Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bàn về tư tưởng Phật Học trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15695 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bàn về tư tưởng Phật Học trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Thích Chơn Thiện

Phần 11

A. Tóm tắt Hồi 10
- A Tú qua cảm nghiệm tự thân với rung động chân thật của tâm hồn đã khẳng định: Cẩu Tạp Chủng không phải là Thạch Trung Ngọc. Điều nầy lần đầu tiên được nghe từ con người đẹp đẽ, hiền hoà của A Tú, Cẩu Tạp Chủng cảm động đến rơi nước mắt. Chàng tự nhiên nắm hai bàn tay A Tú và rất chân thành thốt lên lời cảm tạ. Bất giác chàng buông tay ra, cảm thấy mình suồng sã, xấu hổ. Cử chỉ này khiến Sử bà bà yên lòng hẳn chàng là người khác, Thạch Trung Ngọc là người khác.
- Sử bà bà, để kịp đối đầu với Đinh Bất Tứ, bèn thu nhận Cẩu Tạp Chủng là đệ tử truyền nhân của mình và lập ra Kim Ôâ đạo pháp. Bà gọi tên chàng thiếu hiệp là Sử Ức Đao và dạy đủ 72 chiêu kiếm pháp Tuyết Sơn và 73 chiêu đao pháp Kim Ô để khắc chế. Chàng tập luyện đến mức độ sử dụng đao pháp khá thông thạo.
- Một hôm tình cờ Đinh Bất Tam và Đinh Đang bất chợt xuất hiện trong rừng Tử Yên, khi chàng và A Tú đang thân mật trò chuyện và lạy nhau để cảm tạ lòng tốt của nhau, Đinh Bất Tam liền chận đường; Đinh Đang thì phóng đao kết liễu mạng sống A Tú. Núng thế, Cẩu Tạp Chủng bồng A Tú thi triển khinh công thượng thừa (nhờ nội lực vô cùng thâm hậu ) băng rừng lẫn trốn về động.
- Đến nơi thì chàng lại thấy Bạch Vạn Kiếm đang tử chiến với Đinh Bất Tứ : bên kiếm, bên quyền. Đinh Bất Tứ đánh tay không không địch lại, bị thương nhẹ ở hông, máu chảy khá nhiều; vừa lúc Đinh Bất Tam đến trợ chiến, đánh chết ba tên kiếm sĩ Tuyết Sơn và gây thương tích Bạch Vạn Kiếm, đang dồn Bạch Vạn Kiếm đến điểm thúc thủ. Cẩu Tạp Chủng nhảy vào can thiệp, đứng về phe Bạch Vạn Kiếm, sử dụng Kim Ô đao pháp, bên cạnh kiếm pháp Tuyết Sơn, tấn công Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ. Hai ông kiêu mạng nầy kinh hoàng thấy cả hai bị vây chặt giữa ánh đao và kiếm; cả hai đều bị thương, liền nhảy vội ra khỏi vùng đao kiếm trốn chạy vào rừng thoát thân...
- Bạch Vạn Kiếm hỏi Cẩu Tạp Chủng về lai lịch Kim Ô đao pháp. Chàng thành thật thuật lại các lời giảng dạy của Sử bà bà khiến Bạch Vạn Kiếm tức mình vung kiếm chém chàng.
Cẩu Tạp Chủng bị ép phải chiến đấu, hơn một lần " tha chết " cho Bạch Vạn Kiếm : Kim Ô đao pháp quả là có sức mạnh khắc chế và vượt hẳn kiếm pháp Tuyết Sơn. Bạch Vạn Kiếm rất bẽ mặt, bèn dùng mẹo đánh lừa Cẩu Tạp Chủng và thắng chàng một chiêu... rất là hạ cấp ! ...
B. Ý Kiến
1. Tâm và Tướng :
- Các cao thủ võ lâm đều nhận diện Cẩu Tạp Chủng qua cái thân tướng của chàng và qua kinh nghiệm giác quan thường nghiệm của mình nên đã nhận lầm chàng là Thạch Phá Thiên (Thạch Trung Ngọc) và làm phát sinh ra biết bao nhiêu rối ren cho xã hội.
- Chỉ một mình A Tú đầy đủ nhân duyên phân biệt rõ Cẩu Tạp Chủng và Thạch Trung Ngọc qua cái tâm , cái tình chân thật của chàng, và qua rung động con tim của chính mình. Sử bà bà cũng quan sát chàng qua biểu hiện cái tâm, cái tình của chàng và xác nhận chàng không phải là Thạch Trung Ngọc.
Cái tướng trạng không nói lên được sự thật, con người thật, điều mà Kinh Kim Cang đã nói: "Các tướng đều là hư dối" ( " Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng " ). Giá trị thật của con người là ở cái tâm. Giáo dục con người là giáo dục cái tâm, chuyển đổi cái tâm.
2. Tinh thần vô hại - hữu nghị :
- Kim Ô đao pháp của Sử bà bà gồm toàn những chiêu đầy nộ khí, sát thủ, dễ gây tử thương và tổn thương cho đối phương, sẽ chuốc lấy oán thù, cừu hận đe dọa an ninh cho bản thân , gia đình và bang phái. Vì thế, với thái độ sống của Cẩu Tạp Chủng và A Tú, A Tú bèn giới thiệu cho Sử Ức Đao chiêu " Bàng cổ trắc kích ": khi thấy rõ mình đã chiến thắng đối phương rồi, thì liền chém đông, chém tây cho người chung quanh loè mắt không thấy gì, rồi thu đao về mà nói rằng : " Kiếm pháp các hạ thật là tinh diệu, tại hạ khâm phục vô cùng. Hôm nay chúng ta bất phân thắng bại, giải hoà để kết bạn được chăng ? Vậy là đối phương hiểu ngay mình có ý nhường nhịn, lại không tổn thương đến thể diện, nhiều phần là họ kết bạn với đại ca ngay ". (tập.2,tr.239)
Đây là chiêu thức hữu nghị, kết bạn gọi là chiêu " Dĩ hoà vi quýù", tương tự lấy tình thương xoá bỏ hận thù của Phật giáo để xây dựng an lạc cho đời sống.
3. Bài học về sự phối hợp Kim Ô đao pháp và Tuyết Sơn kiếm pháp :
- Mỗi chiêu của Kim Ô đao pháp đều là khắc tinh của từng chiêu Tuyết Sơn kiếm pháp, nhưng khi đao và kiếm ấy liên thủ thì tạo thành một sức mạnh kinh hồn, nhất là đao pháp được sử dụng bởi nội lực thâm hậu của Sử Ức đao, đến nỗi hai đại cao thủ tuyệt luân Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ chỉ chịu đựng được vài chiêu đầu rồi đều bị thương suýt vong mạng, kinh hoàng lăn mình ra khỏi vòng đao kiếm cắm đầu tẩu thoát. Kim Dung viết :
"... Bạch Vạn Kiếm liền sử chiêu " Ám hương sơ ảnh ", trường kiếm vừa rung lên, kiếm quang đã xuất hiện trùng trùng. Đây là một chiêu tinh vi nhất trong kiếm pháp Tuyết Sơn, có thể đả thương đối phương bất cứ lúc nào, không thể biết để đề phòng. Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) cầm con dao chặt củi phạt ngang rồi rung động luôn mấy cái. Đó là chiêu " Bào ngư chi tứ ", nội lực xô ra cả bốn mặt tám phương.
Bỗng nghe hai tiếng la ối ối, vai Đinh Bất Tứ bị trúng đao, cánh tay Đinh Bất Tam bị trúng kiếm. Hai lão đột nhiên quay mình nhảy ra ngoài vòng. Đinh Bất Tam xoay lại nắm tay Đinh Đang lôi đi, chạy lẹ vào khu rừng phía đông, còn Đinh Bất Tứ chạy trốn về quả núi ở hướng Tây " ( tập 2, tr.262 )
Nếu Cẩu Tạp Chủng là mẫu hình tâm lý được phát triển theo tinh thần Phật học, thì " xen " đấu kiếm trên đã gợi ý rằng :
- Thiền chỉ và các định mà hành giả đắc được ( tương tự sự thành tựu " La hán phục ma thần công " ) sẽ thiếu tác dụng giúp ích cho tự thân hành giả và tha nhân, nếu không biết sử dụng nó để hành thiền quán mà cắt đứt hẳn các phiền não ( tương tự vận nội lực ra đao pháp và kiếm pháp ) cho mình và cho người.
- Nếu văn hoá Phật giáo được kết hợp và bổ sung cho một hệ văn hoá nào đó( tương tự việc Cẩu Tạp Chủng liên thủ với Bạch Vạn Kiếm ) thì sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời tạo ra một sức mạnh văn hoá đáng kể!

<< Phần 10 | Phần 12 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 726

Return to top