Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> 99 Khoảnh Khắc Đời Người

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 60460 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

99 Khoảnh Khắc Đời Người
ZHANG ZI WEN

41- Khoảnh khắc bị những việc vụn vặt bao vây

* Bi kịch của đời người phần nhiều là do mình gây nên.
* Ðời người thành công thường thường không phải là do bạn làm nên cái gì, mà là do bạn vứt đi cái gì.

Phàm những người hay làm? những việc vụn vặt rốt cuộc không làm nên việc gì.
Công việc không phân lớn nhỏ, không phân chủ yếu thứ yếu, không xét đến giới hạn của thời gian, tinh lực và năng lực, việc gì cũng đều nắm lấy tất vào tay mình, việc gì cũng phải tự mình đi làm, luôn luôn làm việc hăng say như thế, luôn luôn vất vả một phút không dừng như thế. Anh ta nhiều nhất có thể giành được mức no ấm, không có thể làm nên việc lớn, càng không thể có cuộc đời thực sự vui vẻ thoải mái.
Nhưng mong bạn không phải là như thế.
Thường thường vì một số việc linh tinh không có gì quan trọng mà tất tả ngược xuôi, suốt ngày bị nhấn chìm vào trong hàng đống những việc vụn vặt hàng ngày, như thế thì thời gian dùng vào sự nghiệp bạn theo đuổi, thời gian dùng vào những sự việc quan trọng to lớn quan tâm đến thiết kế cuộc đời của bạn, tất nhiên sẽ giảm bớt rất nhiều. Nếu như bạn là lãnh đạo của một đơn vị, một công ty nào đó, một khi bị những việc vụn vặt linh tinh bao vây không thể tự bứt ra được, thậm chí bạn không thể bớt ra được bao nhiêu thời gian dùng vào việc trù liệu những việc chính đáng. Tôi có quen biết một ông giám đốc một nhà xuất bản thời gian chủ yếu và tinh lực của ông đều bị ràng buộc vào trong một mớ mâu thuẫn nhân sự không rõ ràng, làm cho thân thể và tâm trí tiều tụy. Còn việc vạch kế hoạch chọn đề tài, tổ chức xuất bản phát hành, thẩm tra bản thảo và sách, lại trở thành công việc nghiệp dư của ông. Kết quả là ông giám đốc này không thể tiếp tục đảm nhận được nữa, cuối cùng vẫn là do mâu thuẫn về phương diện nhân sự làm ông bị đổ.
Nếu như bạn suốt ngày bận rộn công việc vụn vặt rất ít nghỉ ngơi, rất ít vui chơi, rất ít đi chơi đây đó, luôn luôn bận, luôn cho người ta cảm giác ứng tiếp không xuể, làm đến nỗi mệt mỏi không thể chịu được nữa, như thế thì trí lực và tài năng của bạn sẽ bị hao mòn dần, theo đó hiệu suất công việc cũng giảm đi nhiều. Bạn làm việc 8 tiếng đồng hồ có thể không bằng người khác làm 4 tiếng đồng hồ.
Phàm những người suốt ngày bận với những việc lặt vặt đều có gánh nặng tâm lý rất nặng nề, tinh thần mệt mỏi, khó có thể sản sinh ý thức sáng tạo cái mới, không có cách gì thực hiện được những công tích dựng nên và sáng tạo độc đắc của mình. Bạn chỉ có thể bò ở phía sau người khác, chỉ có thể theo nề nếp cũ, một đời của bạn tất sẽ bình thường mà thôi.
Có thể bạn vốn không phải là lớp người bình thường, có tiềm năng sáng tạo to lớn và tài trí thông minh xuất sắc, chỉ vì bạn không thể thoát khỏi vòng bao vây của công việc vụn vặt, quanh năm suốt tháng ngổn ngang trăm mối trong lòng, bận bịu với một số việc vụn vặt hàng ngày, thể xác và tâm hồn bạn suốt cả thời gian dài không được chăm sóc đầy đủ, không thể giữ được tâm trạng nhẹ nhõm vui vẻ thoải mái, không thể giữ được tình cảm mãnh liệt bột phát với công tác nữa. Như thế, tài trí thông minh của bạn tất sẽ bị mai một đi một cách vô hình dẫn đến giảm sút gần hết, tiềm năng sáng tạo của bạn cũng sẽ vĩnh viễn không được phát huy. Ðiều đó lại càng đáng tiếc đáng buồn hơn, mà tất cả những cái đó bạn thường khó cảm nhận ra.
Lại có một loại người khác bị những công việc vụn vặt bao vây không thể tự rút ra được, chỉ vì anh ta không thể phân biệt rõ ràng mình rút cuộc nên làm gì, trong lòng không có chí lớn, không có mục tiêu, không có kế hoạch và sách lược, chỉ có thể làm "một ngày làm hòa thượng một ngày đấm chuông". Người như thế là tương đối nhiều trong quần thể người, do tâm tính chí thú của họ đã quyết định họ chỉ có thể đem thời gian và tinh lực dùng để ứng phó những việc vụn vặt hàng ngày, để phát ra sinh mệnh buồn chán, vô vị. Ðến cuối cùng trống không chẳng có gì, không thu nhận được kết quả gì, đây đương nhiên là một cuộc đời không làm nên một việc gì cả.
Chính vì thế, bạn cần phải bứt ra khỏi vòng vây của những việc vụn vặt, trước tiên phải có mục tiêu phấn đấu của cuộc đời rõ ràng. Phải xác định rõ mình làm cái gì không làm cái gì, theo đuổi cái gì vứt bỏ cái gì.
Mục tiêu phấn đấu của bạn có thể là trừu tượng, chứa đựng rất nhiều, rất nhiều nội dung, còn trên mỗi một chặng trên đường đời, thế giới bên ngoài sẽ luôn luôn nổi lên những cám dỗ mới mẻ đối với bạn, sẽ làm lung lay niềm tin và sự theo đuổi của bạn.
Lúc này, nhận sự cám dỗ hoặc không nhận cám dỗ có thể làm cho bạn sản sinh tự giải thoát mãnh liệt. Nếu như bạn là một người có khả năng làm nên việc lớn, có phẩm cách kiên cường bạn sẽ có thể có được sự lựa chọn hợp tình hợp lý. Vứt bỏ những cái bạn nên vứt bỏ, theo đuổi những cái bạn nên theo đuổi. Chỉ có điều là có cái vứt bỏ mới có thể có cái theo đuổi, có cái vứt bỏ mới có thể thực hiện được cái theo đuổi.
Nếu như bạn tầm thường không có năng lực, tâm tính dễ thay đổi, bạn sẽ đứng núi này trông núi nọ, đem niềm tin và sự theo đuổi ban đầu quăng theo vứt bỏ những cái không đáng vứt bỏ, theo đuổi những cái vốn không nên theo đuổi, thậm chí đắm đuối say mê sa ngã trong mọi cám dỗ, không phân rõ trái phải phương hướng biến đổi mình đến nỗi không nhận ra mình nữa.
Bi kịch của đời người phần nhiều là do mình tạo nên.
Dù cho có được mục tiêu rõ ràng và phẩm cách kiên cường, mà không có kỹ xảo điều khiển cuộc đời đúng đắn, cũng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những việc vụn vặt.
Bạn còn phải hiểu rằng con người ngoài làm việc ra, còn cần phải có vui chơi giải trí nữa. Một người lớn tuổi thân thể và tâm hồn kiện toàn có đặc trưng tâm lý quan trọnglà: giữ được tâm lý thời trẻ con ham thích vui chơi. Có được tâm lý này, ngoài công tác ra thường thường tham gia vào các cuộc vui chơi bạn sẽ có thể xông ra khỏi vòng vây của công việc vụn vặt.
Có người tưởng vui chơi chỉ là việc của trẻ con, đó sẽ là sai lầm vô cùng lớn. Thật ra tâm trạng vui chơi mới là tâm trạng thực của con người, tâm trạng người ta cần phải có. Người ta thường dùng tâm trạng thanh thản, thư thái để hưởng thụ cuộc đời, trên thực tế đây chính là vui chơi. Vui chơi hoàn toàn không có ý niệm xấu mà có tính chân lý, hoàn toàn nhẹ nhàng mà không phải là việc làm nhân tạo. Nó là việc chân thành nhất mà lại giàu đức tính nhất, là quần chúng hóa lớn nhất mà lại rất có sức sống.
Lão Tử - ông thánh am hiểu đường đời nhất đã lớn tiếng hô hào mọi người:
- Hãy trở về thời trẻ con
Chính là muốn người ta không nên tự tìm kiếm khổ nào, không nên xem cuộc sống, xem đời người nặng nề đến như thế, không nên vứt bỏ tâm hồn trẻ thơ, không nên xa rời tinh thần vui chơi, cũng chính là muốn người ta tự bứt khỏi cái bận rộn của cuộc sống, tự cứu thoát từ những điều phiền não của những việc vụn vặt.
Một cuộc đời chưa được thưởng thức mùi vị vui chơi thì được xem là cuộc đời gì?
Ðời người thành công, thường thường không phải là do bạn làm nên cái gì, mà là do bạn vứt bỏ cái gì.
- Có cái không làm mới có thể có cái làm nên. Không làm mới dẫn đến có triển vọng.
"Vô vi nhi vi", dùng thuật ngữ triết học đơn giản dễ hiểu để biểu diễn là "không" và "có". Sự vật mà thế giới mênh mông xem như là không, kỳ thực chính là lấy cái không của nó để làm cái có. Lão Tử có nêu ra ví dụ để minh chứng, đại ý như sau:
Chỗ trống rỗng của những chỗ trung gian của vành xe và nan hoa, chỗ trống rỗng ở trong các bình chứa, chỗ trống không trong không gian cửa sổ căn phòng đều xem như là không (trống rỗng) mà tác dụng của chúng chính là dùng cái "không" để thực hiện.
Cho nên, trong toàn bộ quá trình tổ chức vận động của cuộc đời, cần phải vứt bỏ một số cái, lưu lại một số cái ?trống không?, tức có cái không làm, những cái vứt bỏ kia, những chỗ trống không kia, xem như là không (có), nhưng kỳ thực chính là dùng cái không có của nó để thực hiện mục
đích của sinh mệnh, vứt bỏ là để có được, lưu lại chỗ trống không là để bổ khuyết thêm.
Cho nên các nhà hiền triết các đời trước khi mở mang trí tuệ của chúng ta luôn luôn ân cần nhắc nhở mãi không chán: đừng nên mưu toan quá nhiều, đừng nên có ý nghĩ mờ ám quá nặng, đừng nên ham muốn quá tham, đừng nên bị việc vụn vặt bao vây.
Bạn thoát ra khỏi vòng vây của việc vụn vặt, tự giác vứt bỏ một số, giữ lại một số chỗ "trống rỗng", chăm chú vào việc làm, đừng nên để ý đến điều mong cầu, thì tâm tình của bạn sẽ luôn luôn nhẹ nhõm vui vẻ, cuộc đời của bạn sẽ càng thêm đầy đủ, càng thêm giàu có.

<< 40- Khoảnh khắc bị những việc ngoài bổn phận làm xáo trộn | 42- Khoảnh khắc do dự không dám quyết định >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 600

Return to top