Mấy tuần rồi, tôi ngỡ chừng mấy tháng, mấy năm. Dù học chung một lớp, nhưng giữa Du và tôi có chút rút mắc khó gỡ, tạm thời xem nhau như xa lạ. Du ngoảnh mặt làm ngơ, tôi cũng hững hờ không quen biết. Ai hay sự thể tới nước này, mùi vị bị bỏ rơi sao mà chua chát quá, chúng tôi đều bướng bĩnh như nhau, cứng đầu như nhau, lẫn tránh nhau thật khó chịu, tình cảm trở thành sự đè nén, chôn giấu.
Rồi cả lớp tôi lại thêm lần lao xao vì cái thông tin nửa thật, nửa giả. Số là đài phát thanh ABC của nhỏ Thu Thảo vừa loan báo cái tin rất ư trọng đại, bình thường tôi chả thèm quan tâm tới mấy cái tin vịt, thế mà buộc phải quan tâm, bởi tin vịt này có liên quan tới Du, thế mới chết! Nhỏ Thảo bảo:
-Thanh Du có người dì ở nước ngoài, dì chàng bảo lãnh chàng sang bên ấy du học, sau bốn năm, nếu chàng thích thì định cư luôn, không thì về nước, dĩ nhiên phải lấy xong bằng tốt nghiệp cấp 3.
Tin quả giật gân, thoáng chốc nguyên khối văn phòng, và các lớp bạn ai ai cũng biết. Du học giỏi nhất trường, Du ga lăng nhất trường, Du đẹp trai nhất trường, Du luôn hết lòng giúp đỡ bạn bè, gia đình Du lại giàu có, Du là con một, Du...thật đáng để nhiều người ngưỡng mộ, nhất là các nữ sinh cứ mỗi ngày thấy Du ở đâu là chạy theo đó, có cô còn khéo léo nấu phần cơm ở nhà, đợi giờ ra chơi mời Du ăn, không biết Du nghĩ sao? có vui hay không? mà hai cái răng khểnh cứ nhe ra suốt, làm tôi bực cả mình, gay cả mắt. Nhưng biết làm sao hơn, nhà của nhỏ Thảo lại gần kề nhà Du, chỉ cách nhau vài tấc đường là mọi chuyện đều có thể sáng tỏ.
Tôi hơi hoang mang, Thanh Thủy, Nhã Phương chắc nhận ra điều đó, bèn tới an ủi:
-Mi buồn phải không? Phương hỏi.
Tôi không buồn đáp, nàng tiếp:
-Đừng có buồn, theo ta phải đợi câu nói từ cửa miệng của Du mới chính xác, chớ cái đài tầm xàm bá láp này có gì đáng tin chứ!
Tôi vẫn không đáp, lơ đểnh nhìn ra ngoài cửa sổ, Phương lắc đầu nêu ra đề nghị:
-Mi hãy tìm hỏi đại Du đi, cứ nấn ná, chần chừ, mệt mỏi lắm!
-Con Phương nói chí phải! Thủy cười - mi cứ để tâm tình bất động, kết quả cũng chỉ như con số 0, hai người giận nhau lâu rồi, nên giảng hòa nhau đi, lớn xác mà hành động thua đứa trẻ nít.
-Kệ tui! tôi đưa mắt nguýt yêu hai nhỏ - nói người ta thì hay, thế vụ mi với tên Hoàng Triều thì sao, hành động cũng đâu thua gì cụ non.
-Á...á - Thủy nhéo nhẹ vào cánh tay tôi - dám chọc quê ta hử?
Vờ la oai oái, rồi tung người chạy khắp phòng, kiếm cớ cho nhỏ Thủy đuổi theo, ai dè nhỏ ngồi trơ mắt ngó, trời xui đất khiến nhè ai không đụng, lại nhằm Du mà tông đại. Du bất ngờ ngã nhào xuống gạch đau điếng, riêng tôi có Du đỡ, nằm trên người Du êm ái hơn nệm bông ở nhà, bọn Phương, Thủy được dịp cười nắc nẻ, tôi xấu hổ vội đâm xầm ra khỏi lớp, quỷ xúi ma dẫn đường lần này tôi tông nhằm thầy Thanh, xui tận mạng.
Ngày hôm ấy, nhét được chữ nào vô đầu là tôi chết liền, vô thức hết ngóng trời ngóng đất, đứng lên, ngồi xuống ra thì mọi thứ khác đều trống rỗng. Không hiểu sao hai tiết cuối Du vắng mặt, sự vắng mặt của lớp trưởng sinh ra nhiều bàn tán bên cánh con gái, nãy tới phút cuối giờ bọn Thanh Xuân, Kim Ánh theo phe Thu Thảo mới vây lại họp, bô bô cái miệng và tía lia không ngừng, họ nói to và rõ mồn một như nhằm cho cả nhóm tôi cùng nghe.
Giọng nhỏ Ánh thật dễ ghét:
-Nghe đâu Du nhờ Thảo chuyển giấy phép cho thầy chủ nhiệm, để đi lo chuyện giấy tờ xuất cảnh phải không?
Thu Thảo gật đầu, mắt láo liêng, làm bộ kiểu cách, vờ bí mật:
-Biết sao được, đầu giờ này Du có nhờ Thảo chuyển giúp tờ giấy phép, khỏi nói Thảo cũng hiểu Du kỵ với thầy Thanh. Mà giấy tờ xuất ngoại cũng quan trọng lắm à nghen, phải bỏ hơn bạc triệu mà lo đấy, rồi còn phỏng vấn, khám sức khỏe...ôi chao đủ thứ việc, rối cả đầu.
Thanh Xuân cười nhạt, mắt nàng sáng ngời ao ước:
-Sướng ghê, con nhà giàu có khác, tao mà có điều kiện như Du tao cũng thích nhìn ra thế giới lắm.
-Muốn không? Kim Ánh hỏi
Thanh Xuân gật nhanh đầu, chỉ đợi thế Ánh buông ngay lời châm chít:
-Dễ ợt, làm người yêu của hắn sẽ xong ngay, e thẹn thục nữ biết đâu hắn sẽ mang theo cùng.
Thanh Xuân lườm Ánh, Thu Thảo thấy vậy chen vào:
-Hắn có người trong mộng rồi, tha cho người ta đi hai bà
-Ấy chết! Kim Ánh nhíu mày, mắt đảo quanh vờ sờ sệt điều gì, nên hạ giọng - Ta quên, bồ hắn lỡ nghe được, thì chắc khó xử lắm đây!
Nhã Phương khó chịu, nàng bất bình thay tôi, ném tia nhìn sôi máu vào nhóm Thanh Xuân, nàng khoanh tay phán:
-Toàn thứ rỗi hơi, tám chuyện người khác, một lũ chẳng ra sao!
Thanh Thủy nhún vai, háy cả bọn, nói thẳng thừng, giọng chanh chua chát chúa:
-Chắc tụi mi tiếc lắm, vì người Thanh Du chọn chẳng là một trong số tụi bây, những hoa hậu làng "tám", đỏng đảnh ưa khoe khoan kia ơi!
Lời khó nghe thường hay chói tay, kẻ sốc nổi chẳng bao giờ chịu nổi khi nghe những lời khiêu khích, đã thế thì đấu võ mồm một phen. Thu Thảo cười châm biếm:
-Chu cha, bọn nó đang bênh nhau kìa. Cảm ơn lời khen của chúng mày, tám mà có người tức dại gì không tám.
-Tức! Nhã Phương "xí" một hơi dài - tức đâu bằng ai đó ganh tỵ
-Mấy thứ chuyên giăng lưới, quyến rũ, vồ mồi có gì tốt mà phải ganh tỵ, thấy sang bắt quàng làm họ, tiếc là chim vàng sắp bay xa rồi.
Kim Ánh không vừa cũng khua môi múa mép, mắt sắt như dao cau, nhìn đối phương như muốn đâm khủng sự nghênh ngang, Thanh Thủy hơi bình tĩnh, dù thật dạ hơi tức, vì tình bạn nàng quyết bảo vệ Xuyên tới cùng:
-Nói người ta giỏi thế, chắc mình cũng kinh nghiệm đầy người nhỉ. Mà kinh nghiệm thế sao không đi giăng tơ, bủa lưới chàng công tử nào đi, hay ngại mình làm con nhện mất chân, mất tay không giăng được nên giờ tức tối -Thủy đằng hắng - cảm phiền mấy you về lấy gương soi mẹt lại.
Thanh Xuân nổi đóa, đập tay lên bàn:
-Ê, muốn sinh sự hả?
-Ừ, được không! Nhã Phương, Thanh Thủy cong cớn
-Thế còn chờ gì nữa mà không lao vào hở tỉ mụi - Thu Thảo nói như ra lệnh.
Cuộc chiến học trò diễn ra, trước tiên là kênh xì po, sau giao tranh ác liệt "ba chọi hai" Thanh Thủy túm vạt áo dài cột chéo vắt ngang hông cho khỏi vướng víu, cùng với Nhã Phương xông xáo trước thế áp đảo của nhóm Kim Ánh. Nhóm Kim Ánh rõ là dữ dằn, ba con sư tử đỏm dáng nhe móng vuốt hết véo tay lại quào cổ, nếu không nhờ phản ứng nhanh lẹ, trực giác khá nhạy không tránh kịp thế nào cũng xứt nút cổ áo, thậm chí có thể rách toẹt da, rướm máu như chơi. Đôi bên chẳng ai nhún nhường ai, mà dĩ nhiên ba lúc nào cũng giữ thế thượng phong, làm hai khổ sở chống trả, người túm tóc, kẻ bạt tay, rồi chửi, rồi hét...
Nhìn cảnh ấy tôi thoáng rùng mình, nếu có cánh mày râu nào ở đây trông cảnh tượng ẩu đả này ắt phải lè lưỡi, phụ nữ diu dàng một nhẽ, dữ dằn lại là một nhẽ khác. Tình cảnh càng lúc càng dở khóc, dở cười, cũng may buổi trưa vắng vẻ, mọi người đều về nhà cơm nước, nghĩ ngơi, bằng không xảy ra chuyện lớn, không bị phạt quỳ ngoài hành lang cũng vác mặt lên ban giám hiệu làm tự kiểm, chừng ấy có mà ê càng.
Thất thanh tôi kêu to:
-Dừng lại, dừng lại hết đi...đủ rồi, nhiêu đó quá đủ rồi! tranh chấp vì một chuyện nhỏ nhặt liệu có đáng không? Bảo Xuyên trong lòng các bạn là đứa chẳng ra gì cả à? Chỉ còn năm nay nữa thôi là chia đàn xẻ nghé, chỉ còn năm nay nữa thôi mười hai năm đèn sách chấm dứt, đời học sinh cũng theo gió mây bay, thay vì mất hòa khí, các bạn không thể chung tay tìm kỷ niệm cho những ngày xa cách được sao?
Tôi xách cặp tháo chạy, để lại đằng sau cuộc hỗn chiến dang dở, kèm những ánh nhìn ngơ ngác, hoang mang.
******
Sân trường, buổi trưa vắng lặng như tờ. Hết giờ học mà tôi vẫn chẳng muốn về, cứ ngồi trầm tư trên băng ghế, nắng vàng tắm sáng cả nửa khoảng sân, thỉnh thoảng có vài đợt gió nhẹ thoáng qua, và tiếng chim họa mi thì luôn véo von trên vòm cao. Hình như trên đỉnh cây bàng có một tổ chim thì phải, mắt tôi lơ đễnh nhìn theo chiều suy nghĩ, bất thần lại trở về trạng thái ủ dột ban đầu. Tôi không ngừng thở dài. Thanh Du đã vắng mặt tính tới nay đã là ba ngày. Có lẽ đó chính là lý do tốt nhất khiến tôi không muốn về nhà, khỏi phải làm mẹ lo lắng gặn hỏi trước vẻ mặt bí xị này, cứ ngồi đây cho vơi sầu trước đã.
-Giờ này còn lơ tơ mơ ở đây, về nhà muộn mẹ không lo sao?
Giọng nói làm tôi phải ngước mắt lên, nhận ra Thầy Thanh, tôi đáp buồn:
-Không hiểu sao, hôm nay em không muốn về
-Vì chuyện gì hở em?
Tôi lắc đầu, không đáp, thầy Thanh tinh ý tự nhận ra:
-Có phải vì chuyện của Thanh Du.
Tôi bất ngờ khi bị thầy đoán trúng tim đen, cúi đầu, giấu đi đôi gò má ửng hồng, xấu hổ. Thầy Thanh nâng lấy cằm tôi, bắt tôi phải đối diện đôi mắt nghiêm nghị của thầy, giọng thầy rắn rõi:
-Xuyên, năm nay là năm cuối, lo học, lo hành, đổ đạt với người ta, yêu đương trong thời điểm này chỉ là sự mạo hiểm. Thầy không muốn em mạo hiểm, rồi hỏng cả tương lai tươi đẹp.
-Thầy, em hiểu chứ? tôi gở nhẹ tay thầy xuống - chìa khóa mở cánh cửa tương lai đều nằm ở chính đôi tay mình. Em nghĩ mình không dại tới mất mà hủy đi sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô, hay sự tin tưởng ở phía bạn bè đâu.
-Nhận thức được vấn đề là tốt lắm - thầy gật gù, chuyên chú nhìn tôi, vô thức bảo- tâm hồn em có một chiều sâu khá kín đáo, đôi lúc làm người ta phải ngộ nhận, bởi tình cảm trong lòng em lấp lững không rõ ràng, làm người đối diện hoang mang tìm phương lý giải, cái em thiếu là sự hòa hợp, thống nhất giữa hai tâm hồn đồng điệu một cách nghĩ.
-Chuyện ấy thầy nói em nghĩ còn xa vời lắm. Thầy nên hiểu ý chí của con người rất mạnh mẽ, em tin Thanh Du sẽ hiểu em. Tình yêu em chỉ dành ở tương lai hay hứa hẹn nhiều nơi giảng đường đại học, còn hiện giờ trước mắt em, Thanh Du chỉ là bạn thôi, cậu ấy học giỏi, cậu ấy là lớp trưởng, em quả thật không mong tình yêu ấy đến sớm, em không muốn cương vị người lớp trưởng xuất sắc lại mờ mịt trong con mắt bạn bè.
-Vậy, em gặp rắc rối rồi!
Thầy Thanh nheo nheo đuôi mắt với tôi, giọng tôi ngỡ ngàng pha lẫn kinh ngạc:
-Rắc rối? ý thầy là...
-Xuyên nè, em hãy sử dụng hết trí tuệ, và hành động khôn khéo của mình, em cần nên diễn dãi cho Du hiểu những suy nghĩ trong lòng em, nếu em làm cho du thông suốt được vấn đề là tốt lắm. Thầy chúc cả hai em thành công trong kỳ thi sắp tới.
-Vâng, mong được như những gì thầy nói, nhưng...
-Nhưng sao?
Tôi liếm môi:
-Thầy ơi, Du sắp đi xa rồi, em có cảm tưởng mình sắp mất bạn ấy!
Thầy Thanh phì cười:
-Rõ là trẻ con. Thầy dạy em thêm một bài học nữa nhé "Làm người ai cũng phải biết chấp nhận, cái gì thuộc về mình dù trốn tránh nó vẫn thuộc về mình, cái gì không thuộc về mình, dù em gắp tâm dành giựt, nó cũng là của ai, làm người cần nên biết chấp nhận!"
Bài học thầy giảng hôm nay sao hay quá, thấm thía quá, tôi xúc động khôn nguôi "có lẽ thầy nói đúng, làm người nên biết học cách chấp nhận" Tôi đứng dậy, chào thầy, lòng hân hoan trở lại. Tuổi mười tám tuổi biết buồn hay chưa?