Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mùa Thu Vàng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 38764 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa Thu Vàng
Hoàng Thu Dung

Chương 6

– Vĩnh biệt! Vĩnh biệt ngôi nhà đã cho ta niềm hạnh phúc lẫn đau khổ.

Hải Yến vừa leo qua cổng rào vừa lẩm bẩm. Ngày đến đây cô chỉ mang vỏn vẹn một túi xách với vài bộ quần áo. Bây giờ Hải Yến ra đi thế thôi, xấp vải mà cô muốn may cho bà ngoại bộ đồ cô cũng mang theo.

 

Ra đi Hải Yến chẳng lưu luyến gì, cô chỉ thương cho dì ba, lúc dì ba thức dậy chắc là dì sẽ hốt hoảng lắm.

Lúc tối dì ba đã bảo với Hải Yến:

– Con nên nhẫn nhịn mà ở đây ăn học đi. Ra đời khó sống lắm. Người đời gian dối, lọc lừa khó mà hiểu được lắm.

– Con cám ơn dì đã có lòng lo lắng cho con. Nhưng con tự biết lo cho mình mà.

– Con nói vậy dì càng thêm lo con đừng có nghĩ quẫn nghe.

– Không đâu. Con biết bảo vệ mình mà.

Con phải tạo dựng được tương lai. Con phải thực hiện ước mơ của mình.

– Dì nghe con nói dì cũng thấy thích.

Mình tự làm chủ mình, những thiết kế mẫu mã đẹp. Thời trang là điều mà ai cũng quan tâm cả.

– Cũng chính vì lý tưởng đó mà con phải bỏ bà ngoại lặn lội vào Sài Gòn để học nghề.

– Vì vậy mà con phải cố hết sức vượt qua để đi đến giai đoạn cuối, đạt kết quả như mong đợi.

– Con biết rồi mà.

Tuy nói thế nhưng Hải Yến vẫn âm ỉ trong lòng mình những suy nghĩ:

Không thể sống dựa dẫm vào người khác. Mình phải tự lực cánh sinh, phải vươn lên bằng sức mạnh của đôi tay mình mới được.

Hải Yến rón rén mở cửa sau rồi leo rào ra ngoài như một kẻ trốn chạy. Một mình cô lang thang trên phố khuya. Cô dự định sẽ đến trường học rồi sau đó thuê nhà trọ để ở. Cô sẽ cắt đứt mọi liên lạc với gia đình ông Trần Huỳnh. Cô muốn thoát khỏi kiếp đời của một cánh hoa chùm gửi.

 

Trời dần dần sáng. Mọi sinh hoạt trên đường phố đã bắt đầu nhộn nhịp. Cuộc sống sôi động của Sài Gòn là thế. Người ta phải vứt bỏ những ưu tư phiền muộn phía sau lưng để lao vào cuộc sống.

 

Nắng ban mai đã tràn ngập trên đường phố. Hải Yến đưa tay xem đồng hồ.

Cô kêu thầm:

– Chết rồi! Tới giờ học rồi.

Hải Yến nhìn đường phố mà mình đang đứng. Nơi này cách xa chỗ cô học lắm. Khi đi Hải Yến trả lại cho ông Trần Huỳnh chiếc xe đạp. Cô không muốn nhân vật gì của ông, kể cả chiếc vòng mà ông vừa tặng.

– Cô bé! Sao lạc loài ở đây hả?

Một chiếc xe gắn máy thắng gấp trước mặt cô. Cô nhìn lên gương mặt đáng ghét của Hoàng Tín hiện ra trước mắt cô:

– Là anh sao?

– Anh chứ ai? Sao chỉ một đêm mà cô bé xơ xác vậy?

Hải Yến lặng thinh. Giọt nước mắt mà cô cố đè nén bỗng chực tuôn trào.

Hoàng Tín quýnh quáng:

– Sao thế? Việc gì mà cô bé khóc hả?

Hải Yến vẫn lặng thinh. Hoàng Tín lo lắng hỏi:

– Có chuyện gì thế hả? Hôm qua về muộn bị rầy hả?

Hải Yến lắc đầu. Hoàng Tín tiếp tục tra vấn:

– Mất xe hả?

Hải Yến lắc đầu:

– Hay là bị giựt đồ?

– Anh đừng có hỏi nữa có được hay không?

Hải Yến thét lên. Hoàng Tín chẳng những không giận mả còn mừng rỡ:

– Chịu nói rồi hả?

– Bộ tôi câm hay sao mà không biết nói?

– Đâu có. Nhưng cô bé cứ im thin thít anh đâu có biết chuyện gì đâu để mà giúp đỡ.

– Anh có thể giúp tôi được sao?

Hoàng Tín gồng tay mình lên:

– Không có chuyện gì mà Hoàng Tín này không làm được cả.

– Vậy anh hãy giúp tôi một chuyện.

– Chẳng những một chuyện mà một trăm chuyện cũng được nữa.

– Tôi không yêu cầu anh nhiều như thế đâu.

– Đâu có gì. Nào! Cô bé nói đi! Chuyện gì nào?

– Anh biến khỏi mắt tôi ngay.

Hải Yến thét lên. Cô nghĩ Hoàng Tín sẽ tức giận bỏ đi. Nào ngờ anh ta vẫn tỉnh rụi:

– Không được.

– Tại sao?

– Anh chưa thể đi được khi chưa nghe cô bé nói vì sao mình lại lang thang ở đây mà còn khóc nữa chứ.

Hải Yến nói như van vỉ:

– Anh buông tha cho tôi đi. Có được hay không? Tôi van anh mà. Tôi rất cần sự bình yên. Anh đi đi!

Nhưng cô bé chưa nói:

– Anh đừng có mặt dày quá có được không?

Hải Yến hét lên cướp lời của Hoàng Tín.

Bây giờ thì Hoàng Tín đã không dằn được cơn nóng giận. Anh cũng hét lên:

– Nè! Cô bé đừng có quá đáng nghe! Tôi quan tâm cô vì sao mà một thân một mình lang thang ở đây? Tôi lo lắng cho thân gái một mình ở ngoài đường.

Cô có biết nếu cô mà gặp kẻ xấu thì hậu quả sẽ thế nào hay không?

Hải Yến cũng cảm thấy sự vô lý của mình. Cô dịu giọng:

– Xin lỗi anh. Tôi ... tôi ...

Hoàng Tín nói mát mẻ:

Cô muốn nói hay không thì tùy cô tôi không ép nghe.

– Có thật sự là anh quan tâm tôi không?

– Nếu không tôi mất thời gian để làm gì?

– Tôi sợ anh bị bệnh nghề nghiệp. Anh theo dõi tôi để phóng đại mọi chuyện mà lên báo chí.

Hoàng Tín cười to:

– Cô bé nghĩ rằng tôi xấu như thế sao?

Tôi là phóng viên, công việc là công việc còn tình cảm là tình cảm. Đâu có dính dáng gì đến nhau.

Anh có tình cảm với tôi hả?

Hoàng Tín gãi gãi đầu:

– Anh cũng không biết nữa.

– Anh lại tự mâu thuẫn với mình nữa rồi. Có hay không, anh lại cũng không biết nữa hay sao?

– Cứ cho là có đi.

– Có hay không chứ không thể là cứ cho được:

Hoàng Tín nhăn mặt:

– Thì có đó. Anh rất có tình cảm với cô bé đó. Cô bé nói đi.

– Có tình cảm mà sao mặt mày anh nhăn nhó quá vậy?

– Chứ cô bé muốn anh làm sao hả?

– Anh có thể cười cho vui một chút.

Hoàng Tín cười hì hì:

– Như vậy có vui không hả?

– Vui! Vui lắm!

Hải Yến vừa nói vừa nức nở khóc. Hoàng Tín dỗ dành:

– Có chuyện gì? Cô bé nói đi! Đừng có khóc giữa đường như thế. Người ta sẽ nghĩ rằng tôi ức hiếp cô bé đó.

Hải Yến cố gắng lắm mới có thể kể cho Hoàng Tín nghe câu chuyện vừa xảy ra.

Hoàng Tín lo lắng hỏi:

– Bây giờ cô bé tính thế nào?

– Tôi không biết nữa.

– Nhớ là cô bé làm việc thì làm chớ không được nghỉ học nghe.

– Không! Tôi phải đi học.Tôi không thể phụ lòng kỳ vọng của bà ngoại tôi được.

– Đúng đó. Quan niệm thế là tốt. Vậy cô bé tính thế nào?

– Tôi muốn tìm chỗ ở để đi học.

– Việc ấy cô bé không cần lo. Anh có thể giới thiệu với cơ bé một chổ ở rất đáng tin cậy.

– Cám ơn anh.

– Bây giờ cô bé lên xe đi. Anh chở cô bé đến trường. Trưa anh sẽ đến trường đón cô bé đến chỗ ở mới.

– Cám ơn anh.

– Đừng ơn nghĩa nữa. Lên xe đi! Kẻo trễ học đó.

– Không nghĩ ngợi gì thêm..Hải Yến làm theo lời của Hoàng Tín như một cái máy.

Đến cổng trường anh dùi vào tay cô một bịch nylon.

– Khẩu phần ăn sáng của anh đấy. Ăn đi! Của mẹ anh làm đó.

Hoàng Tín nói xong cho xe dọt thẳng. Hải Yến nhìn theo. Một chút gì đó vui vui trong lòng:

– Anh ta trông cũng thật dễ thương. Đâu có đáng ghét lắm!

Hải Yến hôm nay oai quá ta? Đi học mà cô bạn trai đưa đến trường nữa.

Hoàng Xuân nói như mai mỉa. Trúc Linh ra vẻ sành đời:

– Trông ảnh thật là quen. Hình như là phóng viên báo chí đó.

– Ối! Mấy cha phóng viên xạo thấy mồ.

– Chắc là định giỡn thôi.

– Trời ơi! Chân ướt chân ráo mới vào thành phố. Quậy thế nào mà lọt vô mắt phóng viên vậy ta.

– Chắc là ...

– Đủ chưa.

Hải Yến thét lên:

– Các bạn nói đủ chưa?

Hoàng Xuân vênh mặt:

– Chúng mình chỉ bình luận thôi. Bạn làm gì phản kháng dữ vậy?

– Các bạn là những người may mắn có cha, có mẹ, có cuộc sống sung túc. Ăn uống quá thừa mứa nên không biết làm gì để tiêu hao. Suốt ngày chỉ biết lo chúi mũi vào chuyện của người khác mà sanh sự.

– Hải Yến! Bạn tưởng bạn là ai mà dám xúc phạm đến chúng tôi vậy hả?

– Tôi không là ai cả. Nếu các bạn muốn chúng tôi tôn trọng các bạn thì trước hết các bạn phải tôn trọng tôi.

– Ê! Bạn nói thế là sao hả?

Trúc Linh như chế dầu vào lửa chọc giận Hoàng Xuân:

– Có nghĩa là nó khinh mày, coi thường mày như mày coi thường nó. Vậy mà cũng không biết.

– Ý mày nói là ...

Nó nói mày mập mà ngu như con lợn Hoàng Xuân tức giận quay sang .Hải Yến:

– Hải Yến! Có phải là con Trúc Linh nó nói là đúng không?

Hải Yến đang buồn bã. Cô không muốn đôi co với hai kẻ hiếu chiến này:

– Tùy bạn! Bạn nghĩ thế nào cũng được cả.

Trúc Linh la oai oái:

– Đó thấy không! Tao đâu nói có sai. Nó đang khinh dễ mày đó.

Hải Yến cảnh cáo Trúc Linh:

– Nè! bạn đừng có mà ngậm máu phun người nghe. Bạn đang có ý nghĩ gì vậy hả?

– Không nghĩ gì cả. Chỉ vì bộ mặt khinh người của mày quá dễ ghét nên tao cần vạch mặt mày ra cho Hoàng Xuân biết thôi.

Trúc Linh! Bạn thật là xấu xa. Bạn ghét tôi nên tìm cách chia rẽ tôi với các bạn trong lớp chứ gì.

Trúc Linh sần tới:

– Ê! Mày đã nói là tao xấu xa tức là mày đã xúc phạm đến nhân phẩm con người của tao. Tao là bạn của Hoàng Xuân, mày xúc phạm tao là xúc phạm nó.

Tôi không nghĩ như bạn nghĩ.

– Mày sợ rồi nên định biện minh hả?

– Hoàng Xuân! Mày tính sao hả?

– Xử nó chứ sao?

Hải Yến hùng hồn.

– Nè! Các bạn đừng có ỷ đông mà ăn hiếp yếu nghe. Tôi không nhịn đâu.

– Không nhịn thì làm gì bọn tao hả?

Giữa lúc tình hình đang căng thẳng thì có một giọng nói vang lên:

– Các em tại sao không vào lớp học mà tập trung cãi vã ở đây?

Vẫn là Trúc Linh ra vẻ thông thái:

– Chào hiệu trưởng. Chúng em chỉ cảnh cáo bạn này thôi.

Hoàng Xuân và Hải Yến nghe Trúc Linh chào cung kính cũng vội vã cúi chào:

– Dạ? Em chào hiệu trưởng!

Bà hiệu trưởng có gương mặt thật đẹp khoát tay:

– Được rồi.

Bà đưa tay chỉ Trúc Linh:

– Em nói đi! Bạn này có hành động thế nào mà em phải cảnh cáo.

– Dạ! ...Dạ ....

– Không nói được chứ gì?

– Dạ không phải.

– Vậy thì em nói đi.

Trúc Linh cố tìm một lý do để buộc tội Hải Yến mà không nghĩ ra. Không lẽ cô nói với mọi người là cô đang ghen tỵ với sắc đẹp của Hải Yến.

– Không nói được chứ gì. Vậy thì hãy vào học đi. Đừng gây sự nữa.

– Dạ! Chào hiệu trưởng.

Trúc Linh kéo tay Hoàng Xuân đi nhanh vào lớp Hải Yến vòng tay:

– Em cám ơn hiệu trưởng.

– Không có gì. Tôi chỉ muốn lập một trật tự ở cái trường học này thôi.

– Dạ! Xin phép hiệu trưởng cho em vào lớp.

– Ừ! Em vào đi!

Hải Yến vừa bước đi thì cô hiệu trưởng gọi lại:

– Em! Em gì ơi!

Hải Yến dừng lại:

– Cô hiệu trưởng gọi em phải!

– Cô hiệu trưởng còn gì chỉ dạy em hả?

– Không! Chỉ là tôi thấy em rất là quen.

– Thưa! Em không phải là người Sài Gòn.

– Em là người ở đâu?

– Dạ! Quê em ngoài Phan Thiết.

– Phan Thiết.

Cô hiệu trưởng cố nhớ trong đầu mình một người quen nào ở Phan Thiết. Cô chợt leo lên mừng rỡ:

– Hải Triều! Em là Hải Triều!

Rồi cô lắc đầu:

– Không! Nếu là Hải Triều thì em phải bằng với cô rồi.

– Thưa cô. Em là con gái của mẹ Hải Triều.

Cô hiệu trưởng nhìn Hải Yến:

– Sao? Em nói sao? Em là con gái của Hải Triều?

– Dạ! Em là Hải Yến!

– Vậy HảiTriều đâu? Đã mười mấy năm rồi chúng tôi không gặp nhau. Nếu biết em vào đây gặp cô, Hải Triều sẽ mừng lắm đó.

Hải Yến nghẹn ngào:

– Dạ! Mẹ em ...

– Mẹ em thế nào?

– Mẹ em chết từ khi em còn rất nhỏ.

Tất cả những gì còn lại của em chỉ là hình ảnh mà thôi.

Cô hiệu trưởng sững sờ:

– Sao? Hải Triều chết thật rồi sao?

– Dạ!

– Tội nghiệp Hải Triều quá. Sống thì lận đận long đong, duyên tình trắc trở.

– Cô ơi! Cô biết mẹ em thật hả?

Chẳng những biết mà cô còn rất thân với mẹ em nữa.

– Vậy cô hãy nói cho em nghe đi. Mẹ em thế nào hả cô?

– Mẹ em là một người con gái rất đẹp rất tài hoa của trường Đại học Kinh tế.

Rất nhiều, rất nhiều bạn trai cùng trường ngõ ý muốn làm quen. Ba em cũng là một trong những người ấy.

– Cô biết ba em?

– Cô và mẹ em cùng học trường với ba em mà. Bộ em không biết gì về ba em sao?

Hải Yến lắc đầu:

– Không! Ngoại em không nói gì về ba cả. Cô! Cô ơi! Cô nói cho con nghe đi! Ba con là ai hả?

Cô hiệu trưởng ngập ngừng:

– Nếu ngoại em đã giấu thì cô có nên nói cho em nghe không?

Nước mắt Hải Yến tuôn trào:

– Tại sao mọi người đều giấu em. Ba em là người thế nào? Thân thế ra sao?

Tại sao em lại không biết được nguồn cội của mình chứ?

– Em bình tĩnh một chút đi Hải Yến.

– Không! Em không còn bình tĩnh được nữa. Cô ơi! Cô thương em, cô nói cho em nghe đi. Ba em là ai? Ở đâu? Cô nói đi cô.

– Cô nói cho em biết. Ba em là ai đi cô!

– Được rồi. Cô sẽ nói cho em nghe. Cô cháu mình lại băng ghế kia ngồi đi em.

– Dạ!

Giọng cô hiệu trưởng trầm ngâm:

– Hồi đó ba mẹ em không cùng lớp nhưng cùng trường. Họ yêu nhau và tình yêu đó đã buộc họ phải vượt qua vòng lễ giáo.

Khi mẹ em có thai em thì gia đình ba em bắt buộc ba em phải bỏ mẹ em mà đi cưới vợ. Hải Yến căm phẫn:

– Thật là tàn nhẫn mà. Sau đó thế nào hả cô?

Khi ba em cưới vợ mẹ em như người mất trí. Mẹ lang thang một mình trên các đường phố Sài Gòn mà đau khổ tột cùng.

Hải Yến khóc nức nở:

– Tội nghiệp mẹ em quá.

Lúc ấy cô khuyên mẹ nên về quê sinh nở. Đừng ở lại cái thành phố đau lòng này nữa. Ngày tiễn mẹ về quê, hai chị em đã ôm nhau mà khóc thật nhiều. Còn việc sau này thì em đã biết hết rồi.

– Nhưng cô vẫn chưa nói cho em biết ba em là ai?

– Em thật sự muốn biết sao?

– Ai mà không muốn biết rõ nguồn cội của mình hả cô?

Thôi được. Cô nói cho em biết. Ba em cũng là người trong thành phố này.

– Nhưng là ai hả cô?

– Là Trần Huỳnh. Giám đốc công ty thương mại Sài Gòn.

Hải Yến sững sờ:

– Là Trần Huỳnh. Chính là ông ta sao?

– Em biết ông ta sao?

– Em đã từng đối diện với ông ấy.

– Ông ta nhìn nhận em là con hả?

– Không! Ông ta chỉ nhận em là con nuôi thôi.

– Tại sao thế? Không nhận là không nhận. Tại sao lại là cơn nuôi.

Vì em đang sống trong gia đình của ông ta và vợ con ông.

– Có chuyện đó nữa hả?

Nhưng em đã định dọn ra ngoài ở.

– Tại sao vậy?

Hải Yến kể lại câu chuyện xảy ra đêm qua. Cô hiệu trưởng thở dài:

– Như thế cũng khó vậy em tính sao?

Một người bạn đã giới thiệu cho em một chỗ trọ. Em cẩn phải học thành tài.

Em không thể làm cho bà ngoại em thất vọng. Nếu có gì khó khăn em hãy nói với cô nghe.

– Dạ! Em cảm ơn cô.

– Thôi! Em vào học đi.

– Em không còn tâm trí nào mà học hành nữa. Cô cho em nghỉ buổi học này nghe.

– Thôi được. Cô sẽ vào xin phép cho em nghỉ hôm nay. Nhưng em nhớ sắp xếp xong phải đến trường học nghe.

– Dạ! Chào cô!

– Ừ! Em về đi.

Hải Yến rời khỏi trường học. Cô lại đi một mình lang thang trên đường phố.

Cô đau khổ với những điều vừa biết được.

– Ông ta là cha của mình hay sao? Ông ta định bù đắp cho mình để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa hay sao? Tưởng như thế là có thể xóa đi tội ác của mình hay sao?

Càng nghĩ Hải Yến càng căm phẫn:

– Không! Mình không thể nào tha thứ cho ông ta được. Cái chết của mẹ. Sự cút côi của mình suốt mười tám năm qua. Ông ta lấy gì để mà bù đắp được đây?

Nhớ lại cảnh ông Trần Huỳnh yêu chìu vợ con và câu nói của Thúy Hồng nói với mình. Mình là một người không rõ nguồn gốc. Hải Yến càng chua xót.

– Ông Trần Huỳnh! Ông phải trả một cái giá rất đắt cho tội ác của mình.

Ông Trần Huỳnh hớt hải chạy đến trường tìm Hải Yến:

– Cô ơi? Cô làm ơn chô tôi hỏi thăm.

– Trần Huỳnh!

Trần Huỳnh ngơ ngác nhìn người đối diện:

– Thu Nguyệt!

– Đúng là anh rồi Trần Huỳnh.

– Thu Nguyệt! Sao em lại ở đây hả?

– Em là hiệu trưởng của trường này.

– Hiệu trưởng!

– Phải! Sau khi tốt nghiệp đi làm một thời gian em theo chí hướng của mẹ mở trường dạy cắt may này.

– Sao lúc đến đây làm thủ tục cho Hải Yến nhập học, anh không gặp em.

– Trợ lý của em làm thay em mọi việc.

– Em chỉ đứng điều hành công việc thôi.

– Vậy cũng phải.

– Anh đến đây tìm Hải Yến à?

– Bộ em biết Hải Yến là con của Hải Triều sao?

– Em cũng vừa mới biết cách đây mấy phút.

– Hải Yến đâu em?

– Đi rồi.

Ông Trần Huỳnh hốt hoảng:

– Đi rồi? Đi đâu hả?

Thu Nguyệt lắc đầu:

– Em cũng không biết nữa.

– Tại sao lại không biết?

– Hải Yến không nói là mình đi đâu cả.

– Sao em không giữ Hải Yến lại?

Hải Yến xin phép em nghỉ một ngày để sắp xếp chỗ ở. Ngày mai anh đến đi, Hải Yến sẽ trở lại trường học mà.

– Không biết Hải Yến có chịu tha thứ cho lỗi lầm mà ngày xưa anh gây ra cho mẹ con nó hay không?

– Em đã nói rõ cho Hải Yến biết sự thật rồi.

– Sao em đã nói cho nó biết anh là cha của nó hả?

Thu Nguyệt gật đầu:

– Phải. Chúng ta cũng cần cho nó biết nó sự thật đi dấu mãi cũng bất công cho nó.

– Cũng tốt. Nhưng anh chỉ sợ nó không tha thứ cho anh.

Cái đó tùy ở sự thành khẩn của anh với Hải Yến.Từ những khó khăn trước mắt là gia đình vợ con anh.

– Rất may mắn cho anh, vợ anh Thúy Lan là một người rất rộng lượng. Anh đã nói rõ sự thật cho.Thúy Lan biết. Cô ấy rất sẵn sàng đón Hải Yến về và xem như con ruột của mình. Như thế cũng tốt.

– Anh chỉ sợ Hải Yến sau khi biết rõ anh là cha của nó, nó sẽ không chịu tha thứ nhận nhìn anh.

– Em sẽ khuyên răn giải thích cho nó hiểu. Mong rằng cha con anh sẽ có ngày vui đoàn tụ.

– Anh thật là ray rứt khổ đau với cái chết của Hải Triều. Chính anh, anh đã giết cô ấy. Chính anh, anh là kẻ tội đồ không thể thứ tha.

Dù sao thì chuyện cũng đã xảy ra rồi. Anh có hối hận thì Hải Triều không sống lại được.

Ông Trần Huỳnh thở dài:

– Không biết Hải Yến đi đâu nữa? Liệu nó có làm chuyện gì nông nổi hay không?

– Hải Yến tuy còn nhỏ nhưng rất chín chắn. Em tin tưởng vào bản lĩnh của nó. Anh yên tâm đi.

Ngày mai, Hải Yến trở lại em nhớ giữ nó. Anh sẽ đến.

Nhất định là vậy rồi.

– Anh về nghe!

– Dạ! Anh về đi!

Ông Trần Huỳnh ra về với tâm trạng rối bời:

Liệu mình có thể giải quyết ổn thỏa, câu chuyện này không? Liệu Hải Yến có tha thứ cho mình, cô chịu để cho mình lo lắng cho nó hay không? Hay là Hải Yến sẽ oán hận ông vì chính ông dã gây ra cái chết thê lương của mẹ nó. Hải Yến! Hải Yến ơi! Hãy tha thứ cho ba?

Bà Thu Nguyệt đứng nhìn theo dáng thất thiểu của bạn. Lòng người, nhân tình thế thái đã đưa những người bạn của bạn đến nghịch cảnh trái ngang. Rất may cho bà, hạnh phúc đã mỉm cười với bà. Chỉ tội cho Hải Triều, người bạn gái dễ thương xinh đẹp nhưng quá bạc phận.

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Bạn trên trời có linh thiêng hãy giúp Hải Yến vượt qua nỗi đau để đi đến một tương lai tươi đẹp.

Hoàng Tín bực bội làu nhàu:

– Thật là bướng bỉnh mà. Đã bảo ở đây chờ mình mà vẫn bỏ đi. Biết tìm ở đâu cho ra bây giờ?

– Anh chờ Hải Yến hả?

Thấy hai cô bạn học của Hải Yến, Hoàng Tín mừng rỡ hỏi thầm:

– Hai em có biết Hải Yến đi đâu không?

Trúc Linh gần như đay nghiến:

Đi rồi. Không có học.

– Nhưng mà cô ấy đi đâu?

Hoàng Xuân mát mẻ:

– Anh mà không quản lý được thì tụi này làm sao mà biết chứ?

Tưởng thăm dò được tông tích của Hải Yến. Nào ngờ pặp phải hai cô ỏng a ỏng ảnh này. Hoàng Tín bực dọc:

Hai cô ...không biết thì thôi.

Hoàng Xuân chọc ghẹo:

– Trời ơi! Anh đẹp trai mà sao quạu quọ quá vậy? Bởi vậy anh mới chọn Hải Yến cho phù hợp với anh. Người gì mà cứ như đá vậy.

– Tôi không muốn nghe hai cô nói xấu người vắng mặt đâu.

– Trời ơi! Vừa động một tí đã bênh rồi.

Hèn gì mà nàng ta không lên mặt. Bỏ cho leo cây như thế.

Hai cô nàng bỗng cười vang lên vì cho là câu nói của mình quá chí lý:

Hoàng Tín nhăn mặt:

– Vô duyên!

Không mắc cỡ Hoàng Xuân còn ngoái lại nói:

Vô duyên đối diện thấy thương liền nghe.

Hoàng Tín không còn tâm trí đâu mà trả lời mấy cô nàng đỏng đảnh này.

Anh nghĩ cách đi tìm Hải Yến.

Hoàng Tín suy luận:

Cô hàng thì thích rong chơi, ở biển thì đi rong ngoài. biển. Vào thành phố thì chắc chắn rằng sẽ đi rong trên đường mà thôi.

Nghĩ vậy, Hoàng Tín cho xe chạy rong trên đường. Hết đường này rồi hết đường khác. Thoáng nhìn những người qua lại bên đường Hoàng Tín mừng rỡ nhận ra vóc dáng quen thuộc:

– Hải Yến!

– Cô nàng quắc mắt lại nhìn:

– Cái gì mà Hải Yến hả?

Một gương mặt xa lạ. Không phải là Hải Yến.

– Xin lỗi. Tôi lầm.

Hoàng Tín cho xe chạy đi mà lòng buồn rười rượi:

– Hải Yến ơi! Hải Yến ơi! Em đừng như cánh chim bay về biển cả, bỏ mình anh bơ vơ trên đất liền làm chim lẻ bạn - Hải Yến!

– Hải Yến ơi! Bây giờ em ở nơi đâu?

Hoàng Tín cứ chạy, cứ chạy mãi trên đường phố. Anh đi tìm Hải Yến, tìm một cánh chim bay lạc loài giữa bầu trời.

Xe lướt qua các hàng cây bên đường, Hoàng Tín chợt linh cảm rằng Hải Yến đang ở quanh đây. Anh cho xe dừng lại.

Chú mục vào một cô gái đang ngồi gục đầu bên gốc cầy. Hoàng Tín cho xe dừng lại.

Cô gái ngồi ủ rũ mái tóc dài buông lơi, đôi vai run run ... cô gái đang khóc.

– Hải Yến! Đúng là Hải Yến rồi.

Hoàng Tín reo lên:

– Hải Yến!

Cô gái ngẩng mặt lên. Gương mặt đầm đìa nước mắt:

– Hải Yến!

– Hoàng Tín!

Thật là bất ngờ, Hải Yến lao nhanh đến ôm chặt lấy anh. Hoàng Tín xúc động, anh cũng ôm chặt lấy cô:

– Hải Yến! Anh sợ sẽ không tìm được em.

– Hoàng Tín ơi! Em cũng sợ lắm, sợ mình phải bơ vơ giữa cuộc đời này.

– Đừng sợ. Anh sẽ bảo vệ em, bảo vệ một cánh chim bay đưa về tổ ấm:

Hải Yến vẫn còn run rẩy:

– Em sợ lắm. Em sợ mình sẽ phải như mẹ, phải gánh chịu sự khắc nghiệt của cuộc đời.

– Đừng bi quan thế em, hoàn cảnh không phải lúc nào cũng theo một lịch trình. Chúng ta phải biết vươn lên để hoàn thiện mình.

– Nhưng sức người yếu ớt quá làm sao mà chống chọi lại sức tàn phá của thiên tai?

Nhưng lịch sử bao đời đã chứng minh, con người vẫn tồn tại trước bão giông.

– Nhưng đau thương lắm anh ơi!

Anh sẽ biến đau thương thành nụ cười, thành mùa xuân rạng rỡ trên mắt em.

Hải Yến mỉm cười:

– Có thật không anh?

– Thật. Em nhìn vào anh đi. Anh có phải là đang nói dối hay không?

– Em không biết.

– Biết! Em phải biết phải biết Hải Yến Hoàng Tín khép chặt môi cô bằng một nụ hôn dài. Hải Yến đón nhận nụ hôn đầu đời bằng một nổi đau và một niềm vui vừa chợt đến.

Hải Yến! Em nghĩ sao về lời đề nghị của anh.

Hải Yến ngẩng đầu lên:

– Anh đề nghị gì? Cưới em hả?

Hoàng Tín ký nhẹ vào trán Hải Yến:

– Ngốc ạ! Em mà chịu để cho anh xỏ lỗ tai dắt đi sao?

– Anh xem em làm gì mà đòi xỏ lỗ tai em hả?

– Là Hải Yến! Là cô bé ngốc nghếch, là người yêu của anh.

– Thế sao anh lại đòi xỏ lỗ tai em?

– Em xem mình kìa. Đâu có xỏ lỗ tai.

Nếu anh cười em thì anh phải xỏ lỗ tai em mới đeo bông cưới được chứ:

– Em sợ đau lắm.

– Không sao. Bây giờ tiến bộ lắm. Em chỉ cần ra cửa hàng đứng im cho người ta bắn bụp, bụp":

Chỉ hai giây thôi là có bông đeo liền.

– Nguy hiểm quá vậy?

– Có gì đâu. Em không thấy một bây giờ phụ nữ và thanh niên người ta đeo một dãi bông trên tai đó sao?

Hải Yến rùng mình:

– Sợ quá!

– Bây giờ mình nói chuyện nghiêm túc nghe.

– Ủa? Bộ nãy giờ em nói chuyện không đàng hoàng sao?

– Không phải. Nhưng anh muốn nhắc lại lời đề nghị của anh.

– Anh đề nghị gì?

Chuyện đi thi tuyển MC đó.

– Em sợ mình không đủ khả năng.

– Anh rất tin tưởng ở em. Bây giờ anh sẽ huấn luyện cho em phần cơ bản.

Thấy Hải Yến lặng thinh. Hoàng Tín tiếp tục thuyết phục:

– Em nên tin tưởng ở tài năng của mình. Anh đồng ý việc em muốn thực hiện ước mơ của mình. Nhưng em cũng cần phát triển thêm. Em có thể làm một MC giỏi, em có thể giới thiệu với khách du lịch vùng đất quê mình. Em có thể giới thiệu những mẫu mã hàng do tự em thiết kế. Em có thể làm ...

Hải Yến cắt ngang:

– Anh mà nói nữa em sẽ tưởng mình là một thiên tài đó.

– Thật sự là em có tài mà.

– Thôi được rồi em nghe lời anh nếu không thì anh sẽ cho em là không cầu tiến.

Hoàng Tín reo vang:

– Hoan hô em! Anh lập tức đi đăng ký cho em nghe.

– Tùy anh!

– Ừ! Anh còn một điều này nữa muốn hỏi?

Hải Yến nhăn nhó:

– Chuyện gì nữa? Đừng bắt em thi thêm cuộc thi nào nữa nghe.

– Không! Chỉ cần em trúng tuyển cuộc thi này là anh vui lắm rồi. Anh là phóng viên, còn em là một MC giỏi. Chúng ta mới xứng đôi xứng lứa làm sao.

– Đó là chuyện tưởng tượng mà thôi.

Còn anh, muốn hỏi em chuyện gì sao không hỏi đi mà cứ dài dòng mãi vậy.

– Em ở đây có thoải mái không?

Tuy ở đây một căn phòng chật hẹp nhưng em thấy không gian vô cùng rộng lớn. Còn ở nơi nhà cao cửa rộng mà gò bó, hẹp hòi.

Hoàng Tín biết Hải Yến nhắc đến nhà của ông Trần Huỳnh. Cho đến bây giờ Hải Yến vẫn chưa cho Hoàng Tín biết. Ông Trần Huỳnh là cha ruột của mình.

Thấy em thích nghi với hoàn cảnh hiện tại anh rất mừng.

– Anh không thấy ở ngoài quê em sống như thế nào sao? Em thích nằm dài trên bãi cát, thả cả tâm hồn mình với thiên nhiên không phải nhà cao, màn treo trướng rũ. Cuộc sống không cần phải phù phiếm xa hoa. Tất cả thật giản dị.

– Chính vì vậy mà anh mới yêu em. Em đã cuốn hút anh vào cái thế giới tự nhiên.

– Anh thật là một kẻ đáng ghét. Cứ trêu chọc em mãi.

– Anh muốn đến gần em, tiếp cận em nhưng lóng nga lóng ngóng không biết làm sao. Thành ra cứ chọc giận em mãi.

Từ những giận hờn bỗng nhiên trở thành nỗi nhớ. Anh đi rồi, em buồn bã lắm.

– Sao anh đi về mà không từ giã em một lời?

– Công việc ở Sài Gòn quá gấp. Anh phải cùng ba mẹ về ngay. Vã lại, lúc đó có muốn từ giã em, em cũng không thèm nghe.

– Chúng mình thật buồn cười anh há.

Vụng dại như trẻ con.

– Em không còn là trẻ con nữa. Em đã trường thành rồi Hải Yến ạ.

– Trưởng thành.

Hải Yến thở dài:

– Em trưởng thành rồi thì nỗi đau càng cao. Có ích gì đâu.

– Dù hoàn cảnh nào thì con người cũng phải trường thành. Rồi chúng ta cũng phải theo quy luật, cũng sẽ giá như cha mẹ chúng ta. Chúng ta sẽ ngồi mà nhìn con cháu vui sống với nhau:

– Anh cứ dùng từ chúng ta" mãi. Tưởng như là tất cả sẽ quá dễ dàng.

– Đâu có. Sao em cứ bi quan thế? Anh đã bảo là về phía gia đình anh không có vấn đề. Chỉ cần chờ em thành công là chúng ta sẽ làm đám cưới ngay.

– Con đường tình của em sẽ bằng phẳng thế sao?

– Rất bằng phẳng, không có chông gai nào cả. Biết hôn?

– Dạ biết mà.

Hải Yến kéo dài tiếng “biết” rồi né tránh nụ hôn của anh:

Hoàng Tín hụt hẫng:

– Sao thể hả? Chút nữa là anh té rồi.

– Kẻ tham lam phải bị trừng phạt.

– Khi yêu ai cũng tham cả.

– Em sẽ không là mục tiêu để anh lấn ép đâu.

– Anh không lấn ép em đâu. Anh chỉ yêu em thôi.

– Yêu em mà cứ hôn em hoài vậy?

– Thì đó là tình yêu mà.

– Tình yêu gì mà kỳ vậy?

– Sao lại kỳ? Em không nghe các nhà văn, các nhạc sĩ ca ngợi tình yêu sao?

– Em không nghe ai nói hết mà em chỉ nghe anh nói không hà?

– Đây dẫn chứng đàng hoàng đây. Nhạc sĩ Xuân Hồng viết bài ca "Mùa xuân bên cửa sổ, có đoạn hát.

...Ôi hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp. Mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng. Cuộc đời còn có cả những nụ hôn".

– Thấy chưa!

Hoàng Tín vừa nói vừa đặt môi mình lên má Hải Yến. Không thể tránh né được, Hải Yến chấp nhận nụ hôn của anh, cô dẩu môi lên phụng phịu:

– Anh ăn hiếp em nữa.

– Vậy em ăn hiếp anh lại đi.

– Thôi đi! Khôn thấy mồ.

– Khôn như thế mới được em yêu chứ?

– Ai yêu anh hả?

– Thì em chứ ai?

– Em yêu anh hả?

– Không yêu anh, anh hôn nữa đó.

Hoàng Tín sấn tới, Hải Yến thụt lùi.

Hoàng Tín tấn công:

– Anh hỏi lần nữa, em có yêu anh không?

– Thì ...thì có.

– Có. Trời ơi! Anh mừng quá.

Hoàng Tín vừa reo vừa bế bổng Hải Yến xoay mấy vòng.

– Té! Té em?

– Té anh đỡ mà.

 

Hoàng Tín, lại xoay. Cả hai cười vang lên. Tiếng cười rộn rã của hạnh phúc tình yêu.

<< Chương 5 | Chương 7 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 977

Return to top