Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Mưu trí thời Tùy Đường

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 67432 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mưu trí thời Tùy Đường
Khuyết Danh

Chương 30

Nền chính trị Trinh Quán" thái bình thịnh trị nổi tiếng thế giới, nội dung cốt yếu đầu tiên của nó phải là chính sách ổn định đời sống, phát triển sản xuất, coi trọng nông nghiệp, nuôi dưỡng dân. Khi Lý Thế Dân cùng các quần thần thương nghị biện pháp "yên định lòng dân, ổn định đất nước" vào năm Vũ Đức thứ 9 (năm 626 sau Công nguyên), chính sách thống trị sáng suốt có hiệu quả này đã được trình bày cụ thể. Một là "giám sự xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu , hai là "giám nhẹ phu dịch", ba là "sử dụng quan thanh liêm", bốn là "làm cho dân chúng có cơm ngon áo đẹp".
Lý Thế Dân nói như thế và cũng cố gắng làm như thế.
Năm Trinh Quán thứ 1, Lý Thế Dân muốn xây dựng một cung điện, nguyên liệu đã chuẩn bị xong, nhưng vừa nhớ đến phải "giảm sự xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu” , ông quyết định không xây nữa. Tháng 8 năm Trinh Quán thứ 2, quần thần ba lần kiến nghị xây lầu gác ở trên cao để cải thiện "ẩm thấp trong cung điện” nhưng Lý Thế Dân kiên quyết không đồng ý. Năm Trinh Quán thứ 4 ông nói với các đại thần: "Việc trang hoàng lộng lẫy cung điện, tham luyến cảnh đẹp, vui chơi trong lầu gác đình đài, tuy là nguyện vọng của mỗi vị vua nhưng sự xa xỉ hoang phí là mối họa cho dân chúng, vì vậy không thể tùy tiện xây dựng". Việc vua và quan phủ giảm bớt sự xa xỉ, dân chúng thì tăng thời gian lao động của mình trên đồng ruộng khiến sức sản xuất tự nhiên phát triển. Lý Thế Dân còn vận dụng "Đường luật" để ước thúc các vị quan làm trái lệnh từ hình pháp, từ đó ngăn chặn lạm dụng nhân lực, đề xướng phong trào tiết kiệm, nên nhiệt tình sản xuất của dân chúng rất cao.
Giữa năm Trinh Quán, việc phu dịch chấp hành tương đối nghiêm khắc biện pháp "Tô dung điều” . Vì đất nước lúc đó quốc khố trống rỗng, mâu thuẫn giai cấp đã bớt căng thẳng nên thuế phu thu trên thực tế đã vượt xa triều Tùy. Nội dung của nền kinh tế chính trị Trinh Quán không chỉ ở chỗ miễn giảm tô phu mà còn ở chỗ ngăn chặn lạm dụng sức dân, đặc biệt là sự phản đối kiên quyết lao dịch không đúng thời vụ. Lý Thế Dân nói: "Mọi việc đều phải coi trọng gốc, nước lấy dân làm gốc, phàm là mưu cầu cơm áo, lấy chuyện không mất mùa làm gốc". Năm Trinh Quán thứ 5, sử quan bộ lễ dựa vào ngày tốt do thầy âm dương chọn, muốn cử hành lễ đội mũ cho hoàng thái tử vào tháng 2. Đây là một sự kiện trọng đại của đất nước. Nhưng Lý Thế Dân nghĩ rằng tháng 2 đúng vào vụ xuân canh bận rộn, nên bất chấp lời thuyết giáo của thầy âm dương, thà làm trái lễ mà quý trọng thời vụ, thay đổi thời gian để cử hành lễ đội mũ vào tháng 10 sau mùa thu là lúc nông nhàn. Đường Thái Tông thích hoạt động săn bắn để chứng tỏ mình không quên phòng bị. Nhưng để không làm trái thời vụ, bảy lần đi săn trong năm Trinh Quán ông đều sắp xếp vào những tháng nông nhàn tức tháng 10, 11 , 12 của năm đó. Dân chúng thu hoạch được mùa, thêm vào đó mưa thuận gió hòa lòng người an định, Tuy phải nộp thuế phu nhiều hơn triều Tùy nhưng dân chúng vẫn có cảm giác là "lao dịch giảm nhẹ".
Lý Thế Dân nhờ vào việc thực sự chấp hành chính sách ổn định lòng dân, xây dựng đất nước coi trọng nông nghiệp, nuôi dưỡng dân chúng đã sáng lập ra nền chính trị Trinh Quán nổi tiếng.
Mọi người đều rất rõ Lý Thế Dân cũng là một con người bằng xương bằng thịt, hơn nữa ông lại mang đậm bản chất giai cấp, đặc điểm thời đại, vì vậy không nên cho rằng việc ông nói muốn "dưỡng dân" chứng tỏ ông đại công vô tư, việc giảm bớt sự xa xỉ tiết kiệm chi tiêu chứng tỏ ông là một vị thần tiên có tấm lòng trong sạch, không ham muốn. Lý Thế Dân là một người đại trí, ông thực thi chính sách "Khắc kỉ dưỡng dân" (tự kiềm chế mình, nuôi dưỡng dân) trên thực tế . là đang áp dụng kế sách "tính kế lâu dài, ao đầy bắt cá".
Người không có học thức, không có mưu trí, tầm nhìn nông cạn, luôn tính toán sự được mất trước mắt, người có học thức, có mưu trí thì suy tính lâu dài, nghĩ về tương lai. Người có tầm nhìn hạn hẹp trong ngày hôm nay có thể kiếm được một hạt vừng nhưng người suy tính lâu dài thì biết thu hoạch cả một ruộng dưa hấu trong tương lai. Tùy Dạng Đế sau khi giành được ngôi vị hoàng đế vội vàng gấp gáp ăn chơi xa xi vô độ, kết quả biến Đại Tùy từ một đế quốc giàu có bậc nhất thành một vương triều đoản mệnh. Bản thân cũng trở thành một tội nhân thiên cổ. Đây chính là cách "đầm cạn bắt cá" tức là tháo hết nước ở trong hồ để bắt hết cá cho vào nồi. Lý Thế Dân không làm giống như vậy, ông muốn "ao đầy bắt cá".
Có một việc có thể chứng minh Lý Thế Dân đang dùng kế này. Lý Thế Dân từng quy định những người trong độ tuổi từ 18 đến 21 đều phải đi lính. Năm đầu tiên khi mới lên ngôi, sau khi nghe kiến nghị của một vị đại thần, ông hạ chiếu trưng dụng binh lính, quy định con trai không đủ 18 tuổi mà thân thể cường tráng cũng có thể bị trưng dụng. Chiếu thư bị Ngụy Trưng giữ lại, Lý Thế Dân thúc giục mấy lần Ngụy Trưng cũng đều bất chấp. Lý Thế Dân tức giận triệu Nguy Trưng đến trước mặt trách mắng ông ta sao dám to gan kháng chỉ. Ngụy Trưng điềm tĩnh trả lời: "Vi thần từng nghe nói có cách làm tát cạn ao bắt cá. Tát cạn ao bắt cá không phải là không bắt được cá, xong trước mắt tuy có thể bắt được không ít cá nhưng về sau thì không có cá để bắt nữa. Bệ hạ trưng dụng cả những thanh niên chưa đủ 18 tuổi mà thân thể cường tráng đi lính, hỏi sau này vi thần đi đâu để tuyển binh? Hơn nữa, thuế phu mà bệ hạ thu là do ai chịu trách nhiệm đóng?"... Lý Thế Dân nghe xong lập tức nói theo: "Ao đầy bắt cá", sau đó hủy bỏ chiếu thư, đề bạt Ngụy Trưng làm Thái sư của thái tử.
Tháng chạp năm 626 sau Công nguyên, Lý Thế Dân từng nhấn mạnh rằng: "Vua dựa vào nước, nước dựa vào dân, lấy của dân để cung phụng vua cũng như cắt thịt để lấp đầy bụng, bụng đầy mà thân không còn, vua giàu mà nước mất". Ý là có đất nước thì mới có vua, có dân chúng mới có đất nước, bóc lột dân chúng để cung phụng vua khác nào cắt thịt mình ăn đỡ đói, bụng no rồi thì mạng cũng không còn, vua giàu lên thì nước cũng tiêu vong. Nếu như chúng ta vận dụng kế sách: "Tính kế tính lâu dài, ao đầy bắt cá" vào trong kinh doanh buôn bán, như vậy thì: Doanh nghiệp dựa vào khách hàng, bóc lột khách hàng để kiếm tiền, thế thì tiền đã kiếm được nhưng khách hàng không còn nữa, doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục tồn tại. Vì vậy, chỉ cần nhìn xa một chút, biết tự kiềm chế mình, chăm sóc khách hàng mới có thể lúc nào cũng có "cá".
Biện pháp "ao đầy bắt cá" trong thương trường có rất nhiều, ví dụ đúng hẹn để giữ chữ tín, nhường lợi nhuận, cho ưu đãi, quảng cáo tạo dư luận v.v... dưới đây lả một cách "nuôi cá" độc đáo.
Ở Mỹ có một công ty chuyên kinh doanh dầu hỏa và bếp dầu. Lúc mới thành lập, "ao không có cá", một khách hàng cũng không có. Thế là công ty cho đăng hàng loạt quảng cáo, ra sức tuyên truyền các ưu điểm của bếp dầu, song lợi nhuận vẫn như cũ thậm chí còn giảm đi. Sản phẩm vẫn không có người hỏi, hàng hóa tồn đọng nhiều, công ty vẫn chưa thoát ra khỏi sự bế tắc thì đã có dấu hiệu ngột ngạt.
Một hôm, ông chủ bỗng nhiên tuyên bố ông muốn: "bồi dưỡng khách hàng", giơ tay triệu tập tất cả nhân viên dưới quyền lại, bảo họ đến từng nhà một tặng miễn phí cho chủ nhà một bếp dầu, các nhân viên nghi ngờ không hiểu, cho rằng ông chủ vì buồn quá mà sinh bệnh. Nhưng lệnh đã ban ra, họ đành phải chia nhau làm việc.
Các chủ nhà được tặng bếp dầu không phải trả tiền, tự nhiên cảm thấy rất vui mừng. Trong ngõ ngoài phố, đâu đâu cũng đều là "tuyên truyền viên" miễn phí của công ty này. Công ty đã có danh tiếng nên người gọi điện đến công ty hỏi bếp dầu không ngừng tăng lên. Không lâu sau, tất cả bếp dầu tồn đọng đã được đem tặng hết.
Dụng cụ bếp lúc đó vẫn chưa hiện đại hóa. Bếp gas, nồi cơm điện, lò vi ba đều chưa xuất hiện trong bộ óc của các nhà phát minh. So với bếp củi và bếp than thời đó, bếp dầu như con chim hạc đứng giữa đàn gà. Tính ưu việt của nó khiến các bà nội trợ trong gia đình mừng đến nỗi tưởng như một bước lên tiên. Họ quả thực cả ngày không rời nó. Trong "ao" của ông chủ "cá" đã thành đàn.
Các bà nội trợ nhanh chóng phát hiện ra dầu trong bếp được tặng đã hết, thế là vội vàng "đem cá đến tận cửa", chạy đến công ty mua. Giá dầu không thấp nhưng vì đun bếp dầu thuận lợi nên mọi người vẫn vui vẻ bỏ tiền mua. Sau một thời gian, bếp dầu cũng trở nên cũ, thế là các bà nội trợ lại cam tâm tình nguyện trở thành "cá tươi" của công ty, mua bếp dầu mới.
Từ đó, dầu hỏa và bếp dầu của công ty này đều bán rất chạy.

<< Chương 29 | Chương 31 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 172

Return to top