Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Những Kẻ Bất Khuất

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 18106 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những Kẻ Bất Khuất
Chu Sa Lan

Chương 14

Đình Anh và Ngọc Thụy vui mừng khi gặp lại Quốc, Bảo và Hiện ở Nha Trang.

- Hai em đi đâu vậy?

Quốc hỏi và Ngọc Thụy mau mắn trả lời.

- Tụi em theo cậu Viên ra thăm ba anh. Cậu Viên ra Nha Trang họp với tướng Trưởng, Khang, Hiếu về vụ triệt thoái khỏi cao nguyên...

Đình Anh nhìn ba ông liên đoàn trưởng biệt động quân rồi cất giọng khàn và trầm.

- Bộ tổng tham mưu đã thảo một kế hoạch lui binh tổng quát như sau. Tháng 11 năm 1974 là giai đoạn rút khỏi quân khu 1. Đem toàn bộ lực lượng của tướng Trưởng về đóng ở Quy Nhơn lập phòng tuyến mới để cùng với tướng Hiếu giữ vững cao nguyên. Cũng nhờ lực lượng của quân khu 1 mà tướng Hiếu mới có đủ sức mở ra mặt trận Ban Mê Thuột gây thiệt hại nặng nề cho các sư đoàn Bắc Việt. Mùa xuân năm 1976 sẽ là giai đoạn 2, giai đoạn triệt thoái khỏi cao nguyên. Đây là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất. Chúng ta phải rút lui về bảo vệ vùng 3 đồng thời ngăn chận không cho địch tấn công Sài Gòn. Ta sẽ bỏ Sài Gòn theo kế hoạch và thời điểm mà ta muốn chứ không phải vì thua trận. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn bỏ vùng 3 để lui về vùng 4. Ta sẽ cố giữ vùng 4. Nếu không giữ miền tây được ta mới tính tới chuyện rút ra Phú Quốc...

Ba liên đoàn trưởng 4, 6 và 7 biệt động quân nhìn nhau chưa kịp nói gì Ngọc Thụy đỡ lời của Đình Anh.

- Tụi em đã trình bày với cậu Viên ý kiến rút về Phú Quốc. Toàn bộ quân lực và dân chúng, những ai không muốn sống với cộng sản sẽ được di tản ra Phú Quốc. Đây là thành trì cuối cùng của chúng ta giống như Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan sau khi Mao Trạch Đông chiếm được lục địa...

Quốc, Bảo và Hiện nhìn nhau. Dù Ngọc Thụy chỉ nói sơ lược nhưng cả ba đều hiểu ý của nàng. Tiếp liệu sẽ cạn dần khiến cho quân lực không còn giữ được vùng cao nguyên. Triệt thoái khỏi cao nguyên sẽ kéo theo sự xụp đổ của vùng 3 và Sài Gòn. Miền tây dù có cái thế sông sâu hào rộng cũng không cản được bước  tiến của cộng sản khi tiếp liệu đã cạn. Thế sống còn của những người Việt Nam yêu tự do chính là đảo Phú Quốc. Nhờ biển cả bao la và một hạm đội khá hùng mạnh họ dễ dàng cố thủ hơn là trong đất liền. Với diện tích 956 cây số vuông, Phú Quốc có đủ chỗ cho họ mưu sinh và chờ đợi ngày trở lại đất liền giải phóng đất nước và dân tộc ra khỏi gông cùm của cộng sản.

 

Mỉm cười Ngọc Thụy nói với ba người đang đứng trước mặt mình bằng giọng vui vẻ.

- Cần Thơ sẽ là Sài Gòn, một Sài Gòn Nhỏ của chúng ta cũng như miền tây sẽ trở thành Việt Nam Cộng Hòa của những người Việt Nam yêu chuộng tự do... Ba anh có ra Phú Quốc chưa?

- Chưa... Còn em?

Bảo hỏi Ngọc Thụy. Đình Anh xen vào.

- Hay là tụi mình đi Phú Quốc. Thụy xin với cậu Viên cho máy bay chở mình ra Phú Quốc quan sát...

Nhìn đồng hồ Đình Anh cười tiếp.

- Bây giờ mới 10 giờ sáng. Mình đi tới ba giờ chiều về cũng còn kịp...

Ngẫm nghĩ giây lát Ngọc Thụy nói nhỏ.

- Cậu Viên đang họp nên em không muốn làm phiền cậu. Để em kiếm trung úy Bằng nhờ ông ta gọi qua bên không quân xin máy bay...

Ngọc Thụy bỏ đi chừng mười lăm phút xong trở lại.

- Đi... Máy bay đang chờ mình...

Năm người lên hai chiếc jeep chạy qua căn cứ không

quân. Một chiếc Caribou đang chờ họ. Ngồi trong lòng phi cơ năm người im lặng không trò chuyện dường như mỗi người đang theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình. Thật lâu Ngọc Thụy lên tiếng trước bằng cách cười nói với Quốc.

- Ba anh biết tin gì chưa. Tụi này đã bán các món đồ cổ trong bảo tàng viện của mình cũng như các tiền vàng cổ xưa của nước ta. Thật ra em không muốn bán nhưng nghĩ lại nếu mình không bán thời lính miền bắc họ cũng lấy hết...

- Em bán được bao nhiêu tiền?

Liếc Đình Anh Ngọc Thụy cười vui vẻ trả lời Bảo.

- Ba mươi triệu đô la... Có một ông tỉ phú người Ả Rập mua viên trân châu của Ngọc Hân công chúa với giá nửa triệu đô la...

Nói tới đó Ngọc Thụy nhìn người yêu cười rũ rượi. Đình Anh cũng cười nói với Bảo, Quốc và Hiện.

- Thấy một ông già đang mân mê viên ngọc trai em mới tới bắt chuyện với ổng. Nghe ông nói là đang tìm mua một món gì để làm quà sinh nhật đồng thời cũng kỷ niệm hai mươi lăm năm hai vợ chồng cưới nhau em mới nãy ra ý nghĩ. Em giải thích cho ổng biết viên ngọc trai này là sính lễ của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đi cưới Ngọc Hân công chúa. Nó có một giá trị đặc biệt về lịch sử và cho các cặp vợ chồng lấy nhau...

- Chuyện đó có thật hay là mày xạo?

Hiện hỏi và Đình Anh cười lớn.

- Dĩ nhiên là xạo. Không biết lúc đó có phải  vong linh của ông bà tổ tiên mình nhập vào không mà tao tự dưng nãy ra ý nghĩ chuyện ông Nguyễn Huệ đưa sính lễ đi cưới công chúa Ngọc Hân. Nhưng ông tỉ phú nghe bùi tai nên bằng lòng mua viên ngọc với giá nửa triệu đô...

Bảo và Quốc cười ha hả vì câu chuyện lịch sử của Đình Anh.

- Em đã bán 16 tấn vàng xong rồi với giá 120 triệu cộng thêm 30 triệu tiền cổ thành ra tổng cộng mình có 150 triệu đô la... Ngoài ra trong ngân hàng quốc gia còn có một số tiền tồn trữ khổng lồ...

Hiện hỏi nhanh:

- Bao nhiêu?

Ngọc Thụy trả lời thật gọn:

- Một ngàn tỉ đồng...

Bảo kêu lên:

- Một ngàn tỉ đồng... Em làm gì với số tiền đó. Mua vũ khí hả?

Ngọc Thụy nhẹ lắc đầu nói với giọng ngậm ngùi và chua chát.

- Số tiền giấy đó trở nên vô giá trị đối với nước ngoài. Nó chỉ còn có giá trị trong nước mình mà thôi. Cho nên em định lấy số tiền đó ra mua tất cả mọi thứ cần thiết để đem về dự trữ ở Cần Thơ...

Ngọc Thụy thấp giọng thì thầm như sợ có người nghe lén.

- Mình sẽ tìm môi giới mua của các chú ba trong Chợ Lớn. Mình mua giá cao và trả bằng tiền mặt thời họ bán liền. Sau này họ có biết cũng đã muộn rồi...

- Em định gạt họ hả?

Quốc thì thầm và Ngọc Thụy gật đầu.

- Từ lâu họ chuyên môn đầu cơ tích trữ hay lũng đoạn kinh tế của nước mình thời bây giờ họ có bị thiệt một chút cũng không sao...

Bảo gật gù cười.

- Em tính như vậy cũng được...

Ngọc Thụy cười chúm chiếm.

- Số tiền 150 triệu đô la sẽ được để dành cho tương lai...

 

Chiếc phi cơ đáp xuống một phi trường quân sự nhỏ bên cạnh căn cứ hải quân ở An Thới. Chui ra khỏi máy bay năm người đứng nơi phi trường nhìn bao quát khung cảnh. Bên tay mặt của họ là doi đất dài nhô ra biển với Giếng Vua và cuối cùng là Mũi Ông Đội. Xa xa trên biển xanh có ba hòn đảo nhô lên cao khỏi mặt biển chừng trăm mét. Đó là hòn Dừa, hòn Thơm và hòn Rôi nằm thành một hàng dài che chở vụng An Thới mỗi khi có giông bão. Bên tay trái chỗ năm người đứng là rừng xanh chạy dài lên tới Dương Đông.

Đình Anh nói với Quốc.

- Em với anh lội bộ vào căn cứ hải quân mượn xe xong ra đây đón mọi người...

 

Khoảng mười lăm phút sau Đình Anh lái xe ra phi trường. Năm người chất lên chiếc xe jeep. Theo lời chỉ dẫn của lính trong căn cứ hải quân Đình Anh lái xe chầm chậm trên con đường đất đỏ đi trại tù. Đây là chỗ mà quân lực Hoa Kỳ đã thiết lập để giam giữ mấy trăm ngàn tù binh Bắc Việt. Sau năm 73 tù binh được trả về bắc và trại tù bị bỏ hoang. Vì tình trạng an ninh nên họ không đi xa hơn nữa. Đứng nhìn trại tù khổng lồ Ngọc Thụy cười nói.

- Đây là vị trí rất tốt để ta có thể đưa đồng bào tị nạn miền trung đang ở Châu Đốc ra định cư ở đây. Rồi sau đó ta sẽ chở đồng bào tị nạn ở cao nguyên ra đây luôn. Sẵn nhà ở, sẵn đất đai màu mỡ họ sẽ khai rừng phá núi hay đánh cá để tự mưu sinh...

Quốc cười gật đầu.

- Anh đồng ý với ý kiến của em. Sau khi mình rút về miền tây thời tỉnh Châu Đốc sẽ trở thành vùng hỏa tuyến. Do đó dân tị nạn miền trung phải được đưa tới chỗ an toàn hơn...

Đình Anh phụ họa.

- Phải rồi... Tàu hải quân có thể theo dòng kinh Vĩnh Tế ra Hà Tiên rồi tới Phú Quốc chỉ trong ngày...

 

Quan sát địa thế chừng nửa tiếng đồng hồ Đình Anh lái xe đưa mọi người ra phi trường rồi trở qua căn cứ hải quân trả xe xong năm người lên máy bay về lại Nha Trang.

 

Ngồi trong câu lạc bộ không quân để ăn bữa cơm chiều Ngọc Thụy cười nói với bốn ông lính.

 

- Em bao mấy anh nghe... Trong lúc ăn em sẽ nói cho ba anh nghe về vụ di tản ra Phú Quốc nếu quân lực mình không giữ được miền Hậu Giang...

Đón lấy dĩa cơm sườn Bảo cười hỏi.

- Em đã nói vụ này cho Đình Anh nghe chưa?

Ngọc Thụy cười chúm chiếm liếc người yêu.

- Đây là ý kiến của Anh cổ cò. Em chỉ chiên xào nêm nếm cho ngon hơn thôi...

Bốn người lính bật cười vì lời nói đùa của cô gái. Hớp ngụm nước đá chanh Ngọc Thụy cười tiếp.

- Diện tích của đảo Phú Quốc chừng 500 cây số vuông cho nên mình không thể di tản hết dân của Việt Nam Cộng Hòa ra đó được. Do đó ta phải chọn lọc và đặt ưu tiên cho người được di tản. Thứ nhất là quân nhân. Thứ nhì là nhân viên chánh phủ. Thứ ba là thành phần dân sự chống cộng sản. Ba thành phần này sẽ bị nguy hiểm tới tánh mạng hay bị hành hạ và ngược đãi dưới sự cai trị của cộng sản. Quân lực của ta tuy mang tiếng là có tới một triệu người nhưng thực ra chỉ có ba bốn trăm ngàn người sẽ bị nguy hiểm tánh mạng hoặc bị ngược đãi. Cộng thêm gia đình của họ nhân số có thể lên tới một triệu người. Một triệu người còn lại là nhân viên chánh phủ, giới trí thức và văn nghệ sĩ. Phần dân chúng sẽ có rất nhiều người sẽ không chịu di tản vì lý do như họ không hiểu và không tin cộng sản sẽ đối xử tàn tệ với họ. Có những người ở lại vì có của cải, đất đai hay nhà cửa. Em đoán đa số dân quê ở miền nam sẽ ở lại. Nói tóm lại là thành phần ưu tiên 1, 2 và 3 sẽ nằm trong danh sách di tản. Thành phần còn lại ta sẽ di tản họ nếu có điều kiện...

 

Ăn uống xong Quốc, Bảo và Hiện từ giã Đình Anh và Ngọc Thụy để trở về đơn vị trong lúc đôi tình nhân vào bộ tư lệnh sư đoàn 2 không quân chờ tướng Viên hội họp tới chiều mới lên máy bay trở lại Sài Gòn.

Dân chúng cư ngụ nơi đảo Phú Quốc nhất là vùng như Dương Đông, An Thới, Cây Dừa lấy làm ngạc nhiên khi thấy vô số tàu hải quân lớp cặp cầu lớp ủi vào các bãi biển từ căn cứ hải quân An Thới dài lên tới Dương Đông. Một cuộc hành quân lớn được mở ra với sự tham dự của hai trung đoàn bộ binh. Sau khi bắt sống hoặc giết chết các du kích cộng sản xong đội xe cơ giới của công binh và công chánh bắt đầu hoạt động. Đầu tiên họ làm một con đường nối liền An Thới với Dương Đông. Ngày xưa Mỹ đã thiết lập một trại tù khổng lồ để giam giữ tù binh Bắc Việt. Sau hiệp định Paris tù binh chiến tranh được trả về bắc và trại tù bị bỏ hoang. Tuy nhiên các trại tù vẫn còn trong tình trạng có thể xử dụng được. Sau một tháng làm ngày làm đêm con đường bề ngang mười thước không được tráng nhựa nhưng có thể để cho xe cộ lưu thông dễ dàng được hoàn thành. Tại Dương Đông, công binh bắt đầu nới rộng phi trường để cho các phi cơ của không quân cũng như phi cơ thương mại loại trung bình có thể lên xuống một cách dễ dàng. Song song với việc đó hải quân cũng bắt đầu thiết lập một hải quân công xưởng tại An Thới. Dưới sự chỉ huy và điều động của bộ tư lệnh, các nhân viên dân sự và lính hải quân khởi đầu tháo các cơ phận của các thủy xưởng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Cát Lỡ đem ra Phú Quốc ráp lại thành một công xưởng to lớn. Sau đó Hải Quân Công Xưởng hay còn gọi là Sở Ba Son cũng đang chuẩn bị dời về Phú Quốc.

 

Đình Anh và Ngọc Thụy đứng trên bờ chứng kiến cảnh tàu hải quân xuôi dòng kinh Vĩnh Tế từ Châu Đốc về Hà Tiên mang theo hai trăm ngàn dân tị nạn cộng sản miền trung ra định cư tại đảo Phú Quốc. Với chiều sâu bảy tám thước nên tàu hải quân có thể dùng thủy lộ này thay vì phải dùng sông Hậu ra biển rồi từ đó đi An Thới. Hơn một ngày sau dân tị nạn miền trung đặt chân lên đảo Phú Quốc để bắt đầu một cuộc sống mới. Họ tạm thời trú ngụ trong các khu nhà của trại tù. Vốn là người dân cần cù và chịu khó chẳng mấy chốc, dưới sự chỉ huy của công binh họ đốn cây cất nhà, làm rẫy và nuôi gia súc. Một số dân chài lưới đóng ghe thuyền để ra khơi đánh cá.

Mặc dù chiến thắng ở Ban Mê Thuột khiến cho mọi người tin tưởng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ đứng vững để bảo vệ phần lãnh thổ còn lại nhưng các quốc gia trên thế giới tuần tự cắt đứt liên hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ có các nước không bị ảnh hưởng nặng của Hoa Kỳ như Pháp, Anh, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Mã Lai Á và Nam Dương là còn tòa đại sứ tại Sài Gòn.

 

1. 1976. Hôm nay là ngày 20 tết. Trong lúc dân chúng sửa soạn chào mừng năm mới toàn thể binh sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và bộ đội Bắc Việt tại quân khu 2 cũng chuẩn bị không phải để ăn tết mà để đánh nhau. Sau mấy tháng im hơi lặng tiếng các sư đoàn chánh quy của Bắc Việt bắt đầu hoạt động trở lại trong kế hoạch chiếm cao nguyên làm bàn đạp tiến xuống vùng duyên hải miền trung và Sài Gòn.

 

Buổi họp tại bộ tư lệnh quân khu 2 có tám người tham dự là thiếu tướng Hiếu, thiếu tướng Giai, chuẩn tướng Cẩm và Thân cùng với chuẩn tướng Hậu, tư lệnh sư đoàn 23, tướng Niệm, tư lệnh sư đoàn 22, hai đại tá Lý và Tiếu.

- Bộ tổng tham mưu vừa bật đèn xanh cho cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên của quân khu 2. Tôi được toàn quyền ấn định ngày giờ và kế hoạch triệt thoái...

Ngừng lại nhìn bảy người đang im lặng vị tư lệnh quân khu 2 nói tiếp.

- Ngày khởi đầu cho cuộc triệt thoái sẽ là ngày 30-4-1976. Cuộc triệt thoái sẽ chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là ta sẽ di tản dân chúng trước... Dân ở Pleiku sẽ dùng quốc lộ 19 về Qui Nhơn còn Ban Mê Thuột dùng đường 21 về Nha Trang rồi tàu hải quân sẽ chở họ ra Phú Quốc tạm trú. Sau đó là giai đoạn thứ nhì. Bộ tư lệnh quân khu và các đơn vị không chiến đấu như quân y, tiếp liệu, quân vận, quân nhu, truyền tin sẽ di tản. Giai đoạn thứ ba là của hai sư đoàn 23, sư đoàn 22 với biệt động quân và thiết giáp. Hai sư đoàn bộ chiến và biệt động quân có thiết giáp yểm trợ sẽ rút theo quốc lộ 14. Sư đoàn 23 sẽ lui về Gia Nghĩa còn sư đoàn 22 sẽ đóng tại Chơn Thành. Các anh có ý kiến gì không?

Thiếu tướng Phan Đình Niệm lên tiếng trước nhất.

- Tôi đồng ý với kế hoạch lui binh này nhưng tôi có thêm một đề nghị là trước khi cuộc triệt thoái bắt đầu ta nên vô hiệu hóa sự tấn công của địch vào đoàn quân di tản bằng cách mở cuộc hành quân tảo thanh và càn quét các đơn vị của địch phải chạy qua bên kia biên giới...

Hơi mỉm cười tướng Giai bàn thêm.

- Tôi tán thành đề nghị của anh Niệm. Vừa đông quân số lại thêm súng đạn đầy đủ tại sao ta không mở một phản công trước khu rút lui. Làm như thế có hai điều lợi là gây tổn thất cho ba bốn sư đoàn của địch để họ không thể truy kích đồng thời làm chậm đi sức tiến quân của chúng...

Tướng Hiếu gật gù cười lên tiếng.

- Tôi cũng nghĩ như hai anh. Ta có hai sư đoàn bộ chiến cộng thêm bốn mươi lăm tiểu đoàn biệt động quân, như vậy đủ cho ta mở một cuộc tổng phản công tiêu diệt bốn sư đoàn của địch đang hoạt động tại cao nguyên...

Suốt ngày hôm đó vị tư lệnh quân khu 2 cùng các các tướng lãnh bàn thảo một cuộc tổng phản công trước khi triệt thoái khỏi vùng cao nguyên.

 

Không khí yên bình của ngày mồng bốn tết bỗng nhiên được hâm nóng bằng lửa. Lửa chiến chinh. Lửa cháy hừng hực nơi đèo An Khê. Đèo Mang Giang. Đèo Phượng Hoàng. Khánh Dương. Đức Lập. Kiến Đức. Khiêm Đức. Phước An. Thanh An. Phú Túc. Phú Bổn. Thuần Mẫn. Buôn Hồ. Lạc Thiện. Chu Pao. Bốn sư đoàn chủ lực của cộng sản Bắc Việt là sư đoàn 316, sư đoàn F10, sư đoàn 3 sao vàng và sư đoàn 968 liên tiếp bị sư đoàn 22, 23 và 17 liên đoàn biệt động quân thay phiên nhau nựng sưng mặt, dủa tà mỏ và nhồi cho ngất ngư con tàu đi. Dưới sự hộ tống của đại đội cận vệ Văn Tiến Dũng chạy qua biên giới không kịp mang giày. Hoàng Minh Thảo trốn chui trốn nhủi ở vùng tam biên mà còn sợ đổ mồ hôi. Mặt Trận B3 của cộng sản Bắc Việt giờ đây trở thành Mặt Trận Bò Lê, Bò Lết, Bò Càng. Chưa bao giờ các đơn vị của Giáp lại lâm vào thế bị động, phải chém vè, phải phân tán mỏng, phải lòn, phải lủi, phải rút qua biên giới dưới sự oanh kích của máy bay và sự truy đuổi ráo tiết của những người lính mà họ nghĩ là sẽ buông súng đầu hàng vì không có viện trợ của Mỹ. Lính của sư đoàn F10 giật mình khi nghe tiếng ho của lính trung đoàn 44. Bộ đội của sư đoàn 3 sao vàng  xanh mét mặt mày khi đụng với lính của sư đoàn 22. Bộ đội của Giáp sợ lính biệt động quân còn hơn sợ bác và đảng. Bác đảng đưa họ vào nam nhưng vào nam không có nghĩa là chết mà xui xẻo đụng nhằm lính biệt động là chết không kịp ngáp. Những trận đụng độ ác liệt và đẫm máu kéo dài từ đầu năm cho tới hạ tuần tháng ba mới chấm dứt khi đám tàn binh cuối cùng của già Hồ trốn sang bên kia biên giới.

 

30- 4- 76. Hàng ngàn dân chúng của thành phố Ban Mê Thuột và Pleiku thong thả rời cao nguyên xuôi về duyên hải miền trung. Ngay cả khi các tiểu đoàn cuối cùng của biệt động quân rời quân khu 2, những đơn vị của bắc việt vẫn không dám vượt qua biên giới để truy đuổi. Chân bên này, chân bên kia biên giới Văn Tiến Dũng thở phào nhẹ nhỏm. Tuy nhiên hơn tuần lễ sau hắn mới dám rón rén vào thị xã Ban Mê Thuột vì e ngại lọt vào cái kế không thành của tướng Hiếu.

 

Dân chúng và báo chí trong nước lẫn ngoại quốc đều kinh ngạc tự hỏi tại sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại triệt thoái sau khi thắng lớn ở vùng 2. Ngay cả Hà Nội cũng thắc mắc. Quân lực đông đảo, súng đạn có thừa thế mà vì lý do gì địch lại rút lui? Phải có gì bí ẩn bên trong? Phải chăng đây là thế một bước lùi hai bước tiến?

 

Toàn thể lực lượng của quân khu 2 với lực lượng đặc nhiệm 1 và 2 lập một phòng tuyến vững chắc từ Phan Rang dài lên tới biên giới Việt Miên. Với ý định cắt đứt con đường xâm nhập người và vật liệu từ ngoài bắc vào cho Mặt Trận Nam Bộ hay là Mặt Trận B2, bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phối trí các đại đơn vị thành một đường ranh giới hổ trợ cho hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh của chuẩn tướng Hồ Trung Hậu cùng với trung đoàn 44 đóng tại Gia Nghĩa, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Đức. Trung đoàn 45 đóng ở Kiến Đức, giao điểm của đường 14 với tỉnh lộ 344, còn trung đoàn 53 đóng ở Đức Phong, một vị trí nằm trên quốc lộ 14, giữa đường của Gia Nghĩa và Đồng Xoài. Sư đoàn 22 bộ binh của tướng Niệm đặt căn cứ tại Đồng Xoài. Sau nhiều trận đánh đẫm máu  các đơn vị của Mặt Trận B2 phải tạm thời rút về vùng Bù Gia Mập. Khai thông xong hai quốc lộ 13 và 14, tướng Niệm cho trung đoàn 40 đóng ở Lộc Ninh; trung đoàn 41 đóng ở An Lộc; trung đoàn 42 giữ Chơn Thành trong khi trung đoàn 47 đóng ở Đồng Xoài. Để yểm trợ tối đa cho hai sư đoàn 22 và 23, bộ tổng tham mưu còn tăng cường thêm năm liên đoàn 21, 22, 23, 24 và 25 biệt động quân. Tất cả lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu mà bộ tư lệnh đóng tại Chơn Thành. Sau khi tướng Hiếu đã bố trí đơn vị xong, bộ tổng tham mưu rút hết các đơn vị của sư đoàn 5 bộ binh về hoạt động trong hai tỉnh Bình Dương và Biên Hòa.

 

Lực lượng thuộc quyền chỉ huy của tướng Trưởng với ba sư đoàn 1, 2 và 3 lãnh nhiệm vụ án ngữ đường ranh giới từ Phan Rang xuyên qua thị trấn Đà Lạt và tiếp giáp với Gia Nghĩa. Ba sư đoàn 1, 2 và 3 chịu trách nhiệm hai tỉnh Tuyên Đức và Ninh Thuận gồm bảy quận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, An Phước, Bỉm Sơn, Du Long và Thanh Hải. Ba sư đoàn rường cột của tướng Trưởng phải đối đầu với bốn sư đoàn chánh quy của cộng sản bắc Việt là 304, 312, 320B và 325 cùng hai trung đoàn độc lập 27 và 31 của Mặt Trận B- 5. Để quân bình cán cân quân số bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tăng cường cho tướng Trưởng hai sư đoàn tổng trừ bị là thủy quân lục chiến với nhảy dù. Lực Lượng của tướng Lân đóng ở Phan Rang còn tướng Lưỡng đặt bộ tư lệnh tại Xuân Lộc. Mười hai liên đoàn 4, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 31, 32 và 33 biệt động quân với quân số hơn mười lăm ngàn binh sĩ thiện chiến trở thành lực lượng tổng trừ bị sẵn sàng được ném vào mặt trận nào nặng nhất. Tuy nhiên dù đối mặt với nhau hai bên không bên nào tấn công trước ngoài những trận đánh nhỏ cấp tiểu đoàn dùng để thăm dò phản ứng cũng như tìm kiếm yếu điểm của địch quân trước khi mở các mặt trận lớn hơn để giải quyết chiến trường. Mọi người đều biết bên trong sự yên tịnh đó đang chứa đựng thứ lửa, lửa chiến tranh tàn khốc quyết định vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa.

<< Chương 13 | Chương 15 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 597

Return to top