Sau khi An Lộc Sơn công chiếm Tràng An, để chặn đường tiếp lương của nhà Đường từ khu vực Giang Chuẩn nên đã phái một đạo quân lớn thẳng tiến về phía Giáng Hoài. Quan thái thú Tiêu Quận (nay là huyện An Huy Hào) là Dương Vạn Thạch nghe tin vội đầu hàng ngay, lại còn uy hiếp buộc huyện lệnh Trương Tuần là Trường Sử đến Hà Nam đón phiến quân. Sau khi Trương Tuần đến Chân Nguyên đã giương cờ nghĩa quyết không hàng ở miếu của Huyền Nguyên hoàng đế, tập hợp hơn một vạn nghĩa sĩ Tây hành về Ung Khâu (Kỷ huyện, tỉnh Hà Nam ngày nay). Ung Khâu lệnh Lệnh Cô Triều cũng đã đầu hàng An Lộc Sơn, lúc đó ông ta đang ra ngoài thành đón phiến quân, Trương Tuần lợi dụng sơ hở đó tiến vào chiếm cứ thành trì. Lệnh Cô Triều sau khi được An Lộc Sơn ban thưởng trở về thấy thành trì đã bị Trương Tuần chiếm hữu, vội vàng dẫn 4 vạn phiến quân, bao vây chặt Ung Khâu, lập một tờ quân lệnh muốn giành lại Ung Khâu ở chỗ An Lộc Sơn. Trương Tuần trí dũng hơn người, thường xuyên cô quân xuất chiến, lần lượt đánh lui được những cuộc tấn công điên cuồng của quân địch. Nhưng thành nhỏ binh ít, trang bị vừa kém vừa thiếu, sau khi đánh trả cuộc tiến công thì ngay cả một mũi tên trong thành cũng không tìm thấy. Họ phải dựa vào số người chỉ có hàng ngàn để chống cự lại hàng vạn quân địch được trang bị đầy đủ với một chỗ dựa duy nhất là một thành trì đã đổ nát. Nhưng nếu quân địch xông đến dưới chân tường thành mà ngay cả một mũi tên để bắn lại cũng không có thì việc thành vỡ người chết là điều không tránh khỏi. Trương Tuần hiểu rằng: phải nghĩ cách để làm được mũi tên. Nhưng ở trong cái thành bị cô lập, bị quân địch vây chặt như vậy thì làm mũi tên ở đâu ra? Trong lòng Trương Tuần lo lắng hơn ai hết nhưng ông không thể hiện ra ngoài mà chỉ lo tìm diệu kế. Chẳng bao lâu ông đã tìm ra cách. Trương Tuần ra lệnh bó hơn một vạn hình nhân lớn bằng người thật, sau đó mặc quần áo màu đen cho chúng. Mặt trời lặn, không có ánh trăng, khắp nơi một màu đen kịt. Lệnh Cô Triều thừa biết sự lợi hại của Trương Tuần nên khi đêm tối mù mịt càng lo sợ Trương Tuần cùng bộ hạ đột kích mạnh mẽ. Vì thế mà ông ta không hề lơ là cảnh giới, ngược lại thần kinh còn hết sức căng thẳng và hạ lệnh cho binh sĩ tuần tra đều phải mở to mắt, nghiêm ngặt giám sát mọi động tĩnh trong thành để tránh việc binh lính không đề phòng thì dễ dẫn đến việc Trương Tuần lợi dụng sơ hở. Lệnh Cô Triều đã có lệnh như vậy nên binh sĩ đương nhiên không dám làm qua loa, bất kỳ là có một chút động tĩnh gì cũng không bỏ qua. Lúc đó, một tên lính mắt tinh bỗng thấy có một số bóng đen nhảy từ trên thành xuống, rõ ràng là có người thả xuống! Rồi lại thêm một người, lại thêm cả một nhóm!... Lính tuần tra đồng thanh hét lên: quân Đường xuống thành xuất kích rồi! Lệnh Cô Triều vội vàng chạy ra quan sát quả nhiên thấy trên tường thành rất đông binh sĩ mặc áo đen nhảy xuống. Ông ta không kìm được máu nóng lớn tiếng gọi. "Điều tất cả các cung thủ đến đây! Phải bắn chết tất cả lính nhà Đường trên tường thành!". Mũi tên bay như mưa!... Lệnh Cô Triều biết rằng, nếu để quân Đường lợi dụng đêm tối xung kích doanh trại của mình thì với những kẻ không màng đến chuyện sống chết đó khác nào một chọi trăm, chỉ trong một đêm có thể thể hủy cả vòng vây mà ông đã phải rất vất vả để dựng lên. Và biện pháp duy nhất là dùng tên để chặn chúng lại ở ngoài cự ly đánh giáp lá cà. Lệnh Cô Triều là người có đủ thông minh, nhưng Trương Tuần còn thông minh hơn. Hoá ra "đám lính” dày đặc trèo trên tường thành không phải là người thật, chỉ có điều trong bóng đêm nhìn giống người thật chứ thực ra đều là "hình nhân". Sau một trận cung tên bắn như mưa đó, mỗi hình nhân trở thành một "con nhím". Các thuộc hạ của Trương Tuần kéo hơn một vạn "con nhím" đó về trong tiếng hoan hô, tính sơ sơ đã lấy được từ tay giặc hàng trăm ngàn mũi tên cứng thẳng. Số mũi tên này đủ để chặn giết mấy chục lần công thành của quân địch. Một buổi tối mấy ngày hôm sau, Lệnh Cô Triều vẫn còn đang chìm trong sự câm lặng của nỗi nhục nhã thì lính tuần tra lại thấy quân Đường đang trèo xuống trên bức tường. Lính tuần nghĩ rằng số tên đó có lẽ Trương Tuần đã dùng hết rồi nên lại diễn trò hình nhân mượn tên. Tuy trong lòng nghĩ như vậy nhưng vì vẫn phải tính tới tình hình quân đội nên vẫn lật đật chạy vào báo cáo cấp trên, cấp trên lại chuyển báo cáo đó cho Lệnh Cô Triều. Lệnh Cô Triều lúc đó tỏ ra hết sức bình tĩnh, trong lòng dậy lên ý nghĩ khoan khoái: lần trước đã mắc lừa một trần, lần này lại diễn lại trò cũ, một mũi tên ta cũng không bắn xem Trương Tuần làm thế nào được! Lệnh Cô Triều từ từ bước ra khỏi lều trại muốn xem đám hình nhân trên tường. Hơn 500 hình nhân đã lần lượt trèo từ trên tường thành xuống. Bỗng có một tiếng thét làm kinh thiên động đỉa: "Bắt sống Lệnh Cô Triều!". Hơn 500 hình nhân đó hóa ra là hơn 500 binh sĩ cảm tử mà Trương Tuần đã chọn, chỉ đợi sau khi tất cả đã chạm đất, hét lên một tiếng điên cuồng thì tất cả xông lên như mãnh hổ xuống núi, tức khắc tiến về doanh trại của Lệnh Cô Triều. Nhân lúc sơ hở, đánh úp bất ngờ nên hơn 500 cảm tử quân như thuồng luồng quẫy biển, thả sức giết quân địch trong trận hỗn chiến đó, làm cho chúng tan tác khắp nơi. Lần này Lệnh Cô Triều thua thảm hại hơn. Người chết và bị thương vô số, phần lớn lều trại bị đốt, vòng vây bị phá vỡ. Trương Tuần càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh. Sau đó ông cho chuyển quân đến Tùy Dương (Nam Thương Khâu Hà Nam ngày nay), cùng với quan thái thú Tùy Dương là Hứa Vận ngoan cường chống lại quân địch, giết chết 2 vạn quân địch, ra sức yểm trợ cho Tây Vận Đường đình Giang Hoài, bảo đảm sự an toàn của dân chúng Giang Hoài, đặt nền móng quan trọng cho việc tổ chức phản kích biến loạn An Lộc Sơn của nhà Đường. Trương Tuần giữ cô thành, lấy yếu chống mạnh, trăm trận trăm thắng, vô cùng mưu trí, trong đó nổi tiếng nhất, có uy lực nhất chính là "hình nhân thay lính, lính thay hình nhân". “Hình nhân thay lính, lính thay hình nhân" là mưu kế gì? Kế thứ bảy "Bịa đặt hoàn toàn" trong "36 kế sách" có nghĩa là dùng những tình huống giả lừa dối kẻ địch, nhưng không phải là lừa dối đến cùng, trong những thời cơ nhất định phải giấu cái thật trong cái giả một cách khéo léo, biến hư thành thực. Vừa giả vừa thật, giả giả thật thật, hư hư thực thực như vậy sẽ gây ra ảo giác cho quân địch, sau đó thực hiện tấn công nhân lúc đối phương không để ý. “Hình nhân" là hư, là giả, "lính" là thật, là thực. Đầu tiên Trương Tuần lấy "hình nhân" thay "lính" là hư là giả, Lệnh Cô Triều nhìn giả tưởng thật, tặng không hàng trăm ngàn mũi tên. Trương Tuần đã không bỏ lỡ thời cơ lại lấy "lính" thay "hình nhân", chuyển hư thành thực, trong giả có thật. Lần này Lệnh Cô Triều lại nhìn thật thành giả, vô cớ bỏ qua cơ hội tốt bắn tên giết cảm tứ quân nên đã bị sự tấn công mãnh liệt của quân cảm tử đối phương. Chúng ta không thể nói Lệnh Cô Triều không đủ thông minh mà chỉ có thể nói kế "bịa đặt hoàn toàn" quả là kỳ diệu, chỉ có thể nói rằng Trương Tuần dùng "hình nhân thay lính, lính thay hình nhân" đã vận dụng kế "bịa đặt hoàn toàn" một cách kỳ diệu. “Bịa đặt hoàn toàn" là một mưu kế hiệu quả làm địch mệt mỏi, hiểu nhầm. Trương Tuần mượn kế này giữ được cô thành, đánh cho Lệnh Cô Triều cuống cuồng sợ hãi. Nếu vận dụng kế này trong kinh doanh cũng có thể làm cho các đối thủ mạnh mất phương hướng, quên đi điểm mấu chốt và bị bạn xỏ mũi dắt đi một cách mơ hồ. Năm 1936 ở Tứ Xuyên xảy ra hạn hán, lương thực rất thiếu. Các cửa hàng đã thừa cơ tích trữ, giá lương thực ở Trùng Khánh tăng đột biến. Lúc đó giá lương thực ở Hán Khẩu vẫn bình ổn như cũ, nhưng nếu chuyển từ Hán Khẩu đến Trùng Khánh bán thì không chỉ là khó thu lời mà thậm chí có thể bị lỗ vốn. "Ông hoàng bột mì" Tiên Bá Lương chủ công ty bột mì Phúc Hưng, Trùng Khánh vì chậm một bước nên không mua được nguyên liệu với giá cũ, đứng nhìn vụ làm ăn lớn như vậy trong một năm bị mất toi thì vô cùng lo lắng. Để giải nguy cho Trùng Khánh, sau một hồi trù mưu tính kế, Tiên Bá Lương đã tự mình đem 3000 bao bột mì từ Hán Khẩu đi Trùng Khánh. Ông hoàng bột mì sau khi đến Trùng Khánh, ngay ngày hôm sau đã đi hỏi thăm các cửa hàng lương thực lớn như thường lệ. Các cửa hàng lương thực thấy ông hoàng bột mì thì đều rất vui mừng, nhiệt tình chờ đợi. Nhưng trong phòng khách của các cửa hàng đó, mỗi khi ông hoàng bột mì cùng cửa hàng đang nói chuyện hứng thú thì luôn có một trợ lý của ông ta vội vàng chạy đến sau khi đưa một bản hợp đồng lại bí bí mật mật thầm thì vào tai ông hoàng bột mì. Ông ta cũng luôn nghiêm giọng lại nói "Ở nhà ông chủ... không cần phải bí mật như thế” . Tiếp đó nói lại cho ông chủ đó nghe những gì trợ lý báo cáo rằng: vừa nhận được tin đã ký xong thỏa thuận với cửa hàng lương thực X ở Hán Khẩu, bỉ nhân mua được ... vạn bao lương thực ở đâu, vào ngày ... đã đến được Trùng Khánh để bán. Cứ thế, Tiên Bá Lương rót vào tai từng cửa hàng một cách phớt phớt hời hợt từng câu từng chữ các bản tin hàng đầu đặc biệt của Trùng Khánh. Ông hoàng bột mì sẽ không ngừng chuyển lương thực từ Hán Khẩu đến để giúp Trùng Khánh vượt qua năm hạn hán này. Đối với các cửa hàng đó đúng là một tin sấm dậy đất bằng. Tiếp đó, Tiên Bá Lương bắt đầu bán 3000 bao bột mì mang từ Hán Khẩu đến với giá thấp. Lúc này các cửa hàng lương thực mới căng cuống, bỏ hết giấc mơ đầu cơ tích trữ, bắt đầu bắt chước nhau bán với giá hạ. Không bao lâu, trong kho cửa hàng của công ty bột mì Phúc Hưng, Trùng Khánh đã chất đầy lương thực giá thấp, đợi khi các cửa hàng phát giác ra rằng trong tay mình không còn lương thực nữa, mà lương thực từ Hán Khẩu vẫn chưa chuyển đến Trùng Khánh mới vội vàng tự mình đến Hán Khẩu. Không ngờ rằng, giá bán của Hán Khẩu cao hơn rất nhiều so với giá ở Trùng Khánh mà mình vừa bán ra. Mà đến khi họ quay trở lại Trùng Khánh thì công ty Phúc Hưng đã bắt đầu bán lương thực với giá cao.