Thư Ngỏ Tỏ Tình
Nguyễn Ý Thuần
Thử đọc lại, từ xưa đến nay thiên hạ đã viết cho nhau rất nhiều thư ngỏ. Thư ngỏ cho ông này, thư ngỏ cho hội đoàn kia, thư ngỏ cho bà no... Chung qui vẫn là thư ngỏ để khen, để chệ Trò chơi đó lập đi, lập lại đến độ đọc báo, nhìn tiêu đề “thư ngỏ gởi... ” đâm ra ngán và sợ bắt gặp những lời lẽ như nhau. Dần dà tiếng thư ngỏ thành một... đe dọa cho người đọc. Mà tự hai tiếng thư ngỏ có tội vạ gì đâu? Tại sao mình không dùng lối viết “thư ngỏ cho tình yêu” dành cho những người yêu nhau đọc. Có đẹp hơn không?
Bạn bè vẫn bảo tôi.
– Mày ngu như chó. Thả mồi bắt bóng, mơ tưởng đến người con gái tận đâu đâu, lại chưa một lần gặp mặt. Trong khi những cô gái khác đầy rẫy chung quanh. Đẹp có. Dễ thương có. Họ có cảm tình với mày và mày dư sức có một cuộc tình.
Lần nào tôi cũng cười. Biết nói sao với đám bạn độc thân, nghĩ tình yêu chỉ là những trò chơi rất ư là hiện thực. Mà cũng kỳ thật! Cho đến giờ này chúng ta vẫn chỉ biết nhau qua vài lá thự Nhưng từ nét chữ, từ lời thăm hỏi tôi đã hình dung được em. Một cô gái có nụ cười thông minh và đôi mắt đầy ánh lửa tinh quái. Phải thế! Vì em riễu không thể tả được. Đọc thư em, tôi bật cười mấy lần. Và nghĩ về em, về người con gái chưa một lần gặp đang ở Canada.
Việc mình quen nhau thật buồn cười. Em là chị của Đông và tôi là anh của Đông. Quên mất, phải nói rõ là anh nuôi. Sang Mỹ được vài ngày, tôi đâm ra thèm đọc chữ Việt. Chẳng có ai thân thiết ngoại trừ thằng em kết nghĩa. Bèn nhờ Đông gởi cho ít báo. Đông lười, nhờ bà chị họ, dù em đang ở tận Canadạ Thế mà em gởi. Còn nhớ lần đầu nhận được cái phong bì vàng, dán đầy tem Canada, tôi thật bỡ ngỡ. Ai đây? Chẳng có tên người gởi như thường lệ. Chỉ vài hàng chữ viết vội và chữ ký T3. Nghĩ mãi, nghĩ mãi hàng chục người quen mang tên 3 chữ T mà chẳng ra. Thôi kệ. Từ từ tính, cứ đọc đã. Ai gởi cũng được miễn là có báo để đọc. Rồi đến phong bì thứ nhì cũng đầy báo. Lần này tôi ngạc nhiên thật sự. Ngạc nhiên và cảm động.
Sau cú phôn cho Đông, tôi biết địa chỉ của em. Viết lá thư cảm ơn. Nhận được thư trả lời. Viết tiếp... và bắt đầu ươm mơ!
Tôi chúa ghét trò chơi “kết bạn tâm thư”. Vậy mà trong đám bạn có thằng nghĩ chúng mình quen nhau qua mục tìm bạn bốn phương. Trời đất! Tôi phải làm một màn thanh minh, thanh ngạ Nghe xong chuyện, bọn nó há hốc mồm ngạc nhiên. Thậm chí có thằng phải nghiêng mình chiêm ngưỡng tôi. Từ đó tôi trở thành một trong những dị nhân. Người thanh niên có mối tình dành cho người tình không chân dung. Ôi lũ bạn quái quỉ nhưng rất dễ thương. Bọn nó đã kéo tôi từ xứ Sunvalley cô quạnh để về đây. Về đây, no đói có nhau. Sáu thằng độc thân chui vào một apartment. Tôi dành chỗ tốt nhất nhà. Đó là cái basement. Một mình một thạch thất. Tôi bắt đầu thành một Nhậm ngã Hành tại thạch thất của Cô sơn Mai trang. Nhưng điều suy gẫm chẳng phải hấp tinh đại pháp. Đó là em và Québec.
Đã có lần tôi lật bản đồ thế giới ra đọ Từ nơi tôi đến chỗ em cách hơn 1000 miles. Nhưng trên bản đồ chỉ vỏn vẹn có một gang taỵ Và trong ý nghĩ của tôi thì còn gần hơn nữa. Dù muôn dặm có bao xa, mà trong gang tấc vẫn là... gần hơn! Chắc Phạm thiên Thư cũng chẳng buồn vì tôi bóp méo thơ ông. Thi ca phục vụ tình yêu mà lỵ. Với hai câu lục bát được tu bổ lại, tôi bắt đầu những chiều mơ mộng. Lúc đó tôi đi đi, lại lại trong basement. Ngước lên cánh cửa sổ sát mặt đất. Một vệt nắng hắt vào không đủ sáng cả căn hầm. Nhưng tôi vẫn thấy rõ thành phố em ở. Có một con sông cắt ngang phải không? Wichita cũng thế. Cũng một con sông cắt ngang. Em có biết chăng, tại con sông này mỗi chiều tôi đang tập làm nghệ sĩ. Đột nhiên tôi thèm hát những bài ca vọng cổ mùi mẫn. Tình cảm của người Việt nam thắm thiết hơn nhờ vọng cổ. Tôi vừa nhận ra điều này từ lúc đọc thư em. Em viết thư “giọng Nam kỳ”. Đất nước ta chia ra làm 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Tôi là dân hát chèo, còn em thì vọng cổ. Để chuẩn bị cho ngày gặp nhau, mà cũng chẳng biết bao giờ, nhưng vẫn tin sẽ có, phải có, tôi sẽ tập ca vọng cổ từ bây giờ.
Em đâu biết nỗi khổ tâm của giòng sông khi nghe một bài vọng cổ Bắc kỳ do tôi hát. Tính cho cùng, tôi đâu muốn làm giòng sông phải phiền. Bắt buộc phải tới đây để tập cạ Thành phố này toàn Rock and roll. Ngay cả apartment của bọn tôi cũng ầm ầm cả ngày. Làm sao tôi... luyện giọng được? Ngày còn bé, cô giáo âm nhạc có dạy: Muốn có giọng hát ấm và khỏe thì mỗi sáng chịu khó chui đầu vào lu nước để tập. A! cái lu nước Việt nam thật đáng quí, vừa để đựng nước vừa là công cụ luyện giọng cho các mầm non văn nghệ. Tôi cũng xin làm một mầm non cổ nhạc để gần với giọng Nam kỳ của em. Nhưng ác thay, ở Mỹ chẳng có cái lu nước Việt nam. Không lý mỗi sáng chui đầu vào cái la va bô thay cho cái lủ Chẳng ổn đâu. Suy nghĩ mãi tôi mới tìm ra giòng sông. Lý do đến với giòng sông thật tuyệt. Một lu nước đã thành ca sĩ, vậy tập hát với cả con sông thì sao? Vậy là an tâm. Tôi sẽ ca vọng cổ cho em nghe trong ngày đầu tiên mình gặp. Còn em, để chuẩn bị cho ngày đó em có bao giờ ra giòng sông Québec tập hát... chèo cổ không?
Này em, có bao giờ em ở tại một cái basement chưa? Đã lắm! Ấy chết, đó chỉ là nhận xét của tôi. Một mình một giang sơn. Dù là thứ giang sơn dưới đất, tôi vẫn để mộng mơ bay bổng dễ dàng. Tôi đã đi vòng quanh trái đất với quả địa cầu bằng giấy bồi. Hà cớ chi phải tốn tiền phi cợ Từ Wichita tôi đã đến Québec của em hàng chục lần. Em không tin? Này nhé có con sông cắt ngang thành phố. Em ở số mấy nhỉ? 2111? Con đường cắt ngang bởi... ngã tự Tôi hình dung được nơi em ở. Dĩ nhiên. Khi cuộc sống quanh ta đầy rẫy lo toan, đầy những hoang loạn tình cảm thì mơ ước là điều cần thiết. Đâu ai có thể cấm chúng ta mơ ước?
Nhận thư em chiều naỵ Chúa ơi! Phật ơi! Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới. Bóc thật vội và tôi choáng váng. Lá thư vỏn vẹn chưa đầy trăm chữ. Ngắn ngủi. Đúng một tờ thư với những hàng chữ viết giòng đôi. Đọc một lần. Đọc hai lần. Đọc ba lần. Thôi cũng được, có còn hơn không, có còn hơn không. Ba lần ngắn thành một lần vừa. Ba lần vừa thành một lần dài. Ba lần dài thành một lần hạnh phúc. Chưa có thứ luật pháp nào bỏ tù những kẻ đọc thư đến lần thứ 27. Vậy tôi vẫn có hạnh phúc riêng tôi chiều naỵ Nhưng em ạ, phải nhớ hộ tôi: cả Canada lẫn Mỹ đầy rẫy những tiện nghi phục vụ đời sống, phục vụ con người đến tận răng. Ngủ, ăn, chơi, đủ thứ. Thử vào một siêu thị xem, thực phẩm ê hề. Đủ thứ đông lạnh. Cá, thịt, rau, sữa... Nhiêu đó cũng đủ rồi. Đâu cần phải phát minh thêm một thứ mới là quả tim đông lạnh? Phải hâm nóng... tình yêu chứ. Nhất là chúng ta đang ở xứ tuyết. Đừng để tình yêu phải đóng cục em ạ.
Này em, em phải hiểu, tôi chẳng còn niềm vui nào ngoài việc chờ thự Bạn bè rặt một đám lười biếng, học đòi tê lê phôn hơn ngồi viết. Thư Việt nam một năm vài lần. Bà cụ tôi, người duy nhất còn lại tại quê nhà cũng chỉ nguệch ngoạc vài chữ. Mẹ vẫn khỏe, đã nhận được quà của con, con cố học hành... Thế thôi. Vậy mà vẫn mong người đưa thư từng ngày một. Mong như ngày còn bé mong mẹ đi chợ về. Đó, chút hạnh phúc nhỏ nuôi dưỡng tôi ngoài hamburger, bơ, sữa. Chờ thư ai ngoài em. Em đã nghe câu ca dao của dân tỵ nạn mồ côi chưa? Con cá sống vì nước, tôi sống nhờ thự Đừng biến tôi thành một con cá mắc cạn tại Mỹ nghe em. Uổng lắm! Văn minh vật chất tôi chả cần cho lắm. Nhưng uổng vì ta còn những ba mươi năm để có nhau.
Bây giờ đã vào những ngày cuối năm. Thành phố buồn hơn với những cơn mưa tuyết. Những hạt tuyết bay bay, trắng xóa khắp nơi. Con sông bắt đầu đóng băng, những mảng băng trôi lờ lững, lang thang thật thợ Thở Ừ nhỉ, tôi phải làm thợ Còn gì tuyệt vời hơn một buổi sáng bắt gặp ý nghĩ thật bình yên tại Mỹ. Đã quen ồn ào, đã quen chen lấn. Những phút thanh thản tưởng chừng không bao giờ có. Vậy mà bắt gặp, thật tình cờ trong buổi sáng đi học, ngang chiếc cầu của sông Wichitạ Tôi đã ngơ ngẩn em ạ. Tí nữa thì hãng bảo hiểm xe phải lỗ vốn vì nàng thợ Đem ý nghĩ đó vào giảng đường, tôi chợt thấy mình xa lạ với chung quanh. Phấn trắng. Bảng đen. Lời giảng. Bạn bè đột nhiên xa lạ. Tôi đang nghĩ đến em. Và làm thơ.
Thật tình mà nói, tôi có biết làm thơ bao giờ đâu. Chỉ được cái mác bên ngoài. Tóc tai vô trật tự, không bao giờ chơi với gương lược. Dáng cò ma từ ngày còn đi học. Còn quần áo thì xuềnh xoàng. Điều này đúng thôi! Tiền đâu mà mua quần áo mới? Vừa đến Mỹ, còn ăn welfarẹ Phải dàn cảnh để mượn tiền đi học. Dư giả chỉ đủ tiền mua tem viết thự Thỉnh thoảng cày thêm một job part time thì lại gởi về cho bà cụ. Tự nhiên tôi biến thành một Nguyễn công Trứ của xã hội Mỹ. Thường tự an ủi: Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc. Và an tâm với chính mình. Trời đất! Tôi lại lẩn thẩn nữa rồi. Đang viết về cái jet của tôi thì lại lôi cụ Nguyễn công Trứ vào. Xem đấy, vừa vì lý do khách quan, vừa vì lý do chủ quan, tôi được bạn bè khen: mày có vẻ thi sĩ lắm lắm! Hà, đã có jet thi sĩ tại sao không làm thở Cho dù đó là một thứ thơ hạng bét.
Hết giờ học, tôi đã xong sáu bài thợ Em sợ chưa. Trong lịch sử thi ca thế giới đã có ai trong một tiếng đồng hồ làm sáu bài thơ chưa? Lại dài và rất ư là hiện thực. Có đủ cả Wichita, Québec, hamburger, sandwich, bơ, sữa, cà phê... đó là vật chất. Còn tinh thần thì không thiếu một xúc cảm nào cả: yêu, giận, đau đớn, xót xa, nhớ mong, chờ đợi, buồn vui lẫn lộn... Nhiều lắm em ơi! Tôi hãnh diện vì tôi quá. Một trong đám bạn ở chung đọc xong, gật gù: Thơ mày làm hay thật, đọc tự nhiên đói bụng. Trời đất! Thằng này đúng là dân phi nghệ sĩ, không hiểu gì cả. Mà hơi đâu để tâm đến nó, tôi sẽ gởi đến em. Riêng mình em đọc thôi. Hay hay dở, chẳng có gì quan trọng cả. Vì đó là ý nghĩ của tôi dành cho em, trong cuộc sống hôm naỵ Cho dù em có đem chôn dưới tuyết Canada tôi cũng chẳng buồn em ạ. Vì ít nhất, tôi cũng nói lên được điều tôi muốn nói với em, trong những bài thơ đó. Vậy lúc đọc, em cẩn thận nhé. Coi chừng những đoạn... quan trọng. Mà thôi, để em dễ nhớ, tôi đọc luôn hai câu quan trọng nhất:
Ngàn năm anh vẫn yêu em.
Ngàn năm anh vẫn còn thèm... em yêu.
Này, sao em lại mỉm cười. Không đúng thế sao? Thời gian là thứ loài người không thể giữ được. Em cứ bỏ những chữ nào thuộc về thời gian (vì đâu ai giữ được). Là còn điều thật nhất. Là còn điều cần giữ. Còn thể thở Có gì cần thiết đâu. Lục bát hay... tứ lục có ăn nhậu gì tới tình yêu đâu? Tại sao chúng ta lại để tâm đến vấn đề đó. Đã đành thi ca làm cho tình yêu đẹp hơn. Nhưng đừng ép thơ vào khuôn khổ. Vì thế sẽ không còn những mối tình đặc biệt. Như mình chẳng hạn. Chưa bao giờ gặp nhau. Chỉ qua những lá thư mà vẫn nhóm lên hạnh phúc. Cả lúc nhận lẫn lúc viết. Nhận, đúng rồi. Hạnh phúc là cái chắc. Còn lúc viết cũng thế. Lan man mơ mộng. Thả từng ý nghĩ trên trang giấy. Những ý nghĩ rất dịu dàng, hiền lành không mang một chút... hiện sinh nào cả. Những ý nghĩ của một con người không có quả tim đông lạnh.
Giữa xã hội quay cuồng đến độ chóng mặt, cuộc sống được tính từng cent mà ta tìm được giây phút thanh thản riêng cho ta thì quí bao nhiêu? Lại nữa, đó là những lá thư viết cho nhau, cho mơ ước. Trên đời này có mơ ước nào không mang đến cho mình một thoáng hạnh phúc? Nhất là mơ ước cho tình yêu. Em ơi, đừng trách những lá thư quá dài của tôi. Dù vẩn vơ, dù linh tinh. Chẳng bao giờ nói đến việc cần nói. Việc cần nói? Tôi biết chứ, nhưng làm sao nói được. Mình chưa bao giờ gặp nhau mà. Từ kính, sang thân, sang mến rồi sang... thương, sang yêu đôi lúc cũng cần một vài điều khác. Như gặp nhau chẳng hạn.
Có lần thằng bạn, vẫn cái thằng đọc thơ tôi kêu đói bụng, tình cờ bắt được lá thư viết dở dang của tôi.
– Sao mày viết dài thế? Lại chẳng nói gì cả.
Tôi chỉ mỉm cười. Chống chế rất yếu.
– Có bao giờ mày xem đá bóng chưa?
– Rồi, sao?
– Trước khi đá vào khung thành phải dẫn banh... vòng vòng.
– Mày đang dẫn banh?
– Chứ sao.
Thằng bạn tôi phá ra cười.
– Mày dẫn banh hay mày chạy theo banh?
Tôi đâm ra quạu cọ.
– Mẹ kiếp, dẫn hay chạy theo banh cũng kệ xác tao, việc chó gì đến mày.
Nó nhún vai, cười đểu.
– Thì kệ mày, nhưng tình yêu đâu phải trận bóng đá?
Và bỏ đi.
Còn lại một mình, tôi tự hỏi: mình đang dẫn bóng hay chạy theo bóng? Chả hiểu nữa. Nhưng dù dẫn bóng hay chạy theo bóng tôi cũng có... bóng. Để mơ mộng. Để sống những phút thật an bình.
Ngày còn bé, bố tôi thường bảo: Cả đời con sẽ long đong, vì không biết túm lấy cơ hội. Những lúc đó tôi chỉ cười, chê ông cụ lẩm cẩm. Càng lớn tôi càng thấy ông cụ nhà tôi đúng. Đầu tiên là người yêu thứ nhất đi lấy chồng. Rồi người yêu thứ hai. Rồi thứ ba... Tôi chợt hiểu mình sẽ long đong và âu lo với ý nghĩ đó. Lại nữa, có lần ông bác chấm tử vi cho tôi, xong thở dài: cháu ạ, số cháu lận đận ở cung thê tử. Phải lang bang ngoài ba mươi mới yên ổn được. Tôi cười ruồi. Tin làm gì cho nhọc xác. Vậy đó, mà đã băm lăm. Vậy đó, mà vẫn mồ côi. Nghĩ lại, đâm giật mình. Cả bố lẫn bác đều đúng. Xong, mừng rỡ vì mình đã ngoài ba mươi. Nhưng em ơi, túm lấy cơ hội là thế nào? Thật tình qua ba hai năm làm người, tôi chỉ biết ngậm ngùi nhìn từng cơ hội trôi qua, có bao giờ tóm được đâu. Và chẳng biết quen em có phải là một... cơ hội không? Tôi hy vọng bố tôi sẽ không còn nhíu mày trách tôi thêm lần nữa. Ông cụ đã chết rồi. Em đừng để linh hồn ông cụ phải buồn nghe em.
Em ạ, nếu tình cờ em có đọc những giòng chữ này cũng đừng trách. “Sao lại đem chuyện tụi mình ra đây?” Đâu có gì đáng buồn. Thử đọc lại, từ xưa đến nay thiên hạ đã viết cho nhau rất nhiều thư ngỏ. Thư ngỏ cho ông này, thư ngỏ cho hội đoàn kia, thư ngỏ cho bà no... Chung qui vẫn là thư ngỏ để khen, để chệ Trò chơi đó lập đi, lập lại đến độ đọc báo, nhìn tiêu đề “thư ngỏ gởi... ” đâm ra ngán và sợ bắt gặp những lời lẽ như nhau. Dần dà tiếng thư ngỏ thành một... đe dọa cho người đọc. Mà tự hai tiếng thư ngỏ có tội vạ gì đâu? Tại sao mình không dùng lối viết “thư ngỏ cho tình yêu” dành cho những người yêu nhau đọc. Có đẹp hơn không?
Đến đây, chắc lại có người bĩu môi, chê: Vẽ chuyện, yêu nhau thì cứ viết riêng cho nhau, bày chi trò thư ngỏ cho tốn công, tốn giấy. Nhưng như tôi đã nói, mình chưa bao giờ gặp nhau, chỉ mới qua những lá thự Làm sao có thể nói yêu vội vàng được? Kỳ chết! Nhưng nếu không nói thì làm sao em hiểu được. Thử hình dung một chiều, em về học, nhận được lá thư... tỏ tình của tôi. Chắc em sẽ phì cười, nghĩ: yêu gì mà nhanh thế, kỳ thế? Nhưng dù nhanh thật, dù kỳ thật vẫn là yêu thật. Và hôm nay, bằng trò chơi cũ rích của mọi người, tôi viết loanh quanh, vẩn vơ để cuối cùng được nói điều cần thiết nhất: Anh yêu em.
Hết