Ngồi đối diện với Thạch Đình trong phòng khách, Mỹ Chi nhìn anh ngồi trầm ngâm mà chợt nhớ đến lời nói của bà Bân và cố tạo cho mình một nụ cười tự nhiên nhất.
- Lan Nhi không gặp anh, lại không biết nhà anh, nên nó nhờ em chuyển đến anh tấm thiệp mời sinh nhật của nó.
Thạch Đình không nói gì, anh rót nước ra ly rồi đẩy về phía Mỹ Chị Nét mặt nghiêm trang, anh cất giọng chân thành:
- Em đi cùng với anh chứ?
Mỹ Chi như nín thở sau câu nói của anh. Cô nghe một niềm sung sướng lan tỏa trong lòng mà quên cả chuyện gật đầu.
Đôi mắt Thạch Đình nhìn thẳng Mỹ Chi hơn, anh lặp lại câu hỏi:
- Mỹ Chi! Em bằng lòng đi với anh chứ?
Mỹ Chi lặng lẽ gật đầu:
- Đến ngày đó, anh sẽ đón em cùng đi.
Vừa nói, Thạch Đình vừa nhìn thẳng vào đôi mắt của Mỹ Chị Bây giờ thì anh mới thấy kỹ được gương mặt của Mỹ Chị Đôi môi cô đỏ như son, cằm hơi nhọn, làn da trắng đầy gợi cảm, đôi mắt hai mí to tròn nhưng có cái nhìn rất hiền hậu như muốn chinh phục người đối diện. Đôi mắt như biết nói kia làm anh phải xao lòng. Thạch Đình vừa nhận ra thì Mỹ Chi lên tiếng phá tan không khí im lặng giữa hai người.
- Như vậy em về. Hẹn gặp lại.
Thạch Đình đưa tay ngăn lại:
- Mới đến đã đòi về rồi. Ở lại dùng cơm với gia đình anh cho vui nha Mỹ Chi.
Mỹ Chi rụt rè:
- Em có làm phiền anh không?
Thạch Đình xua tay, anh thật tình nói:
- Lúc nào phiền thì anh nói cho em biết. Đã là bạn của Nhược Lan thì cũng như bạn của anh. Thà em không đến thì thôi, chứ đã đến đây rồi thì anh phải tiếp đãi đàng hoàng chứ.
Mỹ Chi cười cười:
- Nếu anh đã nói ra thì em sẽ không ngại cho anh biết là em ăn nhiều lắm.
- Không thành vấn đề.
Như chợt nhớ ra, Mỹ Chi hỏi:
- Sao anh không đến trung tâm học nữa.
Thạch Đình hờ hững trả lời:
- Dạo này công ty rất bận rộn, anh không có thời gian nên tự học ở nhà.
Mỹ Chi cười, cô đùa:
- Như vậy, em sẽ chỉ lại cho anh. Tiền học mỗi khóa chia đều ra, anh chịu không?
Giọng Thạch Đình trêu chọc:
- Không tin tưởng cô giáo này được. Vui buồn thất thường thì vừa mất tiền, vừa mất kiến thức, thôi thì tự học chắc ăn hơn.
Mỹ Chi lườm Thạch Đình một cái thật sắc cô nhấn giọng:
- Tính toán đôi khi cũng có hại cho chính mình đấy, anh Hai ạ.
Thạch Đình nhìn cô lom lom:
- Em nói y như cảnh cáo anh vậy.
Mỹ Chi so vai, giải thích:
- Ý em không phải như vậy. Đó là quan niệm riêng của em đấy.
Thạch Đình cười nửa miệng:
- Anh sẽ không quên lời em nói.
Giọng Mỹ Chi tỉnh bơ:
- Em biết anh đã từng yêu, nhưng bị thất bại nhưng không nên vì đó mà càng ngày càng ít tiếp xúc với mọi người. Nếu anh cứ như thế thì tình cảm cũng như cảm xúc dễ trở nên khô lạnh và rất dễ trở thành người vị kỷ.
Thạch Đình khẽ nhắm mắt rồi mở mắt ra, anh cười:
- Bài học tâm lý mà em vừa giảng anh đã nghe qua rồi.
Mỹ Chi nhìn anh chăm chú:
- Nếu đã xem qua rồi thì anh hãy yêu đi vì tình yêu là tuyệt vời.
Im lặng vài giây, đôi mắt Thạch Đình chột sáng lên:
- Anh cũng có trái tim biết yêu thương.
Mỹ Chi mỉm cười vu vợ Chẳng phải là cô đã dành tình cảm tốt đẹp cho anh ư? Bây giờ cô nghe anh nói như vậy thì anh không còn lạnh lùng như sỏi đá mà mọi người đã nói về anh. Nhất định cô sẽ không ngại chinh phục tình cảm của anh và còn tiến dần vào trái tim biết yêu thương của anh.
- Mỹ Chi!
Mải suy nghĩ, Mỹ Chi không hay bước chân đi đến gần cộ Khi nghe tiếng gọi, cô giật mình ngước lên. Thạch Đình đang đứng bên cạnh cô tự bao giờ. Trên tay anh cầm ly nước khoáng hình như đó là ly nước mà cô đã uống lúc nãy.
Mỹ Chi bối rối:
- Anh Thạch Đình! Không phải em đến đây với ý dạy đời anh đâu. Em không muốn thấy anh buồn, nên mới mùa rìu qua mắt thợ. Anh đừng giận em nha.
Thạch Đình đặt ly nước vào tay Mỹ Chị Nhìn cô với gương mặt vui vẻ:
- Ngược lại, anh phải cám ơn em mới đúng. Em nói chuyện với anh không cần phải quá đáng như vậy.
Tự nhiên trở lại, Mỹ Chi cười cười:
- Như vậy, bọn con gái lớp Nhật ngữ sẽ hết ngán anh nữa. Họ sẽ đeo đuổi anh cho coi.
Thạch Đình búng tay nghe cái tách, anh nhanh tiếng:
- Anh biết số mình đào hoa lắm mà. Nhưng cảnh giác các cô, yêu là phải chấp nhận ngỡ ngàng, và lãnh luôn (?) không chơi trò tự tử.
Mỹ chi dài giọng:
- Anh hãy đợi đấy. Con gái bây giờ không phải nữ nhi thường tình đâu. Coi chừng trái tim tan tành trước đấy.
Câu chuyện hai người chợt khựng lại khi thấy bà Bân xuất hiện với giọng đượm buồn:
- Thạch Bằng gọi điện nói rằng nó về không được. Chúng ta đừng đợi nữa.
Sau khi dùng bữa cơm thân mật ở gia đình Thạch Đình về, Mỹ Chi nhấn số gọi điện cho Nhược Lan.
- Alộ Nhược Lan đó hả?
Bên kia đầu dây, giọng Nhược Lan vui mừng. Cô nói nhanh:
- Tao định ngày mai lĩnh lương mới gọi điện cho mày.
- Hôm nay tao vui lắm. Còn hai ngày nữa là tao sẽ đi dự sinh nhật nhỏ Lan Nhi, cô bạn mà tao kể cho mày nghe đó.
- Nhớ rồi.
- Tao cùng đi với anh ấy. Thích ghê.
- Nghe giọng nói của mày là tao biết mày khoái rồi. Hy vọng mày yêu tốt đẹp hơn tao.
- Nhược Lan nè! Anh Bằng đã chấp nhận đau khổ và hạnh phúc, tốt và xấu là hai mặt của cuộc sống rồi thì mày hãy cho anh ấy cơ hội đi. Đừng "vạch lá tìm sâu"...
Nhược Lan ngắt lời:
- Tao không cố tình tìm hiểu những chuyện đó chi cho mệt. Nhưng tao muốn trong khi tao đi, anh Bằng có thời gian suy nghĩ nhiều hơn, phân định rõ ràng hơn.
- Nhưng dì Hảo đâu có lỗi gì với mày mà bây giờ mày cũng không gọi điện, cũng không viết thư về thăm hỏi dì. Mày đã từng gọi dì ấy là mẹ mà.
-...
- Dì Hảo buồn lắm. Tao thấy mày mới là nên suy nghĩ lại cho chín chắn đấy.
- Được rồi, Mỹ Chị Mày đừng nói nữa. Nói vậy thì mày không hiểu hết cô bạn của mày rồi.
- Đúng đó. Càng ngày, tao càng không hiểu nổi, mày nói anh Bằng lạnh lùng, không biết yêu; hay chính mày không biết yêu hả Nhược Lan?
- Tao không tranh cãi với mày. Chúc mày đi chơi vui vẻ. Cho tao gởi lời thăm Lan Nhi.
- Nhược Lan!
Mỹ Chi cố gọi Nhược Lan, nhưng tiếng cúp máy của cô bạn đáp lại lời cộ Mỹ Chi gác điện thoại, cô nói một mình:
- Cho mày giận tao luôn. Nói ra, tao thấy nhẹ nhàng hơn, Nhựơc Lan ạ.
Reng... reng... reng...
Mỹ Chi mệt mỏi nhìn điện thoại một lần nữa, cô nhấc ống nghe:
- Xin lỗi. Ai ở đầu dây vậy?
-...
- Tôi, Mỹ Chi xin nghe đây. Làm ơn lên tiếng đi.
Một giọng hài hước ở đầu dây bên kia vang lên:
- Mày làm cái gì mà khó chịu vậy? Không gặp anh ấy à?
Mỹ Chi thở dài:
- Tao vừa gọi điện cho Nhược Lan xong.
- Cãi nhau phải không?
- Không cãi, chỉ nói sự thật thôi.
- Bao giờ lời thật cũng mất lòng mà. Mày đừng nên giận, rồi chuyện này cũng đâu vào đấy.
- Hy vọng là vậy.
- Tao hẹn mày đi ra quán 102 uống rượu, đi không? Trả lời luôn.
- Đi liền. Chờ tao mười phút.
- Tao chờ mày đấy, Không gặp không về.
- Có chuyện không vui à?
- Mày không vui rồi cho rằng ai cũng giống mày sao?
- Tao không tranh cãi với mày nữa. Tao đi đây.
Mười phút sau, Mỹ Chi có mặt ở quán 102. Nhìn Lan Nhi ngồi bên cạnh chai rượu rum, nàng ngán ngẩm:
- Đừng nói với tao là mày thất tình rồi.
Đẩy ly rượu về phía Mỹ Chị Lan Nhi cười thành tiếng;
- Tao không nhu mì như mày đâu. Còn biết uống rựơu không tốt lắm đâu.
Mỹ Chi nhíu mày nhìn bạn:
- Biết nói vậy, sao mày cũng uống? Rủi mấy chàng thanh niên thấy thì sao?
Giơ tay lên qua khỏi đầu, Lan Nhi xua lia lịa:
- Mặc kệ anh chàng thanh niên nào đó thấy. Thích là tao cứ việc uống.
Mỹ Chi chặc lưỡi:
- Nhược Lan đã khó hiểu, hiểu mày còn khó hơn đó, Lan Nhi ạ.
Nhắm mắt lại, Lan Nhi nhừa nhựa:
- Đúng. Hiểu một con người không dễ, có một người để hiểu mình thì càng không đơn giản.
Mỹ Chi lấy chai rượu để về phía mình. Cô nhìn Lan Nhi, lắc đầu:
- Nói tóm lại, mày kêu tao ra đây để nhìn mày uống rựơu à?
Lan Nhi mở mắt ra, giọng lè nhè:
- Mày thấy tao uống rượu, dáng có sang trọng không Mỹ Chi?
Mỹ Chi phì cười:
- Sang trọng cái nỗi gì? Mày uống nhiều quá, tao đưa mày về.
Lan Nhi xua tay:
- Tao không muốn về nhà.
Mỹ Chi đứng lên. Cô bước đến quầy thanh toán rồi đến bên Lan Nhi, cô nghiêm giọng:
- Mày không muốn về nhà thì tao đưa mày đến tao rồi sáng sẽ tính, chứ bây giờ đã tối rồi.
- Mày mặc kệ tao. Tao không có nhà đi đâu cũng được.
Mặc kê Lan Nhi nói gì, Mỹ Chi dìu bạn ra xe.
Màn đêm vẫn đang buông xuống.
Cốc... cốc... cốc...
Đang ngon giấc, chợt nghe tiếng gõ cửa vang gấp rút bên tai, Lan Nhi mệt mỏi bỏ chân sang một bên rồi ngồi dậy. Cô còn nhớ đêm qua mình đã gặp Mỹ Chi, nhưng cô không thể nhớ tiếp những chuyện đã xảy ra với cô sau khi gặp Chị Nhưng bây giờ thấy vẫn ở trong phòng của mình là cô yên tâm rồi.
Lan Nhi bước ra mở cửa. Chắc là mẹ hay ba của cô chứ không ai khác. Nghĩ vậy, Lan Nhi chợt đứng khựng lại. Cô không muốn đối diện với ba mẹ trong lúc này. Tiếng gõ cửa lại vang lên. Không chịu nổi, Lan Nhi lên tiếng:
- Con muốn yên tĩnh.
Bà Vịnh Tử, mẹ Lan Nhi nói với giọng lo lắng:
- Ông ta đến, mẹ không biết phải nói gì nữa. Hay là con xuống nói chuyện với ông ta đi Lan Nhi.
Lan Nhi nhăn mặt:
- Mẹ nói gì lạ vậy? Thế hệ của con bây giờ đâu biết chuyện quá khứ của người lớn đâu. Nhiều khi mẹ nên xuống dưới nói thẳng với ông ấy.
Bà Vịnh Tử tròn mắt nhìn con:
- Chẳng phải ông ta đã kể hết cho con nghe rồi sao?
Lan Nhi nhìn mẹ với ánh mắt vừa thương vừa hận. Cô không thể tưởng tượng được khi chuyện làm của mẹ ngày xưa. Vì một chút (?) mà mẹ đã bỏ đi núm ruột của mình.
Giọng bà Vịnh Tử đều đều bên tai cô:
- Lúc mẹ mang thai con thì ông ấy lại bỏ đi biệt. Nếu không có ba của con thương tình thì bây giờ mẹ đã thành tro rồi. Chỉ tội cho ba của con lúc ấy. Chưa yêu ai thì yêu phải mẹ. Ba con không phản đối chuyện của Tử Lan nhưng ông bà nội nói rằng tuổi của Từ Lan không hạp với gia đình, xung khắc với những người trong nhà. Mẹ hiểu ý của ông bà nội con nên bấm bụng gửi chị của con vào cô nhi viện. Mỗi tháng, mẹ đều gửi tiền riêng cho cô giáo chăm sóc chị của con. Có một lần, bà nội đến gặp. Mẹ rất lo, nhưng bà không nói với ba con mà trực tiếp yêu cầu cô giáo chuyển chị con đến nơi khác.
Nghe mẹ nói đến đây, Lan Nhi lên tiếng với giọng bất bình:
- Bà nội thật quá đáng mà.
Nhẹ lắc đầu, bà Vịnh Tử nói tiếp:
- Bà nội của con có lý do riêng của bà. Bởi vì ba con đã từ chối hôn ước mà bà đã chọn để cưới mẹ, một người đàn bà đã có con. Bây giờ ông ấy đến đây đòi Tử Lan, mẹ không biết giải thích thế nào cho ông ấy hiểu nữa.
Lan Nhi trấn an mẹ:
- Mẹ phải đối mặt với ông ấy để hai bên rõ ràng với nhau. Mẹ không thể lẫn tránh mãi được. Chuyện này có con bên cạnh, mẹ đừng lo lắng quá.
Nghe con gái nói vậy, bà Vịnh Tử thở nhẹ, nói nhanh:
- Mẹ xuống dưới trước nha Lan Nhi.
Lan Nhi thấy tội nghiệp mẹ quá. Chỉ nghe nói thôi mà cô đã hiểu lầm mẹ. Chưa biết nguyên nhân mà cô đã hồ đồ nghĩ sai nên có hành động không hay để ba lo lắng, vậy ra cô vẫn còn một người chị mà bây giờ không biết đang ở đâu.
Trong khi ấy, ở phòng khách, ông Hoàng Vũ làm bà Vịnh Tử giận dữ:
- Sao ông không đi luôn mà quay trở lại đây làm gì? Hai mươi tám năm trôi qua ông vẫn không buông tha cho tôi. Cuộc sống của tôi đang bình yên thì ông trở về để gây nên sóng gió vì cái gì?
- Vì Tử Lan? - Ông Vũ nói nhanh.
- Nghèo khổ, đói khát nên nó đã chết rồi.
Ông Vũ quát:
- Bà nói dối. Vì hạnh phúc riêng tư mà bà đã bỏ nó vào cô nhi viện. Bà và gia đình chồng muốn nhổ cái gai trước mắt nên chuyển chỗ của con bé, để không phải bận tâm vì nó nữa đúng không?
- Không đúng - Lan Nhi vội cất tiếng.
Ông Hoàng Vũ nhìn về phía cầu thang. Lan Nhi có nét gì đó rất giống Tử Lan, khiến ông cảm thấy đau xót và chạnh lòng khi nhớ đến đứa con gái của mình mà giờ này ông không biết nó ở đâu, còn sống hay đã chết.
Lan Nhi từ từ bước xuống bậc thang. Cô lịch sự gật đầu chào ông rồi chậm rãi nói một cách bình tĩnh:
- Con không biết phải xưng hô như thế nào. Má con thì đã có ba, một người ba rất yêu thương mẹ và con. Bác có lý lẽ riêng của bác thì mẹ cũng vậy. Mẹ đã kể cho con nghe hết rồi. Nếu ngày trước, bác không bỏ đi thì chuyện của ngày hôm nay không thể xảy ra.
Nghe Lan Nhi nói lý lẽ, ông Hoàng Vũ gật đầu, có vẻ nguôi giận. Ông nói:
- Bác bỏ đi không nói lời nào để mẹ con bơ vơ cực khổ, đó là lỗi của bác. Nhưng lần này bác đến đây không phải với ý đồ phá vỡ hạnh phúc của gia đình cháu, mà chỉ muốn biết tin tức của Tử Lan thôi.
Lan Nhi lắc đầu:
- Mẹ và chị Tử Lan đều là nạn nhân của sự mê tín dị đoan của bà nội. Nhưng khi nội qua đời, có cho mẹ biết nơi chị Tử Lan đang ở. Nhưng khi đến đó tìm thì bà viện trưởng già đã nghỉ hưu. Hỏi thăm thì cả viện trưởng mới cũng không biết bà nghỉ hưu ở đâu.
Thấy ông Vũ im lặng, bà Vịnh Tử lên tiếng:
- Gửi Tử Lan vào cô nhi viện là tôi vui lắm sao? Ngày đêm nhớ thương con mà không biết phải làm sao. Ngay cả anh Đức cũng ủng hộ việc tôi đi tìm Tử Lan. Và chắc ông cũng hiểu tại sao tôi lại đặt tên cho con gái tôi là Lan Nhi rồi chứ? Tử Lan - Lan Nhi, tôi muốn hai cái tên này phải gắn liền với nhau, mong muốn có ngày hai chị em nó sum họp.
Ông Vũ nói, giọng dung hòa:
- Xin lỗi. Tôi không làm phiền gia đình bà nữa. Khi nào có tin con bé, tôi sẽ cho bà hay.
Rồi ông nhìn Lan Nhi, khẽ nói:
- Chỉ vì nóng lòng muốn biết tin con, nên bác đã dùng lời không hay về mẹ cháu. Bác thật sự xin lỗi cháu, Lan Nhi ạ.
Lan Nhi xua tay:
- cháu hiểu. Cháu không giận bác. Cháu sẽ cố gắng tìm kiếm tin tức của chị Tử Lan.
Ông Vũ cáo từ ra về. Bà Vịnh Tử thở phào nhẹ nhõm, nhìn con gái:
- Mẹ cám ơn con nhiều lắm, Lan Nhị Ông nội chỉ có mình ba và ba là người con rất hiếu thảo, nên mẹ không muốn ba bất hiếu và khó xử với me...
Lan Nhi ngắt lời mẹ:
- Chính vì vậy, mẹ mới đưa chị vào viện mồ côi. Lúc ấy, mẹ có để vật gì lại không?
Bà Vịnh Tử trầm giọng:
- Hồi ở dưới quê, ông bà ngoại đã định đại sự cho mẹ, nhưng mẹ không chịu. Ngược lại cha mẹ Thạch Bân rất ưng ý mẹ về làm dâu. Thạch Bân lúc ấy học ở Sàigòn đã yêu người con gái khác. Anh ta nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ. Mẹ thuyết phục được ba mẹ anh tạ Hôn nhân long trọng diễn ra. Ngày vui của anh ta, anh ta đã trao cho mẹ nửa miếng ngọc bội, nói rằng hôn ước lần này không duyên không nợ, thôi thì đợi ở con cháu sau này vậy. Lúc đó, mẹ và anh ta chỉ vui miệng nói chơi thôi. Khoảng một năm sau, vợ anh ta sinh ra một cậu bé trai kháu khỉnh. Lúc cậu bé đó lên một tuổi thì mẹ lên Sàigòn may cho dì Tư của con. Rồi mẹ gặp ba của Tử Lan, một người đào hoa ăn nói lưu loát đã chinh phục mẹ và mẹ mang thai được ba tháng thì ông cao chạy xa baỵ Mẹ không dám nói với dì Tư, cũng không dám về gặp ngoại. Mẹ tìm đến Thạch Bân thì ông ấy cùng gia đình chuyển đi đâu mất tiêu rồi. Tám năm trời mới tìm đến người ta, trong lòng mẹ không chút hy vọng.
Ngừng lại một chút, bà Vịnh Tử quan sát gương mặt con gái. Đôi mắt của bà chợt ngân ngấn nước.
- Mẹ bỏ nhà dì Tư đi đến chỗ khác thuê nhà trọ, đi làm thuê để kiếm sống. Dành dụm chút tiền, mẹ sinh được một đứa con gái. Mẹ vừa vui mừng vừa tủi hận. Sinh Tử Lan ra, mẹ không có ngày nghỉ ngơi. Mẹ phải kiếm tiền về nuôi chị của con. Đến lúc Tử Lan gần lên một tuổi, mẹ bạo gan đến tìm dì Tư thì dì đã theo chồng. Về quê thì ông bà ngoại mất, mấy cậu giành hết tài sản còn hất hủi mẹ. Tuyệt vọng không biết phải làm sao thì Tử Lan bị bệnh viêm phổi. Không tiền, mẹ nghĩ đến cái chết. Tìm một chỗ trống vắng, mẹ chế xăng vào người rồi ôm cứng lấy Tử Lan. Ngay từ đầu, ba của con đã nhìn thấy mẹ làm như vậy, nên ông đã cản mẹ. Một năm trời ba con đã giấu gia đình giúp mẹ lo chạy chữa bệnh cho Tử Lan. Tấm lòng của ba con, mẹ vô cùng cảm kích. Đến lúc ông ngỏ lời thì mẹ chấp nhận. Nhưng ông biết nội không chấp nhận Tử Lan. Ba của con đã vì mẹ, chẳng lẽ mẹ ích kỷ không vì ba con sao? Bà nội không thích thì Tử Lan vào viện cô nhi sẽ tốt hơn. Tử Lan đi rồi, mẹ bắt đầu mang thai con. Lúc nào, nỗi đau và tội lỗi bỏ rơi Tử Lan cũng canh cánh trong lòng mẹ.
Lan Nhi ôm lấy mẹ, cô nức nở:
- Mẹ khổ đau nhiều quá. Vậy mà con đã nghĩ sai về mẹ, còn đi uống rượu làm mẹ lo lắng. Mẹ đừng buồn con nha mẹ.
Bà Vịnh Tử vuốt tóc Lan Nhi, nói trong dòng nước mắt:
- Mẹ không buồn trách con đâu, Lan Nhị Tử Lan còn sống thì chị của con đã hai mươi tám tuổi rồi. Mẹ hy vọng Tử Lan không như mẹ ngày trước.
Chợt nhớ ra điều gì, bà nói thêm:
- Mẹ nhớ ngoài miếng ngọc bội đó ra, mẹ có kèm theo tấm ảnh mẹ chụp với Tử Lan. Khi con lên hai tuổi thì một dịp tình cờ, mẹ gặp lại Thạch Bân. Ông ấy hỏi thăm và nhắc lại chuyện cũ. Ảnh chụp với Tử Lan, mẹ đã cho rồi, nên khi ông ấy đến nhà chơi, mẹ lấy đại ảnh mẹ chụp với con đưa cho ông ấy. Lúc ấy mẹ hỏi ra thì con trai ông ấy vừa tròn mười tuổi.
Lan Nhi hít mũi:
- Vô tình, mẹ đã tạo thêm trớ trêu rồi.
Bà Vịnh Tử chép miệng:
- Chuyện đó không quan trọng. Khi nào tìm ra tung tích chị của con rồi mới tính sau. Bây giờ mẹ chuẩn bị để ngày mai tổ chức sinh nhật của con.
- Ngày mai ba đi Đà Lạt về, mẹ phải kể cho ba nghe. Đừng giấu ba chuyện này nha mẹ. Mẹ yên tâm đi. Bác Vũ không có ý hại gia đình mình đâu.
- Mẹ biết. Cám ơn con đã hiểu mẹ.
Thạch Đình gật đầu chào bà Vịnh Tử. Trong khi Thạch Đình nhíu mày cố nhớ ra, anh đã gặp bà Vịnh Tử ở đâu rồi, thì bà Vịnh Tử cũng tròn mắt nhìn anh. Gương mặt này, bà cảm thấy rất quen.
Lan Nhi lên tiếng:
- Hai người không sao chứ?
Thạch Đình chợt cười, giả lả:
- Không có gì. Anh thấy em giống bác gái quá.
Mỹ Chi bẹo má Lan Nhi:
- Hôm nay tao thấy mày đẹp và bình tĩnh hơn hôm qua nhiều.
Lan Nhi véo vào hông bạn:
- Đừng chọc ghẹo tao nữa. Hôm nào tao sẽ kể cho mày nghe, vì sao tao tươi tỉnh như vầy.
Ông Đức nhìn bọn trẻ, cười vui vẻ:
- Tối nay, giang sơn này là của các cháu. Cứ tự nhiên vui cùng Lan Nhi.
Dứt lời, ông Đức choàng tay qua vai vợ. Cả hai người đều nhẹ bước qua lối sỏi để vào trong, nhường lại giây phút tự do thoải mái cho tuổi trẻ.
Sau khi tuyên bố lý do, Lan Nhi cầm dao cắt bánh. Ngay lập tức, một tràng pháo tay vang lên. Tiếng khui bia hòa lẫn trong tiếng cười nói vui vẻ.
Lan Nhi nhìn Thạch Đình, nheo mắt:
- Ga lăng một chút đi anh Đình. Mỹ Chi đợi anh đút bánh cho nó đấy.
Nghe Lan Nhi nói, Thạch Đình đưa mắt nhìn sang Mỹ Chị Anh thấy gương mặt Mỹ Chi thoáng nét buồn. Một nỗi buồn không tên. Anh không thể đoán ra cô đang buồn chuyện gì. Vì khi chiều, anh đến rủ cô cùng đi, cô vẫn vui vẻ với anh kia mà! Ôi ! Con gái bây giờ thật khó hiểu và phức tạp quá.
Thạch Đình hỏi Mỹ Chi thì cô đã lên tiếng:
- Anh Đình đừng nghe nó nói nhảm.
Lan Nhi tủm tỉm cười:
- Yêu nhau, chăm sóc cho nhau thì có gì không tốt đâu.
Đôi mắt Mỹ Chi chợt xa xăm:
- Mày tuyên bố bừa như vậy, chẳng khác nào đưa anh Đình vào cuộc. Mày phải tôn trọng tình cảm của anh ấy chứ.
Như giả vờ không nghe thấy hai cô gái nói chuyện, Thạch Đình lạnh lùng lên tiếng:
- Để mừng sinh nhật Lan Nhi, tôi và Mỹ Chi có món quà tặng cô đây.
Dứt lời, anh ra hiệu cho Mỹ Chị Ngay lập tức, Mỹ Chi nhận ra tín hiệu của anh. Cô mở sắc tay lấy ra một gói quà rồi đẩy về phía Lan Nhi, cô nhướng mày:
- Sinh nhật vui vẻ. Hy vọng mày sẽ thích.
Lan Nhi cầm gói quà trên tay, cười cười:
- Khi nào hai người đám cưới, Lan Nhi cũng có quà tặng hai người. Bảo đảm sẽ không quên đâu.
Câu nói thẳng thừng của Lan Nhi khiến Mỹ Chi nghe má nóng ran. Cô không biết Thạch Đình có suy nghĩ gì, chứ riêng cô thì rất thẹn trước mọi người, mà nhất là với Thạch Đình, cô quê quá. Bản năng tự nhiên của con gái khiến cô phải bỏ chạy.
Lan Nhi định chạy theo, nhưng Thạch Đình đưa tay ngăn lại:
- Cô cứ ở lại tiếp đãi bạn bè. Mỹ Chi để tôi lo cho.
Thạch Đình vừa bước vào vườn hoa dạ lý đã thấy Mỹ Chi đứng nhìn anh.
- Chưa về sao? - Thạch Đình hỏi ngay giọng cộc lốc, không tình cảm.
Mỹ Chi bối rối giải thích:
- Nếu em còn ngồi đó sẽ là đề tài cho Lan Nhi nói mãi.
Với vẻ mặt lạnh lùng cố hữu, anh nhìn Mỹ Chi chăm chăm:
- Nếu cô không nói gì thì Lan Nhi đâu tùy tiện nói như vậy.
- Anh...
Giận run lên trước vẻ dửng dưng của Thạch Đình, Mỹ Chi không kềm chế nổi mình, cô hét lên:
- Phải. Tôi nói với Lan Chi rằng tôi yêu nhầm sỏi đá, yêu nhầm con người không biết tình yêu.
Nói xong, cô quay lưng bỏ đi ngay.
Thạch Đình không buồn gọi Mỹ Chi lại. Nhìn cô quạu anh thấy thích hơn là nhìn cô hiền lành, thục nữ. Cá tính này, bản chất này, anh đã gặp ở Nhược Lan rồi thì phải. Nhưng Nhược Lan hung hăng hơn, cá tính cô mạnh hơn Mỹ Chi nhiều. Anh vẫn còn nhớ, nhớ mãi những hình ảnh buổi đầu cô vào nhà anh. Rồi anh cùng ăn bì cuốn với cô.
Họ là bạn, sao lại giống tính tình quá. Có lúc anh đã xao lòng vì Mỹ Chi, nhưng cô làm sao biết được anh đã có hôn ước. Anh phải làm tròn tâm nguyện của bạ Và anh đã bước vào cuộc chơi trốn tìm không biết đến bao giờ mới kết thúc.
- Trời ơi! Anh ngồi đây thưởng thức hoa, có biết là Mỹ Chi về rồi không?
Thạch Đình gật đầu:
- Hãy để cô ấy chọn lựa theo cách của mình. Cô ấy không còn trẻ con nữa, Lan Nhi ạ.
- Thạch Đình! Sao anh vô tình quá vậy?
Sao cô biết tôi vô tình? Thạch Đình định cãi lại Lan Nhi, nhưng nhớ đến nửa miếng ngọc bội và tấm ảnh ở nhà rồi nhớ lời trăn trối của ba, nên anh lặng im nghe Lan Nhi nói như trách móc:
- Anh hãy đuổi theo Mỹ Chi đi, Thạch Đình.
Giọng Lan Nhi chợt vang lên lần nữa, cắt ngang dòng tâm sự của riêng anh.
Thạch Đình ngẩng đầu lên, đôi mắt xa xăm:
- Lan Nhi nghĩ tôi yêu cô ấy là phải chạy theo cô ấy sao?
Tự nhiên Lan Nhi bước đến đứng cạnh bên anh, cô ngước mắt nhìn trời.
- Hai mươi sáu tuổi là hai mươi sáu lần sinh nhật. Nhưng không lần nào tôi cảm thấy vui cả.
- Tại sao? Tôi thấy bạn bè của cô rất đông, rất nhiệt tình kia mà.
Lan Nhi lắc đầu, cười buồn:
- Nhưng họ không phải lfa bạn tri âm, tri kỷ của tôi. Đến khi nghe Mỹ Chi tâm sự, tôi thấy yêu thì dễ, nhưng vẫn có nỗi sợ trong lòng.
- Sợ gì?
- Sợ người ta không yêu lại mình. Như vậy có phải tự chuốc khổ vào thân không?
- Thế cô quan niệm như thế nào về tình yêu?
Chống tay dưới cằm, Lan Nhi vô tư:
- Tôi chưa yêu ai, song cũng hiểu rằng yêu thì dễ, nhưng giữ được tình yêu thì rất khó.
Biết Lan Nhi ám chỉ mình, thạch Đình gật đầu:
- Tôi hiểu cô muốn nói gì, nhưng cô thì không hiểu hết chuyện của tôi và Mỹ Chi đâu.
Lan Nhi gật đầu:
- Đúng. Anh nói rất đúng. Bởi vì tôi q uen hai người chưa được bao lâu. Nhưng anh phải hiểu một điều là con người tới độ tuổi nào đó có lúc phải thay đổi.
Thạch Đình chớp mắt:
- Tôi hy vọng lời cô nói là đúng. Bây giờ, cô hãy vào với bạn bè đi. Cô đã bỏ khách ra đây, không khéo họ hiểu lầm đấy.
Lan Nhi phì cười:
- Hiểu lầm cóc khô gì? Có và không là hai chuyện khác nhau. Anh cứ yên tâm ngồi đây mà thưởng thức hương dạ lý, nhưng đừng quên hương tình yêu nha.
Lan Nhi đi rồi, Thạch Đình ngửa cổ ngắm sao, ngắm trăng. Anh nghe tim mình đầy nỗi cô đơn, trống vắng làm sao. Giữa tiệc vui tưng bừng đêm nay chỉ có anh là người cô độc nhất.
Tâm sự của lòng anh, không biết có vì sao nào hiểu thấu không. Những người thân yêu nhất đời anh đã bỏ anh mà đi rồi. Chỉ còn lại Thạch Bằng, em cùng cha khác mẹ của anh. Nhưng Thạch Bằng không dọn về ở chung với anh, chỉ có dì Hảo, mẹ kế của anh đến ở để lo hương khói cho ba mẹ anh.