"Đằng sau mọi tài sản lớn đều là tội ác"
O.BALZACAmêrigô Bônaxêra ngồi Ở phòng ba tòa đại hình Niu York chờ xem công lý được thực thi và lưỡi gươm trừng phạt sẽ bổ xuống đầu mấy thằng mất dạy đã hành hung
thành thương tật và toan làm nhục con gái lão. Ngài chánh án uy nghi trang trọng vén tay áo thụng như sắp sửa tự tay mình trị tội hai thằng côn đồ đang đứng trước tòa. BỘ mặt sắt của ngài dầy khinh bỉ, cao ngạo, song Ở dây có một cái gì dó giả trá mà Amêrigô Bônaxêra đã nhận thấy bằng trực giác mặc dù còn chưa hiểu ra sự thể.
Hành động của các người là hành động của bọn cặn bã mạt hạng, - ngài chánh án lớn tiếng.
Đúng, Bônaxêra nghĩ bụng, dúng thế. lũ súc sinh. Loài dã thú. Hai thằng thanh niên tóc bóng mượt cắt đúng mốt, mặt mày sáng sủa lộ rõ vẻ ăn năn - hai đứa cúi đầu cam chịu.
Quan chánh án phán tiếp:
- Các người hành động như lũ dã thú trong rừng, may mà cô gái đáng thương chưa bị các người xâm phạm tiết hạnh, bằng không ta phải nhốt các người đủ hai chục
năm mới nghe. - Ngài dừng lại một lúc, cặp mắt cáo bên dưới đôi lông mày rậm rì nhíu lại dữ tợn đảo nhanh qua bộ mặt tái ngắt của Bônaxêra. Rồi càng sa sầm mặt với vẻ dữ tợn hơn, so vai như để kìm cơn giận tự nhiên, ngài kết thúc:
- Nhưng xét các người còn trẻ, trước đây chưa có tiền án, vả lại đều là con nhà tử tế, mặt khác luật pháp là cực kì sáng suốt, đặt ra không phải để trả thù, nên ta
tuyên phạt mỗi tên ba năm tù. Cho phép các người được hưởng án treo.
Chỉ nhờ thói quen bốn chục năm nghề nghiệp mới giúp ông chủ xe đòn Bônaxêra đủ sức ghìm cơn giận không để lộ ra ngoài mặt. Đứa con gái trẻ trung tươi tắn của lão giờ này vẫn phải nằm bệnh viện với cái xương hàm gẫy, thế mà bọn súc sinh kia lại được thả rông ngoài đường. Ra người ta diễn trò hề với lão. Đây, đám cha mẹ , họ hàng của chúng đang hớn hớ xúm quanh hai cậu quí tử. Bọn họ làm sao mà không hớn hở cơ chứ CỔ họng Bônaxêra đắng ngắt, nước dãi chua loét tứa ra đầy mồm đằng sau hai hàm răng nghiến chặt. Lão rút chiếc khăn tay phin nõn Ở túi ngực ra bịt mồm, đứng đực giữa lối đi, còn hai thằng khốn nạn thì trâng tráo đi ngang qua mặt lão, mồm nhếch lên cười nhạt, thậm chí còn không thèm nhìn đến lão. Lão để chúng đi qua mà không nói một lời, chỉ áp chặt hơn chiếc khăn vào mồm.
Cha mẹ chúng đi sau - hai bà và hai ông cùng trạc tuổi lão có diều ăn mặc ra dáng Mĩ nòi. Mấy người này nhìn lão có vẻ lúng túng nhưng đầy thách thức và đắc thắng ngấm ngãm.
Không nhịn nổi, Bônaxêra nhoài người ra hét lớn:
"Các người cứ chờ đấy, rồi các người sẽ được khóc như ta đã từng khóc"
Thấy vậy mấy ông luật sư di dằng sau vội đẩy các thân chủ tới chỗ mấy thằng con đang dừng lại hầm hừ như chực nhảy vào bênh bố mẹ. Một tay mõ toà to như hộ pháp vội chạy ra đứng chặn lối, sợ Bônaxêra làm liều Nhưng rốt cuộc chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Bao nhiêu năm làm ăn sinh sống Ở xứ này Bônaxêra luôn tin Ở pháp luật và trật tự kỉ cương. Dựa vào đâu thì ăn nhờ đấy. Ngay cả lúc này, tuy đầu óc lão cứ ong ong vì uất hận ngất trời, căm gan tức ruột chỉ muốn thửa ngay một khẩu súng bắn chết toi hai thằng chó cho hả, nhưng Bônaxêra vẫn phải cắn răng quay sang bà vợ đang ngớ ra chẳng hiểu ngô khoai gì hết.
- Người ta lỡm vợ chồng mình đấy, - lão nói. Lão im bặt,máu liều bốc lên. Lão quyết định dứt khoát, muốn đến đâu thì đến:
- Muốn có công lý thì phải đến kêu cửa ông Trùm Côrleône.
**********
Tại los Angeles, một mình giữa căn phòng de luxe sang trọng choáng ngườí trong khách sạn, Giônni Fôntêin cũng mượn rượu giảỉ sầu như bất kỳ một anh chàng mọc sừng nào Hắn nằm duỗi dài trên chiếc đi văng đỏ, cầm nguyên cả chai mà tu rồi úp mặt vào cái thố pha lê đựng đá liếm nước lạnh cho thông họng. Lúc đó là bốn giờ sáng, trí tưởng tượng mờ mịt hơi men của hắn đang hình dung cảnh hắn tẩn con vợ đĩ thõa lúc con kia về. Nếu như nó còn về. Muộn rồi chứ không thì phôn một cú đến cô vợ cũ hỏi thăm mấy đứa con cho đỡ sầu Không hiểu sao hắn không muốn gọi tới mấy đứa bạn, nhất là từ dạo công việc của hắn bắt đầu xuống dốc. CÓ thời được hắn gọi điện vào lúc bốn giờ sáng là bọn kia sướng lắm. Giờ thì chẳng ma nào thèm biết hắn. Mà kể cũng lạ, lúc hắn đang lên hễ mới hơi khó Ở một chút là các minh tinh sáng giá nhất nước Mĩ đã tới tấp hỏi thăm ngay. Hay thật. Hắn lại đưa chai rượu lên mồm, và rốt cuộc cũng nghe thấy tiếng chìa khoá xoay ngoài cửa. Giônni cứ ngậm
nguyên chai rượu cho tới khi vợ hắn vào phòng và dừng lại trước mặt hắn - xinh dẹp, con mắt tim tím mơ mộng lả lơi, gương mặt thần tiên, thân hình thon thả, óng chuốt. Cả triệu đàn ông khắp thế giới mê mệt Margo Estơn, chịu xì tiền ra để được ngắm ả trên màn bạc.
- Phất phơ đâu về? - Giônni lè nhè hỏi.
- à, đi ngủ với trai, - ả dáp.
Ả tính hơi nhầm, hắn chưa phải dã say khướt. Hắn nhảy chồm qua cái bàn con để báo, túm ngay lấy cổ áo dài của ả. Nhưng vừa kéo khuôn mặt thần tiên kia đến
gần thì bao nhiêu tức giận của hắn trôi tuột đi đâu mất, người hắn nhũn ra. CÔ ả tớn môi chế nhạo và lại một lần nữa tính nhầm, Giônni vung nắm đấm lên.
Cấm đánh vào mặt đấy nhé, - ả hét thất thanh, - người ta đang đóng phim đấy, Giônni!
Cú đấm trúng ngay ức làm ả ngã chỏng gọng. Hắn đè lên, đấm như bổ củi xuống vai, xuống hông, xuống cặp đùi mịn màng rám nắng. Hắn quần ả như ngày nhỏ vẫn nện bọn nhãi ranh thò lò mũi Ở "rốn hỏa ngục", tức là khu Ổ chuột của Niu york Đòn của hắn ngấm đáo để tuy không gây thương tích như gẫy răng, vỡ mũi.
Mà nói vậy chứ hắn còn nương tay. Hắn không thể làm khác được. Thế là ả lại cười vào mũi hắn. Ả xoạc cẳng nằm tô hô, lớp váy lụa thêu bên trong lộ ra, tru tréo: "Đây này, đánh nữa đi, đánh đi... ăn thua mẹ gì!"
Giônni chán ngán bò dậy. Tức anh ách mà không đánh được con đ - nó đẹp quá. Margo lật sấp người, nhẹ nhàng nhún mình bật dậy rồi vừa õng ẹo vừa nhè mồm
ra trêu như một con bé con: .
- Ê ê, đếch đau là ê ê dếch đau.
Rồi nghiêm mặt ánh mắt lộ rõ vẻ ngán ngẩm, ả nói thêm:
Chán mớ đời, mày đè đau cả bụng chị đây này, bé con ạ. Chà Giônni, mày suốt đời vẫn chỉ là con nghé con, đến cả làm tình cũng chẳng bằng đứa trẻ ranh. Mày tưởng như trong các bài mày vẫn rống ông ổng dạo trước đấy hả? - Ả lắc dầu. - Gà tồ? Thôi, khỏe nhé, Giôuni.
Ả vào phòng ngủ vá khóa trái cửa lại. Giônni ngồi bệt xuống sàn, tay bụm mặt. Uất ức, nhục nhã, thất vọng ê chề. Nhưng vốn là đứa trẻ lang thang trong khu Ổ chuột Niu York, cuộc đời chìm nổi ngày xưa đã giúp hắn sống sót trong miền rừng hoang
Hôliut, bây giờ lại thức tỉnh hắn cầm máy gọi taxi ra sân bay. Còn một người có thể cứu hắn. Miễn là về được Niu York gặp người ấy - kẻ duy nhất giúp hắn tìm được
sức mạnh và sự khôn ngoan mà lúc này hắn đang thiếu, một người thực sự yêu thương hắn. ĐÓ là BỐ Già của hắn, ông Trùm Côrleône.
**********
Bác thợ bánh Nadorin hồng hào tròn xoay như những chiếc bánh kiểu Italia nở phồng của bác. Người vẫn dính đầy bột mì, bác lừ mắt nhìn bà vợ và cô con gái đến tuổi cập kê rồi quay sang gã giúp việc Endo, đã kịp đóng bộ quần áo đính băng vải có hai chữ Tù binh viết tắt màu xanh, đang lo ngay ngáy sợ muộn giờ điểm danh tối Ở trại trên Đảo Thống đốc. Giống như hàng ngàn tù binh Italia hàng ngày đến làm cho các chủ Mĩ sau khi đã cam đoan, Endo sống nơm nớp, chỉ sợ mất cái đặc ân ấy thì meo. Vì thế nên cái màn hài kịch đang diễn ra Ở đây đối với anh quá ư là nghiêm trọng.
- Chú định để tai tiếng cho gia đình tôi đấy phỏng? - Nadorin gầm gừ. - Chiến tranh sắp hết, chú định tương cho con bé nhà tôi một món quà kỉ niệm chứ gì? Rồi sau
thế nào thì ai còn lạ gì nữa: nước Mĩ thúc cho chú một gối vào đít là chú mình phới luôn về Xixili đếm rệp Ở quê nhà hả ?
Endo, người lùn tịt, chân cẳng ngắn ngủn,vội ấp tay lên ngực như muốn khóc, tuy vậy vẫn tỉnh lắm:
- Padrone, thề có Đức Mẹ đồng trinh, nào cháu có dám lấy oán trả ân bác đâu. Cháu yêu thương con gái bác thực bụng, đời nào lại dám sàm sỡ. Tiện đây, xin bác cho cháu lấy cô ấy. Cháu thực không nên không phải, song nếu người ta trả cháu về Italia thì bao giờ cháu mới sang Mĩ được? Nếu vậy ngày nào cháu với Katarina mới
nên vợ nên chồng ?
Bà Philômena vợ bác không thích dông dài, nói toang toác luôn:
- Đừng có mà ngốc thế, bố nó - bác ta bảo ông chồng - Làm thế nào thì bố mày biết rồi đấy. Thằng Endo cứ để nó Ở đây, có gì bố mày đưa nó sang chỗ bà con mình bên Long Ailơnđ gửi gắm ít lâu xem sao đã.
Katarila khóc lên khóc xuống. Người đã béo trục béo tròn, mép lại lấm tấm tí ria, nó có đẹp đẽ gì cho cam. Biết tìm đâu một tấm chồng điển trai bằng Endo bây giờ. Lấy ai mà xoa bộ ngực tú ụ của nó cho nồng nàn và mơn trớn như chàng?
- Tôi về Italia tôi Ở cho bố trắng mắt ra! - NÓ giãy nẩy lên với ông bố.- BỐ mà không giữ anh ấy lại thì tôi bỏ bố tôi đi ? Hư. . . h ư. . .
Nadorin tinh quái nhìn nó. Con bé nhà mình gớm thật Bác đã trông thấy hễ mỗi lần thằng bé phải lách qua sau lưng nó để xếp bánh vào giỏ là y như rằng con ranh lại miết bàn tọa vào người thằng kia sát sạt. Cứ cái đà này không khéo thằng lỏi còn lách vào tận đâu ấy chứ. - Nadorin thầm cho phép mình nghĩ bậy. - Phải giữ thằng Endo lại Mĩ, phải xoay cho nó cái quốc tịch. Và chỉ có một người làm nổi việc ấy. BỐ Già. ông Trùm Côrleône.
*************
Ba người này cũng như nhiều người khác đã nhận được thiếp chữ vàng mời dự đám cưới miss Cônxtanxia Côrleône vào ngày thứ bảy cuốl tháng tám năm 1945.
ông Trùm Côrleône, bố cô dâu, không bao giờ quên bạn bè và bà con chòm xóm cũ mặc dù ngày nay ông đã nhà cao cửa rộng và đã chuyển sang mãi bên mạn Long
Ailơnd rồi. Khách khứa cũng sẽ sang cả đấy, và cuộc vui dĩ nhiên phải kéo hết ngày. Sau này tha hồ có chuyện mà kể nhé! Chiến tranh với Nhật vừa mới chấm dứt và nỗi lo sợ cho mấy đứa con đi trận không còn cồn cào quấy rầy mọi người vui chơi nữa. Mà muốn vui thì còn gì cho bằng đám cưới!
và thế là thứ bảy đó bạn bè ông Trùm Côrleône từ Niu York ùn ùn kéo sang góp mặt trong ngày lễ gia đình. Ai nấy đều có quà mừng: một phong bì dày chặt tay lèn đầy tiền. Tiền mặt chứ không có séc siếc gì hết.
Một danh tbiếp bỏ kèm theo phong bì chứng nhận nhân thân người mừng và mức độ kính trọng của người đó đối với ông Trùm. Mà kính trọng cũng đáng thôi.
ông Trùm Vitô Côrleône là người hào hiệp, ai cũng tìm đến nhờ giúp và chưa người nào phải về không. ông không hứa suông, không quanh co thoái thác kiểu "tôi thì đã đi dến đâu, thiếu gì người còn mạnh bằng vạn".
Mà không nhất thiết ông có được anh coi là bạn của anh hay không, cũng chẳng quan trọng là anh không có gì dể đền dáp lại ông. Chỉ cần một điều là anh, tự anh phải coi mình là bạn của ông. Bấy giờ dù anh có trơ thân kiết xác đến đâu, ông Trùm vẫn lo như lo cho chính mình, không có gì ngăn nổi ông giúp người trong hoạn nạn. Nhưng để được đền đáp cái gì? Tình thân, danh hiệu ông Trùm - đôn - trọng vọng, và lâu lâu lại thân mật tôn xưng "Bố Già" cho gần gũi. Gì nữa? Thì đại khái mấy món quà mọn như một hũ rượu tự cất, một giỏ bánh taralles - một loại bánh xèo - mới làm nhân dịp Giáng sinh. hoàn toàn là biểu hiện tôn kính chứ tuyệt nhiên không phải quà cáp hối lộ. Dĩ nhiên, như phép lịch sự tối thiểu đòi hỏi, anh không thể không nói những lời hứa hẹn rằng anh là kẻ chịu ơn ông, rằng bất kể lúc nào ông Trùm cũng có quyền đòi hỏi Ớ anh những việc làm vừa sức để trả ơn.
Ngày gả con là ngày trọng đại, Don Côrleône thân ra tận cửa đón khách. Toàn khách quen, nhiều người nhờ ông mới ấm no đề huề nên trong ngày vui của gia đình họ không e ngại gọi ông là BỐ Gíà. Gíúp đám toàn là người mình, bưng mâm rót rượu, nấu nướng thức ăn hay trang hoàng dọn dẹp - chăng các băng xúc xích khắp khu vườn rộng mênh mông - đều do một tay bạn bè làm giúp.
Dù khách là ai - bậc phú gia địch quốc hay hạng áo miếng quần manh, thần thế ngang trờl hay dân đen con đỏ - ai ông Trùm cũng tiếp đón niềm nở không chút đơn
sai. ĐÓ là chỗ khác người của ông. Mọi người đồng thanh khen lấy khen để chiếc áo đuôi tôm của ông cắt khéo, cứ nhao nhao cả lượt, ai không biết cứ tưởng ông Trùm
là chú rể ấy chứ.
Đứng bên ông Trùm ngoài cửa là hai trong số ba đứa con trai ông. Người con cả tên là Xantinô nhưng ngoài ông bố ra ai cũng gọi là Xônni. Các bậc cha chú bệ vệ người Italia nhìn hắn với vẻ e dè, còn bọn trẻ thì phục lăn phục bò. Dân gốc Italia mới Ở Mĩ một đời mà được như hắn có thể kể là khá - to vâm rắn rỏi như bò mộng, tóc lại xoăn tít xù lên nom càng cao hơn. Mặt hắn trông như cái mặt nạ phình ra của thần ái tình: đường nét tuy đều đặn đấy, song môi cứ cong tớn lên rõ ra tuồng hiếu sắc, cái cằm thẳng xẻ lõm làm người ta cứ có những liên tưởng không mấy lịch sự. Nghe nói vợ hắn khiếp cái khoản kia của hắn lắm, mọi người còn đồn đại rằng dạo còn đương trai mỗi lần đi nhà thổ hắn phải trả gấp đôi tiền vì nó.
Ngay trong tiệc cưới này lắm bà lắm cô Italia thẳng giò rộng miệng, chồng con đàng hoàng rồi mà còn liếc ngầm anh Xônni bầng con mắt dạn dĩ, so đo. Nhưng hôm nay có liếc ngắm cũng vô ích. Hôm nay Xônni đang mải nhắm nhe chỗ khác, bất chấp chị vợ cùng ba đứa con hắn cũng Ớ ngay đấy. Hắn ngắm Luxi Manchini, bạn thân nhất của cô dâu, và cô nàng cũng biết tỏng chuyện đó. áo dài phù dâu màu hồng, mái tóc đen nhánh đội một vòng hoa tươi, cô nàng ngồi bên bàn ngoài vườn. Suốt một tuần chuẩn bị đám cưới, thấy mặt anh Xônni đâu là cô nàng õng ẹo đấy, rồi sáng nay trước bàn thờ cô ta còn bấm tay anh chàng một phát. Gái chưa chồng bạo đến thế là cùng.
Luxi nào có quan tâm gì tới chuyện Xôuni không bao giờ sánh ngang được với ông bố. Đối lại, Xônni đã khỏe lại can trường. Và ai cũng biết hắn hào phóng và không để bụng thù dai. Thật ra so với ông Trùm thì Xônni thiếu đứt cái nết nhún nhường và tự chủ nên hay có những hành động nông nổi. Và tuy hắn là phụ tá đắc lực của ông Trùm trong công việc làm ăn, nhưng ít ai nghĩ rằng một ngày kia hắn sẽ là người kế vị.
Thằng con thứ Phredericô - thường gọi là Phred hay Phredô - là đứa con mà bất kì người Italia nào cũng ao ước Lễ phép, hiếu thảo, luôn luôn biết vâng lời, ba chục
tuổi đẩu mà hắn vẫn Ở chung với bố mẹ. Tầm thước, lẳn người, hắn không được diển trai cho lắm tuy vẫn phảng phất nét đa tình của dòng họ: mớ tóc xoăn, bộ mặt tròn, đường môi cong lẳng lơ. Cái thằng lì bì ấy thực sự là
chỗ dựa của ông bố, không cãi lại bố một câu, không bao giờ làm ông bực mình vì những chuyện trai gái lăng nhăng. Song hắn lại không có được cái sức lôi cuốn hoang dã, cái tài thu phục người ta như thôi miên mà một thủ lĩnh nhất thiết phải có. Vì lẽ dó nên cả Fređô cũng không được xếp vào chân nối nghiệp ông Trùm.
Con trai thứ ba, Maicơn Côrleône, không thấy có mặt bên cạnh bố và các anh. Anh ngồi Ở bàn mãi tít góc vườn, nhưng tuy thế vẫn cứ không thoát khỏi những ánh mắt tò mò của mọi người.
Maicơn là út trong số các con trai ông Trùm - và là người duy nhất không chịu sự quản chế của ông bố quyền uy Khác với các anh, Maicơn chẳng thừa hưởng tí nào
những đường nét nặng nề lẫn dung mạo đa tình, còn mái tóc đen như hắc ín của anh thì thẳng chứ không xoăn. Da bánh mật mịn màng, con gái khối cô phát ghen, mà nói chung các đường nét của anh thanh tú chẳng kém gì con gái, thành thử có dạo ông Trùm đã lo thằng bé lớn lên có đáng mặt đàn ông hay không.
Năm mười bảy tuổi Maicơn Côrleône đã đánh tan mối lo ngại của ông.
Hôm nay cái thằng con thứ ba ấy ngồi tít tận chiếc bàn xa nhất, cố tình nhấn mạnh khoảng cách giữạ anh với ông bố và gia đình mình..Ngồi cạnh anh là cô bạn gái người Mĩ chính gốc mà trước đó chưa ai trông thấy, mặc dù mọi người đều đã nghe nói tới, Maicơn lịch sự có thừa - anh chững chạc giới thiệu cô với mọi người, kể cả người nhà của anh nữa. CÔ gái không gây được ấn túợng gì đặc biệt. Hơi gầy, tóc sáng, cử chỉ quá phóng túng tuy tuổi còn non choẹt, vả lại đàn bà con gái mà mặt mũi thông minh linh lợi thế kia cũng chẳng để làm gì Tên họ cũng như người ngoài, nghe cứ chối cả tai: Kêi Ađamx. Cứ cho là cha ông cô đã đến nước Mĩ từ hai trăm năm nay và Ở đây họ Adanlx là một họ thường gặp đi - nhưng người ta thiết quái gì chuyện ấy?
Ai cũng thấy ông Trùm làm như phớt thằng con út. Chả là trưởc chiến tranh ông cũng cưng anh lắm và rõ ràng muốn anh kế nghiệp cai quản việc nhà sau này.
Anh có đủ cái sức mạnh điềm tĩnh và trí lực hơn người của ông bố - cái nghệ thuật bẩm sinh biết hành động khiến mọi người muốn hay không cũng phải kính phục.
Nhưng thế chiến thứ hai bùng nổ một cái là Maicơn hăng hái nhảy luôn vào lính thủy đánh bộ, bất chấp ông già có đồng ý hay không.
Ai chứ Don Côrleône đời nào lại muốn thằng con đi chết mất xác để phục vụ cho một đất nước xa lạ với nó.
Và ông không chịu khoanh tay ngồi nhìn - các thầy thuốc được lót tay, mọi khoản được ngấm ngầm biện đủ. Phải tốn kém không biết bao nhiêu để lo lót, nhưng Maicơn vừa tròn hai mốt, anh muốn tự mình quyết định cuộc đời mình. Anh đăng lính và vượt đại dương đi trận, leo đến đại úy, ngực lủng lẳng huân chương. Năm 1944 tạp chí Life đăng ảnh anh kèm theo một bài phóng sự ca ngợi chiến công. Một người quen đưa cho Don Côrleône xem tờ tạp chí (người nhà thì đố có dám) và ông dè bỉu:
- Cái thằng, chọc trời khuấy nước, chung qui chết để đứa khác nó hưởng.
Đầu năm 1945, sau khi lành vết thương thì Maicơn giải ngũ, anh đâu ngờ đó là ông bố lo. Anh Ở nhà chừng ba tuần lễ, sau dó chẳng hỏi han ai, cứ lẳng lặng nhảy vào đại học Dartmut Ở thị trấn Hanôvơ bên Niu Hampsire và bỏ nhà di tuốt. Mãi bây giờ mới chịu mò về dự cưới cô em, nhân thể đưa cô vợ tương lai tới ra mắt - một cô gái người Mĩ bệch bạc như vải phai màu.
Maicơn lo thù tiếp Kêi Ađamx, lôi đời thực của các ông khách độc đáo nhất ra mua vui cho cô. Anh cũng thấy thú nhìn cô háo hức muốn biết những tay quái kiệt ấy- anh rất mê cái ham hiểu biết của cô trước tất cả những gì mới lạ.
Một nhúm người đứng tách riêng bên cái thùng gỗ đựng rượu nhà cất đã khiến Kêi để ý. Maicơn nhận ra Amêrigô Bônaxêra, bác chủ lò bánh Nadorin; Antôni Côppla và Luca Bradi. Kêi tinh mắt nhận thấy đám mấy người này dường như đang lo lắng điều gì. Mai cơn nhếch mép cười:
Chứ lại không lo. Người ta đến nhờ vả đấy mà. HỌ chờ lúc thuận tiện để gặp riêng bố anh đấy.
Mà thật - ông Trùm Côrleône đi đến đâu là cả bọn cùng đưa mắt nhóng theo, trông vào biết ngay.
ông chủ nhà đang đứng đón khách ngoài cửa thì phía bên kia quảng trường lát đá nằm cuối đường cây có một chiếc Chevrolet đen"xồ tới. Hai người ngồi ghế trước rút
sổ tay ghi từng số xe một không chút giấu giếm. Xônni quay sang bố:
- Cớm, bố ạ.
ông Trùm nhún vai:
- Tao có cai quản cái phố này đâu, ai làm gì kệ người ta chứ.
Xônni nổi máu. "Mấy thằng khốn, không biết nể mặt ai hết?" Hắn đùng đùng nhảy mấy bậc cửa, chạy ra chỗ chiếc xe đen, hùng hổ quát tháo. Tay cảnh sát chìm
điềm nhiên chìa thẻ hành sự. Xônni gờm gờm lùi lại, nhằm cửa sau xe nhổ một bãi nước bọt rồi quay lưng thủng thẳng đi. Hắn cố chọc tức cho bọn kia đuổi theo
vào nhà là ăn đòn hội chợ, nhưng hai thằng vẫn tỉnh như không Xônni bước lên thềm cằn nhằn:
Bọn FBI đấy. NÓ ghi hết số xe, bố ạ.
Chuyện đó ông Trùm đã biết thừa rồi. Chẳng phải vô cớ mà các bạn bè thân thiết và các ông khách quan trọng đã được báo trước không nên đến bằng xe của mình. Thằng Xôuni chỉ được cái phổi bò hay gây chuyện, nhưng xét cho cùng thì cũng hay. CÓ thể bà con anh em mới thấy mình thật lòng, không phải e ngại mình mời cớm đến.
Nhưng ông Trùm thì không bực. Từ lâu ông đã hiểu rằng ngoài đời một bước đi là một chuyện ngang tai trái mắt, nhưng vẫn cứ phải nhịn, phải tự an ủi rằng nếu biết ẩn nhẫn chờ thời thì thế nào cũng có ngày một kẻ hèn yếu vẫn trả thù được những đứa có quyền thế. Cái chân lí giản đơn ấy đã giúp ông tránh được cái thói cương cường mà biết khôn ngoan nín nhịn khiến những người gần ông đều phục sát dất.
Trong vườn nhạc đã nổi. Khách mời đã đủ mặt. Don Côrleône quên luôn chuyện đám khách không mời, cùng hai thằng con vào tiệc cưới.
Trong khu vườn rộng có đến vài trăm người: số nhảy nhót trên sàn gỗ kết hoa, số quây quần bên các bàn dài bày đầy những món ăn vừa thơm vừa cay, những bình
lớn đựng thứ rượu nhà làm đen như mực. CÔ dâu Cônni Côrleône long trọng ngồi sau cái bàn ngập hoa và một bục gỗ cao cùng chú rể, với cô bạn thân nhất và các phù
dâu phù rể. Đám cưới tổ chức theo lối dân dã như xưa nay vẫn làm Ở Italia. CÔ dâu không khoái kiểu này nhưng vẫn phải bấm bụng chịu - nguyên chuyện kén chồng cô cũng đã làm ông bố không vui rồi.
Chú rể Carlo Ritdi chỉ là dân Xixili về đằng bố, bà mẹ sinh trưởng Ở miền Bắc Italia nên cậu con được thừa hưởng của bà ta mái tóc hung và cặp mắt xanh ve. BỐ mẹ hắn hiện đang Ở Nêvađa, còn Carlo vì có những trục trặc gì đó với pháp luật nên mới phải mò đến Niu York đến đây hắn gặp Xônni Côrleône và qua ông anh"mà chớp được cô em. ông Trùm lẽ dĩ nhiêrl phải phái ngay mấy đứa tin cẩn đi Nêvada và bọn kia báo về rằng chuyện bất hoà với cảnh sát là do Carlo trẻ người non dạ nhỡ dính vào một vụ súng ống nào đó không có gì ghê gớm, biên bản muốn rút lúc nào cũng dược, và thằng bé vẫn sạch sẽ như không. Đồng thời người của ông cũng thông báo cho don Côrleône những tin tức tỉ mỉ về các sòng bạc công khai dưới Nêvađa. ông Trùm nghe các báo cáo đó rất chăm chú và từ đấy tới giờ vẵn suy tính mãi chuyện này. Bí quyết thành công của ông Trùm là bất luận cái gì ông cũng moi được món lợi ngon ăn.
Cônni Côrleône thực ra không đẹp, lúc còn con gái trông thì thanh mảnh, nhưng lấy chồng ít năm sẽ phị ra ngay. May nhờ tuổi trẻ, lại có bộ áo cô dâu trắng muốt nên trông cũng xinh ra. Ngồi bàn hoa mà tay cô cứ luồn xuống cấu đùi chú rể, môi chúm chím hôn gió.
Cônni đắm đuối nhìn chồng không chán mất. Từ bé Carlô đã phải nai lưng trên sa mạc làm việc đỡ đần cha mẹ. Lao động nặng nhọc ngoài trời đã giúp hắn bơm căng các cơ bắp trâu bò, chiếc áo cưới cứ chực rách trên đôi vai lực lưỡng của hắn. Hắn đắc chí thấy vợ ngưỡng mộ mình, nên chốc chốc lại rót cho cô một cốc rượu, săn sóc cô với vẻ chiều chuộng trưng ra, cứ như hai đứa đang sắm hai vai tuồng không bằng. Và làm như tình cờ hắn ngắm nghía cái túi lụa căng phồng những phong bì đeo trên vai phải cô dâu. Bao nhiêu thế nhỉ? Mười ngàn?
Hai chục? Carlô Ridi giấu nụ cười. Thế là được rồi, mới đầu cứ thế đã. Người ta lấy công chúa đàng hoàng chứ không phải lông vịt đâu. Bây giờ hắn chỉ việc nằm dài, muốn hay không, họ vẫn cứ phải cung phụng hắn như thường
Trong đám khách có một gã nhanh trai ăn mặc bảnh chọe, một chú chuột đầu đen, cũng đang đưa mắt sờ mó bọc tiền lụa. Theo thói quen nghề nghiệp, Pôli Gattô đang nhắm xem đỡ "miếng dấm" kia cách nào cho êm. Rỗi hơi thì mơ mộng tí chơi, bố bảo Pôli cũng chả dám động thủ - đại để cũng giống bọn nhóc dùng súng gỗ diệt xe tăng ấy mà. NÓ nhìn sang sàn nhảy thấy lão xếp già béo Pitơ Clemenxa của hắn đang xoay thật lực một ả gà mái trong điệu nhảy tarantella thô tục, Trông đồ sộ phục phịch là thế mà Cìemenxa nhảy lại khá và rất hăng, làm khán giả vỗ tay tán thưởng ầm ấm. Các bà cô sồn sồn cứ bám tay áo lão mà đòi nhảy chung.
Cánh trẻ kính nể lùi ra lấy chỗ cho lâo và vỗ tay hòa theo tiếng manđôlin cuồng nhiệt. Cuối cùng Clemenxa hết hơi ngã phịch xuống ghế. Pôli liền tay bưng dến cho
lão một cốc vang đen ướp đá, lấy khăn lau cái thân xác khủng long dầm dề mồ hôi của lão.
- Thôi đủ, đừng quên việc của mày đấy, - Clemenxa vừa thở vừa lấm bầm.- Mày đi rảo một vòng xem có ổn không.
Pôli biến luôn vào đám đông.
Bốn nhạc công cũng xả hơi, kéo nhau di nhấp giọng. Một gã trai trong đám nhảy, Ninô Valenti, vớ ngay cây đàn manđôlin, gác chân trái lên ghế và cất một bài ca
ỡm Ờ xứ Xixili. BỘ mặt đẹp trai của Ninô hơi xệ ra vì ma men - mới giờ này gã đã kịp nốc được kha khá rồi.
Mắt đảo lia lịa, gã đánh lưỡi khoái trá đẩy ra mấy câu tục tĩu Đám đàn bà cấu nhau chí chóe, cánh đàn ông hào hứng hòa theo Ở mỗi đoạn cuối của điệp khúc.
Dolz Côrleône xưa nay có tiếng đứng dắn cũ kỹ nhưng không vì thế mà bà vợ béo lùn của ông không dám hò hét thoải mái cùng mọi người nên đã ý tứ rút lui vào trong nhà. Được dịp Xônni sà ngay vào bàn cô dâu chú rể với Luxi Manchini. Chảng có gì phải lo cả: vợ hắn đang bận túi bụi dưới bếp trang điểm chiếc bánh cưới.
Xônni ghé tai Luxi thì thầm gì dó mà cô ta đứng dậy đi liền. Ngồi lại một tí cho phải phép, Xônni cũng lững thững theo hút cô nàng đi qua đám đông, chốc chốc lại làm bộ đứng lại tán phét với ai đó mấy câu.
Hàng trăm con mầt nhìn theo hai người. CÔ phù dâu xinh xẻo đã Mĩ hóa kha khá sau ba năm đại học, được coi là loại gái đã "gì" rồi. Khẽ nhấc gấu áo dài hồng miệng cười gượng gạo vờ vịt, Luxi lẻn vào nhà và nhẹ chân tót ngay lên lối cầu thang vào phòng vệ sinh. Một lát sau vừa mới thò đầu ra đã thấy Xônni đứng chực sẵn và kéo tuột cô ta vào lòng.
Cái trò dấm dúi này có một người biết hết từ đầu đến cuối: từ cánh cửa sổ khép hờ trong văn phòng của ông Trùm Ở góc nhà, Tôm Haghen theo dõi cuộc vui ngoài vườn. Sau lưng y là những dãy giá cao kê sát tường bày đầy sách luật. Haghen là luật sư riêng của ông Trùm, hiện đang tạm kiêm luôn chức cosigliori - tức là cố vấn - vì thế y nắm giữ luôn trọng trách hàng đầu trong nhà ông Trùm. Trong gian phòng này y đã cùng ông Trùm giải quyết không ít những chuyện hóc búa; còn bây giờ, khi thấy BỐ Gỉà rời đám khách đi vào nhà, y hiểu rằng cưới thì cưới, hôm nay vẫn cứ làm việc như thường. ông Trùm sằp sửa vào ngay văn phòng đấy. Haghen nhíu mày nghĩ xem có nên lộ chuyện Xônni vừa rồi cho ông biết không.Không, không nên, làm thế thì bằng giết Xônni còn gì. Y quay lại và cầm tờ danh sách ghi tên những người xin gặp ông Trùm nằm trên bàn lên. Don Côrìeône bước vào, Haghen bèn đưa tờ giấy cho ông. BỐ Già gật gù:
- Để Bônaxêra lại cuối.
MỞ cánh cửa kính, Haghen bước thẳng đến chỗ những kẻ xin gặp vẫn đang xúm xít bên thùng rượu. Y ra hiệu gọi bác thợ bánh Nadorin béo tròn.
ông Trùm đón bác bằng một cái ôm hôn thắm thiết. Lúc bé hai người vẫn chơi với nhau, lớn lên là bạn của nhau. Hàng năm cứ đến Phục sinh thì nào bánh sừng bò to như bánh xe, nào bánh phồng tiểu mạch vỏ vàng ươm như lòng đỏ trứng gà lại được chở đến nhà Don Côrleône. Vào lễ Giáng sinh hay những dịp sinh nhật. Nadorin lại chứng tỏ lòng thành của mình bằng những chiếc bánh ngọt nhiều tầng hay bánh nướng phết kem.
Dù phất to hay túng bấn, năm nào Nadorin cũng đóng đầy đủ không hề kêu ca tiền hội phí cho nghiệp đoàn thợ làm bánh do ông Trùm sáng lập thời còn trẻ. Và trừ mấy cái phiếu đường thời đói kém bác chưa hề xin xỏ đòi hỏi một cái gì. Tình bạn chung thủy keo sơn như vậy thì ông Trùm chỉ chờ có dịp là vui vẻ giúp liền. ông chủ nhà mời bác hàng bánh một điếu xì gà ngon, tự tay rót mời cốc rượu vàng sánh và đặt tay lên vai bác tỏ vẻ khích lệ. Qua kinh nghiệm của mình, ông quá biết phải can đảm thế nào người ta mới dám mở mồm mà cầu xin.
Bác hàng bánh kể lại chuyện con gái mình với Endo. Đằng thẳng ra thì thằng bé nó cũng đóng góp cho chiến thắng của Hoa Kì đấy chứ? Còn bây giờ chiến tranh kết
thúc rồi, thằng bé khốn khổ nếu bị tống về Italia thì con gái bác cũng đến tương tư mà héo hon mất thôi. Chỉ có BỐ Già Côrleône mới giúp nổi đôi trẻ, mọi sự trông cậy vào ông cả đấy.
Nadorin vừa dứt lời, ông Trùm liền cười thân mật:
- CÓ gì mà ông bạn lo quá thế
Đoạn ông trình bày tỉ mỉ cách làm. Trước hết phải đưa đơn lên ngài dân biểu của quận nhà, ngài sẽ đưa một dự luật ra quốc hội xem xét cho phép Endo được nhập quốc tịnh Mỹ Dự luật này thể nào cũng được chấp nhận, có điều hơi tốn tiền một chút,theo thời giá thì cỡ hai ngàn đô la. ông sẽ bảo dảm lo xong việc và nhận chuyển món tiền lo lót đến đúng tay. ông bạn có đồng ý vậy không?
Nadorin gật lia lịa. Phải thôi, bác cũng nghĩ đâu có nước dãi suông mà được. Nói nghe mới ghê chứ - nghị quyết đặc biệt của quốc hội cơ mà! To chuyện chứ chơi đâu Nadorin cám ơn rối rít, suýt tí nữa thì khóc òa lên.
Doll Côrleône đưa bác ra cửa và dặn phải chuẩn bị luôn đi là vừa. Sẽ có người thông thạo đến tận lò bánh của bác bàn bạc mọi chi tiết. lo kiếm các thứ giấy tờ cần thiết Ra đến cửa, hai người lại ôm nhau rồi Nadorin ra khuất trong vườn.
Haghen nhìn ông Trùm, mìm cười.
- Nadorin bỏ vốn ra cũng đáng lắm. Vừa được chàng rể, vừa được thằng phụ việc. Thế mà chỉ mất hai ngàn bạc.
Mềm quá! - Y ngừng lại. - Việc này mình giao cho ai ạ?
ông Trùm nhíu trán suy nghĩ.
Để người Xixili nhà mình làm là không ổn rồi. Phải bảo thằng cha Do Thái Ở quận bên vậy. vì thế mày phải thay địa chỉ Nadorin đi mới được.Hết chiến tranh, tao nghĩ những vụ kiểu này sẽ không ít đâu, phải gài thêm người về tận Oasinhtơn để khỏi có trục trặc và bị chẹt giá.
Haghen ghi vào sổ tay: "Bỏ dân biểu Guticô, dùng thử Fisơ .
Người thứ hai bước vào là Antôni Côppôla, cũng là chỗ con cháu nhà - xưa kia bố hắn cũng làm phu hỏa xa với ông Trùm thuở còn hàn vi. Việc hắn nhờ cũng giản dị hơn nhiều - cu cậu cần năm trăm đô la để mở tiệm bánh rán, phải mua sắm vật dụng linh tinh mà không đào đâu ra tiền. CÓ vậy thôi? ông Trùm móc ví đếm, thấy chỉ vừa vặn bốn trăm, bèn quay sang Haghen:
- CÓ tiền tao vay một trăm. Sáng thứ hai ra nhà băng mày nhớ nhắc nhé.
Thấy vì mình mà BỐ Già phải ngửa tay đi vay, Côppôla cuống cuồng định bảo thôi, nhưng ông Trùm đã vỗ vai âu yếm:
- Mày thông cảm, đám cưới cũng tốn, nên bác không sẵn tiền mặt.
Haghen rút túi ra bù đủ năm trăm. Đưa Côppôla ra cửa mà y cứ lắc đầu lè lưỡi phục BỐ Già khéo xử. Đường đường là ông Trùm mà phải vay tiền cho cu cậu thì cu cậu cảm động để đâu cho hết! Mới biết triệu phú như ông Trùm chỉ có một.
Doll Côrleône lại nhướn mày. Haghen đón ý, nói:
- Cháu không ghi sẵn, nhưng Luca Bradi xin vào gặp bác. Hắn muốn thân đến mừng bác nhưng quan viên hai họ đông quá, hắn sợ người ta thấy e không tiện.
Một nét không vui thoáng qua trên mặt ông Trùm:
- CÓ nhất thiết phải tiếp không
Haghen nhún vai:
- Bác hiểu hắn hơn cháu. Cháu chỉ có thể nói rằng hắn rất cảm động khi được mời dự cưới. Hắn không ngờ lại được vinh dự như vậy. CÓ lẽ hắn muốn bày tỏ lòng biết ơn đấy thôi.
ông Trùm hất bàn tay ra ý hiểu và cho phép gọi Luca Bradi vào.
Ngồi ngay vườn nhìn các khách khứa, Kêi Ađamx để ý ngay đến Luca Bradi vì cái vẻ hung hãn khủng khiếp dường như in hẳn vào mặt gã đến tận chân da. CÔ hỏi Mai cơn xem gã là ai. Đưa Kêi đến đám cưới, Mai cơn có dụng ý cho cô bạn dần dần biết rõ sự.thật về ông bố của mình để cô khỏi đột ngột. Tới giờ thì hình như Kêi chỉ coi ông Trùm là người làm ăn, tuy có lẽ hơi khác thường một chút. Maicơn quyết định đưa cô đi theo đường vòng. Anh bảo trong trong giới giang hồ cả nước khó có một nhân vật nào đáng gờm hơn Luca Bradi.
Nghe nói chỗ độc đáo trong tài năng của hắn là biết cách giết người như ngóe, chỉ một tay khỏi cần ai trợ giúp, điều đó làm cho các nhà chức trách gần như không
có cách nào để lần mối phát hiện và trừng phạt kẻ Sát nhân. Nói đoạn, Mai cơn trề môi ra.
- Không rõ có thật như vậy không, chỉ biết hắn trung thành với ông già lắm, không hiểu vì lý do gì:
Mãi đến đấy Kêi mới láng máng hiểu ra. CÔ hỏi nửa đùa nửa thật, chưa hẳn tin lắm
Anh định bảo một người như vậy mà làm việc cho ông già anh à?
Thôi thì úp mở làm quái gì, Mai cơn nghĩ bụng, nói toạc móng heo nó đi cho xong. Anh đáp:
- Chừng mười lăm năm trước có người tính cướp mối nhập khẩu dầu Ô - liu của ông già. Bọn kia toan giết ổng,
may mắn ông mới thoát chết. Thế là Luca Bradi mới đi thăm hỏi đám kẻ thù của ông già. Nghe nói trong vòng nửa tháng, hắn đã hạ liền sáu mạng, nhờ đó bọn kia mới bỏ cuộc.
Mai cơn vừa nói vừa cười như kiểu nói đùa. Kêi rùng mình.
- Mà có thật bọn găngxtơ định giết ông già không đã?
- ấy là chuyện mười lăm năm trước, - Mai cơn đáp - Từ Đấy đến giờ chẳng có gì cả? im lặng lắm.- Anh bắt đầu lo cho mình đã đi quá xa.
- ông tướng lại trộ người ta đấy chắc, - Kêi nói.- Muốn đá người ta chứ gì? - CÔ huých cho anh một phát. Ma lanh gớm
Mai cơn mím cười:
- Thì em cứ ngẫm nghĩ chuyện ấy đi.
- Nhưng mà hắn giết sáu người thật à? - Kêi hỏi lại.
Thì thấy báo chí viết thế. Thực ra chẳng có công chứng gì cả. Nhưng mà thằng cha Luca này gớm lắm chứ chẳng vừa đâu. Hình như hắn còn làm một vụ gì rùng rợn đến nỗi chính ông già cũng không dám nhắc đến nữa kia.
Luca Bradi đúng làm ma hờn quỉ khiếp thật. Hắn ló mặt đến đâu là ở đấy hãi hùng. Thấp lùn, to ngang, sọ lớn tướng, gã đeo trên mặt cái vẻ tàn bạo hung hãn của
mình như một dấu ấn. Mầu nâu tròng mắt gã lạnh lẽo không kém gì màu nâu của đồng lầy. Hai miếng môi mỏng dịch thâm tái màu thịt ôi như hai miếng cao su ăn trên mồm khiến người ta chết khiếp không chỉ bởi nét tàn độc mà còn bởi vẻ chết chóc không chút sinh khí của gã.
Tiếng tăm gớm ghiếc của Luce Bradi thật kinh hoàng, song lòng cúc cung tận tụy của gã đối với Don Côrleône thì ai cũng biết. Riêng gã đã là một hòn đá tảng cho ông Trùm xây nên sức mạnh của mình. Luca quả là một quái vật hiếm có trên đời.
Luca Bradi không ngán cảnh sát. không ngán xã hội Chúa trời hay quỷ sứ gã đều khinh tuốt - gã không sợ ai, cũng không yêu ai. Nhưng gã lại tự đem thân thần
phục Don Côrleône, vừa sợ vừa quý ông. Bước chân qua ngường cửa phòng ông Trùm tự nhiên thằng Luca Bradi hung thần bỗng đờ ra kính cẩn. Gã lắp bắp cố tìm những lời hoa mỹ để chúc mừng ông Trùm, theo cổ lệ bày tỏ niềm hi vọng là cháu ngoại đầu lòng của ông Trùm sẽ là một thằng cu. Sau đó gã trao quà cưới chắc ông Trùm:
một phong bì căng tiền.
Ra gã đến chỉ xin có thế thôi đấy? Haghen nhận thấy lúc đó ông Trùm hoàn toàn lột xác. Don Côrleône tiếp Luca Bradi như đức vua tiếp một bày tôi có công. long trọng uy nghi nhưng không chút thân tình. Mỗi cử chỉ mỗi lời nói, ông Trùm đều để lộ cho Luca thấy ông danh giá cao gã ông cũng không hề ngạc nhiên về chuyện quà cưới lại đưa cho ông. ông Trùm nhận hết.
Trong phong bì này chắc chắn nhiều tiền hơn bất cứ một phong bì nào khác. Tất nhiên Luca phải ngồi cả ngày dể đoán xem người ta "đi bao nhiêu. Quà của gã phải hậu nhất để chứng tỏ là gã tôn quý ông Trùm nhất.
Bởi vầy gã không trao phong bì cho hai vợ chồng trẻ, mà cho đích thân Don Cốrleône, và ông Trùm đã bỏ qua cho gã sự tuỳ tiện đó, đáp lời mừng ngắn ngủi của gã bằng những lời cám ơn cũng hoa hòe hoa sói không kém.
Haghen nhận thấy dấu ấn hung tợn nhạt hẳn đi trên nét mặt Luca Bradi, mặt gã nở nang hãnh diện và sung sướng. Haghen mở cửa cho gã, Luca hôn tay Lon Côrleône, rồi đi ra. Haghencẩn tắc tiễn gã bằng một nụ cười vừa dúng cỡ, và tên sát nhân lùn tè vuông chằn chặn lịch sự vén cặp môi cao su chết cứng của mình lên đáp lễ.
Khi cánh cửa đã đóng lại don Côrleône khẽ thở ra nhẹ nhõm. Luca Bradi là người duy nhất trên đời là ông cảm thấy đắng cả ruột mỗi khi đứng gần. Giống như một thứ thiên tai, Luca không chiu gò mình hoàn toàn vào khuôn phép nào cả. Dùng gã ông luôn phải đề phòng như dùng kíp mìn vậy. ông Trùm nhún vai Không sao, lúc cần thì kíp gì cũng cho nổ được mà không hại đến thân. ông nhìn Haghen dò hỏi:
Còn một mình Bônaxêra thôi hả?
Haghen gật đầu. Don Côrleône trầm ngám nhíu trán:
thế này nhé, mày cho hắn vào đi, nhưng trước hết gọi thằng Xantinô vào đây. Phải cho nó học chút ít mới được
Haghen đi khắp vườn tìm xôni. Dặn Bônaxêra chờ một chút y đến chỗ Mai cơn đang ngồi với cô bạn.
- Thấy Xônni đâu không, Mai cơn? - y hỏi.
Mai cơn lắc đầu. Sướng chưa, Haghen nghĩ bụng, nếu giờ này mà Xôni còn đang hú hí với cô phù dâu thì bỏ mẹ thật. Vợ nó, bố mẹ con bé kia... Rồi thì còn là lôi thôi to Y tất tả chạy đến cánh cửa mà nửa tiếng trước thấy Xônni lủi vào.
. Ai thế anh? Lúc nãy anh bảo là anh của anh nhưng anh gì mà lại khác họ, mất mũi cũng chẳng giống người Italia chút nào.
- Tôm ở nhà anh từ năm mười hai tuổi. Không cha, không mẹ, lang thang mãi ngoài đường nên mới sinh chứng đau mắt. Xônni đưa về nhà qua đêm - thế là bố mày bị kẹt luôn lại từ đó. Chẳng còn biết đi đâu. nữa. Mãi đến khi lấy vợ mới ra ở riêng đấy.
Mắt Kêi sáng lên:
- Lãng mạn quá nhỉ! Xem ra ông già thương người đấy chứ. Con cái cả đàn ra rồi mà cụ vẫn nhận con nuôi như không ấy thôi.
Mai cơn không nói gì, mặc dù dân Italia lưu vong thì bốn con chưa phải là nhiều. Anh chỉ bảo:
Tôm có phải con nuôi gì đâu. Anh ấy chỉ sống với gia đình anh mà thôi.
- Thật à? Sao lại thế?
Mai cơn bật cười :
ông già bảo rằng Tôm mà đổi họ thì ra bất hiếu với bố mẹ
Hai người trông thấy Haghen dắt Xôni đến văn phòng ông bố, sau đó lại vẫy tay gọi Amêrigô Bônaxêra.
Sao người ta cứ nhè hôm nay mà đến nhờ vả ông cụ thể nhỉ! Kêi ngạc nhiên hỏi.
Chả là người Xixili có lệ trong ngày gả con gái, ai xin gì cũng không được từ chối. Và dân Xixili không ai bỏ qua dịp may ấy cả.
Luxci Malltilulli vén chiếc váy hồng phù dâu thoăn thoắt lên cầu thang. Cứ tưởng tượng ra bộ mặt bì bì đa tình của Xôuni đang đỏ tía vì men cô nàng vừa thấy sợ
vừa thấy thích. Hồi ở đại học, cô cũng đã cô hai chàng trồng cây si, nhưng rồi cả hai đều theo nhau chạy làng, có cố lắm cũng chỉ gắng chiều em được tuần lễ là quá.
Thằng cha chạy sau còn bóng gió phê là ngoại cỡ làm cô hiểu ngay thân phận khác người của mình, từ đó không có chàng màng thêm anh nào nữa.
Nghỉ hè đi phù dâu cho cô bạn Côny, Luxi nghe được khối chuyện về anh Xônni. Hôm chiều chủ nhật quây quần quanh chị em dưới bếp, chính xanđra, vợ Xônni lôi truyện phòng kín của mình ra nói mà. Xanđra trông phương phi tốt nái, gốc Italia, nhưng sang Mĩ từ ngày còn để chỏm Người ngợm thế kia lấy chồng năm năm sòn sòn ba lứa là phải. Vui chuyện, Xanđra dọa cô em chồng về một vụ động phòng kinh khủng. Nnhe bậc đàn chị dạy bảo, các cô cười ầm lên, duy chỉ có Luxi là nhột nhạt cả người. Chính cái. nhột nhạt đó đang làm cô bốc lửa lúc bước lên cầu thang. Đến
khi xônni lôi cô vào một gian phòng trống và đóng sập cửa lại thì Luxi rủn ra như bún, đứng không nổi. CÔ hé môi là Xônni áp luôn môi hắn vào, mùi thuốc lá nồng nặc. Dưới lớp lụa, bàn tay hắn nóng rẫy, tới chỗ nào biết chỗ ấy...
CÔ cậu còn ôm nhau chán nếu không có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Nhanh như chớp, Xônni đẩy Luxi ra, rồi vuốt qua quán áo, đi ra phía cửa nhưng vẫn cố ý chắn lối Luxi còn đang cuống quít sửa lại váy áo thì bên ngoài có nghe tiếng Haghen hỏi nhỏ:
Xônni hả?
Xônni mừng quýnh:
- Chuyện gì thế, Tôm?
ông già bảo tôi đi gọi anh. về luôn văn phòng nhé
Liền đó đã nghe tiếng thấy tiếng chân Haghen đi xa dần. Xônni chỉ kịp hôn từ biệt một cái rồi mở cửa vội vã chạy theo.
Còn một mình, Luxi mới nhẩn nha chải tóc, cài lại coócxê vuốt thẳng nếp váy. Cả người mệt rã rời, nghe ngây ngây ở môi, ở má. Xuống dưới vườn, Luxi thản
nhiên ngồi vào chỗ cũ. Côuni trách bạn đi đâu lâu, không ngờ vực gì hết. Riêng chú rể Carlo thì nháy nhó rót rượu mời, ra cái điều dễ gì qua mặt thằng này. Luxi phớt tỉnh, uống cạn cốc rượu, ghé tai cô dâu thì thầm:
"Đừng sốt ruột nhé Chỉ tí nữa được biết gì là gì ngay thôi CÔ dâu bật cười ngượng nghịu trong khi Luxi ra vẻ đàn chị lập nghiêm, cứ như không có gì xảy ra.
Lúc amêrigô bônaxêra theo Haghen vào gian phòng ở góc nhà thì Don Côrleône đứng cửa sổ mà nhìn ra vườn. Cả ngày hôm nay đây là lần đầu mới thấy ông Trùm đón khách không tỏ vẻ mặn mà: không ôm hôn, thậm chí tay cũng chẳng thèm đưa bắt nữa. Vợ Bônaxêra là bạn bầu của bà chủ nhà chứ không thì ông chủ hãng xe đòn còn lâu mới được mời dự cưới. Còn bản thân lão Amêngo Bônaxêra này ông Trùm đầu có ưa gì.
Lão chủ xe đòn nói rất khéo, rào trước đón sau cẩn thận:
- xin bác bỏ lỗi, con gái tôi, tức là con đỡ đầu của bác gái nhà, hôm nay không đến được không phải vì cháu dám thất lễ. Chẳng qua hôm nay cháu vẫn phải nằm viện. - Bônaxêra đánh mắt sang Xônni và Tôm, ý rằng lão không muốn nói trước mặt hai đứa. ông Trùm vẫn lạnh như tiền:
Vâng, chúng tôi cũng được biết con gái ông gặp nạn. Nếu tôi giúp ông được gì xin ông cứ nói. Dù sao thì bà nhà tôi cũng là mẹ đỡ đầu của cháu: Vinh hạnh ấy tôi
nào dám quên. - Câu này là câu mắng ngọt đây. ông chủ xe đòn không bao giờ gọi Don Côrlẻồne là BỐ Già như lệ xưa đòi hỏi mà.
Bề mặt nhợt nhạt của Bônaxêra xám ngắt đi, lão lên giọng hỏi, lần này thì hỏi thẳng:
Tôi có thể nói chuyện riêng với bác được không?
ông trùm lắc đầu:
- Hai đứa này được tôi trao gửi cả tính mạng của mình, cả hai đều là cánh tay phải của tôi. Bảo chúng đi ra thì khác nào chửi vào mặt chúng.
ông chủ xe đòn nhắm mắt lại một lát, sau đó cực chẳng đã mới cất giọng nhỏ nhẹ , đều đều, làm như đang có đôi lời chia buồn với thân chủ không bằng:
- Tôi đã nuôi dạy con gái tôi theo đúng phép tắc ở đáy Tôi . tôn sùng nước mỹ. Nước Mĩ đã cho tôi cơ hội mở mày mở mặt. Tôi để con tôi tha hồ tự do nhưng luôn
luôn dặn nó không được để mất danh dự gia đình. Cháu nó chơi với một đứa không phải dân Italia, rồi đi xem phim với thằng kia, khuya mới về. Thế mà nó nào có chịu vào nhà lấy một lần để lằm quen với chúng tôi đâu.
Tôi nhẫn nhục chịu hết, không một lời dám nói ngang - thế tôi mới dại chứ. Hai tháng sau nó đưa con bé đi chơi, lại còn dắt thêm một thằng bạn nữa. Hai thằng đổ rượu cho con bé tính làm nhục nó. Con bé không chịu, không để mình bị nhục. Thế là chúng đánh con bé, đánh như đánh chó vậy. Lúc tôi đến bệnh viện thì cháu bị đánh bầm tím cả hai mắt, gấy sống mũi, vỡ xương hàm. Người ta phải đặt nẹp mà bó cho cháu. NÓ đau quá cứ khóc với tôi: "Bố ơi, bố, tại sao hở bố Tại sao bọn nó lại đánh con đến thế này Tôi nghe mà rớt nước mắt.
Nước mắt nghẹn trong họng Bônaxêra, mặc dù nãy giờ giọng lão vẫn không hề tỏ ra xúc động.
ông Trùm như thể bất giác tố một cử chỉ thông cảm. Bônaxêra nói tiếp, lúc này giọng lão nghe đã đau đớn thực sự:
- Làm sao tôi khóc? NÓ là ánh sáng trong mắt tôi, nó là còn gái tôi, con bé ngoan ngoãn dịu dàng của tôi. Mà nó đẹp nữa. NÓ cả tin lắm. Bây giờ thì không bao giờ nó còn tin ai. Mà cũng không còn xinh đẹp... - ông chủ xe đòn run rẩy, những mảng đỏ dị hình nổi lên trên đôi má nâu xỉn của lão. Là một người Mĩ lương thiện, tôi đi thưa cảnh sát, thế là bọn khốn nạn bị bắt ngay.
Sau đó chúng bị đưa ra xét xử. Bằng chứng rành rành ra đấy nên cả hai thằng phải cúi đầu nhận tội. Quan tòa quyết mỗi đứa ba năm, nhưng lại là tù treo. Ngay hôm ấy hai thằng liền được thả. Tôi chỉ còn biết đứng đần mặt ra giữa tòa, còn mấy thằng khấn nạn kia thì được dịp cười vào mũi tôi. Thế là tôi mới bảo nhà tôi:
"Công lý chỉ đến tìm đằng ông trùm Côrleône mới xong .
ông Trùm cúi đầu nghe, tỏ ra tôn trọng nỗi đau khổ của người khác. Nhưng lúc lên tiếng thì trong câu nói lạnh lùng của ông toát ra lòng tự trọng bi xúc phạm:
- Vậy ông đi thưa cảnh sát làm gì? Tại sao ngay từ đầu ông không đến tôi luôn?
Bônaxêra lẩm bẩm rất khẽ:
Tôi phải mất gì cho ông Xin ông cho biết ông cần gì CÓ điều xin ông hãy làm cái mà tôi nhờ ông cho đến nơi đến chốn. - Giọng lão nghe rất khó chịu gần như là thách thức.
- Nhưng ông nhờ cái gì chứ - ông Trùm nghiêm giọng hỏi
Bônaxêra liếc nhìn Haghen và Xônni rồi lắc đầu. ông Trùm không đứng dậy, chồm hẳn người tới và Bônaxêra, sau lúc chần chừ, ghé mồm vào cái tai lông lá của ông. Ông trùm côrleône vừa nghe vừa nhìn đi đâu, trơ trơ vô tình như thầy tu nghe xưng tội Một lúc lâu Bônaxêra nói nốt câu cuối cùng rồi ngồi thẳng dậy. ông Trùm nhìn lão một cách nghiêm khắc. Bônaxêra đỏ mặt nhưng không nhìn đi chỗ khác.
Cuối cùng ông Trùm lên tiếng:
- Cái đó không được Cái gì cũng phải có mức độ chứ?
Bônaxêra nói thật to, thật rành rọt:
- Tôi không cò kè đâu. Bao nhiêu?
Nghe vậy Haghen giật thót, ngẩng phắt lên. Xônni mãi bây giờ mới quay đầu lại, nhếch miệng cười giễu và khoanh tay lên ngực.
ông Trùm đứng lên. Mặt ông vẫa dửng dưng như không nhưng giọng nói nghe mà rợn cả gáy
Tôi với ông biết nhau lầu rồi - ông nói- nhưng chưa bao giờ ông đến nhờ tôi giúp đỡ -hay khuyên bảo gì. Lần này chẳng thấy ông mời tôi lại chơi uống nước, thế mà con gái độc nhất của ông lại do nhà tôi đặt tên cơ đấy: Ta nói thẳng với nhau thế này. ông đã coi khinh tình bạn của tôi. ông ngại phải mang ơn tôi.
Bồnaxêra nói lạc giọng
- Tôi không muốn lại chuốc những chuyện khó chịu vào thân.
ông Trùm giơ tay ngăn lại:
- Không, khoan đã, ông cứ để tôi nói. Với ông nước Mĩ là thiên đường. ông đã mở mang một doanh nghiệp đàng hoàng, ông kiếm được nhiều tiền, ồng nghĩ rằng nơi này là một chốn yên vui, cứ gọi là tha hồ sung sướng. ông không lo đến chuyện giao hảo kết bạn, những người bạn đáng tin cậy. Với lại bạn bè mà làm gì? ông đã có cảnh sát trông nom. Quyền lợi của ông đã có luật pháp bảo vệ - thế thì còn tai họa gì đe dọa nổi ông và người thân ông nữa? Mà ông cần đến don Côrleôxle làm quái gì cơ chứ. Thế đãy: Tôi rất đau lòng, song tôi không có thói quen gán ghép tình bạn của mình cho những ai không biết coi trọng nó - những người coi tôi không ra gì ông ngừng lại nhìn lão chủ xe đòn với một nụ cười lịch sự pha chút chế nhạo. - thế rồi bây giờ ông đến tìm tôi và bảo: Don Côrìeône,.xin ông ra tay thực thi công lí giúp cho! Hơn thế, ông còn nói với tôi bằng giọng thiếu lễ độ nữa. òng không lấy lòng thành đãi tôi. ông
đến nhà tôi hôm tôi gả con và đề nghị tôi giết người, sau đó ông còn đá thêm... ông Trùm giễu cợt nhại: "ông đòi bao nhiêu cũng dược". Không, không, tôi không tự ái nhưng vì cớ gì ông lại coi thường tôi đến thế
Từ đáy tâm hồn dang bị dằn vặt bởi đau khổ và khiếp sợ của ông chủ xe đòn vọt lên một tiếng rống:
- Nước Mỹ đã cưu mang tôi, đã bú mớm tôi. Tôi muốn là một công dân gương mẫu. Tôi muốn con tôi trở thành người con của nước Mĩ.
ông Trùm vỗ tay hai phát tán thưởng:
- Hùng biện lắm. Tuyệt lắm. Đã thế ông còn kêu cái nỗi gì? Quan tòa đã quyết án rồi. Nước Mĩ đã lên tiếng rồi. ông hãy vào nhà thương mà thăm con gái, đem cho cháu ít hoa và kẹo bánh cho nó mừng mà bản thân ông cũng đỡ áy náy. Nói cho cùng thì cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, mấy cậu kia trẻ người non dạ, một cậu lại còn là con ông to. Phải, ông luôn luôn là một người trung thực ông Amêrigô thân mến Nên tuy ông có coi thường tình bạn của tôi thật, tôi phải công nhận rằng một lời Amêrígôra Bồnaxê đã nói là một lời đáng tin, không phải lo ngại gì cả. Vì vậy xin ông hãy hứa với tôi rằng từ nay về sau sẽ không ăn nói bậy bạ nữa. Nói thế tôi e không được Mĩ lắm đâu. ông hãy tha thứ đi. Hãy quên đi. Đời thiếu gì lúc vận bĩ, hả ông
Từ những lời ấy toát ra một sự giễu cợt độc địa, cay cú nhưng giọng ông Trùm chỉ tỏ ra giận dữ kìm nén, đến nỗi trong người lão chủ xe đòn xúi quẩy chỉ còn độc một búi những sợ hãi lạnh người. Tuy vậy, lần này lão nói rất cứng cỏi:
Tôi yêu cầu công lí phải được thực hiện.
Don Côrleône nói dứt khoát:
Công lí đã được thực hiện ở tòa rồi.
Bônaxêra ngang ngạnh lắc đầu:
Không. ở tòa là công lí cho bọn khốn nạn kia chứ không phải cho tôi.
ông Trùm cúi đầu ra cái điều mình cũng hiểu được chỗ tinh tế trong cách phân loại đó.
- Vậy công lí cho ông là thế nào? - ông hỏi.
- Mạng đổi mạng.
- ông đòi nhiều quá đấy, - ông Trùm nói. - Chẳng phải con gái ông còn sống đó sao?Bônaxêra đành cố vớt vát:
- Phải bắt chúng chịu những đau đớn mà con tôi đã chịu.
ông Trùm chờ xem lão nói gì nữa, Bônaxêra thu hết can đảm nói nốt:
- ông tính bao nhiêu, xin cho biết
Quả là một tiếng rống tuyệt vọng.
Don Côrleône quay lưng đi chứng tỏ ông không thèm nói nữa. Bônaxêra vẫn đứng ngây như phỗng.
Rồi thở dài một tràng như thể lòng nhân từ không cho phép tuyệt tình một người quen đang lâm nạn, ông Trùm quay lại lão chủ xe đòn mặt mày lúc đó đem so với các tử thi của lão cũng một hơn một kém. Bây giờ giọng ông Trùm đã nhẫn nhịn dịu dàng:
Tại sao ông không dám bảo tôi che chở cho từ trước?
ông hỏi. - ông đến thưa tòa và chờ hàng tháng trời mới đến lượt. ông tốn tiền cho bọn luật sư mà bọn kia thì đã biết chắc rằng thể nào người ta cũng xỏ ông. ông coi trọng bản án của quan tòa, nhưng tên quan tòa đó đã bán đứt lương tâm như đĩ bán trôn. Nllững năm qua mỗi lần cần tiền, ông lại đến nhà băng và bị bọn kia lột đến nơi đến chốn,- ông chìa tay ra như đứa ăn mày trong khi một thằng nào đó đánh hơi xem ông có trả được tiền không, xem trong nồi ông còn gì ăn không, rình mò nhìn trộm qua khe cửa để theo dõi ông nữa.
ông Trùm ngừng một lát, sau đó nói tiếp, giọng đã nghiêm khắc hơn:
- Còn nếu ông đến tôi thì chính tôi đã chìa túi tiền ra cho ông trước. Nếu ông đến tôi thì hai thằng giòi bọ kia đã nếm mùi khốn nạn nhớ đời rồi. Nếu số phận trớ trêu có xỏ lá ông, một người đứng đắn như ông,- khiến ông có những kẻ thù thì chúng sẽ là kẻ thù của chính tôi và khi đó ông Trùm giơi tay trỏ vào Bônaxêra, - chúng phải sợ ông một phép, ông cứ tin tôi:
Bônaxêra gục đầu, nghẹn ngào nói khẽ: .
- Xin ông hãy coi tôi như bạn. Tôi xin chấp nhận điều kiện của ông.
Don côrieône đặt tay lên vai lão .
được - ông nói. công lí phải được thực hiện. CÓ lẽ sẽ đến một ngày - nhưng cũng chưa chắc đã có ngày ấy, tôi phải nhờ ông giúp lại cũng nên.. Còn bây giờ xin ông hãy coi việc này như một món quà mọn của vợ tôi, mẹ đỡ đầu của con gái ông
Khi ông chủ xe đòn lắp bắp mấy câu cảm ơn rồi bước ra ngoài và đóng cửa lại, ông Trùm quay sang Haghen:
Mày giao việc này cho Clemenxa, bảo hắn chọn lấy mấy đứa tỉnh tỉnh một tí để khỏi ngửi thảy máu là say.
Nói cho cùng, mình có phải là bọn giết người đâu, mặc xác lão thương góp khóc thuê kia muốn nhồi cái gì vào đầu lão thì nhồi.
ông Trùm trông thấy cậu cả quí tử, niềm hy vọng ấp ủ trong tim người cha kia, đang ngó qua cửa sổ xem cảnh hội hè đám cưới. Nước đổ đầu vịt, don Côrleône nghĩ. Một khi Xantinô không chịu học thì làm sao hắn chủ trì nổi việc nhà, làm sao trở thành don được? Phải tìm đứa nào đó vậy. mà phải tìm ngay. Rốt cuộc mình có sống đời mãi đâu.
Dưới vườn đột nhiên có tiếng huyên náo. Cả ba người dỏng tai nghe. Xônni áp mặt vào kính cửa. Hắn nhìn ra, mặt tươi hẳn và vội bổ ra cửa.
Giôni đến. Con đã bảo thế nào nó cũng đến dự cưới mà !
- Haghen bước lại cửa sổ:
Đúng cậu con đỡ dầu của bác thật, - y báo ông Trùm. Đưa nó lên dây chứ ạ?
- Thôi ông Trùm lắc đầu: - Để nó vui chơi với bà con tí đã, đến tao lúc nào chả được. - ông mỉm cườì vớì Tôm.
Mày thấy thằng con đỡ đầu của tao cũng khá đấy chứ,
Haghen ghen tị đến nhói cả tim. Y nói tỉnh khô:
- Hai năm nay mới thấy ló mặt một lần. Hẳn cu cậu lại có chuyện gì đến cầu cứu đây.
- Thế chứ lúc khó khăn nó không cầu cứu BỐ Già nó thì còn biết cầu cứu ai,- ông Trùm đáp.
Nhìn thấy Giônni vào vườn đầu tiên là cô dâu Cônni. Ngay lập tức cô mất hết cái vẻ long trọng ngoài mặt.
Giô-ni-ni? - CÔ ré lên, ba chân bốn cẳng chạy đến đeo ngay lên cổ hắn.
Giônni Phôntein kéo cô vào lòng, hôn lên môi cô, rồi một tay ôm Côny, đứng chờ mọi người chạy oà tới. ở đây tất cả đều là bạn quen của hắn, hắn đã lớn lên với họ trên các đường phố mạn West Si de. Cônni kéo hắn đến trước mặt chồng. Giônni thấy buồn cười: chú rể tóc nhạt cáu vì anh chàng không còn là nhân vật chính nữa. Giônni chẳng mất gì mà không đi mấy đường lấy lòng, bắt tay chú rể thật lâu, uống cạn một cốc rượu
chúc phúc cặp vợ chồng trẻ.
Từ sàn nhạc vọng xuống một giọng nói thân thuộc:
- Ê Giônni, làm một bài chơi mày!
Giôuni ngẩng lên: Ninh Valenti từ trên cao nhếch mồm cười nhìn hắn. Giônni nhảy lên sàn nhạc ôm chầm lầy Ninô. Trước kia hai đứa đi đâu cũng có nhau,- cùng hát hỏng, cùng bắt gái, - sau đó Giônni nhảy ra hát trên đài và trở nên nổi tiếng. Lúc đến Hôliút đóng phim hắn có gọi điện thoại cho Ninô mấy lần, - .chỉ hươu vượn với nhau tí thôi,-và hứa thu xếp để Ninô hát thử trong một club ở đó. Hứa như vậy nhưng chưa làm. Bây giờ lại nghe tiếng Ninô, trông thấy nó nhăn nhở, ngang tàng -chuếnh choáng nom đểu đểu, tình bạn gắn bó ngày xưa lại dâng lên trong lòng Giôni với một sức mạnh mới.
Ninô dạo một đường _manđôlin. Gíônni đặt tay lên vai gã.
Mừng cô dâu nhá, - hắn nói lớn rồi vừa dậm chân vừa hát những khúc tình ca Xixili tục tĩu. Ninô họa theo bằng những điệu bộ đầy ý nghĩa. cô dâu khoái chí đỏ bừng mặt, đám đông khách khứa hò hét ầm ầm tán thưởng. Dần dần tất cả cùng dậm chán, ồn ào hòa theo những câu ỡm ờ tinh quái ở cuối mỗi đoạn. Dứt bài họ cứ vỗ tay ào ào mãi trong lức Giônni lấy giọng chuẩn bị bắt qua bài khác.
ở đây ai cũng tự hào về hắn. Hắn là máu là thịt của họ, thế mà bây giờ đã là một danh ca khét tiếng, một ngôi sao màn bạc; các giai nhân mê li nhất đời tranh nhau cặp kè với hắn. Vậy mà trông này, - hắn không tỏ vẻ ta đây, hắn vẫn tỏ lòng kính trọng BỐ Già của mình đến nơi đến chốn, lặn lội ba ngàn dặm đến dự dám cưới con em. Hắn vẫn yêu thương đám bạn cũ như Ninô Valenti. Ai mà chẳng nhớ hai thằng Giônni và Ninô đã đàn đúm hát hỏng với nhau từ lúc mồm còn hơi sữa, khi mà không ai dám nghĩ rằng sau này Giôny Phôntein vơ một cái được cả năm chục triệu trái tim đàn bà.
Giônni từ giàn nhạc cúi xuống bế bổng cô dâu lên và đặt nó đứng giữa hắn và Ninô. Hai ca sĩ lom khom quay mặt vào nhau. Ninh gảy manđôlin nghe rời rạc, choe chóe. ĐÓ là trò nghịch ngày xưa của hai đứa, một cuộc đấu khẩu khôi hài tranh hơn thua trong dũng lực và trong tình yêu; giọng hai đứa đối đáp nhau chan chát như hai lưỡi gươm, đoạn diệp khúc lúc đứa này, lúc đứa kia, luân phiên nhau gào. Ra dáng phong lưu lịch sự,
Giônni nhường nhịn để Ninô hát át giọng hát lừng danh của mình và chiếm được bàn tay của cô dâu, - để mặc Ninô đắc thắng hát nốt đến cuối, còn mình thì bẽn lẽn
nín bặt. Cả ba đứa ôm nhau trong tiếng hò hét và tiếng vỗ tay điên cuồng. Mọi người gào lên đòi nghe nữa.
Và chỉ có một người cảm thấy bất tiện. Đứng trước cửa nhà, ông Trùm Côrleône lên tiếng,- có hơi săng chát nhưng không gắt gỏng dể khách khứa khỏi mếch lòng:
-Bà con mình tệ quá ? Ai lại thằng con dỡ đầu tôi từ đẩu từ đâu về thế mà không ai biết mời nó một cốc thấm giọng cả!
Lập tức có cả chục ly rượu đầy chìa ra cho Giônni.
Hắn hớp mỗi li một ít rồi chạy bổ vế phía BỐ Già. Hai người ôm hôn nhau. Giônni thì thầm gì đó vào tai ông Trùm thế là ông lôi tuột hắn vào trong nhà.
Giônni bước vào văn phòng. Tôm Haghen chìa tay cho hắn. Giônni bắt tay y và hỏi:
- Khỏe chứ, Tôm? - Tuy vậy nghe không có cái vẻ chân tình vốn là bí quyết chính khiến hắn được mọi người yêu mến. Haghen hơi động lòng bởi sự lạnh nhạt đó Nhưng mà chẳng làm thế nào được: y là lưỡi tầm sét của ông trùm Côrleône thành thử hay bị oán.
Giônni Phôntein quay sang ông Trùm:
Nhận được thiếp mời một cái là con biết ngay bố hết giận con rồi. Từ dạo bỏ vợ đến giờ năm lần bẩy lượt con gọi điện cho bố, nhưng lần nào Tôm cũng bảo bố đi vắng hay bố bận, thế chẳng phải bố ghét con là gì.
ông Trùm tự tay róc thứ rượu vàng óng cho cả bọn:
Nhắc chuyện cũ mà làm gì... Sao nào, bố vẫn còn được việc cho mày hả? Hay tiếng tăm và hầu bao bạc triệu đã đưa mày lên cao đến nỗi muốn giúp cũng không với tay tới được?
Giôuni đốc tuột vào mồm thứ nước nóng bỏng màu vàng và đặt cái cốc không trước mặt ông Trùng: Hắn cố nói thật tự nhiên và phớt đời:
- Bạc triệu đâu mà bạc triệu, bố ! Con đang xuống dốc đây nầy. Chán, bố nói thế mà thánh gớm. Đáng lẽ con không nên bỏ vợ bỏ con chạy theo con đĩ mới phải. BỐ giận con đáng lắm.
ông Trùm nhún vai
- Tao lo cho mầy, thế thôi, dù sao mày cũng là con đỡ đầu của tao cơ mà.
Giônni đi đi lại lại trong phòng:
Con đã mê mẩn cái con đĩ ấy đến phát điên phát rồ lên. Minh tinh số một của Hôliút nhé, lại đẹp như tiên nữa. Thế mà bố biết nó làm gì mỗi lần quay phim xong không Thằng hóa trang vẽ cho nó cái mặt coi được là nó cho ngủ. Thằng quay phim lấy hình nó đạt là nó kéo vào phòng thay đồ mời anh xơi liền. Nằm với ai nó cũng chạp hết. Thân nó nó cho văng mạng như cho tiền trà thuốc ấy. Đúng là con phù thủy - chỗ của nó phải là chỗ quỉ sứ ma vương tụ tập với nhau mới đúng...
Don Côrleône ngắt lời hắn:
- Thế con vợ mày sống thế nào?
Giông thở dài:
Thì con đã lo đấy đủ rồi. Lúc li dị con đã chu cấp cho ba mẹ con nhiều hơn là tòa đòi nữa. Tuần nào con cũng tới thăm Giuni với mấy đứa nhỏ. Không có bọn nhỏ con buồn lắm. Nhiều khi chán nẫu ra tưởng phát điên lên được. - Hắn lại nốc cạn cốc rượu nữa.- Còn con vợ sau nó cứ nhạo báng con. Nó không hiểu cớ làm sao con lại ghen. Nào là con cố lổ sĩ, nào là con bán rao cái tính khí Italia, còn các bài hát của con thì rặt những thứ ngớ ngẩn. Trước lúc đi con vừa nện cho nó một trận đấy,-chỉ chừa có mỗi cái mặt, chả là nó đang đóng phim mà. Con cứ sườn nó mà giã, đánh thâm tím cả chân tay,
- như còn bé ấy - thế mà nó vẫn toác mồm ra cười con.
- Giôuni châm thuốc. - Thế đấy, bố ạ, bởi vầy nên con chán quá, chẳng thiết sống nữa đãy.
ông Trùm nói giản dị:
ĐÔ là những tai họa mà không ai giúp mày được. - ông ngừng lại một lát, sau đó hỏi: - Còn giọng mày thì làm sao thế
chỉ trong chớp mắt cái vẻ nhạo đời nhâng nháo của hắn đã biến mất không còn thấy đâu, Giônni Phôntein gục hẳn.
BỐ ạ, con không hát được nữa, họng con nó làm sao ấy các bác sĩ cũng chẳng biết đâu mà lần.
Haghen và ông trùm nhìn hắn sửng sốt. Ai chứ Giôuni xưa nay máu lắm, chết đến đít còn hăng cơ mà.
Hắn tiếp:
- Hai bộ phim con cũng kiếm khá. CÓ dạo con là loại số dách cơ dấy. Bây giờ thì chúng nó định đuổi con.
thằng chủ hãng phim căm con lâu rồi, bây giờ mới có dịp chơi lại con đây.
ông Trùm Córleône quay sang thằng con đỡ đầu lẩm bẩm hỏi:
- Nhưng tại sao nó lại căm mày?
Tại con theo mấy đám mít tinh của cánh tả, diễn thuyết hò hét vung vít lên,- trò ấy bố chẳng thích rồi.
Cả tiếng Giốc Uônt nó cũng không ưa. NÓ gọi con là sách động, nó làm đủ kiểu nhưng không chụp mũ được con. Sau đó con nẫng mất con bé mà nó đang dấm,- sự
tình nó thế đấy. Con chỉ dắt đi có một đêm, đúng hơn là con nhỏ dắt con. Con còn biết làm thế nào được nữa.
Bây giờ cái đồ sâu bọ lộn giống mà con lấy làm vợ kia lại đuổi con ra khỏi nhà nữa chứ, Ginni với bọn trẻ thì không chấp nhận con trở lại rồi,- họa chăng có lạy nó.
Và hát con cũng không hát được nữa. Con phải làm gì, nữa bố, con phải làm gì bây giờ?
Mặt ông Trùm lạnh lùng khinh bỉ, không một mảy may thương xót.
Trước hết mày phải tỏ ra đáng mặt đàn ông cái đã, - ông nói. . .
Mặt ông bỗng méo xệch đi vì giận dữ.
- Cho đáng mặt đàn ông, nghe chưa? - ông quát lên. ông chồm qua bàn túm tóc Giônni bằng một cử chỉ vừa hung dữ, vừa yêu thương. -
- Trời đất ơi, mày sống cạnh tao bao nhiêu lâu mà vẫn cứ là cái đồ giẻ rách! Thế nào, cái thằng nộm Hôliút dở đực dở cái kia, việc gì mày lại bày cái trò khóc lóc
van xin ấy thế Lại giở cái thói đàn bà ra nữa - "Phải làm gì? Con phải làm gì bây giờ?"
ông Trùm nhại rất giống và bất ngờ khiến Glônni và Ha ghen bò ra mà cười. Don Côrleôae hài lòng. Sao mà cái thằng con đỡ đầu này lại thân thiết với trái tim ông đến thế. ông chợt nghĩ không biết mấy đứa con ruột của ông sẽ đáp lại thế nào với cái kiểu mắng nhiếc như vậy. Thằng Xantinô sẽ bậm bực rồi còn là ngùng ngoằng chán chê. Thằng Prêđo chắc sẽ cúp đuôi như chó phải đòn. Thằng Mai cơn sẽ cười nhạt quay lưng đi rồi trốn khỏi nhà mất mặt vài tháng. Còn Giôuni - thằng bé mới dễ thương làm sao! - NÓ nhăn răng ra cười gom góp sức để đoán xem BỐ Già nó muốn cái gì ở nó trước khi ông nói hết câu. -
ông Trùm nói tiếp:
- Mày quyến rũ con đàn bà của ông chủ mày, - của một người mạnh hơn mày, sau đó lại kêu ca rằng ông ta đuổi mày. Mày phải biết điều chứ! Mày bỏ vợ bỏ con để mặc bọn trẻ bơ vơ không cha mà đi lấy một con điếm rồi lại khóc lóc rằng người ta không rộng lòng đón mày trở lại. Mày thương hại không đánh vào mặt con đó vì
nó đang đóng phim rồi mày còn lấy làm lạ thay nó cười vào mặt mày. Trước nay mày sống như thằng ngu nên bây giờ vẫn cứ là thằng ngu, có gì lạ đâu.
ông dừng lại lấy hơi và ôn tồn hỏi:
Mày có muốn nghe lời khuyên của bố dù chỉ một lần này không"
Giônni nhún vai chặn trước:
- Con không cưới Ginm lần nữa đâu đấy - ít nhất là theo điều kiện nó đưa ra. Con thì cứ phải rượu chè, cờ bạc, đàng điếm, thiếu các thứ ấy con không biết sống thế nào. Gái đẹp cứ xáp vào, sức đâu con nhịn mãi được. Đi lang chạ về nhìn thấy Ginm là con xấu hổ không biết chui đầu vào đâu nữa. Đừng hòng con lại đeo cái mặt mo ấy mãi, không bao giờ.
Sự nhẫn nại của ông Trùm tưởng sắp nổ tung đến nơi - thật là một chuyện hiếm có:
Nào ai dã bắt mày cưới nó? Mày thích làm gì cứ làm. Mày muốn giữ quyền làm bố mấy đứa con mày - cái đó đáng khen lắm. Nếu thằng đàn ông không là bố của mấy đứa con mình - mà bố cho ra bố ấy thì còn chó gì là đàn ông. Đã vậy mày phải biết buộc mẹ chúng theo những điều kiện của mày chứ. CÓ đâu nói rằng mày không được sống cùng nhà với ba mẹ con nó không ? CÓ ở đâu nói rằng mày không được quyền sống theo sở thích riêng của mày không
Giônni nhếch mép cười:
- Không đâu bố, bây giờ đâu có còn các bà vợ như kiểu Italia ngày xưa. Ginni không chịu thế đâu.
ông Trùm ném thêm cay độc vào bài thuyết lí của mình:
- Bởi vì mày cư xử như một thằng ấm đầu đấy mà.
Một con vợ thì mày cho tiền hơn tòa xử, con vợ khác mày không dám làm xây xát mặt mày vì nó đang đóng phim. Việc gì mày cũng chịu luỵ đàn bà mà đàn bà trên đời này chỉ giỏi nhiễu sự thôi, mặc dù sang thế giới bên kia bọn ấy đều ra thánh cả, còn cánh đàn ông mình thì bị thiêu trên lửa hỏa ngục. Còn thế nào nữa. Suốt mấy năm tao để mắt đến mày, mày biết không. - Đến đây giọng ông nghiêm lại- Mày là thằng con đỡ đầu tốt nết, chưa bao giờ mày tỏ ra bất kính với tao. Nhưng còn bạn bè mày thì sao? Hôm nay mày đi với đứa này, ngày mai lại thấy với đứa khác. Mày còn nhớ gì thằng người Itaha đóng các vai nhộn nhộn dạo nọ không - nó bị gẫy một phát là cấm có thấy mày cặp kè với nó nữa. Mày là danh nhân cơ mà ? Hay đứa khác - thằng bạn nối khố của mày, học cùng, hát cùng mày: thằng Ninô. Rượu nó uống như hũ chìm vì đời nó không may, nhưng không ai nghe thấy nó kêu ca điều gì. NÓ xoay trần ra chở sỏi, thứ bẩy đi hát kiếm thêm chút đỉnh _ Mà nó không một lời nói xấu mày. Mày không giúp nó chút được sao? Thế nào? Tao thấy nó hát hay đấy chứ. .
Giônni phân trần, giọng nhẫn nhịn nhưng có phần hơi chán ngán:
- BỐ ạ, chẳng qua nó không đủ sức thôi. NÓ hát chỉ hơi được thôi đâu phải xuất sắc gì.
ông Trùm lim dim con mắt:
- Thế còn mầy, thằng con đỡ đầu kia, thì bây giờ mày cũng đâu có xuất sắc với xuất xiếc nữa. Mày có muốn tao thu xếp cho mày đi lái xe chở sỏi với thằng Ninô không?
Giônni không đáp. ông Trùm lên tiếng:
- ăn nhau ở chỗ tình bạn: Tình bạn cao hơn tài năng, mạnh hơn mọi chính thể. NÓ chỉ có thua tình máu mủ một chút thôi, mày chớ có quên. chỉ cần mày bao bọc
quanh mày một bức tường bằng hữu thì hôm nay đâu đến nỗi phải về kêu cứu tao? Còn bây giờ mày thử nói xem vì sao mày không hát được? Lúc nãy ngoài vườn mày hát khá lắm mà, đâu có thua gì thằng Ninô.
Tôm và Giôuni tủm tỉm _đáp lại câu nói móc quá đáng đó Bây giờ đến lượt Giônni ra vẻ giảng giải:
CỔ họng con nó yếu mất rồi. Hát hai ba bài là con mất giọng suốt mấy tiếng, có khi đến mấy ngày liền.
Hát tập hay thu đĩa con không kéo nổi đến cùng. Giọng con xuống quá, trong họng không biết có cái gì ấy.
- Thế đấy. Đàn bà cũng hỏng đằng đàn bà, giọng cũng vứt đằng giọng. Bây giờ mày nói tao nghe xem thực chất cái vụ lôi thôi với thằng cha pezzonovante - tay tổ Hôliút
của mầy là thế nào nào? NÓ không cho mày làm ở đâu? Không cho ra sao?
Nãy giờ chỉ nói qua nói lại thế thôi, bây giờ mới vào việc đây
Hắn đúng là tay tổ đáng gờm lắm, - Giônni nói. - Chủ hãng phim, cố vấn tổng thống về phim tâm lý chiến cơ mà. Tháng trước hắn vừa mua bản quyền dựng phim theo một cuốn tiểu thuyết ầm ĩ nhất trong năm. Sách bán chạy như tôm tươi, in không kịp. Nhân vật chính cứ như nhìn con mà vẽ vậy, giống hệt. Thậm chí con chẳng cần nhập vai nhập viếc gì cho mệt - cứ sống sao lên phim vậy là xong. Ngay cả hát cũng miễn nốt. Chưa biết chừng con còn vớ giải Hàn lâm viện nữa là khác.
Ai cũng rõ vai ấy giành cho con, nghĩa là con lại vào cầu. Lần này thì với tư cách là diễn viên điện ảnh. Thế mà thằng chó đẻ Uônt chơi con, không chịu giao cho con vai đó . Con xin đóng với số thù lao tượng trưng thôi, thế mà hắn cứ lắc. Hắn nói phao lên rằng nếu con đến xưởng phim hôn đít hắn trước mặt mọi người thì may ra hắn còn cho.