Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Mưu trí thời Tùy Đường

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 67912 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mưu trí thời Tùy Đường
Khuyết Danh

Chương 53

Những năm đầu đời Đường là những năm tháng hoàng kim cực kỳ hưng thịnh không chỉ trong đời Đường mà còn cả trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc. Theo ghi chép, thời kỳ này của cải dư dật, thiên hạ yên ổn, giá cả ổn định. Người đi đường xa không phải lo mang theo lương thực và binh khí phòng thân, dọc đường vào bất kỳ làng nào cũng đều có quán trọ với đầy đủ rượu thịt tùy ý lựa chọn, lúc sắp rời khỏi quán lại còn được tặng quà. Đại thi nhân Đỗ Phủ trong bài thơ "Ức tích" nhớ về tình hình thời đó viết rằng: "Ức tích Khai Nguyên toàn thịnh nhật, tiểu ấp do tàng vạn gia thất. Đạo mễ lưu chi túc mễ bạch, công tư thương bẩm câu phong thực. Cửu châu đạo lộ vô sài lang, viễn hành bất lao cát nhật xuất. Tề hoàn lỗ cảo xa ban ban, nam canh nữ tang bất tương thất". Quả là thịnh cảnh phồn vinh làm rung động lòng người. Còn các sử gia thì gọi thời kỳ này là "Khai Nguyên thịnh thế".
Thực ra thời kỳ thịnh vượng đó (đầu những năm Cập Thiên Bảo) không chỉ thóc gạo đầy kho, đời sống sung túc mà còn có những nhân vật phong lưu tiếng tăm lẫy lừng trong thời kỳ này. Thi đàn có "thi tiên" Lý Bạch, "thi thánh" Đỗ Phủ là hai ngôi sao sáng, ngoài ra còn có rất nhiều nhà thơ xuất sắc khác như Hạ Tri Chương, Vương Chi Hoán, Vương Xương Linh, Vương Duy... Trong chính đàn có những tài năng tinh thông lại đạo, trị thế như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Thuyết, Trương Cửu Linh. Ngoài ra còn có "họa thánh" Ngô Đạo Tử, nhà soạn nhạc Lý Quy Niên, nhà thiên văn học Tăng Nhất Hành... Quả là nhân tài đông đúc như những vì sao xán lạn đây chính là nguồn gốc của sự hưng thịnh buổi Khai Nguyên và cũng là cảnh độc bước thiên hạ của vương triều đại Đường.
Chúng tôi thường cho rằng sự thịnh vượng của thời kỳ Khai Nguyên là kết quả của "chế độ Trinh Quán" do Đường Thái Tông sáng lập và sự kế thừa, phát huy của Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên. Nếu nhìn toàn cục xu hướng phát triển lịch sử thì điều này không sai vì từ sau khi đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, trong giai đoạn gần một trăm năm từ thời Trinh Quán đến thời kỳ Khai Nguyên, về lý mà nói đương nhiên sẽ có kết quả là sự cường thịnh của vương triều đại Đường. Nhưng cũng không thể vì thế mà phủ định rằng nếu không có diệu sách trị quốc của Đường Huyền Tông, vị vua chấp chính thời đó thì không thể có kết quả này. Vì trong lịch sử, hiện tượng "cả một việc lớn chỉ vì thiếu một chút sức người sức của mà không thể hoàn thành" thường xuyên xảy ra.
Trên thực tế, sau "ngũ vương chính biến" lật đổ Võ Tắc Thiên năm 705 sau Công nguyên, chính quyền nhà Đường luôn ở trong tình trạng biến loạn. Đến khi Đường Huyền Tông lên ngôi ông đã phải đối mặt với một tình trạng lộn xộn: Chính biến kéo dài làm lực lượng tập quyền trung ương suy yếu quan viên rườm rà rối rắm, vương công quý tộc kéo bè kết phái. Thêm vào đó là chiến tranh biên giới liên miên, tình hình rất căng thẳng. Cả một vùng Hà Bắc, Long Thạch trở thành nơi bị nhung mã giày xéo, luôn luôn đe dọa sự an toàn của vương triều. Đất đai thôn tính nghiêm trọng, lưu manh vô số tô thuế suy giảm không đủ cho quốc gia dùng. Vương triều nhà Đường rơi vào tình thế rất nghiêm trọng khi mà nguy cơ đầy rẫy, tài chính túng bấn.
Đứng trước tình hình đó, Đường Huyền Tông đã sáng suốt nghĩ đến vấn đề nhân tài, ông rất quyết đoán trong việc dùng kế "lấy nhân làm gốc", mạnh dạn dùng những người có phương pháp trị thế làm tể tướng, tin tưởng những cuộc cách tân triều chính rất mới mẻ, mạnh dạn của họ, nhờ vậy mà thay đổi được chính cục.
Người đầu tiên được Đường Huyền Tông dùng là Diêu Sùng, một người theo chủ nghĩa duy vật. Đây là một chính trị gia tài giỏi, quyết đoán, ngay từ thời Võ Tắc Thiên còn chấp chính đã từng làm Tể tướng, giải quyết được rất nhiều việc quốc gia đại sự và rất có danh tiếng. Đường Huyền Tông Lý Long Cơ đã bỏ qua sự ngăn cản của rất nhiều đại thần, lợi dụng việc đi săn để mật triệu Diêu Sùng đến, mời làm Thượng thư bộ binh để cùng lo việc triều chính. Diêu Sùng trở thành vị Tể tướng đầu tiên của thời kỳ Khai Nguyên, quả không phụ lòng trông đợi, ông xử lý các chuyện đại sự quốc gia một cách rất minh mẫn, lại giỏi việc phân tích và nắm bắt thời cơ, nhanh chóng xóa bỏ các tệ nạn chính trị, tiến hành cải cách hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự nên được gọi là "cứu thời tể tướng".
Vị Tể tướng thứ hai của thời kỳ Khai Nguyên tiếp sau Diêu Sùng là Tống Cảnh. Tống Cảnh và Diêu Sùng có tác phong chính trị hoàn toàn khác nhau. Diêu Sùng thiên về sự linh hoạt trong ứng biến, là người luôn ôm đồm từ chuyện lớn đến chuyện bé nhưng lại có thể dứt điểm một cách nhanh chóng. Tống Cảnh lại chú ý đến "thủ pháp tri chính", chú trọng đến việc dùng người. Ông là người biết chọn đúng người để dùng, chấp pháp vô tư. Đối với những kẻ quyền thế mà không có tài đức thì ông không bao giờ để ý đến. Trước khi làm Tể tướng, ông mới chỉ là Đô đốc của Quảng Châu, Đường Huyền Tông đã sai hoạn quan Dương Tư Húc đi đón. Mà Dương Tư Húc về quyền thế lúc đó chỉ đứng sau Cao Lực Sĩ, vậy mà trên đường đi phải nhận lấy thái độ lạnh nhạt, không để ý gì của Tống Cảnh. Dương Tư Húc hồi cung lập tức khóc lóc kể tội với Đường Huyền Tông, không ngờ Đường Huyền Tông lại nói người tài như vậy rất hiếm. Sau này mọi lời tấu, tất cả những bài viết của Tống Cảnh đều được coi là cách ngôn. Trong thời kỳ Tống Cảnh làm Tể tướng, trên cơ sở những thành công của Diêu Sùng, ông tiếp tục tiến hành cải cách mạnh dạn những tệ nạn chính trị còn sót lại, mở ra một cục diện mới "thuế khóa lao dịch rộng rãi, hình phạt rõ ràng, dân chúng ấm no" trong những năm đầu Khai Nguyên.
Người đời sau nói về những hiền minh tể tướng đời Đường là. "Trước có Phòng (Phòng Huyền Linh), Đỗ (Đỗ Như Hối), sau có Diêu, Tống, các tể tướng khác không ai có thể so sánh với bọn họ".
Tiếp sau Tống Cảnh lần lượt có Trương Gia Trinh, Trương Thuyết, Lý Nguyên Hoành, Đỗ Xiêm làm tể tướng. Những người này tuy không bằng Diêu, Tống nhưng mỗi người đều có khả năng riêng và đều có những đóng góp nhất định cho công cuộc chỉnh đốn kỷ cương, cải cách tệ nạn chính trị, phát triển kinh tế cho sự thịnh vượng của thời kỳ Khai Nguyên. Các nhà sử học đã khen Đường Huyền Tông biết chọn nhân tài "tất cả các Tể tướng, Diêu Sùng thượng thông, Tống Cảnh thượng pháp, Trương Gia Trinh thượng lại, Trương Thuyết thượng nghĩa, Lý Nguyên Hoành, Đỗ Xiêm thượng kiệm, Triều Hưu, Trương Cửu Linh thượng trực, ai cũng có ưu điểm riêng".
Đường Huyền Tông biết "lấy nhân làm gốc", chủ động, mạnh dạn chọn dùng nhân tài làm Tể tướng nên trở thành vị hoàng đế thời thịnh. Nhưng tục ngữ có câu "Thịnh cực tất suy". Quả nhiên là vậy, "Thiên bảo nguy cơ" đã lặng lẽ xuất hiện trong "Thịnh Đường chi âm". Năm Thiên Bảo thứ 15 (năm 755 sau Công nguyên), một kẻ võ phu là An Lộc Sơn đã vùng dậy, hoàng đế tiếng tăm lừng lẫy như Đường Huyền Tông phải rơi vào tình thế hoảng hốt bỏ chạy, ngay cả tính mạng của Dương Quý phi là người được sủng ái cũng không bảo vệ nổi. Nhà Đường rơi vào đường cùng. Vương triều đại Đường do Đường Huyền Tông thống trị sao lại nhanh chóng rơi vào thế suy thoái đến vậy? Điều này có liên quan đến việc thời kỳ đó Đường Huyền Tông đã tùy tiện trọng dụng bọn Dương Quốc Trung, Lý Lâm Phủ, An Lộc Sơn. Có thể thấy kế “lấy nhân làm gốc" chính là kế sách của việc đại sự hưng quốc an bang.
Trong việc trị nước cần phải dùng kế "lấy nhân làm gốc" thì trong sự hưng thịnh của doanh nghiệp cũng phải nhớ kỹ kế đó. Từ câu chuyện "ba lần lên xuống của công ty Ford" dưới đây sẽ khiến chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.


Henry Ford sinh năm 1863 trong một gia đình làm ở nông trường. Sau những nỗ lực vô cùng gian khổ, Ford vốn khởi nghiệp gần như từ hai bàn tay trắng cùng với người kế nhiệm của mình đã làm nên một kỳ tích khiến người đời phải ngưỡng mộ. Đến cuối những năm 70, mức tiêu thụ của xe Ford chỉ đứng sau công ty dầu khí Exxon và công ty xe hơi General, trở thành một công ty đứng thứ ba trong các công ty lớn của Mỹ với tổng số vấn lên tới 22,1 tỉ đô la và số công nhân lên tới hơn 300.000 người. Nhưng một công ty hưng thịnh như vậy chỉ có mấy lần "nóng giận mất khôn" tự làm mất đi người lãnh đạo có công lao rất lớn nên liên tiếp rơi vào tình cảnh khó khăn.


Lần khó khăn đầu tiên là vì Henry Ford đã sa thải tổng giám đốc Kusian. Mãi cho đến khi đời Ford thứ hai năm lần bảy lượt mới mời được Boris làm giám đốc thì công ty Ford mới có sự biến đổi, thoát ra khỏi tình trạng khó khăn. Năm 1960, công ty Ford trở lại thời kỳ phát triển cực thịnh. Không ngờ đến đời thứ hai của Ford lại phạm phải sai lầm cũ. Trong một lần tức giận ông đã nói với Boris: "Tôi đã tốt nghiệp rồi đấy!". Thế là Boris rời khỏi ghế giám đốc, công ty Ford cũng vì thế mà như bị tê liệt bởi đã rút hết xương tủy.


Sự công kích mạnh nhất đối với công ty Ford là từ sau khi họ đột nhiên cách chức giám đốc điều hành của Adedao năm 1978. Khi Adedao làm giám đốc điều hành ở công ty Ford, ông là một người biết nhìn xa trông rộng, luôn tìm cách đưa ra những loại xe mới: năm 1964 loại xe ngựa hoang ra đời và ngay trong năm đó đã bán được 420.000 chiếc, lập kỷ lục mới về lượng tiêu thụ xe, loại xe kiểu dáng nhỏ gọn khiến cho công ty Ford vẫn duy trì được mức lợi nhuận khổng lồ, tốc độ phát triển chỉ có tăng mà không giảm trong giai đoạn những năm 70 khi đang diễn ra cuộc khủng hoảng về dầu khí. Công ty Ford luôn luôn dẫn đầu, bỏ xa các đối thủ, Adedao cũng được coi là người sắc sảo khôn ngoan, danh tiếng nổi như cồn. Không ngờ thành công lại dẫn đến sự ghen ghét đố kỵ, đời Ford thứ hai sợ rằng công lao nhiều quá sẽ qua mặt chủ nên dùng hàng loạt nhưng biện pháp không lấy gì vẻ vang cho lắm để cuối cùng sa thải Adedao.


Ford khuyên Adedao đừng nhận lời làm việc cho các công ty khác và sẽ nâng lương hàng năm từ 360.000 khi còn đang tại chức lên triệu đô la tiền lương hưu. Nhưng đối với một người đầy tài năng và học vấn như vậy đời nào lại hài lòng với khoảng tiền 1triệu đô la nhỏ bé. Ông quyết định không chịu khuất phục số mệnh, sau khi liên tiếp từ chối những lời mời đến làm việc với những ưu đãi hậu hĩnh cho các công ty giấy quốc tế học viện thương mại đại học New York.. để nhận lời làm chủ công ty xe hơi Claire lúc đó đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và đứng bên bờ vực phá sản, đồng thời chủ động giảm lương của mình xuống 10.000 đô la. Chẳng bao lâu công ty Claire tưởng như không thể vực dậy nữa đã vươn lên sắp đuổi kịp Ford. Lúc này Ford mới phát hiện ra rằng việc sa thải đó không chỉ mất đi một nhân tài mà còn là việc đã vứt bỏ đi tấm lòng của một con người tài giỏi sẵn sàng hiến thân vì công ty. Thị trường đang dần dần mất đi, nhân tài cũng không ngừng chuyển sang công ty của Adedao. Những bạn hàng thân thiết ngày xưa giờ cũng trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất, còn Adedao trở thành nhân vật làm mưa làm gió một thời ở Mỹ. Đến lúc này Ford mới thật sự hiểu ra hàm nghĩa của câu "lấy nhân làm gốc". Và thế là ông đã cố gắng nhanh chóng tuyển một "Adedao" khác để tránh cho công ty không bị trượt dốc xuống vực sâu không đáy từ đỉnh cao cường thịnh.

<< Chương 52 | Phần IV -Chương 54 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 970

Return to top