15. Tơ tưởng quan hệ tình dục có phải là hiện tượng bình thường không?
Trong ấn tượng của cha mẹ và các thầy cô giáo, Hòa là một cậu học sinh ngoan. Sau khi lên trung học, cậu phát hiện cơ thể mình bắt đầu có những thay đổi. Đầu tiên là chiều cao và cân nặng đã tăng lên đáng kể, yết hầu cũng dần nhô ra, dưới nách và âm bộ bắt đầu có mọc lông tơ, tay chân cũng bắt đầu vạm vỡ lên. Nhưng quan trọng hơn cả là, cậu phát hiện ra mình bị lôi cuốn và chú ý đến các bạn nữ xinh đẹp nhiều hơn các bạn nam. Có lúc, cậu còn tưởng tượng ra cảnh mình và một bạn nữ yêu nhau, thậm chí đem cả những tình
tiết trên ti vi, phim ảnh "gán" cho mình. Đêm ngủ, thỉnh thoảng, cậu còn mơ thấy cậu có những hành vi thân mật với bạn gái, những lúc thủ dâm cũng có những hình ảnh về quan hệ tình dục hiện ra trong đầu. Cậu cho rằng những điều này có liên quan đến hiện tượng dị mộng tinh thỉnh thoảng vẫn xảy ra với cậu.
Hòa cảm thấy, những việc này trái ngược với những điều tốt đẹp mà thầy cô giáo và cha mẹ dạy bảo. Vì vậy, cậu cảm thấy hết sức khổ sở, thậm chí lương tâm bị cắn rứt, có mặc cảm tội lỗi. Điều này khiến
cậu học hành sa sút, thế nhưng càng không nghĩ tới thì những rung động và những hiếu kỳ của cậu đối với người bạn khác phái lại càng mạnh mẽ, giống như con ngựa hoang không cương, không tài nào cưỡng lại nổi.
Đừng để sự tơ tưởng biến thành hoang tưởng
Tưởng tượng là việc hình dung ra những sự việc không có thực trong thực tế cuộc sống. Đó là nguồn gốc cho sự sáng tạo, không có
tưởng tượng, các nhà khoa học kỹ thuật sẽ không thể có bước tiến xa như ngày hôm nay được, con người cũng không thể lên được Mặt trăng. Tưởng tượng còn được gọi là "giấc mộng ban ngày", nó là một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người; mà những đề tài, khuynh hướng của trí tưởng tượng thì lạ kỳ và vô cùng phong phú. Nhà thơ nếu như không có óc tưởng tượng thì chúng ta sẽ không thể thưởng thức được những vần thơ tuyệt mỹ như vậy.
Thế nhưng, nếu như người ta không thể phân biệt rạch ròi được đâu là tưởng tượng, đâu là sự thực, thậm chí còn có những giải thích, đánh giá sai lệch về sự vật bằng cách sắp xếp, tô điểm, hợp lý hóa cho những điều không tưởng, đặt niềm tin mù quáng vào đó, hoặc tự cho rằng những việc mà mình nghĩ ra (nhưng trên thực tế thì hoàn toàn không có) là hoàn toàn chính xác thì đó chính là "hoang tưởng". Đây chính là một loại bệnh thần kinh.
Về mặt thần kinh học, có rất nhiều loại bệnh hoang tưởng, nhưng thường thấy nhất là loại hoang tưởng bị người khác bức hại (cho rằng có người muốn làm hại mình một cách vô căn cứ), hoang tưởng khoa trương (cho rằng mình là một vĩ nhân, có tài năng xuất chúng hoặc có ảnh hưởng to lớn đến mọi người), hoang tưởng đố kỵ (đố kỵ quá độ với người khác, nhưng người thực sự phạm lỗi lại là chính họ), hoang tưởng đa tình (tự cho rằng mình có số đào hoa, có nhiều người theo đuổi, ngưỡng mộ mình, thậm chí muốn quan hệ tình dục hoặc
cưỡng hiếp mình).
Tơ tưởng quan hệ tình dục không việc gì phải có mặc cảm tội lỗi
Trong quá trình phát triển tính cách của con người, trẻ mới sinh ra chỉ chú ý đến mình. Đến 3-4 tuổi, nó bắt đầu có khả năng chú ý đến sự khác biệt giới tính. Giai đoạn tiểu học còn được gọi là "giai đoạn cùng phái", con trai chỉ chơi với con trai, con gái chỉ chơi với con gái, vì vậy giữa con trai và con gái thường có cãi nhau. Khi học trung học cơ sở, giữa nam sinh và nữ sinh bắt đầu có những sự chú ý lẫn nhau, và bắt đầu vào "giai đoạn khác phái". Hoóc môn trong cơ thể có những tác dụng quan trọng trong giai đoạn này. Sự chú ý đến người khác phái ở các em nữ phát triển sớm hơn. Thông thường, tơ tưởng quan hệ tình dục sẽ xuất hiện với tần số cao hơn khi bước vào "giai đoạn khác phái". Sự giáo dục của gia đình, nhà trường và môi
trường văn hóa xã hội sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sớm hay muộn, cũng như ảnh hưởng đến sự phong phú về mặt nội dung của việc tơ tưởng quan hệ tình dục.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin ngày càng tiện lợi, nhanh chóng hơn. Tuy có chế độ phân cấp, phân luồng văn hóa rõ ràng nhưng
trên một số kênh truyền hình và các tiệm sách vẫn thấy nhan nhản đủ thứ, thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận với những sách, phim ảnh khiêu dâm... Điều này càng làm cho tư tưởng của các em có những ảnh hưởng không lành mạnh.
Hoang tưởng thái quá là dấu hiệu bệnh tật
Sự tơ tưởng về tình dục là một trong những biểu hiện ở lứa tuổi trưởng thành; nếu như sự tơ tưởng này không bị biến thành hoang tưởng thì cũng nên xem như là một hành vi bình thường. Có rất nhiều nghiên cứu y học cho rằng, nếu như không có kinh nghiệm về sự tơ tưởng tình dục (do sự nghiêm cấm của tôn giáo hoặc lễ giáo) thì rất khó có sự thích ứng trong đời sống vợ chồng sau hôn nhân. Có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn đã có biểu hiện của chán chường trong hôn nhân. Sự tơ tưởng tình dục còn có những tác dụng tích
cực trong việc điều trị. Nhưng cũng có những nghiên cứu cho biết, có một số trường hợp do sự tơ tưởng tình dục nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân cũng như đến người khác. Có những trường hợp chỉ hơi bị kích thích cũng có thể gây ra những hành vi tình dục mà bản thân không thể nào chế ngự được. Loại bệnh này được xem là bệnh hoang tưởng tình dục, cần phải được điều trị.
Sự tơ tưởng về tình dục mang tính chất kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn và cũng chính là giai đoạn mà tuổi thiếu niên sẽ trải qua. Cho nên, chúng ta cũng không nên xem đó là chuyện ghê gớm, kinh tởm. Có người cho rằng, sự tơ tưởng tình dục là một loại "ý dâm", chúng ta không thể buộc chung chúng với những quan niệm đạo đức truyền thống được. Chúng ta nhìn nó từ góc độ tích cực, sự tơ tưởng tình dục là một cách làm giảm áp lực tâm lí, nên quan điểm "một
học sinh ngoan không nên có sự tơ tưởng tình dục" là không đúng đắn. Điều quan trọng là phải xác định rõ, sự tơ tưởng và sự thật là hai mặt hoàn toàn khác nhau, đường để nó làm hại đến bản thân hoặc người khác. Lo lắng về bản thân có những biểu hiện của sự tơ tưởng về tình dục là một gánh nặng tâm lí, cái hại của nó đối với bản thân lại còn lớn hơn nhiều.