Trời nóng như đổ lửa, công trường mênh mông, chói chang nắng. Hình như không khí chuyển động làm cho hơi nóng cũng lung linh. Mồ hôi trên đầu, trên tóc, trên từng phân vuông cơ thể tôi vẫn tươm ra ướt đẫm người cay xè mắt mũi. Cái mũ nan chỉ che được nắng gay gắt trên đầu, không phải là một bóng râm thật cần thiết.
Hai cánh tay tôi mỏi rã rời, vì từ sáng đến giờ phải trộn bao nhiêu là mẻ hồ với cát đá sạn xanh. Những cái ki xúc hồ đến ngay lượt khác nườm nượp hốt hết. Cả công trường không chỉ mình tôi trộn hồ mà hàng chục người làm công việc ấy không xuể, những mẻ cốt pha đổ khuôn xi măng cột hàng rào ấp chiến lược nuốt chửng như những con vật khổng lồ tham lam. Những rừng cột xi măng chỉ kịp se mặt đã có xe tải tới chở đi liền. Họ chở đi đâu ? không cần biết. Nhưng ai cũng biết rằng họ chở đi làm ấp chiến lược, hoặc đồn bóp nào đó, cung cấp trong tình trạng chiến tranh. Từ ngoài xa vọng về ầm ì tiếng súng, đã nhiều trận đánh lớn xảy ra trên khắp bốn vùng chến thuật, giữa hai khối chủ thuyết đối nghịch nhau. Mỹ lăm le đổ quân vào cứu tiền đồn chống cộng sản của gia đìnhông tổng thống NĐDiệm. mà ông Diệm đang muốn giữ thể diện quốc gia nên chưa ngã ngũ điều kiện. Phong tráo Phật Giáo đấu tranh cũng đã bắt đầu nổ ra ở Huế và đang lan rộng. Chính quyền ra tay. Phật Giáo nói là đàn áp tôn giáo. Cơ quan mật vụ làm việc cật lực, nhà tù lại chật cứng người.
Tôi nghĩ mình chẳng nên quan tâm đến chuyện đó, tôi hiền lành an tâm làm thân cu li như mọi thân phận cu li khác. Tôi thấy mình lương thiện và thoải mái trong công việc đổ mồ hôi này. Miếng cơm tuy đạm bạc mà ngon miệng, buổi chiều ra bờ sông uống một chai bia mát lòng mát dạ. Tối ngủ khì ở căn nhà trọ, không nghĩ ngợi gì hết.
Tôi làm việc ở đây hơn một tháng do con trai bác nhưng cu li giới thiệu. Buổi tối hôm ấy tôi đến nhà bác. bác đồng ý tìm một lối thoát danh dự cho tôi. Có nhiều nơi cần người làm việc điều kiện phải xa dời ngay chốn chôi bời giang hồ này, những con ngưòi lòng tốt và nết xấu có cơn. Tôi nói với bác tôi không có gì để luyến tiếc. Làm bất cứ nghề gì miễn là nghề lương thiện. Vậy thì tốt, bác nói thế. Mờ sáng hôm sau bác sai anh con trai đưa tôi đi ngay.
Điều không ngờ nhất, một trong những chủ thầu công trường là họ hàng xa lắc xa lơ với mẹ tôi. Ông chú tốt bụng, có lẽ cũng thương xót hoàn cảnh tôi, ông nói:
- Được rồi, chú sẽ thu xếp cho cháu làm công việc bàn giấy, lám cu li với mấy người này chú e cháu làm không nổ đâu.
- Cám ơn chú, cháu lao động được như anh bạn cháu và như mọi người khác. Rồi cũng qune cả thôi.
- Thôi được, tuỳ cháu, cháu muốn thử thách là do cháu.
Rồi cái gì cũng quen, bây giờ tôi như một người lao động chân chính. Da đen nhẻm, người gân guốc, ăn khoẻ như trâu và có lẽ mặt mũi cũng bậm trợn ra.
Biết ăn to noi lớn dù chẳng là cái thá gì. Tôi thấy mình tự tin. Mỗi tuần tôi đến thăm em ở nơi trọ học, có chút tiền vặt giúp đỡ nó dù chẳng đáng vào đâu, bõ những khi xách giỏ quà nghèo nàn thăm nuôi tôi, khi tôi còn ở trong tù. Tôi nhận được những bức thư củ mẹ, bà buôn bán, không phải còn làm vú em u già cho một gia đình ông quan năm lào nào đó. Cũng là môt tin vui báo hiệu cho ngày sum họp gia đình. Mẹ tôi viết trong thư khuyên tôi sống cho đôn hậu có trước có sau. Vì bà vẫn nghi ngờ tôi sống đầy ắp những thù hận do những gian truân tôi đã phải trải qua trong suốt tuổi trẻ. Nhưng tôi nghĩ khác, đó là chất liệu quý giá cho tôi mà ít người có được. Để làm gì nhỉ ! Chỉ biết tôi phải làm gì, giấc mơ " thuở làm văn sĩ " vẫn ở trong lòng tôi đang ngún ngói và tôi muốn gầy cho ngọn lửa cháy bùng...Trong hoàn cảnh này nói ra tôi thấy ngường ngượng, nhưng tôi vẫn theo dõi văn nghệ, những đêm ở nhà trọ chong đèn nằm đọc, gối đầu trên những cuốn sách, những tờ báo xếp chồng rồi ngủ thiếp đi trong mộng lành.
Thời gian này tôi sống yên ổn, hiền lành bên những nguờì bạn lao động lương thiện, nhưng tôi cô đơn. Tôi thấy thiếu một cái gì ? Chất văn nghệ, như ly nước chanh mát lạnhđược uống trong trời nóng đang khát.
Tôi chẳng gặp qi cả, không bí mật mà như kẻ bí mật theo dõi hoạt động văn nghệ tôi ngưỡng mộ nhà văn Nhất Linh lấy cái chết ra để phản đối chế độ Ngô Đình Diêm toan mang ông ra tòa xét xử. Sĩ khí tuyệt vời. Tôi làm gì ? chẳng làm gì, chỉ chơi, chỉ thăng hoa cho mình.
Đang nghĩ ngợi lẩn thẩn thì tiếng kẻng tan rung lên. Tất cả các công nhân, mà họ quen gọi là cu li giạt vào bóng râm nghỉ ngơi, uống nước như trâu, kẻ lấy lon cơm hộp ra ăn, người ra hàng cơm gánh rong ngồi. Tôi không có gia đình làm cơm theo nên ra hàng cơm bán rong:
- Cho tôi một đĩa cơm trứng kho, rưới tí nước sốt.
Bà hàng cơm xúc cho tôi một cái dĩa nhôm to:
- Ối dào ngày nào cũng trứng kho, cậu không ăn sườn nướng đổi bữa hả, chưa vợ chưa con mà kẹo thế, hay dễ nuôi đây ?
- Không dễ nuôi đâu bà, vậy thì hôm nay tôi đổi món, cho tôi miếng trứng chiên rưới nước mắn chanh ớt vậy ?
Bà hàng cơm làm một cách dằn dỗi:
- Chán bỏ mẹ, cả tháng không dám ăn lấy một miếng thịt, cục xương.
Con trai ông già Nhưng, chú Nhớ nói :
- Không phải anh kẹp đâu bà ơi, anh ấy là thầy tu phá giới nên không biết ăn thịt. Ăn nước mắm với nước sốt là qúa lắm rồi.....
Bữa cơm trong tiếng cười hồn nhiên, bà quán cơm gắp vào dĩa tôi một gắp rau muống xào:
- Thêm không tính tiền, nhà chùa không chê chứ, cũng đồ chay đây. Ăn đi lấy sức còn đi đấu tranh.
Bên ngoài cuộc đấu tranh trở nên dữ dội, dù tôi không mấy quan tâm, nhưng vẫn lót vào tai, vào mắt và vào cả lương tâm, ngấm vào đó lúc nào không biết.
Tôi uống cạn một ly trà đá và đổ thêm nước lạnh. Nước đổ vào trong miệng biến thành mồ hôi tươm ra khắp mình. Cái nóng trên công trường mới kinh khủng làm sao. Tôi chui vào một cái ống cống to nằm ngủ cho lại sức. Tôi lại mơ thấy mẹ, thấy một gia đình. Tôi đón bà ở phi trường. Con em gái út nhẩy cẫng lên ôm lấy cổ anh. Khi tỉnh dậy, trong hồi kẻng báo giờ làm việc, tôi biết đó chỉ là giấc mơ. Mà giấc mơ nào chẳng đẹp, tiếc nuối làm chi.
Có tiếc nuối chăng, tôi mang đi vào những buổi chiều đạp xe đi lang thang ở thành phố, hoặc tạt vào sạp sách báo, nhà sách tàng tàng nào đó, coi cọp báo hoặc có tiền thì mua một tờ báo bị đẽo đục lem nhem của bộ thông tin.
Tôi dừng mắt lại ở một cuốn sách in. Sách mà in ronéo trên những trang đánh máy. Đóng thành tập bằng dây kẽm. Tên tác giả Thế Phong. Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến. những cuốn sách viết về những vấn đề văn nghệ, từ lớn đến nhỏ. Đôi khi là tiểu thuyết hay truyện gắn, truyện dài. những cuốn sách " không giống ai " và lạ. Nhưng tôi thấy người chủ trương nhà xuất bản này chính là một tay ngông và kiêu. Việc in ấn như một " con thuyền tải đạo ". Trong một lúc tôi nghĩ là hay, là can đảm lắm.
Thế Phong tôi biết, tôi đã đọc anh từ những bài báo thể phóng sự từ báo Giang Sơn ở Hà Nội. Thế có nghĩa là anh vào nghề, nỗi đam mê rất sớm, cùng thời gian với nhà báo Phan Nghị chuyên viết phóng sự " Bờ Lờ " ở những tờ báo Hà Nội. Các anh ấy chắn chắn là lớn tuổi hơn tôi rồi. Họ đã là nhà văn chưa ? Nhưng họ vẫn đeo đuổi nghề đã chọn. Thế nào họ không có một " thuở mơ làm văn sĩ ".
Tôi quen biết Thế Phong thuở mới lớn, thuở tôi mơ làm văn sĩ, tại nhà anh nhà văn Văn Nhân ở hẻm đường Công Lý, ở Đàm Trường Viễn Kiến của cụ Nguyễn Đức Quỳnh, ở căn nhà thuê nào đó của Thế Phong ở xóm chùa Tân Định. Những lúc xme anh cử tạ, người anh to lớn và dắn dõi như một lực sĩ thể hình. Khi đó những nhà văn nhà thơ thường ẻo lả gầy ốm, có thể vì thiếu ăn hoặc ghiền thuốc phiện. Thế Phong đặc biệt ghét người ghiện hút, dù là bất cứ ai. tôi đã đọc một bài viết của anh về một kỷ niẹm nghiệm hút, gây tai hại và mất niềm tin nơi anh. Anh phải từ bỏ quê hương Nghĩa Lộ của anh lên đường đi giang hồ, khi tuổi anh còn rất nhỏ.
Tôi gặp lại Thế Phong 20 năm sau, cũng là thời gian thân tình nhất, khi hai thằng đã tạm thời buông bút, l;àm nghề cu li ở tít tận Cà Mau để kiếm cơm nuôi mình và vợ con, thuở chúng tôi là kẻ ngã ngựa. Hai thằng đứng ở mõm tạn cùng của đất nước nhìn hau cười ngu ngơ:
- Thân cu li lại hoàn cu li.
Nhưng đó là chuyện sau này, khi tôi, bạn bè tôi 9dã được gọi là nhà văn nhà thơ. Một đoạn đời thê thảm cho một đời người có thấm tháp gì. Ta biết cúi mặt thì cũng biết ngẩng đầu vậy.
Tôi trở về văn nghệ, với mớ hành lý kềnh kàng, hình như không còn chút gì mơ mộng nữa, đó là những kinh nghiệm sống của tôi suốt những năm qua. Từ khi bỏ học đi bụi đời, kiếm sống bằng đủ mị thứ nghề, một lần mắc vòng tù tội lãng hách. Cuối cùng là nghề phu phen cu li. Bây giờ tôi đã vào lứa tuổi trưởng thành nhưng chưa thể gọi là " tam thập nhị lập ". Tôi có dịp hiểu biết nhiều thêm những gì tôi chưa biết về đời sống trong giới lao động, những lớp người ở tận cùng ngoài xã hội. Tôi từng bị sĩ nhục, bị hạ thấp nhân phẩm. Tôi nghĩ mình chẳng cần gì phải che đậy. Tôi cứ bóc mình ra như cái bánh. Một thời gian tôi tự lánh xa tất cả mọi người, bạn bè, bà con. Chẳng phải tôi mặc cảm, tôi chỉ ích kỷ ôm lấy những đau thương một mình để gậm nhấm thi vị hoá nó. tôi ra đời không làm ông nọ ông kia, cũng chẳng đậu đạt được gì cho ra hồn, mớ kiến thức còn nông cạn, ngoại ngữ dốt nát. những đưa em họ, bạn bè cùng học với tôi thuở nào thì bây giờ bằng cấp đầy mình. có kẻ đã làm quan nhà binh. Ngoại trừ thằng em ruột tôi. còn đi học, tôi vẫn thường xuyên tới nó và viết thư cho mẹ. Nếu bây giờ mẹ tôi về đây, tôi có thể góp sức với mẹ, làm lại một gia đình của chúng tôi. Bây giờ tôi là một công nhân bình thườngnhư mọi công nhân khác biết ăn no vác nặng. Chẳng rắc động não gì cả. Tô có động não chỉ coi như là giải trí. Đọc một bài viết bài thơ hay thì thấy thú vị.
Tôi trở về văn nghệ như chuyện tình cờ.
Như thường lệ, anh Bảy già, anh thợ hồ có tay nghề cao nhất rủ tôi sau buổi làm việc:
- Sao, chiều nay mình có ra ngoài bến tàu làm vài chai bia nhậu tôm hùm nướng chớ ?
- Dạ, hôm nay tôi có việc. tôi phải về bên nhà cho tiền thằng em đóng tiền gạo và tiền học.
Anh Bảy già dễ dãi, gật đầu:
- Phải đó, chú lo cho thằng em đến nơi đến chốn.
Tôi đạp xe đạp về nhà trọ của em tôi, thằng em bây giờ đã lớn như một thanh niên cường tráng. Nó đang ngồi học môt mình ngoài đầu hè. Tôi trao số tiền dành riêng cho nó, rồi rủ nó đi chơi với tôi. Nhưng chú em tôi từ chới:
- Năm nay em thi, chỉ còn ít ngày nữa nên phải học ôn gấp rút, thôi anh đi chơi một mình co khuây khoả.
Chú em không quên mang cho tôi một số sách văn học, báo chí mà nó tìm mua ở tiệm bán sách cũ. Ở những trang sách báo đó, tôi thấy nhiều tên tuổi bạn bè tôi lúc đó nào Nguyễn Nhật Duật vừa là một giáo sư triết vừ là một tay phê bình văn học, Dương Nghễm Mậu một nhà văn đíich thực, có sách xuất bản. Lê Đình Điểu một giáo sưvăn chương, triết, theo nghành báo chí. Vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca theo đuổi nghề nghiệp văn thơ và đã có tiếng. Trần Dạ Từ làm chủ bút tờ tuần báo Ngàn Khơi. Tú Kếu Trần Đức Uyển là một nhà thơ trào phúng có tiếng là tổng thơ ký với tờ báo ấy, tôi còn thấy rất nhiều tên tuổi khác. Toàn anh em cả tụ nhau trên một tờ báo. Đằng Giao, người bạn học thuở nào nhưng khác trường có kgiếu hội hoạ, nay đã là hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh biếm hoạ trên báo và trình bày báo như những hoạ sĩ nhà nghề khác. Tôi biết anh ta không xuất thân ở một trường hội hoạ nào ra. Tờ báo Ngàn Khơi rất đẹp, đúng như mộng ước chúng tôi thuở nào....nhìn vào tờ báo,đọc những bài viết thơ văn của anh em, tự nhiên tôi lại có ao ước, tôi nghĩ đến những bài viết của tôi thuở nào, có lẽ đã xa rồi. nhưng vẫn có gì đó vẫy gọi.....
Tô dời chú em, khi thấy nó ôm cây đàn guitar, nay cây đàn đã vừa tầm tay của nó không còn quá to như thuở nào, tiếng đàn thư giãn sau những lúc miệt mài.
Tôi đạp xe đi vòng vòng trong thành phố, ghé nhìn vào những tờ báo bán đầy ở sạp. những tờ báo bị đục đẽo nham nhở, cả những bài bị bỏ trắng. Tệ hại và giả dối hơn, có những chữ ghi " toà soạn tự ý đục bỏ ". Độc giả phải hiểu ngầm rằng bài bị bộ thông tin duyệt có viết mà không cho đăng tải.
Hiểu theo rất VN thì đó chính là câu có hơi gướm xỏ lá cả anh nhà báo, như một câu bỏ lửng, không kết luận của chuyện tiếu lâm, rồi xặc lên một tràng cườì thay cho câu chửi thề. Chuyện tiếu lâm VN có cái thâm thuý của nó. Trong đời tôi nghe nhiều chuện tiếu lâm từ thời thơ ấu cho đến tuổi già. Nó phản ảnh thâm thuý và vẹn toàn đó. Cái cười làm cho con người ta sống lâu mà không chết được vì đau buồn....
20 năm sau tôi còn thấy nhà văn Vũ bằng, bậc đàn anh trên văn đàn, lọm khọn đi thu gom những mẩu chuyện tiếu lâm ở chợ trời trong thành phố được tái chiếm. Những mẩu chuyện tiếi lâm ở khắp VN, phản ảnh đời sống con người VN trong một cuộc chiến dài đau thương mà con người phải bật ra thành tiếng cười thay vì tiếng khóc qua những mẫ chuyện tiếu lâm, những câu vè...Tôi hỏi ông làm gì vậy ? Ông trả lời đồ ngu, tao làm việc này như tao viết " miếng ngon Hà Nội " thuở nào, cứ gom lại đã không cần xuất bản. Cho đến nay hơn 20 năm sau nữa tôi vẫn chưa thấy tạp truyện tiếu lâm của Vũ Bằng gom góp xuất bản. Mất rồi chăng ? Vũ Bằng đã ra người thiên cổ. Tôi tiếc !
Trở lại với hồi ức chiều hôm ấy, tôi gặp lại Tú Kếu, Trần Đức Uyển. Chiều hôm thứ bảy đó khi tôi đang đạp xe đi lang thang trong thành phố quen thuộc. Vẫn dáng gầy cồm ốm yếu như thuở nào, vẫn cặp kính trắng dầy cộm luôn luôn trên mắt. Anh ngồi cắm cuí bên bàn rộng đặt trê hàng hiên nhà in Tương Lai ở đường Võ Tánh, bản in thử rải trước mặt anh, anh đang làm công việc sửa bài cho báo. Anh ngẩng lên nhìn tôi khi nghe tôi gọi tên, phía trong nhà tiếng máy in chạy rầm rập. Thái độ không mấy vồn vã vì quá bận, anh hỏ tôi:
- Sao lâu quá bây giờ mới thấy mày xuất hiện, chờ tao chút, sắp xong rồi, sang quán bên kia đường chờ tao.
Chỉ một lát sau, tôi chưa hút hết một điếu thuốc lá, Tú Kếu đã sang quán với tôi, anh ngồi xuống có vẻ mệt mỏi:
- Đáng nhẽ xong trang này tao về, nhưng gặp mày tao ngồi lại uống cà phê hỏi mày đã biến đi đâu mà lâu quá vậy, nhiều khi anh em nghĩ mày đi lính " ngỏm cù đèo " rồi.
Tôi cười với Tú Kếu, nhìn anh ta, đôi máy anh ta sau cặp kính trắng hấp háy, trông đáng yêu như thuở nào.
- Táo còn đây, chưa tử trận được, bom đạn vô tình nhưng vẫn tránh tao. khám Chí Hoà đã bao bọc che chở cho tao suốt một thời gian, nhưng thôi chuyện còn dài lắm, bây giờ mày cùng tao ra bờ sông SG nhậu một chầu cho đời lên hương.
Tú Kếu cười hì hì:
- Mày có tiền ?
- Dĩ nhiên rồi, tao mời, tiền lương làm cu li của tao đó, chuyên viên đổ bê tông, sản xuất ống cống và cọc hàng rào ấp chiến lược.
- bảnh nhỉ, thôi được, đã lâu tao không có chất thịt. Mẹ, thiếu cả ăn mới khốn nạn chứ, làm báo thời buổi này chán quá, chúng nó đục đẽo nham nhở không còn ra sao nữa, báo bán đếch được, tiền đâu mà chủ báo trả mình. Mày có biết Phật Giáo đang đấu tranh không ?
- Biết !
Tôi trả lời cộc lốc và chở Tú Kếu ra bờ sông, ngồi quán lộ thiên để Phá Kếu mặc sức phá mồi, hai cha ibia đưa cay. Câu chuyện của chúng tôi càng lúc càng trở nên rôm rả. Tô kể cho Tú Kếu những ngày tôi sống lưu lạc, những nghề nghiệp tôi đã làm kiếm sống, những ngày tù tội và đời sống của những người tù, đời sống hạ lưu ở tận cùng xã hội, ở những xóm chơi bời. Tú Kếu trở nên sảng khoái khi anh ta uống hết một chai bia, tôi gọ thêm chai nữa. Tú Kếu uống bia ít mà phá mồi nhiều, khoái chí tử trong câu chuyện
- Chất liệu, chất liệu của mày phong phú thật, tao chán ngấy những truyện bây giờ, toàn là thứ tình yêu lẩm cẩm, chẳng ra đâu hết, nghèo nàn, dốt nát, rẻ tiền. Còn không thì bắt chước Tây Phưong với mớ triết lý vụn, làm mè làm dáng, chẳng giống một con giáp nào.
Câu chuyện của chúng tôi sau mấy năm không gặp nhau, có men bia tự sức xoay quanh chuyện văn nghệ. Tôi không ngờ sau những năm không dính dáng gì đến chuyện văn nghệ, mà nay nói tới tôi lại đam mê. Chúng tôi ngồi nhắc đến những kỷ niệm, như đã lâu lắm rồi. Tú Kếu nói về hoàn cảnh hiện tại, anh đã htôi day học về làm báo, đúng ra làm văn nghệ với bạn bè, vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca.
Giọng anh buồn bã:
- Tờ tuần báo văn nghệ này nghèo lắm, vợ chồng Bạch Ngọc bỏ tiền làm, nhưng họ cũng nghèo quá, nội cái chạy tiền in giấy đã thấy mệt rồi, báo đôi khi bị tịch thu, kiểm duyệt cấm phát hành, nói chi đến chuyện lương lậu cho mình. Chẳng qua vì mình yêu văn nghệ và đam mê nghề nghiêp nên phải hy sih, bọn này cực khổ lắm. Một mình Trần Dạ Từ làm việc ở nhật báo Dân Việt còn có tiền, nhưng cũng eo hẹp và chậm trễ lắm, hắn còn phải lo cho vợ con hắn chứ, hắn mới có một đứa con gái, bé Sớm Mai, cái tên đẹp chứ nhỉ, như tên con gái Hoàng Anh Tuấn đặt là Hoàng Tôn thắm.
Tú Kếu xoay ra ca tụng những cái tên đẹpmà quên mất chuyện đang nói. Một lát trở lại:
- Nói đúng ra là mình làm báo người ta chỉ nuôi cơm, mình cũng chẳng còn thì giờ để đi học thêm, nên đời sống rất là thiếu thốn.
Tú Kếu chẳng cần thanh minh, cứ nhìn cách hắn ăn uống phá mồi cật lực cũng đủ biết rồi. Tôi nhìn Tú Kếu cười:
- Nghĩa là hy sinh vì sự nghiệp văn nghệ.
- Hiểu sao cũng được, cứ cho là như vậy đi, làm văn nghệ kiểu này như kẻ vác ngà voi vậy, cái ngà voi quí thì càng nặng, càng dài. Thằng làm cái công việc ấy mất nhiều công sức lắm, chưa chắc đã đi đến đâu, có khi nửa đường đứt gánh.
Buổi tối hôm đó tôi và Tú Kếu uống hơi nhiều bia, Tú Kếu vẫn không quên bổn phận, anh than phiền làm báo vào đúng thời gian Phật Giáo đấu tranh chống NĐD nên bài vở bị bộ thông tin kiểm duyệt nhiều quá, chiều nay bị bỏ trắng môt truyện ngắn, anh phải viết trám, nhưng bây giờ thì chưa có chữ nào, anh hứa liều :
- Thôi được, mình về ngủ một giấc, đêm dậy viết, sáng mai mang đi kiểm duyệt sớm mang về sắp chữ còn kịp.
Tôi chở Tú Kếu về căn gác thuê trong một xóm lao động nghèo nàn, cửa sổ nhìn xuống con hẻm nhỏ, có lẽ xóm này còn có những ổ chơi bời nữa, như xóm cũ Tú Kếu đã ở. Tôi thấy khách chơi ra vào tấp nập, mùi son phấn và những tiếng gọi nhau ơi ới, những câu chửi thề, những lời trao đổi tục tĩu. Tú Kếu nói:
- Ít hôm nữa mình về nhà Bạch Ngọc, ăn cơm với vợ chồng Trần Dạ Từ mình sẽ đỡ lo hơn, nếu thấy còn ham vác ngà voi thì về với tao, một mình tao gánh mêt quá. Căn nhà đó ở đường Bùi Viên, một gian của trường Thăng Long cũ. Một căn nhỏ bên cạnh cầu thang làm tòa soạn.
Tú Kếu nói thế rồi lăn ra sàn ngủ liền, trong cơn mơ anh vẫn lèm bèm nói anh phải viết bài điền vào khoảng trống. Chỉ còn mình tôi thức trên căn gác. Tự nhiên, như có gì vô hinhthồi thúc tôi ngồi vào bàn. Giống như bị ma nhập, tôi cầm bút lên, như thuở nào, những ngày bắt đầu có nỗi đam mê, tôi suy nghĩ, sắp xếp bố cục và nắn nót ghi cái tựa đề: " Bà Chúa Tám cửa Ngục ". Tôi viết, hình như chẳng khó khăn gì, đến gần sáng nhiều trang giấy đã đặc kín chữ.
Tôi đọc lại những gì đã viết, hình như không đến nỗi tồi. Tôi viết về đời sống những người tù, những điều dị đoan mê tín của họ trong hoàn cảnh cùng khổ, như những điều tôi đã sống và đã kể cho Tú Kếu nghe chiều nay. Vẫn có một quyền lực gì đó siêu linh che chở cho những linh hồn cô đơn giữa chợ đời.
Trời gần sáng, dưới con hẻm bớt lao xao. Tú Kếu vẫn ngủ say dưới sàn gác. Tôi ngồi chống tay lên bàn nhìn ra cửa sổ, phía dưới là những mái nhà cao thấp, những mái tôn chen mái lá. Tôi chợt nhớ đến căn xép nhà tôi thuở nào, bao nhiêu là những người anh em nằm ngủ qua đêm, chẳng biết đến bao giờ tôi mới gây dựng lại được. Hình ảnh một gia đình với tất cả tình yêu thương trong trí nhớ làm tôi thấy buồn.
Tô sửa chữa xấp bản thảo rồi dằn dưới cái gạt tàn thuốc lá. Tú Kếu vẫn ngủ say. Để anh ngủ, tôi viết lại mấy chữ, tôi ra khỏi căn gác. Xuống hẻm và đi ra đường. Một quán cà phê mở cửa sớm, giờ giới nghiêm đã hết, một quán cà pgê Tầu, bán hủ tíu và bánh mì xíu mại, với tiếng gị hàng lảnh lót của phô ki, như những quán cà phê bán sớm ở khắp SG Chợ Lớn thuở đó. Xung quanh tôi những lhuôn mặt mệt mỏi, những tiếng nói chuyện lao xao, họ đang nói chuyện Phật Giáo đấu tranh đòi lật đổ chính quyền NĐDiệm.
Không phải riêng một gia đìng ông ta mới biết chống cộng, một lời phản bác nào đó. Họ nói đến những côcbiểu tùnh bão táp xảy ra trên toàn quoấc
Tôi chờ Tú Kếu ở quán cà phê khá lâu, anh không ra hay đã đi lối khác, những ngõ hẻm trong những xóm như thế này chằng chịt, khô mà gặp được nhau nếu không hẹn trước. Tôi đạp xe lên ngã sáu SG và kẹt vào một đám biểu tình xuống đường. Sư sãi, sinh viên học sinh, nhiều thành phần xã hội. Dây thép gai giăng ra khắp ngã đường, cảnh sát, công an, cảnh sát chiến đấu đàn áo thẳng tay. Tiếng tụng kinh, tiếng đả đảo, tiếng gào khóc, lời rủa sả chế độ độc tài. Từ xa phía ngã tư đường Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt lửa bốc lên. Chuyện gì đó, tôi không biết, người ta chạy rần rần, tôi bị xô đẩy theo hướng đó, tôi bị lãnh không biết một cái dùi cui hay cây gậy, tôi gục xuống. Có cánh tay ai đỡ tôi dậy dìu chạy, không, đây là một vòng tay thân ái, không phải vòng tay thù địch. Tôi hiểu như thế trước khi không biết gì nữa.
Nắng SG vẫn rực rỡ.