Con người của NĐSơn bất thường qua những cơn điên dại, đôi khi hoảng loạn. Bất thường như trời mưa trời nắng, thời tiết của miền Nam. Có đêm đang ngủ say, Sơn vùng dậy, ngồi chồm lên ngực tôi, đánh đấm túi bụi, đánh tôi và chửi bới rủa xả ai đó, rủa xả đời, cả ông trời. Hắn nổi điên, tôi biết điều đó, nắm lấy tay hắn, xách cổ hắn ra vòi nước máy ngoài đường tưới cho ướt đầu rồi xách hắn trở vào:
- Mày lại điên rồi !
- Đúng tao điên, taui không đục mày thì chẳng biết đục ai, tau đục người khác thì họ đánh tau chết mẹ.....Mày biết tau yếu mà, tau đâu có đánh được ai. nhưng bây chừ thì hết rồi.
Lần nào cũng vậy NĐSơn vừa vuốt nước trên mặt vừa giải thích với tôi như thế. tôi cảnh giác hắn:
- Mày đánh tao có ăn thua gì, nhưng khi thấy cục đá thì đừng dùng nó đập vào đầu tao là được rồi.
- Tao sẽ cố gắng, tốt hơn hết quanh chỗ mình nằm không nên để vật gì cứng, sắc nhọn bên cạnh. Mày cứ việc xách cổ tau ví vào vòi nước máy. như mình chơi bập bênh con ngựa gỗ ở vườn Tao Đàn. Trẻ thơ chứ hỉ ?
Tôi phì cười và cả hai đứa chúng tôi lại vui vẻ với nhau như không có chuyện gì xảy ra.
Buổi tối trời trở lạnh, chắc chắn Sơn sẽ không nổi cơn điên, hắn có vẻ rất bình thường. Chúng tôi ngồi chơi với nhau ở bờ sông, bên cạnh Cầu Mống. Bên kia sông là Khánh Hội. Cuối công viên là chợ Cầu Muối có quan Biên Thùy, một quán nhậu bình dân, có món cá lóc nướng trui rất nổi tiếng. Một lần toôi đã từng được những tay giang hồ ở chợ Cầu Muối rủ nhau qua đó nhậu.
Ngồi buồn chẳng có chuyện gì nói với nhau. NĐSơn lặng lẽ nghe, hắn chậm rãi nói với tôi:
- Mày cũng có sắp có một món tiền rồi đó, tha hồ mà đi nhậu.
- Tao mà có được ? Mày có xem bói không ?
- Tao không xem bói, mà có thật đấy, chẳng nhiều nhặn gì, trăm đồng bạc mà. Mày có gửi một truyện ngắn cho tờ Ngôn Luận phải không, đăng mỗi ngày một truyện.
- Đúng, đúng, tao gửi lâu rồi, nghĩ họ đã quẳng vào sọt rác. Mà sao mày biết ?
- Tau quen với một thằng, tao chẳng nhớ nó tên gì, nó nói với tau như vậy.
- Tao chỉ gửi cầu may thôi, tao tưởng mục đó dành riêng cho Chàng Phi viết.
- Cũng có thể, thằng đó đau ốm hay bận hút thuốc phiện nên lấy bài của mày thế vào, văn thơ họ đăng chẳng phải chuyện gì trang trọng mà chỉ để thay thế hoặc lấp lỗ trống. Văn còn có tiền, thơ chán bỏ mẹ, đòi được tiền của chủ báo là chuyện xuẩn động. Vào cái nghiệp ấy là bị coi là làm văn nghệ, không có tiền. người ta lạm dụng cái văn sĩ thi sĩ là phải nghèo, dù anh tài năng đến mấy, chúng nó tha hồ bóc lột, như truyền thống một ông sư thì phải trọc đầu, nếu không trọc đầu thì không thể là ông sư, không là chú tiểu hoặc ni cô. Vậy thì làm nghề văn nghệ phải nghèo, phải được tận tình bóc lôt. khi nào có tiền thì phải tiêu hoang cho đến hết. Ngày mai ra sao rồi hẵng hay. Tất cả anh em chúng ta đều như thế, chẳng riêng gì thằng nào. Đó là cái nghiệp, nên tau nghĩ khác, dù vẫn viết văn làm thơ đó. Tau mang cái triết lý của tau vào văn thơ, ít có người hiểu được tau.
Gió sông mỗi lúc một lạnh. Tôi nói chỉ còn vài ngày nữa là Noel thôi. Mày đi chơi Noel với tao nhé.NĐSơn nói, chẳng biết được, tao không mấy quan tâm đến ngày Chúa sinh ra đời. Ngày nào mà mình không là rong chơi. Chán thì tau lên rừng, tau nhắm một nơi rồi.....
Ban đêm hai thằng ôm nhau ngủ, truyền hơi ấm cho nhau. Tôi chỉ nghĩ đến một nơi nào đó có đệm ấm chăn êm để mà ao ước, tiếc nuối rồi ngủ thiếp đi. Chuyện ấy chỉ xảy ra trong giấc mơ. Tô chẳng hề có một mái nhà.....
Tôi nhận được tiền nhuânbụt truyện ngắn vào ngày Noel năm đó. Một truyện ngắn tôi cho là tầm thường vào giỏ rác, một câu chuyện tình rẻ tiền, chạy theo thị hiếu vậy mà lại được đăng báo, có nhuận bút. Khi viết truyện ngắn ấy tôi chỉ mong 9dược đăng báo để có tiền. Nhưng khi gửi đi rồi tôi lại ân hận, hơi chút xấu hổ. nhưng rồi tôi quên đi.
Vậy mà bây giờ nó nằm chình ình trên mặt báo dù nằm ở chỗ khiêm nhường nhất, nhưng tôi vẫn thấy làm sao ấy. một câu chuyện tình hoàn toàn tưởng tuợng, không một chút thực tế. Một con điếm vô học mà nói lên được với một chàng tay chơi dạc dài những lời ong bướm thối không chịu được, mà là tâm hồn thât của nàng. Nhất định không phải như thế rồi, tôi gò ép nhân vật đến tội nghiệp. Tôi là người viết có cái mặt trâng tráo, lãnh đồng tiền đó lại càng trâng tráo hơn nữa. Cũng may người quản lý nhà báo phát tiền nhuận bút của tôi chỉ để ý đến chữ ký nhận tiền, anh ta chỉ làm công việc hành chánh, chẳng mảy may quan tâm đến những bài viết. Thành ra tôi biết thêm một điều mình chẳng là cái thá gì hết. Điều đó khiến tôi đỡ ngượng...
Mới buổi chiều Lễ Giáng Sinh mà đường phố đã đông đảo. Tôi phải tìm NĐSơn, chúng tôi phải ăn một bữa " no căng phao câu ". Tìm Sơn tôi phải tìm ở quán cơm Anh Vũ. Tôi ngồi chờ Sơn mãi mà không thấy. Tôi đành ăn một mình. Phiếu bán cơm có hai hạng: ba đồng và năm đồng. Tôi lấy phiếu 5 đồng. Ăn xong còn uống một ly nước míangay ngoài cửa hàng năm cắc mà vẫn không thấy Sơn. Trời vẫn còn sớm quá, bây giờ về chỗ ngủ chắc gì đã gặp Sơn. Theo đi theo giòng người dạt trôi tới rạp Đại Đồng ở đường Cao Thắng. Rạp đang chiếu phim Les Misérables, phỏng theo tiểu thuyết của Victor Hugo. Tôi lấy vé chui vào rạp ngồi xem một mình. Cuốn phim làm gần đúng với nguyên tắc ccủa nhà văn. Cuộc cách mạng pháp. Nhân dân Pháp nổi dậy chống bạo quyền. Anh tù khổ sai vượt ngục để trở thành một kẻ thàng công, vứt bỏ mọi xấu xa của mình để biến thành một người khác tốt lành đấy lòng nhân hậu, một con người tốt, nhưng nghiệp chướng vẫn mãi đeo đuổi anh...
Tôi ra khỏi rạp, lan man nghĩ hoài về chuyện phim viết. Đạo diễn tài ba khi làm một cuốn phim dựa trên một tác phẩm lớn. VN mình biết bao giờ mới có được một tác phẩm lớn như vậy. Khi đất nước ta nhiều chất liệu vô cùng ? Điều suy nghĩ lan man của tôi bám trong đầu như rong rêu. Đoàn người đi lễ và đi chơi đêm Giáng Sinh đông đảo, đẩy mãi tôi đi. Tôi thấy một nhà thờ, đèn ngôi sao và hang đá Bê Lem lộng lẫy ngay ngopài lề đường. Tôi đứng lại giữa đám người đông đảo đó, nhìn lên gác chuông nhà thờ. Tôi nhận ra nơi mình đang đứng, nhà thờ Bắc hà trên đường Lý thái Tổ nhìn sang chợ cá Trần Quốc Toản. Tôi là người ngoại đạo, nhưng cũng thấy xúc đông về ngày chúa giáng sinh. Những bài thánh ca vang khắp phố phường, ngay trong đầu tôi. Tôi thấy mình cô đơn và muốn quỳ xuống như những con chiên kia ngước nhìn lên tượng Chúa chịu nạn trên thập tự gía. Trong nhà thờ rực sáng ánh đèn. người đông, nhưng cũng chưua phải là giờ Chúa Giáng Sinh, nên chuông nhà thờ chưa reo vang. Cà phê Nhân ở gần đó, tại sao tôi không vào uống một ly cà phê đen đậm đà. Không biết cà phê Nhân này có phải là cà phê Nhân ở phố Cầu Bồ Hà Nội không, chủ nhân là người Bắc di cư, cà phê cũng ngon, tôi không biết rõ vì khi ở Hà Nội tôi còn là môt chú nhóc tì, chưa có dịp thưởng thức cà phê ngon Hà Nội. Tôi tìm môt lối vào quán cà phêNhân trong đám người đông đảo đứng tràn ra ngoài đường. Một tiếng kêu:
Móc tui, móc tui, nó đó, thằng đang đi kìa, coi chừng nó chạy, túm lấy nó.
Tôi choáng váng vì bị một cú đấm vào mặt, chưa hết hoang mang, bị lliền những cú đạp tới tấp. Rồi một cái khoá tay rất nhà nghề vặn chéo tay tôi. Một tiếng quát vào mặt tôi:
- Bỏ cái bóp của người ta ra.
Tôi la lên trong hoảng hốt:
- Cái gì vậy, tôi biết gì đâu, các người lầm rồi.
- Tao không lầm, rõ ràng mày móc túi người ta. A, mày chuyền đồ ăn cắp cho đồng bọn rồi phải không ?
Thêm một cái tát vào mặt tôi cướp tinh thần, người tôi bị lục sóat, không có gì cả.
Vẫn tiếng quát ấy:
- Về bót, người nào mất bóp đi theo tôi, công an chìm đây, nó phải khai....chúng tôi sẽ túm cổ cả bọn. Chỗ chợ cá này kẻ cắp như rươi.
Bỗng dưng, chỉ trong chớp mắt tôi bị khép một cái tội vô cùng bẩn thỉu. Thằng móc túi bị bắt tại trận. Khi ấy chuông nhà thờ đổ hồi, giờ Chúa giáng sinh. Tại sao thế này, tô không biết nữa ?
Tôi bị ấn ngồi xuống chiếc ghế, trước một ông cảnh sát phì nộn:
- Khai đi, đồng bọn của tụi bay ?
- Tôi không biết gì, cũng chẳng móc túi ai hết.
- Vậy mày len lõi vào đó làm gì, trong đám đông, mày không đi lễ như mày đã khai mày là kẻ ngoại đạo. Lợi dụng đám đông, mày len qua người ta, người ta mất liền cái bóp. Không tìm thấy tang vật trong người mày vậy thì mày đã chuyển tay cho thằng nào, biết điều thì khai ra đi, mày sẽ nhẹ tội.
Tôi không biết gì để nhận tội một cách bừa bãi, dầu bị ăn bạt tai, túm tóc dập đầu xuống bàn, tôi không chịu ký biên bản khẩu cung. Đầu tôi vừa nhức vừa buốt. Chịu đựng thôi, tôi không nào nhận bừa một tội bẩn thỉu đến thế, dầu thân phận tôi bây giờ không đáng một xu.
Người cảnh sát lấy khẩu cung thở hồng hộc, anh cầm ly cà phê đá lên uống một hơi, anh nhìn tôi bằng đôi mắt nẩy lửa:
- Nhất định lì hả mày ? mày vã lắm cần hút một điếu thuốc không ?
- Không, không, sao tôi lại nhục thế này.
Một người cảnh sát khác mang một mớ giấy tờ ra, trong đó có cái thẻ quân nhân của tôi, còn sót lại trong bóp. Anh cảnh sát mập nghe anh cảnh sát kia trình bày một hồi, anh ta nhìn tôi cười hà hà:
- Tao đoán không sai mà, mày là thằng lưu manh chuyên nghiệp. đi lính thì đào ngũ ngày 13/11, đúng vào ngày bọn Nhảy dù bị thua Ngô Tổng Thống. Mày lang thang nên đói rách sinh ra ăn trộm móc túi. Tao phải đưa mày về an ninh quân đội điều tra, thôi hồ sơ móc túi của mày chấm dứt tại đây, tao chuyển về bên an ninh, nó đánh vãi cứt mày ra, không có tôicụng thành có tội, xme mày lì đến độ nào....
Năm giờ sáng ngày hôm sau tôi bị đưa về tiểu đội hiến binh Chợ Lớn, phía cuối đường nguyễn Trãi. Người thượng sĩ hiến binh không hỏi gì tôi nhiều ngoài tội đào ngũ. Còn hồ sơ móc tí bên cảnh sát coi như đã làm rồi, ông ta không có nhiệm vụ gì về những vụ án dân sự.
- Vào trong phòng tạm giam kia, đủ số người chúng mày sẽ lên khám Chí Hòa. Bọn lính đào ngũ chúng mày hồi này đông quá.....
Từng đợt lính phạm kỷ luật bị giải đi, chúng được coi là quân phạm. Quâm phạm sẽ có phòng giam riêng ở Chí Hoà. Hôm đi là ngày giáp tết.
Đường thành phố vắng vẻ, đì đẹt tiếng pháo và tôi thấy nhiều nhà bầy bàn thờ ra lề đường.
Chiếc xe chở tù chao lắc.....