Ðêm hôm đó bác sĩ Trương Vĩnh Cần đã qua đêm với ông cháu ngoại của cụ phó Thực cùng cô Kim Thoa có lẽ là bồ bịch làm ăn của cậu ta. Ông bác sĩ qua đêm với đôi trẻ trên tảng đá rộng như cánh phản trồi lên ở giữa khu nghĩa địa Ðá đen trong rừng thẳm. Ðược uống rượu cuốc lủi rất mạnh lại được ăn no bụng bác sĩ Cần khoan khoái ngả lưng trên phiến đá lạnh ngắt. Lúc này cũng phải gần nửa đêm rồi. Sương rừng xuống lạnh buốt. Gã thanh niên đốt một đống củi to cạnh tảng đá để cho đỡ giá như gã lẩm bẩm. Rồi gã lại ngồi tì tì uống rượu. Thì ra gã là một tay bợm rượu giống hệt như ông ngoại gã. Bác sĩ Cần có cảm tưởng gã đã lớn vọt lên thành một kẻ lọc lõi từng trải chứ không còn là một thằng thanh niên ngây ngây ngô ngô đang hơn hở khoe với ông ngoại: "Ông về rồi ạ. Cháu mua được Em bé Mường La, Hò kéo pháo cho ông rồi đấy. Sơteriô. Băng gốc..." Bác sĩ Cần khoan khoái vươn vai vặn lưng. Ông muốn chợp mắt một lúc nhưng không thể được. Có lẽ quá giấc rồi chăng. Cô bé Kim Thoa đã cuộn mình trong một cái áo bò ngủ ngon lành. Cái eo lưng của cô bé bằng một chắt tay mà cặp mông to quá cỡ đang chồng về phía ông bác sĩ. Bác sĩ Cần chỉ nằm yên lặng nghĩ vẩn vơ. Ông không bắt chuyện với gã trai. Từ lúc bắt gặp đôi trẻ ở bên cái huyệt đen đến giờ ông bác sĩ chưa hề hé răng với chúng một lời. Ông chẳng biết nói chuyện gì với chúng nó cũng như ông chẳng còn cái khả năng tò mò ngạc nhiên nữa. Cũng như ông đã bắt đầu tin rằng ông đang mắc một căn bệnh tâm thần thể hoang tưởng ảo mộng chỉ còn có khả năng lo sợ kinh hãi hối hận tự phỉ nhổ kinh bạc căm thù đối với chính mình. Ðêm hôm đó gã trai ngồi gác một chân lên cái túi du lịch đen uống rượu một mình. Gã uống hết nhẵn chai rượu rồi chắt chỗ rượu còn sót lại trong cái can nhựa ra uống nốt. Ðống lửa cháy phừng phừng cháy chán chê lụi tàn dần chỉ còn tro than âm ỉ hôi hồi bốc lên một làn khói trắng ngoằn nghèo. Rồi gã say rượu. Trời đêm lạnh buốt mà người gã nóng hầm hập. Gã lè nhè kể cho ông bạn người giời cửa ông ngoại gã bất chấp ông ta đã ngủ hav còn thức. Câu chuyện của gã cũng thật lạ tai bác sĩ Cần:
- Ông bác người giời ạ. Ông bác bị các bác các chú con đá đít ra ngoài cửa là đúng. Ông bác đừng oán hận gì họ. Chẳng qua ông ngoại con sĩ diện chưa kể hết về họ cho ông bác nghe đấy thôi. Ðối với họ ông bác là cái thá gì. Chỉ nguyên cái việc ông bác đã tìm ra được hài cốt của bác Cả Xuân để ông ngoại con rinh về đây là họ đã chán cái mặt ông bác lắm rồi. Chả là ông ngoại con có tuyên bố nếu đưa được nắm xương của bác cả Xuân về thì ông sẽ mua luôn quả đồi lùn để làm nghĩa trang liệt sĩ của riêng dòng họ Ðinh này tưởng niệm bác cả Xuân. Và như vậy thì chắc chắn ông ngoại con sẽ nhẵn túi còn đâu tiền để chia cho các con sau khi ông qua đời. Con biết ông ngoại con nhẵn túi rồi. Nhẵn thín. Túi ông rỗng tuếch từ lâu rồi. Một lần con hỏi ông vay hai cây để ôm một bộ giàn thật xịn trang bị cho quán caraôkê thì ông ngoại đã ôm lấy con mà khóc: "Con ơi ông hết tiền rồi. Chỉ còn có cái xác nhà hàng ấy thôi. Ông sẽ bán cái nhà hàng đó đi để mua quả đồi lùn cho bác Xuân mày. Nếu lúc đó còn thừa thì ông sẽ lén cho riêng con. Nhưng mày phải kín mồm kín miệng vì ông còn mấy thằng cháu đằng nội kẻo không thì lại chỉ vì tí tiền mà anh em họ hàng lại đâm thù hằn ôm hận, cạch mặt tuyệt giao với nhau. Cứ y như các bác các chú mày đấy ông buồn ông đau khổ lắm con ơi. Nhưng ông không dám trách ai chỉ trách bản thân mình thôi. Tại ông cả. Tại ông đã bắt được vàng. Tại ông đã moi bảy cục vàng đó lên. Tại ông đã thả bảy con quỷ khốn kiếp đó ra để chúng nó gieo tai ương cho họ Ðinh nhà ta." Thưa ông bác nhà giời, ông có biết không, ông ngoại con thiêng lắm nhá. Khéo ông con cũng là người nhà giời đấy ông ạ. Ngay cái đêm sau hôm ông đột tử trên đỉnh qua đồi lùn. Ông về báo mộng cho con. Ông hiện về đầu cạo trọc lốc, răng to như bàn cuốc gớm ghiếc. Tuy vậy ông ngoại lại xoa đầu con rồi bảo: Thằng Hoàng cháu yêu của ông đâu. Trong các con ông thương mẹ mày nhất. Trong các cháu ông cũng thương mày nhất dù mày chỉ là cháu ngoại của ông. Ông phải hiện về báo mộng cho con đừng có xui mẹ mày dại dột xông vào cái đại hội gia đình họ Ðinh mà đòi hỏi chia chút của thừa của ông ngoại mày. Rồi đấy con xem các bác các chú mày sẽ bán nghiến ngay cái réttôrăng cầy tơ bảy món của ông khi chưa tới bốn chín ngày của ông cho mà xem. Các bác các chú mày sẽ chia chác cấu xé nhau vì ngôi nhà đấy. Không đến lượt mẹ mày đâu. Nhưng mà cóc cần con ạ. Ông sẽ mách cho mày bí mật để đi đào của thiên hạ mang về nhà. Hãy vào ngay bãi vàng Hòe Phú. Trước khi đi nhớ vào khu nghĩa địa Ðã đen đào cho được cái đầu lâu của ông thày cúng người Thổ chôn ở gần ba tảng đá đen ở giữa khu nghĩa địa. Cái đầu lâu này sẽ mách cho con đào được vàng chôn ở dưới đất đấy. Con nhớ lời ông đừng có quên. Ði ngay đi con ạ. Ði gấp đi sớm ngày nào hay ngày ấy. Khặc khặc khặc...
Gã trai tự tay bóp cố mình bật cười khặc khặc điệu cười phun hơi của những kẻ đang say mềm.
- Ông bác nhà giời có biết vì sao con rất cần tiền không. Cần nóng ngay một khoản độ chục cây hai chục cây. ấy là con muốn tân trang lại cái nhà hàng caraôkê bẩn thỉu chật hẹp mà tối hôm nọ ông ngoại con đã dẫn ông bác tới chơi. Con cần phải tân trang nó lại hiện đại hóa nó lên để còn cạnh tranh với hơn bốn chục cái nhà hàng caraôkê ở cái phố huyện đồng rừng này. Ngày xưa khi được ông ngoại chia cho một cục vàng mẹ con cũng xây một ngôi nhà bốn tầng ngất ngưởng cửa kính sáng choang sang trọng lắm ở ngay đầu cái phố huyện này. Nó cũng chính là cái ngôi nhà của chú tư bán đồ điện máy và đồ nhôm xoong nồi đang ở bây giờ. Nói chuyện này ra thì dài dòng. Nhưng đã nói thì phải nói hết. Mẹ con là người giỏi giang tháo vát và tiết kiệm lắm ông bác ạ. Chính mẹ con là một trong ba người xây nhà bốn tầng khung nhôm kính mờ đầu tiên ở cái phố huyện này. Còn trước cả bác hai chú tư chú sáu. Mẹ con cũng là người mở cửa hàng kinh doanh caraôkê đèn mờ đầu tiên không phải ở cái phố huyện rừng rú man rợ đây mà còn ở ở khắp cả cái vùng này. Con sẽ còn nhớ mãi cái thời buổi làm ăn hoàng kim ấy. Tiền đổ vào như rác. Có ngày lãi ròng cũng hơn ba chục triệu. Ngôi nhà bốn tầng của gia đình con từ tầng một đến tầng tư có khi còn lôi cả lên tầng thượng. Suốt ngày cứ rập rình xập xình eo éo "đời tôi cô đơn không biết yêu ai..." í. Bố con bỏ luôn biên chế cán bộ văn hóa huyện hưởng một cục rồi về nhà làm giám đốc điều hành giúp mẹ con quản lý cái nhà hàng caraôkê Hoa Phượng nổi tiếng ấy. Ðáng lẽ ra với tốc độ làm ăn như thế thì gia đình con sẽ trở thành siêu cường lọt vào tóp ten mười đại gia bậc nhất của cái phố huyện này. Nhưng rồi tai họa bắt đầu ập xuống gia đlnh con kể từ khi mẹ con ngã bệnh đi nằm bệnh viện hết cắt u nang buồng trứng đến cắt lách, mổ dạ dày liên miên hết tháng này qua tháng khác. Và cũng kể từ lúc mẹ con lâm bệnh thì bố con mới hiện nguyên hình là một ông chồng xỏ lá bạc bẽo. Mẹ con đi nằm bệnh viện được hơn tháng ông ta đã cùng với một ả ca-ve tên là Bích Loan mà trước đây ông vẫn lén lút đi lại chung chạ lặng lẽ từng bước chiếm lấy cái nhà hàng caraôkê này. Mưu ông ta thâm lắm. Võ ông ta kín lắm. Ông lại làm từng bước thận trọng vì dù sao cũng e ngại họ đằng ngoại bên vợ. Thoạt đầu ông ta làm cho doanh số của nhà hàng tụt xuống thảm hại lỗ triền miên không thể chịu đựng nổi rồi ông mới vào bệnh viện bàn với mẹ con bán ngôi nhà cho chú tư lấy một phần nhỏ số tiền mua cái nhà hàng caraôkê chật chội bẩn thỉu bé tí xíu như cái quán cóc mà ông bác đã đến chơi hôm nọ cùng với ông ngoại con. Còn lại phần lớn hơn đáng nhẽ tập trung thuốc thang cho mẹ con thì ông ta tự động đi buôn gỗ rồi nói thác đi là bị kiểm lâm bắt và bị lâm tặc trấn lột nên mất sạch cả vốn lẫn lãi. Nhưng thực ra thì ông ta đem giấu số tiền đó đi, một nửa mang về quê ở đâu tít một tỉnh vùng đồng chua nước lợ dưới đồng bằng tậu mấy sào vườn để tính chuyện lâu dài khi mẹ con chết thì ông ta chạy về đó lấy một cô mười tám đôi mươi. Còn một phần tiền khác ông đổi ra vàng giấu biệt đi để dành có dịp sẽ cùng với cô ả ca ve Bích Loan vào Sài Gòn buôn bán làm ăn nếu thắng thì sẽ dựng nghiệp ở luôn trong đó không về cái huyện đồng rừng này nữa. Sở dĩ con biết tường tận chuyện này vì chính mồm ả ca ve Bích Loan phun ra trong một lần ngồi nhậu lúy túy ở quán tiết canh ngan gầm cầu xi măng. Con có mách ông ngoại con chuyện này thì ông gạt đi rồi tặc lưỡi bảo: Thôi con ạ Người ta có số cả. Số mẹ con nó như vậy thì phải chịu. Hồi mẹ mày đòi lấy thằng bố mày ông đã can nhưng mẹ mày không chịu nghe nhời ông. Thôi cũng là số cả. Trách gì thằng bố mày. Ðồ nhà quê mất gốc nó như vậy đấy. Cán bộ phòng văn hóa gì thứ nó. Khốn nạn. Học làm người tử tế chả học chỉ thích học trò làm thằng lưu manh. Ðồ khôn vặt, đồ dở người.
Hòe Phủ là một vùng núi đá vôi trầm tích nằm lạc loài giữa vùng đồi đất đá ong trùng trùng cây cọ của miền trung du. Tại sao giữa vùng thổ nhưỡng cọc cằn đá sỏi đá gan gà, đá tổ ong lại trồi lên một vùng núi đá xanh thẫm um tùm cây cối phong cảnh rất ngọa mục nom cứ như là có bàn tay con người sắp đặt chơi cây cảnh non bộ. Hòe Phủ cũng đồng thời là tên một cái xóm hơn bốn chục nóc nhà của một cộng đồng tộc người Conmol không rõ từ vùng núi rừng thượng du nào trôi dạt về và trôi dạt về từ bao giờ? Người Kinh ở quanh vùng gọi cái xóm tộc người Conmol này là xóm Hòe Phủ vì đó cũng là tên địa dư ghi trên bản đồ. Nhưng tộc người Conmol lại gọi cái xóm Hòe Phủ mình đang ở là mường Chiềng Ðộng. Tuy vậy nếu có ai từ xa về đây hỏi Hòe Phủ Chiềng Ðộng đều được người ta chỉ cho tới nơi rất chu đáo. Tộc người Conmol ở Chiềng Ðộng quen canh tác lúa nước chứ không đi nương. Ðời sống của họ cần cù kín đáo hiền hòa bao năm rồi lặng lẽ chìm vào cây cỏ núi đồi như những tộc người không tên không biết tới. Và có lẽ mãi mãi như vậy vĩnh viễn như vậy nếu như hơn hai năm lại đây không bùng nổ một vụ việc rất kỳ lạ rất quái quỉ. Như lời người ta đồn thổi thì một hôm có một chuyến xe khách chạy qua đây. Ðúng lúc xe qua cây cầu sắt bắc qua con suối Cam chảy ngang qua đường quốc lộ chỉ cách mường Chiềng Ðộng vài trăm mét thì có một ông khách bị đau bụng không thể nhịn được đã bĩnh tung tóe ra quần. Thối không thể chịu nổi lái xe đành đổ dúi xe vào vệ đường cho ông khách xuống suối rửa ráy thay quần áo. Ðáng lẽ ra ông khách chỉ cần lỉnh vào gầm cây cầu sắt hì hụp lõm bõm một lúc là xong nhưng chẳng may ông khách này lại là một ông phó tiến sĩ hóa học đang đương nhiệm một chức vụ phó cửa một bộ rất quan trọng không dính dáng gì đến ngành hóa học. Ông trí thức cán bộ vụ phó này sĩ diện xấu hổ với các bà các cô ngồi trên ô tô nên cứ lùi lũi lội ngược mãi dòng suối vào tận sát mường Chiêng Ðộng để tắm giặt thay dồ. Chẳng biết thế quái nào mà ông ta vồ ngay được một cục vàng to bằng quả ổi ngay giữa lòng con suối Cam. Và thế là tất nhiên... Nhưng đó chỉ là một lời đồn thôi. Sự thật là người ta đã phát hiện ra có rất nhiều mạt vàng lẫn trong cát của con suối Cam. Người ta đây là ai thì không biết chỉ biết khi phát hiện ra có mạt vàng trong cát suối Cam thì dân trong vùng và người tứ xứ nườm nượp đổ về cái vùng Hòe Phủ này cái mường Chiềng Ðộng này như trẩy hội. Bây giờ nói lại chuyện bác sĩ Trương Vĩnh Cầm qua đêm với đôi trẻ trên tảng đá rộng như cánh phản giữa cái khu nghĩa địa Ðá đen trong rừng thẳm. Ðêm đó cô bé Kim Thoa gối dầu chống cặp mông tròn vo to tướng ngủ như chết. Cô bé lại còn ngáy nữa chứ. Tất nhiên cô không ngáy khò khò hoặc rống lên nghèn nghẹn như bị bóp cố bóp mũi. Cô bé ngáy gừ gừ đều đều như con mèo hen. Dù sao thì con gái ngáy nghe cũng đáng yêu hơn bọn con trai đàn ông ngáy. Xem chừng Kim Thoa là một cô bé dạn dĩ vô tâm vô tính. Còn ông cháu ngoại cụ phó Thực thì chỉ ngồi nốc rượu rồi lảm nhảm kể chuyện. Suốt cả đêm đó bác sĩ Cần không tài nào chợp mắt được. Ông cũng chẳng có hứng thú uống rượu qua đêm đua cùng gã trai trẻ như lần nào cũng đã lâu ông thách đấu qua đêm với Mùi cá ngạnh thuyền trưởng. Chao ôi cái đêm đó cũng đã trôi qua lâu rồi bác sĩ Cần chẳng bao giờ nhớ lại. Ông bác sĩ nằm dài trên tảng đá ngay cạnh cô bé Kim Thoa nhưng nằm theo kiểu quay đầu đít nghĩa là cái đầu ông bác sĩ gối lên cái va ly cũ rích kê cạnh bộ mông đầy gợi dục của cô gái. Bác sĩ Cần nằm mơ màng nghe gã trai lảm nhảm kể chuyện. Ông nghe câu được câu chăng một phần vì ông chập chờn mơ màng nhưng một phần vì có những lúc gã trai lè nhè thì thầm như kể một mình. ấy cũng là cái lối kể chuyện của những kẻ đang say bét nhè. Mãi đến gần sáng bác sĩ Cần mới thiếp đi nhưng ông thiếp đi chẳng được bao lâu thì gã trai và cô gái đã lay ông dậy. Khi bác sĩ Cần lồm cồm ngồi lên thì thấy đôi trai gái đã nai nịt gọn gàng. Anh chàng Hoàng đeo cái túi du lịch đen. Cô Kim Thoa xách một cái làn đỏ. Cả hai rất tươi tỉnh. Lúc này trời cũng đang sáng dần. Gã trai cười cợt kéo tay ông bác sĩ. "ông bác đi với chúng con nhá. Không sợ thiệt đâu". Cô bé Kim Thoa cũng nhoẻn cười tự tay đội cái mũ ếch ki mô lên đầu ông bác sĩ: "Chúng con quyết định kết nạp ông vào hội làm ăn rồi. Ông đội mũ vào kẻo lạnh dầu". Gã trai nói thêm: "Ðêm qua ông ngoại con lại hiện về báo mộng cho con biết là con phải có trách nhiệm trông nom ông thay ông ngoại con vì ông là người nhà giời đã tìm thấy bác cả Xuân. Ban nãy con đã bàn với cái Thoa. Ông bác cứ đi với chúng con một chuyến. Coi như là đi du lịch Tây ba lô ấy mà. Ông bác đồng ý nhá". Nói rồi gũ trai cười nhăn nhở: "Ông bác không đi theo chúng con thì đi đâu. Lại đi ăn mày ăn xin à". Nói đến đây gã bỗng cười phá lên vui vẻ rồi hát nghêu ngao: "ăn mày là ai ăn mày là ta. Ðói cơm rách áo thì ra ăn mày". Bác sĩ Cần cũng bật cười theo. ừ nhỉ ông biết đi đâu về đâu ở cái chốn đồng rừng lạ hoắc này. Và thế là ông bác sĩ vui vẻ gật dầu. Ngay buổi sáng hôm đó bác sĩ Trương Vĩnh Cần xách cái va ly cũ rích theo đôi trai gái lội tắt rừng ra đường quốc lộ ngồi đợi xe. Cũng may mà ông bác sĩ không phải quay trở lại con đường mòn toàn cứt trâu bò cứt người vả lũ rắn độc hay quyến rũ nhau đến để giao phối. Nếu không thì chắc chắn ông sẽ dẫm vào cứt mất thôi. Khoảng gần trưa thì cả ba đáp nhờ một xe tải 4 tấn trùm bạt kín mít từ cửa khẩu ầm ầm lao về. Có lẽ là một xe chở hàng lậu phân urê vì thùng xe bốc mùi hăng hắc tanh tưởi rất khó ngửi. Gã lái xe mặt mũi hốc hác táo tợn dứt khoát bắt cả ba người lên cabin chứ không cho lên thùng xe và nhất định bắt cô Kim Thoa ngồi sát cạnh để gã còn xô đẩy cấu véo. Xe chạy một lèo ba tiếng đồng hồ tới gần một thị trấn có tên gọi Cao Xá gì đó thì gã lái xe tống cả ba xuống vì sợ cảnh sát giao thông phạt vi cảnh. Tiếp sau đó là những đoạn đi bộ lếch thếch rồi đi xe lam rồi đi xe ôm đi đò đi thuyền rồi lại đi xe ôm. Bác sĩ Cần chỉ biết cắm đầu ngậm tăm đi theo đôi trẻ.
Chúng nó ăn uống ông cũng ăn uống. Chúng nó ngồi nghỉ ông cũng ngồi nghỉ. Chúng nó rẽ vào một quán trọ nào lăn ra ngủ ngáy khò khò thì ông cũng rẽ vào quán trọ đó nằm cùng đầu cùng đít với chúng. Ði đâu về đâu. Ði qua những thị xã thôn xóm làng mạc những vùng đất nào bác sĩ Trương Vĩnh Cần không cần biết và ông cũng chẳng có nhu cầu cần biết vì ông bác sĩ đã hoàn toàn mất hẳn cái khả năng nghi hoặc tò mò rồi. Cứ như vậy lang thang thất thểu ba ngày ba đêm tới ngày thứ tư cỗ xe khách long sòng sọc đang chạy vòng vo hồn hển lên lên xuống xuống giữa một vùng đồi núi xanh biếc đẹp như tranh vẽ thì bỗng nhiên đỗ xịch lại đổ cả ba xuống một cây cầu sắt không tên ba nhịp cong cong bắc trên đường quốc lộ. Gã phụ xe mặt nhọn như mặt cáo đập ùng một cái vào cửa xe rồi hô lên:
- Ai xuống Chiềng Ðộng thì xuống nốt đi.
Không có ai xuống theo ông bác sĩ và đôi trai gái. Chiếc xe khách lại ầm ầm chạy đi ống xả phun khói xanh lè. Gã phụ xe treo nửa người ra ngoài thành xe như làm xiếc cười hơ hớ ném lại một câu chửi thề:
- Mẹ kiếp. Bây giờ mới mò đến thì có mà đãi cứt.
Ông bác sĩ và cô gái đứng rúm vào nhau trên cây cầu. Một người xách cái va ly cũ. Một người xách cái làn bẹp. Cả hai giương mắt hết cúi xuống nhìn dòng suối Cam đang chảy róc rách ở dưới chân cầu lại ngẩng lên ngắm nhìn cái bản nhỏ lơ phơ mấy nếp nhà sàn đang lấp ló nép sát vào chân quả núi đá tím thẫm sừng sững ngay bên kia đường cách có mấy thửa ruộng lúa nước xanh mơn mớn. Cô Kim Thoa buột kêu lên như bị véo vào mông:
- ới Bãi vàng đâu. Từ lúc xuống xe gã trai Hoàng cũng đang đực mặt ngắm nhìn vẻ cô tịch nhãn nhã xanh dờn của núi rừng ba bề bốn bến xung quanh. Mặt gã nhăn lại đầy vẻ thất vọng. Rồi gã hất đầu ra lệnh:
- Vào xóm hỏi thăm vậy.
Vật cái túi du lịch to kềnh càng lên vai gã trai xăm xăm đi xuống bờ ruộng. Ông bác sĩ và cô gái tay làn tay va ly lếch thếch đi theo. Ba người lội bì bọp trên cái bờ ruộng bẩn thỉu băng qua mấy thửa ruộng rồi leo lên một bãi đất đầy phân bò khô và những bụi cây chó đẻ xơ xác lơ phơ hoa tím. Ðang ngơ ngác thì có ông cụ áo chàm người gày đét như con vượn, vác ống bương lò dò từ trong một kẽ núi chui ra. Ông cụ hỏi trống không:
- Chúng mày đi đâu?
Gã trai nhanh nhảu:
- Vào bãi vàng.
Ông cụ lắc đầu:
- Huyện nó về quản lý rồi. Làm thuê cho nó không đủ tiền đánh bạc. Chúng nó bỏ về gần hết rồi. Gã trai cười nhạt quay lại nói với ông bác sĩ:
"Ông khọm già nói phét đấy. Dân ở đây không muốn cho người lạ vào hôi của".
Rồi gã thản nhiên hỏi ông già bản:
- Bãi vàng ở bên kia núi có phải không ạ?
- Phải đấy. Ði vòng qua cây cọn nước kia kìa.
Ông già trưởng bản trỏ một cây cọn nước to tướng đang lử đử kẽo kẹt quay tròn ở sát chân núi rồi lẳng lặng bỏ đi. Gã trai cười hề hề có vẻ đắc chí. Gã nói một mình:
"Có thế chứ. Nào đi".
Ba người nối nhau men theo con đường mòn lướt thướt cỏ dại và những bụi cây xấu hổ rậm rạp cao lút đau gối rồi lội bì bõm qua con suối Cam lổn nhổn đá đầu sư. Tới khi vượt qua cái yên ngựa đá trầm tích trắng lốp hoa lau sang tới bên kia quả núi đá thì nhìn ngay thấy một đám người lúc nhúc lấm bê bết đất đang rối rít chen nhau tụt xuống bò lên rồi lại tụt xuống một cái thúng đất nhão nhoét sâu hút rộng tới gần sào đất đang được đào bới ngổn ngang bùn đất. Trên miệng thúng có một cỗ máy bơm đang xình xịch nổ máy hút nước. Thì ra vì bị qua núi chắn ngang nên những tiếng người la hét tiếng máy nổ không vọng sang bên kia có con đường quốc lộ chạy qua. Gã trai nhảy thách lên y như đã vồ được cục vàng tổ bố:
- Có thể chứ. Ðây rồi.
Cũng đã không ít bài báo tả lại tỉ mỉ các bãi khai thác vàng khai thác đá đỏ ở vùng Cồ Chắt vùng Bến Hạ hoặc ở vùng thung lũng Ta Cần Khương Ðệ... Các nơi đó đất đai nhà cửa ruộng vườn đều bị đào bới nham nhở như trên mặt trăng. Rừng bị đốn trụi. Các con suối đục ngầu ô nhiễm bẩn thỉu và hầu hết dân bản địa các vùng đó đều bỏ đi đào vàng hóa thành thổ phỉ sống trà trộn giữa đám thợ đào vàng tứ chiếng bợm trạo ban ngày chui xuống các giếng đất hun hút sâu hàng chục mét tối đen có thể xập xuống bất cứ lúc nào chôn vùi luôn kẻ đang đào bới ở dưới đáy giếng. Ban ngày thì như vậy, ban đêm lại rúc vào các quán nhà thổ hôi hám tanh tươi hoặc ngả ngốn gật gừ say sưa trong các quán nhậu lù mù lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu thịt và mùi máu tươi của các băng đảng giang hồ, kẻ cướp sẵn sàng cắt cổ nhau chỉ vì mấy cái vẩy vàng bé tí tẹ o. Ðấy là nội dung các bài báo mà Hoàng vẫn đọc vì vậy giờ đây gã trai không giấu nổi vẻ ngạc nhiên ngỡ ngàng. Cái bãi vàng ở mường Chiềng Ðộng nó nằm chềnh hềnh ngay trên một cánh đồng lúa nước hiền hòa trống trải. Tiếng máy nồ xình xịch quen tai và cái đám người đông đúc chen chúc lấm như ma vùi kia giống như đang đào mương làm thủy lợi chứ không phải là đang xục xạo đào bới tìm kiếm những vẩy vàng lẫn trong đất đá nằm sâu dưới lòng đất. Ông cụ người dân tộc vác ống bương nói: "Huyện nó về quan lý rồi!... Là muốn nói có lẽ rút kinh nghiệm về việc thả nổi cho dân tứ chiếng vào khai thác vàng phá tan hoang các vùng Bến Hạ Cổ Chắt Tà Cần Khương Ðê... cho nên ở mường Chiềng Ðộng này ngay sau khi tìm thấy vẩy vàng ở lòng con suối Cam ủy ban nhân dân huyện Hòe Phủ đã cử công an về canh gác rồi ủy quyền cho xã đứng ra tố chức thuê mướn nhân công và máy móc phương tiện khai thác rất có qui củ trật tự. Chính vì thế mà đứng ở trên cái yên ngựa đá trầm tích trắng lốp hoa lau nhìn xuống, thì ông bác sĩ Cần và đôi trai gái còn trông thấy những hàng rào đóng cọc chăng dây kẽm vây quanh mấy cái thúng đất tổ bố đang bị đào xới nham nhở. Rồi lại có những bóng người cầm dùi cui cao su đi lại. Có lẽ vì thế cái đám đông lấm láp đông như kiến dưới cánh đồng kia có cái vẻ nhộn nhịp đông vui như một đám người đang làm thủy lợi chứ không thấy bốc lên sát khí của sự chết chóc ghê rợn.
Khi ông bác sĩ và đôi trai gái lò dò đi tới gần thì có một ông trạc ngoài tứ tuần, tóc muối tiêu, áo chàm trắng phớt đất; đi đôi bốt Trung Quốc cao tới đầu gối ướt loáng nước bì bọp đi tới chắn đường rồi hỏi độp một câu trống không đúng cái kiểu hỏi của những tộc người Mường Mán, Cao Lan, Sán Chỉ:
- Vào chụp ảnh tham quan bãi vàng Chiềng Ðộng lố?
Rồi không đợi mấy người kia bị hỏi trả lời, ông ta vui vẻ nói luôn:
- Vào thăm quan chụp ảnh thì mua vé. Ba nghìn một vé. Người lớn một vé. Trẻ con nửa vé.
Cô Kim Thoa cấu tay ông bác sĩ Cần. Gã trai vồn vã lắc đầu. Có lẽ gã không thể ngờ lại được đón tiếp như vậy. Gã ấp úng:
- Không tham quan chụp ảnh đâu. Chúng tôi muốn...
Ông tóc muối tiêu áo chàm cướp lời luôn:
- Thế thì mày vào Chiềng Ðộng của chúng ta đào vàng rồi? Ðúng hả. Hay lắm. Hoan nghênh. Chúng ta đang thiếu người làm ở bãi Bàng và ở cả các giếng khoan nữa. Hay lắm. Ði theo ta vào trong kia nói chuyện nào.
Ông tóc muối tiêu khoác luôn tay gã trai Hoàng như khoác tay một thằng cháu họ đằng ngoại rồi dẫn luôn cả ba người chui vào một cái lán tranh dựng rất tạm bợ sơ sài cạnh hàng rào dây kẽm gai. Bên ngoài lán lổn ngổn từng đống cuốc xẻng xà beng can nhựa quang mây sọt đất. Có cả cái cân treo tổ bố lấm bê bết đất đang treo lơ lững dưới ba cây cọc tre đực. Lại còn có cả những cái sàng gỗ ướt nhoen nhoét bùn chuyên dùng để sàng cát sàng bùn đãi vẩy vàng cũng chất thành đống mà phần lớn đều đã nứt vỡ. Bên trong lán chỉ có kê một bàn gỗ hai cái ghế phích nước bộ ấm chén. Tất cả những thứ đó cũng đều lấm bê bết. Ông áo chàm tóc muối tiêu tự giới thiệu họ tên là Bạch Văn Pẹp là trưởng thôn Chiềng Ðộng, cũng là một trong bốn người được xã ủy quyền đứng ra tổ chức khai thác bãi vàng này:
"Tuần này tới phiên tao trực chỉ huy".
Ông Pẹp nói như vậy rồi hỏi luôn:
- Chúng mày có giấy giới thiệu không?
Gã trai lắc đầu:
- Không.
Ông Pẹp lại hỏi:
- Có chứng minh thư nhân dân không?
Gã trai lại lắc đầu nói không mang theo để quên ở nhà rồi. Ông Pẹp thản nhiên gật đầu:
- Ta cũng chẳng cần.
Rồi ông lại hỏi tiếp:
- Chúng mày muốn làm ở đây bao nhiêu lâu?
Gã trai Hoàng suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Bao giờ tìm được vàng thì mới về.
Ông Pẹp cười hì hì vỗ vai Hoàng:
- Tốt lắm. Hoan nghênh.
Rồi ông hỏi ba người muốn đi đào giếng hay là làm ở bãi sàng. Thấy gã trai Hoàng đắn đo ông Pẹp lại cười bảo:
- Mày là thanh niên khỏe mạnh xuống giếng mà đào. Ðào được vàng thì chia đôi xã lấy một nửa mày lấy một nửa. Có giấy chứng nhận hẳn hoi. Còn người già kia và cô gái yếu ớt thì ra làm ở bãi sàng. Làm ở bãi sàng cũng hay bắt được vẩy vàng. Cũng thế thôi xã lấy một nửa chúng mày một nửa khi về cũng có giấy chứng nhận hẳn hoi. Nếu chúng mày ưng bụng thì ký vào bản hợp đồng. Mỗi người ký riêng một bản. Ký xong rồi xã ưu tiên cho chúng mày ngủ lán ở trong hang đá không phải trả tiền. Còn ăn uống cơm rượu thì chúng mày tự lo lấy. Thế là hết nội dung bản hợp đồng.
Thấy ông Pẹp thẳng băng rõ rành như vậy, Hoàng thích lắm. Gã trai ký toẹt ngay chút nữa thì rách cả giấy. Cô Kim Thoa vừa cười vừa ký. Bác sĩ Cần cũng ký vào bản hợp đồng, mặt ông thản nhiên chẳng chút háo hức, cũng chẳng lo lắng. Gã trai Hoàng nói với bác sĩ Cần xem ra mấy ông dân tộc Thô mừ khôn đáo để bổ đôi cơ đấy. Ðúng ra thì họ bốn ta sáu. Ðó là qui định chung đấy ông bác ạ. Ðúng như đoàn ca nhạc nhẹ lên phố huyện nhà con thuê bãi biểu diễn. Tiền bán vé chia theo tỷ lệ bốn sáu. Họ sáu. Phòng văn hóa phố huyện bốn. Mấy ông dân tộc này ngọt ngào ăn người đấy ông bác ạ. Võ của họ cứ y như võ chú tư họ nhà cháu giả ngọng ăn tiền. Thế là cánh ta mất đứt mười phần trăm. Nhưng thôi đành chịu. Tuy vậy ở đây họ tổ chức khai thác chu đáo an toàn. Họ lại bỏ vốn ra mua trang thiết bị đồ nghề. Thôi cứ coi mười phần trăm tính vào cái khoản trả công bảo vệ và mua sắm thuê mướn vật tư cũng được rôi. Thế là từ hôm đó bác sĩ Cần bắt đầu sống đời một gã thợ làm thuê khai thác vàng cho chính quyền mường Chiềng Ðộng. Cũng cần phải nói rằng từ cái ngày bỏ nhà xác của bệnh viện tỉnh đi giang hồ, bác sĩ Trương Vĩnh Cần chỉ sống một cuộc đời vô dụng bông phèng trừ thời gian ông được chủ tịch Phú trả lương thuê dạy tiếng Mỹ cho đám trai làng Cổ Mật. Có lẽ những ngày đãi vàng ở Chiềng Ðộng bác sĩ Cần mới thực sự sống cuộc đời lao động chân tay tuy thô thiển nặng nhọc nhưng lại rất có ích cho ông. Có ích đây không phải chí vì ông sẽ tìm kiếm được tiền mà điều quan trọng hơn chính cuộc sống lao động chân tay đơn giản này sẽ chữa cho bác sĩ Cần rất nhiều bệnh như bệnh đi đái dắt bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng ảo vọng và có khi cả bệnh liệt dương bệnh đau lưng và thấp thận. Buổi trưa hôm đó sau khi ký hợp đồng ông Pẹp bèn dẫn ba người vào một cái lán hôi sặc sụa trong hốc đá lạnh buốt. Gọi là lán cho có về thôi chứ nó chỉ là dăm cây tre được lợp tuyềnh toàng với mái cỏ tranh xơ xác mặc dù trời không mưa mà nước từ kẽ đá vẫn rỏ xuống lóc tóc. Trong lán chỉ có một cái sạp ken bằng ống mương làm chỗ ngủ và ba ông đầu rau đen xì để nấu cơm. Gã trai Hoàng bỏ cái túi du lịch kềnh càng xuống rồi thong thả lôi dần ra nào đèn pin chăn chiên, vải bạt dây thừng, dao quắm... thôi thì đủ thứ linh tinh kể cả một chai Rơmi Mác tin chưa khui. Trong khi đó cô Kim Thoa lôi từ trong cái làn ra nào xoong nồi bát đĩa chai lọ mắm muối. Gã trai Hoàng trải bạt chuẩn bị chỗ ngủ còn cô Kim Thoa thì bày biện chuẩn bị bếp núc. Gã trai có vẻ khoái lắm. Vừa buộc lại sạp gã vừa nghêu ngao:
"Ðời tôi cô đơn nên chưa biết yêu ai."
Thấy ông bác sĩ ngồi co ro trên một tảng đá, gã nháy mắt hỏi:
- Ông bác đau bụng à.
Bác sĩ Cần lắc đâu. Gã trai bỗng đứng lên ngơ ngác rồi buột hỏi to chẳng biết hỏi ai:
- Ơ! ở đây thì đi ỉa đi đái ở đâu nhỉ?
Cô Kim Thoa ré lên cười: - Xuống đồng.
Gã trai cũng cười theo:
- Hay lắm. Thứ nhất quận công thứ nhì ỉa đồng. Ðược đấy.
Thấy bác sĩ Cần vẫn ngồi ỉu xìu gã trai bèn nhấc bổng ông lên đặt lên cái sạp vừa trải bạt rồi an ủi:
- Ông bác đừng nản. Rồi đâu sẽ vào đó. Ông bác ngủ đi một giấc cho khỏe người. Theo hợp đồng sáng ngày mai chúng ta mới ra bãi vàng làm việc. Tối nay con sẽ dẫn ông bác vào bản uống rượu. Ông bác đừng lo tiếng Mường con nói như gió. Yên tâm đi. Con có linh tính những ngày tới nhất định chúng ta sẽ thắng lớn. Rồi gã trai cẩn thận treo cái túi du lịch bẹp dúm giờ đây chỉ còn đựng có mỗi cái đầu lâu bọc trong vải đỏ. Gã trai lại nháy mắt với bác sĩ Cần:
Ðợi vài hôm quen việc yên yên con sẽ tung cái bảo bối này ra. Ðấy rồi ông sẽ được tận mắt chứng kiến chúng ta sẽ trúng quá đậm. Nhất định chúng ta sẽ có nhiều tiền ông ạ. Ông ngoại con đã báo mộng rồi mà. Buổi chiều hôm đó gã trai Hoàng và cô Kim Thoa bỏ đi đâu. Có lẽ cả hai ra bãi vàng rồi đi chợ. Bác sĩ Cần trông lán. Ông nằm co quắp trên cái sạp ngư một giấc thật đẫy trong tiếng máy nồ xình xình đều đều từ dưới cánh đồng vọng lên mà không hề mộng mị. Có lẽ cũng vì bị bệnh tâm thần mà mọi chuyện xảy ra với ông mấy ngày qua đã trôi vào dĩ vãng rất nhanh. Cũng vì thế mà bác sĩ Trương Vĩnh Cần càng mất dần mọi nhu cầu suy nghĩ ham muốn và ngày càng trở nên vô cảm. Bác sĩ Cần ngủ một giấc thật đẫy chẳng hề mộng mị đến cuối chiều mới tỉnh giấc. Trời lúc này đã muộn. Gió lạnh thì thầm trong các hốc núi. Nằm trong lán nhìn ra ngoài bác sĩ Cần trông thấy từng tốp người bẩn thỉu rũ rượi rách rưới lử khử bò lên từ mấy cái giếng đào vàng nhão nhoét bùn đất hun hút tối đen. Nom họ như những bóng ma mỏi mệt vật vờ đang từ dưới âm ty địa ngục trồi lên. Một đám đông đi về phía các hang hốc trong dãy núi. Nhưng cũng có một số ít hơn tách ra đi về phía cái bản nhỏ ở bên kia mấy thửa ruộng lúa nước. Cái đám đông đang đi về phía núi là dân tứ chiếng về đây đào vàng thuê cho xã. Họ ngủ ở trong các hang hốc trong núi. Còn đám ít người kia là dân ở mấy mường Conmol trong vùng.
Tối hôm đó phải hơn tám giờ gã trai Hoàng và cô Kim Thoa mới mò mẫm lần về hang. Trời lúc này tối đen như mực. Khi gã trai bật lửa lên gã giật mình nhìn thấy ông bác sĩ đang trùm chăn ngồi co ro trên sạp giữa một bầy chuột to tướng lơ láo bò đi bò lại. Thấy ánh lửa bọn chuột chẳng thèm chạy trốn mà có con còn quắc mắt nhìn. Cô Kim Thoa nhặt một que củi vụt lấy vụt để bọn chuột tóa tợn rồi đưa cho bác sĩ Cần hai cái bánh chưng tí hin. Cô nói:
- Ông ăn tạm. Mua ở hàng nước ngoài đường quốc lộ đấy. Ngày mai mới chính thức nối lửa khơi bếp nấu cơm. Buồn ngủ quá. Ði ngủ đây.
Nói rồi Kim Thoa ngáp một cái rõ to lăn ra sạp rúc đầu vào đống chăn còn ấm hơi ông bác sĩ. Cô gái xuýt xoa:
- ấm quá ấm quá.
Một lúc sau đã thấy cô ngáy gừ gừ trong cái chăn. Chắc là cô gái đã ngủ rồi. Gã trai Hoàng chưa ngủ. Gã ngồi cạnh ông bác sĩ nhìn ông đang nhai tóp tép rồi cúi xuống im lặng hút thuốc và nghĩ ngợi. Người gã nồng nặc mùi rượu. Gã nói:
- Chiều nay con đã đi tăm một lượt. ở đây chỉ được cái trật tự an ninh thôi. Chúng ta đến hơi muộn ông bác ạ. Cờ tàn đến nơi rồi. Bọn đến trước đã ăn hết nạc bây giờ là cái đoạn vạc xương đây. Con đã xuống thử mấy cái giếng. Cũng ghê người. Hun hút như chui xuống âm ti địa ngục. Nước ở trong lòng đất lạnh buốt. Nhưng mà phải xuống giếng thì mới hy vọng. Nghe nói có ru bi ở dưới rất sâu trong đất. Ðã nhiều thằng vớ được ru bi rồi. Ru bi còn gấp mười vàng. Chỉ một hòn tí tẹo thế này thôi là đổi đời. Tiền tỉ đấy ông bác ạ
Gã trai co chân đá một con chuột đang gậm cái lá bánh rồi lại thong thả nói tiếp:
- Chiều nay con đã mua tích kê vào bãi. Mua trọn gói cả tuần. Hai ngàn một người một ngày. Con cũng đã thuê ủng, bao tay và sàng gỗ cho ông bác và con cái Thoa rồi. Hai người đãi vẩy vàng ở suối. Ông Pep nói đúng cả hai không thể chui xuống giếng được. Ðãi ở suối nhàn hơn. Bắt đầu từ ngày mai ông bác và cái Thoa đi làm theo tầm nghĩa là sáng đi tối về. Sáng dậy nấu cơm ăn no đi làm. Trưa ăn uống nhì nhằng nghỉ luôn tại bãi suối. Chiều làm đến năm giờ thì nghỉ. Có kẻng gõ hẳn hoi. Còn con thì phải làm theo ca. Lúc ca ngày lúc ca đêm. Phải làm theo ca để hút nước không thì đào đến đâu nước lại vào đầy đến đó là toi cơm cháo. Chẳng thế mà mỗi giếng thuê tới hai máy bơm Hitachi. Một máy làm việc một máy dự phòng. Ðấy. Ðại đại công việc là như vậy. Thôi bây giờ ta đi ngủ lấy sức ngày mai đi làm.
Nói rồi gã trai Hoàng lăn ngay ra sạp. Gã nằm ngay cạnh cái đống chăn lù lù của cô gái. Ðôi giầy Adiđát to tướng bê bết bùn nơi chân gã thò ra ngoài sạp. Gã trai chẳng thèm cởi giầy ra nữa. Gã nằm ngửa đầu gối lên hai tay. Hai mắt nhìn chăm chăm cái túi du lịch dúm dó đang treo thõng thượt trên trốc lán, trán nhăn lại nghĩ ngợi tính toán. Nhưng chỉ vài phút sau đã thấy gã ngủ ngon lành. Gã vẫn nằm giữ nguyên tư thế đó vẫn như đang chìm sâu trong suy nghĩ chỉ có khác là hai mắt thì nhắm lại mồm há ra như một đứa trẻ. Ðêm hôm đó vào lúc quá nửa đêm bác sĩ Cần bò dậy lần ra ngoài cửa hang đi đái. Gió đêm lạnh thấu xương tủy. Dưới cánh đông nơi mấy cái giếng đào vàng đang sáng nhấp nháy ánh điện. Vẫn có tiếng máy nổ xình xịch đều đều. Ngược gió nên tiếng máy nghe rất buồn: Có lẽ nó cũng buồn như thân phận mấy người thợ đang bì bọp đào bới dưới đáy mấy cái giếng vàng đó thôi. Bác sĩ Cần đứng thần ra một lúc lâu. Sương rơi xuống đầu ông lạnh buốt. Khi quay vào hang khơi to ngọn đèn dầu ông bác sĩ nhìn thấy ông cháu ngoại của cụ phó Thực đã lăn xuống đất từ lúc nào đầu gã gối lên một ông đầu rau đen xì. Còn cô Kim Thoa thì nằm xoay dọc trên sạp dạng hai chân rõ rộng thật thoái mái. Hai mắt cô gái mở to bất động. Thì ra cô gái có tật ngủ không nhắm mắt.
*
Thấm thoát bác sĩ Trương Vĩnh Cần và đôi trẻ đã ở bãi vàng Chiềng Ðộng được nửa tháng. Công việc và đời sống cũng đang dần dần vào nền nếp. Gã trai ông cháu ngoại cụ phó Thực làm việc ở đội đào giếng. Hôm thì làm ca ngày. Hôm thì làm ca đêm. Trước khi xuống giếng gã khoác lên người đủ thứ. Nào là mũ nhựa bảo hộ lao động có cả kính che mắt, ủng cao su Trung Quốc. Cuốc chim găng tay và cuộn dây chão tổ bố vắt qua vai. Toàn là dụng cụ lao động bắt buộc người thợ đào vàng phải tự mua sắm nếu không thì phải thuê của ban quản lý bãi. Trông gã oai vệ như phi công sắp bay vào vũ trụ. ấy vậy mà chiều về nom gã thê thảm như con chuột ghẻ bị ngâm nước. Quần áo đầu tóc ướt sũng. Mặt mũi tím đen. Hai bàn tay quắt lại ngâm nước nhiều quá nên cứ bạc ra răn reo như bàn tay khỉ già. Công việc đào bới dưới đáy giếng còn khủng khiếp hơn cả đào mỏ than mỏ đồng mỏ chì. Có một lần bác sĩ Cần đi qua giếng vàng ngó xuống đầu tóc ông dựng đứng lên vì kinh hãi. Giếng sâu hun hút tối đen. Thành giếng bê bết bùn lởm khởm nhô ra thụt vào những phiến đá đen xì đủ mọi hình thù kỳ quặc. Ðây là vùng đá vôi trầm tích đào sâu xuống luôn gặp hiện tượng Cát tơ nước ngầm vì thế đáy giếng lúc nào cũng phun đầy trào nước. Hai máy bơm một giếng thay nhau làm việc liên tục thả xuống những ống cao su hút nước to bằng cổ tay cổ chân đen xì lòng thòng nom như những con trăn yêu tinh đang từ dưới âm ti hắc ám bò lên trần gian. Sức vóc ông già đàn bà con gái chui xuống dưới đáy giếng đào bới vài hôm chắc lăn ra chết tắc tử. Bác sĩ Cần và cô Kim Thoa làm cái việc đãi vàng ở khúc suối Cam chảy sát chân núi. So với việc chui xuống giếng đào bới công việc này nhàn nhạ sung sướng hơn nhiều lại không sợ đổ đá lơ đất và hít phải khí độc chết người như bỡn. Tuy nhiên làm được vài ba hôm suốt ngày ngồi còng lưng hai chân tay ngâm trong nước suối lạnh buốt ấy là chưa kể phải liên tục đảo qua đảo lại những xảo cát sỏi nặng chình chịch khiến hai vai đau ê ẩm muốn rụng khỏi người thì công việc này cũng chẳng dễ chịu nhẹ nhàng gì. Có lẽ suốt mấy chục năm nay rồi tính cả thời gian chưa xuống làm ở nhà xác thì đây là những ngày đầu tiên bác sĩ Trương Vĩnh Cần phải lao động chân tay nặng nhọc như vậy. Ôi cái kiếp một đời bác sĩ trí thức chỉ quen kính trắng áo choàng chưa bao giờ phải mó tay vào những việc phu phen tạp dịch đất đá hạ tiện. Cũng cần phải nói rằng nếu như ngày xưa thì chắc chắn ngồi còng lưng làm cái công việc nhọc nhằn khốn nạn như thế này độ ba ngày thôi, quá lắm bảy ngày là ông bác sĩ sẽ lẳng lặng chuồn thẳng một hơi không bao giờ dám ngoái đầu lại. Nhưng những ngày này thì lại khác. Và đó cũng là điều may mắn vì những ngày tháng giang hồ ăn bờ ngủ bụi đói no mưa nắng đã khiến ông bác sĩ quen dần với cái đói rét khổ nhục. Và cũng còn một điều nữa cần nói lại không thừa ấy là do mắc phải căn bệnh tâm thần phân lập thể hoang tưởng ảo vọng khiến ông bác sĩ đã mất gần hết cái nhu cầu đòi hỏi hưởng thụ mọi sự khoái lạc. Ông chẳng còn mấy để ý tới sự hơn thiệt cũng như nỗi nhọc nhằn vất vả hay một đời sống nhàn hạ dễ chịu. Ông vô cảm dần với cái thế giới hỗn loạn xung quanh ông cũng như ông vô cảm dần với cái thế giới nội tâm lúc nào cũng cuộn réo, vật vã những thèm khát dục vọng của chính bản thân mình. Cuộc sống riêng của bác sĩ Trương Vĩnh Cần ở bãi vàng Chiềng Ðộng xem ra lại có phần thư thái dễ chịu vì hầu như chẳng có ai để ý tới một lão già gầy ốm rách rưới mát mát chập chập, nửa giống lão ăn mày ăn xỉn, nửa giống con khỉ già suốt ngày chỉ biết cúi mặt xuống những xảo sỏi cát bùn đất bẩn thỉu tanh tưởi. Cũng vì sức khỏe kém nên hết một ngày ngồi đãi vàng ở suối bác sĩ Cần chỉ còn đủ sức lê đôi chân giá buốt về đến hang là lăn ra thở như kéo bễ. Trời nhọ mặt chim sáo đá, chèo bẻo cu gáy, diều hâu từ ngoài cánh đồng rủ nhau bay về tổ trong các hang núi hốc núi thì bác sĩ Cần cũng rúc vào chăn đi ngủ. Ông chẳng giao du với ai, chẳng trò chuyện với ai. Tối nào ông cũng đi ngủ rất sớm mà không hề đi uống rượu đi đánh bạc đi đổi chác hàng hóa hoặc là đi chơi gái. Trong khi đó thì cuộc sống ở các bãi vàng chỉ thực sự bắt đầu khi màn đêm buông xuống. Phần lớn thợ đào vàng đãi vàng đều là người từ những phương trời đói rách mò đến. Ðó là những kẻ nghèo kiết xác những gã tù tội mang nhiều tiền án tiền sự, những gã nhà nông đã quá chán nản cày bừa. Những gã cựu chiến binh vô nghề nghiệp, những thằng trí thức phẫn chí và không ít những cô cậu trẻ tuổi còn hám tiền hơn cả hám tình. Ðại đa số họ lần mò đến các bãi vàng với tâm trạng của những kẻ đi đánh tá lả đánh bài tây, đánh đầu đít. Mười kẻ trong số họ thì cá mười không một xu dính túi, không có lấy một lon gạo một cân cá khô giấu trong bị trong túi xách du lịch nhưng đêm nào cũng nhẩy cẫng lên trong giấc mơ một phút đổi đời hóa thành triệu phú tỉ phú. Ban ngày từ sớm tinh mơ đến chiều tà những con người khốn khổ khờ khạo ấy làm việc quần quật như một lũ nô lệ thời trung cổ. Ban đêm tối tăm họ tìm đến rượu mạnh cờ bạc, tình dục để giải sầu tự đánh lừa mình thêm can đảm nuôi tiếp cái dị mộng một lúc nào đó sẽ tình cờ đánh cắp được vàng bạc rơi vãi cửa ông Trời. Ðã có không ít những lời đồn thổi kể về những cuộc đồi đời bất ngờ giật gân còn hơn cả trong mơ của một thằng lưu manh kiết xác qua một đêm hụp lặn dưới các hang lỗ âm ty địa ngục bỗng trở thành một gã tư sản có bạc tỉ trong tay sống cuộc đời vương giả giàu sang trọn kiếp. Nhưng lời đồn thổi vẫn chỉ là lời đồn thối. Những kê đào được vàng cục vàng cây, vồ được ru bi đá đỏ may mắn hơn trúng số độc đắc ấy giấu mặt giấu tên, cao chạy xa bay lủi trốn vào xó nào mấy ai nhìn rõ mặt họ. Còn thì trăm ngàn con người rách rưới nghèo đói, túi đã cạn tiền rời bỏ quê nhà lân tìm đến các bãi vàng thì cả trăm ngàn con người đó vào một ngày lại lếch thếch rời bỏ miền đất hứa đó với cái bụng rỗng không với cái túi vẫn cạn tiền, đèo thêm cái thể xác đã bị vắt kiệt sức lực như múi chanh bị vắt đến nát bét các con tép. Nhưng đó là cảnh ngộ của người đời còn đối với bác sĩ Trương Vĩnh Cần thì lại khác hẳn. Có lẽ ông là thằng người duy nhất đi đào vàng mà lại chẳng màng tưởng đến vàng. Ngày qua ngày ông chăm chỉ còng lưng ngâm cái đít nhọn hoắt và chân cẳng nghêu ngao vào dòng suối lạnh ngắt. Ông sảng xẩy những sọt đất cát lẽo nhẽo bùn nước tự nguyện như một bệnh nhân đang luyện tập vật lý trị liệu và thành khẩn như một tín đồ đang hành xác để tự cứu rỗi tâm hồn chồng chất những tội lỗi xấu xa của mình. Công việc hàng ngày đã khiến ông gần gũi kết thành đôi bạn thân với cô Kim Thoa. Và cho đến ngày thứ tư cùng sống với nhau ở bãi vàng Chiềng Ðộng, bác sĩ Cần mới hay cô Thoa chính là cô con gái rượu độc nhất của ông con thứ tư của cụ phó Thực, cũng đồng thời là chủ cái cửa hàng điện máy xoong nồi và cũng là người vừa mới mua lại cái nhà 4 tầng của mẹ gã trai Hoàng. Như vậy cô Thoa và gã trai Hoàng đây là anh em họ có cùng dòng máu trực hệ.
- Thằng Hoàng hận bố nó nên đi đào vàng chứ cháu thì chẳng cần vàng. Cháu chỉ thích đi chơi hoang mà thôi. Ðổ mẹ nó đi ông bác ạ Biết đến bao giờ mới gom được một hoa một chỉ. Dở người!
Cô Kim Thoa đã nói như vậy một lần tình cờ cô nhìn thấy mấy cái vẩy vàng nhỏ xíu lấp lánh trong cái sàng gỗ bết bùn của ông bác sĩ. Rồi một đêm gã trai Hoàng đi ca dưới giếng vàng, cô ngồi trùm chăn trên cái sạp uống nước chè đặc chát không hiểu sao lại kể lể cho bác sĩ Cần nghe:
"Cháu thi đại học luật hai lần trượt vỏ chuối. Lần thứ ba ông già cháu bỏ ra một cây bẩy thuê người thi hộ ai dè bị thộp cổ. Thế là mất toi tiền mà cháu thì vĩnh viễn gút bai cánh cửa trường đại học. Gần năm nay rồi cháu chẳng biết làm gì cả. Mà có lẽ cháu cũng chẳng thiết nghĩ tới đời cháu mai đây như thế nào nữa. Bố cháu suốt ngày ngồi trên đống xoong chảo bếp ga lò điện ôm cái máy tính Hitachi. Ông ấy bảo:
- Tao không thuê mày trông hàng hộ đâu vì tính mày buông tuồng cẩu thả lắm. Vả lại có một cái cửa hàng xoong nồi điện bé như cái lỗ mũi này thì mình tao trông nom là cũng thừa rồi. Ngay cả mẹ mày tao cũng có cần đâu. Cứ chơi cho chán chê đi con ạ. Sang năm tao cho mày ít vốn mua lấy một cái sạp cạnh mẹ mày ở ngoài chợ mà buôn nước mắm và muối i-ốt. Buôn hai thứ đó nhớt nhát rề rà tuy không ăn đậm nhưng nó bền vì đó là hai thứ ăn lúc nào người ta cũng cần. Nói dại mồm rúi có lỗ phá sản thì cũng chỉ mất mấy vại nước mắm và vài bao muối là cùng".
Cô Kim Thoa kể lể như vậy rồi cười phá lên:
"Có lẽ cháu sẽ là một mụ buôn mắm ở cái góc chợ đồng rừng thôi. Ôi trời ơi luật sư ơi luật sư ơi".
Chỉ có gã trai Hoàng là thực tâm cay cú đi đào vàng trong cái nhóm ba người này. Cái chuyện ông cụ phó Thực hiện về báo mộng xui nó vào nghĩa địa Ðá đen đào trộm mả ăn cắp cái đầu lâu ông thày cúng người Thổ để làm bùa chú phù hộ tìm ru bi đá đỏ trong lòng đất chỉ là chuyện bịa. Cái hồi ông cụ phó Thực chưa có ý định bán nhà mua quả đồi lùn làm nơi cất giữ vĩnh viễn hài cốt của anh con trai cả. Một lần theo ông ngoại vào khu nghĩa địa Ðá đen để nhằm trước một chỗ cho bác Xuân nếu đón được bác ở Trường Sơn về gã trai Hoàng đã được ông cụ phó Thực chỉ cho một ngôi mộ chôn ông thày cúng người Thổ. "Ðấy là ngôi mộ giả". Ông cụ phó Thực kể cho ông cháu nghe như vậy!. Ông thầy cúng nằm trong ngôi mộ chỉ là một cái đầu lâu được đẽo bằng gỗ mít. Các ông thầy cũng cạnh tranh làm ăn ghen ghét nhau mới bày ra cái trò này để yểm nhau đấy. Nhưng nghe nói nếu bốn chục năm sau đào lên mà cái đầu lâu bằng gỗ mít ấy chưa mục nát thì đấy lại là bùa ngải rất thiêng cầu gì được ấy. Chuyện đi đào vàng ở mường Chiềng Ðộng gã trai Hoàng đã âm mưu từ lâu rồi, nhất là từ khi mẹ nó ốm đau bê bết, bố nó lừa đảo bán cái nhà hàng caraôkê 4 tầng cho chú tư buôn xoong nồi đồ điện. Gã trai Hoàng hận lắm. Ðáng nhẽ ra cái nhà hàng 4 tầng ngất ngương to nhất nhì phố huyện này phải là của nó chứ. Hơn nửa năm nay nó đều đặn cắt những bài phóng sự in trên các báo lá cải mô tả những chuyện đâm chém hãm hiếp cướp giật ở bãi vàng Chiềng Ðộng. Nó còn tìm một tấm bản đồ mường Chiềng Ðộng đem dán ở đầu giường ngủ và âm thầm chuân bị đồ nghề dụng cụ thuốc men tiền bạc. Thoạt đầu gã trai Hoàng định rủ một ả ca ve hay đến hát caraôkê không lương ở quán nhà hắn. Ði đào vàng là phải có nam có nữ thuận âm dương mới động được lòng trời đất. Không nhớ có một bài báo nào đã viết như vậy. Nhưng rồi khi thấy cô em họ Kim Thoa thi trượt hết cửa vào đại học suốt ngày nằm nghêu ngao ở nhà thế là gã trai Hoàng bèn rủ đi cùng. Tất nhiên cô em Kim Thoa nhận lời ngay. Gã trai Hoâng giữ kín âm mưu đi đào vàng kể cả ông ngoại gần gụi thế mà gã cũng không hở cho biết. Khi ông cụ phó Thực đột ngột nằm xuống hôm trước thì hôm sau gã trai quyết định lên đường. Nhớ lại câu chuyện cũ của ông ngoại và cũng định thử một cái biết đâu đấy, gã trai bèn rủ cô em họ mò vào nghĩa đại Ðá đen đào trộm ngôi mả giả chôn cái đầu lâu gỗ của ông thầy cúng người Thổ.
Theo như ông cụ phó Thực kể lại thì ngôi mộ giả này có từ thời ông còn là một gã phó cối trai tráng mới mò lên đáy lập nghiệp. Dễ phải quá nửa thế kỷ rồi vì vậy đào bới đấy nhưng gã trai Hoàng cũng chẳng hy vọng gì lắm. Hơn năm chục năm xương người cứng rắn ghê gớm thế mà cũng hóa đất mủn chứ nói gì một súc gỗ mít. ấy vậy mà thật kinh hoàng khi thục tay vào cỗ tiểu sành lạnh buốt thì gã trai Hoàng lại móc lên được một cái đầu lâu gỗ xạm đen lạnh buốt. Không hiểu được sao tẩm bằng dược liệu gì bí ẩn mà chỉ rửa qua bằng rượu mạnh là cái đầu lâu trắng nhởn như vôi. Khỏi phải nói lúc đó gã trai Hoàng ngỡ ngàng kinh ngạc như thế nào. Và có lẽ vì thế gã không còn đủ ngạc nhiên thêm nữa khi bất chợt nhìn thấy bác sĩ Cần mò đến gần ngôi mộ. Gã trai bỗng tin ngay tất cả mọi chuyện này xẩy ra là do ông ngoại gã báo mộng phù hộ cho gã. Từ bé kể trong lũ cháu đông đúc của ông cụ phó Thực thì gã trai Hoàng là thằng bé kháu khỉnh hơn cả. Gã chẳng có cái cằm lẹm và cặp chân đi chứ bát tất tả như mẹ nhưng gã cũng chẳng có cái dáng người quắt queo và nước da lờn lợt như của ông bố. Gã nhẩy vọt lộn hẳn một vòng về ăn theo gien của bà ngoại người Thồ vì vậy da gã trắng như trứng gà bóc, tóc hơi loăn xoăn và nụ cười có tới hai lúm đồng tiền. Thể xác đã vậy cái tính nết cũng giếng tính bà ngoại chẳng sai gì, hiền lành thật thà lúc nào cũng múm mỉm cười không biết giận ai và đánh trả lại ai bao giờ. Ðầu óc tuy có chậm chạp hơi dốt một tý nhưng được cái đã nhớ cái gì thì chắc như khắc vào óc vào tâm. Một đứa bé như thế nếu được hương tình yêu thương của bố mẹ đầy đủ và chăm sóc giáo dục chu đáo thì khi lớn lên dẫu chẳng thành một thanh niên giỏi giang xuất chúng thì cũng là một anh chàng dễ mến đáng yêu luôn làm việc thiện cho mọi người xung quanh.
Tuy nhiên cái số làm người của gã trai Hoàng là cái số một thằng ăn phải cứt gà. Cái cách ăn ở ích kỷ khôn vặt lại nhẫn tâm của ông bố phòng văn hóa phố huyện về hưu một cục, đã như thuốc độc dớt rãi bẩn thỉu bắn vào tâm hồn trong trẻo nhậy cảm của gã trai. Càng lớn lên gã càng trở nên thô lỗ cục cằn hoảng hốt thỉnh thoảng lại có những hành vi xử thế rất kỳ quặc khó hiểu chẳng khác gì như loài cầm thú một kẻ mắc phải một chứng bệnh tâm thần dị mộng nào đó. Có lẽ vì thế mà một đêm mót đái quá bác sĩ Cần tỉnh dậy thì chợt nhìn thấy gã trai Hoàng đang cố đè cô em họ Kim Thoa ra ngay bên cạnh ba ông đầu rau đòi làm tình. Bị ăn một cái tát thế là gã lồm cồm bò dậy ôm mặt nghiến răng rít lên khóc ư ử. Còn một lẽ nữa là gã trai hay bất chợt tin vào một điều gì đó rất vớ vẩn rồi cứ thế tin là như vậy. Mà một khi đã tin rồi thì không gì thay đổi được. Cũng vì thế khi đào được cái đầu lâu gỗ mít của ông thầy cúng người Thồ vẫn còn chưa mục nát dưới nấm mộ giả thì gã trai bỗng tin chắc rằng ông ngoại gã đã về báo mộng phù hộ cho gã tìm được bùa ngải linh thiêng để tìm ra vàng bạc thậm chí cả đá đỏ ru bi ẩn giấu tại bãi vàng mường Chiềng Ðộng. Vì vậy tới bãi vàng được ba hôm là gã trai đã lo lắng lập ngay một cái bàn thờ thần tài. Không biết gã moi ở đâu ra một cái mâm nhôm bóng nhoáng giữa lòng mâm có trạm khắc hai con rồng vờn một qua cầu và đủ cả hương hoa vàng mã. Và những hôm làm ca đêm trước khi đi làm độ nửa giờ gã bày hương hoa vàng mã và cái đầu lâu gỗ vào mâm đặt ngay ngắn ở góc hang quay ra hướng Bắc thắp hương lầm rầm khấn vái rất lâu đợi cho đến lúc cháy hết tuần hương gã lại cẩn thận gói gọn cái mâm cúng thần tài vào vuông vải đỏ nhét vào túi du lịch treo lên trốc lán rồi mới mặc quần áo đi ung vác cuốc chim đi xuống giếng vàng. Sở dĩ gã chỉ cầu thần tài vào ban đêm và sau đó lại giấu mâm cúng đi vì gã sợ bọn người tứ xứ ở các hang động xung quanh để ý tới mặc dù nỗi lo sợ này của gã trai Hoàng là thừa vì dân đào vàng đi thành từng nhóm hoặc từng gia đình sống rất giữ miếng biệt lập bí mật rất ngại giao du hàng xóm với nhau vì họ sợ bị cướp bóc hãm hiếp và biết bao cạm bẫy tội ác nguy hiểm rùng rợn rình mò họ. Vì là một kẻ gần như vô cảm với thế giới xung quanh lại mất hắn cái nhu cầu tò mò nhúng mũi vào chuyện của người khác nên bác sĩ Trương Vĩnh Cần chẳng thể biết và ông cũng chẳng cần biết cái đầu lâu gỗ mít bùa ngải có giúp gã trai Hoàng tìm được vàng hay ru bi đá đỏ hay không. Hàng ngày ông bác sĩ chỉ biết chăm chỉ đi theo cặp mông tròn vo đầy vẻ gợi dục của cô Kim Thoa xuống sàng đất cát tìm vẩy vàng ở dưới bãi. Ông bác sĩ làm việc cần cù như một con chó già được huấn luyện rất kỹ lưỡng. Ông chỉ biết nhẫn nại sàng đi sàng lại hết sọt đất cát này đến sọt đất cát khác. Ông cũng chẳng quan tâm tới những cái vẩy vàng bé li ti như hạt bụi thỉnh thoảng lại lấp loáng mắc kẹt lại nơi đáy sàng mà đã có lần cô Kim Thoa nhìn thấy rồi toẹt một câu: "Ðồ mẹ nó đi ông bác ạ. Bao giờ mới gom được một hoa một chỉ. Dở người!".
Có lẽ vì thế bác sĩ Cần cứ ngẩn người ra trong một đêm mưa lất phất. Cô Kim Thoa bỗng lôi cổ ông dậy rồi nhăn mặt rỉ vào tai ông:
- Thằng Hoàng nguy mất ông bác ạ. Phải võng nó đi bệnh viện thôi.
Bác sĩ Cần dụi mắt hỏi lại:
- Tại sao lại phải võng đi bệnh viện.
Cô Kim Thoa lúng túng:
- Nó đau bụng.
Bác sĩ Cần điềm nhiên nhìn gã trai đang nằm rên rỉ quằn quại:
- Ðể tôi khám cho.
Nhưng khi ông bác sĩ vừa vén áo của gã trai lên thì gã chồm ngay dậy, bọt mép xùi ra cả đống như con chó dại hung dữ:
- Lấy cho tôi cái chậu.
Cô Kim Thoa lao vào góc lán bê ra cái chậu nhựa đỏ hàng ngày vẫn vo gạo rửa rau rửa mặt và đựng nước ăn. Gã trai vồ ngay lấy cái chậu rồi tụt phăng quần đưa cái chậu ốp vào đít. Và gã nhăn mặt rặn kịch liệt như một kẻ bị táo bón khủng khiếp. Cô Kim Thoa bịt mũi quay mặt đi. Còn bác sĩ Cần thì ngồi im lặng chăm chăm nhìn gã trai với đầy vẻ thông cảm của một ông bác sĩ. Ông giục giã khuyên bảo gã:
- Nín hơi. Dồn hơi xuống xương cụt chuyển dần sang đan điền rồi rặn thật mạnh thật dứt khoát.
Gã trai nghiến răng vằn mắt cố làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ Cần. Nhưng rồi đít gã chỉ phì ré ra một luồng nước lã trong suốt. Gã qụy xuống mặt xám ngoét. Hai tay gã cào cấu một cái ủng Trung Quốc dính bết đất. Gã thở hắt ra:
- Tôi bị thủng bụng rồi.
Bác sĩ Cần đặt tay lên cái bụng căng trướng như cái trống của gã trai. Ông bác sĩ thong thả nói:
- Ðúng rồi. Thủng dạ dầy.
Và ông ghé sát xuống cái mặt tím đen của gã trai:
- Có tiền sử viêm loét dạ dầy phải không?
Gã trai cong người lên mắt lác xệch có lẽ vì đau quá. Và gã bật ra một câu đến nỗi vô cảm như ông bác sĩ cũng khiến ông phải giật bắn người:
- Ðù má mày. Hỏi ngủ như cái con bòi.
Ngay đêm hôm đó gã trai Hoàng được võng đi cấp cứu. Số gã trai Hoàng chưa chết nên cách bãi vàng mường Chiềng Ðộng non mười cây số có một cái trạm xá của lâm trường. Cũng chính ông Bạch Văn Pẹp đã chạy thốc vào bản thuê bằng được hai thanh niên Thổ quần bò mũ cối chặt đòn làm cáng võng gã trai Hoàng với giá năm ngàn một người cộng thêm ba ngàn tiền mua cây tre đực làm đòn cáng. Ðến trạm xá thì gã trai Hoàng đã thổ ra hàng đống máu và dớt rãi. Gã được tống ngay lên một chiếc u oát chạy một lèo đến bệnh viện tỉnh cách đó ba chục cây sế. Tại đấy sau khi hội chấn gã trai Hoàng được khênh ngay lên bàn mổ với tờ bệnh án ghi rất rõ rành: Thủng dạ dày vì nuốt phải quặng đá sắc cạnh có lẫn độc tố Anixitanít. Bác sĩ Cần và cô Kim Thoa tất nhiên là cũng leo lên cái u oát đi cùng gã trai Hoàng tới bệnh viện tỉnh. Trong khi gã trai được đưa vào hội chẩn rồi khênh lên bàn mổ thì bác sĩ Cần và cô Kim Thoa ngồi đợi ở ngoài cổng bệnh viện. Cô Kim Thoa rất thông minh ghé vào phòng thường trực tống luôn cho anh bảo vệ mười ngàn nhờ gọi điện thoại về cho bố đẻ của gã trai ở nhà.
Hai ngày hôm sau bác sĩ Cần đang vật vờ ở hành lang phòng hậu phẫu thì cô Kim Thoa nhanh nhẩu dẫn một người đàn ông mặc áo lông Lào đội mũ len dạ mặt lờn lợt vội vã đi từ ngoài cổng vào. Vừa nhìn thấy bác sĩ Cần người đàn ông nhăn nhó như khỉ bị cấu vào đít:
- Thằng cháu nhà tôi nó dại đã đành. Ông bác chừng ấy tuổi đã chẳng can ngăn lại đầu têu a dua quyến rũ lũ trẻ. Tĩền bạc có phải là cứt đâu mà moi dưới đất lên được. Thật là vô trách nhiệm. Chẳng nhẽ tôi lại phải báo cho các cơ quan chức năng cái hành vi ngu xuẩn vô văn hóa đó của ông bác.
Trước lời rủa xả đầy phẫn nộ đó bác sĩ Cần xấu hổ đến dại người. Ông chỉ còn biết đứng ngây ra ú ớ lập cập, đợi người đàn ông đi khỏi lập tức ông bác sĩ cắm đầu lủi nhanh ra khỏi cổng bệnh viện.