Sau năm năm phục vụ trong quân đội, tôi giải ngũ rồi trở thành anh sinh viên già. Đã là trưởng tràng của lớp, lại còn cầm chịch đội chèo của trường.
Có một đôi mắt Thị Mầu ám ảnh tôi. Tôi tìm gặp và cô bé gật đầu liền. Cái gật đầu sao cũng quen quen. Thì Thị Mầu nào chẳng lẳng lơ như thế.
Hết kỳ một, vở chèo "Quan Âm Thị Kính" do tôi đạo diễn và đóng vai Thị Kính, được công diễn ở hội trường. Hay dở thế nào tôi không tự phán xét. Chỉ thấy lúc diễn viên ra chào khán giả, người ta đứng cả dậy. Đám sinh viên các khoa Lịch sử, Triết học, Pháp lý, Toán... đồng thanh rao: "Lấy ! Lấy nhau đi ! Lấy !...". "Ai lấy ai?" tôi ngơ ngác hỏi Huệ- cái cô Thị Mầu ấy. "Em. Lấy em. Anh ấy..."- Huệ đảo đôi mắt Thị Mầu, liếc nhanh một cách cố ý về phía tôi. Đám đông càng hét: "Lấy ! Lấy nhau đi...". Ơ, tôi gật gật đầu. Huệ cũng gật gật đầu. Cả hội trường cười như vỡ chợ...
Tôi bỗng sực nhớ mười mấy năm về trước, sân đình làng Thượng như ong vỡ tổ vì ông lão Aỏm say. Lão cầm cái vỏ chai đã đập vỡ, gai góc, sắc lẹm, múa may trên sàn diễn, đòi giết thằng Xăm, con trai lão theo con Thị Mầu Mơ mặt tổ ong bầu không có bố. Giết con đĩ Mơ thối thây. Trong lúc nhốn nháo, tôi vô tình chạy ngang qua chỗ chị Mơ. Aăo từ thân vướng vào rễ đa. Tôi ngã sõng soài, kéo tuột cả cái áo diễn của chị... Lão Âấm say nhè cái áo mà nện. Nhưng mới được một cái, lão tá hỏa, hơi rượu tưởng như bay hết sạch khi nhận ra tôi, thằng bé vẫn đi chăn trâu với lão. Lão lấy thuốc lào rịt vào chỗ vai tôi chảy máu. Rồi bế thốc tôi lên, vừa đi về phía nhà tôi vừa khóc...
Nhà chị Mơ ở cuối làng. Chị ở với bà cả Ruối. Tôi còn bé, loáng thoáng biết bà cả Ruối không có chồng... Nhà nghèo, chị Mơ ngoài vụ cấy, vụ gặt đi làm thuê nhiều việc, ngày dưng tháng rỗi, chị chăn trâu cho nhà lão Âấm. Ai ngờ anh Xăm con lão đi bộ đội về, thoát ly hẳn hoi, nghỉ được dăm ngày phép, dở dáy phường chèo, hát xướng hư thân rồi say chị Mơ như điếu đổ, ngỏ ý bỏ cơ quan nhà nước về quê làm ruộng chân lấm tay bùn. Lão tức lắm, tự chăn trâu lấy. Trước đây, con trâu đực nhà tôi khi đi ngang qua nhà lão Aỏm, cứ rống lên "Ngò ! Ngò...!" gọi con trâu cái. Cũng lúc ấy, chị Mơ dắt trâu ra. Hai chị em cưỡi trên lưng mỗi con, lững thững đi ra Cồn Rùa. Thả trâu trên cồn, mặc kệ cho chúng đùa giỡn, đầm mình dưới các vũng nước, hai chị em chơi đủ mọi trò chơi trẻ con. Chị Mơ tầm tuổi chị Cả Ngan nhà tôi. Thằng cu Tính con chị cả gọi tôi bằng cậu cũng đã bằng tuổi tôi. Lúc quên, Tính gọi tôi là mày, xưng tao, chị tôi biết, cốc cho mấy cốc to bằng quả ổi. Láo, như vậy là láo. Kim chỉ phải có đầu đuôi chứ. Vậy mà chuyện ấy chị Mơ chả thèm chấp. Chúng tôi nặn các ông bụt đất sét, chọn chỗ dốc đứng giữa cồn và ruộng, khoét một cái chùa, xếp các ông bụt vào. Ngày nào cũng cúng, khi thì củ khoai, khi thì nắm ngô rang. Có hôm tôi coi trâu, chị Mơ mò ở ruộng bắt được cá, hai chị em lấy cỏ khô đốt, nướng cá cúng thần. Rồi đến lúc chúng tôi dựng một ngôi đình con con trên một cái mả bằng các cây điền thanh, tôi đã lấy cây đa bánh tẻ cắm xuống bên cạnh, giả làm cây đa thì chị Mơ bảo thiếu cái sân đình. Tôi bảo cứ coi bãi đất trống xung quanh là sân đi, chị gật đầu. Lại kêu thiếu cái phường chèo. Không có phường chèo thì sân đình chỉ là bãi cỏ thôi, chị bảo thế. Vậy là hai chị em diễn chèo trên cái sân đình mênh mông. Tôi đóng hết Thị Kính lại đóng anh Nô, chị sắm vai Thị Mầu... Tôi thuộc vở chèo này từ ngày ấy. Có lúc, hai chị em đóng vai vợ chồng."U em ơi, nay anh...", "Bố cu hời, mai bố cu đi..." lời cứ quấn vào nhau. Tôi bảo mình không biết sắm vai, chị lại khen giỏi và bảo: "Giá mà em lớn thế nào chị cũng lấy em". "Thì chị cứ lấy em. Ai cấm chị lấy trẻ con?". Chị không nói, rân rấn nước mắt: "Nhưng mà... chị rỗ tổ ong bầu. Xấu, xấu lắm...". "Em thấy chị đẹp" tôi nói thế và chị cười khanh khách, ôm lấy tôi: "Bồng bồng cõng chồng đi chơi..."
Bỗng một hôm, sau khi chơi, chị buồn buồn bảo: "Chị sắp lấy chồng". "Lấy ai?". "Anh Xăm ấy, em. Anh ấy hát chèo cũng hay lắm". Tôi khóc. Một lúc sau, anh Xăm đi be bờ ruộng, mang cho tôi một gói lạc luộc, bảo tôi coi trâu cho anh chị đi mò cá thì tôi nín. Hôm ấy, hai người đi mò cá ở đâu tối mịt mới về, tôi đưa trâu về nhà muộn, bố tôi đã toan đi tìm. Phía nhà lão Aỏm say, anh Xăm và bố cãi nhau to lắm. Lão dọa sẽ tự tử...
Lão Âấm Say tự chăn trâu, chị Mơ vào đội văn nghệ xã. Anh Xăm lấy cớ đi phong trào, về xã công tác, cũng nhận sắm một vai như tôi đã kể. Không biết có phải vì ê mặt hay không, chị Mơ bỏ làng đi khai hoang. Anh Xăm chịu lời bố, lấy cô Nguyệt làm y tá ở trạm xá, sinh liền tù tì một lô con gái... Khi tôi ở bộ đội về, bố tôi bảo đi xem mặt cô Liên, con gái đầu của anh Xăm."Con bé xinh mà đảm. Vả lại chú Xăm rất mến anh" bố tôi nói và châm lửa vào nõ điếu, rít lên sòng sọc. Chiều bố, tôi có đến, gọi anh Xăm ngày xưa là "chú". Rồi về.
Hết năm đại học thứ nhất, tôi đưa Huệ về trình bố mẹ. Bố tôi cứ ớ người ra "Ơờ, ờ, ờ..." và chăm chú nhìn Huệ. Những ngày ấy, chú Xăm đi bè gỗ không có nhà. Liên đến chơi với mẹ tôi, có lẽ để kín đáo xem mặt Huệ thế nào. Về sau, nghe một người bạn kể lại, Liên về nhà khóc mãi, mẹ cô hỏi thì bảo: "Sao lại có người giống con đến thế? Có điều người ta thì giỏi giang..."
Khi sắp cưới nhau, tôi mới được về nhà Huệ mãi trên Hà Giang.
Khuya mới tới nhà. Cửa mở. Tôi đứng như trời trồng trước mẹ Huệ. Trời ơi, chị Mơ ! Đôi mắt Thị Mầu và khuôn mặt rỗ hoa... Chị lặng người khi Huệ hỏi: "Bố về chứ mẹ?". Trong nhà, người đàn ông bước ra, tươi cười, ra dáng một ông bố vợ tương lai, nói: "Mời cậu ngồi...". Tôi rụt rè ngồi xuống phản. Tôi nhìn ông. Có lẽ cái nhìn ấy khiến ông bật lên màkhông thành lời, chỉ "A !" một tiếng... Chị Mơ trở lại, khẽ nói: "Ông Xăm, ông mời cậu Phong uống nước đi !". Rồi quay sang Huệ đang ngẩn người vì ngạc nhiên, chị bảo: "Cậu Phong là bạn thiếu thời của bố mẹ đấy, con ạ"
Ô hay, cái tích chèo bãi cỏ chăn trâu chưa vãn, còn hát đến bây giờ hay sao?