Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Con nhân mã ở trong vườn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7559 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Con nhân mã ở trong vườn
Moacyr Scliar

SAO PAOLO

Bây giờ ko còn phi nước đại nữa. Bây giờ, mọi thứ đã ổn cả rồi.

Bây giờ chúng tôi cũng hệt như mọi người; ko còn làm ai phải để ý đến mình nữa. Cái thời chúng tôi bị coi là kỳ quặc đã qua rồi, tại sao chúng tôi ko bao giờ ra bãi biển, và tại sao vợ tôi, Tita, lúc nào cũng mặc quần dài? Chúng tôi mà lạ ư? Làm gì có chuyện ấy. Tuần trước, Peri, thầy phù thủy người Indian, đến thăm Tita, và anh ấy mới là người kỳ quặc, một thân hình bé tí gầy gò với một bộ râu cằm lưa thưa, đầy những hoa tai và vòng cổ, tay cầm gậy và nói một thứ tiếng nghe rất tức cười. Việc một anh chàng bộ dạng lạ lùng như vậy đến thăm chúng tôi có vẻ ko bình thường; nhưng biết làm thế nào, ai chả có quyền rung chuông gọi cửa. Hơn nữa, anh chàng mới là kẻ ăn mặc lạ đời chứ đâu phải chúng tôi. Chúng tôi ấy à, ko đâu, bộ dạng chúng tôi tuyệt đối bình thường.

Chúng tôi đang ở đây cùng con cái, bạn bè, và con cái của bạn bè, cùng nhau ăn tối trong cái nhà hàng Tunisia này. Dạo trước chúng tôi đến đây thường xuyên hơn. Từ ngày Tita và tôi dọn về Porto Alegre thì những bữa ăn tối như thế này hiếm hoi hơn, nhưng vẫn là dịp tốt để nhóm bạn cũ gặp gỡ nhau. Thực ra hôm nay chúng tôi có một lý do đặc biệt để ăn mừng, đó là sinh nhật tôi. Ba mươi tám tuổi. Ba mươi tám, cỡ nòng của khẩu súng lục vẫn được các nhân viên an ninh trong khu biệt thự của chúng tôi sử dụng, nếu tôi nhớ ko lầm. Một cái tuổi tuyệt vời. Tuổi trưởng thành, mà cũng là tuổi cường tráng, hiểu đời, cái tuổi biết đánh giá đúng những gì tốt đẹp, ví du như các món ăn tuyệt hảo ở đây trong quán Lạc Viên này, một nơi mà chúng tôi thú vị cảm thấy như ở nhà vậy. Đúng là chỉ một phút trước tôi đã có một cảm giác khó chịu khi liếc nhìn anh bồi bàn người Arab. Anh ta làm tôi nhớ lại chuyến đi đầu tiên của chúng tôi sang Morocco, cái mùi lộn mửa trên tàu thủy. Tôi đã rất khó chịu, thực sự đã rùng hết cả mình. Paulo, ngồi cạnh tôi bên chiếc bàn dài, đã thấy điều đó. Sao thế Guedali, mặt cậu tái mét đi thế ! Có gì đâu, tôi nói, tớ chỉ hơi đau bụng một tí, nhưng hết rồi, tớ ko sao mà. Paulo liền nhân dịp hỏi xem dạo này tôi có còn tập thể dục nữa ko, có còn chạy như thời chúng tôi còn hay chạy với nhau nữa ko. Tớ thường đi xem đá bóng với các con, chúng nó đều là cổ động viên cho đội Quốc tế của Porto Alegre, nhưng chỉ vậy thôi, chứ ko có tập tành gì khác. Á à..., Paulo đắc thắng, thảo nào mà cậu bắt đầu béo bụng rồi kìa, hèn gì mà ko đau. Nhìn tớ đây này, Guedali, tớ vẫn đâu vào đấy nhá. Tớ vẫn chạy, tối nào cũng vậy, rất đều. Cậu ko nên bỏ tập, Guedali à. Chạy đi, anh bạn ạ. Cố gắng một chút. Không phải vì tuân thủ phương pháp đâu, mà để cho nó có thách thức, cậu hiểu ko. Đời mà ko có thách thức thì chẳng đáng sống nữa. Hãy nghe lời thằng bạn già Paulo này một cái xem nào.

Paulo nói đúng. Tôi nên chạy thường xuyên. Tôi đã định tiếp tục chạy trong trang trại mà tôi có ở gần Quatro Irmão, trong nội địa Rio Grande do Sul. Nhưng bây giờ đất ở đó trồng trọt hết rồi, chẳng còn chỗ mà chạy nữa. Anh ruột tôi, Bernardo, cai quản cái trại ấy cho tôi. Ai cũng nói có điên mới đâm đầu vào việc trang trại, chưa nói đến việc lại còn làm việc đó với một cộng sự như Bernardo. Anh ấy thất thường, bắt đầu việc gì là bỏ dở việc ấy và đã lang bạt khắp xứ Brazil. Nhưng khi anh đến gõ cửa nhà tôi một ngày nọ và để nghị được giúp đỡ, tôi đã quyết định chấp nhận rủi ro. Thế mà mọi việc lại thành tốt. Bernardo đã cho thấy anh là một quản lý trang trại hạng nhất. Anh cơ giới hóa công việc và học hỏi một nhà nông học về việc sử dụng phân bón và thuốc diệt cỏ. Anh quản người làm rất chặt, tóm lại, anh khiến cho mọi thứ vận hành thật tốt.

Anh bạn cũ tốt bụnb Paulo. Một người bạn tốt, một cộng sự tốt. Nhờ có đầu óc tỉnh táo và nhìn xa trông rộng của anh, chúng tôi đã vào được đường dây xuất khẩu. Thật là một ý tưởng lớn. Đó là cái đã cứu chúng tôikhi việc làm ăn cứ bê bối dần trong thời gian tôi còn sống ở Sao paulo. Chúng tôi đã xuất khẩu hết tấn hàng này đến tấn hàng khác, đặc biệt là sang Morocco, nơi tôi có nhiều quan hệ tốt.

Đúng là một người bạn hay, Paulo. Paulo với Fernanda, Julio với Bela, Armando với Beatrice, Joel với Tânia... toàn là bạn hay. Hay biết bao khi được ở giữa bạn bè, uống rượu vang, nặng nhưng ngon làm sao - trong bầu không khí đẹp đẽ và đầm ấm. Đúng thế, thật sung sướng được ngồi ở đây, trong cái tiệm ăn Tunisia này.

Cái duy nhất hơi làm tôi khó chịu ngay lúc này là tiếng nhạc Arab - chói tai, mở âm lượng rất to. Nhưng chính cái đó cũng lại có cái lợi điểm của nó : nếu những đôi cánnh có rung lên xao xác ở ngoài kia, phía trên ngọn cái cây cọ nhìn thấy được qua cái cửa sổ kia, tôi sẽ ko biết, ko nghe thấy chúng. Tôi nghĩ cái tiếng xao xác mà tôi nghe thấy đó là tiếng gió, một thứ gió nóng đã nổi lên suốt buổi chiều. Có lẽ sắp mưa.

Tita mỉm cười. Nàng đang ngồi đối diện với tôi, xinh đẹp hơn bao giờ hết. Quãng đồi gian khó mà nàng đã trải qua có để lại dấu ấn trong những đường nét trên gương mặt nàng, thì cũng chỉ khiến cho vẻ đẹp của nàng thêm chín, thêm sâu, thêm mềm mại. Tita yêu dấu, người vợ thương mến của tôi.

Bên trái tôi là cặp con trai sinh đôi của chúng tôi. Suốt nửa tiếng đồng hồ chúng đã ko ngừng thì thầm vào tai nhau, hai thằng quái con. Con lạ gì những chuyện khỉ của chúng. Hai thằng con trai tốt lành, thông minh và chịu khó. Mà chúng mới lớn nhanh làm sao! Chẳng mấy chốc chúng sẽ cao hơn cả tôi, mà tôi đã rất cao rồi. Chúng đã bắt đầu hỏi xin ôtô; một ngày gần đây chúng sẽ đem bạn gái về nhà. Rồi chúng sẽ lấy vợ, sẽ đến một ngày tôi thành ông nội. Mọi việc đều tốt đẹp.

Nghĩa là, mọi việc đều hầu như tốt đẹp cả. Vẫn còn những cái khiến tôi khó chịu. Chứng mất ngủ của tôi, những giấc ngủ vật vã của tôi. Tôi rất hay sực tỉnh giữa đêm, tưởng như vừa nghe thấy một tiếng động gì quái lạ (có phải tiếng xao xác của những chiếc lông trên cặp cánh con ngựa bay?) nhưng đó chỉ là tưởng tượng mà thôi. Tita cực kỳ thính tai, chẳng bao giờ nghe thấy gì hết; nàng ngủ thật say. Và lại còn nằm mơ nữa. Chẳng cần phải kéo mi mắt nàng lên và nhìn trộm vào đồng tử như nhìn qua cửa sổ để xem nàng mơ thấy gì. Ngủ cạnh nhau boa nhiêu lâu như thế đã làm cho những giấc mơ của chúng tôi hòa trộn vào nhau. Con ngựa mà vừa một lúc trước tôi đã thấy đang im lặngbay giữa những đám mây giờ đây đã phi nước đại trên những cánh đồng cỏ trong giấc mơ của nàng. Và nó ko làm phiền gì nàng. Những giấc mơ của tôi mới là cái tôi phải chỉnh sửa. Tôi phải bắt được con ngựa của mình và lột bỏ tất cả những thứ dư thừa lạ lùng của nó. Hoặc giả loại bỏ nó hòan toàn ra khỏi các giấc mơ của tôi. Có những viên thuốc ngủ đặc hiệu để làm việc này.

Một vài điều lạ lùng cũng xẩy ra với tôi, làm cho những thông điệp khắc khoải kia cứ nhiều thêm mãi. Ví dụ : một vài phút trước, tôi đang nguệch ngoạc vài chữ lên tờ giấy ăn với cây bút bi bằng vàng mà các bạn tôi vừa tặng, một cây bút nhập khẩu tuyệt đẹp, thì tôi giật mình khi thấy mình viết ra câu: Bây giờ mọi việc đều ổn cả. Một câu tuyệt đối tầm thường, nhưng viết bằng những con chữ gãy góc trông rất kỳ quặc. Cái gì, sức mạnh nào, trường lực nào, đã đưa đẩy tay tôi viết ra những chữ ấy ? Tôi ko biết. Tôi phải thú nhận là mình ko biết, mặc dù cái tuổi 38 của tôi, mặc dù những trải nghiệm dị thường mà tôi đã có. Còn có nhiều thứ ko biết, nhiều cái bí ẩn trong con người tôi. Chẳng phải đã đến lúc mở hết các cửa đập, để cho các dòng thác được tuôn chảy hay sao ? Hôm qua tôi thấy những cảnh nước lụt trên TV. Các con vật bơi giữa dòng nước đục ngầu, tìm kiếm nơi trú ngụ trên những ngọn cây vẫn còn cao hơn mặt nước. Khuôn mặt ướt đẫm của một con khỉ được quay cận cảnh đặc biệt làm tôi xúc động; đó là hình ảnh của sự thơ ngây bất lực. Chẳng phải đã đến lúc bộc bạch mọi chuyện với các bạn hay sao? Bây giờ, khi mọi thứ đã ổn cả rồi, tôi có nên nói cho họ biết ko? Không có gì phải sợ. Chẳng có cái đuôi nào sẽ vẫy lên nhặng xị để đuổi lũ ruồi đang vo ve quanh tôi nữa đâu mà.

Nói đến ruồi, quả thực ở đây lắm ruồi quá. Quán ăn nấu ngon, nhưng ko phải là một nơi sạch sẽ nhất. Họ phải biết đem rách đổ ra thật xa đằng sau nhà mới phải. Dù sao, phải nhắm mắt làm ngơ và đừng phàn nàn gì cả. Những người này rất dễ nổi giận, và sẽ trả thù. Vừa mới hôm qua họ còn cưỡi lạc đà băng qua các đụn cát sa mạc, những dải khăn quấn trên đầu còn phấp phới bay trong gió. Nếu bị phản thùng, họ sẽ thề phải trả thù, và sẽ dùng dao găm đâm chết ngay cả bạn bè khi có cơ hội đầu tiên. Họ là những người Berber (3). Tất nhiên họ ko còn cưỡi lạc đà nữa. Khi đóng cửa quán ăn họ sẽ về nhà bằng ôtô. Nhưng tôi vẫn thấy một tia hiểm độc trong mắt họ. Có thể đó chỉ là chứng tự kỉ ám thị kiểu Do Thái của tôi.
 
*******

Vâng, tôi có thể kể tất cả mọi chuyện. Khiêm nhường nhưng cao giọng. Đàng hoàng, ko rơi vào hài hước rẻ tiền, cũng ko chơi chữ. Không ám chỉ gì đến Cavalleria Rusticana, hoặc đến con lừa của Buridan (4). Những người Indian có xuất hiện trong câu chuyện của tôi, mà đúng là vẫn có người Indian sống trong vùng Quatro Irmãos trong năm 1935, họ sẽ ko cưỡi ngựa như những người khai hoang dũng cảm, mà chỉ đi bộ, khiêm tốn cho dù vẫn mang một dáng vẻ bí ẩn, và tìm kiếm việc làm.

Tôi sẽ ko nói gì đến những con ngựa riêng tư đang phi nước đại trong mỗi chúng ta, tôi ko biết chúng có tồn tại hay ko. Toi cũng sẽ ko nói gì đến các đoàn người cưỡi ngựa, nghĩa là đến quá trình tiến hóa ko ngừng của lịch sử tới một định mệnh ko ai biết. Chẳng hiểu tại sao con người ta lại phải gọi cuộc hành quân ko ngừng ấy của lịch sử bằng một cái tên gì khác. Thì cứ gọi nó là cuột hành quân ko ngừng của lịch sử thì đã sao, còn nếu có ai vẫn chưa hài lòng thì ta thêm vào rằng cuộc hành quân ấy ko bao giờ chậm lại hoặc đảo ngược chiều.

Thế thì tại sao tôi ko đứng dậy đi? Tại sao tôi ko lấy cây bút gõ gõ vào ly rượu vang để kêu gọi mọi người chú ý, và tuyên bố rằng một bí mật sắp được tiết lộ?

Tại sao? Tôi ko biết. Tôi cảm thấy ko an toàn. Tôi sợ phải đứng lên. Tôi sợ hai chân tôi sẽ ko mang nổi tôi; sự thật là tôi vẫn chưa tin tưởng hẳn ở chúng. Loài hai chân ko vững chắc như loài bốn chân. Hơn nữa, tôi say rồi. Hết lần nâng cốc này đến lần nâng cốc khác, vì người ta đang ăn mừng sinh nhật của mình, vì vợ anh ta, vì con trai anh ta, vì các bạn anh ta, vì cha mẹ và anh chị em anh ta, vì công ty xuất khẩu của anh ta, vì trang trại của anh ta, vì đội bóng đá mà anh ta ủng hộ, và rượu vang đã ngấm vào đầu tôi. Ngồi đối diện tôi, Tita đã ra hiệu cho tôi ngừng uống. Nàng đang nói chuyện với một cô gái ngồi cạnh, thực sự là một cô gái rất xinh đẹp. vẻ đẹp của cô ta thuộc loại dị thường : tóc dài màu đồng đỏ, cặp kính râm đen (tại sao đeo kính râm buổi tối?) che gần kín khuôn mặt bí hiểm. Một chiếc áo sơmi kẻ sọc kiểu đàn ông, khuy mở một nửa, phô bày những vòng đeo cổ và nét lượn của cặp vú đầy đặn thật đẹp. Tôi ko biết cô ta. Tôi chỉ biết cô ta là bạn của gia đình Tânia và vừa mới ly hôn. Tôi nâng li về phía cô : chúc sức khỏe! Tita liếc nhanh cảnh cáo tôi. Nàng ko ghen đâu. Nàng biết tôi say, và sợ tôi sẽ nói lung tung, kể những chuyện vô lý. Nàng thường nói trước khi giải phẫu tôi có lý hơn nhiều.

Tita nghĩ cũng phải. Tốt hơn cả là im lặng. Thà viết nguệch ngoạc còn hơn. Bây giờ mọi thứ đều ổn cả. Mặc dù nét bút kỳ quặc này, mặc dù tiếng xao xác của những đôi cánh, mặc dù những cảnh trí mà tôi đang nhớ lại.

Chú Thích
(3)Berber :Tên một bộ lạc Bắc Phi, sống trong vùng Barbary và Sahara, thuộc chủng người Á-Phi.
(4)Cavalleria Rusticana là tên một vở ca kịch; Buridan là tên một triết gia thời trung cổ


 

<< LỜI GIỚI THIỆU | MỘT NÔNG TRẠI NHỎ TRONG NỘI ĐỊA, >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 422

Return to top