Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mùa Thu Vàng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 38768 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa Thu Vàng
Hoàng Thu Dung

Chương 5

– Không! Không thể được. Ba không thể chấp nhận lời yêu cầu của con. Ba không thể hủy hôn ước hôn với Thúy Lan được. Ba không thể vì con mà hủy hoại danh tiếng và uy tín của gia đình mình được.

Ông Trần Trung giận dữ thét lên.

Trần Huỳnh van vỉ:

– Ba! Ba ơi! Nhưng Hải Triều đã có thai rồi. Ba hãy tội nghiệp cho con của con ba ơi.

– Tội nghiệp rồi sao? Không tội nghiệp rồi sao chuyện này con không thể trách ba được. Con đã biết trước được cuộc hôn nhân này mà con vẫn quan hệ với Hải Triều:

Chuyện này con hoàn toàn chịu trách nhiệm.

– Vì con có trách nhiệm nên con phải cưới Hải Triều.

– Không được. Trách nhiệm của con là phải cưới Thúy Lan phải làm tròn, trách nhiệm với gia đình. Con phải đền đáp chữ hiếu cho ba mẹ. Con phải giúp ba mẹ giữ vững sự nghiệp của gia đình mình.

– Hải Triều cũng tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Hải Triều sẽ cùng con làm việc phát triển công ty của mình.

– Con không hiểu gì đâu Trần Huỳnh à? Gia đình mình mang ơn gia đình của Thúy Lan nhiều lắm. Ba không thể đã không trả ơn mà còn ba tính làm cho anh chị bên ấy mất mặt với xã hội được.

– Nhưng cơn phải làm sao để chu toàn mọi việc hả ba?

– Tùy con. Con có thể làm bất cứ điều gì ngoài chuyện cưới Hải Triều.

– Còn còn của con? Biết tính sao cho vẹn bây giờ?

– Con có thể bảo cô ấy hủy cái thai để khỏi gây oan nghiệt về sau.

Trần Huỳnh kinh hãi nhìn cha:

– Ba! Ba có thể bảo con làm một việc tàn nhẫn như thế sao ba? Nó là con của con, là cháu nội của ba mà. Gia đình ta rất hiếm hoi mà ba.

– Dù sao này dòng họ của chúng ta tuyệt tự về việc làm tàn nhẫn của ba. Ba vẫn làm thế.

– Ba! Con xin ba hãy suy nghĩ lại.

Ông Trần Trung dứt khoát:

– Không cần suy nghĩ. Con phải cưới Thúy Lan thôi.

– Ba!

Cưới Thúy Lan cho con xong ba mẹ có chết cũng cam lòng. Con đừng nói nữa.

Ông Trần Trung bỏ đi. Trần Huỳnh kêu lên:

– Ba! Ba ơi! Ba thương con đi ba.

Ông Trần Trung làm ra vẻ lạnh lùng nhưng thật ra trọng lòng ông cũng rất đau xót:

Hiểu cho ba đi Trần Huỳnh.

Trần Huỳnh đau khổ ôm đầu:

– Hải Triều ơi! Không lẽ nào ta phải mất nhau sao? Không! Không! Anh không chịu khuất phục để mất em đâu. Anh phải tranh đấu, phải tranh đấu để giữ tình yêu của chúng ta. Nhưng anh phải làm gì để vượt qua hòan cảnh trớ trêu này. Trần Huỳnh! Tội nghiệp cho con của tôi quá.

Nghe tiếng mẹ, Trần Huỳnh ngẩng đầu lên. Tội nghiệp mẹ. Mẹ xanh xao quá:

– Mẹ! Mẹ đang bệnh sao không nằm nghỉ, xuống đây để làm gì?

Bà Huỳnh Liên thở dài:

– Bệnh của mẹ nó cũng giống như tầm bệnh vậy. Hết đó rồi bệnh đó, bao giờ cho khỏi?

– Mẹ! Mẹ đừng nói vậy. Chỉ cần mẹ nghỉ ngơi, tịnh dưỡng là sẽ khỏe ngay.

– Mẹ làm sao mà nghỉ ngơi được, khi con đang gặp hoàn cảnh này.

– Mẹ! Con xin lỗi. Vì con mà mẹ phải bận lòng lo nghĩ.

Bà Huỳnh Liên lại thở dài:

– Mẹ cũng không biết làm sao để giúp cho con. Mẹ giận mẹ thật là bất tài, có chồng mà không gánh nổi giang sơn nhà chồng.

– Mẹ! Mẹ đừng nói vậy. Mẹ nuôi con lớn khôn mà con không báo đáp gì được cả.

– Trần Huỳnh! Bắt con phải làm một việc trái với đạo nghĩa như thế mẹ cũng rất đau khổ.

– Mẹ ơi! Tại sao con lại phải cưới Thúy Lan hả mẹ?

– Ngày xưa khi ba mẹ cưới nhau làm ăn cứ thất bại mãi. Giữa lúc ba mẹ không còn con đường nào để vượt qua thì ba mẹ Thúy Lan đã ra sức gánh vác.

Ba mẹ nhận sự giúp đỡ của ba mẹ Thúy Lan mới gầy dựng lại sự nghiệp. Vì vậy hai bên đã hứa kết thông gia. Tất cả đã công bố với giới kinh doanh chờ ngày đảm cưới. Nếu con từ hôn thì hai bác bên ấy sẽ mất mặt lắm.Con thông cảm cho nỗi khổ của ba má.

– Nhưng làm sao con có thể bỏ mặc Hải Triều trong lúc này được.

– Chỉ trách là số phận của cô ấy không tốt thôi.

– Mẹ ơi! Nếu con làm như thế, con sẽ phải ân hận, ray rứt đến suốt cuộc đời.

– Có nhiều lúc người ta phải cắn răng làm điều ngoài ý muốn. Con có trách nhiệm lớn lao với gia đình con phải vì ba mẹ mà sống.

Trần Huỳnh ôm đầu khổ sở:

– Trời ơi! Hai bên hiếu tình tôi biết phải làm sao đây?

– Chúng ta sẽ bù đắp lại nỗi mất mát của Hải Triều.

– Mẹ ơi! Nếu như người ta mất tiền mất của thì còn có thể bù đắp được. Còn con đã làm mất đi cả cuộc đời của Hải Triều, con lấy gì để bù đắp đây?

– Đời người con gái thật là đau khổ, trong hoàn cảnh nào cũng gánh chịu mọi thiệt thòi.

– Mẹ ơi! Con không còn mặt mũi nào để gặp Hải Triều. Thôi thì cứ để cho cô ấy hiểu lầm con. Con sẽ nghe lời ba mẹ, con sẽ cưới Thúy Lan.

– Con suy nghĩ thông suốt như thế thì rất tốt. Con nghỉ ngơi đi mọi việc cứ để nó chảy theo dòng đời.

– Dạ! Mẹ cứ nghỉ ngơi đừng lo lắng gì cho con mà sanh thêm bệnh.

Bà Huỳnh Liên vỗ nhè nhẹ trên vai con:

– Cố nghe con! Đứng lên! Dù hoàn cảnh nào cũng phải đứng dậy nghe con.

– Dạ! Mẹ yên tâm! Con tự biết lo cho mình.

Trần Huỳnh dưa mẹ về phòng. Anh cũng về phòng mình:

Vùi mình trên chiếc giường thân quen. Trần Huỳnh nuốt vào lòng những dòng lệ mặn đắng:

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Anh đã phụ em rồi.

Sóng biển cứ cuồn cuộn dâng cao, nước từ từ đã ngập đến vai Hải Triều.

Cô nhìn lên lần cuối mặt biển xanh bao la đang khoe mình giữa bầu trời tím thẩm.

– Vĩnh biệt! Vĩnh biệt tất cả.

Hải Triều lẩm bẩm một mình rồi định buông mình xuống lòng biển.

– Hai Triều! Hải Triều ơi! Đừng bỏ má con ơi. Trở lại đi con. Hải Triều ơi!

Đừng bỏ má.

Tiếng người mẹ nức nở gọi con giữa buổi hoàng hôn tím buốt vang lên. Hải Triều đừng lại. Cô đã nghe tiếng mẹ tha thiết gọi con như tiếng chim mẹ gọi con về tổ ấm.

– Mẹ ơi! Con còn mặt mũi nào mà nhìn mẹ. Con còn gì đâu mà sống với cuộc đời hả mẹ? Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ.

Hải Triều một lần nữa định buông người xuống biển. Tiếng mẹ lại tha thiết vọng vang:

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Con đừng bỏ má! Con chết rồi má biết sống với ai đây? Nếu con nhất quyết liều mình thì mà cũng chết theo con cho trọn tình, trọn nghĩa.

Bà Năm lao mình xuống biển đến gần Hải Triều. Hải Triều như quên tất cả nỗi đau khổ riêng tư của mình.

– Má? Má không thể nào chết được má ơi!

Hải Triều bơi nhanh vễ phía bà Năm. Hai mẹ con ôm nhau nghẹn ngào nức nở.

– Má!

– Con! Con đừng bỏ má trong tuổi già cô quạnh Hải Triều ơi.

Hải Triều ôm chặt lấy mẹ:

– Má ơi! Người ta đã bỏ con rồi. Con làm sao mà sống nổi má ơi.

– Hải Triều! Hãy can đảm đối diện với sự thật mà sống đi con.

– Nhưng ...

– Xấu tốt gì con cũng là con của má. Má không trách con đâu. Con hãy ở đây mà sống với má.

– Má ơi? Gái không chồng mà lại chửa hoang. Mọi người sẽ nhìn con như thế nào hả má?

– Tất cá rồi cũng sẽ đi qua theo thời gian. Con yên tâm mà ở đây sống với má chờ ngày sinh nở.

– Má! Má không ép con hủy thai sao?

– Tại sao lại thế? Nó là con của con là cháu ngoại của má. Sao má lại có thể giết cháu của mình chứ?

– Má ơi! Má thật là cao cả.

Đó là tình thương thiêng liêng của mỗi con người thôi. Đầu có gì là dữ dội đâu. Ai cũng thế mà.

Hải Triều có vẻ căm phẫn:

– Vậy mà có người định giết nó má ơi!

– Đó là những kẻ vì danh lợi mà quên tình nghĩa. Con nhắc đế họ làm gì?

– Bởi vì họ chính là ruột thịt của giọt máu đang nằm trong bụng của con.

– Con nói sao? Trần Huỳnh ép con phá thai hả?

Hải Triều lắc đầu:

– Con không gặp anh ấy.

– Vậy thì ai ép con phá thai? Ai có đủ tư cách ép buộc con chứ?

– Là ba của anh ấy.

– Hả? Ba của Trần Huỳnh.

– Dạ! Ông ấy đến gặp con và bắt con phải chia tay với anh ấy để ông ta cưới vợ cho định mình. Tàn nhẫn hơn ông ta còn bắt con phải hủy bỏ giọt máu này để tránh phiền phức về sau.

Bà Năm bất bình:

– Thật là tàn nhẫn. Tại sao họ lại thiếu tình người như thế?

– Vì người mà Trần Huỳnh sắp cưới là một cô gái con nhà giàu rất giàu má ạ.

– Giàu thì sao chứ? Giàu thì có thể quên đi câu nhân nghĩa được sao?

– Má ơi! Con khổ quá! Mẹ hãy để cho con được chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát cho con được thôi má ơi.

– Hai tiếng giải thoát đó không đúng nghĩa đâu con. Nếu con chết thì con cũng chính là kẻ sát nhân đã giết chết con mình.

– Má! Con phải làm sao bây giờ?

– Con phải sống, phải vươn lên mà sống.

– Má ơi! Con đau khổ quá.

– Còn có má đây. Con hãy vì má mà sống dù sống rất đau thương.

– Má con mình về nhà đi con.

– Má ơi! Lòng má bao la quá cao lớn tựa như biển trời.

– Lòng mẹ mà con. Sau này con làm mẹ, con sẽ biết cho nỗi đau của mà ngày này.

Hải Triều ôm chặt mẹ vào lòng. Ước gì cô được như ngày còn bé thơ. Được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vuất ve.

Được mẹ dắt dìu từng bước, để cô không phải vấp ngã trên bước đường đời.

Hải Triều cong người lên cô chịu đựng cơn đau như oặn thắt ruột gan.

Từng cơn, từng cơn đứt quãng rồi lại liên tục nối tiếp nhau khiến cô tưởng như mình sắp ngã qụy.

– Cố lên! Cô lên con! Đàn bà lúc vượt cạn ai cũng thế mà.

Bà Năm động viên con, Hải Triều thều thào:

– Má ơi! Đau quá! Con chết mất.

– Sao lại nói chết? Phải có gắng sống vì con chứ.

– Nhưng con đau quá.

– Thì tất nhiên con phải đau thật nhiều để trở dạ mà. Đừng căng thẳng quá.

Hít thật sâu vào để lấy hơi rồi thở nhẹ ra, con sẽ thấy dể chịu hơn.

Hải Triều cố gắng làm theo lời mẹ dạy. Bà Năm đã đở đẻ cho nhiều sản phụ.

Bà đã có nhiếu kinh nghiệm để truyền thụ lại cho các sản phụ khi sanh con:

Đã đến lúc chờ đứa, bé chào đời bà Năm nói như ra lệnh:

– Bây giờ lấy hơi vào thật sâu để sức rặn ra. Con nhớ là chỉ thực hiện một lần thi. Nếu không đâu đứa bé sẽ mếu mó sau này ảnh hưởng đến não bộ đứa bé đó.

Hải Triều nhất nhất làm theo lời mẹ dạy. Cô phải cho đứa bé được chào đời.

Nó là con của cô mà.

– Cố lên nè!

– Dạ!

– Cố lên một tí nữa ... một tí nữa ... một tí nữa ... Thôi! Xong rồi.

Tiếng khóc oa oa của đứa trẻ cất lên khiến Hải Triều quên đi bao mệt nhọc.

– Con của con, là trai hay gái vậy mẹ.

– Con gái.

– Con gái à?

– Phải. Rất dễ thương và giống con lắm Hải Triều à.

– Giống con. Sao lại giống con hả mẹ?

– Thì con của con, nếu không giống con thì giống ai bây giờ.

Thực hiện xong các thao tác cuối cùng của một bà đẻ. Bà Nam nhìn đứa bé trong tay mình.

– Mạt bé gái hơi gầy mang mắt lém lỉnh, tinh nghịch pha lẫn một chỉ buồn cười nhưng cứng cỏi.

Bà Năm ấp đứa bé vào lòng:

– Ôi! Cháu yêu của bà. Cháu yêu của bà.

Hải Triều gượng ngồi đậy:

– À! Má đưa cháu cho con.

Bà Năm ngăn cán:

Đàn bà mới sinh phải nằm nghỉ ngơi không được ngồi dậy sau này sẽ rất đau lưng đó:

Bà Năm đặt đứa bé vào lòng Hải Triều Hải Triều ôm con trong lòng mà nghẹn nghào.

– Đàn ...bà mới sinh không được xúc động quá sẽ ánh hưởng đến tính tình sau này.

Không muốn mẹ lo lắng cho mình nhiều quá Hải Triều hỏi mẹ:

– Má! Mình đặt tên cho cháu là gì hả má?

– Hải Yến! Má đặt cho nó là Hải Yến, một loài chim quý cửa biển, là cháu yêu của bà.

– Hải Yến! Một loài chim quý của biển. Không như con chỉ là một con nước biển mà thôi.

– Hải Triều! Con đừng buồn nữa. Từ bây giờ ba người chúng ta sẽ sống hạnh phúc trong một mái nhà.

– Má! Má lại phải vất vả về cháu rồi.

– Không sao. Miễn chúng ta vui là được rồi. Má thật hạnh phúc khi có Hải Yến. Từ nay má đã là bà ngoại rồi.

Hải Triều rơi nước mắt khi nghe mẹ nói. Mẹ thật là cao cả, mẹ cả hy sinh cả tuổi thanh xuân để nuôi con lớn. Mẹ đã phải vất vả, tảo tần để cho cô ăn học.

Ngày cô thành danh với bằng tốt nghiệp trên tay. Cô không đem vinh quang về cho mẹ mà lại mang lại tủi nhục cho bà. Mẹ không hề trách cô lấy một lời mà còn ân cần chăm sóc, an ủi cô. Thà là bà mắng nhiếc có thậm tệ, cô còn đỡ day dứt hơn.

– Má! Con xin lỗi.

Bà Năm vừa nựng cháu vừa cười hễ hà:

– Lỗi cái gì? Má còn cám ơn con đã cho mà một đứa cháu ngoại dễ thương như thế này.

Hải Triều biết bà nói như thế là để an ủi cô. Nhưng thôi cứ cho là cá nhà cô đang hạnh phúc đi. Như thế còn đỡ khổ hơn là cứ âu sầu, day dứt với dĩ vãng của mình.

Tự an ủi mình mà sống, Hải Triều tự như với mình như thế. Cô sẽ quên tất cả, quên cuộc tình cùng với dĩ vãng đau thương để sống vui cùng mẹ.

Hải Yến chợt khóc oa oa. Hải Yến vỗ về con:

– Nín nín đi con.

– Chắc là nó khát sữa rồi. Con cho nó bú đi con?

– Cho nó bú hả má?

– Ừ! Cho nó bú đi con.

Hải Triều vạch bầu vú mình ra cho con bú. Đôi môi trẻ thơ nghiêng về vú mẹ.

Dòng sữa đầu tiên, dòng sữa ngọt ngào chảy ra từ vú mẹ. Lần đầu tiên Hải Triều biết được tình mẹ thương con vô bờ bến.

– Cô thương mẹ mình vô cùng. Cô tự nguyện mình sẽ đứng lên sau vấp ngã để đến đáp công ơn trời bể của mẹ.

Bài hát đầu tiên Hải Triều hát ru con.

Khúc hát ru người mẹ.

Đôi làn môi con nghiêng về vú mẹ. Như cây lúc nhỏ nghiêng về phù sa”.

Như hương hoa thơm nghiêng vế ngọn gió. Đôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ. Như bông hoa huệ ngậm tia nắng trời. Như bông hoa huệ ngậm tia nắng trời.

Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống. Sữa mẹ trắng trong con ơi hỡi hãy uống. Rồi mai khôn lớn, con ơi hãy nghĩ, hãy nghĩ ...những điều trắng trong”.

Tiếng hát ru con cùng hình ảnh đơn độc của Hải Triều cứ theo mãi trong suốt cuộc đời của Trần Huỳnh. Ông thiết tha gọi tên bà trong nỗi nhớ:

– Hải Triều! Hải Triều!

Hải Triều cứ xa dần, xa dần mãi. Đôi mắt ông bỗng tuôn ra những dòng lệ tiếc thương. Ông đã đến tận nơi bà cháu Hải Yến ở. Và ông đã được nghe bà Năm kể lại sự mất tích của Hải Triều ...

Hải Yến càng lớn thì nỗi đau khổ của Hải Triều càng tăng. Lúc nào cô cũng thẩn thờ như người mất trí.

Bà Năm lo lắng bảo con:

Hay là con cứ vào Sài Gòn xin việc làm đi cứ để Hải Yến cho mẹ.

– Không! Không! Má ơi! Con sợ lắm! Con sợ cái Sài Gòn hoa lệ cùng những con người giả dối lọc lừa. Con sẽ ở đây suốt đời với mẹ.

Nhưng thấy con buồn bã quá má không chịu nổi. Con không thể nào quên được dĩ vãng đau thương của mình. Sự hiện diện của Hải Yến luôn là nỗi đau, là sự hối tiếc của đời con.

Đừng cố chấp như vậy con. Hãy quên đi, quên tất cả những sống với má, với Hải Yến.

– Lúc nào con cũng muốn như thế. Nhưng má ơi! Chẳng dễ dàng chút nào cả.

Hải Yến chập chững đi về phía mẹ. Đôi chân nhỏ bé loạng choạng rồi té ngã.

Cô bé khóc òa lên.

– Mẹ! Mẹ!

Bà Năm đỡ lấy cháu ngoại xuýt xoa:

– Ối cha cha ơi! Cục vàng của ngoại. Đau lắm không con? Tội nghiệp cháu ngoại của tôi quá.

Hải Yến càng khóc to hơn. Bà Năm dỗ dành:

– Ui da! Đau lắm hả con? Đau chỗ nào nè? Để bà thơm lên cho bớt đâu nghe!

Hải Yến giơ bàn chân bé xíu của mình cho bà hôn. Bà Năm hôn lấy, hôn để cái da thịt thơm tho của cháu ngoại.

– Hết đau chưa nào?

Hải Yến nhoẻn miệng cười để lộ hai đồng xu nho nhỏ, dễ thương.

– Nào! Cháu cưng của bà! Ngoan quá! Đi ngủ cùng bà nghe.

Hải Yến bá lấy cổ bà bập bẹ gọi:

– Bà! Bà!

Bà Năm bồng Hải Yến vào buồng dặn dò Hải Triều:

– Hải Triều! Con cũng lo đi ngủ sớm đi.

Dạo này con ốm và xanh xao lắm đó.

– Dạ! Má đừng lo cho con.

Hải Triều cảm động biết bao trước tấm lòng của mẹ. Bà vì muốn cho Hải Triều nghỉ ngơi đã dành hết phần chăm sóc Hải Yến.

Bà còn phải vất vả tảo tần làm việc ngoài bãi biển để có tiền mua sữa và thức ăn cho mẹ con cô.

Nhiều lần Hải Triều ra bãi biển giúp mẹ nhưng bà Năm nhất định khăng khăng bảo:

– Con phải về chăm sóc cho Hải Yến.

– Nó ngủ rồi mà.

Dù nó ngủ con cũng phải canh giữ. Về đi con. Nếu Hải Yến có việc gì má không có sống nổi đâu.

Hải Triều lầm lũi ra về mà nước mắt rưng rưng:

– Má ơi!

Không muốn mẹ phải bận tâm thêm về mình, Hải Triều lên giường cố dỗ cho mình giấc ngủ.

Càng muốn ngủ Hải Triều càng khó ngủ.

Hình ảnh Trần Huỳnh cùng vợ rạng rỡ trong ngày cưới làm xót xa lòng cô.

Gió biển bỗng ồ ạt thổi vào làm rung rinh vách. Hải Triều chợt thèm ra biển.

Cô muốn một mình ngồi trên bãi cát nhìn biển đêm mịt mùng. Cô thèm được để những ngọn gió đêm thổi tung mái tóc. Cô thèm được khóc một mình mà không cần lo sợ, giấu diếm.

Hải Triều ngóng dậy. Mẹ và Hải Yến đã ngủ say. Cô rón rén đi nhè nhẹ ra khỏi nhà, lần về phía bãi biển.

Biển vẫn một màu đen thẳm không gian vẫn mịt mùng màu của bóng đêm.

Con sóng vẫn rầm rì lăn trên bờ cát. Tất cả vẫn bình thường chỉ riêng Hải Triều là không còn bình thường nữa. Cuộc đời cô đã bị cơn bão lớn nhận chìm tất cả.

Sau cơn bão cô chỉ còn lại một cõi lòng hoang sơ, vắng lặng.

Chỉ có bóng đêm và nước mắt sống cùng cô. Hải Triều bưng mặt khóc. Cô khóc thật to, thật lớn để át tiếng sóng biển. Lòng cô nức nở gọi:

– Trần Huỳnh ơi! Sao nỡ bỏ mẹ con em?

Những kỷ niệm xưa như hiện về trong mắt. Hình ảnh Trần Huỳnh chập chờn giữa biển đêm Hải Yến mừng rỡ gọi to:

– Trần Huỳnh! Trần Huỳnh!

Hải Triều lao nhanh xuống biển:

Biển cuốn hút cô vào lòng, ôm gọn cả thể xác lẫn tâm hồn của người con gái bạc mệnh.

Bà Năm nói trong tiếng nấc:

– Sáng ra khi phát hiện Hải Triều không có ở nhà, tôi chạy ra bãi biển tìm kiếm thì chỉ còn thấy đôi dép của Hải Triều trên cát.

– Sao bác biết Hải Triều đã tự vẫn dưới biển?

– Dấu chân của nó. Tôi không làm sao mà sai lệch cái dấu chân của con tôi cả.

– Hải Triều chết thật sao bác?

– Nếu nó còn sống, thế nào rồi nó cũng về. Nó không thể bỏ con nó và mẹ nó được.

– Tôi biết tính con tôi mà.

– Thế là hết, Trần Huỳnh trở về thành phố với cõi lòng tan nát. Hối hận. Tự dày vò với chính mình, Trần Huỳnh tự giam hãm mình vào phòng, lao vào làm việc để vơi bớt nổi đau thương.

– Cộp! Cộp!

Tiếng gõ cửa bên ngoài cắt đi dòng hồi tưởng của ông Trần Huỳnh. Ông gỡ cặp kính xuống lau sạch dòng lệ rồi lại đeo vào.

Ông xoay nắm chốt:

– Vào đi!

Hải Yến rụt rè bước vào:

– Thưa bác! Bác gọi con có việc gì không?

Ngồi đó đi con.

Tiếng gọi con của ông Trần Huỳnh nghe ngọt ngào làm sao.

– Dạ.

– Con thấy thế nào?

– Dạ! Rất thoải mái ạ.

– Còn việc học?

– Dạ! Vẫn tiến triển tốt ạ.

– Con có thiếu thốn gì không?

– Dạ không!

– Con cô khó khăn gì cứ nói với bác?

– Dạ không! Con có số tiền của ngoại con cho. Và bác vẫn lo cho con tất cả.

Con đâu có thiếu cái gì đâu.

– Bác sợ mình sơ suất không đáp ứng hết được nhu cầu đời sống của con.

– Từ nhỏ con đã quen cái nếp sống đơn sơ, giản dị với ngoại rồi. Con không đòi hỏi gì quá đáng đâu.

– Bà ngoại thương con lắm hả?

Mặt Hải Yến như sáng lên:

– Con cảm nhận tình thương của ngoại thật tuyệt vời ánh mắt yêu thương, vòng tay nồng ấm, cử chỉ âu yếm ... tất cả, tất cả thật tuyệt vời. Con có nhớ mẹ con không?

Hải Yến lắc đầu:

– Con không biết mẹ. Con chỉ thấy hình ảnh của người mà thôi.

– Con có thương mẹ con không?

– Thương lắm chứ. Dù không biết mẹ nhưng con luôn dành cho mẹ một tình yêu thương thật lớn.

– Còn cha con?

Hải Yến lại lắc đầu:

– Con cũng không biết cha.

– Vậy con có thương cha không?

Hải Yến lắc đầu. Cái lắc đầu làm đau lòng ông Trần Huỳnh:

– Con nghe người ta nói cha con đã bỏ mẹ con khi con còn trong bụng mẹ.

Con cảm thấy oán hận ông hơn là yêu thương.

– Biết đâu cha con có nỗi khổ riêng thì sao:

– Đâu có nỗi khổ nào khiến người ta phải phụ tình hả bác?

– Con còn nhỏ, con không hiểu hết được tình đời đâu.

– Tuy con không hiểu nhiều về sự đời.

Nhưng yêu thương và oán hận của lòng con, con hiểu rất rõ.

Ông Trần Huỳnh lặng thinh không thể một sớm một chiều mà Hải Yến thương ông, thông cảm cho ông, chịu nhìn nhận ông.

Thời gian gần gũi này ông hy vọng Hải Yến sẽ hiểu mà tha thứ cho ông.

– Bác ơi!

– Con muốn hỏi gì?

– Con muốn biết về mẹ cháu.

– Điều gì?

– Mẹ con có đẹp không?

– Đẹp lắm! Đẹp như con bây giờ.

– Bộ con đẹp lắm hả bác?

– Đẹp! Con là một người con gái rất đẹp.

Bác sẽ bảo vệ con, không cho ai làm tổn hại con cả:

– Con cám ơn bác.

– Hải Yến! Con có chịu làm con của bác không?

– Con của bác.

– Thì là con nuôi thôi. Con nghĩ thế nào?

– Dạ! Cám ơn bác.

– Sao lại bác? Phải gọi bằng ba chứ?

– Dạ ba.

– Ba muốn tặng cho con một vật kỷ niệm:

Một vòng cẩm ngọc thạch ba vừa đặt đem về.

– Con không dám nhận đâu.

– Có gì đâu. Đây là món quà của ba cho con mà.

– Dạ! Cám ơn ba.

– Để ba đeo cho con nghe!

– Dạ!

Ông Trần Huỳnh nắm bàn tay của Hải Yến đeo chiếc vòng vào:

– Thật đẹp. Thật đẹp phải không?

– Dạ! Đẹp lắm!

– Hai người làm gì vậy?

Tiếng bà Thúy Lan thét lên khiến ông Trần Huỳnh và Hải Yến buông tay ra.

Giọng bà Thúy Lan kinh hoảng:

– Trời ơi! Trước mắt tôi đang xảy ra chuyện gì đây?

Ông Trần Huỳnh kêu lên:

– Thúy Lan! Em đừng hiểu lầm.

Tôi không muốn nghe anh nói gì cả.

– Không muốn nghe gì cả.

Bà Thúy Lan vừa thét vừa chạy ra khỏi phòng. Ông Trần Huỳnh đuổi theo:

– Thúy Lan! Thúy Lan!

Hải Yến bàng hoàng:

– Chuyện gì vừa xảy ra với mình như thế?

Hải Yến không thể nào chịu đựng được cái không khí ngột ngạt này.

Bà Thúy Lan thì lặng im không nói gì. Còn Thúy Hồng thì cứ bỉu môi nói với mẹ:

– Con nói với mẹ đâu có sai. Mình nuôi cái ngữ ấy trong nhà chẳng khác nào nuôi ong tay áó sớm muộn gì thì nó cũng phá nát cái hạnh phúc của gia đình mình cho mẹ coi.

– Nhưng ba của con, ông ấy đã nhất định như thế. Mẹ biết làm sao bây giờ?

– Con không hiểu là ba con u mê như thế nào mà lại đem một con người không rõ nguồn gốc vào nhà mình như thế?

Không thể nhịn nhục được trước những lời xúc phạm quá đáng của Thúy Hồng. Hải Yến phản kháng:

– Xin Thúy Hồng đừng xúc phạm tôi như thế? Tôi có mẹ, có bà tôi có nguồn cội.

Thúy Hồng bỉu môi:

– Có mẹ, có bà, có nguồn, có cội sao không về mẹ bà, nguồn cội? Bám víu gia đình tôi để làm gì hả?

– Thúy Hồng!

Tiếng ông Trần Huỳnh giận dữ thét lên:

– Con không được hỗn láo, nói leo vào chuyện người lớn như thế?

– Nhưng ba ơi! Nó đang làm con hồ ly tinh quyến rũ ba đó.

– Thúy Hồng! Con nói cái gì vậy hả?

– Con lo sợ gia đình mình sẽ tan nát vì nó ba à.

– Thúy Hồng! Con bình tĩnh lại đi. Con nói như thế là con xúc phạm ba. Con đã đánh giá nhân phẩm của ba thật tồi tệ. Con làm ba xấu hổ quá.

– Ba! Con xin lỗi ba:

Nhưng ba hãy hiểu cho con. Ba có thấy mẹ không? Mới có một đêm mà mẹ con hốc hác, tiều tụy như thế kìa. Ba có thương mẹ con của con hay không?

– Đương nhiên ba rất thương mẹ con của con rồi. Ba lúc nào cũng ra sức bảo vệ hạnh phúc gia đình mình cả mà.

– Con tin ba là một người đàn ông mẫu mực. Ba là một người chồng một người cha gương mẫu. Chúng con rất sung sướng rất tự hào được làm con của ba mẹ. Để bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình, con xin ba, ba hãy đuổi Hải Yến ra khỏi nhà mình đi ba.

– Không được.

– Tại sao lại không được hả ba?

– Tại vì ...

– Vì sao hả ba?

– Ba đã nhận Hải Yến là con nuôi rồi. Từ nay về sau Hải Yến sẽ là thành viên trong gia đình chúng ta. Con phải xem Hải Yến như chị ruột của mình.

– Không!

Thúy Hồng thét lên:

– Không! Con không thể có tình chị em với một người cướp ba của con, cướp chồng của mẹ con.

– Bốp!

Một tát tay giáng xuống mặt Thúy Hồng. Ông Trần Huỳnh đã trút cơn giận dữ vào bàn tay mình tát vào mặt con gái:

Bất ngờ khiến không ai kịp phản kháng.

Thúy Hồng ôm mặt khóc:

– Ba! Ba đánh con sao?

Bà Thúy Lan cũng ôm chặt con gái mà khóc:

– Trần Huỳnh! Anh đánh con sao?

Giọt nước mắt của vợ, của con làm ông Trần Huỳnh dịu đi cơn giận dữ trong lòng.

Giọng ông đầy hối hận:

– Thúy Lan! Anh xin lỗi. Anh không dằn được cơn nóng giận trong lòng mình.

Rồi ông vổ về Thúy Hồng:

– Thúy Hồng! Con có sao không.

Thúy Hồng ngẩng mặt lên nhìn cha:

– Ba! Vì nó mà ba đánh con sao ba?

– Không ! Không phải thế Thúy Hồng ơi! Con hiểu lầm rồi!

– Từ nhỏ đến giờ ba chưa hề đánh con.

Dù con lỗi lầm gì ba chỉ rầy la nhẹ nhàng. Nay vì nó mà ba đánh con. Tức là ba đã xem trọng nó hơn con. Như vậy con còn ở lại gia đình này để làm gì?

Bà Thúy Lan hốt hoảng:

– Thúy Hồng! Con định làm gì?

– Mẹ! Con xin lỗi mẹ. Con phải đi, con không thể sống trong gia đình này nữa. Ba con đã không còn thương yêu con nữa.

Hải Yến hét lên:

– Đủ rồi! Tôi xin các người đừng nói nữa. Nếu cần phải ra đi thì người ra đi phải là là tôi chứ không là ai trong gia đình này cả.

Thúy Hồng khích bác:

– Kể ra chị cũng là kẻ biết điều. Chị có thể ra ngoài tự ăn, tự học và tự sống.

Chị hãy để cho gia đình tôi yên. Chị đừng xen vào làm kẻ phá hoại nữa.

– Mọi người yên tâm. Tôi tuy nghèo nhưng tôi vẫn còn lòng tự trọng. Tôi sẽ đi nhưng trước khi đi tôi muốn nói với các người một điều.

Lời nói của chị bây giờ không có một chút giá trị nào cả.

– Tôi biết. Nhưng tôi không có ý nghĩ là thanh minh hay nói tốt cho tôi. Tôi chỉ day dứt cho bác thôi. Bác là một người cha tốt nhưng lại có một đứa con hồ đồ. Ai lại đi vu khống cha mình như thế?

Thúy Hồng đuối lý trước lời lẽ của Hải Yến. Cô tỏ ra giận dữ:

– Cút ngay! Cút khỏi nhà tôi ngay.

Không cần phải đuổi, tôi cũng sẽ đi.

Hải Yến định chạy đi. Nhưng ông Trần Huỳnh la thiệt lớn:

– Đứng lại! Không ai được bước ra khỏi gia đình này cả. Hải Yến con phải ở lại. Bác không thể để con đi khi con chưa học xong.

Bác đã hứa với bà ngoại con rồi. Bác không thể thất tín được.

– Ba!

Ông Trần Huỳnh nghiêm sắc mặt:

– Ở trong gia đình này ai là chủ chứ?

– Con hay ba?

Thúy Hồng cắn môi bật khóc:

– Ba! Ba đã thay đổi rồi:

Người hờn trách ba câu ấy không phải là con.

– Vậy thì là ai? Ai mới có thể trách hờn ba được hả?

– Có những chuyện của người lớn con không cần quan tâm. Chuyện của con bây giờ là cố gắng học hành.

– Không! Con không thể học được. Con không thể học được.

Trần Huy ở trong phòng nghe tiếng cãi vã cũng xuống chứng kiến. Tuy nhỏ những câu nói rất chững chạc:

– Thúy Hồng! Chị làm gì vậy? Gia đình ta ít anh em. Việc ba nhận chị Hải Yến là con nuôi cũng tốt thôi. Có gì đâu mà chị phản kháng mạnh như thế?

– Em cũng bị u mê rồi.

– Em không phải u mê . Em chỉ là không ích kỷ như chị thôi.

– Em ...

Trần Huy chạy đến bên cha:

– Ba! Con ủng hộ ba!

– Cám ơn con.

Rồi cậu chạy đến bên Hải Yến:

– Chị. Em cũng ủng hộ chị luôn.

– Chị cám ơn em.

Chân tình của Trần Huy đã xoa dịu đi phần nào nơi đau khổ của Hải Yến.

Ông Trần Huỳnh nói như ra lệnh:

Tất cả phải sống ôn hòa với nhau, không ai được làm rối tung lên cả. Thúy Lan! Em lên phòng anh có việc muốn nói với em.

Bà Thúy Lan lặng lẽ cúi đầu. Xưa nay bà luôn phục tùng chồng. Đó là điều khiến ông Trần Huỳnh phải yêu thương và trân trọng bà:

– Dì ba đâu?

– Dạ có tôi.

Dì ba bước đến gần ông Trần Huỳnh:

– Ông chủ cần dặn tôi điều gì?

– Dì thay tôi khuyên giải Hải Yến.

– Dạ!

– Cám ơn dì!

– Dạ! Đó là bổn phận của tôi mà.

Dặn dò xong ông Trần Huỳnh bước lên lầu về phòng.

Thúy Hồng nguýt Hải Yến một cái rồi cũng về phòng. Trần Huy lè lưỡi ghẹo chị:

– Xấu quá! Xấu quá!

Thúy Hồng không thèm đôi co với em trai. Trần Huy nắm tay Hải Yến:

– Chị Hải Yến! Chị ở đây đừng đi nghe.

Có chị chỉ dạy em học rất tốt. Kỳ này em đã được làm học sinh tiên tiến rồi đó.

– Chúc mừng em.

– Đó là công của chị mà.

– Thôi! Em về phòng học bài đi. Chị đi nghỉ đây.

– Dạ!

Tất cả lại trở về cái không khí im lặng.

Sau phút cứng cỏi đối đầu với tình huống, Hải Yến bật khóc:

– Ngoại ơi!

Trong giây phút này cô chỉ còn biết kêu ngoại mà thôi. Chỉ có ngoại mới yêu thương cô bằng một tình thương thật sự. Còn ở đây, tất cả đối với cô chỉ là nước lã người dưng thôi. Làm sao mà bắt họ thương yêu mình được.

– Ngoại ơi! Con sẽ về với ngoại.

Đó là tất cả cầu chuyện mà mười mấy năm nay anh đã giấu em. Hải Yến là con của Hải Triều. Anh đã phụ bỏ mẹ con của Hải Triều để cưới em. Anh có tội với mẹ con của Hải Triều rất lớn. Sau khi cưới em, ba mẹ anh lại gặp tai nạn qua đời. Anh càng cho đó là quả báo. Nay Hải Triều đã chết, anh có bổn phận phải bao bọc và lo lắng cho tương lai của Hải Yến.

Bà Thúy Lan nhìn chồng thông cảm:

– Chuyện lớn như vậy tại sao anh lại giấu em?

– Anh không muốn làm em buồn.

– So với nỗi buồn của em, nỗi buồn của Hải Triều càng lớn lao hơn. Chúng ta không thể để cho Hải Triều chết mà không yên dạ.

– Anh cám ơn em Thúy Lan.

– Sao lại cám ơn em?

Anh ngỡ là sau khi biết rõ câu chuyện em sẽ giãy giụa khóc than như nhưng người đàn bà thường tình khác. Anh sẽ rất khó xử. Nào ngờ ...

– Em đến sau Hải Triều mà. Vả lại vì em mà cô ấy phải chết tức tưởi. Em cũng có một phần trách nhiệm.

– Lỗi không phải ở em. Chuyện này hoàn toàn là do anh cả.

– Sao anh không nói cho Hải Yến biết chuyện này.

Nhất thời anh sợ Hải Yến không thể chấp nhận được. Anh muốn gần gũi nó lâu ngày để tạo thêm tình cảm. Nào ngờ, hôm nay lại xảy ra cớ sự.

– Em xin lỗi. Nếu em biết được chuyện này sớm hơn thì sẽ không như thế đâu.

Cũng không thể trách em được. Mọi chuyện anh gây ra hãy để anh tự giải quyết.

– Còn chuyện này nữa.

– Chuyện gì hả anh?

– Em đừng vội nói cho con biết chuyện này. Anh không muốn làm ảnh hưởng đến việc học hành của chúng nó.

– Em sợ chúng ta càng giấu diếm càng gây nhiều hiểu lầm hơn.

Hãy để một thời gian nữa đi em.

– Tùy anh. Em tôn trọng sự quyết định của anh.

– Anh thật có phước lớn mới cưới được một người vợ như em.

– Chớ không phải anh nhất quyết từ chối để em vì anh mà phải dẹp bỏ lòng tự ái để được làm vợ anh.

– Xin lỗi em. Anh có nỗi khổ riêng thôi chớ anh đâu cô chê em gì đâu.

– Anh ngủ đi! Đừng lo nghĩ nữa. Mọi chuyện đâu cũng vào đấy cả.

– Em cũng ngủ đi.

– Anh yên tâm, em không trách hờn gì anh cả. Đó là chuyện tình cảm riêng tư của anh. Em không ghen hờn gì. Hải Triều đã chết. Chắc anh không còn lòng dạ nào mà để ý người nào khác đâu.

 

Trần Huỳnh cười, nụ cười thật vui sau mười mấy năm trầm tư, u uất. Ngày mai chắc chắn rằng hạnh phúc gia đình ông sẽ đẹp tươi hơn.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 914

Return to top