Hải Yến!
Hải Yến ngước lên nhìn người đàn ông bên cạnh. Đôi mắt cô hằn lên ngọn lửa.
– Ông đến đây để làm gì?
– Hải Yến! Ba ...
Hải Yến thét lên:
– Ông không phải là bà của tôi. Tôi không có ba.
– Hải Yến! Ba biết là con sẽ không bao giờ tha thứ cho ba. Nhưng con cho ba được giải bày.
– Không! Ông không cần phải giải thích gì cả. Bởi vì sự giải thích của ông cũng đâu có làm cho mẹ tôi sống lại. Sự giải thích của ông có thể nào trả lại cho tôi người mẹ, để cho tôi đừng côi cút hay không?
– Ba biết ba có lỗi với con.
Nếu ông có lỗi là có lỗi với mẹ của tôi. Giữa tôi và ông không có sự liên quan nào cả. Ông hãy về đi:
– Hải Yến! Dù muốn dù không con cũng là con của ba. Con hãy bỏ qua tất cả để trở về chung sống với gia đình ta.
– Gia đình ta!
Hải Yến cười trong mũi:
– Ông nói tiếng “Gia đình ta” sao mà nghe chua xót quá. Họ có xem tôi là người hay không? Trong mắt họ tôi chỉ là một đứa con hoang vô thừa nhận.
– Không! Mọi người đã hiểu ra sự thật.
– Ai cũng mong được đón con về.
– Đón tôi về. Sao mười tám năm trước ông không đón mẹ con tôi về? Lúc đó chỉ cần ông đưa bàn tay ra đỡ lấy mẹ tôi. Thì bây giờ tôi không những gọi ông bằng ba mà tôi sẽ gọi ông bằng thánh đó.
– Hải Yến! Không lẽ suốt đời ba không có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm cũ sao con?
– Có chứ.
– Có thật không con?
Ông Trần Huỳnh mừng rỡ hỏi:
– Thật chứ.
– Vậy con nói đi. Bất cứ điều gì ba cũng sẵn sàng làm để cho con được cớ tương lai với cuộc đời này.
Hải Yến cắn môi:
– Ông chết đi!
– Hả? Con nói gì?
– Ông chết đi! Chỉ có cái chết ông mới được gặp mẹ tôi ông mới có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm mà thôi.
– Con ...
Ông Trần Huỳnh đưa tay chặn lồng ngực của mình.
– Ông thấy đó, con người của tôi là vậy.
Không mẹ, không cha, vô giáo dục nên ăn nói không lễ độ được. Ông về đi.
Về với vợ con ông đi. Tôi không có cha. Tôi không có cha. Hãy để tôi yên.
Hải Yến băng mình chạy ra khỏi phòng. Ông Trần Huỳnh khuỵu xuống bên bàn:
– Hải Triều ơi! Anh biết phải làm sao?
– Em có thấy mình hành động như thế là quá đáng lắm hay không hả Hải Yến?
Hải Yến ngồi thu mình trên chiếc băng trước cửa phòng cấp cứu. Trong lòng cô cũng dấy lên bao ân hận. Nhưng thật sự là cô không thể nào tha thứ cho ông ấy được. Cô không thể nào thừa nhận thâm tình mà không nghĩ đến sự đau khổ của mẹ này xưa.
Hoàng Tín vẫn tiếp tục nói:
– Nếu như anh không đến kịp thì em nói đi, hậu quả sẽ như thế nào hả?
Hải Yến bịt chặt tay mình lại:
– Đủ rồi! Anh đừng nói nữa.
– Em có biết người nằm trong phòng cấp cứu là ai không? Là ba của em đó.
Là ba của em. Em nghe rõ không?
– Em không bao giờ thừa nhận ông ấy là cha, ông ấy không phải là cha của em.
– Em không có cha. Em không có cha mà.
Hoàng Tín đặt tay lên vai Hải Yến:
– Hải Yến! Bình tĩnh lại đi em! Cha con là duyên kiếp bao đời mới có. Em đừng vì chút lỗi lầm của người xưa mà phụ bỏ một thâm tình.
– Không! Em không phụ ông ta. Mà chính ông ta đã phụ bỏ mẹ con em để chạy theo danh lợi sang giàu.
– Hãy có lòng vị tha đi Hải Yến:
Anh yêu em vì em là một cô gái hồn nhiên yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, em đã yêu được cả thiên nhiên thì tại sao em không yêu được cha của mình chứ?
– Có phải là trong mắt anh em tồi tệ lắm không?
– Anh không có ý như thế. Anh chỉ muốn khuyên em nên sống theo đạo lý của con người mà thôi.
– Đạo lý con người:
Nếu như ngày xưa ông ta nghĩa đến đạo lý con người thì ông ta đâu có bỏ rơi mẹ con em.
– Anh không ngờ em cố chấp như thế Hải Yến à.
– Anh thất vọng về em lắm phải không?
– Thật tình là anh quá thất vọng về em.
– Chưa muộn đâu anh. Anh vẫn còn đủ thời gian để quay lại với chính mình mà.
– Em nói cái gì mà lăng nhăng vậy Hải Yến?
– Chúng mình chia tay nhau đi!
Giọng Hải Yến ráo hoảnh:
– Em nói cái gì hả?
– Có cần em nhắc lại hay không hả?
– Chúng mình chia tay nhau đi!
– Hải Yến!
Hoàng Tín kêu lên.
– Em đừng có trẻ con như thế Hải Yến?
Chuyện tình yêu đâu phải là trò đùa mà muốn thích nhau là yêu, không thích nhau là chia tay được.
– Em không muốn gây cho anh sự thất vọng về sau này.
Bây giờ không phải là lúc chúng ta tranh cãi nhau. Mà điều quan trọng nhất, bây giờ là sự an nguy của ba em. Ông ấy vẫn còn trong phòng cấp cứu kìa.
– Nếu không vì bệnh tình của ông ta, em đâu có ngồi đây để nghe ông phiền trách.
Hoàng Tín mỉm cưới. Anh biết rằng ngoài miệng nói thế nhưng Hải Yến vẫn dành cho ba mình một tình thương. Cũng không thể trách Hải Yến được. Nếu thử đặt hoàn cảnh của Hải Yến, chưa chắc gì anh có bản lĩnh chịu đựng như Hải Yến nữa.
– Hải Yến! Ba con có sao không hả?
Bà Thúy Lan hớt hải chạy vào bệnh viện. Bà mếu máo hỏi Hải Yến:
– Chắc là không sao đâu.
– Ba con ở đâu?
– Vẫn còn trong phòng cấp cứu.
Bà Thúy Lan lo lắng:
– Không biết ông ấy có sao không nữa.
– Ai là thân nhân của ông Trần Huỳnh?
Bà Thúy Lan lao đến:
– Thưa bác sĩ! Tôi đây!
– Bà là gì của ông ấy?
– Tôi là vợ của ông ấy.
– Ông ấy bị suy tim rất nặng. Ông ấy cần được nghỉ ngơi và nhất là tránh sự xúc động.
– Thưa bác sĩ! Chồng tôi bây giờ như thế nào hả bác sĩ?
– Tạm thời ông ấy đã qua cơn nguy hiểm.
– Tôi có thể vào thăm chồng tôi được không bác sĩ?
– Được! Nhưng bệnh nhân còn trong giai đoạn hồi sức không thể tiếp xúc với nhiều người. Tạm thời chỉ cho một mình bà vào thôi.
– Cám ơn bác sĩ.
Bà quay sang Hải Yến:
– Hải Yến! Bây giờ ông ấy rất cần con.
– Con đừng bỏ ông ấy nghe.
Hải Yến nghe có một cái gì đó nghèn nghẹn lên cổ người đàn bà này là kẻ thù hay là tình thầm của cô đây?
Giọng bà Thúy Lan như van lơn:
– Hải Yến. Dì xin con! Con hãy ở lại. Con đừng về. Đừng bỏ ba con nghe.
Hải Yến không thể yên lặng được nữa.
– Cô nói cho bà Thúy Lan yên lòng:
– Dì yên tâm đi! Con sẽ ở lại đây mà.
Được một lời như cởi mở tấm lòng bà Thúy Lan bước vào trong chăm sóc cho chồng. Bà yêu chồng, bà không thể đứng nhìn ông khể đau mà yên dạ. Dù có phải hạ mình van xin Hải Yến bà cũng sẵn lòng.
Chỉ mong cho ông được vui. Ông vui vẻ, ông sống thanh thản. Đó là ước nguyện và là hạnh phúc của bà.
Nhìn ông chìm sâu trong cơn mê, lòng bà bùi ngùi xúc động. Bà gọi khẽ:
– Trần Huỳnh ơi! Hãy tỉnh dậy đi anh.
Vì lời yêu cầu của bà Thúy Lan nên Hải Yến vào phòng thăm ông Trần Huỳnh cho bà được yên lòng.
Thấy Hải Yến vào thăm ông Trần Huỳnh vui ngay:
– Hải Yến! Con chịu vào thăm ba rồi hả?
– Phải! Tôi vào thăm ông vì không phải vì tôi xúc động trước tình cảm của ông.
Bà Thúy Lan kêu lên:
– Hải Yến! Con đừng ...
Dì hãy để cho con nói. Con rất cảm phục dì một người đàn bà yêu chồng đến mức trở thành ngu xuẩn.
Ông Trần Huỳnh ôm ngực kêu lên:
– Hải Yến!
– Không! Tôi đâu có nói gì xúc phạm đến ông. Mà tôi đang ngưỡng mộ ông.
Ông có một người vợ thật tuyệt vời:
Khi biết chồng mình có người tình và con dẫn cả con riêng về nhà. Bà không phản đối mà còn ủng hộ nữa. Bà quả thật là một con người vượt qua sự bình thường của con người.
– Dì không vĩ đại như con tưởng đâu.
– Chẳng qua là vì tình yêu thôi. Dì yêu chồng, muốn chồng được vui, được thanh thản sống mà thôi.
Dù dì có lợi dụng con đì nữa, con vẫn cảm phục dì mà.
Ông Trần Huỳnh bất bình lên tiếng:
– Hải Yến! Chuyện này hoàn toàn không dính líu gì đến dì Lan cả. Lỗi là ở ba, con có hờn trách gì thì cứ hờn trách ba thôi.
– Các người có biết là các người càng bênh vực nhau, càng tỏ ra yêu thương nhau thì lòng căm hận của tôi càng cao hay không?
Ông Trần Huỳnh và bà Thúy Lan nhìn nhau. Thì ra họ đã lầm. Cả hai nghĩ rằng:
họ sống hạnh phúc dù có thêm Hải Yến cũng không ảnh hưởng gì, họ không muốn Hải Yến phải áy náy khi về chung một mái nhà. Nào ngờ như thế càng làm cho tình cảm họ thêm xa cách.
Bà Thúy Lan nhỏ nhẹ:
– Hải Yến! Dì xin lỗi. Dù vô tình hay cố ý. Dì cũng đã làm khổ cho mẹ con.
Con hãy hiểu cho ba và dì không ai muốn mình sống mà phải đay dứt dằn vặt mãi với lương tâm mình!
– Các người sống trong nhung lụa giàu sang mỗi bước đi là lên xe xuống ngựa. Các người nói là day dứt, dằn vặt lương tâm. Các người chỉ nói thôi. Ai mà biết được là có hay không chứ.
– Hải Yến! Nếu không có tình cha con, con hãy vì chút tình người. Ba con đang bệnh, con muốn giết ông ấy hay sao hả?
Ngày xưa, có ai nghĩ đến mẹ con của tôi không? Có ai nghĩ đến sự lạc loài của tôi suốt mười mấy năm nay hay không.
Ông Trần Huỳnh và bà Thúy Lan lại im lặng. Bởi ông bà cũng không biết phải trả lời sao. Đúng là họ có lỗi với mẹ con Hải Yến. Họ chân thành muốn chuộc lại lỗi lầm mà.
– Hải Yến! Hãy cho ba con một cơ hội đi.
– Cho ông ấy một cơ hội. Rồi ai cho mẹ con tôi cơ hội đây. Vả lại, suốt mười mấy năm qua ông ấy sống đâu có tôi, ông ấy vẫn sống hạnh phúc với gia đình.
Bây giờ vẫn thế, không có tôi ông ấy vẫn sống bình thường thôi.
– Hải Yến!
Ông Trần Huỳnh run run giọng:
– Ba không có gì, để biện minh cho hành động của mình cả. Ba chỉ xin con ...
– Không cần đâu. Ông không cần xin tôi mà tôi xin ông. Ông hãy để cho tôi được bình yên. Tôi muốn rảnh trí để học hành.
Tôi phải về với bà ngoại của tôi.
– Con đã nói thế thì ba cũng đành vậy chớ biết làm sao.
Ân oán giữa chúng ta hôm nay là chấm dứt. Ông không nợ gì tôi, tôi cũng không nợ gì ông. Giữa hai chúng ta cứ xem như là chưa gặp gỡ.
Bà Thúy Lan kêu lên:
– Hải Yến! Con tuyệt tình đến thế sao?
Mắt Hải Yến bỗng rưng rưng:
– Phàm đã là con người ai cũng cần có tình thương. Nhưng tất cả đã tuyệt tình với tôi từ khi tôi còn trong trứng. Tôi đâu có tình đâu mà nhận lấy hay dứt bỏ.
Ngừng một lúc cho cơn xúc động lắng xuống, Hải Yến nói tiếp:
– Xin lỗi, nếu như tôi có gì quá đáng thì xin tất cả hãy tha lỗi cho tôi. Tôi xin lỗi.
Hải Yến nói xong chạy vụt ra ngoài. Ông Trần Huỳnh ôm đầu trong tay:
– Tôi biết phải làm sao bây giờ để giải quyết ân oán của ngày xưa?
Bà Thúy Lan nhìn chồng thương cảm.
Bà đã làm tất cả vì chồng, kể cả việc van xin Hải Yến tha thứ cho ông. Bà muốn cùng ông sống thanh thản ở những ngày còn lại.
Nhưng lực bất tòng tâm . Bà cũng đành bất lực nhìn chồng đau khổ.
Ông Trần Huỳnh vẫn gục đầu trên tay.
Bà lay gọi ông:
– Trần Huỳnh! Trần Huỳnh!
– Ông vẫn bất động. Bà nâng mặt ông lên. Gương mặt ông tái xanh, hơi thở dồn dập. Bà Thúy Lan hoảng hất nhấn chuông cấp cứu.
Ông Trần Huỳnh chìm sâu vào cơn mê.
Bên tai ông vẳng nghe tiếng bước chân vội vàng của những người đem sự sống đến cho con người.
Đặt chân xuống mảnh đất Việt Nam, thành phố hiện ra trước mắt. Hải Triều tưởng chừng như mình chỉ vừa là một cô gái đôi mươi đầy nhiệt huyết.
Trong một thoáng bà chợt quên đi cái dĩ vãng đau thương đã đeo bám cuộc đời bà suốt mười mấy năm qua.
– Hải Triều! Em cười thật đẹp.
Hải Triều thẹn thùng như cô gái mới.
– Bộ bình thường em xấu lắm sao?
– Không! Em rất đẹp. Nhưng sự buồn bã, trầm lặng, ít nói của em đã làm cho nét đẹp của em trở nên hoang lạnh. Anh thích em cười hơn.
Hải Triều thở dài. Chút niềm vui mong manh đã biến vội. Cô lại trở về với tâm sự của mình.
Nhận ra sự thay đổi của Hải Triều, ông Nhật Quang vỗ về.
– Anh xin lỗi. Anh vô tình khơi lại nỗi buồn của em Hải Triều. Em hãy cố lên!
Bà Hải Triều lặng thinh. Bà lại trở về trạng thái cũ của tâm hồn. Đôi mắt bà lại dõi về xa. Ở đó một vùng trời biển bao la, một mẹ già, một đứa con thơ. Bà đã nhiều lần tìm cách liên lạc với mẹ nhưng vô ích. Địa chỉ mà bà gửi đã không có người nhận.
– Mẹ ơi! Con ơi!
Đêm đêm bà nức nở gọi. Ông Nhật Quang người đã cứu bà thoát chết trong đêm ấy đã đưa bả sang Úc. Một đất nước không phải là Việt Nam.
Đêm ấy, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên khoang tàu trong chiếc mền ấm áp.
Bà hốt hoảng nhận ra áo quần trên người mình là của đàn ông. Nghĩ đến tình huống xấu, bà run rẩy cả người:
– Tôi ... tôi sao thế này?
Giọng một người đàn ông vang lên:
– Cô! Cô tỉnh rồi hả?
Hải Triều mất cả bình tĩnh:
– Ông! Ông đã làm gì tôi hả?
Giọng cười của người đàn ông đó thật hiền:
– Cô yên tâm, không ai làm gì cô cả. Tôi bảo vệ cô mà.
– Nhưng tại sao tôi lại ở đây chứ?
– Tôi thấy cô đang chới với trên biển, khi tôi vớt cô được thì cô đã ngất rồi.
Tôi liền đem cô lên cấp cứu rồi để cô nằm nghỉ ở đây.
– Cám ơn anh. Anh đã làm ơn thì làm ơn cho trót. Anh đưa tôi trở lại bờ biển cũ đi. Tôi còn một mẹ già và một đứa con nhỏ nữa.
– Tàu đã ra khỏi hải phận Việt Nam rồi.
Hải Triều kinh hoảng:
– Anh đưa tôi đi đâu? Anh là ai?
Tôi là Nhật Quang. Tôi là một thương nhân đang định cư ở Úc. Cô cứ tạm thời qua bên ấy, tôi sẽ giúp cô làm thủ tục nhập cư.
– Không! Không! Tôi phải về Việt Nam.
– Tôi không thể bỏ mẹ và con tôi được.
Nhất định là cô sẽ quay về nhưng không phải là bây giờ.
– Không! Không!
Hải Triều hét lên:
– Tôi phải về với con với mẹ. Anh đã giúp tôi thì đừng bắt tôi phải xa con tôi mà.
– Tạm thời thì không thể được. Nhưng tôi hứa sẽ đưa cô trở về Việt Nam.
Chỉ một câu hứa mà suốt mười mấy năm rồi, ông Nhật Quang mới thực hiện được. Đã mười mấy năm bà sống trong đau thương với nỗi trầm tư u uất. Bà biếng ăn, biếng nói, biếng cười. Theo các bác sĩ chuyên gia, bà bị bệnh trầm cảm. Bà cần phải thay đổi môi trường sống. Bà phải tìm lại được người thân.
Trước tình thế bức thiết nhứ thế, ông Nhật Quang phải sắp xếp đưa bà trở về Việt Nam.
– Mình đi về đâu hả Triều?
Tiếng ông Nhật Quang vang lên cắt đứt dòng hồi tưởng của bà.
– Về Phan Thiết. Em cần đi tìm mẹ và con em.
– Nhưng họ đã không còn ở đó nữa.
– Nhưng đó là nơi duy nhất để lần ra dấu vết của mẹ và con em.
– Em có muốn ở lại Sài Gòn này ít hay không?
Bà Hải Triều có vẻ kinh hoảng:
– Không! Không! Em phải về ngay. Em không muốn ở lại Sài Gòn. Em muốn về Phan Thiết ngay.
Thấy bà kinh hoảng ông Nhật Quang lo sợ bà sẽ bệnh nặng thêm. Ông trấn an bà:
– Được! Được! Chúng ta về Phan Thiết ngay.
Dịch vụ của sân bay đưa hành lý của cả hai ông bà ra xe về Phan Thiết. Suốt chặng đường dài, Hải Triều vẫn lặng thinh, gương mặt vẫn hắn nét trầm tư u uất:
Đã quen với trường hợp này, ông Nhật Quang lặng thinh ngồi cạnh bà. Giây phút này dù ông có nói gì thì tình hình càng thêm xấu.
Bà Hải Triều lặng nhìn cảnh vật của quê hương hiện ra trước mắt. Tất cả dù có đổi thay nhưng Hải Triều vẫn nhận ra. Cô tức tốc về lại ngôi nhà cũ của mình. Trước mắt cô chỉ còn là một bãi cát hoang phế.
Bà Hải Triều lần hỏi thăm những người quanh làng chài.
– Bà Năm hả? Không biết.
– Câu trả lời của một dân làng làm Hải Triều thất vọng. Cô lại tiếp tục tìm những người quen năm xưa.
– Có người nhận ra Hải Triều nhưng họ hoàn toàn không biết bà Năm đã dọn đi đâu. Thất vọng quá, Hải Triều bật khóc:
– Hải Triều! Đừng nản lòng! Chúng ta có thể đăng tin để tìm mà.
Hải Triều lặng thinh, bà nghe nỗi cô đơn sâu thẳm trên đất mẹ. Bao hy vọng đã tan biến trong lòng. Nhớ mẹ, nhớ con da diết bà nức nở gọi:
– Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Con ơi! Con ở đâu?
– Mẹ đi tìm con đây?
Hình ảnh đứa con gái bụ bẫm hiện lên trong mắt bà. Chắc bây giờ nó đã lớn, đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Không biết là cuộc đời của nó sẽ ra sao? Có được học hành tử tế hay phải lang thang, cơ nhỡ ngoài đường?
Nỗi đau làm tê cứng lòng bà. Định mệnh sao lại quá trớ trêu lúc nào cũng đưa bà vào nghịch cảnh. Bà phải làm sao? Làm gì đây để tìm lại người thân.
– Hải Triều! Anh đưa em về khách sạn nghỉ nghe! Chúng ta cờn rất nhiều thời gian để đi tìm mà. Em đừng quá bi thương mà tổn hại đến sức khỏe.
Bà Hải Triều lặng thinh để cho ông Nhật Quang tùy nghi sắp xếp. Bởi vì suốt mười mấy năm qua ông luôn sắp xếp sẵn cho bà rồi.
Bà vừa mang ơn ông cứu nạn vừa ghét bỏ ông đã tách rời tình thám của bà.
Nếu ông không cứu bà, không đưa bà đi, bà sẽ vĩnh viễn nằm trong lòng mẹ. Bà sẽ mãi được nằm trên quê hương bên cạnh những người thân yêu của mình.
Ông Nhật Quang đã quen với sự im lặng của bà. Ông lẳng lặng đưa bà về khách sạn:
– Thưa ông! Ông bà ở phòng loại nào à?
– Cho tôi hai phòng có máy điều hòa.
– Ông bà không phải là ...
– Chúng tôi chỉ là bạn thôi.
– Vâng! Xin lỗi ...
Đưa bà Hải Triều đến phòng, ông Nhật Quang vỗ về:
– Cố ngủ một giấc đi nhé. Anh ở phòng bên cạnh, lúc nào cần em cứ gọi.
Bà Hải Triều vẫn im lặng. Im lặng có nghĩa là bà đã bằng lòng theo sự sắp xếp của ông.
Bà mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Biển chiều đang dần dần tím ngắt. Bà thèm được nằm dài trên bãi cát như thưở còn thơ bé. Bà thèm nghe cái cảm giác vồ vập mỗi khi sóng vỗ cuốn lấy đôi chân.
Nước mắt bà chảy dài trên má:
– Quê hương ơi! Ta đã về đây sao không ai đón nhận? Ta thèm khát biết bao nhiêu hơi ấm một vọng tay. Mẹ! Mẹ của con! Chắc giờ này lưng mẹ đã còng với nỗi nhọc nhằn năm tháng? Tóc mẹ đã bạc thêm nhiều bởi nỗi nhớ con. Mắt mẹ chắc đã mờ bởi bao tháng năm mỏi mòn trong đợi. Mẹ! Mẹ ơi! Con đã về đây sao mẹ biệt bóng phương trời?
Nhớ về con, nỗi đau của bà càng mãnh liệt:
– Hải Yến! Con chim quý của bà của mẹ?
– Chắc rằng con sẽ oán hận mẹ? Tại sao mẹ sinh con ra lại bỏ con côi cút giữa cuộc đời?
– Con vừa lớn lên đã thiếu đi hơi ấm của tình mẫu tử. Tất cả đều tại mẹ, tại mẹ mà con phải hẩm hiu?
Dày vò mình mãi, bà Hải Triều bước nhẹ ra khỏi phòng. Cửa phòng ông Nhật Quang vẫn đóng. Bà nghĩ thầm:
– Cứ để cho ông ấy nghỉ ngơi. Bà đã làm phiền ông ấy suốt mười mấy năm rồi.
Bà đi lần về phía biển. Bãi cát năm xưa vẫn quen thuộc dưới chân bà. Nơi đây có một lần bà đã cùng người yêu nói chuyện tương lai. Và cũng chính nơi đầy mười mấy năm trước bà đã ra đi để tạo nên ngộ cảnh hôm nay.
Bà dõi mắt ra xa tìm mẹ, tìm con:
– Mẹ ơi! Con đã mỏi mòn rồi trong đau thương tuyệt vọng. Mẹ ở đâu? Mẹ hãy về với con đi mẹ.
Bà gọi mẹ rồi lại nhớ đến con:
– Chắc con gái yêu vẫn thường gọi mẹ? vẫn thèm được nằm trong vòng tay mẹ để mẹ ấp ủ, nâng niu.
Bà ngước mặt nhìn lên bầu trời:
– Ông trời ơi! Đừng mãi chia cách chúng tôi. Hãy cho tôi được gặp mẹ, gặp con. Tôi không còn sức lực để chịu đựng thêm bao đau khổ nữa:
Nước mắt bà tuôn như suối. Bà đi lần về phía biển với sự vô thức của con người:
– Hải Triều!
Tiếng ông Nhật Quang thét lên khiến bước chân bà dừng lại. Ông lao đến bên bà:
– Em làm gì thế Hải Triều? Tại sao em dại dột như thế hả?
Bà Hải Triều vẫn lặng thinh như mười mấy năm nay bà vẫn im lặng.
– Đừng như thế nữa Hải Triều. Em nói đi! Nói một điều gì đi Hải Triều!
Hải Triều nhìn ông. Mắt bà đẫm lệ. Tội nghiệp ông đã vì bà mà sống cô đơn suốt mười mấy năm. Ông chờ đơi bà, chờ vết thương lòng của bà lành lại.
Nhưng hoài công thôi! Vết thương ấy đau âm ỉ lỡ loét trong bà.
– Về thôi! Hải Triều!
Không muốn làm khổ mãi cho ông, bà quay lại gật đầu. Ông dìu bà đi. Trong họ thật là hạnh phúc như đôi vợ chồng đầm ấm.
Nhưng có ai ngờ, họ vẫn là hai con người đầy xa cách. Tâm hồn họ là những niềm đau. Hải Triều đau vì cuộc đời mình còn ông, ông đau vì tình yêu đơn phương thầm lặng.
Mỗi người một tâm tình, họ đưa nhau đi. Họ cố xoa dịu trong lòng nhau một nỗi sầu nhưng sầu cử mãi dâng cao.
Hải Yến dễ dàng vượt qua vòng thi sơ kết. Của cuộc tuyển chọn MC.
Hoàng Tín mừng rỡ reo to:
– Hải Yến! Em thật là tài mà. Anh đã bảo mà em không chịu tin. Em sẽ là một MC giỏi đó.
– Thôi đi ông tướng ơi! Chưa đỗ ông nghè mà đã đe hàng tổng rồi. Anh có biết khi vào vòng bán kết anh còn phải gặp bao nhiêu khó khăn hay không? Có biết bao nhiêu là nhân tài trong cuộc thi tuyển này anh biết hay không?
– Biết! Vì vậy mà anh sẽ theo sát để luyện tập cho em. Em sẽ vượt qua vòng bán kết để đến với vòng chung kết. Sau đó là chung kết xếp hạng.
– Anh nói nghe thật là dễ dàng. Tưởng như mọi việc đã ở trong tầm tay vậy.
– Thì mình cứ tin tưởng đi. Bất cứ việc gì cũng vậy. Có niềm tin là có tất cả mà.
Thấy Hoàng Tín hồ hởi, Hải Yến cũng vững lòng:
– Em sẽ cố gắng để không phụ lòng nhiệt thành của anh. Nhưng có điều này em muốn nhờ anh.
– Sao khách sáo vậy? Có việc gì em cứ nói đi.
Mắt Hải Yến rưng rưng:
– Em nhớ ngoại quá. Đã lâu lắm rồi em không được về thăm ngoại.
– Em đừng có nói là trong lúc này bảo anh đưa em về thăm ngoại nghe.
– Bây giờ thì không nhưng khi cuộc thi kết thúc thì.anh phải đưa em về đó nghe.
– Em nhớ ngoại, em nhớ biển lắm.
Được rồi. Nếu em thi đậu anh sẽ bao cho em một cỗ xe đưa em vế làng.
Cũng như là Trạng Nguyên vinh quy bái tổ vậy.
– Anh lại chế nhạo em rồi.
– Anh nói thật đó.
– Không bước vào thì thôi. Đã bước vào rồi mà không đạt được ý muốn cũng buồn lắm.
– Hải Yến! Em có vào thăm bác trai không?
Hải Yến đang vui bỗng chợt buồn. Cô lắc đầu:
– Không?
– Tại sao vậy? Sao em không vào thăm ba? Sao em không an ủi ba mình trong lúc đau yếu hả?
– Em ...em hận ông ta.
– Anh đã giải thích cặn kẽ với em nhiều lần. Đừng vì chút hận oán trong lòng mà phụ bỏ những thâm tình.
– Em cũng biết thế nhưng mỗi lần nghĩ đến cái chết của mẹ em. Em không thể nào tha thứ cho ông ta được.
– Em làm như thế thì mẹ em có sống lại được không? Làm như thấ em đã mất, lại càng thêm mất.
– Dù biết thế nhưng sao lòng em vẫn không thể nào bao dung được:
– Em hãy thả lỏng đầu óc đứng căng cứng quá một câu chuyện. Em sẽ thấy thoải mái hơn.
– Anh cho em một thời gian suy nghĩ đi.
Cũng không thể ép em được. Nhưng anh muốn khuyên em một điều, không biết em có nghe không?
– Anh chưa nói thì em biết gì mà nghe.
Cơ hội không phải lúc nào cũng đến với con người:
Có những thử nếu mất đi thì cả một đời ta có cố công tìm cũng không được.
Hải Yến cảm thấy lời nói của Hòang Tín thật chí lý cô tự hỏi mình:
– Liệu hành động của mình như thế có đúng hay không? Dù sao ông ấy cũng là cha mình. Không dưỡng dục nhưng ơn sinh thành cũng sầu nặng như biển trời. Đã là con người ai cũng có cội nguồn, gốc rễ. Tại sao mình lại đi từ chối cội nguồn chứ?
Thấy Hải Yến lặng thinh, Hoàng Tín sợ cô giận mình vì những lời thật tình đó. Anh lân la rủ rê:
– Hải Yến! Chúng mình đi dạo một vòng thành phố rồi ăn kem nghe. Loại kem sầu riêng mà em thích đó.
Không muốn gây thêm nhiều xa cách với Hoàng Tín. Hải Yến gật đầu:
– Cũng được.
Hoàng Tín hí hửng:
– Vậy thì lên xe ngay.
– Nhưng nhớ là phải đưa em về sớm đó nghe.
– Tuân lệnh.
Hải Yến cười giòn tan như thể cô chưa từng buồn.
Phân vân mãi Hải Yến quyết định đến thầm ông Trần Huỳnh. Dù rằng, cô không cố ý nhìn nhận hay trở về sống với ông. Cô đến với anh chỉ với một lời xin lỗi.
Hải Yến hốt hoảng khi nhìn thấy căn phòng trống trơn. Cô run lên với ý nghĩ:
– Hay là ông ta đã chết!
Rồi cô gạt phăng ngay:
– Không! Không thể thế được. Nếu ông ta chết thì chính mình sẽ là tôi nhân thiên cổ.
Hải Yến lao nhanh đến một cô điều dưỡng hỏi:
– Cô ơi! Cô cho em hởi ông Trần Huỳnh nằm ở phòng này đó cô.
– Ông Trần Huỳnh hả?
– Dạ!
– Ông ấy xuất viện rồi!
Hải Yến thở phào nhẹ nhõm.
– Ông ta đã hết bệnh rồi hả cô?
– Bệnh thì không thể hết được nhưng bệnh của ông ta cũng không cần nằm viện lâu. Chỉ cần để bệnh nhân nghỉ ngơi tốt, tránh bị kích động mạnh là được.
– Cám ơn cô.
Hải Yến ra về mà lòng thật buồn, Hoàng Tín nói đúng. Cha con là do duyên phận, không phải muốn là được. Bỏ lỡ một cơ hội thì sau này muốn tìm một cơ hội cũng không thể.
Trường hợp của Hải Yến là thế khi cha cô khẩn khoản yêu cầu cô ở lại thì cô từ chối. Còn bây giờ cô muốn tìm cha thì không thể gặp được.
Hải Yến lại một mình lang thang trên đường với cỏi lòng buồn rười rượi.
Tìm người thân.
Hải Triều! Việt Kiều Úc. Tìm mẹ là bà Năm, con là Hải Yến. Trước quê Phan Thiết nay ở đâu. Con nhớ mẹ và con lắm. Được tin này liên lạc địa chỉ.
Hải Triều khách sạn Hoàng Gia. Thị xã Phan Thiết. Ai biết bà Năm ở đâu xin liên hệ địa chỉ trên, xin hậu tạ.
Dòng tin nhắn ấy cứ liên tục đăng trên các tuần báo trong mục tìm người thân. Và cũng phát trên sóng truyền hình lẫn truyền thanh của đài thành phố và các đài tỉnh.
Thế nhưng bà Hải Triều cứ chờ mãi mà không thấy tin tức gì về mẹ và con cả. Bà hoàn toàn thất vọng. Tinh thần của bà suy sụp hoàn toàn. Bà lại ít nói ít cười. Bệnh trầm cảm của bà lại nặng thêm bởi vì bà đã mất hết niềm tin và hy vọng.
Ông Nhật Quang lại an ủi bà:
– Có thể nào mẹ và con em ở một vùng sâu nào không có phương tiện thông tin không?
Bà Hải Triều lắc đầu tuyệt vọng:
Việt Nam đã là một đất nước phát triển về mọi mặt ở đâu cũng có mạnh thông tin, bào, đài cả. Chỉ sợ ....
– Đừng có nói gở. Mẹ và con em sẽ không sao đâu.
– Nếu không sao thì tại sao không ở đây mà lại chuyển đi đâu đến mức không ai biết cả.
– Có thể vì một lý do riêng nào đó mà mẹ em không muốn ai biết tung tích của mình.
– Biết cứ lý do gì thì em cũng không tìm được mẹ và con em.
– Đừng nản chí. Anh tìm rồi em sẽ đoàn tụ với người thân thôi.
Nước mắt bà lại rơi. Mỗi lần nhìn bà khóc, lòng ông như tan nát. Đã mười mấy năm rồi ông chờ đợi bà. Ông chờ đợi một ngày bà nở một nụ cười chấp nhận lời cầu hôn của ông.
Ông đặt tay,lên đôi vai run run của bà:
– Hải Triều! Em đừng khóc nữa. Mỗi lẩn thấy em khóc anh không thể nào chịu nổi.
– Xin lỗi anh. Tâm tình của anh em hiểu. Nhưng em không muốn làm cho anh khổ thêm. Bởi vì anh sẽ không có hạnh phúc khi sống với em.
– Không! Chỉ cần được sống với em là anh hạnh phúc lắm rồi. Dù em lạnh lùng, dù em không yêu anh nhưng anh không thể sống thiếu em được Hải Triều à.
– Em không xứng, không xứng với anh đâu.
– Tình yêu là một sự hòa hợp giữa hai trái tim, hai con người không có thể nói là xứng hay không xứng.
Những cõi lòng em đã chết, đã giá lạnh mất rồi.
Ông Nhật Quang thở dài:
Có lẽ cuộc đời anh là thế, suốt một đời phải chịu cô đơn.
– Đừng vì em mà hoài phí cả cuộc đời.
– Anh có muốn như thế cũng không được. Đành chấp nhận thế mà thôi.
– Nhật Quang!
– Thôi! Em đừng băn khoăn lo nghĩ về anh nữa hãy sống vui, sống khỏe bấy nhiêu đó thôi anh cũng đã mãn nguyện lắm rồi.
– Nhật Quang! Anh thật là cao cả.
– Không! Anh không cao cả như em nghĩ đâu. Anh chỉ là chấp nhận một sự thật. Sự thật đó chính là mình không có tình yêu.
Bà Hải Triều cũng thật buồn. Bà cũng muốn đáp lại tâm tình ông. Nhưng con tim luôn có lý lẽ riêng của nó.