Người làng Giao Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đỗ tiến sĩ đời Tự Đức, tục gọi là ông Nghè Giao Cù. Tuy đỗ cao, nhưng không chịu ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Năm Ất Dậu ( 1885 ) đứng đầu văn thân Nam Định mưu việc Cần vương.
Việc thất bại, ông lang thang mai đây mai đó. một hôm trốn đến núi Gôi, bị lính tuần bắt được, giải về Nam Định. Tổng đốc tỉnh này là Vũ văn Báo, lên án xử tử, đưa ông ra chém ở gần bến Vị Hoàng. Năm ấy ông chưa đến 50 tuổi, ông có ngâm câu tuyệt mệnh:
Võ vô dụng địa tương thùy thích? Sự đại như thiên nại nhĩ hà? - Võ không còn đất đi đâu được?
- Việc lớn như trời biết tính sao? Vì sợ uy thế người Pháp, nên bạn bè và học trò không ai dám đến lo ma và phúng viếng, chỉ duy Yên Đổ có câu đối:
Vị tiệp thân tiên, trường xử anh hùng lệ mãn. (1) Tịnh du nhan hậu, khẳng giao phu tử sinh hoàn. (2) - Ra quân chưa báo tin thắng, mà đã chết, khiến người anh hùng đầy nước mắt. - Những bạn ông đều xấu hổ, dầy mặt, nghĩ như ông, chết là phải không nên sống. Yên Đổ lại làm bài thơ tứ tuyệt vịnh con thiêu thân, dụng ý khóc ông nghè Giao Cù.
Tiện nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn. Đầu minh nhi tử, tử nhi an. Cô đăng sát nhĩ ưng lân nhĩ. Đãi đáo thành hôi, lệ thủy càn.
Bản dịch của Nhân phủ:
Chiếc thân nhỏ nhắn lẹ như tên Tìm sáng liều mình, thác đã yên. Ngọn sáp hại người, nhưng vẫn xót: Xác chưa tàn hết, lệ còn hoen… ………….. 1. Đường thi: Đỗ Phủ đề đền Gia Cát Võ Hầu:
Xuất sư vị tiệp thân tiên tử Trường xử anh hùng lệ mãn khâm. Lấy câu trên bốn chữ, câu dưới bỏ đi một chữ
khâm. 2. Tống thi: Đường Giới phải đi đày lại được về:
Tịnh du anh tuấn nhan hà hậu. Vị tử gian du cốt vị hàn. Thiên vị ngô hoàng phù xã tắc. Khẳng giao phụ tử bất sinh hoàn.
Lấy câu trên bốn chữ, câu cuối cùng bớt đi một chữ
bất.