Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Thiếu Một Cái Hang

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 583 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thiếu Một Cái Hang
Nguyễn Ý Thuần

- Tôi yêu Nha Trang. Nhớ dùm đó là thứ tình yêu của một thằng con trai lớn lên và biết yêu từ thành phố ấy. Nên hơn hai mươi năm sau, tôi vẫn còn nhớ vết nứt trên hè đường Độc Lập, phía trước mặt rạp chớp bóng Tân Tân. Hoặc những hàng ghế xích đu cũ kỹ, ngả màu sơn đặt chung quanh khoảng cỏ phía trước nhà bưu điện. Hay các bụi dương liễu, ngả từng chòm lá xanh đậm mỗi khi trời mưa bão trôi về vùng vùng biển... Nhiều lắm. Những dấu vết tuổi thơ vẫn còn sống trong trí tôi. Dù tất cả, bây giờ, tất nhiên đã đổi khác phải không cô em? Nhưng Nha Trang của tôi là thế. Là... Hà! có một ông nhà văn cùng xứ tôi cho đó là những “hang động tuổi thơ”. Ông nội này dùng chữ thật hay trong một bài thơ chẳng ra thơ mà văn chẳng ra văn. Nó lưng chừng, nó lơ lơ lửng lửng như... như... một thứ thành phố nào đã có trong qúa khứ mà tưởng như cũng chưa bao giờ có. Mẹ kiếp! Mấy cha nhà văn, nhà thơ này lộn xộn qúa, tôi không thể kể rõ được. Nhưng đọc thích lắm. Thích như mấy người Huế đọc thơ Hàn Mặc Tử. Me... rắc rối thật, nhưng cái bài đó tôi có học thuộc lòng. Nè...
Với giọng nhừa nhựa, người đàn ông đọc một bài thợ Thắm ngồi yên nghe và nhìn gã đàn ông đang rơi vào cơn saỵ Khuôn mặt vuông, đôi lông mày rậm, sóng mũi thanh tú như con gái. Gã đàn ông trông tàm tạm với các nét mạnh, yếu không đều trộn trên khuôn mặt. Một khuôn mặt bình thường như trăm ngàn khuôn mặt khách đến mua vui mà Thắm đã gặp. Đã nhẫn nại chịu đựng những lời tán tỉnh sỗ sàng lẫn với các lời tâm sự lẩm cẩm khi vừa qúa chén. Đã chịu đựng những hành động mơn trớn, ngả ngớn trộn lẫn với các cử chỉ vuốt ve, âu yếm mang đầy dục tính... Những cái hôn lộ liễu, sặc sụa mùi rượu. Những ngón tay tham lam, sờ mó từng vùng da thịt gây cảm giác giác nhờn nhợn trên thân thể... Tất cả, hôm nay đã thành quen thuộc đến độ không buồn nghĩ đến. Mọi việc xảy ra với từng khuôn mặt đàn ông xa lạ. Một, hai, chục, trăm... rồi không thể nhớ hết. Hiển hiện chỉ là các buổi tối với sự ngán ngẩm khởi đầu và tiếng thở dài chấm dứt. Không một dấu ấn, không một khuôn mặt nổi bật. Như nhau, lẫn lộn. Ngay cả gã đàn ông đang đi vào cơn say, ngồi trước mặt.
Quán bắt đầu đông khách, tiếng cười đùa từ từng ngăn vang lên mỗi lúc một nhiều. Trên sàn nhảy bé tí, nằm sát quầy rượu, một vài cặp trai gái ôm nhau uốn éo. Một gã đàn ông chắc cũng ngà ngà đang kẹp chiếc micro thật chắc - như sợ rớt - và cố gắng gân cổ hát theo điệu nhạc phát ra từ chiếc máy karaokẹ Thứ âm thanh tạp nhạp quyện lấy bầu không khí hỗn độn qúa quen thuộc với Thắm. Đêm nào cũng thế, cũng những khuôn mặt nhừa nhựa tranh nhau gân cổ trước đám đông; cũng những hành động sàm sỡ thi nhau làm để bõ đồng tiền bỏ ra; cũng những tranh chấp, hầm hè nhau như nvng kẻ đang yêu nhất đời biểu lộ sự ghen tuông, cũng những lời tỉ tê tâm sự của đám khách dư tiền nhưng thiếu tình cảm lúc rượu được đổ vào miệng... Rồi nhạc, rồi bia, rồi rượu, rồi những đồng tiền ném ra để chấm dứt bằng các cánh cửa xe đập mạnh để về một địa chỉ nào đó. Cũng thế, Thắm đã lạc vào vòng quay đó như các cô gái của quán nhậu Thiên Thai này. Và hôm nay, gã đàn ông trước mặt đang đi đến màn tâm sự.
Người đàn ông thình lình ngưng ngang tại một đoạn nào đó. Bàn tay gã chụp vội tay Thắm. Các ngón tay chai vuốt khẽ, trôi dài trên bắp tay loắn xoắn những sợi lông tợ Không một cảm giác nào cả. Như đụng phải cái ly, cái tách, cái chén hay một thứ đồ vật nào đó. Thắm vẫn im lặng. Và chờ đợi một câu tán tỉnh hỗ trợ cho hành vi vừa làm và sẽ làm của gã đàn ông. Có thể là câu nói ”Tay em đẹp qúa” khi các ngón tay xa lạ thọc sâu vào khoảng hở của cổ áo. Hoặc câu nói thều thào, sặc mùi rượu với giọng cố gắng thật êm như ”Anh yêu em” khi cánh tay làm thành một vòng ôm. Hay một câu tương tự lúc bàn tay lần mò vào vùng da thịt dưới quần áo... Qúa quen thuộc đến độ không cần nghe, không cần nhìn cũng hiểu được chuyện sẽ xảy ra. Hai năm thật trời thật ngắn nhưng cũng thật dài để một người con gái trưởng thành trong không khí của quán bia ôm.
Nhưng không có một câu nói nào như Thắm nghĩ. Bài thơ lại được đọc và các ngón tay chai vẫn chỉ lăng quăng chạy tới lui trên vùng da thịt của bắp taỵ Có Hòn Chồng, có Tháp Bà, có bên này và bên kia xóm Bóng, có con sóng, có thoáng gió biển, có khoảng trời đầy nắng được nhắc trong hơi thở nồng rượu. Nha Trang của gã đàn ông này không như các Nha Trang khác mà Thắm đã nghe.
Tôi không muốn nhìn lại con đường Duy Tân ngập gió và nắng chạy dài theo biển. Khoảng đời ngắn ngủi nhưng đủ tàn nhẫn để tôi không dám ngoảnh lại tuổi thợ Đẹp gì đâu những góc phố, các con đường khi chỉ còn cuộc sống được trao đổi bằng chính thân xác mình và các đồng bạc. Tôi quên. Và không muốn nhớ. Tất cả. Vâng, tất cả. Ngay cả Nha Trang. Mười tám năm đã biến tôi trở thành con người hôm naỵ Không, rất ngắn chỉ mới hai năm... Mà cũng không đúng! Phải là tám năm. Tám năm từ ngày đến nơi đây. Hãy bỏ những cái tên vào qúa khứ. Không còn ai. Không còn một cánh áo dài phất phơ bay trong gió mỗi chiều tan học. Không còn các vòng bánh xe dịu dàng trên mặt đường Bá Đa Lộc. Không còn một nụ hôn chỉ biết bờ môi được làm sau lưng Tháp Bà. Váy ngắn. Khoảng nệm xe. Mặt giường nệm xa lạ của các phòng ngủ. Tội nghiệp tôi trong trí nhớ Nha Trang.
-... nơi chôn dấu kỷ niệm tôi, nơi cất giữ tôi những lời thầm thì của dĩ vãng (*)Rồi...
Các ngón chai của người đàn ông đột ngột rời khỏi bắp tay Thắm hệt như lúc đầu đã chụp lấy. Gã vỗ vỗ mấy cái lên vùng trán đang lòa xoà tóc.
- Quên cha nó rồi! Gì nữa ta...
Gã đàn ông lẩm bẩm một vài câu khi bàn tay vẫn đập đập trên vùng trán. Thắm nhìn kỹ hơn. Gã có vẻ gần gũi hơn. Trong khung cảnh mỗi lúc một trở nên hỗn tạp và ồn ào của đám khách càng lúc càng đông, gã đàn ông và bài thơ nhớ lộn xộn có một vẻ buồn cười và lạc lõng. Nhưng người đàn ông bất cần, hắn nhíu mày nhìn đăm đăm vào ly rượu rồi lại tặc lưỡi. Cứ như đang ở trong một không gian khac. Một không gian nào đó không phải quán Thiên Thai. Nơi chốn ăn chơi nổi tiếng nhất nhì thành phố này.
- Quên hoài!
Người đàn ông kêu lên như một tiếng than khi bàn tay rời vùng trán và cũng rất nhanh, chụp lấy ly rượu trên mặt bàn. Gã nói khi ly rượu được bưng lên.
- Tôi lộn rồi cô em. Hình như đó là khúc đuôi. Khúc đầu dài lắm... Để coi, thằng cha này lúc bé như khổ lắm, bỏ đi bụi đời chứ không sướng như tôi đâu. Tôi sướng lắm cô em biết không. Con cưng con chiều đấy. Bố tôi làm quan. Mẹ buôn bán lớn. Tôi đẻ bọc điều mà... Hồi đó gia đình cưng nhất vì tôi là con út. Muốn gì được đó. Mà tôi học giỏi lắm nghe, đứng nhất nhì trường Võ Tánh chứ không phải chơi đâu nghe. Hoàn toàn không giống mấy đứa con ông cháu cha khác. Con nhà giàu, đẹp trai, học giỏi là tôi... Hồi đó mà cô em gặp tôi là... khoái liền. Hào hoa lắm a... chứ không khổ như cái ông nhà văn đó đâu! Nghĩ cũng tội. Để coi, khúc giữa như...
Sau ngụm rượu được uống khi vừa dứt câu nói lộn xộn, chẳng đầu đuôi, người đàn ông đọc tiếp một đoạn thuộc phần giữa bài thơ khi trong trí Thắm những dòng chữ trên một trang báo biếu được cất giữ lại hiện về.
Tôi biết tuổi thơ của ông ta qua những lời đã đọc. Buồn lắm chứ không như tôi và gã đàn ông đang ngồi trước mặt, nếu những lời gã vừa kể là đúng. Thành phố đã mất tuổi thơ năm ông ta 11 tuổi. Cái tuổi mà tôi vẫn còn ngồi bệt xuống đất chơi giải gianh với bè bạn. Mười một tuổi. Khoảng sương mù của thời gian không che được hình ảnh của ngôi trường nữ tiểu học. Có khu sân Quần nằm đàng trước. Có quán Yaout nằm bên cạnh. Có quán hủ tiếu bên kia đường. Và hơn hết có những bước chân sáo chưa nếm con dao của cha mình phía trên vầng trán. Tôi đã lật phía bìa sau của một cuốn sách trong tiệm sách Tự Do để nhìn thấy khuôn mặt ông ta tối sầm đôi mắt. Như mắt tôi bây giờ. Sao tối tăm và chẳng một điểm sáng. Tôi gần bài thơ từ đó. Nhưng gần để tìm thấy Nha Trang đáng quên. Như tôi đã muốn quên. Quên chứ không phải để tìm về như bài thơ với cái giọng nhừa nhựa của người đàn ông trước mặt. Bởi hôm nay đâu còn cơn gió biển nào để vút bay tà áo? Đâu còn không gian nào ngập nắng để những môi cười thêm rạng rỡ. Đâu còn bóng mát nào để các hàng dương liễu là vách ngăn giữa những nụ hôn và cuộc đời... Chỉ có những vách ngăn bằng gồ mỏng giữa các hàng ghế, không đủ để che đậy những hành động mang đầy dục tính; chỉ còn ánh đèn với những chớp xanh, đỏ, đủ màu rơi từng vệt đồng lõa với thứ nghề nghiệp đớn hèn; chỉ còn những tiếng nhạc dậm dật hay lời ca nhừa nhựa của các gã đàn ông bị thui chột một phần nào khi đối mặt với cuộc sống. Đến không phải để cho, mà đếm để đòi, để đổi, để thỏa mãn những gì không thể có trên xứ la... Tôi hiểu, như tôi sống hai năm nay trong không khí ngập ngụa. Tôi chói lọi xưa kia muốn quên giữa bài thơ có cái tôi buồn thảm của ông tạ Và tôi thảm não hôm nay vẫn không dám đọc thêm đoạn kết bài thơ để thấy lối về. Đôi mắt, đôi mắt thẫm đen không một điểm sáng.
Trên sân khấu, lại một ông khách bước lên ôm chặt micro tự giới thiệu cái tên được chắp nố bằng ba tiếng vô nghĩa, nghe thật kêu và bản nhạc sẽ hát. Một màn ảnh lớn phía sau hiện lên một vùng đồi núi với một người lính mặc áo hoa rừng đang đặt súng dưới đất, tay cầm giấy bút - bút Bic và giấy đóng tập bán tại K-Mac hẳn hòi - nhìn về phía chân trời. Người lính ngồi trơ trọi một mình, có vẻ rất thơ, thả hồn vào mộng giữa vùng đất hoang vu - hẳn là một cảnh chiến trường nào đó - và đang tạm quên quân thù, tìm ý viết về cho em gái hậu phương như đúng tên bài hát vừa hiện lên. Vài cặp đưa nhau ra sàn nhảy khi tiếng nhạc nổi lên với giòng chữ từng câu hát bắt đầu có trên màn ảnh. Thắm lắng nghe tiếng hát đứt quãng nhưng tiếng gã đàn ông lại vang lên bên tai.
- Lúc còn trong nước, cô em ở đâu?
Người đàn ông chợt hỏi khi đọc đến các câu nhắc đến một bữa ăn thật thảm. Trong trí Thắm cũng hiện lên những bữa ăn lủi thủi một mình tại căn phòng chia lại với một gia đình xa lạ. Lạnh tạnh một nồi cơm điện vừa nấu, nhạt nhẽo những món ăn vừa nêm bởi phía trước mặt vẫn không có thêm đôi đũa nào cả. Thắm nhìn khuôn mặt người đàn ông thêm một lần nữa. Vẫn các nét bình thường, dễ lẫn lộn với giọng Bắc đọc thơ nhừa nhựa. Bình thường đến độ tầm thường? Đó không phải là điều mình đang mong muốn hay sao. Thắm chợt nghĩ đến cảnh về đặt nồi cơm điện xuống mặt chiếc bàn con, trong căn phòng quen thuộc với hình ảnh người đàn ông có khuôn mặt bình thường này phía đối diện. Bàn tay chai kia sẽ cầm đôi đũa thứ hai, giọng Bắc kia sẽ nói một câu nào đó, mang nghĩa rất thường, rất tầm thường như cá, như thịt, như rau, dưa nấu sao khéo qúa. Rồi cùng cầm đũa, rồi cùng nhẩm tính các con số chi thu trong lúc ăn. Bấy giờ cái thảm sầu của bài thơ chẳng gì cần thiết. Như tất cả các thứ không cần thiết đã và đang có mặt trong đời sống này. Thắm dứt ý nghĩ với chút cảm tình vừa nhen với gã đàn ông trước mặt khi câu hỏi được lập lại lần thứ nhì. Theo thói quen, Thắm nhắc đến tên một tỉnh lỵ xa lắc, nằm về phía cực nam của đất nước. Một nơi chốn Thắm chưa hề biết đến bao giờ.
- Xa qúa, tôi chưa từng đến đó. Vậy mà trông cô em có dáng quen quen.
Người đàn ông nói giọng không có chút nào thất vọng khi Thắm chợt thấy buồn cười. “Trông cô em thấy quen quen” Thứ điệp ngữ theo bài bản mà những gã đàn ông khi gặp đàn bà lần đầu vẫn dùng để mở đầu câu chuyện. Tiếp theo sẽ là các câu như “Vậy, là tôi lộn... hồi đó tôi có gặp một cô A, B, C, Z dễ thương như cô vậy... ” Hay, nà ná như thế nhưng luôn có lời khen kèm theo. Khi thì đẹp, khi thì hiền, khi thì dễ thương và các cô, với lời khen tất phải có chút cảm tình đầu tiên. Rồi mọi chuyện sẽ đến nếu cần đến và Thắm đã gặp không ít đàn ông loại này. Có chút thất vọng cho người đàn ông trước mặt khi nhớ đến hình ảnh bữa cơm vừa lóe lên trong đầu, Thắm nói một câu vô thưởng vô phạt, để chờ những câu tiếp. Thứ nghề đang làm cần thế.
- Chắc anh lộn.
- Chắc thế.
Vỏn vẹn hai tiếng rồi ngưng. Không có các câu tiếp theo một cách bình thường. Người đàn ông uống cạn phần rượu còn lại trong ly và gọi lấy thêm. Gã có vẻ bắt đầu say khi đột nhiên trở nên sỗ sàng hơn. Ngón trỏ và giữa trên bàn tay thọc sâu dưới vùng áo Thắm. Đầu gã cúi xuống và mặt Thắm nhận cảm giác nhờm nhờm từ hơi thở nồng rượu. Lại bắt đầu một lần chịu đựng. Như đã chịu đựng mỗi đêm. Tôi thèm một hơi thở không nồng hơi rượu. Tôi thèm một bàn tay có những ngón biết run. Tôi thèm những tiếng nói đứt đoạn bởi lồng ngực đang bị nén. Và nơi chốn đó không phải là một Nha Trang của người đàn ông có đôi mắt không một điểm sáng trong tấm ảnh sau bìa sách. mắt phải sáng dù đang nhắm nghiền chờ một nụ hôn. Hang động tuổi thơ không chìm sâu vào đôi mắt không chấm sáng. Đôi mắt đã chôn cất hộ tôi một vùng trời biển thiêng liêng. Tôi cảm ơn ông ta và cũng thù ghét ông tạ Cất giữ và từ chối để tôi sống với cái tôi hôm naỵ Chút mâu thuẫn vẫn thường sâu xé khi tôi đọc bài thơ của ông tạ Và thường bỏ giở nửa chừng. Không muốn kết để nghe lời hứa trở về. Không muốn dứt để thấy mình không dám quay về chốn cũ. Tôi tan nát. Tôi mất hết. Tám năm trên xứ lạ với lần ra đi của người đàn ông đã cùng tôi mang theo vùng biển đến đây.
“ẩn náu,
la hét,
chửi thề,
nguyền rủa,”
Những đoạn ngắn của bài thơ hay hành động tôi đã làm. Tôi đã chui rúc trong xó nhà mỗi khi chồng tôi về. Một góc thật khuất của căn phòng trong cái Appartment đầy người cùng xứ sở. Tôi tránh né, không dám ngồi đối diện với người đàn ông mà tôi hằng yêu thương và thương yêu tôi. “Con điếm, con đĩ... ” Những thứ con mà tôi không ngờ đã được chồng tôi nhắc đến bằng lời nói của một con người khoa bảng. Tôi đã nghiến răng chịu đựng, vo tròn các uất ức để được sống cạnh chồng. Một năm, hai năm, ba năm... rồi đến năm thứ sáu. Tôi đã vỡ bằng tiếng hét lớn trong lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Những thứ con mà chồng tôi vẫn dồn tôi vào một góc nhà đã thành lời nguyền rủa để tôi không dám quay về dĩ vãng. Tôi thèm một hang động giữa tuổi bốn mươi như tác gỉa bài thơ đã có. Một hang động để ẩn náu chứ không phải để trở về. sự bất hạnh của tuổi thơ và sự bất hạnh của đoạn cuối đời cũng đều thảm khốc. Nhưng tuổi thơ cũng còn nơi chốn được xây dựng theo ý nghĩ để ẩn náu. Còn tôi? Bốn mươi tuổi tôi chỉ còn bài thơ của ông ta, con người có đôi mắt đen kịt như cửa ngõ bị khóa chặt.
Lại thêm vài ly rượu được uống và người đàn ông trước mặt đã đi xa hơn bằng những đầu lưỡi nhớp nháp liếm quanh vành tai, bờ má của Thắm. Thắm ngồi yên với các ngón tay bị nắm chặt trong bàn tay chai. Những vết sần trong lòng bàn tay gã đàn ông chạm vào da Thắm nhám nhúa. chỉ nhám nhúa, không chút nào xúc động. Thắm ngồi như một cái xác khi các câu thơ trở về một cách không thứ tự trong trí. Và chung quanh những hình ảnh uốn éo, những câu hát lạc giọng của đám khách mua vui nhập nhòa như có, như không. Thắm rơi vào bài thơ một mình.
- Có còn không Hòn Chồng của những tảng đá tình yêu.
Một câu thơ đột nhiên thoát ra thành tiếng từ miệng Thắm. Cái lưỡi ướt át của gã đàn ông đang uốn quanh vành tai chợt thụt lại. Gã ngần ngừ một thoáng rồi vẫn giọng nhừa nhựa để hỏi.
- Cô em... bài thơ
- Tôi đọc lại câu anh vừa đọc
Thắm nói dối một cách trơn tru dù đoạn thơ đó người đàn ông chưa hề đọc tại đây. Và, thân thể vẫn không buồn nhích xa tấm thân đang chồm về phía mình mỗi lúc một sát, mỗi lúc sức nặng lại tăng thêm. Nhưng người đàn ông đã tự động làm việc đó. Gã nhìn Thắm.
- Cô em thích bài thơ?
- Thích
- Cô... em thích Nha... Trang?
- Thích chứ.
- Hay qúa há! Mấy cô khác đâu có... tâm hồn như cô em. Vậy mà...
Thắm ngước lên để tránh các câu nói mang tính thở than, đầy thương hại một cách cải lương dành cho mình.
- Tại thấy ngồ ngộ.
Người đàn ông hơi khựng lại sau câu nói. Hắn ngơ ngơ một thoáng rồi vớ đại chiếc bật lửa đặt trên bàn. Ngón tay cái bật bật, ánh lửa lóe lên rồi tắt vài lần theo nhịp taỵ Ánh sáng vàng mờ chớp tắt, đẩy khoảng không gian mờ tối qua những chớp sáng. Khuôn mặt hai người ẩn hiện trong tầm nhìn. Rồi chớp lửa cuối được người đàn ông giữ lâu hơn. Gã đăm đăm nhìn Thắm và thở dài khi ngón tay cái buông nhẹ miếng nhựa giữa lỗ gas ccủa chiếc bật lửa. Ngọn lửa tắt ngúm.
- Cô em uống gì thêm không?
Vẫy người hầu bàn và Thắm nghĩ đến tên một thứ rượu gỉa vờ dành cho các cô gái đang làm trong quán.
- Chuyện hồi đó và chuyện bây giờ khác nhau nhiều lắm. Cô em muốn nghe tôi kể chuyện không?
Thắm gật đầu, trả lời để trả lời. Người đàn ông xích lại gần Thắm hơn nhưng bàn tay không còn sỗ sàng như trước. Người hầu bàn đến, Thắm gọi thứ nước đã chọn khi người đàn ông tiếp bằng giọng nhừa nhựa.
- Cô em có vẻ được. Tôi không tán tỉnh cô em đâu... Yên trí, tụi mình đâu có gì mà phải vậy? Tôi bốn mươi rồi còn gì nữa... Lớn rồi!
- Anh sang lâu chưa?
Câu hỏi lạc lõng của Thắm không làm người đàn ông phật ý.
- Trên dưới chục năm... mà có gì đáng nói. Tôi bốn mươi rồi. Tôi bất hoặc rồi cô em biết không. Hà!
Tiếng thở dài đột nhiên được buông ra rồi cũng rất bất ngờ, người đàn ông phá lên cười lớn trước sự ngạc nhiên của Thắm. Gã gục gặc cái đầu và uống cạn phần rượu trong ly.
- Mấy ông cụ mình cũng lộn xộn. Bất hoặc cái khỉ gì... Mà bất hoặc thiệt chứ giỡn sao? Cái gì tôi cũng biết hết... Mà cũng chẳng đúng...
Người đàn ông bất đầu nói lộn xộn. Thắm ngơ ngác nhìn, khuôn mặt gã vẫn giống hệt như lúc đọc bài thơ lộn đầu, lộn đuôi.
- Cái gì tôi cũng biết trừ cái chuyện vợ mình không khoái mình làm thợ sửa xe. Tôi đâu biết cô ta khoái làm ca sĩ? Ban đầu tưởng cho vui... ai mà ngờ...
Câu chuyện của một con người có người vợ chạy theo sự hào nhoáng được kể bằng giọng nói thẫm rượu hệt như trăm ngàn câu chuyện đổ vỡ tại xứ lạ Thắm đã nghe. Không có điểm gì đáng quan tâm trừ giọng nói vẫn bình thường của người đàn ông. Bình thường theo cái kiểu nhừa nhữa của một kẻ uống hơi nhiều chứ chẳng có chút gì là đắng caỵ Gã kể, như đang kể chuyện người khác và chưa dứt câu chuyện Thắm đã nhận được người đàn bà phụ rẫy trong câu chuyện luôn luôn được gọi là cô tạ Không một tiếng con này hay con khác.
Là thế, hay chỉ mình tôi là con điếm? Sao anh không phải là người thợ sửa xe trước mặt mà lại là một người trí thức “biết trọng danh dự?” Chút hãnh diện còn lại sau ngày cưới đã trở thành sự tủi nhục trong tôi mỗi buổi chiều anh đi làm về. Có con điếm đang thu mình trong góc nhà chờ anh về để dọn cơm, để rửa bát, để trải giường và để anh thỏa mãn mỗi khi động tình sao không thấy? Sáu năm trời anh dồn tôi vào góc thấp nhất, hẹp nhất của đời sống. Tôi ngỡ ngàng và đã phải đóng các vai trò để mong tìm lại chút tình thương nơi anh. Lầm lũi như một con sen để dọn cơm, rửa chén. Bẽ bàng nhận từng tờ giấy bạc anh vất lên bàn để đi chợ, lo toan trong nhà. Rên rỉ, vật vã như con vật để mong anh nghĩ dục tính này vẫn chỉ riêng anh... Tôi xua đuổi cái tôi những ngày vừa lớn để làm cái tôi đàn bà. Rất đàn bà với mong ước anh quên hình ảnh tôi - cũng rất đàn bà - trong đêm tủi nhục đó. Như chiếc bóng, tôi đã sống bên anh tại xứ lạ. Một cái bóng không được biết đời sống bên ngoài. Hoặc, rất nhỏ, chỉ tham dự vào một phần nhỏ bé của đời sống tại đây. Một cái chợ Việt Nam gần nhà. Một khu thương mại Việt Nam tiện đường xe buýt. Một khoảng đường ngắm bao quanh nơi mình ở để phóng tầm nhìn mỗi khi xong công việc. Và những bốn bức tường thật rộng đã bao lần tôi ngắm nghía góc phòng - nơi vẫn thường co mình khi anh về - để so sánh với ba góc phòng còn lại. Nơi thì kê cái tủ lạnh. Nơi đặt chiếc kệ với cái truyền hình bên trên. Nơi có cái đèn đọc sách, bóng tròn nằm trong chiếc chụp trắng ngà. Và cuối cùng là nơi bỏ trống, có cái ghế con của tôi. Là thế, chỉ mình tôi là con điếm trong không gian nhỏ hẹp.
- Buồn không cô em?
Thắm gật đầu đại.
- Sao anh không lấy vợ khác?
- Sao cô em không lấy chồng?
Thắm ngước lên nhìn người đàn ông thật nhanh. Gã có vẻ ngượng.
- Tôi xin lỗi cô em.
Thắm lắc đầu gợi sang câu chuyện khác. Một câu chuyện chả ăn nhập gì với các ý nghĩ trong trí. Họ nói đến bài hát đang được một cô gái hát trên sàn nhảy. Câu chuyện xuôi dần và thoáng ngập ngượng không còn khi một tuần rượu nữa được mang cho hai người. Người đàn ông xích lại gần Thắm khi người con gái trên sàn nhảy hát xong bản nhạc. Gã lại nói đến bài thơ.
- Tôi thích bài thơ lắm, bình thường tôi nhớ đâu ra đó sao bữa nay kỳ qúa!
- Chắc tại rượu.
- Không phải đâu, có nhiều lúc uống rượu với bạn bè tôi vẫn nhớ bào thợ Từng câu một.
- Anh quen với ông ta?
- Ai?
- Người viết bài thơ.
- Không. Chỉ biết ông ta người cùng xứ. Thật ra tôi có gặp ông ta một lần, chỉ là sự tình cờ. Hồi đó tôi còn ở Nam Cali, hồi đó tôi còn vơ...
Thắm bật cười. Người đàn ông cười theo.
- Tôi đưa bà xã đi ăn bò bẩy món vào một buổi cuối tuần, tình cờ thấy quán cà phê đối diện tiệm ăn có tổ chức ra mắt sách của ông ta... Hồi đó tôi chưa đọc bài thơ nên ghé vào vì cảm tình người cùng xứ. Chỉ định mua ủng hộ một cuốn... Tôi để vợ ngồi bên tiệm ăn và chạy vội sang quán cà phệ Tình cờ gặp đúng lúc ông ta đứng trên bục. Đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất...
Thắm yên lặng chờ.
- Trông ông ta buồn lắm. Hồi đó tôi nghĩ chắc gã mới sang nên mới buồn... Tôi mua cuốn sách rồi về tiệm ăn. Vậy thôi, chẳng để ý thêm cho đến lúc vợ tôi thành ca sĩ... Ôi!
Người đàn ông đột nhiên xuống giọng, đầy vẻ giễu cợt.
- có một tình yêu đầy đọa
có một đời đen như đêm tr6n biển.
Người đàn ông đọc thêm một phần của bài thợ Nếu bỏ qua cái giọng đã thẫm rượu và không khí hỗn tạp của một quán bia ôm khiến việc đọc thơ trở thành khôi hài thì rõ ràng người đàn ông này yêu thương thành phố của Thắm. Những câu thơ của các đoạn sau được đọc một cách tùy hứng khiến âm hưởng bài thơ quen thuộc trở thành xa lạ. Các đoạn ngắt hoàn toàn tùy thuộc vào nhịp thở của người đàn ông. Có vài chữ của câu trên chạy nối xuống vài chữ câu dưới và bỏ lửng lơ tại đó. Thắm nghe loáng thoáng tiếng cón tiếng mất trong tiếng nhạc bấy giờ không biết ai đã mở lớn hơn. Một cô gái trong quán đang lên cùng hát với một người thanh niên. Bài hát trữ tình, rẻ tiền của Sài Gòn vào cuối năm 70 được nhai lại với điệu bộ của hai con người đang ráng học đòi các cử chỉ của các ca sĩ. Thắm nhìn hai người bằng cái nhìn ngán ngẩm khi các cặp trai gái đang uốn éo trên sàn nhảy trở thành những cái bóng lẫn vào ánh đèn.
- Nha Trang,
Tôi sẽ trở lại thành phố đó chớ?
Tại sao không?
Tại sao không? Tại sao không? Những hình ảnh chung quanh đột nhiên thành nhạt nhòa trước mắt Thắm khi ba câu cuối của bài thơ được người đàn ông đọc lớn, át hẳn tiếng hát và nhạc. Gã đàn ông lại bưng ly rượu lên uống cạn như tự thưởng và ngân nga lại vài câu đắc ý. Cơn say đã thấm nhiều. Thắm nhắm nghiền đôi mắt khi khuôn mặt gã đàn ông cúi sát vùng da thịt hở của cổ áo. Gã lẩm bẩm câu chót của bài thơ vài lần và kết thật nhanh.
- Tại sao không hôn em?
Đôi môi mỏng phía dưới chiếc mũi thanh tú như con gái đã bám vào phía dưới phần cổ Thắm. Chiếc hôn tham lam di sâu hơn nữa và mắt Thắm nhắm nghiền như đã nhắm tám năm về trước.
Tôi đàn bà. Tôi bình thường. Tôi có những xúc cảm. Sao lại là một thứ đĩ, thứ diếm như lời chồng tôi nói? Đã nhiều lần tôi tự hỏi và nghi ngờ cái gọi là phần kiến thức nằm phía sau vầng trán trí thức của những mảnh bằng anh có. Tôi không có lỗi có lỗi như chồng tôi đã nói. sao người đàn ông không hiểu đó chỉ là những phản ứng sinh lý tự nhiên của một con người? Tôi đâu muốn bốn tên cướp bịt mặt cưỡng hiếp cũng như anh đâu muốn ngồi co mình, khiếp nhược tại góc nhà -
cái góc nhà mà tôi đã ngồi nghe anh nguyền rủa - nhìn vợ mình bị Ô nhục. Sao anh không nhìn thấy sự tủi nhục của tôi mà chỉ thấy bàn tay tôi bám vào lưng tên cướp khi xúc cảm bị kích thích qúa độ. Sao anh không nghe tiếng máu tôi sôi sục phẫn nộ mà chỉ nghe những lời rên rỉ bên ngoài. Tôi đàn bà. Tôi yêu anh. Tôi bình thường. Tôi bị hiếp. Tất cả anh đều chứng kiến chứ đâu phải là những thứ con như anh thường nói để làm các điều anh không biết. Tôi đã nói lần đầu và cũng là lần cuối cùng vào năm thứ sáu biến thành một thứ điếm dưới mắt chồng.
Và tôi thành điếm. Và tôi thành đĩ. Như lời anh nguyền rủa. Như một góc của bài thơ đã đọc. Nhưng nơi chốn trở về dành cho tôi không có. Anh là cửa ngõ Nha Trang. Anh đóng sập cánh cửa vùng trời cũ bằng các lá thư, các lần điện thoại về thành phố đó. Tối sầm một cánh cửa như đôi mắt không điểm sáng của con người trong tấm ảnh. Con người rất xa lạ khi tôi còn là một người, một trí thứ khoa bảng trong đời sống nhưng đột nhiên thành thân quen khi tôi biến thành một con điếm. Bởi tôi không còn lối về. Và đoạn cuối bài thơ như một vết chém cuối cùng, cắt lìa tôi với mảnh phao đời sống. Tội nghiệp tôi người đã yêu anh từ vùng trời thiêng liêng. Tội nghiệp tôi cất dấu một nơi chốn yêu thương như chưa bao giờ từng sống. Tội nghiệp tôi khi thành một con điếm không lối về. Tội nghiệp tôi không hỡi người đàn ông tôi đã gọi là chồng.
Thắm bật ý nghĩ ra thành câu nói lớn nhưng người đàn ông vẫn mải mê đắm trong nụ hôn vừa tiến sâu đến phần ngực trên. Bất chợt Thắm đưa tay làm một vòng ôm ngang lưng gã đàn ông thật âu yếm và ưỡn người ra phía trước để nụ hôn của gã được tiến xa hơn. Con đĩ mất lối về và con người có những hang động tuổi thơ đang trộn lẫn trong một dáng đàn bà của con người.
* * *
Quán đã bắt đầu vơi đi tiếng ồn ào khi từng cặp trai gái dìu nhau lên xe để về một nơi chốn nào đó. Bây giờ, không còn ai bước ra mặt sàn nhảy nhỏ hẹp, cũng chẳng còn ai ôm micro ngêu ngao hát những bài hát mình thích. Còn lại, chỉ tiếng nhạc vừa đủ nghe từ chiếc máy đặt phía trong quầy rượu với dăm cặp đang ngả nghiêng, ngã gía. Tận cuối phòng, người đàn ông đã gục đầu lên đùi Thắm và họ đang nói đến địa chỉ của một khách sạn trong thành phố với những con số cho một món tiền. Họ trở lại con người của chính họ - những con người đang sống tại đây - khi cũng như bao cặp trai gái khác, dìu nhau ra xe.
Đêm vào khuya. Nha Trang, thành phố biển, bài thơ và hai khoảng qúa khứ đã mất. Và đâu đó tại xứ này, người viết bài thơ hẳn cũng đang đắm mình trong giấc ngủ để ngày mai, sẽ tiếp tục lao mình vào một thứ công việc bình thường. Để sống.
San Jose, 30 tháng 3 năm 1993

Hết



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 685

Return to top