Những quan niệm sai lầm mà phim ảnh khiêu dâm tạo ra (tiếp)
Quan niệm thứ sáu
Khi quan hệ tình dục thì phải thể hiện những động tác và tư thế phong phú và thời gian làm tình cũng phải lâu như trong phim mới được xem là "đủ điểm".
Những cảnh trong phim khiêu dâm đều sử dụng thủ thuật điện ảnh, nó khác xa với thực tế trong cuộc sống, những động tác và tư thế của những người diễn trong phim dễ gây sự cố và gây cho cả hai bên những cảm giác khó chịu.
Những hình ảnh khiêu dâm và bạo lực của phim ảnh là những nọc độc đối với các em ở tuổi thiếu niên, không ai có thể bảo đảm được rằng nếu như bây giờ bị tiêm nhiễm, sau này các em lớn lên không khỏi có những biểu hiện xấu. Dù các em thiếu niên đã bị nhiễm nọc độc của phim ảnh khiêu dâm hay chưa, và khi chúng ta còn chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn dịch này, thì phương pháp tốt nhất là chỉ ra cho các em thấy tác động xấu của nó đối
với chính bản thân các em. Như vậy, ít nhất trong các em cũng có được chất kháng thể để có thể tự chống lại những quan niệm sai lệch vừa kể trên.
Đừng để tuổi xuân trôi qua một cách vô ích
Tuổi thanh xuân như trang giấy trắng, chúng ta mong trang giấy trắng ấy nhuộm màu gì? Có phải chăng là màu xanh của sự sống? Là màu đỏ của lòng nhiệt thành? Hay là những sắc màu đen tối của bạo lực, tình dục; hình ảnh mờ ảo của ma tuý?
Lật những trang báo, chúng ta không khỏi bàng hoàng xót xa khi đọc những dòng tin: "5 thanh thiếu niên hiếp dâm tập thể một nữ sinh cấp hai", "Một thiếu niên vỡ đầu vì đua xe", "Cướp giật - chủ mưu là một thiếu niên 15 tuổi", "Một nữ học sinh cấp hai sanh con, bố mẹ và nhà trường đều không biết nữ học sinh này đã mang thai", "Những vụ tự sát của học sinh"...
Nguyên nhân nào đã biến các em trở thành những người như thế?
Có những lúc đêm đã khuya mà trên đường vẫn còn nhiều nhóm thiếu niên nam nữ tụ tập, khuya thế này tại sao chúng còn chưa về nhà? Bố mẹ chúng không lo lắng sao? Điều gì đã khiến các em trở thành như thế này? Hay là các em đã bị u mê từ lâu rồi, các em chỉ biết sống ngày nào hay ngày nấy, ngoài việc ăn uống đàn đúm chơi bời, các em còn theo đuổi cái gì nữa không? Phải chăng tuổi thanh xuân của các em đang bị những giá trị phi đạo đức, những quan
niệm sống "chỉ cần tôi muốn thì có gì là không được" đè bẹp? Về đến nhà, những cô cậu bé học sinh đang chong đèn ngồi học, có lẽ họ là những "cô bé ngoan", "cậu học trò giỏi" trong mắt của thầy cô và bố mẹ mình. Nhưng mỗi ngày, các cô cậu bé ấy phải mang trên vai mình những chiếc cặp sách trĩu nặng làm cho tấm lưng của chúng như còng lại. Vậy phải bằng phương pháp giáo dục như thế nào và quan niệm giá trị sống như thế nào để cho tuổi thanh xuân của các em phát triển một cách lành mạnh?
"Bất cứ việc gì cũng muốn tự mình quyết định, nhưng các em lại không có hiểu biết cụ thể về sự việc, các em không biết điểm mở đầu và càng không biết đâu là điểm kết thúc". Đó là tâm lí của lứa tuổi của các em. Tuổi trẻ hồn nhiên vô tư là thế, tuổi xuân trong các em tràn nhựa sống. Nhưng cũng chính vì vậy, có một số em quan niệm rằng, đừng để lại trong ký ức dấu ấn của tuổi xuân, nhưng với tư tưởng lệch lạc, hậu quả của nó là sự huỷ hoại bản thân mình và huỷ hoại người khác.
Cuốn sách "Chuyện thầm kín của con trai" này là một phần nhỏ trong rất nhiều vấn đề các em ở lứa tuổi dậy thì trải qua. Ngoài những cảm nhận mơ hồ về tâm sinh lí, những thắc mắc trong bài vở, còn rất nhiều vấn đề riêng tư mà các em muốn tâm sự, muốn nghe lời khuyên bảo của người lớn. Tuổi thanh xuân của các em ví như khối thạch cao sống đang chờ bàn tay tài tình của người thợ, người thợ nặn nó như thế nào thì nó sẽ theo hướng ấy, chúng ta có thể nào làm ngơ?
Hết