– Ơ kìa Lan Anh ! Có chuyện gì mà lên tận đây kiếm Uyên vậy ?
Gia Bảo kêu lên khi nhìn thấy Lan Anh đang hỏi mẹ mình về Tú Uyên. Lan Anh cười chìa ra cho Bảo thấy một phong thư, cô nói :
– Tú Uyên có tin vui. Em đợi không được đành phải thân hành đến đây. Bữa nay anh không đi dạy sao ?
– Hôm nay anh được nghỉ bù. À ! Lúc này trông em khác trước nhiều quá, đúng là tình yêu làm cho con người trở nên yêu đời hơn.
Lan Anh bật cười trước câu nói của Gia Bảo, cô thích Gia Bảo ở điểm này nhất, rất tự nhiên và dễ làm thân. Từ ngày quen biết rồi yêu thương Thanh Bình, Lan Anh cũng nghiễm nhiên trở thành một người bạn của Gia Bảo.
– Thế còn anh thì sao ? - Lan Anh trêu lại Anh trông thấy cũng có vẻ hạnh phúc đấy chứ. Anh còn yêu đời hơn em.
Gia Bảo nhìn chiếc phong bì trong tay Lan Anh hỏi :
Tú Uyên có tin vui gì vậy em ?
Anh thân với nó, chắc anh có nghe nó kể về một người con trai tên Nguyên Hải chớ. Đó là mối tình đầu của Tú Uyên. Anh ấy sang Mỹ đã hai năm giờ viết thư cho Uyên đấy. Tội nghiệp, không biết nó còn giận ảnh hay không.
Gia Bảo lịm người, cố giữ vẻ mặt thản nhiên mà trong lòng vừa khơi dậy niềm đau xưa.
– Nguyên Hải thương Uyên lắm hả Lan Anh ?
– Thương chứ ! Khi trước, anh ấy sẵn sàng bỏ tất cả để đi với Tú Uyên, vậy mà nó câu nệ đủ thứ, rốt cuộc hai người đành xa nhau.
– Bây giờ anh ấy viết thư về chắc Uyên vui lắm.
– Cũng chưa chắc anh ạ. Tú Uyên là bạn thân nên em biết. Nó tuy nghèo nhưng tự ái cao lắm, tính khí bướng bỉnh bất thường lại luôn luôn sĩ diện, nên không biết kết quả có gì đáng mừng không nữa ... Ơ kìa ! Tú Uyên vừa ra khỏi phòng máy, để em xuống gặp nó, anh Bảo nhé.
– Ừ, em đi đi ! À, Lan Anh này ! Em đã nghe Thanh Bình nói gì chưa ?
Lan Anh dừng bước :
– Về chuyện đám cưới của anh chứ gì ?
Em biết rồi, Thanh Bình có nói, chị Hà nhờ em làm phụ dâu vì ảnh là phù rể.
Em thuận rồi. Anh yên tâm.
. Khi Lan Anh đi rồi, Gia Bảo vào phòng riêng. Nhìn chồng thiệp cưới cao ngất trên mặt bàn, anh nở nụ cười chua xót. Thiệp cưới của mình hay của ai đây ? Mười ngày nữa, ngôi nhà này sẽ treo đèn kết hoa rực rỡ để chúc mừng ta tròn nợ lương duyên.
Nào ai biết được tình ta đã chết. Tim ta đã vỡ tan rồi, khi phải chọn xa em.
Khánh Hà ơi ! Em làm sao biết được ! Khánh Hà ơi ! Hãy tha thứ cho anh ...
Tú Uyên về đến nhà, lo cho cha ăn uống xong và đợi ông ngủ thật say rồi, cô mới nhẹ nhàng đến bên chiếc bàn nhỏ dùng dao rạch phong bì. Những dòng chữ thân yêu lần lượt hiện về rõ trước mắt Tú Uyên, đưa tâm hồn cô về một vùng kỷ niệm xa xăm ...
Tú Uyên không nghĩ là Nguyên Hải còn tưởng nhớ đến mình ...
Những ngày tháng yêu đương tưởng như đã lùi dần vào quá khứ, say ngủ với thời gian, nay lá thư từ phương trời xứ lạ lại gợi lên trong lòng Tú Uyên nỗi nhớ nhung, những chiều hò hẹn nhau ngập đầy men tình ái, ánh mắt Nguyên Hải say đấm nồng nàn, nụ cười Tú Uyên hé mở lối yêu thương. Tú Uyên tưởng sẽ cùng người yêu đi đến nơi cùng trời cuối đất, tiếc thay họ đã phải xa nhau.
Nguyên Hải đã đi xa, anh đã đi tìm một tương lai vô định nơi đết khách quê người. Còn Tú Uyên thì ở lạ để sống bằng thương nhớ.
Nguyên Hải ! Giá như ngày xưa anh đừng đầu hàng số phận, thì mình sẽ êm đẹp biết bao. Sao anh lại bắt em phải trốn đi để cả hai đều mang tội bất hiếu ?
Sao anh không cố thuyết phục gia đình để mẹ chấp nhận em ? Thà là anh đấu tranh để giành hạnh phúc bằng cách thuyết phục mẹ, thì em đã là vợ anh, dù sau đó mẹ và chị của anh ghét bỏ em thế nào cũng được. Em chỉ cần tình yêu của anh và sự chung sống giữa chúng ta phải được công nhận rõ ràng. Vì vậy mà em không theo anh. Em biết anh sẽ giận lắm, vì anh rất yêu em. Em bướng bỉnh lắm, Nguyên Hải ơi ! Em nghĩ là chúng ta không có duyên số kết hợp lại ... Em đã chọn cho mình một nỗi cô đơn, để rồi anh ra đi, để rồi em đóng cửa trái tim mình trong đau xót.
Giờ đây, anh lại viết thư về. Giờ đây, trong lòng em, tâm hồn em sao lại ngập đầy phong ba. Anh yêu em lâu như vậy sao ? Anh không quên được Tú Uyên sao ? Trong khi ở nơi đây, em vừa bắt gặp một tình yêu khác, dịu dàng và sâu lắng, khóng có sự rẻ khinh, không có ai làm áp lực; chỉ có những ân tình ...
Vậy mà em cũng không thấy hạnh phúc, khi em chọn lấy sự cô đơn thì nhận được thư anh.
Em phải làm sao đây, Nguyên Hải ? Em không thích anh viết thư, em chỉ muốn anh trở về bên em mà thôi.
Tú Uyên mân mê lá thư rồi cẩn thận xếp bỏ vào phong bì. Cô bỗng thấy môi mình có vị mặn. Khóc ư ? Tại sao ta phải khóc ? Phải chăng những dòng lệ này khóc tống biệt một cuộc tình đã xa ?
Yêu đương để mà làm gì, hai lần rung động trong đời đều vương mang niềm tủi hận. Tú Uyên này sinh ra để trả nợ đời chớ đâu phải để đón nhận tình yêu ...
– Chị. Uyên ! Chị còn thức không ?
Nghe tiếng Minh Huyền, Tú Uyên vội bước ra nói :
– Chị chưa ngủ đâu. Có việc gì em xuống đây khuya quá vậy ?
– Suỵt ! Mới mười giờ mà, đâu có khuya. Chị Uyên ! Gia Bảo đến kìa. Ảnh muốn vào, nhưng chị dặn không tiếp khách nên em không dám tự ý mở cửa.
Ảnh nói là có chuyện muốn nói với chị, ảnh đợi chị ngoài cổng.
Trời ơi ! Có chuyện gì nữa đây. Tú Uyên cảm thấy khó xử quá. Gia Bảo !
Anh không buông tha cho em hay sao ?
Uyên biết nếu cô chịu gặp Gia Bảo trong lúc này, có nghĩa là cô chấp nhận một mối tình tay ba, là phụ lòng tin của mẹ Gia Bảo, là gây cho Khánh Hà sự đau khổ, mà phũ phàng nhất là sự bội bạc đối với bóng hình xưa. Anh đến đây làm gì, nếu chỉ để nói lời chia ly, hay trao tấm thiệp hồng bắt Uyên làm nhân chứng ?
Không ! Gia Bảo ơi ! Em không thể gặp anh ...
– Bây giờ tính sao đây hở chị Uyên .
Minh Huyền, lên tếng nhắc nhở Tú Uyên. Uyên cau mày một chút rồi bằng giọng dứt khoát :
– Em trở ra mời anh Bảo về đi. Hãy nói với ảnh là chị không có gì để phải gặp riêng ảnh trong hoàn cảnh như thế này. Bảo ảnh cứ yên tâm, ngày cưới của Gia Bảo, chị sẽ có mặt để phụ giúp một tay. Chị luôn là đứa em gái bé nhỏ của ảnh ...
Tú Uyên nói một hơi dàl rồi đẩy vai Minh Huyền. Khi Huyền đi rồi, cô trở vào nhà ôm mặt khóc nức nở.
Đám cưới của Gia Báo không thiếu mặt một ai, trừ Mỹ Trang.
Tối hôm qua, trong lúc mọi người đang bận rộn chuẩn bị ngày cưới thì Mỹ Trang cứ dửng dưng như không. Bà Năm Thành không dằn được sự bực tức đã mắng cho Trang một trận ra hồn, thế là cô hầm hầm ra khỏi nhà, cả đêm không về.
Sáng nay, Gia Long xách xe đi tìm vợ ở những nhà quen nhưng đều không gặp. Về nhà, Gia Long trút sự bực bội vào mẹ mình:
– Mẹ thật kỳ quá ! Nhà thiếu gì người, vợ con làm việc bếp núc không quen, mẹ quở tới nó làm chi cho xảy ra chuyện.
Bà Năm nổi giận quát :
– Nó là cái gì mà tao không được phép nói lại vậy hả ? Nó làm dâu chớ đâu phải làm mẹ. Tao chịu hết nổi rổi, mày liệu mà dạy vợ lại đi. Hừ ! Chỉ có một ngày vui của em mà cũng không làm nên tích sự gì. Mày thương nó ở chỗ nào mà hay vậy ?
Gia Long nhăn nhó :
Mỹ Trang cũng đâu đến nỗi, tại mẹ khó tính mà thôi.
– Tao khó tính ? Hừ ! Được, để rồi mày xem vợ của Gia Bảo sẽ hơn hẳn cho coi. Một đứa con dâu như vậy mới xứng đáng để cưới.
Gia Long đổ quạu :
– Mẹ vừa phải thôi nha ! Chưa chắc gì Khánh Hà sánh kịp vợ con đâu, đừng có tâng bốc quá.
– Hừ ! Khánh Hà tuy không đẹp bằng Mỹ Trang, nhưng về công dung ngôn hạnh thì vợ mày còn lâu mới sánh với người ta.
– Mẹ !
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, Lan Phượng vội vàng lên tiếng :
– Thôi mà ! Mẹ à ! Hôm nay là ngày vui của Gia Bảo, mẹ nên dằn sự nóng giận lại đi. Còn anh Hai nữa, anh là con nhịn mẹ một chút hông được hay sao ?
Gia Long hậm hực bỏ đi. Bà Năm thở dài nói :
– Đời thằng này coi như hỏng. Mẹ chỉ còn trông cậy vào vợ chồng Gia Bảo mà thôi.
Tiếng hát của Thanh Bình vang lên trong ngày vui của bạn. Dàn nhạc chơi rất điệu nghệ, âm thanh rõ ràng làm không khí buổi tiệc cưới như sôi động hẳn lên.
Cô dâu Khánh Hà đẹp thùy mị trong chiếc áo dài màu hồng hạnh phúc, bên cạnh cô là chú rể Gia Bảo với nụ cười thật tươi luôn nở trên môi. Tiếng hát ngân nga hòa lẫn tiếng nhạc êm dịu, tiếng cười nói ồn ào vang xuống tận dưới nhà bếp, làm Tú Uyên chỉ muốn bỏ chạy, nhưng cô không thể chạy trốn được. Bà Năm nhờ cô lo phụ tiệc cưới, cô đang bận xếp thức ăn vào đĩa. Bên cạnh cô, Lan Phượng luôn tay bận rộn cho việc trình bày thức ăn sao cho thật mỹ thuật, thật ngon mắt. Mấy nhân công khác cũng được nhờ đến giúp một tay, ai cũng rộn rã nói cười, chỉ trừ Tú Uyên. Cô muốn khóc không được mà muốn cười cũng không xong, đành gượng vui làm tròn bổn phận.
Thế là hết. Thêm một lần tình đã bay xa. Từ hôm nay Gia Bảo đã thuộc về người khác. Tú Uyên lại tiếp tục một mình đối chọi với nỗi cô đơn ...
Ông Phát trút hơi thở cuối cùng sau đám cưới của Gia Bảo bốn ngày. Tú Uyên đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt khi người ta đậy nắp chiếc quan tài.
Thế là hết, người thân cuối cùng bỏ cô mà đi. Tú Uyên còn lại gì ? Chỉ là nỗi cô đơn tận cùng của người con gái bơ vơ.
– Đừng khóc nữa, Tú Uyên ! Ai cũng phải một lần ra đi vĩnh biệt. Bác đã yên nghỉ rồi, em hãy để bác ra đi được bình yên !
Khánh Hà ôm vai Tú Uyên vỗ về, an ủi.
Hai vợ chồng cô đã có mặt từ lúc người ta chuẩn bị tẩn liệm cho ông Tấn Phát. Lan Anh cũng kèm sát bên bạn. Không ai cầm được nước mất, thương cho cuộc đời Tú Uyên cô độc lẻ loi. Ông Lợi nắm lấy bàn tay lạnh giá của Tú Uyên, nói :
– Ba cháu ra đi như thế là đã dứt được nợ hồng trần, cháu cũng đừng nên quá đau khổ như vậy.
Tú Uyên khóc trên vai ông :
Con không muốn vậy đâu chú ơi. Con không muốn trở thành đứa con mồ côi không cha không mẹ.
Lan Anh an ủi bạn :
– Dù sao Uyên cũng đã trường thành, Uyên nên chấp nhận định mệnh. Bác đã lớn tuổi, lại đau bệnh nhiều như vậy, nay bác đã lìa trần, Uyên đừng làm linh hồn bác ray rứt.
Gia Bảo thì không nói gì, chỉ lặng lẽ đứng nhìn nỗi đau của em gái mình yêu.
Gia Bảo biết, mỗi lời nói bây giờ đối ,với Uyên chỉ là vô ích, cô đang bị choáng vì nỗi đau mất cha, cô không còn sáng suốt để nhận biết rằng như vậy là gánh nặng trên vai mình đã chấm dứt. Uyên đã chọn bổn phận làm một đứa con hiếu thảo, nửa cuộc đời hy sinh cho việc phụng dưỡng mẹ cha.
Sau khi chôn cất ông Phát xong, Gia Bảo mới nói với Tú Uyên trên đường từ nghĩa trang về nhà bằng một giọng chân thành của một người anh rất mực yêu thương em :
– Tú Uyên ! Nay bác đã mãn phần, em không cần phải ở lại căn nhà đó nữa, nơi đã gợi cho em nỗi đau khổ không thể nguôi ngoai. Hãy xin phép chú dọn về ở chung với mẹ anh, mẹ đã chịu nhận em làm con nuôi rồi.
Tú Uyên nghẹn ngào :
– Không thể được đầu anh ! Trước em ở đâu thì giờ em ở đó. Em phải ở cạnh bàn thờ của ba mẹ em, em vẫn phải đi làm để trả ơn cho chú thím em.
Khánh Hà lên tiếng :
Uyên nè . Hay em về ở chung với anh chị tại nhà chị nhé. Bởi chị không có làm dâu, nên chị muốn mình sống cạnh bên nhau. Ơn nghĩa của chú em, nếu em muốn đền đáp thì anh chì sẽ giúp.
– Không cần phải như vậy. Em cảm ơn lòng tốt của anh chị. Chuyện ơn nghĩa của em phải để tự em báo đáp. Em mang ơn bác và anh Gia Bảo đã quá nhiều, thêm ơn đó em chưa trả được thì có lý nào lại làm phiền đến anh chị thêm.
Gia Bảo có vẻ buồn :
– Tú Uyên ! Em đã làm em gái của anh, sao tự dưng lại có thái độ xa cách như thế. Anh đã nói hết lời, sao em không chịu hiểu cho anh ?
– Em hiểu chứ, hiểu nhiều hơn anh nghĩ nữa ! Nhưng tánh em đã vậy rồi, không thể thay đổi được đâu. Mong anh tha thứ !
– Thôi được ! Em muốn ở đâu thì tùy, nhưng phải hứa là không được tự ý bỏ việc làm.
– Em biết mà, bác đối xử tốt với em như vậy anh chị lại sẵn sàng đùm bọc cho em, thì em còn phải đi tìm cuộc sống nào hơn thế nữa chứ. Anh yên tâm đi, em không trốn việc đâu.
Tú Uyên nóí mấy câu sao mà long lanh ngấn lệ. Khánh Hà dịu dàng nắm lấy tay cô :
– Đừng khóc nữa, Tú Uyên ...
Mỹ Trang ! Con ngồi xuống đây, mẹ có chuyện cần phải nói với con!
Bà Năm Thành vừa nói vừa ôm vai Mỹ Trang cùng ngồi xuống cạnh băng ghế của mình. Đôi mày Mỹ Trang khẽ nhíu lại vì khó chịu :
– Chuyện gì mà quan trọng thế hả mẹ ?
Bà Năm nhẹ nhàng :
– Hãy nói cho mẹ biết, tại sao con phải uống thuốc ngừa thai ?
Mỹ Trang ngạc nhiên. Làm sao bà ta biết được chuyện này nhỉ ?
Như đoán được ý nghĩ của con dâu, bà Năm Thành nhếch môi :
– Chắc con không hiểu vì sao ta biết phải không ? Hôm qua Lan Phượng thấy con từ hiệu thuốc bước ra, cô dược sĩ đó là bạn học cũ của nó. Vì thế, Lan Phượng biết con là khách hàng quen thuộc của cô ấy. Hèn gì đã cưới lâu như vậy mà mẹ chẳng có được cháu nội, con nghĩ sao về chuyện này ?
Mỹ Trang nhếch môi :
– Không có gì lo lắng cả mẹ ạ. Con còn quá trẻ, con không muốn tàn phá tuổi trẻ của mình.
Bà Năm tức giận :
– Hừ ! Lấy chồng rồi sinh con là tàn phá tuổi trẻ ư? Ai dạy cho con cái luận điệu như thế ?
Mỹ Trang nhún vai :
Không ai dạy con cả, tự con hiểu lấy thôi. Khi có con rồi sẽ bận bịu, ăn không ngon, ngủ không yên, lôi thôi lếch thếch, mà sắc đẹp thì chỉ có một thời ... nếu để tàn phai rồi thì con mong gì được vui vẻ hạnh phúc nữa. Như mẹ con đấy, đẻ cho lắm vào rồi già xụ đi chẳng giống ai cả.
Mỹ Trang nói một hơi toàn là những lời ấu trĩ, trơ trẽn đến đáng sợ. Bà Năm Thành đã mất hết kiên nhẫn, lửa giận bốc lên, bà gằn từng tiếng :
– Cô nói thế mà nghe được à ? Mẹ của cô vì khổ cực nuôi con nên cằn cỗi già nua, vậy mà cô lại vong ơn bội nghĩa đến thế. Tôi chưa nghe ai nói là con cái làm tàn phai nhan sắc, làm mất nguồn vui. Mà ngược lại, những người phụ nữ đứng đắn luôn xem đứa con là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của họ.
– Thế mẹ cho là con không đứng đắn hay sao ?
– Chứ còn không à ? Cô có chồng mà suốt ngày cứ đi hoang, cô chỉ biết chưng diện, tiêu xài tiền bạc của chồng mà không biết tí gì về nữ công gia chánh. Lấy chồng thì sợ có con, còn đối với em chồng thì lả lơi mất nết. Như vậy tốt lắm sao ?
Mỹ Trang sa sầm nét mặt :
– Mẹ nói con lả lơi với ai ?
– Với ai thì cô tự hiểu lấy, đừng làm bộ với tôi nữa ! Cô qua mặt chồng cô chứ không qua mặt được ai trong nhà nảy cả. Liệu ở được thì ở, ở không được thì đi, đừng bêu xấu gia đình này.
Mỹ Trang nhíu mày :
– Mẹ nói gì mà khó nghe vậy ? Gia Bảo đã cưới vợ, đã lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật từ mấy ngày nay rồi, liên quan gì tới con mà mẹ nói.
Thế sao đám cưới, cô bỏ đi cả đêm cả ngày thế? - Bà Năm mỉa mai - Có phải vì thất vọng hay không ?
Nghỉ một lúc, bà tiếp :
– Nè, tôi nói cho mà biết ! Khánh Hà là đứa con gái nết na, đức hạnh, con nhà gia giáo chớ không phải hạng trăng hoa lẳng lơ. Bây giờ nó là vợ của Gia Bảo, cô nên lấy đó làm gương. Nếu đầu óc cô còn nghĩ chuyện bậy bạ tôi sẽ không tha cho đâu.
Mỹ Trang tái mặt thầm nghĩ :
Hừ ! Bữa nay ra mặt cưng chiều con nhỏ đó rồi nặng lời sỉ nhục mình. Quả là chịu hết nổí .
Nghĩ vậy, cô tỏ một thái độ khinh khỉnh :
– Mẹ chỉ coi Khánh Hà là con dâu thôi à ?
. Bà Năm thản nhiên gật đầu :
– Phải ! Xưa nay, tôi không nói đến cô chỉ vì tôi thương con trai tôi thôi, không ngờ nó mù quáng đến như vậy. Từ rày, cô còn muốn ở lại căn nhà này thì phải sửa đổi tính nết, nhất là không được xúc phạm Gia Bảo.
À, còn nữa ! Trong năm nay cô phải cho Gia Long tin vui về đứa con của chính nó. Còn muốn tự do thì ra khỏi nhà này, rồi có ngày tôi sẽ mở mắt cho Gia Long thấy là nó không cần phải có cái thứ vợ như cô. Nghe rõ chưa ?
Mỹ Trang đáp một tiếng "rõ" cộc lốc rồi bỏ đi về phòng riêng mà .không cần xin phép mẹ chồng. Bà Năm Thành nhìn theo gót giày nện mạnh của Mỹ Trang, lấm bẩm một mình :
– Thứ đó chỉ ở lầu xanh là thích hợp thôi.
Vừa vào trong phòng, Mỹ Trang đã đóng mạnh cánh cửa nghe "rầm" một tỉếng lớn khiến Gia Long thức giấc. Anh ngơ ngác :
Chuyện gì vậy ?
Mỹ Trang ngồi phịch xuống giường gầm gừ :
– Muốn biết chuyện gi thì ra gặp bà chủ đi.
– Bà chủ nào hả ?
– Hừ ! Ở nhà này ai là bà chủ mà không biết nữa hả ? Không phải là bà già anh thì là tôi chắc ? Còn làm bộ làm tịch !
Gia Long thấy nét mặt giận dữ của vợ thì ngồi ngay dậy, nhỏ nhẹ hỏi :
– Em làm sao thế? Bộ bị mẹ rầy à ?
Mỹ Trang bĩu môi :
Rầy cũng còn may. Mẹ anh xài xể tôi đủ chuyện. Nào là đức hạnh nào là chậm con, đủ thứ hết. Bà nói tôi không bằng dược với con Khánh Hà, vợ của thằng em út anh đó, nghe dễ sợ chưa ?
Gia Long ngạc nhiên :
– Mẹ nói vậy thật à ?
– Không lẽ tôi bịa chuyện ? Anh coi tướng tôi bộ giống mấy đứa nói láo lắm sao ?
Gia Long cười hề hề :
– Nếu chỉ có vậy thôi thì có gì mà em phải nóng giận đến thế. Mẹ có thương em mới dạy cho em như thế.
– Thương cái mốc xì ! Bà đòi tống cổ tôi ra khỏi nhà nữa kìa !
Sao lạ vậy ?
Mỹ Trang gắt gỏng :
– Có gì lạ đâu. Bây giờ bả có dâu mới rồi đâu còn coi tôi ra gì nữa. Con nhỏ đó là con nhà giàu, xứng đáng môn đăng hộ đối lắm. Bả khinh nhà tôi nghèo nên kiếm chuyện.
Gia Long rầy vợ :
– Em đừng nói vậy mẹ buồn. Nhà anh tuy có tiền có của, nhưng ba mẹ anh không hề khinh rẻ ai. Em là con dâu trưởng, không ai hà hiếp em đâu.
Mỹ Trang không nói gì nữa, dửng dưng thay quần áo đẹp rồi .ngồi trang điểm thật kỹ. Khi cô dắt xe ra ngoài, Gia Long khó chịu nói :
– Trưa rồi, không ở nhà ăn cơm còn đi đâu vậy ?
Mỹ Trang nhếch môi :
– Bữa nay tôi có hẹn dùng cơm ở nhà bạn. Anh khỏi chờ, đến tối tôi sẽ về.
– Ở nhà đi, mẹ đang la em mà em đi làm gì ?
– Mặc kệ tôi ! Bả có chửi thì anh nghe giùm tôi đi !
Mỹ Trạng nói rồi vọt xe đi. Gia Long bực bội vò nát điếu thuốc chưa kịp hút.
Anh đi thẳng ra sau hè tìm mẹ.
– Vợ mày đi hoang nữa có phải không ?
Vừa trông thấy con là bà Năm hỏi ngay.
Gia Long nhăn mặt :
– Mẹ kiếm chuyện với nó chi vậy. Mẹ cũng biết nó khó dạy lắm mà.
Bà Năm Thành trợn mắt :
– Khó dạy thì mày phải dạy cho được. Còn không đươc thì bỏ, bộ thế gian này hết con gái rồi hay sao mà mày chịu lụy nó dữ vậy ?
– Không phải thế ! Như mẹ thấy đó, trong nhà này, con là đứa xấu trai, may mắn được con gái đẹp như Mỹ Trang ưng thuận, thì chiều nó chút xíu có mất mát gì đâu.
– Cưng vợ không có nghĩa là thờ nó, con hiểu chưa ? Tao coi bộ có ngày nó cắm sừng mày đó.
– Sao vậy mẹ ?
Gia Long có vẻ không tin. Bà Năm không thể nói rõ với anh vì bà muốn giữ thể diện gia đình. Bà biết rõ tánh nết của Gia Long, nếu nó biết vợ mình có tình ý với em trai của nó thì nó sẽ không để yên, nó sẽ làm ầm ĩ lên, rồi Khánh Hà và sui gia của bà biết được thì nhục lắm. Gia Long tính khí bốc đồng, không khéo cư xử như Gia Bảo. Do đó, bà quyết định im lặng.
Gia Long thắc mắc lay vai bà :
– Bộ mẹ nghi Mỹ Trang ngoại tình hả ?
Bà Năm chép miệng :
– Cái đó thì phải có đủ chứng cớ mới nói được. Con cứ để nó một mình rong chơi, đẹp như nó làm sao tránh khỏi "lời ong tiếng ve". Khi nào có dịp đi đâu, con cùng đi với vợ con là tốt nhất.
– Mẹ cứ nặng nhẹ con hoài, nó giận lẫy nên đâu thèm đi chung với con. Mẹ làm khó cho con không hà, con bực mình quá.
Giữa lúc hai mẹ con đang cãi nhau thì Tú Uyên từ trong phòng máy bước ra, đầu tóc cô còn bám đầy bụi bông. Bà Năm thấy Tú Uyên vội ngưng ngay câu chuyện rồi quay sang hỏi cô :
– Có chuyện gì không con ?
Tú Uyên vừa phủi bụi, vừa đáp :
– Dạ, dây cáp bánh xe dưới bị đứt rồi. Con không sử dụng máy được nữa.
Bà Năm nhìn Gia Long :
– Long à ! Con vào coi thay giùm dây cáp khác để Tú Uyên nó cho chạy hết mớ bông dơ đi. Tuần này mẹ giao hàng gấp đấy.
Gia Long còn hơi bực mình nên xẳng giọng :
– Máy hư thì nghỉ một buổi đi, mai làm. Bây giờ con mệt lắm, không muốn mó tay vào việc gì nữa cả. Muốn gì cũng để mai hẵng tính !
Nói rồi, Long bỏ đi một nước làm Tú Uyên hơi quê. Bà Năm lắc đầu nói với Uyên :
– Cái thằng này kỳ cục thế đấy, con đừng để ý. Thôi, con về nghỉ đi, để chiều nay Lan Phượng về bác bảo nó sửa lại, rồi mai làm tiếp.
Tú Uyên ngoan ngoãn gật đầu.
– Nam Phong ! Bây giờ anh tính sao đây ? Em thật đã chán cái cảnh chim lồng cá chậu lắm rồi.
Mỹ Trang vừa nói vừa ép sát người vào đôi vai rắn chắc của tình nhân. Nam Phong rít một hơi thuốc rồi nhả khói. Anh nhìn theo những sợi khói mỏng manh và nói bằng một giọng từ tốn:
– Nếu em chán thì bỏ hết đi mà về sống với anh. Chỉ cầm một ít vốn liếng, anh sẽ mở quán cà phê. Chủ quán mà đẹp cỡ như em thì hết ý. Hai đứa mình sẽ có một cuộc sống thoải mái.
Mỹ Trang đưa tay bẹo má Phong :
– Anh có ghen không ?
Nam Phong bật cười :
– Hà ... hà ... chuyện làm ăn ghen tuông nỗi gì ! Vả lại, em bưng cà phê thì anh cũng ở đó phụ pha chế, đố ai dám bắt cóc em đấy.
– Bắt cóc thì không bắt, nhưng người ta giở trò tán tỉnh em thì sao ?
Nam Phong vuốt mũi cô :
– Ăn thua gì, buôn bán thì phải chiều khách tí chút chứ. À ! Có đầu tư được ít nhiều chưa mà lo xa tính kỹ vậy cưng ?
Mỹ Trang cười rất tươi :
– Rồi, đủ sức để sang một quán cà phê loại xịn. Tiền bạc của hắn tạo ra, một tay em giữ mà.
– Anh lo chuyện này hắn không bỏ qua đâu, anh có thể phạm tội quyến rũ vợ người đấy!
– Mốc xì ! Em đâu có làm hôn thú với Gia Long. Vả lại, em đoán là không xảy ra gì đâu.
– Đùa em chút cho vui vậy thôi chớ dẫu có xảy ra chuyện, anh cũng cóc sợ.
Xấu chàng hổ ai” cơ chứ.
Nam Phong nói xong, vòng tay kéo Mỹ Trang ngã vào lòng mình và đặt lên môi cô nụ hôn tình ái. Cả hai còn đang vòng tay nhau thì Tú Uyên bất ngờ xuất hiện làm Nam Phong bối rối.
– Tú Uyên ! Sao chị về giờ này ?
Tú Uyên chưa nhận ra Mỹ Trang nên nói :
– Máy hư rồi, chiều nay tôi nghỉ.
Vừa lúc đó, Mỹ Trang kịp nhận ra Tú Uyên, cô kêu lên một tiếng sửng sốt:
Uyên hả ? Cô làm gì ở đây vậy ?
Tú Uyên trông thấy Mỹ Trang trong vòng tay Nam Phong thì không khỏi sững sờ. Cô đứng chết lặng một chỗ như không tin vào chính đôi mắt của mình.
Chị dâu của Gia Bảo đây sao ? Cô ta đã quá đầy đủ sao còn giở thói trăng hoa thế này ? Thì ra, Mỹ Trang đã ngoại tình, mà nhân tình của cô ta lại là Phong.
Thấy thái độ khác lạ của Tú Uyên, Nam Phong đoán hiểu phần nào sự việc.
Anh quát :
– Tú Uyên ! Chị mau tránh chỗ khác để tôi tiếp bạn một lát, được không vậy ?
Tú Uyên không trả lời, cô cúi đầu đi nhanh ra phía. sau. Thấy Minh Huyền đang nằm ôn bài trên võng, Tú Uyên đến bên Huyền khẽ hỏi :
– Cô gái trên nhà là bạn Nam Phong hả ?
– Không phải bạn đâu, là bồ luột của anh Hai đó.
– Họ quen nhau lâu chưa ?
– Hai tháng rồi. Anh Hai nằng nặc đòi sống chung với chị ấy đấy. Chỉ đẹp ghê há !
Tú Uyên thở dài. Thì ra Minh Huyền không biết gì về Mỹ Trang cả.
Uyên hỏi tiếp :
– Mẹ em có biết chuyện này không ?
– Biết chứ ! Anh Hai nói là chị Trang đã một lần dang dở nên khỏi phải làm lễ cưới, má em nghe vầy chịu lắm. Không tốn tiền cưới hỏi mà lại có con đâu đẹp như vậy, ai mà không thích.
Tú Uyên rùng mình. Cô biết quá rõ về con người của bà Tần Lợi, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến tầm quan trọng về đạo đức của một cô gái.
Tuy vậy, Tú Uyên không muốn can thiệp vào chuyện này, cô chỉ muốn sống “khép kín” với những buồn đau của riêng mình mà thôi.
Anh Gia Long !
Rất lấy làm tiếc khi để lại cho anh vài dòng coi như lời vĩnh biệt của một người con gái đã từng là thần tượng trong trái tim anh. Hãy tha thứ cho em, Long nhé, khi em không còn ở bên cạnh anh nữa. Em không thể ở lại khi mà người ta luôn coi em là một kẻ thừa. Thêm vào đó lại là lời gièm pha, chê cười của Tú Uyên. Con nhỏ đó lần nào gặp em nó cũng nói xa nói gần rằng em đã sai lầm khi chọn một người chồng xấu xí như anh. Nó bảo em đẹp như vậy sao lại chịu làm vợ Gia Long ! Rằng anh vừa xấu, vừa cộc cằn, ăn học chẳng đến đâu, tương lai cũng không có gì bảo đảm ... Nó thật tiếc cho đời của em ...
Với những câu châm chọc như vậy thử hỏi em làm sao chịu đựng nổi. Hơn nữa, nó còn nói anh thua xa Gia Bảo. Gia Bảo đó vừa đẹp trai vừa ăn học giỏi, rất có khả năng quản lý tài sản gia đình:
Em thật có mắt mà như mù ...
Gia Long à ! Tú Uyên đã khiến cho em suy nghĩ thật nhiều và em quyết định phải xa anh thôi.
Đừng tìm kiếm em làm gì, em không bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Mẹ anh và hai em của anh sẽ được vui hơn, còn Tú Uyên sẽ không chê em là ngu đại nữa. Anh hiểu và thông cảm nhé Gia Long.
Cho em gởi lại anh và gia đình lời chào vĩnh biệt.
Gia Long ! Em có lấy theo một ít tiền và nữ trang, anh chớ có tiếc. Hãy coi như là một sự đền bù cho đời con gái của Mỹ Trang ...
Gia Long đọc xong những dòng thư của vợ anh tức giận vò nát mảnh giấy rồi cung tay đấm mạnh lên chiếc bàn làm ly tách rơi vỡ tung tóe trên nền gạch.
Đang buổi trưa nên không khí trong nhà lạnh tanh.
Hôm nay cuối tháng, cơ sở bà Năm Thành đang bận xuất hàng đi nên ai cũng bận rộn, tất cả hầu như tập trung dưới phân xưởng. Gia Bảo đi Đà Lạt với vợ, đã hơn mười ngày chưa thấy về, Lan Phượng còn ở ngoài tiệm may, bà Năm đang lo kiểm hàng xuất đi. Trong nhà chỉ còn lại Gia Long với nỗi tức giận tràn ứ tim. Anh tha hồ đập phá đồ đạc, thế mà cơn giận vẫn còn đầy trong lòng.
Gia Long vụt đứng dậy thay quần áo rồi đi đến một quán nhậu. Một mình một bàn, anh gọi thức ăn và bia với số lượng cho bằng năm bảy người uống.
Cần phải uống cho thật say để quên sầu và quên đi nỗi hận tình.
Đời khốn nạn quá ! Còn đàn bà như vợ anh thì đê tiện, trắc nết. Tại sao vậy chứ ?
Tại sao Mỹ Trang lại phản bội ta ? Trong khi vì cô ấy, ta sẵn sàng hạ mình làm nô lệ, đem dâng cho cô cả trái tim yêu và cả một gia tài. Không lẽ đàn bà có quá nhiều tham vọng hay sao ! Vậy thì câu “trai tài gái sắc” trong trường hợp này sai bét. Mỹ Trang chê ta không có bề ngoài thu hút đàn bà. Ta có nhiều tiền thế sao không giữ lại được một người vợ trẻ ? Tại sao ?
Gia Long vừa uống vừa gầm gừ trong cổ họng như một con thú bị thương:
Vừa lúc đó, cô gái hầu bàn đem thêm bia lên cho anh. Khi cô gái vừa quay đi thì đã bị Gia Long kéo lại ôm vào lòng, giọng anh lè nhè :
– Em gái, có thích anh không.
Cô bé nở một nụ cười gượng gạo :
– Anh hỏi câu này.,. khó trả lời quá ...
– Thì nói đại ra đi ! Thích hay là không ?
– A ... phải rồi ! Cả em cũng chê anh xấu trai, có phải là cái mặt anh tệ hại lắm hử ? Hử ?
Gia Long vừa nói vừa kề sát mặt cô gái.
Mùi rượu nồng nặc làm cô nàng khó chịu. Cô định tỏ một cử chỉ phản đối, nhưng chợt bắt gặp cái nhìn sắc lạnh của chủ quán, cô đổi ngay thái độ.
– À ... em ... thấy anh được lắm chớ, đâu có gì đáng sợ.
– Được là sao ? Có cảm tình không ?
– Ơ ... đương nhiên là có rồi. Anh ... anh trông cũng lịch lãm đâu có thua ai ...
– Nói láo !
Gia Long gầm lên. Liền sau đó là một cái tát như trời giáng tung vào mặt cô gái. Mặt cô tái xám đầy những nước mắt.
Gia Long xô cô gái ra :
– Cút ngay đi cho tao rảnh mắt l Bọn mày chỉ là cái thứ giả dối, chỉ vì đồng tiền mà thôi. Ai cũng muốn gạt tao cả. Khốn nạn ! Khốn nạn quá ...
Cô gái ôm lấy mặt bỏ chạy vào bên trong quán. Gia Long cầm lấy chai bia tu một hơi ừng ực ướt cả cổ, cả ngực áo.
Người chủ quán thấy vậy bước đến bên bàn của anh, nhỏ nhẹ nói :
– Anh bạn ! Anh say quá rồi, đừng uống thêm nữa.
Câm mồm ! Mẹ kiếp ! Tao uống tao trả tiền, uống bao nhiêu mặc xác tao. Có ai quỵt tiền chúng mày đâu mà cản tới cản lui.
– Nhưng ... lúc nãy anh đã đối xử quá đáng với tiếp viên của quán chúng tôi.
Gia Long chửi thề. một tiếng rồi lè nhè :
– Quá đáng cái gì ! Hừm ! Tại tao không muốn gặp mặt mâý con điếm đó, mày hiểu không ? Bọn nó chỉ rặt một lũ tráo trở, lừa gạt đàn ông ... Hạ .... ha ...
Long ngửa mặt cười lớn như điiên dại. Chủ quán chỉ biết lắc đầu bỏ đi, mặc cho anh muốn uống bao nhiêu thì uống. Hễ Long đập phá cái gì thì tiền phí tổn được ghi ngay vào hóa đơn ...
Khi Gia Long rời khỏi quán nhậu thì trời đã tối đường phố đã lên đèn. Long về đến nhà trong trạng thái say mèm. Thường thì anh là con sâu rượu, một đệ tử lưu linh có hạng với tửu lượng rất cao, song lần này, anh chàng say khướt bởi một nỗi hận lòng.
Cửa cổng không khóa, có lẽ bà Năm tưởng vợ chồng Long-Trang đưa nhau đi chơi nên để cổng chờ.
Gia Long đẩy cửa bước vào, anh đi loạng choạng rồi vấp phải bệ đá ở bậc tam cấp té sóng soài trên nền gạch. Long cứ để như thế nhắm mắt lại muốn ngủ ...
Chỉ được một lúc sau, cái lạnh của nền gạch, làm Gia Long mở mắt. Anh nghe mắt mình nặng trĩu, nảy đom đóm, mọi vật như chao đảo ...
Bỗng có tiếng máy từ đâu vọng lại ồn ào trong đêm vắng ... Gia Long ôm đầu nhớ ra ...
Tú Uyên ! À, tiếng máy cào chạy ào ào vào giờ này ... con nhỏ lại làm ca đêm ... Tú Uyên ! A, đúng rồi ! Chính là nó ... chính cái con quỷ cái nhiều chuyện này đã khích bác Mỹ Trang ...Hừm ! Nó đã xúi giục Mỹ Trang lìa xa mình ... Nó lại còn dám chê mình không bằng thằng Gia Bảọ. Được lắm ! Hãy xem ta rửa mối hận này ... Hừm ! Gia Bảo cưới vợ rồi, con Tú Uyên này phải nếm mùi cay đắng, để chừa cái thói phá gia cang người khác ...
Như có một sức mạnh vô hình nâng đỡ, Gia Long bật dậy như một cái máy.
Anh lảo đảo đi thẳng xuống phân xưởng ... Tú Uyên đang chăm chú cho máy chạy nên không hề chú ý bên ngoàỉ. Tiếng máy ồn ào làm cô không nhận ra bước chân của Gia Long đang tiến gần lại phía mình.. Cho đến lúc Tú Uyên có cảm giác như ai đang ở phía sau lưng, mùi rượu nồng nặc, Uyên quay lại thì đã muộn. Gia Long từ phía sau ôm chặt lấy cô. Uyên cố vùng vẫy, mặt cô được che bằng khẩu trang chỉ chừa có đôi mắt, tay chân đã bị Long giữ chặt nên không thể kêu la được. Mà có lẽ nếu la được cũng chưa chắc có ai nghe vì tiếng máy chạy ào ào khá lớn ...
Tú Uyên tuyệt vòng, đôi mắt ướt lệ nhìn Gia Long như cầu xin anh dừng lại.
Song Gia Long không hề đổi ý, anh nhếch môi thật đểu hôn khắp trán, cổ, ngực Tú Uyên. Mặc cho Uyên cố sức chống cự, Gia Long xô cô ngã hẳn xuống đống bao, rồi đưa tay giật phăng cúc áo cô. Tú Uyên hét lên kinh hãi ...
Giữa lúc đó, tự nhiên máy ngưng chạy và tiếng bà Năm rít lên giận dữ :
– Buông con gái tao ra, thằng mất dạy !
Thì ra bà Năm đã xuất hiện đúng lúc và đưa tay kéo cầu dao tắt máy.
Tú Uyên nghe tiếng bà thì mừng rỡ kéo áo che ngực. Còn Gia Long thì hặm hực buông vai Tú Uyên, mặt vẫn còn đỏ gay.
– Mày giở trò gì vậy, Gia Long ? Mày tính làm nhục cái gia đình này hả ?
Làm sao mày có thể hành động đê tiện đến như vậy.
Gia Long đứng lên, từ từ xoay người về phía bà Năm. Cơn say như lùi lại, anh hướng tia mắt căm phẫn về phía mẹ :
– Mẹ còn muốn hỏi con tại sao à ? Mỹ Trang đã bỏ con rồi, chắc mẹ vui lắm phải không ?
Bà Năm kinh ngạc :
– Nó bỏ mày ? Tại sao nó lại bỏ mày chứ ?
Gia Long điểm tay ngay mặt Tú Uyên, nói :
– Tại con quỷ cái này đấy !
Tú Uyên tái mặt sững sờ. Bă Năm hét lớn :
– Câm mồm ! Mày không được ăn nói bậy bạ như vậy. Mày dựa vào đâu mà vu khống Tú Uyên ?
Gia Long cười lớn :
– Vu khống ? Ha ha ... Con có bằng chứng hẳn hoi đấy mẹ ạ. Nè, mẹ xem đi !
Long móc túi lấy bức thư của Mỹ Trang ném về phía mẹ. Đó là một hành động hỗn hào, nhưng trong lúc này bà Năm không kể tới bà cúi nhặt mảnh giấy đã bị vò nát, bình tĩnh mở ra xem. Đọc dến đâu, nét mặt bà đanh lại đến đó, càng đọc càng tái mặt. Bà ngẩng lên giận dữ nhìn Gia Long, nói :
– Khốn nạn ! Đây chỉ là những lời vu khống mà thôi. Mỹ Trang là đứa con gái trắc nết, bỏ đi rồi còn muốn hại người. Đầu óc con u mê quá Long ạ. Tú Uyên nó không bao giờ ăn nới bậy bạ như thế đâu. Hừ ! Vợ mày quả là mưu sâu kế độc, một mũi tên nhưng bắn hai chim, nó làm mày thù ghét Tú Uyên và Gia Bảo. Người như nó không đáng làm dâu dòng họ Phan Thanh.
– Mẹ còn bênh con Uyên hả ?
– Không phải bênh, mẹ chỉ nói sự thật.
Mà bây giờ con say bí tỉ thế này, làm sao con phân biệt phải trái. Về phòng nghỉ đi, sáng mai, mẹ sẽ nói chuyện với con.
Mẹ ....
Gia Long định nói thêm nhưng bà Năm đã đẩy vai anh về phía trước. Gia Long đành ngất ngưởng bước về phòng, đầu nặng như treo đá. Anh ngã vật ra giường một lúc là ngủ ngay.
Bà Năm Thành đi lại chỗ Tú Uyên. Thấy cô ôm mặt khóc tức tưởi thì thương lắm, bà thân mật ôm vai Tú Uyên, dịu ngọt nói :
– Uyên à ! Con thương bác, đừng giận anh Long con nhé. Nó say quá không còn tự chủ được.
Tú Uyên vừa khóc vừa nói :
– Xưa nay, anh ấy vẫn ăn nhậu say sưa, nhưng có bao giờ đối xử với con như thế này đâu. Con đâu có làm chuyện gì mích lòng ảnh, sao ảnh lại nặng lời với con như vậy ?
Bà Năm trao cho Uyên lá thư của Mỹ Trang rồi nói một cách bất mãn :
– Nguyên do nằm ở đây nè !
Uyên liếc nhìn mấy dòng chữ trong thư, môi mím chặt vì tức giận. Cô nghẹn ngào nói :
– Trời ơi ! Tại sao chị ấy lại hại con như vậy ?
Rồi cô sực nhớ ra hôm Mỹ Trang đến nhà Nam Phong ... À, ra thế ! Vì sợ mình làm lộ chuyện nên Mỹ Trang đã ra tay trước. Thật bỉ ổi, hèn hạ !
Bà Năm Thành nhìn nét mặt đau khổ của Uyên, vội tìm lời an ủi :
– Thôi, bỏ qua giùm bác đi Uyên ! Dù sao chuyện cũng đã rồi, bác thay mặt đứa con hư hỏng mà chịu lỗi với cháu đấy. Cháu có trách thì cứ trách bác đi.
Tú Uyên đưa tay gạt lệ buồn bã nói :
– Thưa bác, ơn bác đối với cháu quá đầy, cháu đâu dám phiền trách. Hơn nữa, lỗi ấy không phải tại anh Long gây nên.
– Ngày mai, bác nhất định bắt nó phải đến xin lỗi cháu mới được.
– Không cần đâu bác ạ. Tiện đây ... cháu ... à không, tiện đây con xin bác từ nay cho con xin nghỉ việc hẳn.
Bà Năm sững sờ :
– Nghỉ luôn ư ? Như vậy là con nhất quyết không chịu bỏ qua lỗi lầm của Gia Long.
Tú Uyên lắc đầu :
– Không phải đâu bác ! Thật là con đã có ý định này từ trước nhưng chưa tiện nói. Bác đừng hiểu lầm, con không phải vì chuyện xúc phạm của anh Long mà quyết định như vậy đâu.
– Tại sao con phải nghỉ ? Con định sẽ làm gì ?
Tú Uyên thở dài. Cô chưa biết phải làm gì nếu xa rời nơi đây. Nhưng cô đã có ý định phải đi, bởi vì ở đây không còn gì cho cô lưu luyến cả. .Gia Bảo cưới vợ rồi, còn Gia Long thì coi cô là hạng thấp kém, muốn sàm sỡ lúc nào chẳng được, sẽ không còn ai che chở cho cô. Bà Năm tuy thương yêu cô, nhưng cũng chỉ có giới hạn, đâu thể nương nhờ mãi được.
Người yêu thương lo lắng cho cô nhất là Gia Bảo thì giờ anh đã tìm thấy hạnh phúc. Cô không có lý do gì làm vướng bận đến anh nữa.
Ở lại đây Uyên cũng không tài nào chịu nổi sự giằng xé của con tim mỗi khi nhìn Gia Bảo với Khánh Hà song bước bên nhau trên con đường hạnh phúc.
Uyên tự hỏi, liệu cô có giấu kín chuyện lòng được mãi hay không ? Hay đến một lúc nào đó, tình cảm không kiềm chế được, sẽ dìm hạnh phúc của Gia Bảo vào cảnh trái ngang ... Khánh Hà không có lỗi gì hết, Khánh Hà xứng đáng với vị trí hôm nay. Vì vậy, Tú Uyên phải rời xa khung trời đã chứa đầy kỷ niệm ...
– Xin phép bác, con đi !
Tú Uyên nghẹn ngào thốt lời từ giã. Bà Năm ôm vai cô :
– Đêm khuya rồi, hãy ở lại. Sáng mai, con sẽ được toại nguyện. Uyên à ! Bác có chuyện muốn nói với con. Ngồi xuống đi !
Tú Uyên ngoan ngoãn ngồi xuống cạnh bà :
– Tú Uyên ! Theo bác thấy thì ... trong nhà này, con chỉ với một người ...
Tim Tú Uyên thót lại vì lo lắng. Trời ơi ! Bà ấy biết được lòng mình sao ?
Uyên cảm thấy lạnh buốt người dù trời đang trong đêm mát dịu.
– Đừng ngại, Tú Uyên ! Bác không trách móc gì con đâu. Vả lại, Gia Bảo thật ra là thích ở bên con hơn bất cứ ai ...
– Bác Năm ...
– Hãy nghe bác nói đã ! Bác lớn tuổi rồi, biết phán đoán sự việc mà. Tú Uyên ! Con là một đứa con gái tốt, đầy đủ đức hạnh, nhưng con đã đến muộn trong cuộc đời Gia Bảo. Cô giáo Khánh Hà đã chôn tuổi thanh xuân của mình trong mấy năm dài chung thủy. Hà đã từ chối tất cả những lời tỏ tình, những hẹn ước hôn nhân.. để chỉ đợi một mình Gia Bảo. Nó xứng đáng với hạnh phúc do Gia Bảo mang lại ... cho nên từ dạo trước, bác đã quyết định chọn Khánh Hà làm dâu. Con đến sau thì làm em gái Gia Bảo. Tuy vậy, bác không bao giờ thúc ép hoặc cản trở nó. Bác chỉ muốn để nó hiểu lấy điều đó ... và sau cùng nó đã quyết định.
– Tú Uyên ! Có lẽ điều đó làm cho con đau khổ lắm, nhưng con trai ta cũng nặng sầu. Tình yêu mà, thường khó giải thích lắm. Bác vui lòng trước cách xử sự của con, con đã giúp Gia Bảo có một quyết định dứt khoát. Bác rất hiểu sự chịu đựng của con. Bác mang ơn con. Bây giờ con có ý muốn nghỉ việc ở đây, bác sẽ buồn vì vắng bóng một đứa con gái dịu hiền, giỏi việc ... nhưng bác cũng không thể ép con. Vậy con hãy nhận số tiền này, bác tặng con để xoay xở trong những ngày sắp tới .
Tú Uyên đa lệ, cô chối từ :
– Không ! Bà Năm đừng làm vậy ! Con tự lo liệu được bác đừng đưa tiền cho con ...
Bà Năm nhất định dúi xấp tiền vào tay cô :
– Con không được cãi bác, hãy cất đi !
– Không phải là bác trả ơn cho sự hy sinh của con đâu, đừng khách sáo ! Con hãy coi như đó là tình cảm của một người mẹ dành cho đứa con gái của mình trước lúc nó phải đi xa ... Từ nay, mẹ sẽ nhớ con lắm. Dù con ở đâu, làm gì lâu lâu nhớ ghé thăm mẹ nghe Uyên !
Tú Uyên cảm động ôm chầm lấy bà Năm Thành, mặt cô ràn rụa nước mắt.
.Đã lâu lắm rồi, Uyên thiếu vắng bóng hình của mẹ. Nay bà Năm đã xem cô như một đứa con, hỏi làm sao cô tránh khỏi xúc động nghẹn ngào.
Uyên khóc trên vai bà mẹ nuôi :
– Vâng ! Con sẽ về thăm mẹ. Con hứa !
– Tú Uyên !
Bà Năm Thành cũng khóc với cô.
Đêm càng khuya, cảnh vật càng vắng lặng. Tình cảm giữa hai con người càng thêm quyến luyến khi biết rằng từ mai họ sẽ xa nhau.