Buổi sáng tinh mơ trời còn mờ sương, nằm trong giường với mẹ, tôi đã nghe tiếng ngâm thơ của ông ngoại ở nhà ngoài. Tôi không thể nào ngủ thêm được nữa. Tôi choàng dạy bò ra với ông ngoại.
Trên sạp gụ trải chiếu hoa cạp điều trong căn nhà rộng thênh thang, ông ngoại tôi ngồi đó, trước mặt là bộ đồ uống trà xinh xinh,chiếc điêu ông bịt bạc cẩn có cần trúc cong vút, lò than tàu đất nung nhỏ xíu rực lửa đỏ hồng bên trên đặt cái ấm quai vạc như đồ chơi trẻ con, nước sôi vụt ra vòi. Tôi nhìn cái điếu bình của ông ngoại chạm trổ cẩn sà cừ hình mấy ông tiên ngồi đánh cờ, cảnh núi sông mây nước, xe điếu là những mắt trúc ngắn liền nhau uốn cong vút như cần câu. Tất cả những " đồ chơi " xinh xinh của ông ngoại đều khiến tôi ưa thích, say mê và mộng mơ.
Ông ngoại tôi mặc áo bông đoạn ấm áp ngồi xếp chân tròn ngay ngắn, chăm lo ấm nước trà bốc khói thơm thoảng mùi hoa sen. Từ chỗ ông ngồi nhìn ra ra ao sen rộng, ở đó neo một chiếc thuyền nan, hoa sen nở đỏ chen lá xanh trên ao. Trên mặt ao còn lăng đăng sương mù buổi sớm mai. Phía trước ao có một khoảng sân lát gạch tàu không rộng lắm.
Phía xa kia, sau luỹ tre xanh, rặng núi Tam Đảo nhô cao che mất một phần chân trời, sương mù như một giải khăn san bao quanh ngọn núi.
Tôi leo lên lòng ông ngoại nằm cuộn tròn như một con mèo ngoan ngoãn. Bàn tay ngoại xương xẩu với những móng dài lá lan lần vào mái tóc xanh của tôi gãi nhè nhẹ, ông phủ một vạt áo lên người tôi, ông vẫn tiếp tục ngâm thơ, mãi sau này khi lớn lên tôi mới biết đó là một đoạn thơ Đường của Lý Bạch.
Quanh tôi, hương trà sen thơm thoang thoảng, mùi hạt bưởi phơi khô dùng làm đóm hút thưốc lào, cháy thơm ngai ngái. Người ta nói ông ngoại tôi có cách ẩm thực cầu kỳ lắm. Từ năm giờ sáng ông đã ngồi trên chiếc thuyền nan bơi trên ao gạt ra khỏi đóa sen lấy dúm trà ướp trọn đêm. Nước pha trà ông cũng hốt bhững hạt sương đêm torng suốt đọng trên lá sen. Đóm hút thuốc lào của ông dứt khoát phải bằng hột bưởi phơi khô và tách đôi, xiên bằng cái châm bạc. Tôi nằm trong lòng ông ngoại nhìn khói thuốc chờn vờn trong không khí mờ ảo làm nổi bậc những câu đối sơn son thếp vàng treo trong căn nhà ngang, những bức đại tự trên tường bên cạnh, bộ tràng kỷ mặt bàn đá cẩm thạch. Tất cả cảnh vật đó, vòng tay ôm thân ái của ông bao qianh tôi làm lòng tôi êm dịu rồi thiếp dần vào giấc ngủ. Giấc ngủ bình yên thoải mái của tuổi ấu thơ thuở nào, thuở mà tôi không bao giờ quên được.
Bây giờ thì ngoại không còn nữa.
Miền Trung Châu Bắc Việt, nơi ấy xa xôi rồi.....
Tôi dứt lời đọc bài tuỳ bút của mình, đám bạn bè vỗ tay rào rào. Trong căn nhà nhỏ của Lê Đình Điểu, bút hiệu Y Dịch, người bạn học với tôi trang hoàng diêm dúa một cách hết sức trẻ con. Trên tường, ngay trước bàn học của Điểu có hàng chữ cắt dán màu đỏ bằng giấy thủ công học trò " trụ sở thi văn đoàn Lãng Bạc ". Trên bảng đen ghi chương trình phiên họp hàng tuần của thi văn đoàn cùng tên các bạn thành viên trong nhóm. Điêu quan trọng trên hết là chương trình có ghi mục bình văn bài tuỳ bút của tôi.
Thi đoàn chúng tôi gồm sáu đứa cùng lứa tuổi choai choai, tất cả đều là bạn học chung trường. Chúng tôi mới ở cấp trung học được ba năm. Đặc biệt chúng tôi say mê văn nghệ, ngành văn thơ, như nhiều anh chịo em khác của các trường ngày đó, chúng tôi lập thi văn đoàn, làm riêng những tờ báo chép tay, chuyền nhau đọc.Tôi nghĩ lối chơi ấy rất lành mạnh của tuổi trẻ. Chúng từng phải nhịn quà sáng, các bạn gái thì nhịn ô mai, me chua, tầm ruột chấm muối ớt để dành tiền mua giấy bút làm báo. Tờ báo chúng tôi ra mỗi tháng một số mang tên Thăng Long, thu hút được khá đông đảo bạn đọc trong trường, có khi còn lan sang trường nữ. Địa chỉ toà soạn tờ báo chính là nhà của Lê Đình Điểu. Chúng tôi sung sướng vì trò chơi đượm nét văn háo của mình. Hiện trong ngăn kéo của tổng thư ký văn đoàn Lăng Bạc, Lê Đình Điểu, còn nhiều hồ sơ của các bạn " thi văn hữu " nam nữ xin gia nhập. Nhưng điều đó còn xét đã, tổng thư ký Lê Đình Điểu, bút hiệu Y Dịch luôn luôn quan trọng.
Sáu khuôn mặt " nòng cốt " chúng tôi hôm nay ngồi họp trịnh trọng. Bởi vì tôi, người quan trọng nhất có bài được đăng báo, trong trang văn nghệ học sinh. Điều quan trọng hơn nữa là tôi lại còn được nhận tiền nhuận bút, không nhiều nhặn gì nhưng cũng đáng hãnh diện. Rõ ràng là một tờ báo in ấn đàng hoàng phát hành phắp nước. Vậy là tôi đã có thành tích trong nghiệp văn.
Sáng hôm nay cả đám anh em chúng tôi, chở nhau bằng xe đạp đến tận toà báo để nhận báo biếu và tiền nhuận bút. Anh nhà văm Vân Sơn, người phụ trách trang văn nghệ học sinh tiếp đón anh em chúng tôi niềm nở. Ông chủ nhiệm và nhiều nhà văn nhà báo lớn bắt tay chúng tôi. Rõ ràng tài năng tôi đã được đánh gía. Dù là một bài viết con con.
Nhà văn Vân Sơn còn trẻ, có lẽ chưa tới tuổi 30. Anh mang kính trắng gọng đồi mồi tròn xoe càng tăng thêm vẻ trí thức trên khuôn mặt thanh tú rạng rỡ của anh. Sau một lúc tiếp chuyện, uống nước ở phònh khách toà báo, khuyến khích chúng tôi trong việc sáng tác, anh viết tên tôi vào tờ " bông " để xuống quản lý dưới lầu lãnh tiề nhuận bút. Tay tôi run bắn lên vì cảm động khi ký vào " bông ".
- Không bao nhiêu đâu em, nhưng là cái duyên văn nghệ em nên nhận chút tiền nhuân bút của toà báo, mong mỏi rằng anh sẽ nhận được thêm nhiều bài vở văn thơ của các em.
Tôi sướng rơn, nhìn các bạn lòng đầy hãnh diện. Chỉ có một điều tôi không mấy hài lòng là người phụ trách quên phức mất bút hiệu của tôi, mà lại in tên thật. Cũng hơi rắc rối cho tôi, tôi không muốn ai trong nhà biết tôi mang mộng làm văn sĩ. Nhưng chuyện đã lỡ rồi, biết làm sao được. Cứ cho là" định mệnh đã an bài. "
Buổi sáng hôm ấy, thay vì tôi mời anh em một chầu đậu đỏ bánh lọt, nước đá, mát rượi ở Bến Thành, anh em đều nhất trí tôi nên mua một chai " si rô cam " về trụ sở, tức căn phòng của Le Đình Điểu, cả căn nhà của Lê Đình Điểu vắng vẻ vì ba mẹ anh đi làm suốt ngày. Cho nên chúng tôi mặc sức nói chuyện văn nghệ.
Sau chầu nước đá si rô, ăn bánh bích qui. Lê Đình Điểu làm công tác của " nhà báo " với tôi, anh phỏng vấn:
- Xin " nhà văn " vui lòng cho biết cảm tưởng của anh về " tác phẩm " anh cho đăng tải trên đại trang văn nghện học sinh của đại nhật báo Ngôn Luận.
Trời đất ôi, Lê Đình Điểu đã " bơm " trang văn nghệ học sinh thành đại trangvà tôi thành nhà văn. Có phải là giấc mơ không ? Tôi liền trả lời thẳng ro, chẳng nghĩ ngợi gì:
- Khoái thấy mồ, khoái nhất là có tiền nhuận bút.
Miệng anh chàng Lê Đình Điểu dẻo như bán kẹo kéo, anh ta tán tụng bài tuỳ bút của tôi một hồi, rồi tiếp:
- " nhà văn " có buồn phiền gì khi " người ta " quên béng mất không ghi bút hiệu của anh dưới tác " phẩm giá " trị đó không ?
Tôi suy nghĩ một lát rồi mới trả lời:
- Có chút chút, vì bút hiệu của tôi tra trong nhiều quuyển từ điển Hán Việt mới tìm ra, nay bỗng dưng bị " phang " luôn tên thật thì cũng phiền thôi.
Phiền như thế nào thì ở đây không thể nói được. Tôi từ chối luôn những câu hỏi hơi rắc rối của Lê Đình Điểu. Buổi họp chấm dứt trong bầu không khí vui vẻ, liên hoan si rô đá với bánh kẹo. Tất cả đều hài lòng. Tôi không quên bôc mấy cái kẹo bỏ túi. Tôi thành người " vĩ đại " nhất trong đám bạn bè. tôi thả hồn lãng đãng trong giấc mơ làm văn sĩ, tôi chỉ thành văn sĩ được thôi, không thể thành thi sĩ được. Vì tôi biết mình không có khiếu làm thơ.
Tôi đạp xe quanh trong thành phố. Sài Gòn hôm nay đối với tôi sao đẹp thế, nắng vàng rực rỡ trên những tàn cây đại lộ. Tôi đi qua trường học, con đường rộng thênh thang. Hôm nay là ngày nghỉ sân trường vắng vẻ, hàng phượng vĩ cũng bắt đầu trổ hoa, tôi nghe đâu đây tiếng ve sầu kêu., tuy rằng không ran ran như những ngày cao điểm mùa hè. Ngồi lại bên lề đường, ngẩng lên nhìn tàn cây phượng vĩ. Tiếng ve sầu kêu, nó ở đâu nhỉ ? Dưới những chiếc lá xanh nhỏ xíu hay những chùm hoa đỏ ? Tiếng ve sầu kêu, ở đâu cũng giống nhau. Tiếng ve sầu ở Sài Gòn cũng giống như ở Hà Nội. Tôi xa Hà Nội đã sáu năm rồi mà sao hình ảnh Hà Nội tôi vẫn nhớ như in, từ con đường, góc phố. Tiếng ve kêu ở Nghi Tân, Cổ Ngư ở sân trường báo hè về....Sân trường tiểu học Đỗ Hữu Vị ở cuối dốc phố Hàng Than. Trước trường Hàng Than có một gánh phở sáng nào cũng đông khách. Mùi nước phở thơm lừng. Những ngày đó tôi thường ao ước được ăn một bát phở, nhưng gi đình bố mẹ tôi đều còn ở ngoài kháng chiến. Tôi sống nhờ một ông bác ruột, dù bác có thương cũng không thể bằng bố mẹ lo cho mình. Tôi nhậy cảm nên thường có những lúc thầm tủi thân.
Buổi sáng hôm nay, tự bài mình viết được đăng báo. Tôi lại nhớ miền Bắc, nhớ vùng Trung Châu Bắc Việt, nhớ thượng du, những nhớ nhung xa xôi da diết. Hình ảnh bố mẹ tôi, gia đình tôi ngày đoàn tụ, sự đoàn tụ thảm hại sau nhiều năm tháng. Bố tôi ở ngoài kháng chiến trở về Hà Nội. Buổi chiều tôi đi học về, bố tôi ngồi đó với bác, râu ria mọc tua tủa. Ông vốn đã lầm lì, may càng lại lầm lì hơn khi nghe bài hát " trở về " của Hoàng Giác từ chiếc máy radio Philips ở nhà bác. " tung cánh chim tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đằm thắm......
Bố tôi nói với bác :
- Cơn sốt rét cách nhật của em lại đế nrồi. Cứ cách ngày lại một trân....anh cho em đi nằm, dứt cơn em lại ra nói chuyện với anh.....
Bố tôi chưa kịp có cái vuốt đầu tôi thì ông đã nằm rên hừ hừ. Những cảnh đó bây giờ tôi đã thấy lại.
Như thời cha tôi làm việc ở Cục Kiến Tạo trên Đại Từ Thái Nguyên. Cái cầu cheo leo bắc qua con sông Đại Từ nước chảy xiết. Hôm nào đó cha tôi đưa tôi đến chiếc cầu treo ấy để tôi vể Hà Nội, mẹ tôi đưa tôi về rồi trở đi ngay ít hôm sau. Tôi đứng khóc mùi trên lan can nhà bác ở số 38 ngõ Hoà Mã buổi sáng Hà Nội sương mù....
Buổi tối, sau bữa cơm chiều, cha tôi ngồi uống trà với bác ở phòng khách. Ông nói :
- Cám ơn anh, nhưng em không thể đi làm cho Pháp được. Em không thể nào quên ngày anh Cả bị Tây giết ngoài hậu phương bởi vậy em mới đi theo kháng chiến. Em về đây cũng chỉ vì vợ con. Được anh vá các chú ấy ở Sài Gòn giúp đỡ em và vợ con em sẽ buôn bán qua ngày, mong sao các con nên người, được học hành......Em nói thật, em không ưa gì bọn vẹm nên mới về đây. Sống ở đâu cũng là bất mãn thôi với những người bị coi là trí thức vô sản....
Một tháng saugia đình tôi thuê được một căn nhà ở đầu phố Trần Nhân Tôn và phố Huế trông sang chợ Hôm. Gia đình tôi mở cửa hàng cơm, cha tôi bưng tô rửa chén. Ông đông bạn bè, toàn là bạn bình dân xích lô, xe kéo, ông kiêm luôn nghề vẽ quảng cáo cho rạp xi nê. Ông nguyên là hoạ sĩ xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tôi hoà nhập vào đời sống Hà Nội. Tô lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, nghịch như quỷ sứ. Cha tôi nói như vậy. Ông muốn hướng tới một hướng khác. Thế là gia đình tôi vào Sài Gòn. Tôi được gủi ra Vũng Tàu học trường Thiếu Sinh Quân vì chú thứ năm của tôi dạy học ở trường đó. chú tôi xin cho tôi được ngoại trú để kèm học.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Tôi ở nhà chú, không có thì giờ để học vì có bà thím quá gian ngoa, quá quắt. Tôi bị đối xử tệ hại còn hơn một đứa ở không công. Từ năm giờ sáng đã phải trở dậy dọn hàng cho thím ở ngoài chợ, bẩy giờ mới được đi học. Trưa trở về coi hàng cho thím.Hai giờ trưa lại đi học. Chiều về dọn hàng đến bẩy giờ tối. Đẩy cả mấy xe bó ệt đầy nhóc hàng hoá. Tôi còn thì giờ đâu mà học hành. Ngày chủ nhật cũng không được ra bãi biển chơi đùa như các banmạ phải ở nhà bổ củi. Sự học hành của tôi bắt buộc phải sút giảm. Thím tôi điêu ngoa về SG nói về tôi với bố mẹ tôi là một đứa trẻ chẳng ra gì. Một ngày kia tôi chịu đựng không nổi bèn bỏ nhà chú thím ra đi, ra bến tàu về SG bằng đường thuỷ, muốn thế nào xũng được. Nhưng tôi bị bắt trở lại. Tôi còn nhỏ bé quá đành phó mặc cho số phận....Cho đến ngày điện tín bay ra VTàu báo tin bố tôi chết đột ngột......Tôi đang bệnh nặng, chân tay phù thủng to bằng cái chĩnh. Chú tôi xin vé máy bay của nhà binhPháp trở về SG, cũng đúng là lúc đưa tang bố tôi ra nghĩa địa đô thành. Bộ quân phục thiếu sinh quân của tôi chật cứng và chân không thể đi nổi đội giầy, tôi lết đi bằng đội dép Nhật, chống gậy đi theo xe tang. Cuộc trở về thảm nảo, tôi khóc vùi bên quan tài của cha.
Tôi cương quyết ở lại SG với mẹ và em, không ra VTàu nữa. Tôi bị coi là đưa cứng đầu. Xảy cha nhờ chú. Tôi còn ông chú thứ tư ở SG. Ông này như ông bác thứ hai của tôi hết lòng vì em vì cháu. Sự thật tôi được nhờ ông rèn cặp như chính các con của ông, nên những năm đầu của trung học dù phải học lại lấy căn bản nhưng cũng khá ra, không giỏi lắm, nhưng không đến nỗi dốt nát. tôi luôn đứng đầu môn văn trong lớp, nhưng môn toán lại kém. Điều mà chú tôi, một người khoa học không thích tí nào. Sau thời gian đi chơi loanh quanh, tôi lo lắng biến thành sợ hãi. Tự đánh giá việc viết văn của tôi là có tội, đại tội với chú. Sự trừng phạt không thể khác. Tôi nghĩ đến cái chổi lông gà rung lên trên tay chú mà toát mồ hôi. Tôi cầu cứu sự " cứu rỗi " ở đâu bây giờ ? Ở linh hồn bố toôi ? Mả của ông ở dưới nghĩa địa Đô Thành. Tôi đạp xe xuống tuốt cuối đường Lê Văn Duyệt, trước trại lính nhảy dù Nguyễn Trung Hiếu, ngồi trước mồ cha tôi khấn khứa ông phù hộ cho tôi " tai qua nạn khỏi ". Tấm tức khóc, khóc vì sợ hãi trận đòn đau, sẽ không tránh khỏi. Dù tôi biết chú tôi trừng phạt vì thương không phải vì căm thù hoặc để thoả lòng độc ác. Trời về chiề utôi mới ra về.
Tôi mồ côi cha, tuy còn mẹ, nhưng mẹ tôi phải lo buôn bán để nuôi các em nhỏ của tôi. Tôi hpải sống nhờ, học nhờ ngay nhà chú ruột. Chú tôi là người học thức, chú có địa vị cao trong xã hội, thương yêu cháu như những đứa con ruột cuẩong, nhưng ông vô cùng nghiệm khắt, nhất là chuyện học hành.
Tôi đâm hoảng khi nghĩ đến chú, đôi mắt loang loáng sau cặp kính trắng. Chếc chổi lông gà rung rung trong tay chú. Sau bữa cơm chiều, anh em tôi nghỉ chơi một lát rồi ngồi vào bàn học. Ông chú tôi thường xuyên xem bài vở chúng tôi và sẵn sàng chỉ dẫn cặn kẽ, ông gầm thét như cọp khi thấy anh em tôi dốt nát, hoặc trong sổ điểm có môn nào kém cỏi. Môn toán, tôi kém nhất. Ông nhìn vào môn văn, dù rằng tôi luôn luôn vào hạng cao, nhưng ông chẳng có một lời khen nào, mà chỉ nghe ông hừ hừ trong cổ họng. Ông lạnh lùng nói :
- Mày kém toán lắm, mày phải luyện cho giỏi, mấy bài toán đại số tao ra mày đã làm xong chưa ?
Chú thường nhắc nhở với anh em chúng tôi như thế ! Chú yêu thương chúng tôi, nhưng yêu thương theo kiểu của chú, tôi hiểu thế. nhưng còn điều gì xảy ra cho tôi hôm nay, tôi biết rõ vào buổi chiều.
Tôi cho là một buổi chiều ảm đạm trong đời tôi, có lẽ là một khúc quanh. Tôi không thể oán trách chú được. Tôi cố hiểu trong vầng trán rộng của chú tôi hơi nhăn lại suy nghĩ gì, có lẽ không bình thường như mọi khi, lúc trừng con cháu lười biếng học hành.
Qua mắt tôi nhìn, ông là môt nhà khoa học, trong đầu ông chứa toàn những bài toán rắc rối, mà tôi có học đến bạc đầu cũng không giải nổi đáp số, nói chi đến những bài đại số, hình học tầm thường tôi phải làm và học mỗi ngày.
Ông chú có cái lý của ông, lý của đấng làm cha mẹ, hoặc phải thay cha mẹ lo cho tương lai máu mủ của mình. Quyền huynh thế phụ, chú thay cha.