K iều Thư Bồi ngồi nhìn hai cậu học sinh của mình. Một cậu mười lăm tuổi học lớp chín, tên là Tôn Kiện; một cậu mười ba tuổi học lớp sáu, tên là Tôn Khang. Giống như cái tên của chúng. Tên nào cũng vạm vở to lớn con. Thư Bồi thường nghĩ, nếu cái học của chúng mà phát triển như cơ thể của chúng thì hay biết mấỵ Bây giờ ngồi nhìn bài thi Anh văn của Tôn Kiện với những dòng chữ đỏ, phê gạch tứ tung mà Bồi thấy nản lòng.Học sinh lớp chín rồi mà không biết được tên gọi mười hai tháng bằng tiếng Anh. Nói chi tên gọi tháng, bảy ngày trong tuần còn không biết. Đã dốt mà còn hay phê phán. Tôn Kiện cứ nói: - Các người nước ngoài sao họ ngu quá. Cứ bày cho tên này tên kia rắc rối . Sao không bắt chước chúng ta gọi tháng một, tháng hai, tháng ba,...cho gọn, cho dễ nhớ. Không phải là tôi không biết tiếng ANh, có điều tôi thấy kù cục bất bình. Một nước to như thế này, cần gì phải biết chữ Anh, lại con sắp xếp anh ngữ thành một môn học chính nữa . Không lẻ ta phải lệ thược họ ư ? - Ở đây không phải là phân tích cái lý của chuyện học. Thư Bồi nói - Cậu nên biết là ngày thi đã gần kề, mà Sở Giáo Dục quy định, Anh ngữ là một trong những môn thi chính thì cậu phải học thôi, để đi thi . Tôn Kiện làm ra vẻ như người đầy chí khí. - Mình tuổi trẻ. Thấy cái gì bất hợp lý, sai trái của xã hội thì phải đứng lên đòi hỏi cải cách, hoặc lật đỗ cái chế độ giáo dục sai lầm chứ ? Kiều Thư Bồi lắc đầu: - Bây giờ không còn đủ thì giờ để cho cậu lật đổ nữa đâu. Còn hai tháng nữa là đến ngày thi rồi. Chuyện bất hợp lý đó để qua một bên, bây giờ đem sách Anh văn ra. Chúng ta cần ôn bài trước đã. Tôn Kiện nhún vai: - Nhưng mà...quyển sách Anh văn của tôi không biết đâu mất tiêu rồi! Thư Bồo châu mày. - Sao kỳ vậy? - Thì rớt mất. Tôn Kiện trả lời một cách bình thản - Hoặc là bạn bè lấy giấu. Đúng rồi chắc tay Cận ngồi kế bên lấy mất. Mai vào lớp hắn sẽ biết tay ta. Thôi thế này thầy ạ, hôm nay ta nghĩ học tiếng Anh mô,t bữa vậy. Tôn Khang ngồi kế bên chỉ ôm bụng cười. Thư Bồi nghi ngờ quay sang Tôn Khang. - Em cười gì thế? - Em cườị..Em cườị.. Khang chưa kịp nói dứt câu thì Tôn Kiện đã quay qua " cấu" một cái thật đau lên đùi em trai. Làm thằng bé suýt soa liên tục. Thư Bồi không buôn tha: - Em cười cái gì nói cho tôi biết đi. - Em cười là...Tôn Khang tròn mắt, làm ra vẻ ngây thơ - Em cười thầy có nút ruồi bên cầm giống như nút ruồi duyên của mấy cô gái. Tôn Kiện được dịp cười hô hố. Hai anh em hắn ôm bụng cười. Chúng đã coi Thư Bồi như tên hề. Bồi rất bực nhưng cố gắng dằn lòng, nghiêm giọng nói: - Thôi đừng cười nữa, học đi. Nhưng hai cậu nhóc vẫn cười. Thư Bồi lớn tiếng: - Tôn Khang! Quyển Anh ngữ của cậu chắc chă"n là chưa mất, vậy cậu mang ra đây. Tôn Khang chậm rãi lấy cặp ra, lục hết ngăn này đến ngăn khác. Thật lâu nó mơ"i tìm ra được quyển sách. KIều Thư Bồi đở lấy lật ra, bên trong đầy những vết mực, nét vẽ bậy ngoệch ngoạc.Có cả một bức ảnh cô gái khỏa thân. - Vở học của em thế này đây ư ? - Dạ có sao đâu. Càng đẹp có sao đâu! Khang trả lời. Kiện cười theo. Bồi chỉ biết lắc đầu. Chúng cô" làm ra vẻ tỉnh bơ, nghiêm nghi. - Thôi học, đừng đùa nữa. Các em còn nhỏ cần phải cố học. Còn Tôn Kiện, tôi biết là sách tiếng Anh của cậu không mất, cậu cũng đem ra đây học luôn. - Vâng. Kiện nhún vai,rồi nhỏm người lên lấy quyển sách đang lót dưới đít. Nó vừa lật ra vừa giã vờ hỏi - Thầy ơi, chữ kiss là loại từ nào? - Động từ. - Vậy là thầy sai rồi. Kiện vừa cười vừa nói - Kiss tiếng anh có phải là hôn nhau phải không? - Ờ. - Vậy thì nó phải là liên từ chứ sao lại là động từ? Vừa nói Tôn Kiện vừa cười to. Tôn Khang cười theo rồi hỏi anh. - Anh Kiện, thế anh đã từng cùng miss, kiss qua chưa? - Tao thì chưa, nhưng mi hỏi thầy giáo xem. Rồi hai anh em lại cười lớn. Thư Bồi giận tím người. Chàng vỗ mạnh tay lên bàn, chưa kịp trô? "uy" thì cửa xịt mơ? Bà chủ nhà , khoảng trên bốn mươi, phấn son lòa loẹt bước vào, trừng mắt với Thư Bồi: - Thầy giáo. Trong giờ học sao thầy không dạy chúng? Mà lại cứ giỡn mãi vậy. Thầy có biết hai giờ bao nhiêu tiền không? Thư Bồi đỏ mặt. Chàng ngồi thẳng lưng, nếu không kềm được , Bồi đã ném sách đứng dậy. " Thôi không thèm dạy nữa". Nhưng nghĩ lại, ở nhà đã hết tiền tiêu, nợ của Trần Tiêu còn chưa trả. Bồi cố dằn xuống. - Dạ..Tôi đang cố gắng dạy. - Cố gắng à? Bà chủ quay lưng lại nhìn hai đứa con đang cười đùa - Cậu cố gắng làm gì? Đùa với chúng nó ư ? Tôn Khang buột miệng: - Không phải đâu me. Chúng con đang nghien cứu cái chuyện kiss đấy mà. - Kiss? - Vâng, ông thầy con từng với miss kiss kiss. Thư Bồi giận dữ: - Tôn Khang! Nhưng bà chủ nhà đã quay qua, mắt sắc lạnh nhìn Bồi: - Thầy giáo, tôi mong là trong giờ dạy, thầy nên dạy cho mấy đứa con t ôi học hành đàng hoàng, đừng có nói bậy nói bạ, ảnh hưởng đến đầu óc ngây thơ của chúng. Tôi biết cậu học bên ngành nghệ thuật, những người như cậu thích sống buông thả quen rồi. Nhưng con tôi là con nhà gia giáo. Tôi mướn thầy đến đây là dạy chúng nên người, chư" không phải dạy chuyện tình cảm lăng nhăng... - Thưa bà...Thư Bồi cố nén cơn giận xuống - Bà đã hiểu lầm. - Hiểu lầm ư? Bà Tôn làm ra vẻ biết hết - Tôi không hiểu lầm đâu. Tôi muốn cậu dạy các con tôi nghiêm túc. Ôn bài cho chúng, đừng đùa giỡn nữa, lãng phí. Kiều Thư Bồi cứ lă"c đầu, cắn chặt lấy răng. Không có cái nhục nào nhục hơn. Nhưng biết làm sao. Căn phòng có gă"ng máy điều hòa không khí, nhưng chẳng hiểu tại sao mồ hôi chàng lại vã ra như tắm. Có tiếng sấm và chớp bên ngoài cửa sổ. Trời có lẻ sắp mưa to. Bồi cố giữ bình tĩnh. ÕBây giờ dáng dấp của chàng không còn giống một ông thầy đang kèm trẻ nữa, mà là một học sinh đang bị quở rầy. - Thầy giáo - Bà Tôn lại tiếp - Thầy cho tôi biết trong kỳ thi tuyển sắp tới đây, thầy thấy con tôi có nhiều hy vọng không? Thư Bồi nhìn lên. Chàng định nói. " Sao bà khôNg hỏi thẳng cậu con của bà đấy, hỏi tôi làm gì?" CÓ bao giờ thầy dạy kèm phải bao cả chuyện thi đậu của học trò đâu? Thư Bồi liếm mép, nói thẳng: - Không hy vọng tí nào. - Sao vậy? Bà Tôn nhảy nhỏm lên - Vậy hai tháng nay cậu dạy ghì cho chúng nó? - Tôi dạy chúng hoc. Thư Bồi chợt cất cao giọng. Bao nhiêu dồn nén trong người bấy lâu nay như bị bật nút khôngkềm chế được nữa, Bồi lớn tiếng. Không chỉ lớn tiếng mà còn có vẻ giận dữ - Vấn đề ở đây không phải là tôi dạy thế nào, mà là con bà. Bảo nó làm gì nó cũng không làm cả. Tôi dạy nó học, nó chẳng học. Hai tháng qua, quả là một sự lảng phí lớn. Còn bà không hề muốn học, muốn thi cử gì hết. Tôi nghĩ, tối nhất là bà nên tống chúng vào trại lính, để chúng có kỷ thuật một chút. Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ không dạy chúng nữa. Bà làm ơn đi tìm ông thầy khác giỏi hơn, dạy chúng làm trò hô lốn... Nói xong, Thư Bồi sắp xếp lại đô đạc của mình rồi bỏ đi ra ngoài, trước sự ngạc nhiên của bà chủ nhà với hai cậu con. Ra tới cửa, Thư Bồi mới biết là mưa rất to. Nước như trút từ trời cao. Sấm sét liên tục. Lúc đi bầu trời rất quang đãng nên Thư Bồi không phòng bị áo đi mưa. Chàng chỉ mặc chiếc áo pull đi dạy. Thế này thì ướt ca? Mặc! Lòng Thư Bồi như đang bị lửa đốt. Cơn giận chưa nguôi. Mưa trái lại làm nguội phần nào trái tim của chàng. Bồi phóng lên xe đạp - Chiếc xe đạp cà tàng bỏ ngoài đường không ai nhặt. Chàng đạp một hơi tới nhà. Phải mất hơN một tiếng đồng hồ. Lúc đến nhà Thư Bồi giống như chuột lột. Ướt đẫm cả nước. Chàng ba chân bốn cẳng phóng lên lầu. Thái Cân đang ngồi tựa bên cửa sổ chờ đợi. Thấy chồng, nàng tính bước ra, nhưng Thư Bồi đã ngăn lại. - Đừng ra, dù gì anh cũng bị ướt rồi, em ra chi cho ướt thêm... Nhưng Thái Cần nào có nghe lời Thư Bồi đâu, nàng đã mang dù ra, chạy đến cầu thang che cho Bồi. Kết cuộc cả hai cùng ướt. Vừa vào đến nhà. Cần lại không lo ngay cho mình. Nàng đi lấy khăn lông ra lau cho Bồi. - Trông thấy mưa là em biết ngay chuyện bất lợi cho anh. Em ngồi ở nhà chờ định canh đúng giờ sẽ mang ô ra đầu ngõ đón anh. KhôNg ngờ anh lại về sớm quá, nên em không đón anh được. Thư Bồi chợt hắt hơi hai cái. Thái Cần vội bỏ chạy vào trong, lấy Aspirine rồi pha nước nóng. - Anh cần phải uống thuốc rồi tấm bằng nước â"m. Em đi làm món gừng say. Đừng để bệnh anh a. Anh bệnh thì sẽ khổ lắm đấy. Thư Bồi chùm khăn bước đến cửa nhà tắm. CHàng nhìn Thái Cần chạy tới lui lăng xăng mà đau lòng. Hai tháng qua, bao nhiêu công việc nhà một tay Cần gánh. Bàn tay mềm mại trắng trẻo ngày nào nay đã có viết chai. - Em đi thay áo đi, rồi hãy làm việc sau. - Không sao đâu, áo em cũng không ướt lă"m. Thái Cần nói, nhưng Thư Bồi không chịu: - Anh bảo em đi thay ngay em có nghe không? Thay xong muốn làm gì thì làm. - Không được. Em phải nấu gừng cho anh uống trước để anh không bệnh. - Thế còn em? Anh cũng không muốn thấy em ngã bệnh. Thái Cần nhìn Bồi thở dài: - Anh tối với em quá. Em sẽ nhõng nhẽo cho xem. Thư Bồi chợt nghe nhói trong tim. Tốt ư? Để em phải làm việc quần quật thế này, lại ăn không đủ no, mặc không đủ ấm? Bây giờ sắp thất nghiệp nữa. Từ đây về sau sẽ sống ra sao đây? Thư Bồi tựa người vào tường yên lặng nhìn Cần. Cần chợt ngẩn lên: - Anh đừng có nhìn em như vậy, anh làm em bối rối. - Điên thật. Thư Bồi nói - Anh chỉ nhìn làm gì em bối rối? Em làm như anh dữ lắm vậy. Một lúc sau. Thái Cần đã thay áo xong bước ra bắt đầu nấu nước, nấu gừng...Nàng làm việc tất bật. Thư Bồi tắm xong, uống nước gừng xong thì đêm đã khuya. Chàng ngồi xuống ghế nhìn Thái Cần. Mưa vẫn tí tách bên ngoài khung cửa sổ. Thái Cần thấy vậy bước tới: - Anh có chuyện gì buồn phải không? Nói em nghe đi? Thư Bồi im lặng. Thái Cần hỏi tiếp. - Có phải chuyện của cha không? Hôm qua có thư Cha, người nói gì thế? Thư Bồi hơi giật mình nhớ lại. Đây cũng là một trong những nỗi khổ tâm. - Cha bảo anh hè này nên về thành phố biển, nhưng chuyện đó khôNg quan trọng lắm, vì anh đã viết thư trả lời. Anh nói với cha là anh phải ở lại kiếm việc làm, có về chỉ về vài ngày là phải quay trở lại. - Thế...Thế cha có đồng ý không? - Chắc chăn người phải đồng ý thôi. Thư Bồi đáp - Vì hiển nhiên cha phải biết tương lai của anh là ở thành phố này, vả lại.. - Vả lại sao? Vả lại, Thư Bồi đang có bạn gái. Cha hẳn nghĩ như Vậy. Mà người bạn gái đó không phải tên Ân Thái Cần. Nhưng Thư Bồi không nói ra chàng chỉ ngồi yên lặng suy nghĩ. Thái Cần rụt rè bước tới: - Em xin lỗi anh. - Cái gì mà xin lỗi? - Em đã làm anh buồn phiền, bận bịu. Em biết. Cha anh không bao giờ chấp nhận em. Thái Cần buồn bã nói, Thư Bồi lắc đầu: - Chúng ta tốt nhất là đừng nên nhắc tới chuyện đó. Bởi vì sơ"m muộn gì thì cha rồi sẽ chấp nhận em. Nhưng bây giờ chúng ta gặp quá nhiều khó khăn. Phải đối phó. Đừng nói tới chuyện đó mệt óc quá. - Những khó khăn phải đối phó bây giờ? Thái Cần hơi bàng hoàng - CHuyện gì thế anh? Có liên hệ đến em không? Thái Cần hỏi mà mặt mài tái mét - Hay là có người. CÓ người muốn kiếm chuyện với em? Thái Cần ngồi xuống cạnh Thư Bồi, rầu rĩ. Bồi vội trấn an: - Ồ không, đừng nghĩ bậy gì hết, chuyện ở anh đây này. Thư Bồi vừa cười vưa nói - Hôm nay bỗng nhiên anh khám phá ra một điều đấy là anh yếu đuối quá, bất lực quá, anh vô dụng không thích ứng được với cái xã hội này. Rồi Thư Bồi quay đầu nhìn quanh. - Ở nhà có thuốc lá không em? Thái Cần đặt bàn tay mảnh mai của mình lên vai người yêu. - NHà không có thuốc lá, anh hẳn biết rồi. Có phảị..Có phải anh vừa mất chỗ kèm trẻ, phải không? - Ồ, Thư Bồi tròn mắt - Làm sao em biết? - À, Thái Cần thở ra - Làm sao em không đoán được? Hôm nay anh về sớm này . Với con người mực thước giờ giấc như anh, đó là chuyện lạ..NhưNg mà em nghĩ anh nghĩ dạy như Vậy là tốt. - Nghỉ dạy là tốt? Em không buồn ư? Thư Bồi không hiểu - Anh bị mất việc làm, mà em lại vui à? Thái Cần ngẩng lên: - Anh là người củA nghệt thuật. Anh không phải là kẻ hầu cho hai tên nhóc nghịch ngợm kia. Viếc đó không xứng đáng để anh mất ba buổi tối trong mỗi tuần. Anh không làm, em còn cảm thấy nhẹ hơn. Để anh phải chịu nhục với mấy đứa đó em không đành lòng. Thư Bồi vuốt lấy mái tóc Cần. - Em không thấy đó là khuyết điểm của anh ư? - Anh không có khuyết điểm. Con người anh rất hoàn toàn. - Vậy là em dại, em điên. Thư Bồi nói - Thôi được, dẹp chuyện đó qua một bên, để mai anh đi đăng ký chỗ dạy khác, biết đâu may mắn, rồi anh sẽ có đứa học trò khác, học đúng nghề hội họa của mình. Thái Cần nhìn Bồi, định nói gì đó nhưng lại thôi - Em có muốn nói gì, nói đi? - Anh...Anh có nghĩ là Thái Cần dè dặt nói - Hay là anh để em đi tìm việc làm...Dù gì, bây giờ em không có đi học. Thời gian ở nhà chỉ rổi rảnh... Thư Bồi châu mày. - Em...làm sao tìm được việc làm chứ? Em không có bằng cắp lại không có nghề nghiệp gì? - Không sao. Em có thể nhận bất cứ công việc gì. Thí dụ như nhân viên bán hàng, bồi bàn... - Không được! Thư Bồi cắt ngang - Em không có quyền tự hành hạ mình. Anh chẳng qua chỉ phục vụ cho hai cậu học trò. Còn em...em định hầu hạ cả thị dần thành phố này hay sao? - Sao anh lại nói thế? Thái Cần dịu dàng giải thích - Làm hầu bàn có gì là nhục đâu. Em sẽ... - Không được! Thư Bồi có vẻ giận dữ - Anh đã thấy mấy cô bán quán ở gần trường anh rồi cơ mà. Ai chọc ghẹo cũng được...Chỉ cần uống một ly nước...Hừ...Không được...Làm cái nghề đó không phải đơn giản đâu. Thư Bồi vừa lắc đầu vừa nói - Em biết đấy. Anh Õlà một thằng chồng thế nào? TÍnh anh vừa cố chấp, tự ái và thủ cựu. Anh không chấp nhận cho em làm cái nghề đó. Thấi Cần thở dài, nhưng nghĩ sao mắt nàng chợt sáng lên. - Hay là...Em đi đàn nhé? Em dạy đàn cho mấy đứa nhỏ, hoặc đến mấy trường dạy nhạc nho nhỏ nhận dạy đàn? - Cái đó thì được. Thư Bồi vừa cười vừa nói - Nhưng mà...Công việc không phải dễ tìm như em nghĩ đâu. - Thì để em thử xem sao? - Được. Thư Bồi nói - Bắt đầu từ ngày mai, em đi tìm việc của em, anh đi của anh, xem thử hai ta ai số đỏ hơn ai. Thái Cần nhìn chồng với đôi mắt biết ơn. Đối với Cần, đấy là một ân huệ từ xưa đến giờ Cần coi Bội như một thần tượng. Nàng sùng bái và tuân thủ mọi điều Bồi ban ra. Được yêu Bồi là cả một hạnh phúc còn gì đòi hỏi hơn. Đêm đã thật khuya. Cả hai còn ngồi đó chờ đợi ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.