Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bàn về tư tưởng Phật Học trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15703 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bàn về tư tưởng Phật Học trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Thích Chơn Thiện

Phần 14

A. Tóm tắt Hồi 13
- Sau lần giáp mặt các đạo sĩ Thương Thanh Quán, Cẩu Tạp Chủng được Thạch Thanh và Mẫn Nhu nhận làm con đẻ ( Thạch Trung Ngọc ) và sống chung với hai ông bà trong một thời gian : Ông bà trong lòng vẫn vờn lên vài ý nghĩ hoài nghi về sự lững quên quá khứ của Cẩu Tạp Chủng; phần Cẩu Tạp Chủng cũng phân vân về Mẫn Nhu và " má má " ở núi Hùng Nhĩ : ai là mẹ thật ? Nhưng họ xử sự theo tình cảm thiết tha, chân thành gọi là tình cốt nhục.
- Cẩu Tạp Chủng thuật cho Mẫn Nhu hiệp nữ nghe hết mọi chuyện xẩy đến với chàng ở núi Hùng Nhĩ, ở thị trấn Hầu Giám Tập, ở bang Trường Lạc, ở đảo Tử Yên với Sử bà bà và A Tú, ở nhà Đinh Bất Tam làm lễ thành hôn với Đinh Đang, việc liên thủ vơiù Bạch Vạn Kiếm đánh bại Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ, và việc kết nghĩa sinh tử với hai " sứ giả " ( Thưởng thiện, Phạt ác ) và ở Thiết Xoa Hội... Nếu bà Mẫn Nhu không bị ám ảnh rằng Thạch Trung Kiên đã chết, thì bà đã nhận ra Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Kiên và tiếp tục khám phá ra thêm nhiều chuyện giang hồ liên hệ đến Hiệp Khách đảo và Trường Lạc bang...
- Hai ông bà giảng dạy cặn kẻ võ học cho Cẩu Tạp Chủng và nói về hành tung của Trương Tam, Lý Tứ ... chuyện nào cũng nửa đúng, nửa sai, nửa hư nửa thật... và quyết tâm đến Trường Lạc bang để làm rõ sự thật Thạch Phá Thiên được giả lập làm bang chúa để chịu chết thay cho Bối Hải Thạch trên Hiệp Khách đảo, hầu cứu gỡ mạng cho Cẩu Tạp Chủng ( Thạch Phá Thiên, con ông bà )
B. Ý Kiến
1. Kinh nghiệm tình cốt nhục :
- Khi bà Mẫn Nhu nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, con đẻ của mình, thì chi xiết thương cảm, tận tình săn sóc, bảo bọc, dù chàng có phạm vào tội lỗi lớn lao nào; thương với tình thương vong ngã muốn thay thế con để nhận lấy hậu quả của việc làm sai quấy của con để con được sống hoan hỷ, hạnh phúc.
- Khi Cẩu Tạp Chủng nghĩ về " má má " trên đỉnh Hùng Nhĩ, dù bà lạnh lùng, khe khắt, chàng vẫn nhớ nhung, quyến luyến.
Tình cốt nhục, hay tình người biểu hiện đến mức độ tình cốt nhục, đã giúp con người sống tha thứ, thương yêu và hạnh phúc.
2. Sức mạnh của ý nghĩ ( tác ý )
- Khi Bạch Vạn Kiếm nghĩ rằng Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc " quấây phá " thì liền trút xuống đầu chàng bao tức giận, dù Cẩu Tạp Chủng rất chi là hiền hoà, lịch sự và đứng đắn.
- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Phá Thiên, kẻ đã hại tiết hạnh của vợ mình thì Triển hương chủ vô cùng căm hận, liền vung chưởng để giết ngay, dù chàng rất nhân ái, vị tha.
- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, người tình của mình, thì Đinh Đang rất thiết thân, tận tình săn sóc khi bệnh ...
Nếu nghĩ tha nhân đều là thân nhân, như tình đồng bào, cùng cha mẹ huyết thống, thì mọi người sẽ xử sự thân ái với nhau, che chở đùm bọc nhau chí tình. Con người làm chủ ý nghĩ ấy, và có thể khởi nghĩ đối với cứ ai, lúc nào và ở đâu.
Đây là kinh nghiệm tâm lý mà giáo lý nhà Phật dạy con người nghĩ đến người khácnhư bà mẹ nghĩ đến người con duy nhất của mình ( như sự biểu hiện tình mẹ của bà Mẫn Nhu ) để nuôi dưỡng tâm từ bi (...).
Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ mở đầu lịch sử Việt Nam với 100 người con chung bào thai mẹ nên tình người Việt Nam gọi là tình đồng bào, cũng cùng một ý nghĩa giáo dục tâm lý ấy.
Đây cũng là một góc tâm tình của tác giả Kim Dung ?

<< Phần 13 | Phần 15 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 580

Return to top