữa Hume và Adam Smith. Trong cái "công trình" của ông Đuy-rinh không thấy nói tới một tiếng nào đến toàn bộ tác phẩm vĩ đại của Steuart, tác phẩm đã làm giàu một cách lâu bền cho lĩnh vực kinh tế chính trị, đó là chưa nói đến tầm quan trọng trong lịch sử của nó. Ngược lại, ông ta đã tặng cho Steuart một từ lăng mạ nặng nề nhất trong từ vựng của ông ta, và nói rằng Steuart là một "giáo sư" trong thời Adam Smith. Tiếc thay, sự ngờ vực đó là điều hoàn toàn bịa đặt. Thực ra Steuart là một địa chủ lớn người Scotland; bị trục xuất ra khỏi nước Anh vì bị nghi là đã dự vào âm mưu lật đổ dòng Steuart, ông đã lợi dụng thời kỳ dừng chân lâu ngày trên lục địa và những cuộc du lịch ở đó để tìm hiểu kỹ về tình hình kinh tế của các nước.
Tóm lại, theo cuốn "lịch sử phê phán" thì tất cả các nhà kinh tế trước đây chỉ có giá trị ở chỗ là những học thuyết của họ hoặc giả được dùng làm "những mầm mống" cho những nguyên lý cơ bản sâu sắc hơn, "có ý nghĩa chỉ đạo" của ông Đuy-rinh hoặc giả là do tính chất vô dụng của chúng, chúng chỉ được dùng cái nền thật sự cho những nguyên lý cơ bản ấy. Tuy nhiên, cả trong khoa kinh tế cũng có một vài anh hùng không chỉ tạo thành "những mầm mống" của nghững "nguyên lý cơ bản sâu sắc hơn" mà còn tạo thành những "định lý" từ đó - như đã quy định trong triết học về tự nhiên - những nguyên lý cơ bản ấy không phải phát triển lên mà đúng là được "cấu thành": cụ thể là List, một "đại lượng vô cùng kiệt xuất", người vì lợi ích của bọn chủ xưởng Đức mà đã thổi phồng "mạnh hơn nữa" những học thuyết trọng thương chủ nghĩa, "tinh vi hơn" của một Rerrier nào đó và của những người khác, tiếp nữa là Carey kẻ đã bộc lộ bản chất thẳng thắn của sự khôn ngoan của mình như sau:
"Hệ thống của Ricardo là hệ thống của sự bất hòa... Nó quy thành việc tạo ra sự thù địch giữa các giai cấp... Tác phẩm của ông là một cuốn sách chỉ nam cho một kẻ mị dân muốn lên cầm quyền bằng cách chia ruộng đất, bằng chiến tranh và cướp bóc".
Cuối cùng, sau rốt là anh chàng hay gây rối rắm của London City - tức Macleod.
Đấy là lẽ tại sao mà những người hiện nay và trong tương lai gần đây nhất, muốn nghiên cứu lịch sử môn kinh tế chính trị, vẫn sẽ hành động một cách chắc chắn hơn nhiều, nếu họ tìm hiểu những "sản phẩm vô vị" những "điều tầm thường", "những thứ xúp bố thí loãng tệch", những "sách giáo khoa có tính chất cóp nhặt được lưu hành rộng rãi nhất" hơn là tin vào "cái cách viết sử theo lối văn tao nhã của ông Đuy-rinh".
Cuối cùng vậy thì kết quả của sự phân tích của chúng ta đối với "hệ thống" kinh tế, chính trị do chính ông Đuy-rinh "tạo ra" là như thế nào? Kết quả duy nhất là : với tất cả những từ rất kêu và những lời hứa hẹn còn lớn hơn nữa, chúng ta cũng bị đánh lừa như trong phần "triết học". Học thuyết giá trị, cái "hòn đá đó thử vàng dùng để thử sự vững chắc của các học thuyết kinh tế" quy lại là với danh từ giá trị ông Đuy-rinh hiểu đó là năm thứ hoàn toàn khác nhau, mâu thuẫn rõ rệt với nhau và do đó trong trường hợp tốt nhất, bản thân ông ta cũng chẳng biết ông muốn cái gì nữa. Những "quy luật tự nhiên của mọi nền kinh tế" được thông báo một cách rất long trọng như vậy lại hoá ra là những điều tầm thường loại tồi nhất mà ai cũng biết, và lắm lúc thậm chí còn bị nêu một cách không đúng nữa. Lời giải thích duy nhất đối với những sự kiện kinh tế mà hệ thống do chính ông ta tạo ra phải đưa ra cho chúng ta là : những sự kiện kinh tế đó là kết quả của "bạo lực" - một câu nói mà từ hàng nghìn năm nay bọn phi-li-xtanh ở tất cả các nước vẫn dùng để tự an ủi trong tất cả những rủi ro đã xảy ra đối với họ và với câu nói đó chúng ta cũng chẳng biết được gì hơn trước cả. Đáng lẽ phải nghiên cứu nguồn gốc là hậu quả của bạo lực đó thì ông Đuy-rinh lại đòi chúng ta nên yên tâm một cách hết sức biết ơn chỉ với cái từ "bạo lực", coi đó là nguyên nhân cuối cùng và sự giải thích dứt khoát đối với tất cả các hiện tượng kinh tế bị buộc phải giải thích thêm về việc bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa, hoạt tiên ông ta trình bày sự bóc lột đó nói chung như là dựa trên việc đánh thuế và phụ gia vào giá cả, về điểm này ông ta chép hoàn toàn thuyết "đánh thuế" (prelèvement) của Proudhon, để rồi sau đó ông ta giải thích thuyết ấy nói riêng bằng lý luận của Mác về lao động thặng dư, về sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư. Thế là ông đã hoàn thành cái công việc điều hoà được một cách may mắn hai loại quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau bằng cách chép luôn ngay một hơi cả hai quan điểm đó. Và giống như trong triết học, ông ta đã không có đủ chữ thô tục cho chính ngay Hegel là người có những tư tưởng mà ông ta không ngừng cóp nhặt, pha loãng và tầm thường hoá đi, trong "lịch sử phê phán" cũng thế, việc vu khống Mác một cách thậm tệ chỉ dùng để che dấu cái sự thật là trong tất cả những gì còn hợp lý đôi chút mà người ta thấy trong tập "giáo trình" về tư bản và lao động, thì đó là những cái cóp nhặt của Mác, cũng bị pha loãng và tầm thường hoá đi như vậy "giáo trình" đã đặt người "địa chủ lớn" vào bước đầu của lịch sử của các dân tộc văn minh và không biết một tí gì về chế độ công hữu ruộng đất của các cộng đồng thị tộc và cộng đồng nông thôn, chế độ này trên thực tế là điểm xuất phát của toàn bộ lịch sử, - sự ngu dốt ngày nay hầu như không thể hình dung được đó lại còn kém sự ngu dốt trong "lịch sử phê phán" là sự ngu dốt đã tự hào không ít rằng nó đã có "một chiều rộng bao quát của tầm mắt lịch sử" và đã được chúng ta đưa ra một vài ví dụ kinh khủng để chứng minh. Tóm lại; Thoạt tiên là một "chi phí" khổng lồ về sự tự ca ngợi mình về sự quảng cáo rùm beng kiểu bán thuốc rong ở chợ về những lời hứa hẹn ngày càng nhiều, rồi sau đó, "kết quả" là con số không...

<< IX. Những quy luật tự nhiên của kinh tế địa tô | I- Lịch sử >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 762

Return to top