Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >>

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 634 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3


Tô Hoài

Viết về “nạn cò”, tôi lấy từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của cụ Nguyễn Lân tra xem chữ cò đã sinh trưởng ra sao.
Chữ cò gốc nó chỉ con cò. Các loài cò: cò bạch (trắng), cò bợ, cò đen, cò hương, cò lửa, cò quăm, cò ruồi, cò thìa. Và biến hoá đi: con cò (ở khung cửi), bóp cò súng, mua con cò (tem), ông cò, cò trẻ con (dái trẻ con). Miêu tả điệu bộ: cò cử, cò cưa, cò dò, cò kè, cò quay. Và điệu hát: hát cò lả. Những chữ cò vào thế kỷ và gần đây: Cò súng bóp cò súng (rất nhanh), cò mồi, cò con, cò quay (cờ bạc bịp), thằng cò, cái cò.
Như chữ ông cò (nói tắt chữ Pháp: Commissaire là đội xếp, thơ Tú Xương: Thành Nam danh giá nhất ông cò, thì còn hiểu được, nhưng con cò tiếng miền Nam là cái tem bưu điện (có lẽ có khi tem bưu chính của Pháp in hình con cò chăng?), và điệu hát cò lả thì không đoán được nguồn gốc thế nào.
Mỗi chữ sinh sôi ra sao đều bởi hoàn cảnh của người và cộng đồng. Có chữ sống dai, có chữ chết yểu. Có khi cái áo sơ mi ni lông chim cò hết thời thì chữ áo chim cò cũng biến mất. Nhưng chữ thầy cò, cò mồi thì lộn kiếp và tồn tại dài dài.
Có hôm, ở Sài Gòn, tôi bàn với các bạn:
- Mai đi Lái Thiêu chơi vườn nhé.
Về Lái Thiêu mùa này đánh võng giữa vườn, rượu và trái cây, thức nhắm thì chủ vườn vớt đôi thằng ba ba dưới lạch lên. Ở bên thành phố mà chẳng khác đi du lịch vườn ở Vĩnh Long, ở Sa Đéc.
Mấy năm, khách ta khách Tây nhộn nhịp chơi vườn Lái Thiêu.
Nhưng tôi đã được trả lời:
- Vườn Lái Thiêu hết khách rồi.
- Năm rồi ngập nước à?
- Phải đâu. Tụi cò vườn tranh khách dữ quá. Khách ngán không đến nữa.
Ở đâu có ăn chơi thì đấy sinh ra cò. Cò đón mồi ra tận ngoài đường lớn, cò đưa khách vào vườn. Đông cò, đông khách rồi cò kéo, chia chác, có khi một lũ cò với cả chủ vườn ẩu đả nhau chí chết. Tây trông thấy cũng ớn, thế là mất khách. Xe vừa lên hết dốc đồi, vào đường thông Đà Lạt. Mấy cái xe máy rồ ra theo hai bên.
Bên trái:
- Các chú vô khách sạn Ngọc Lan. Đặc sản thú thiệt.
Bên phải nói to hơn:
- Các chú à, vũ trường Rừng Xanh có các em thứ thiệt!
Từ đấy vào tới chợ, xe này nhả thì xe khác cò bám, mời chào lao xao tương tự.
Đấy cũng gọi là cò, cò nhiều như kiến. Đến Ninh Bình, vào thắng cảnh Hoa Lư trong núi, một lũ người lau nhau xúm đến bán hương.
- Tao có hương rồi.
- Cháu đưa bác vào đền, nhiều đền cơ mà.
-  Tao biết đường cả rồi.
Thằng bé vẫn lẵng nhẵng theo. Rồi nói:
- Bác cho cháu một nghìn.
- Tiền gì?
- Cháu ăn mày bác. Từ sớm chẳng bán được thẻ hương nào.
Tôi không cho, thằng bé phải bỏ đi. Nhưng mất người tây đầm đi trước thì chúng nó còn lẵng nhẵng đeo vào tận trong đền.
Ở Hà Nội, không gặp những cò như cò Đà Lạt, cò Lái Thiêu, nhưng các “nhà nghỉ” la liệt hầu hết ở các phố có bến xe, có nhà hàng và nơi khuất vắng đều có treo bảng, thế là chắc chắn ở đấy chẳng thiếu cò. Vả lại cái nghề cò giỏi xem tướng lắm.
Những người như tôi, trạc tôi. chúng nó thả lời làm gì cho mất công. Những cái cò ăn mày như ở Hoa Lư thì đâu cũng thấy. Khách ở các tỉnh, khách nước ngoài ở bờ hồ Gươm. Ở đền Quán Thánh đều được cò vây bọc các phía. Hay là quanh quán cá phố Trần Nhân Tông, lên đường thịt chó trên Nhật Tân, hay bia Hải Xồm, ốc ông Già. cò lại cò. Nghe nói các bến xe đường dài Hà Nội - Sài Gòn, các hàng quán dọc đường nhốt khách nuôi cả cò du côn... Cò bự hay cò ruồi thì cũng một giống cò. Ở đâu cũng có cò. Có điều cò thật như cò định nghĩa trong từ điển thì bị chết mất giống. Duy có cò biến tướng cò đểu cò người này thì càng nhiều.



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 171

Return to top