Bệnh vào từ miệng
Thường mọi người cho rằng miệng là bộ phận sạch sẽ, đáng được coi trọng. Miệng dùng để ăn, để nói, do đó, phần lớn mọi người rất coi trọng miệng của chính mình, không dễ dàng hôn mọi người.
Nhưng thật ra, dưới con mắt của y học, miệng là nơi vi trùng trú ngụ, cho dù có đánh răng xúc miệng nhiều lần cũng không thể tiêu diệt hết. Nếu như trong miệng có nhiều vi trùng như thế, con người chẳng phải ngày nào cũng ốm đau sao? Thật sự không phải thế, miệng là nơi chó nhiều chất dịch có khả năng diệt khuẩn, khi vi trùng xâm nhập là lập tức bị tiêu diệt. Nếu như ta nuốt thực phẩm xuống dạ dày thì vi trùng được nuốt vào theo thực phẩm cũng bị dịch dạ dày tiêu diệt. Vậy hôn nhau không hề là mất vệ sinh! Tuy nhiên, cũng có một số vi khuẩn lọt lưới, nên hôn nhau cũng chưa hẳn là một cách bày tỏ tình cảm an toàn.
Hôn nhau sẽ để lại bệnh
Trong y học không có chứng bệnh nào gọi là chứng bệnh do hôn nhau. Nhưng cứ sau ngày lễ Tình Yêu thì có một số người bị các triệu chứng như hạch lim - pa phình to, toàn thân phát ngứa, họng bị đau... Khi hôn nhau, nếu như hôn với thời gian quá lâu, cường độ mạnh sẽ làm cho cơ quai hàm bị mỏi. Do áp lực đè lên khoang miệng lớn nên tai bị ù, nghe kém, nghiêm trọng hơn sẽ làm hại màng nhĩ.
Phần lớn vi trùng bệnh cúm lây truyền qua nước bọt mà hôn nhau là chiếc cầu lí tưởng nhất. Cho dù chỉ là một chiếc hôn nhẹ bằng môi, bạn cũng sẽ nhận một ít lượng nước bọt của đối phương và đó chính là cơ hội cho bệnh truyền sang cơ thể.
Sự giao lưu của vi trùng
Nếu như hôn nhau quá nồng nhiệt, không cẩn thận thì có thể làm trầy xước niêm mạc miệng, dẫn đến chảy máu. Nếu như hai người đều bị trầy xước hoặc một trong hai người đã có một người bị bệnh răng miệng (bệnh nha chu) thì khi hôn nhau, họ đã truyền cho nhau không chỉ nước bọt mà còn có máu. Lúc đó, mầm bệnh tiềm ẩn trong máu sẽ đượctruyền vào cơ thể nhau. Cho nên, khi hôn nhau, những bệnh lây nhiễm không chỉ là cảm cúm mà còn có viêm gan, kết hạch, AIDS, giang mai, mụn giộp khoang miệng. Đáng tiếc, những cặp trai gái yêu nhau lại không ý thức được chuyện này, khi đã nhiễm bệnh rồi mới biết thì coi như đã muộn.
Những điều cần biết trước khi hôn
Chúng ta không nói đến vấn đề quan niệm đạo đức ở đây; điều mà chúng ta quan tâm là: trong tình hình sức khoẻ như thế nào thì không được hôn nhau. Khi bị cảm, có bệnh về răng miệng (bệnh mụn giộp, viêm nướu...) là những lúc không nên hôn. Những người mắc bệnh giang mai, AIDS, viêm gan, viêm kết hạch lại càng không được hôn. Chưa có chứng cớ nào cho thấy việc hôn vào má của người nhiễm bệnh AIDS sẽ gây nhiễm bệnh. Bố mẹ hôn vào má của con là biểu hiện tình cảm. Ở một số nước phương Tây, hôn là một cách thể hiện sự lễ phép đối với khách. Ở Trung Quốc, trong dân gian còn có quan niệm như "nếm" nước bọt của người nào thì sẽ nghe lời người đó suốt đời.
Tóm lại, hôn là hành vi không thể tùy tiện được, trước khi hôn cần phải suy nghĩ: Bạn có thật sự yêu mến đối tượng đó không? Nếu như không, khi hôn như vậy có bị đối tượng đó hiểu lầm không? Còn nữa, bạn có muốn "trao đổi" vi khuẩn bệnh với đối tượng đó không? Đương nhiên, trừ khi bạn tự nguyện; nếu không, không ai có thể ép bạn phải trao cho cô ấy (anh ấy) một nụ hôn.
19. Những bệnh ngoài da thường thấy trong giai đoạn dậy thì
Sau khi tham gia buổi cắm trại, Hòa cảm thấy bộ phận sinh dục cứ ngứa ngáy làm Hòa đứng ngồi không yên, cho dù đã tắm rửa kỹ lưỡng nhưng vẫn không đỡ. Một hôm trong khi giặt đồ, mẹ phát hiện trong quần lót của Hòa có rất nhiều vệt máu. Bà tưởng Hòa mắc bệnh giới tính nên dẫn Hòa đi khám bệnh. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra trong lớp lông của vùng sinh dục có rất nhiều con rận. Qua một tuần điều trị, bệnh của Hòa đã chấm dứt hẳn.
Khi ở tuổi trưởng thành, các bệnh về da liễu ở vùng sinh dục thường xuất hiện rất nhiều. Một số em tỏ ra rất hoảng sợ, không dám nói với thầy cô, cha mẹ, dẫn đến bệnh tình từ không có gì trở nên nghiêm trọng, thậm chí không thể giải quyết được. Dưới đây, chúng ta cùng nhau thảo luận những bệnh da liễu thường thấy ở lứa tuổi dậy thì nhằm mục đích giúp các em phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.
Lở loét ở bộ phận sinh dục: từ xước da dẫn đến lở loét
Da bị lở loét tức là do da bị nhiễm vi khuẩn mang bệnh. Nam giới thường bị ở quy đầu, rãnh quy đầu, da quy đầu; nữ giới thường bị ở âm thần, hội âm và miệng âm đạo. Bệnh lở loét này chắc chắn sẽ làm bạn nhức nhối, khó chịu, một số trường hợp bị sưng hạch. Trong các bệnh lở loét da ở vùng sinh dục tuổi trưởng thành, nguyên nhân thường thấy là viêm da, trầy xước da, mẫn cảm với một số loại thuốc làm da nổi mụn nước, sau khi mụn nước vỡ dẫn đến lở loét. Ngoài ra, thủ dâm quá mạnh cũng tạo ra những vết thương ở hãm quy đầu. Cơ quan sinh dục bị ma sát bởi những vật thô ráp, hoặc niệu đạo,
âm vật có dị vật cũng gây lở loét. Nếu quan hệ tình dục bừa bãi cũng sẽ dẫn đến lở loét bộ phận sinh dục.