7. Trong dương vật có giun đất?
Do Hòa hay ăn những thức ăn nóng nên thường bị táo bón. Một hôm, Hòa đang trong nhà vệ sinh, vất vả với cái chứng táo bón của mình, bỗng phát hiện trong bìu dái bên trên tinh hoàn có những vật gì có hình giống con giun nổi lên. Hòa càng cố gắng thì vật thể đó càng nổi lên rõ rệt hơn, nhưng khi thả lỏng cơ thì những vật thể ấy không còn hiện ra nữa. Vậy đó là hiện tượng gì?
Có thật con giun đất nằm trong dương vật của bạn không? Đương nhiên là không thể rồi. Dưới túi chứa tinh hoàn xuất hiện những vật trông giống như những con giun đất là hiện tượng bình thường của độ tuổi dậy thì. Và đó cũng chính là chuyện mà chúng ta sẽ bàn đến trong chương này.
Ở những người bình thường, hai bên bìu tinh hoàn có tinh hoàn và mào tinh. Ống dẫn tinh giống như một cái dây treo, cố định vị trí của tinh hoàn. Trong ống dẫn tinh có động mạch và tĩnh mạch (phụ trách việc luân chuyển máu và hoóc môn). Ống dẫn tinh chứa nhiều tĩnh mạch, nó lập thành một hệ thống lưới trong âm nang. Khi dùng sức cơ bụng, lượng máu ra vào trong tĩnh mạch sẽ giảm. Tĩnh mạch sẽ căng lên khi máu dồn về; lúc đó hình dạng nó trông giống như một đàn giun. Phần lớn các trường hợp ta không thể nào thấy được "đàn giun" ấy trừ khi làm phẫu thuật. Nếu khi dùng sức cơ bụng mà phát hiện thấy những đường gân máu đó nổi lên trên bề mặt âm nang thì đó là chứng nổi gân máu âm nang. Chứng bệnh này đã được phát hiện từ lâu, có thể dẫn đến teo tinh hoàn. Khoảng 10% đến 15% số nam giới mắc bệnh này, phần lớn là bẩm sinh.
Tính quan trọng của van tĩnh mạch
Về mặt lâm sàng, chứng nổi gân máu âm nang có thể chia làm bốn cấp:
- Cấp 1: Khi sử dụng cơ bụng vẫn không thể phát hiện gân máu nổi lên, phải có chuyên gia khám nghiệm thì mới phát hiện ra được.
- Cấp 2: Khi nén hơi vào bụng, ta có thể thấy được những đường gân máu nổi lên.
- Cấp 3: Có thể quan sát được những đường gân máu khi đứng cách xa 3 m.
- Cấp 4: Không cần dùng sức cơ bụng nhưng các đường gân máu vẫn nổi lên rất rõ ràng.
Do y học phát triển, người ta có thể dùng phương pháp siêu âm để chẩn bệnh.
Khoảng 90% trường hợp nổi gân máu âm nanng xảy ra phía bên trái. Các chuyên gia nhận định rằng: máu từ tiểu tĩnh mạch đổ vào đại tĩnh mạch phải đi qua thận cho nên đã tạo ra một khúc gấp; máu trong tĩnh mạch ở ống dẫn tinh trực tiếp đổ vào tĩnh mạch, do sức cản lớn nên lưu lượng máu ra vào bên tĩnh mạch trái bị hạn chế, dẫn đến tình trạng nổi gân máu âm nang.
Sự khác biệt lớn nhất giữa động mạch và tĩnh mạch là thành động mạch tương đối dày, tính đàn hồi cao, tĩnh mạch còn có van tĩnh mạch, có thể điều tiết lượng máu ra vào. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng do van tĩnh mạch hoạt động kém là nguyên nhân gây nổi gân máu âm nang. Tuy tĩnh mạch trái của mỗi người đều phải qua thận rồi mới vào đại tĩnh mạch nhưng hơn 80% đàn ông không bị chứng nổi gân máu âm nang; đó là do sự hoạt động tích cực của van
tĩnh mạch.
Chứng nổi gân máu xuất hiện ở hai bên âm nang có tần suất xuất hiện là 10%. Nếu như chỉ xuất hiện ở một bên phải thôi thì phần lớn là do u bướu hoặc vết thương do tác động bên ngoài, chỉ xảy ra với người ở tuổi trung niên.
Các nguyên nhân khác gây nổi gân máu âm nang là vận động nhiều,
cơ thể mệt mỏi,khiến âm nang hoặc tinh hoàn sẽ bị đau nhức và sưng. Tuy nhiên sau khi cơ thể được nghỉ ngơi, cảm giác đau nhức sẽ không còn nữa. Cũng có một số trường hợp đau kéo dài một vài ngày.