Tháng 6 năm 626 sau Công nguyên, Tấn Vương Lý Thế Dân phát động "cuộc chính biến ở Huyền Vũ Môn", ra tay trước khống chế đối thủ, giết chết Thái tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Tháng 8 tiếp nhận chiếu thư thiện vị (nhường ngôi) của Lý Uyên, lên ngôi hoàng đế.
Vào dịp tết Nguyên Đán năm thứ hai sau khi lên ngôi, Lý Thế Dân mở một bữa tiệc thịnh soạn chiêu đãi quần thần. Trong bữa tiệc có vở "Tấn Vương phá Trần Nhạc" hùng tráng. Lý Thế Dân nói với quần thần: "Nhiệm vụ trước đây của trẫm là chuyên lo việc Nam chinh Bắc chiến, cho nên trong dân gian có khúc nhạc này. Tuy khúc nhạc không nói hết được văn đức của Đế vương nhưng vì thiên hạ ngày nay mà ta có là do sự chinh chiến lúc đó, vì vậy cũng không thể quên nó nên mới sai người tấu khúc nhạc này lên trong bữa tiệc!".
Phong Đức Di lập tức đứng dậy tâu rằng: "Uy võ thần công bình định tứ hải của bệ hạ, "văn đức" đâu thể sánh bằng?"
Phong Đức Di đã là mệnh quan triều đình từ thời Tùy Văn Đế dựa vào sự nịnh hót bợ đỡ Lý Uyên nên vẫn giữ được mũ ô sa. Lời tấu của ông ta là nhằm tâng bốc, lấy lòng Lý Thế Dân. Không ngờ Lý Thế Dân không những không vui mà còn nổi giận: "Dẹp loạn cần dùng đến vũ lực nhưng giữ thiên hạ thì chi có thể dựa vào văn đức. Việc dùng văn hay võ phải tùy từng lúc. Khanh nói là văn đức không bằng vũ lực, e rằng có phần không đúng! Lẽ nào lập tức được thiên hạ rồi thì có thể lập tức trị thiên hạ?".
Phong Đức Di nghe xong mặt đỏ ửng lên, biết mình nịnh hót không đúng chỗ không còn gì để nói đành phải miễn cưỡng ngồi xuống uống rượu.
Lý Thế Dân lại hỏi các đại thần về kế sách giữ thiên hạ và trị nước. Phong Đức Di muốn cứu vãn danh dự đã mất nên vội vàng trả lời: "Từ thời Hạ, Thương, Chu đến nay, lòng người càng ngày càng quá quắt xảo trá, cho nên triều Tần chuyên dùng hình phạt, triều Hán dùng cả bá đạo. Nay đối mặt với đám dân tà ác, không thể không dùng hình để tra tấn uy hiếp, và vũ lực để trấn áp giáo hóa".
Phong Đức Di còn chưa nói hết thì Nguy Trưng liền đứng dậy phản bác: "Nếu như nói từ thời Hạ, Thương, Chu đến nay, lòng người càng ngày càng xấu đi, thế thì đến bây giờ mọi người đều biến thành những con quỷ hung dữ, cần gì nói đến giáo hóa, cứ đem giết hết là được rồi. Kế sách thích hợp với thời thế bây giờ chỉ có thể là chuyển võ thành văn. "Dứt võ sửa văn" đất nước sẽ tự nhiên yên định, di địch bốn phương sẽ tự quy thuận. Trị quốc cần phải an dân trước, dân không yên thì nước không ổn. Nếu trăm họ muốn yên ổn làm ăn nhưng quan phủ lại không ngừng hách dịch. Như vậy trăm họ khốn khổ đất nước suy yếu cũng là điều tự nhiên mà thôi”.
Lý Thế Dân rất tán thưởng quan điểm của Nguy Trưng, Phong Đức Di cảm thấy mình không được ủng hộ, đành cúi đầu buồn bã uống rượu.
Lý Thế Dân dựa vào ý kiến của bọn Ngụy Trưng lập tức thay đổi phương châm Nam chinh Bắc chiến trước đây, đề ra một loạt sách lược trị nước bằng "Văn đức", "Dứt võ sửa văn", ví dụ: "coi trọng nông nghiệp an định lòng dân", "trọng dụng người hiền vào việc chính trị", "đại hưng lễ nhạc ... Mặt khác, Lý Thế Dân còn áp dụng hoàn toàn kế hoạch chuyển đổi từ võ sang văn trong hành động thực tế, khiến các chính sách đều được thực hiện.
Bản thân Lý Thế Dân sinh ra và lớn lên trong thời loạn, vì bí mật mưu đồ nghĩa cử lật đổ nhà Tùy mà "chú trọng uy võ, không giỏi học hành", đến bây giờ thiên hạ đã dần dần yên định, ông cố gắng học tập Kinh dịch, mở trường văn học để chiêu mộ tài tử bốn phương. Lúc đó có 8 người gồm Đỗ Như Hối... thường xuyên cùng ông ta thảo luận về nghĩa lý kinh học, nghiên cứu đạo thịnh suy của các triều đại. Vì thế không lâu sau, Lý Thế Dân từ một chiến tướng tung hoành trên chiến trường cũng hoàn toàn trở thành một minh quân tinh thông học thuật thái bình trị quốc.
Khi Lý Thế Dân lên ngôi, chiến tranh qui mô lớn trong cả nước vừa mới kết thúc, sự thống trị của triều đình đối với các vùng vẫn chưa ổn định, thêm vào đó nạn mất mùa liên tiếp xảy ra, số hộ trong cả nước giảm từ hơn 900 hộ thời kỳ Tùy Dạng Đế chấp chính xuống còn hơn 200 hộ. Những người may mắn sống sót vẫn chưa thoát khỏi cơn ác mộng chiến tranh đầy máu và lửa. Năm thứ hai sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, lấy niên hiệu là Trinh Quán năm thứ nhất. Ông vừa mới lên nắm quyền liền lập tức thay đổi phương hướng kịp thời. Vì chính sách dùng đức để trị quốc "bỏ võ sửa văn" phù hợp với nhu cầu xây dựng mới mọi mặt, yên định lòng người lúc đó nên trong 23 năm tại vị, Lý Thế Dân đã đạt những thành tựu nổi bật về mặt chính trị. Cục diện chính trị của đất nước ngày càng yên định, nền kinh tế xã hội cũng được hồi phục và phát triển nhanh chóng, diện mạo tinh thần của dân chúng có sự biến đổi to lớn. Tuy rằng thời kỳ này vẫn chưa đạt đến sự giàu có như của triều Tùy nhưng chính sách trị quốc của Lý Thế Dân lại rất được lòng người. Lịch sử gọi 23 năm này là "nền chính trị Trinh Quán".
“Bỏ võ sửa văn" là mưu kế đặc biệt sáng lập ra "nền chính trị Trinh Quán" mà "kịp thời chuyển hướng" lại là mưu kế thông dụng phù hợp với nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế ... Lý Thế Dân sau khi lên ngôi lập tức áp dụng kế sách “bỏ võ sửa văn", cũng có thể nói là người tài trí biết "kịp thời chuyển hướng". Thế giới biến động hàng ngày, phương châm, phương pháp, phương hướng tự nhiên cũng phải biến đổi theo, nếu không thì bị thời thế đào thải. Cách duy nhất có thể "dĩ bất biến, ứng vạn biến" đó chính là phái ghi nhớ và áp dụng thiết thực kế "kịp thời chuyển hướng", đặc biệt là trong cạnh tranh thương trường đầy phức tạp và nhiều biến động.
Thương nhân sản xuất kẹo cao su của Nhật Bản, ông Xiceha vào đầu những năm 50 để ý thấy những bộ phim miền Tây nước Mỹ bắt đầu thịnh hành ở Nhật Bản nên ông nhanh chóng tung ra thị trường "kẹo cao su con bò" vỏ mới, lãnh đạo "trào lưu mới" của thanh niên thời thượng.
Tiếp theo Xiceha lợi dụng vụ chấn động do sự kiện giới y học của nước Mỹ phát minh dùng chất diệp lục chữa trị ngoại thương, kịp thời tung ra thị trường kẹo cao su có chất diệp lục. Qua tuyên truyền quảng cáo, mọi người dường như cảm thấy ăn một chiếc kẹo cao su có chất diệp lục tuy không thể làm giảm bệnh tật nhưng sẽ có cảm giác an toàn hơn. Sự thay đổi bao bì, cách tuyên truyền lại một lần nữa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Tháng 11 năm 1955, Nhật Bản lần đầu tiên phát sóng vô tuyến truyền hình, Xiceha không bỏ lỡ thời cơ lại dấy lên cơn sốt "bình chọn các cô gái Nhạc Thiên" (Nhạc Thiên - tên của loại kẹo cao su) trên truyền hình. Thời gian này, tin "kẹo cao su Nhạc Thiên tìm mỹ nữ" trở thành chuyện nhà nhà đều biết, khiến cho danh tiếng của Xiceha một lần nữa lại nổi như cồn, lượng tiêu thụ kẹo cao su liên tiếp phá kỷ lục.
Năm 1956, đội khảo sát Nam Cực số một của Nhật Bản đến Nam Cực khảo sát, Xiceha lập tức quyết định tặng miễn phí cho đoàn thám hiểm loại kẹo cao su đặc biệt. Sự kiện này trở thành tin nóng trong giới truyền thông. Khi đoàn thám hiểm trở về đã mang theo bằng chứng khách quan chứng minh kẹo cao su "ở -500C vẫn không hỏng . Thế là sự tuyên truyền về bao bì của Xiceha lại chuyển hướng vào người có khả năng “nói khoác" mà các hãng kẹo khác không có cách nào sánh ngang. Kẹo cao su do ông ta sản xuất lại áp đảo tất cả.
Đến thập kỷ 60, kỹ thuật kích thích tiêu thụ của công ty đã đạt đến trình độ cao như ngọn lửa xanh trong bếp. Nhưng ông ta vẫn áp dụng kế "kịp thời đổi hướng” không ngừng thay đổi phương hướng và trọng tâm quảng cáo, luôn luôn gắn kết kẹo cao su do mình sản xuất với các chủ đề hoặc sự kiện nóng hổi nhất, từ đó khiến cho lượng tiêu thụ của công ty chỉ có tăng mà không có giảm.