Đại Thanh giang sơn quy nhất thống, Gia Khánh thánh giá tọa Bắc Kinh. Thạch Am thượng điện phụng bản tấu, Thiên thuận dương nội phỏng ác hung. Dịch thơ: Về một mối Đại Thanh sông núi Vua Gia Khánh ngự tại Bắc Kinh Thạch Am lên điện tâu trình Thuận Thiên đương nắm tình hình ác hung.
Lại nói chuyện nước Đại Thanh từ sau khi Thái tổ Cao hoàng đế khai cơ, lập đỉnh thống nhất giang sơn, vua hiền tôi trung, các nước chư hầu hàng năm vào triều tiến cống, thực là ngũ cốc phong đãng, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, truyền tới đời Nhân tông Mục Hoàng đế lên ngôi cửu ngũ, đặt niên hiệu là Gia Khánh, được các vương công đại thần phò tá, sớm tối lên triều xử lý chính sự. Hôm ấy thiết triều, sau là tiếng roi lệnh, hoàng đế Gia Khánh ngồi lên ngai vàng, chợt thấy một vị tể tướng đứng hàng bên trái tay cầm bản tấu tiến ra, hành lễ, tam quỳ cửu khấu xong xuôi, quỳ dưới thềm son, hai tay dâng cao bản tấu. Hoàng đế Gia Khánh thấy ông ta chính là Lại bộ thiện quan Thiết Bột Lưu Dung dâng bản tấu, trong lòng nghĩ thầm: "Không biết lần này ông ta dâng sớ hạch tội vị quan nào đây!" Lập tức lệnh cho ty lễ giám nhận lấy bản tấu, rồi rũ ống tay áo, cuốn rèm bãi triều trở về cung. Về tới ngự thư phòng, mở bản tấu ra xem, thấy bản tấu hạch tội Cửu môn đề đốc Hòa Thân, trong đó viết: “Trong nhà Hòa Thân lát bằng gạch vàng, lại có núi vàng núi bạc, phú gia định quốc. Tất cả là đo ông ta mở hiệu cầm đồ Thiên Thuận tại Thông Châu. Bên trong lén xây mười ba lò đúc tiền, đúc được vô số tiền bạc. Nếu có ai tới đó cầm đồ của đáng mười, chỉ trả cho sáu. Nếu có lời ra tiếng vào quấy rối hiệu cầm đồ Thiên Thuận, lập tức bị lôi ra ngoài cửa, dùng gậy sơn đen đánh ngay. Bất kể là cử nhân, giám sinh cũng bị đánh cho tới chết mới thôi. Chúng hoành hành bá đạo, độc ác tới mức người ta không dám nhìn vào trong hiệu”. Hoàng đế Gia Khánh xem xong, nghĩ thầm: "Trên đời lại có loại ác bá vậy sao? Ta không tin. Nhưng Lưu Dung xưa nay chưa hề tấu láo bao giờ. Chi bằng trẫm đi dò xét một lượt". Nghĩ xong rời khỏi ngự thư phòng, sang điện thay đồ, mặc một tấm áo bào màu lam, đội chiếc mũ bằng đoạn xanh, eo thắt một sợi đai Hà Nam, chân vận đôi hài đoạn cũ đế thấp, cài túi đựng trầu cau bên sườn. Lại chuẩn bị một tay nải nhỏ, trong đó có một tấm áo Truyền quốc ngọc y, một tấm Phi long tiểu mã bốc, trên đó chạm nổi mươi ba chiếc đầu hổ, đính mươi ba viên ty trân châu to như mắt mèo, có khả năng tỵ thủy, tỵ hỏa. Nếu đeo trên mình mùa đông sẽ cảm thấy ấm áp, mùa hè sẽ cảm thấy mát mẻ. Lại bỏ vào tay nải một cuốn "Bách trung kinh", một cuốn "Ngọc trác kí", nhét hai thanh phách trúc vào tay áo, cải trang thành bộ dạng một ông thầy bói rong, lén rời khỏi cửa Đông Hoa, sải bước lên đường lớn, chẳng còn lòng dạ nào quan sát sự náo nhiệt trên đường, đi thẳng tới cửa Tề Hóa. Ra khỏi cửa Tề Hóa, thấy hai chân nhức mỏi, nghĩ thầm: "Không ổn! Nơi này cách Thông Châu bốn mươi dặm. Ta đi sao nổi". Còn đang ngần ngừ suy tính, chợt thấy một người đẩy cỗ xe nhỏ đi tới. Hoàng đế đưa tay ra vẫy, người ấy đẩy xe tới trước mặt, hạ xe xuống, nói: - Tiên sinh, phải chăng ngài muốn thuê cỗ xe của tôi? Hoàng đế nói: - Đúng vậy. Ta muốn ngồi xe. Không biết ngươi đòi bao nhiêu tiền? Phu xe nói: - Thái gia, ngài đi về đâu? Hoàng đế nói: - Ta tới Thông Châu. Phu xe nói: - Thông Châu cách kinh thành bốn mươi dặm. Cả đi cả về hết tám mươi dặm đường, mất cả một ngày trời. Lão gia cho tôi một xâu tiền nhé! Hoàng đế nghe vậy, nói: - Được, ta trả cho ngươi một xâu tiền. Ngươi phải đẩy xe nhanh một chút. Tới Thông Châu sớm mới được. Phu xe nói: - Mời thái gia lên xe. Hoàng đế nghe vậy leo lên xe. Vừa ngồi xuống, cỗ xe đã lật nghiêng, khiến hoàng đế ngã bẹp xuống đất. Phu xe nói: - Không ổn! Vội vàng lật xe dậy, đỡ hoàng đế lên. Hoàng đế nói: - Tên nô tài này giỏi thực. Ta chưa ngồi vững, xe đã đổ nghiêng, ta làm sao ngồi được? Phu xe nói: - Lão gia, ngài không biết đấy thôi. Ngài thử nghĩ xem, xe chở có một bánh, lão gia ngài lại ngồi sang một bên, bảo sao xe không bị lật! Hoàng đế nói: - Vậy một mình ta phải ngồi sang cả hai bên hay sao? Phu xe nói: - Lão gia ngài cứ ngồi ở một bên, đợi tôi kiếm ít gạch đá xếp lên bên kia cho cân là đi được thôi. Hoàng đế xua tay, nói: - Ta không muốn ngồi cùng gạch đá trên xe. Phu xe nói: - Vậy thì đợi lúc nữa xem có vị khách quan nào, mỗi người ngồi một bên, vậy mới thăng bằng. Hoàng đế xua tay, nói: - - Nếu ngồi cùng người khác, ta sẽ không trả tiền. Phu xe nói: - Sao không để bao hành lý của ngài ở bên kia chèn xe? Lúc này, Hoàng đế mới chịu ngồi xuống. Có Thành hoàng, Thổ địa cùng đám tiểu quỷ lén theo hộ giá. Bọn họ len lén, kẻ kéo, người đẩy, phu xe hai tay nắm chặt càng xe, gò lưng đẩy mạnh về phía trước. Chỉ thấy không cần phí một sức lục nào, cỗ xe đã đi băng băng bèn cao hứng cất tiếng hát vang: "Dương lục lang đại chiến lưỡng Lang Sơn. Sát đắc Đát tử vô sứ điên". Hoàng đế vốn không thích nghe bài "Sát Đát tử bởi ngài là người Mãn Châu, bèn nói: - Ngươi im miệng đi, không được hát bài ấy. Chọn bài nào mới mẻ mà hát. Phu xe nói: - Bài nào mới mẻ, chỉ có bài "Câu chuyện nước Đại Thanh” là mới mẻ thôi. Hoàng đế nói: - Vậy người hát bài "Nước Đại Thanh" đi! Phu xe nói: - Vậy ngài nghe nhé. Rồi cất giọng hát: "Đại Thanh Gia Khánh trên điện báu, phận trời bất quá hai ba năm". Hoàng đế nói: - Ngươi im miệng đi! Tại sao lại chửi rủa triều đình? Phu xe nói: - Chỉ là chửi sau lưng. Đâu có ngại gì? Hoàng đế nói: - Sau lưng cũng không được phép chửi. Ngươi chọn bài khác mà hát. Phu xe nói: - Tôi hát khúc "Ngọc Hoàn Ký". Lão gia nghe nhé. Rồi cất giọng hát: “Vương Nhị cô tại tú phòng. Tưởng khởi nhị caTrương Gia Nam. Tư tùng na niên khứ cản khảo. Chỉnh chỉnh lục niên vị hồi hoàng. Nhĩ tại Nam Kinh tham hoan lạc. Phách hạ nô gia thủ cô đơn. Bạch nhật thuyết tiếu hoàn hảo thụ. Đáo liễu dạ vãn đối thùy ngôn? Tượng nha sàng thượng vô bạn nữ, Hồng lăng bi lí thiểu bán biên. Thân thân thủy lai vô kỉ kháo, Quyển quyển thủy lai tán kim liên. Na thiên tác mộng nhĩ hồi chuyển, phu thê kiến diện lưỡng hợp hoan. Điên loan đảo phượng đa nhất hội. Giá thượng kim kê lưỡng dực phiến. Lão thiên bất toại nhân tâm nguyện, nhị ca a! Cẩu giả niệu bao bạch hỉ hoan. Chính nguyệt tưởng đáo nhị nguyệt lí. Phán đáo thanh minh tam nguyệt thiện, tứ nguyệt ngũ nguyệt vọng xuyên nhãn. Phán đảo lục nguyệt chỉnh bán niên. Thất nguyệt phán đáo thất tịch hội, phán đáo bát nguyệt, nguyệt nhi viên. Cửu nguyệt tưởng đảo trùng dương tiết. Thập nguyệt tưởng nhĩ hoán thượng niên. Thấp nhất nguyệt tưởng đáo nhất các nguyệt. Tưởng đáo tích nguyệt nhị thập tam...". Hoàng thượng nói: - Đầu óc của người không được nhanh nhẹn mà cổ họng thực là vang. Phu xe nói: - Tuy đầu óc không được nhanh nhẹn, nhưng ở nhà tôi cũng có con cái, anh em. Hoàng thượng nói: - Ngươi cũng là người dòng dõi ư? Ta còn chưa hỏi ngươi nhà ở đâu tên họ là gì. Phu xe nói: - Nhà tôi ở đường lớn Cổ Lâu, thuộc phủ Thuận Thiên Bắc Kinh. Nhà có cửa quay sang hướng nam. Tôi họ Trương, tên gọi Bảo Khánh, thuộc dòng Đại Long, năm nay hai mươi ba tuổi. Hoàng thượng nghe xong, nghĩ thầm: "Sau khi về kinh, trẫm sẽ cho gọi hắn vào cung, bắt hắn sáng tác các ca khúc cho trẫm nghe". Còn đang nghĩ ngợi, chợt thấy Bảo Khánh nói: - Tới Thông Châu rồi! Hoàng thượng nói: - Ngươi đẩy ta thêm vài bước nữa. Bảo Khánh nói: - Không còn sớm nữa, tôi phải trở về kinh. Nếu đưa ngài tới tận Thông Châu bối, ngài phải trả thêm cho tôi một chút tiền để tôi thuê quán trọ. Hoàng thượng chẳng còn cách nào khác, đành phải xuống xe, sải bước bỏ đi. Trương Bảo Khánh vội đuổi theo, nắm lấy vạt áo của Hoàng thượng, nói: - Tiên sinh chớ đi vội. Mau trả cho tôi một xâu tiền để tôi còn về kinh. Hoàng thượng nói: - Người đẩy ta bốn mươi dặm đường, ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ngươi phải trả cho ta một xâu tiền mới đúng. Trương Bảo Khánh nói: - Đại gia, ngài chớ đùa tôi! Mau đưa tiền để tôi còn lên đường. Hoàng thượng nói: - Nếu có một xâu tiền, ta đã thuê xe ngựa rồi, đâu cần ngồi xe đẩy của ngươi. Trương Bảo Khánh nghe vậy, cười hì hì, chắp tay vái một vái nói: - Đại gia, chớ nên đùa nữa! Mau trả cho ta một xâu tiền, tôi còn phải về nhà. Ở nhà tôi còn phải nuôi mẹ già tuổi cao, sức yếu. Xin cảm tạ đại ân đại đức của thái gia. Hoàng thượng nghe vậy, cho tay vào tay nải, khua khoắng một hồi, không mò được đồng nào, trong lòng khó xử. Chợt nhìn thấy bao hành lý, nghĩ thầm: "Có rồi!" rồi mở bao hành lý ra, lấy chiếc phi long mã bốc, nói: -Trương Bảo Khánh, ngươi mang chiếc mã bốc này tới hiệu cầm đồ Thuận Thiên đem cầm, bất kể ngươi cầm được bao nhiêu, dù là một ngàn lạng hay một vạn lạng cũng cho ngươi cả. Ngươi hãy mang tiền về nhà lo sắm cho mẹ. Vậy mới không uổng công bà ấy nuôi dưỡng ngươi cho tới nay. Còn thừa lại dăm ba trăm lạng ngươi hãy làm vốn buôn bán, còn hơn làm nghề đẩy xe thế này.Trương Bảo Khánh nhận lấy chiếc mã bốc, đưa lên quan sát nghĩ thầm: "Tấm mã bốc này quá cũ. Sao có thể cầm được nhiều tiền như vậy?". Thì ra tấm phi long mã bốc này có từ thời Thuận Trị lão Phật gia, truyền tới Hoàng đế Gia Khánh, đến nay đã trải qua năm đời vua, một trăm năm mươi ba năm, bảo sao chẳng cũ. Trương Bảo Khánh nói: - Đại thái gia! Nếu ngài có lòng cứu giúp tôi, ngài hãy cởi tấm áo chèn kia ra để tôi đem đi cầm mới phải. Hoàng thượng nói: - Áo chèn tuy mới nhưng không giá trị bằng mã bốc. Ngươi cứ đem đi cầm, tất biết ngay thôi. Trương Bảo Khánh nói: - Tôi đi cầm mã bốc. Ngài hãy giúp tôi trông cỗ xe nhỏ này. Chớ đi đâu mà mất cỗ xe của tôi. Hoàng thượng nói: - Lý nào lại vậy! Trương Bảo Khánh cầm tấm mã bốc, đi vào thành Thông Châu. Không lâu sau đã tới hiệu cầm đồ Thiên Thuận. Tiến tới bên quầy, đặt tấm mã bốc lên bàn. Người đứng quầy tên gọi Triều Phụng nhận lấy, xem một hồi, nói: - Tấm mã bốc này quá cũ. Ta cầm cho người hai trăm đồng tiền nhé.Trương Bảo Khánh nói: - Đưa đây cho ta. Ngươi không có con mắt nhìn đồ. Chủ nhân của vật này bảo ta cầm bằng bạc cơ. Hai người còn đang giằng co, làm kinh động tới tên giám sự của quầy là Lưu Vạn Sơn. Tên Lưu Vạn Sơn này vốn là người dắt ngựa cho Hòa Thân, từng thấy chủ nhân đeo tấm phi long mã bốc. Nay chợt thấy hai người tranh cãi trong quầy, bèn tiến tới hỏi: - Hai người tranh cãi gì vậy.Trương Bảo Khánh thấy một người nữa tới. Người ấy đầu đội mũ viền đỏ, mình mặc áo bào đoạn màu lam, cũng đeo một tấm hỏa hồ li mã bốc, lưng thắt đai dương trừu, đeo túi cau bên hông.