Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Trên Chuyến Bay Đêm

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20219 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trên Chuyến Bay Đêm
Ken Follett

Chương 10

Eđie Deakin, sĩ quan cơ khí, xem chiếc Clipper này như cái bọt xà bông khổng lồ, đẹp nhưng dễ vỡ, cho nên anh phải hết sức cẩn thận trong công việc, để nó bay qua đại tây dương được an toàn, vì trong khi nó đang bay thì ở bên trong người ta đang vui chơi, và họ không biết cái vỏ máy bay ngăn giữa họ với tiếng gào rú của màn đêm bên ngoài mỏng manh biết bao.
Chuyến bay có phần nguy hiểm chứ không phải như người ta tưởng, vì kỹ thuật công nghệ máy bay còn mới mẻ và bầu trời đêm trên đại tây dương là một vùng chưa được khám phá, đầy nguy hiểm bất ngờ. Tuy nhiên, Eđie thường hãnh diện nghĩ rằng với tài khéo léo của Cơ trưởng, và sự tận tình của phi hành đoàn, và với khả năng tiến bộ của ngành cơ khí Mỹ, máy bay sẽ đến nơi đến chốn bình an.
Thế nhưng lần này anh hết sức lo sợ.
Chắc chắn trên danh sách hành khách có tên Tom Luther nào đấy rồi. Trong khi hành khách lên tàu, anh nhìn qua các cửa sổ của buồng máy, lòng phân vân không biết tên nào trong đám hành khách đó đã có chân trong đám bắt cóc Carol-Ann; nhưng đương nhiên là anh không thể tìm ra được, vì họ toàn là những thương gia giàu có, tài tử chiếu bóng và các nhà quí tộc no đủ, áo quần bảnh bao.
Trong thời gian chuẩn bị cho máy bay cất cánh, anh cố không nghĩ đến Carol-Ann để tập trung vào công việc kiểm tra các dụng cụ, khởi động bốn cái động cơ khổng lồ cho ấm máy, điều chỉnh lại hỗn hợp nhiên liệu kiểm tra bộ phận điều khiển các van và đo tốc độ của máy để mọi việc được hoàn chỉnh trước khi cất cánh. Nhưng khi máy bay lên đến độ cao đừơng truờng rồi, anh trước còn mấy công việc để làm. Anh chỉ điều chỉnh cho động cơ hoạt động đồng bộ, kiểm soát nhiệt độ của máy và kiểm tra hỗn hợp của nhiên liệu. Bây giờ anh thấy máy móc hoạt động bảo đảm an toàn rồi, anh lại suy nghĩ vẩn vơ.
Anh hết sức muốn biết Carol-Ann mặc áo gì, nỗi mong muốn thật phi lý, nhưng nó nói lên sự đau đớn trong lòng anh. Nếu anh biết được vợ anh mặc áo măng tô da cừu có nút cài lên tận cổ và mang ủng không thấm nước, thì chắc anh cảm thấy bớt đau đớn hơn một chút; không phải vì anh sợ nàng lạnh - thời tiết tháng 9 chưa lạnh - nhưng vì mặc áo ấy trông nàng kín đáo hơn. Anh nghĩ chắc có thể Caroi mặc cái áo cụt tay có màu xanh nhạt, cái áo anh thích nhất, nếu thế thì cơ thể đẫy đà của nàng sẽ lồ lộ ra rất khêu gợi. Chắc nàng bị bọn vô lại kia bắt giữ trong suốt 24 giờ sắp đến, và nghĩ đến chuyện chúng nhìn nàng là anh thấy đau khổ vô cùng.
Chúng muốn anh làm cái quái gì đây Anh hy vọng tất cả nhân viên trong phi hành đoàn không chú ý đến tình trạng lo âu của anh. May thay là người nào cũng lo làm công việc của mình và họ không chen chúc nhau như trong các máy bay khác. Buồng máy của máy bay Boeing 314 rất rộng. Buồng lái rộng rãi nhưng chỉ chiếm một phần trong buồng máy thôi. Cơ trưởng Baker và phi công phụ Johuny Dott ngồi trên hai ghế ngồi cao kế bên nhau, trước mặt họ là máy móc điều khiển, một cánh cửa sập ngăn họ với căn buồng phía trước nằm ở mũi máy bay. Ban đêm, người ta có thể kéo những bức màn lớn ở phía sau các phi công để ngăn ánh sáng trong buồng chiếu vào phòng lái khỏi làm trở ngại tầm nhìn của họ lúc trời tối.
Chỉ một cái phòng lái thôi cũng rộng lớn hơn tất cả các phòng máy của hầu hết các loại máy bay khác, còn kể thêm các nơi khác nữa thì toàn thể phòng máy của máy bay này rất rộng. ở mạn bên trái của buồng máy, tức là hông bên trái khi nhìn tới trước, có kê cái bàn để bản đồ, dài hơn hai mét, anh hoa tiêu Jack Ashford đang cúi người trên đó, và phía sau anh ta là một cái bàn họp nhỏ, nơi Cơ trưởng thường ngồi khi ông không lái. Bên cạnh đó có một cửa gở hình bầu dục, cửa này thông với lối đi dẫn vào trong cánh máy bay:
đây là lối đi đặc biệt của chiếc Clipper, vì người ta có thể đi vào tiếp xúc với động cơ trong lúc đang bay, như bít một chỗ dầu chảy, mà không cần phải cho máy bay hạ xuống.
Bên mạn phải, nằm phía phải của buồng máy, có chiếc cầu thang nằm ngay phía sau chỗ ngồi của phi công phụ, cầu thang này dẫn xuống boong của hành khách Cho nên người ta phải đi qua buồng truyền tin, người điều hành buồng này là Ben Thompson, anh ta ngồi mặt nhìn về phía trước, Eđie ngồi phía sau Ben, mặt quay vào vách ngăn. Anh nhìn vào cái bảng có nhiều kim đồng hồ và một dãy máy móc điều khiển. Cách một tí về bên phải anh, có một cánh cửa ván hình bầu dục mở ra lối dẫn vào cánh máy bay bên phải. Cuối buồng máy, có một cánh cửa dẫn qua buồng để hành lý.
Toàn thể phòng máy dài hơn 6 mét một chút, rộng chừng ba mét, và chiều cao thì người ta có thể đứng thẳng ở đâu cũng được, chẳng gặp trở ngại gì.
Trong buồng có thảm lót sàn, có bộ phận cách âm, vải màu lục nhạt phủ vách máy bay, chỗ ngồi bọc da màu hạt dẻ, đây là buồng máy sang trọng nhất chưa máy bay nào có từ trước đến nay. Khi Eđie thấy chiếc thủy phi cơ này lần đầu, anh cứ tưởng chuyện người ta đùa chơi.
Nhưng bây giờ anh chỉ thấy những cái lưng cúi xuống và vẻ mặt chăm chú vào công việc của các bạn trong phi hành đoàn, anh mừng khi thấy họ không biết rằng anh đang sợ đến chết được.
Anh rất muốn biết lý do tại sao anh lâm vào cơn ác mộng này, cho nên anh muốn tạo cơ hội cho ông Luther bí mật kia xuất đầu lộ diện. Sau khi máy bay cất cánh rồi, anh kiếm cớ để đi qua các buồng của hành khách. Không tìm được lý do chính đáng, anh bèn lấy cớ tầm phào. Anh đứng dậy, đến nói nhỏ với người hoa tiêu:
– Tôi đi kiểm tra hệ thống dây chằng ở bánh lái, - nói xong, anh đi nhanh xuống cầu thang. Nếu có ai hỏi anh tại sao bây giờ anh lại đi kiểm tra bánh lái, anh sẽ trả lời:
– vì linh cảm.
Anh từ từ đi qua các buồng hành khách:
Nicky và Davy đang phục vụ rượu và bánh nướng nhỏ cho khách Hành khách thư giản, họ nói chuyện bằng nhiều thứ tiếng. Trong phòng khách đang diễn ra một sòng bài. Eđie thấy nhiều khuôn mặt quen thuộc, nhưng anh đang bối rối trong lòng, nên không nhớ được tên của các nhân vật danh tiếng hiện đang có mặt trên máy bay. Nhiều người ngước mắt nhìn anh khi anh đi qua, anh hy vọng có người nào đấy trong số họ đứng ra nói cho anh biết hắn là Tom Luther, nhưng không có ai nói với anh lời nào.
Anh đi đến tận cuối máy bay, leo lên cái thang kê sát vách nằm gần cánh cửa vệ sinh nữ. Thang dẫn lên ô cửa nằm trên trần, từ ô cửa có lối đi dẫn đến khoảng trống ở sau đuôi. Đáng ra anh nên đến dây bằng cách .theo boong trên và đi qua buồng chứa hành lý mới đúng.
Anh kiểm tra dây chằng rất nhanh rồi đóng ô cửa lại và xuống thang. Một cậu bé khoảng 14 hay 15 tuổi đang đứng đấy giương mắt nhìn anh, vẻ hiếu kỳ.
Eđie buộc lòng phải cười chào cậu ta. Cậu bé thầy vững dạ, bèn hỏi:
– Tôi xin phép vào thăm buồng máy được không?
– Được chứ, - Eđie rất tự nhiên. Anh không muốn có ai đến quấy rầy, nhưng máy bay này phải hơn các máy bay khác, phi hành đoàn phải đối đãi tử tế với hành khách, ngoài ra, công việc bận bịu này có thể giúp anh quên Carol-Ann một lát.
– Quá tuyệt, cám ơn.
– Cậu hãy về chỗ ngồi một lát, tôi sẽ đến tìm cậu.
Cậu bé gật đầu, đi về buồng của mình. Eđie thủng thỉnh đi trên lối đi giữa hai hàng ghế, cố đợi có người bước ra gặp anh; nhưng không ai nhúc nhích hết, anh đoán chắc anh chàng Tom kia đợi vào lúc vắng người mới bí mật tiếp xúc với anh. Anh có thể hỏi các tiếp viên ông Luther ngồi ở đâu là tiện nhất, nhưng thế nào họ cũng lấy làm lạ khi nghe anh hỏi, nên anh không muốn gây thắc mắc cho họ làm gì.
Cậu bé ngồi ở buồng số hai với gia đình, phía trước.
– Nào, ta đi, cậu. - Eđie nói, vừa cười chào cha mẹ cậu. Hai người gật đầu trả lời với vẻ không mấy nồng nhiệt. Một cô gái tóc dài - có lẽ chị của cậu bé - nhìn anh mỉm cười với vẻ hàm ơn, anh cảm thấy tim đập mạnh; khi cô ta cười, trông cô đẹp quá.
Khi hai người leo lên chiếc , cầu thang xoắn ốc, anh hỏi cậu bé:
– Cậu tên gì?
– Percy Oxenford.
– Còn tôi là Eđie Deakin, cơ khí trưởng.
Khi họ đã lên đến đầu cầu thang rồi, Eđie cố lấy giọng vui vẻ để nói với cậu bé:
– Hầu hết các buồng máy khác không đẹp như buồng máy này đâu.
– Nhìn chung thì chúng như thế nào?
– Trần trụi, lạnh lẽo và ồn ào. Và có nhiều dụng cụ kềnh càng, cứ mỗi lần mình nhúc nhích là vấp phải.
– Công việc của ông là gì?
– Tôi phụ trách về động cơ ... Tôi chăm sóc cho chúng hoạt động tốt trong suốt chuyến bay đến Mỹ.
– Những cái cần và những mặt đồng hồ ấy dùng để làm gì thế?
– À những bộ phận điều khiển ấy để kiểm tra tốc độ quay của chong chóng, kiểm tra nhiệt độ của động cơ và hỗn hợp nhiên liệu. Cả bốn động cơ đều phải có những điều kiện như nhau. - Anh nghĩ nên nói đại khái như thế là đủ, nhưng cậu bé có vẻ thông minh. Nên anh cố giải thích thêm cho cậu ta hiểu rõ. – Nào cậu hãy ngồi vào chỗ của tôi đi, - anh nói. Percy vội vã làm theo. - Cậu nhìn mặt đồng hồ này nhé. Kim trên đồng hồ cho thấy nhiệt độ của động cơ số hai, động cơ trước là 205 độ bách phăn. Như thế nhiệt độ quá gần với nhiệt độ tối đa cho phép, mà nhiệt độ cho phép tối đa là 232 độ khi bay đường trường. Cho nên ta phải làm cho động cơ nguội bớt, đi.
– Ông làm sao cho nguội được?
– Cậu hãy nắm cái cần điều khiển này kéo lui một tí ... đấy, thế đủ rồi. Bây giờ cậu mở bộ phận điều khiển nắp van mở ra khoảng hai phân để cho khí lạnh thông vào, chỉ trong một lát thôi là cậu thấy nhiệt độ hạ xuống ngay. Cậu có học vật lý rồi chứ?
– Tôi đi học ở một trường cổ lỗ, - Percy đáp. - Người ta dạy nhiều về tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp, nhưng dạy về khoa học thì ít.
Eđdie nghĩ rằng tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp không giúp nước Anh thắng trận, nhưng anh không nói ý ấy ra.
– Những người khác làm gì? - Percy hỏi.
– À, nhân vật quan trọng nhất là người hoa tiêu:
anh Jack Ashford đây, người đang đứng nơi bản đồ đấy. Jack có mái tóc màu nâu, cằm lún phún râu, nét mặt đầy đặn, anh ngẩng đầu nhìn cậu bé, cười thân ái. Eđie nói tiếp:
– Anh ấy tính toán để biết chúng ta đang ở đâu, wệc này rất khó khi bay ở giữa đại tây dương.
Anh ấy có đài quan sát ở cuối đằng kia kìa, nằm giữa các phòng chứa hành lý, anh ấy có máy phân độ để định vị các vì sao và đo khoảng cách của chúng.
Jack nói tiếp:
– Đúng thế, đây là máy đo với cung 45 độ.
– Máy dùng để làm gì?
Jack chỉ vào cái máy rồi đáp:
– Khi máy nằm ở vị trí 45 độ so với mặt đất, thì cậu sẽ thấy rõ sao trên trời.
Người ta định vị trí các vì sao, so với chân trời. Nhìn vào góc phân độ trên máy bay qua kính này, rồi nhìn vào bản đồ, ta thấy được vị trí của mình đang ở đâu trên mặt đất.
– Nhìn có vẻ đơn giản nhỉ, - Percy nói.
– Trên lý thuyết thì thế đấy, - Jack cười đáp. - Nhưng vấn đề khó khăn khi bay là có thể chúng ta bay trong mây suốt cả đoạn hình tròn, khi ấy thì không làm sao thấy sao được.
– Nhưng nếu ông đã biết đi đâu rồi, ông có thể cứ theo hướng ấy mà đi, chắc ông không thể lạc đường được.
– Đi như thế người ta gọi là bay phỏng chừng.
Người ta có thể lạe đường vì bị gió thổi đẩy sang hướng khác – Người ta không đoán được bị lệch hướng bao nhiêu sao?
– Có các phương pháp để biết bị lệch hướng hay không chứ khỏi cần phải đoán chừng. Trong cánh máy bay có cánh cửa trập nhỏ, ở đấy tôi thả xuống một trái sáng và tôi nhìn trái sáng. ấy khi máy bay vẫn bay. Nếu trái sáng nằm theo đường thẳng với đuôi máy bay, thế là máy bay không bị lệch hướng; nhưng nếu nó di chuyển qua phía này hay phía kia, thế là máy bay đã bị lệch.
– Tôi thấy như thế cũng chỉ phỏng chừng thôi.
Jack lại cười:
Đúng thế Nếu tôi không gặp may và nếu tôi vẫn không xác định được vị trí của sao suốt cả đoạn hành trình trên biển, và nếu tôi phỏng đoán độ lệch sai, thì chúng tôi có thể bay đến một nơi khác cách xa từ 150 cho đến 200 cây số.
– Như thế thì chuyện sẽ xảy ra như thế nào?
Chúng tôi sẽ nhận ra máy bay đi lệch hướng chừng nào chúng tôi bay vào tầm sóng của một đài phát tín hay một đài phát thanh nào đấy, và nhờ thế, chúng tôi chỉnh lại hướng bay.
Eđie nhìn khuôn mặt của cậu bé sáng lên vì hiếu kỳ và ham học hỏi. Anh tự nhủ:
ngày nào đó mình cũng giảng giải cho con mình nghe như thế này. Nghĩ thế bỗng anh nhớ đến Carol-Ann, anh cảm thấy đau nhói trong lòng như bị ai đánh. Ước gì cái ông Luther ấy xuất đầu lộ diện, chắc khi ấy Eđie cảm thấy đỡ hơn. Khi anh biết chúng muốn anh làm gì rồi, ít ra anh cũng hiểu được nguyên nhân tại sao chuyện khủng khiếp này đã xảy đến cho anh.
– Tôi xin phép nhìn vào bên trong cánh được không? - Percy hỏi.
– Được chứ, - Eđie đáp. Anh mở ô cửa thông và cánh bên phải. Lập tức tiếng máy gào rú và mùi dầu máy nóng hổi ùa ra. Phía trong cánh có một lối đi nhỏ nghiêng nghiêng. Phía sau hai động cơ đều có chỗ đứng vừa tầm cho một người đàn ông. Trong này người ta không trang hoàng, vì đây là nơi ngổn ngang những thứ cần thiết, thông dụng, như là hệ thống giữ động cơ cho chặt, đinh ốc, dây cáp và ống dẫn điện dẫn nước.
– Nơi này cũng giống như ở các buồng máy khác thôi, - Eđie hét lớn.
– Tôi vào xem được không? - Percy hỏi.
Eđie lắc đầu và đóng cửa lại.
– Rất tiếc, hành khách không được phép vào chỗ này.
– Để tôi chỉ cho cậu xem vòm quan sát của tôi, - Jack nói. Anh dẫn Percy đi qua cánh cửa phía sau buồng máy, và Eđie nhân cơ hội này xem lại các mặt đồng hồ, đã mấy phút rồi anh không xem. Tất cả đều tốt.
Người phụ trách buồng truyền thanh, Ben Thompson, cho biết tình hình ở Foynes:
– Gió Tây, 25 gút, biển động. - Một lát sau, trên mặt các đồng hồ của Eđie, ánh sáng trên tấm biển có chữ “đường trường” vụt tắt, và ánh sáng trên tấm biển có chữ “hạ cánh” bặt sáng. Anh xem các kim đồng hồ chỉ nhiệt độ, rồi bấm nút trả lời trên tấm biển có chữ “Động cơ tốt hạ cánh được”. Việc kiểm chứng này rất cần thiết, vì các động cơ, với tỷ lệ sức ép cao, dễ bị hư hỏng do giảm trọng nhiên liệu đột ngột gây ra.
Eđie mở cánh cửa thông ra phía sau máy bay. Một lối đi hẹp chạy từ mũi tàu đến tận đuôi tôm, hai bên lối đi có buồng chứa hành lý. Trên lối đi, có một cái vòm, muốn lên vòm, phải leo lên cái thang. Percy đang đứng trên thang, nhìn vào máy định vị các vì sao. Tiếp theo các buồng chứa hành lý, là buồng có kê giường ngủ cho phi hành đoàn, nhưng anh không vào đấy:
các nhân viên chưa đến phiên làm việc đã dùng buồng số một. Cuối lối đi là cánh cửa ô thông với đuôi tàu, nơi dây chằng điều khiển bánh lái lồng vào. Eđie gọi lớn:
– Jack, tàu sắp hạ cánh.
– Đã đến lúc về chỗ ngồi rồi đấy, cậu ơi, - Jack nói.
Cậu bé ngoan ngoãn vâng lời, bước xuống thang về lại buồng của mình.
Tiếng động cơ thay đổi, máy bay hạ thấp dần. Phi hành đoàn bắt tay vào công việc quen thuộc để máy bay hạ cánh. Có lẽ Eđie nên nói cho mọi người biết chuyện đã xảy đến cho mình. Anh cảm thấy hết sức cô độc. Họ đều là bạn bè đồng nghiệp của anh; họ tin tưởng nhau; họ đã cùng nhau vượt qua đại tây dương; chắc anh phải nên nói cho họ biết nỗi khổ tâm của anh và hỏi ý kiến của họ mới được. Nhưng làm thế thì quá nguy hiểm.
Anh đứng nhìn qua cửa sổ máy, bay một lát. Anh thấy một thành phố nhỏ.
Anh nghĩ đấy là thành phố Limerick. Nằm bên ngoài thành phố,. trên bờ phía Bắc của của sông Shannon, người ta đang xây một phi cảng cho máy bay và thủy phi cơ. Trong lúc chờ đợi công việc hoàn tất, thủy phi cơ hạ cánh trên mép Nam của cửa sông nằm khuất bên một hoàn đảo nhỏ, cạnh một ngôi làng có tên là Foynes.
Máy bay đang bay theo hướng Tây Bắc, cho nên Cơ trưởng Baker phải cho nó chuyến hướng 45 độ để hạ xuống ngược với gió tây. Một chiếc ca nô của làng phải đi tuần quanh khu vực máy bay đáp, để xem có vật gì nổi trên mặt nước có thể gây hư hại cho máy bay không. Chiếc tàu tiếp tế nhiên liệu hẳn dang đậu gần đâu đấy, chở những thùng có dung lượng hai trăm lít, và có lẽ có nhiều người hiếu kỳ tủ tập trên bờ, họ đến để chiêm ngưỡng chiếc tàu thủy bay được.
Ben Thompson nói trên máy micro ở phòng phát thanh. Khi còn ở xa vài cây sơ, anh phải liên lạc bằng cách đánh moóc, nhưng bây giờ ở gần, nên anh có thể nói bằng miệng trên máy. Eđie không nghe rõ anh ta nói cái gì, nhưng nghe giọng bình tĩnh thư thái của Ben, anh chắc mọi việc đều tốt đẹp.
Máy bay xuống thấp dần. Eđie chăm chú kiểm soát các mặt đồng hồ, chốc chốc lại chỉnh các thứ trên hệ thống điều khiển. Công việc quan trọng nhất là điều chỉnh sao cho tốc độ quay của động cơ hoạt động đồng bộ nhau, công việc này phải rất khéo léo khi phi công tăng hay giảm nhiên liệu.
Tàu đáp trên mặt biển yên tĩnh là một chuyện không có gì đáng lo ngại.
Trong trường hợp lý tưởng này, thân chiếc Clipper sẽ hạ xuống nước như cái muỗng múc vào ly kem. Eđie ngồi trước bảng điều khiển, chăm chú vào công việc, thường thi mấy giây sau khi máy bay đã chạm vào mặt nước, anh mới nhận ra máy bay đã hạ cánh. Nhưng hôm nay biển động, công việc rất phức tạp.
Phần dưới đáy vỏ thu, được gọi là “lườn” chạm vào nước trước tiên, phát ra tiếng kêu tốc tốc tốc nhè nhẹ khi nó chạm phớt lên đầu các ngọn sóng. Hiện tượng này chỉ kéo dài một hay hai giây thôi, rồi cả chiếc máy bay khổng lồ chìm xuống nước khoảng vài phân trong một lát mới chìm sâu dưới mặt nước. Eđie thấy máy bay đáp xuống nước êm hơn đáp trên mặt đất đáp trên mặt đất thường bị va chạm, mạnh và thỉnh thoảng chạm nhiều lần mới hết. Rất ít bụi nước bay lên cửa sổ ở buồng máy, vì buồng máy nằm ở trên cao của thân tàu. Phi công ngắt ga và máy bay chậm lại ngay. Chiếc thủy phi cơ đã trở thành chiếc tàu thủy.
Trong khi máy bay lướt từ từ đến chỗ thả neo, Eđie lại nhìn qua các cửa sổ bên hông tàu. Một bên là đảo, hòn đảo thấp, trơ trụi, anh thấy một ngôi nhà nhỏ trắng và mấy con cừu. Phía bên kia là đất liền. Anh thấy có cái đê chắn sóng, mặt đê rất tốt, bên bờ đê có một chiếc tàu đánh cá lớn đang đậu; anh còn thấy mấy cái bồn chứa nhiên liệu lớn, và rải rác có mấy cái nhà màu xám. Đấy là Foynes.
Không như ở Southampton, ở Foynes không có đê xây dành cho thủy phi cơ, cho nên chiếc Clipper phải thả neo trong cửa sông, và có ca nô đến chở khách lên bờ. Việc thả neo để neo máy bay là trách nhiệm của cơ khí trưởng.
Eđie đi tới, quỳ xuống giũa hai chỗ ngồi của phi công, anh mở nắp sập để đi vào buồng ở trước mũi máy bay. Anh bước xuống cầu thang. Anh đi tới, mở cánh cửa trước mũi máy bay, rồi thò đầu ra ngoài. Không khí mát lạnh thoảng mùi muối, anh hít vào một hơi thật dài.
Một chiếc ca nô chạy đến, cặp sát vào thân máy bay. Một người trên đó ra dấu cho Eđie. Anh ta cầm cái neo được buộc vào phao rồi ném xuống nước.
Trong mũi máy bay có chiếc cần cẩu có thể xếp gọn lại được. Eđie lấy cần cẩu ra, cài chúng vào vách máy bay, rồi lấy cái sào dài có móc ở một đầu móc vào cái neo đang nổi trên mặt nước, và cài chặt đầu kia sào vào cần cẩu:
thế là chiếc thủy phi cơ đã được neo lại. Anh đưa ngón tay cái làm dấu cho cơ trưởng Baker biết, ông đang ngồi trên cao, sau kính chắn gió.
Một chiếc ca nô khác chạy đến để đưa hành khách và phi hành đoàn lên bờ.
Eđie đóng cửa trước mũi máy bay lại, rồi đi lên buồng lái. Cơ trưởng Baker và Ben, người phụ trách điện đài trên máy bay, luôn luôn có mặt ở vị trí, nhưng phi công phụ Jouny đang đến bàn bản đồ, cúi người bàn bạc công việc với Jack.
Eđie ngồi vào vị trí của mình, tắt động cơ. Khi công việc đã đâu vào đó rồi, anh mặc vào cái áo vét đồng phục màu đen và đội mũ cát két trắng lên đầu. Phi hành đoàn xuống cầu thang, đi qua buồng hành khách số hai, rồi qua phòng khách và bước ra ngoài cầu phao. ở đây, họ lên ca nô. Mickey Finn, phụ tá cho Eđdie, ở lại để kiểm soát việc tiếp tế nhiên liệu.
Mặt trời chiếu sáng, nhưng gió lạnh và mang theo hơi muối. Eđie nhìn kỹ các hành khách trên máy bay, anh lại phân vân không biết Tom Luther là ai.
Lần này anh nhớ ra mặt một người đàn bà trong đám phụ nữ xuống tàu, anh kinh ngạc khi nhớ ra bà ta là người đã làm tình với một bá tước người Pháp trong bộ phim có tên là Điệp viên nữ Paris:
chính đấy là cô dào xi nê Lulu Ben.
Bà ta đang nói chuyện tía lịa với một người đàn ông mặc áo vét mỏng. Có phải Tom Luther đấy không? Đi theo hai người là một phụ nữ đẹp lộng lẫy, mặc áo có chấm đỏ, cô này trông có vẻ buồn buồn. Ngoại trừ một số anh quen biết sơ sơ, còn ngoài ra, phần lớn khách đi máy bay thì đàn ông ăn mặc com lê giống nhau, đội mũ giống nhau, còn đàn bà thì giàu có áo măng tô lông thú sang trọng.
Nếu Luther không ra mắt anh cho mau, thế nào anh cũng tìm cho ra hắn, cóc cần giữ bí mật nữa, anh quyết định như thế Anh không chịu nổi sự đợi chờ căng thẳng nữa.
Ca nô rời khỏi chiếc Clipper, hướng về đất liền, tiếng máy khục khặc. Eđie nhìn mặt nước, nghĩ đến vợ. Anh tưởng tượng ra cảnh bọn vô lại đột nhập vào nhà anh. Có lẽ khi ấy Carol-Ann đang đập trứng, đang pha cà phê hay đang thay áo quần để đi làm. Không biết có phải nàng đang ở trong buồng tắm không?
Eđie rất thích nhìn nàng trong phòng tăm. Nàng buộc cao mái tóc để lộ cái cổ dài, nằm dài trong nước, uể oải kỳ cọ tứ chi rám nắng. Caroi rất thích anh đến ngồi bên mép bồn tắm để nói chuyện với nàng. Trước khi Eđie gặp Carol, anh cứ tưởng những chuyện như thế này chỉ xảy ra trong những lúc mộng mơ về nhục dục. Nhưng bây giờ hình ảnh này lạm cho anh chết lịm cả nước vì anh cứ nghĩ ba thằng vô lại đội mũ phớt mềm xuất hiện, bắt lấy nàng.
Nghĩ đến sự thể giờ này vợ anh. đang khiếp sợ và bị khích động, là Eđie như muốn nổi điên lên. Anh cảm thấy đầu óc quay cuồng, nên anh phải cố sức giữ bình tĩnh để đứng yên trên ca nô. Chính sự bất lực hoàn toàn đã làm cho anh lâm vào tình trạng đau đớn như thế này. Nhận thấy mình đang bặm chặt hai tay, anh bèn thả ra cho được tự nhiên.
Chiếc ca nô đến bờ, cặp vào chiếc cầu phao nổi, từ cầu phao có cầu thu để lên bờ. Phi hành đoàn giúp hành khách lên bờ rồi họ mới lên theo sau. Mọi người đi vào tòa nhà hải quan.
Thủ tục quan thuế rất nhanh. Hành khách đi vào trong láng nhỏ, cờn phi hành đoàn vào trong quán trọ cũ nằm bên kia đường, nơi đây hầu như đã được nhân viên của công ty hàng không chiếm ngự gần hết.
Eđie là người đi ra cuối cùng, khi anh vừa ra khỏi tòa nhà hải quan, có một kẻ lạ mặt bước đến gần anh, lên tiếng:
– Anh là cơ khí trưởng phải không?
Eđie khựng người lại. Gã đàn ông chừng 35 tuổi, nhỏ xác hơn anh, nhưng thấp, mập, rắn rỏi. Gã mặc bộ com lê màu xám nhạt, có kim dài ở cà vạt, đội mũ phớt màu xám. Eđdie đáp:
– Phải, tôi là Eđie Deakin.
– Tôi là Tom Luther.
Eđie hoa mắt, cơn giận nổi lên cuồn cuộn trong lòng, anh thộp lấy hai ve áo của gã, xoay người gã rồi đẩy mạnh gã áp lưng vào vách nhà hải quan. Anh nạt vào mặt gã:
– Các người làm gì Carol-Ann rồi? - Thình lình bị đối xử như thế này Luther liền biến sắc:
gã cứ tưởng gã sẽ gặp một nạn nhân ngoan ngoãn, hoảng sợ.
Eđie lay mạnh gã. - Đồ khốn nạn, vợ tao đâu rồi?
Nhưng Luther lấy lại bình tĩnh liền, vẻ kinh ngạc trên mặt gã biến mất. Bằng một động tác nhanh và mạnh, gã hất tay Eđie ra rồi phóng một quả đấm. Eđie tránh được và đấm lại vào bụng gã hai quả. Luther thở hồng hộc, cúi gập người xuống. Gã to nhưng không đủ sức chống lại anh. Eđie thộp lấy cổ gã và xiết mạnh.
Luther giương hai mắt kinh hoàng nhìn Eđdie.
Bỗng Eđie nhận ra mình sắp giết chết người Anh nới tay rồi thả ra. Luther khuyu xuống, ngồi tựa vào tường, cố lấy lại hơi thở, tay sờ vào cổ đang đau.
Một nhân viên hải quan Ailen bước ra khỏi cơ quan. Chắc anh ta nghe tiếng động khi Eđie đẩy mạnh Luther vào tường. Anh ta hỏi:
– Có chuyện gì thế?
Luther cố đứng dậy, gượng đáp:
– Tôi vấp chân ngã, nhưng bây giờ ổn rồi Người nhân viên hải quan lấy cái mũ của Luther đưa cho gã, đưa mắt nhìn hai người, vẻ ngạc nhiên, nhưng anh ta không nói gì, đi vào lại văn phòng.
Eđie chắc không ai thấy cảnh xô xát này. Hành khách và phi hành đoàn đều đã khuất dạng hết ở phía bên kia nhà ga xe lửa nhỏ.
Luther đội mũ lên đầu. Gã lên tiếng, giọng khàn khàn:
– Nếu anh tiếp tục như thế này, cả hai đều tự sát đấy, và tính mạng của vợ anh cũng nguy hiểm, đừng ngốc.
Nghe nhắc đến Carol-Ann, Eđdie lại giận sôi gan, anh bặm tay định đấm Luther, nhưng gã đưa tay lên ngăn lại và nói:
– Bình tĩnh lại đi, được không? Anh không cứu được vợ anh bằng cách như thế lầy đâu. Anh không biết chỉ có tôi mới cứu được vợ anh hay sao?
Eđie chợt hiểu ra vấn đề:
anh đã vì quá giận mà mất trí. Anh bước lui một bước, nhìn kỹ Luther.
Gã ăn mặc lịch sự, đẹp mã. Bộ râu mép chải chuốt và cặp mắt màu nhạt ánh lên vẻ hận thù. Eđle không ân hận vì đã đánh gã chút nào hết. Anh nói tiếp:
– Anh cần gì tôi, đồ khốn nạn?
Luther thọc tay vào túi trong áo vét tông. Eđie chợt nghĩ có lẽ gã lấy vũ khí, nhưng gã chỉ lấy ra tấm bưu thiếp, đưa cho anh.
Eđie nhìn tầm bưu thiếp, in hình phong cảnh ở Bangor, tiểu bang Mainer.
– Cái này để làm gì đây?
Anh cứ lật ra sau mà xem, - Luther đáp.
Lật ra sau, anh dọc thấy hàng chữ P o P 70 BẮC 67P o P TÂY Eđie hỏi:
– Nhữngcon số này nghĩa là sao? Có phải tọa độ không?
– Phải. Anh phải cho máy bay hạ xuống ở tọa độ ấy Eđie kinh ngạc nhìn gã, anh sửng sốt lập lại:
– Hạ máy bay à? Anh chỉ cần tôi làm ... thế thôi à?
– Anh cho máy bay hạ xuống đấy thôi.
– Tại sao?
– Tại vì anh muốn gặp lại cô vợ xinh đẹp của anh.
– Chỗ này nằm ở đâu?
– Ngoài khơi bờ bể của tiểu bang Maine.
Người ta cứ tưởng thủy phi cơ đáp xuống ở đâu cũng được, nhưng thực ra, nó chỉ đáp xuống được ở vùng biển yên tĩnh thôi. Vì vấn đề an toàn, hãng Pan American không cho phép thủy phi cơ hạ cánh xuống nơi nào có sóng cao quá một mét. Nếu máy bay đáp xuống nơi có biển động, máy bay rất dễ bị vỡ.
– Người ta không cho thủy phi cơ hạ xuống ngoài khơi đâu, - Eđie đáp.
– Chúng tôi biết rồi. Chỗ này rất kín gió.
– Không thể nói được ...
– Anh cứ kiểm chứng lại mà xem. Anh có thể đáp xuống đấy được. Tôi cam đoan như thế.
Gã có vẻ tự tin quá, đến nỗi Eđie có cảm giác gã đã xem. xét tình hình kỹ lưỡng rồi. Nhưng còn có nhiều vấn đề khó khăn khác nữa.
– Làm sao tôi tự ý cho máy bay hạ cánh được?
– Tôi đâu phải là Cơ trưởng.
– Tôi đã nghiên cứu vấn đề rất, kỷ rồi. Trên lý thuyết thì Cơ trưởng có thể cho máy bay đáp, nhưng anh ta phải có cớ gì mới đáp xuống chứ. Còn anh, anh là cơ khí trưởng, anh có thể thu xếp để máy móc trục trặc gì đấy, lấy cớ buộc máy bay phải hạ cánh.
– Anh muốn tôi cho máy bay vỡ ra hay sao?
– Tốt hơn là không nên làm thế tôi ở trên máy bay kia mà. Anh chỉ thu xếp sao cho máy bay trục trặc để chỉ huy trưởng bị bó buộc phải cho đáp xuống thôi.
Gã đưa ngón tay chăm sóc cẩn thận, chỉ vào tấm bưu thiếp - Đáp đúng vào chỗ ấy.
Quả vậy, cơ khí trưởng có thể tạo ra biến cố để buộc thủy phi cơ phải hạ xuống, rõ ràng là như thế, nhưng khó mà tránh khỏi xảy ra một sự cố khẩn cấp, và Eđie không biết làm thế nào để thu xếp cho máy bay đáp xuống một chỗ được chỉ định chính xác một cách bất ngờ như thế này. Anh nói:
– Việc này không dễ dàng.
– Tôi biết không dễ, Eđie. Nhưng tôi biết việc này có thể làm được. Tôi đã kiểm tra rồi.
Hắn kiểm tra với ai? Hắn là ai? Anh hỏi:
– Các anh là ai?
– Đừng hỏi nhiều.
Mới đầu, Eđie đã hăm dọa gã, nhưng bầy gìơ tình thế thay đổi rồi, chính anh là người bị gã hăm dọa. Rõ ràng Luther thuộc vào một băng đảng nào rồi, và chúng đã tổ chức vụ này rất kỹ. Chúng chọn Eđie làm công cụ cho chúng; chúng bắt cóc Carol-Ann; rồi chúng điều khiển anh.
Anh bỏ tấm bưu ảnh vào trong áo vét đồng phục, rồi quay gót bỏ đi. Luther lo lắng hỏi theo:
– Vậy anh sẽ thực hiện việc này chứ?
Eđie quay lui, lạnh lùng nhìn gã một hồi lâu, rồi lại bỏ đi mà không nói một tiếng.
Anh tỏ ra rất cứng rắn, nhưng lòng thì rất dao động. Việc này nghĩa là sao nhỉ? Bỗng anh tự hỏi không biết có phải bọn Đức muốn cướp máy bay Boeing để lấy mẫu không, nhưng nghĩ lại anh thấy giả thuyết này không hợp lý, vì nếu người Đức muốn cướp máy bay thì chúng cướp ở châu Âu chứ đợi gì đến bang Maine mới cướp.
Việc chúng đưa ra một nơi chính xác như thế này để buộc chiếc Clipper hạ xuống, là cả một vấn đề đáng quan tâm. Như thế hẳn là phải có một chiếc tàu thủy khác sẻ đợi ở đấy Nhưng tại sao? Chắc là chúng muốn đưa lậu vào Hoa Kỳ thứ gì đó hay một người nào đó:
một va li đầy thuốc phiện, một khẩu Bazôka, một tay hoạt động Cộng sản hay một gián điệp Quốc xã. Chắc phải là một nhân vật hay một vật gì tối quan trọng chúng mới làm càn như thế này.
Ít ra thì bây giờ anh biết tại sao chúng đã chọn anh. Nếu chúng muốn chiếc Clipper hạ cánh, thì chỉ có cơ khí trưởng mới kiếm cớ dễ dàng.thời. Người hoa tiêu hay người truyền tin đều không có điều kiện để làm được, còn phi công thì có phi công phụ hợp tác. Còn cơ khí trưởng chỉ hoạt động một mình, anh ta có thể cho động cơ dừng lại.
Chắc là Luther tự đến hãng Pan American để tìm hiểu danh sách các nhân viên cơ khí trên chiếc Clipper. Công việc này không khó lắm. Có kẻ đến bẻ khóa lẻn vào văn phòng ban đêm, hay là chỉ cần mua chuộc người thư ký là được. Tại sao lại chọn Eđie? Chắc vì lý do gì đầy, Luther quyết định chọn chuyến bay này để ra tay, và gã tìm ra được danh sách phi hành đoàn. Rồi gã tự hỏi làm sao để buộc Eđie Deakin hợp tác? Gã đã tìm ra được giải pháp:
bắt cóc vợ của Eđie. Eđie bỗng nhớ lời bố anh đã nói về bọn vô lại ở nhà trường:
“Bọn ấy xấu xa thật đấy, nhưng chúng không khôn lanh đâu” Tom Luther xấu, nhưng gã có khôn lanh không “Chống lại bọn này rất khó, nhưng lừa chúng không khó lắm”, bố anh nói tiếp như thế. Nhưng chắc Tom Luther không dễ gì bi lừa. Gã đã nghĩ ra một kế hoạch chi li, mà xem ra nó đang được thực hiện hoàn hảo.
Eđie quyết bất cứ giá nào cũng phải tìm cho được cơ hội để lừa Luther:
Nhưng Luther đã giữ Carol-Ann. Bất cứ mưu toan nào anh nhằm phá kế hoạch của Luther, thì vợ anh có ngưy cơ bị chúng hãm hại. Anh không thể chống lại chúng mà cũng không thể lừa chúng, anh chỉ có nước làm theo lệnh của chúng thôi.
Quá tức giận, anh rời khỏi cảng, đi theo con đường độc nhất băng qua làng Foynes.
Từ khi làng này trở thành nơi tạm dừng của thủy phi cơ, hãng Pan Amencan đã biến quán trọ cũ thành nhà ga sân bay, có quầy rượu trong một phòng nhỏ, phòng có cửa thông ra đường. Eđie đi lên tầng một, đây là phòng điều hành của phi cảng, anh thấy cơ trưởng Marvin Baker và người phụ tá Johnny Dott, đang họp với Trưởng trạm tạm ngừng này của hãng PanAmeriean. Chính ở nơi đây họ sẽ quyết định tiếp tục thực hiện chuyến bay qua Đại Tây Dương hay không. Trên bàn trước mặt họ, ngổn ngang nào là tách cà phê, gạt tàn thuốc, những chồng tin tức truyền thanh và báo cáo về khí tượng.
Yếu tố quan trọng là sức gió. Chuyến bay về phía Tây là cuộc vật lộn không ngừng với sức gió. Phi công không ngừng thay đổi cao độ để tìm những nơi thuận lợi hơn, công việc này người ta gọi là “săn gió”. Thường thì bay dưới độ thấp người ta sẽ gặp sức gió yếu hơn, nhưng nếu thấp quá dưới một điểm nào đó, máy bay sẽ có nguy cơ va vào tàu thủy hay là đâm vào băng sơn .Gió mạnh thì máy bay tiêu thụ càng nhiều nhiên liệu hơn, và thỉnh thoảng đài khí tượng thông báo có gió cực mạnh đến nỗi chiếc Clipper không đủ chỗ chứa nhiên liệu để có thể bay ba ngàn cây số đến TeneNeuve. Khi ấy chuyến bay phải hoãn lại, hành khách phải ở lại khách sạn để đợi thời tiết tốt mới lên đường.Nếu hôm nay mà như thế, việc gì sẽ xảy đến cho Carol-Ann?
Eđie đưa mắt nhìn bản thông báo thời tiết. Gió mạnh có bão ở giữa Đại Tây Dương. Anh biết máy bay đã hết chỗ. Cho nên phải tính toán hết sức cẩn thận trước khi ra lệnh cất cánh. Hoãn lại chuyến bay chỉ làm tăng thêm nỗi lo sợ cho anh thời:
làm sao anh chịu đựng được ý nghĩ bị kẹt ở Ailen trong khi Carol-Ann đang nằm trong tay bọn khốn nạn ở bên kia bờ Đại dương.
Eđie bước đến cái bản đồ Đại Tây Dương treo trên tường, định vẽ cái chỗ mà Luther đã chỉ cho anh biết. Chỗ chọn rất tốt. Nó nằm gần biên giới với nước Canada, cách bờ biển khoảng hai hay ba cây số, trong một con lạch nằm giữa bờ với một hòn đảo lớn trong vịnh Fundy. Người nào biết một ít về lái thủy phi cơ, chắc đều phải cho rằng đây là chỗ lý tưởng để hạ cánh. Thực ra thì không hẳn hoàn toàn lý tưởng - những cảng được thủy phi cơ dùng, còn kín đáo hơn đây nhiều - nhưng chỗ này yên tĩnh hơn ngoài khơi nhiều, và có lẽ chiếc thủy phi cơ đáp xuống sẽ không hề hấn gì. Eđie cảm thấy hơi dễ chịu:
ít ra thì kế hoạch này có thể thực hiện được. Anh nghĩ là anh phải thực hiện cho được kế hoạch của Luther. Nghĩ thế, bỗng anh cảm thấy đắng họng. Anh vẫn tự hỏi, làm cao có cớ để cho máy bay hạ cánh? Làm cho động cơ trục trặc Nhưng chiếc Clipper có thể bay với ba động cơ, và anh lại có người trợ lý, Mickey Finn, anh không thể lừa anh ta lâu được. Eđie suy nghĩ nát óc mà vẫn không tìm ra biện pháp.
Eđie cảm thấy hành động này của anh đối với Cơ trưởng Baker và với những người khác trong phi hành đoàn, thật không có gì khốn nạn bằng. Anh phản bội những người tin tưởng vào anh. Nhưng anh không có đường nào để chọn lựa nữa.
Rồi bây giờ bỗng trong đầu anh nảy ra một ý khác khiến anh lo thêm. Nếu Tom Luther không giữ lời hứa thì sao? Có cái gì bắt buộc nó giữ lời hứa đâu”.
Nó là đồ bất lương mà! Eđie có thể làm cho máy bay hạ theo kế hoạch của hắn, nhưng có thể anh không gặp lại Carol-Ann thì sao?
Jack, người hoa tiêu, đi đến với bản tin tức khí tượng mới, anh ta nhìn Eđie với ánh mắt ngạc nhiên. Eđie nhận thấy từ khi anh ta vào phòng đến giờ, không ai nói với anh lời nào. Người nào cũng có vẻ tránh né anh:
phải chăng họ đã thấy vẻ mặt lo âu của anh? Anh phải cố gắng hết sức để lấy lại thái dộ bình thường. Anh bèn nói đùa với ông bạn, câu nói đùa cũ.
– Lần này thì cậu cố đừng để cho thua đấy. - Anh không có tài đóng kịch, nên trò hài hước này có vẻ gượng gạo, nhưng mọi người đều cười và không khí trong phòng tươi vui lên.
Cơ trưởng Baker xem bản tin khí tượng mới rồi nói:
– Cơn bão này đang nặng thêm. Cho nên tôi phải bay vòng quanh chỗ có bão mới được.
Baker và Johnny Dott lập kế hoạch bay lên tận Botwood, ở Terre Neuve, đường bay nép vào bìa cơn bão, tránh những nơi có gió xoáy mạnh thổi ngược lại. Khi họ đã lập kế hoạch bay xong, Eđie ngồi nghiên cứu bản dự báo thời tiết rồi tính toán. Cứ mỗi đoạn bay, anh đã có dự kiến về hướng bay và sức gió chỗ nào một ngàn bộ, chỗ nào 4 ngàn,8 ngàn và 12 ngàn. Biết tốc độ đường trường của máy bay và biết sức gió, Eđie có thể tính được vận tốc còn lại. Như thế anh sẽ biết giờ bay trong từng khu vực với độ bay thích hợp nhất. Cho nên anh dùng những bảng đã tính trước mức tiêu thụ nhiên liệu, sức chứa của chiếc Clipper. Anh ghi mức nhu cầu nhiên liệu của máy bay từng chặng một trên một bản đồ thị, bảng này phi hành đoàn gọi là “biểu đồ khác thường”.
Khi tính xong, anh ngạc nhiên nhận thấy số nhiên liệu cần dùng để máy bay đến được Terre Neuve nhiều hơn lượng nhiên liệu mà chiếc Clipper có thể mang theo.
Anh không nói gì hết một lát.
Số nhiên liệu thiếu không bao lăm. Chỉ cần chở thêm vài kilô nữa thôi, thêm vào thùng xăng một ít thôi Carol-Ann đang đợi đâu đó, nàng đang sợ.
Bây gìờ anh phải báo cho Cơ truởng Baker biết là phải hoãn giờ bay đến khi nào thời tiết tất hơn, trừ phi ông ta cho máy bay bay qua trung tâm bão.
Nhưng không mấy hy vọng ông ta bay qua trung tâm bão. Anh có nên nói láo không?
Dù sao cũng có lượng nhiên liệu dôi an toàn trong khi anh tính toán. Nếu tình hình quá tệ, máy bay sẽ có phương tiện để bay qua trung tâm bão thay vì bay vòng ven vùng có bão.
Anh không thích lừa dối Cơ truởng. Anh luôn luôn ý thức rằng sinh mạng của hành khách đều phụ thuộc vào anh, anh rất tự hào về việc tính toán chính xác của mình.
Mặt khác, quyết định của anh không thể sửa đổi được Mỗi giờ bay, anh phải so sánh lượng nhiên liệu tiêu thụ với luợng nhiên liệu anh đã tính trên “biểu đồ khác thuờng”. Nếu họ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn số nhiên liệu dự kiến, thì họ chỉ còn nước quay trở lui thôi.
Rất có cơ nguy ngừơi ta khám phá ra tội nói láo của anh, nếu thế thì sự nghiệp của anh sẽ chấm dứt, nhưng chuyện này có quan trọng bằng sinh mạng của vợ anh, con sắp sinh của anh đang trong cảnh lâm nguy không? Anh tính toán lại; nhưng lần này, khi rà soát lại các bảng tính, anh thấy anh đã cố ý tính hai chỗ sai lầm, kiểm tra những con số ở hàng bên cạnh đó, những con số cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ so với số nhiên liệu mà máy bay mang được quá yếu. Với kết quả này thì máy bay sẽ rơi vào tình trạng khó bảo đảm an toàn cho được khi bay vào vùng có bão.
Nhưng anh ngần ngừ. Anh không có tài nói láo, cho dù anh đang lâm vào hoàn cảnh rất khủng khiếp. Cơ truởng Baker không còn kiên nhẫn chờ đợi nữa, ông nhìn Eđie, hỏi:
– Nhanh lên chứ, Eđie. Chúng ta đi hay hoãn lại?
Eđie đưa xấp giấy có kết quả tính sai cho ông ta thấy, hai mắt vẫn cụp xuống, không muốn nhìn thẳng vào mắt ông ta. Anh đằng hắng, cố gắng trả lời với một giọng chắc nịch:
– Thưa Cơ truởng, chúng ta đi được.

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 424

Return to top