Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Những Bông Hồng Ðầu Hạ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 33470 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những Bông Hồng Ðầu Hạ
Viên Hạ

Chương 5

Ba tháng trôi qua. Lần này Công Nguyên viết thư hàng tuần cho vợ, khi thì gửi cho nàng cuốn sách, khi thì một bản nhạc. Chàng chỉ bảo nàng việc chọn sách đọc và xin nàng cho chàng biết ý kiến về một tác phẩm, hay một biến cố nào đó. Sự liên lạc giữa hai người trên địa hạt này tương đối khá dễ dàng và Thiếu Lan không bị bối rối như trong những cuộc nói chuyện trực tiếp với chồng. Nàng đã cho chồng thấy rõ những đức tin, những tinh thần cao đẹp cùng những khả năng hiếm có của nàng. Tất nhiên, sự liên lạc văn chương cũng như việc gửi tặng thường xuyên những đóa hoa những thứ mứt bánh, trái cây và kẹo bánh khác, là những gì chàng coi nbhư bổn phận của mình với vơ.
Trong một tạp san về giới thượng lưu, nàng đã được ngắm nhìn toà biệt thự tuyệt đẹp, chung quanh là những thửa vườn có một không hai của chồng. Nàng cũng được đọc bài tường thuật về những dạ tiệc ơ? Cannes, Nice và Monte Carlo mà chan`g đã tham dự và sự nổi bật của bà Hầu Tướ c qủa phụ xinh đẹp tại những nơi này. Sau đó báo chí cùng những tập san đều không ngớt nói về cuộc tiếp nhận chàng vào Hàn Lâm Viện. Cuộc hội nghị đó thật có một không hai trong đời. Người ta chen lấn ơ? Hàn Lâm Viện, và khi vị tân hội viên xuất hiện "mọi trái tim đều rung động, mọi cặp mắt đều không rời chàng", một ký gỉa của một tạp chí sang trọng đã tuyên bố như vậy.
Thiếu Lan đọc đi đọc lại bài diễn thuyết của chàng. Đó là một đoạn văn hay tuyệt, và nàng biết rõ kết quả tốt đẹp do chàng gây nên khi chính chàng đọc bài diễn văn đó với giọng trầm ấm và truyền cảm cố hữu của mình.
Ngày hôm đó, nàng đã tình cờ nhắc lại một câu mà trước đây ông Vũ Dương đã nói với vợ:
− Thật là một con người quyến rũ đáng sơ.
Ít hôm sau, qua báo chí và những bức thư của chồng, nàng được biết chồng nàng đang làm một cuộc du ngoạn qua Na Uy trên chiếc du thuyền chàng mới mua. Có lẽ cuộc du ngoạn đó mở đầu cho chuyến du lịch lên Bắc Cực. Nhân dịp này, Thiếu Lan được thấy hình chồng mặc quần áo đi biển, trên boong một chiếc tàu vĩ đại mà người ta ca tụng là "sự trang hoàng rất xứng đáng với chủ nó, con người có óc thẩm mỹ cao độ đó".
Khi nào chàng lại trở về Arnelles? Thiếu Lan không biết. Ý nghĩ gặp lại chàng làm nàng khó chịu không tả. Tuy nhiên, sự bỏ bê vợ làm mọi người đều khó hiểu và thấy chướng mắt. Đôi khi Thiếu Lan tự hỏi không biết tương lai nàng sẽ ra sao? Một hôm vị linh mục ơ? Vrinieres cũng đã nói với nàng là không thể kéo dài mãi tình trạng này được. Giờ đây nàng hiểu ông. Nhưng dù cho nàng giải quyết cách nào đi nữa, sự đau khổ gần như chắc chắn đang chờ đợi nàng, nàng thầm nghĩ và khẽ rùng mình lo lắng.
Cảnh vợ chồng bác sĩ Vân Quỳnh thật hạnh phúc, thật sung sướng trong sự thanh bạch củ họ, khiến Thiếu Lan càng buồn cho thân phận mình. Khi thấy sự trìu mến của bác sĩ đối với các con, sự chăm sóc của ông trong việc giáo dục thể chất và tinh thần cho chúng, nàng tự nhiên đem so sánh với tình phụ tử nhạt nhẽo của Công Nguyên.
Tuy Nhiên, phải công nhận là trên đia. hạt này Công Nguyên đã có một vài tiến bô. Trong các bức thư, chàng đã hỏi thăm về sức khoẻ của con gái, hỏi về tính tình của nó. Trước đó ít lâu, chàng đã gửi cho Lãm Thúy một con búp bê Na Uy tuyệt đẹp mà con bé không luc nào muốn rời nó. Nó ôm hôn búp bê suốt ngày. Thiếu Lan phải công nhận nàng đã không cố gắng tìm hiểu tâm tính chồng, con người đó vẫn hoàn toàn kho hiểu và đáng ngại hơn bao giờ hết. Trong sự buồn khổ, khi tâm hồn nàng bị xao động khôn cùng vì ngờ vực và đau đớn, chỉ có sự cầu nguyện mới có thể giúp nàng bình tĩnh lại và thêm nhẫn nhịn. Sự cầu nguyện, lòng thương người, bổn phận cạnh Lãm Thúy, rất thương yêu nàng, là tất cả cuộc đời nàng. Cái địa vị nữ Hầu Tước mà bao kẻ thèm muốn chỉ đem lại cho nàng một niềm vui độc nhất, là giúp nàng có phương tiện thực hiện những điều thiện. Những kẻ nghèo khó và bện hoạn trong vùng đều biết nữ chủ nhân trẻ tuổi của toà lâu đài Arnelles, và nàng đã cho họ cùng với tiền bạc, của cải, còn cho cả một tấm lòng. Sự duyên dáng dễ thương, và nụ cười xinh đẹp của nàng làm tươi vui những tâm hồn u sầu nhất. Đồng thời với những lời khuyên nhủ vừa cương quyết vừa dịu dàng, nàng đã kéo những kẻ lạc đường về với bổn phận của ho.
Từ hai tuần nay Thiếu Lan chưa nhận được thư chồng. Nàng được biết, vẫn qua báo chí, chồng nàng hiện thời ơ? Ba Lê, nơi chàng tiếp tục cuộc sống thời lưu. Một hài kịch ngắn do chàng viết đang được trình diễn trong phòng khách của một khách sạn sang trọng nhất nước Pháp, nàng thấy tên bà Bá Tước Hoàng Long và bà Nam Tước Mỹ Lê. Cái tên Mỹ Lệ không xa lạ gì với nàng. Đó là một người bạn thời thơ ấu của Công Nguyên và của bà Hoàng Long. Chồng nàng đã nhắc tới bà này khi nói chuyện với ông Mạc Giao, vì ông này khi trước có quen biết bà Nam Tước Dương Thiện, chồng bà.
Chắc chắn chàng sẽ còn lâu mới về Arnelles vì bây giờ là thời kỳ yến tiệc. Hơn nữa, nếu chàng vẫn giữ ý định đi thám hiểm Bắc Cực, thì chàng còn phải lo sửa soạn cho cuộc hành trình này.
Trên lối đi nhỏ trong rừng, Lãm Thúy và cô bạn gái cạnh nhà, tên Thi Hương, đang chạy chơi với con chó xù màu xám của ông bác sĩ, hai người đàn bà theo sau. Chợt con chó bỏ rơi hai cô bé gái, chạy nhanh vào một con đường ngang, sủa om xòm.
− Ồ! Odin kià! Lãm Thúy hét lên - Bố về!. Đúng bố kià, mẹ Ơi!
Đúng lúc đó, Công Nguyên xuất hiện, phía trước có Odin, theo sau là Benaki, nhưng một Benaki đổi khác vì bộ quần áo man rợ của nó đã được thay bằng một bộ âu phục gọn gàng.
Thiếu Lan ngạc nhiên đến nỗi nàng tự nhiên dừng lại:
− Anh đấy à?. Vào giờ này! Nhưng đâu có xe lửa!
− Thế còn xe hơi để làm gì? Chàng cười hỏi vặn lại.
Chợt nhớ ra, Thiếu Lan giới thiệu chàng với bà Vân Quỳnh bởi chàng gần như xa lạ đối với bà vì bà ta chỉ loáng thoáng thấy chàng từ đàng xa những khi chàng lưu lại Arnelles trước đây. Bà vợ Ông bác sĩ đã đề phòng khi biết cách đối xử kỳ lạ mà Công Nguyên đã dành cho Thiếu Lan, người bà ngưỡng mộ và thương mến. Vả lại, chủ nhân toà lâu đài Arnelles có tiếng là một con người hay hoài nghi, chế diễu, rất lạnh lùng và không phải ai cũng tới gần được. Nên bà rất kinh ngạc khi thấy một vị lãnh chúa cao sang thật giản dị và hoà nhã, ngỏ lời khen tặng chồng bà một cách tế nhị, khen sự dễ thương của cô bé Thi Hương và nhấc bổng Lãm Thúy lên hôn, vui vẻ nói:
− Cả con nữa, con trông cũng thật hồng hào, con yêu qúi à! Ta thấy ngay là con có một người mẹ thật tận tâm săn sóc con.
Sự thân mật mới lạ này làm Lãm Thúy kinh ngạc, nhưng gương mặt bé nhỏ bây giờ gần như lúc nào cũng hồng hào, rạng rỡ lên vì vui suóng.
Sau vài phút nói chuyện, Vân Quỳnh cùng con gái ra về. Bà rất có cảm tình với Công Nguyên và bà thầm tiếc không biết vì sao hai con người tốt đẹp lại không thể hoà thuận với nhau được.
− Benaki, bây giờ hãy lại chào phu nhân đi. Công Nguyên nói, dơ tay vẫy thằng mọi đang dứng phía xa - Thiếu Lan, em có thể nhận thấy nó đã có nhiều tiến bô.. Du Long đã dạy nó đọc và lo việc giáo dục tín ngưỡng cho nó. Bây giờ em chỉ còn việc đem nó đi rửa tội.
Đôi mắt Thiếu Lan ánh lên niềm vui mừng:
− Ồ! Anh thật tốt khi cho hoàn tất công việc dở dang đó! Phải, Benaki ơi, con sẽ được rửa tội ngay. Nàng nói tiếp và đưa tay vuốt mớ tóc quăn của đứa bé đang ngước đôi mắt hiền từ nhìn nàng - Vậy anh có bằng lòng cậu Du Long không?
− Tôi rất bằng lòng. Đó là một thằng con trai thật giỏi và rất thông minh.
− Anh đã chấp nhận được dáng vẻ của nó chưa?
− Rồi. Vả lại nó đã bớt gầy và có vẻ bớt xấu đi. Và, như em đ~ nói thật đúng, những chi tiết đó không đáng kể.. Em đi đâu về đó?
Vừa nói, họ vừa tiến bước trên lối đi. Thấy ánh mắt e dè rạng rỡ của con gái, chàng mỉm cười vẫy nó lại gần và nắm lấy tay nó, như một người cha thật sung sướng được gặp lại con mình sau một cuộc vắng mặt lâu dài.
− Tôi đi với bà Vân Quỳnh lại thăm một gia đình nghèo khổ.. Khi về chúng tôi hơi nấn ná lại trong khi mấy đứa trẻ chơi đuà.
− Người đàn bà trẻ đó có vẻ dễ thương. Nhưng bà ta không hoàn toàn thuộc giới em.
− Tôi thú thật là sự cách biệt về giai cấp không có ảnh hưởng gì đối với người đàn bà rất có tư cách đó. Tôi coi bà ta như một người bạn thân thiết.
− Em đừng nghĩ là tôi trách em. Chàng vội nói - Đó chỉ là một nhận xét và tôi hoàn toàn đồng ý với em. Em thật là người rất tử tế.
Mặt Thiếu Lan ửng đỏ. Giọng chàng có vẻ gì thật trang nghiêm mà nàng không ngờ tới.
Sau một phút im lặng chàng hỏi:
− Em còn lui tới với ai khác không, khi các vùng quanh đây bắt đầu co người ơ?
− Không.. Tôi không muốn làm quen với ai khác nữa..
Nàng lại đỏ mặt. Nàng không thể nói cho chàng hiểu là sự vắng mặt và bỏ bê của chàng làm nàng đau khổ khi phải liên lạc với những người xa lạ mà nàng biết là rất tò mò kia.
Chàng có hiểu nàng chăng? Chàng cau đôi lông mày lại và một nếp nhăn thoáng hiện lên vầng trán rộng.
− Đi chơi với Benaki đi, con gái cưng! Chàng thả tay Lãm Thúy ra, nói.
Nhìn đứa bé đang cùng thằng mọi chạy theo Odin, chàng quay lại phía Thiếu Lan, nói giọng nửa thật nửa đuà:
− sẽ khổ sở lắm. Chúng ta sẽ tiếp đón kh ach khứa ơ? Arnelles từ cuối tháng tám này cho đến hết mùa săn bắn. Em sẽ phải làm nhiệm vụ của một nữ chủ nhân..
Nàng không ngăn nổi một cử chỉ sợ hãi:
− Tôi? Anh đùa à! Làm sao được?. Tôi hoàn toàn không biết gì..
Qủa thật, nàng đã được bà vợ viên quản gia cho biết về mùa săn tại toà lâu đài Arnelles, một cuộc săn tiếp diền không ngừng những cuộc tiếp tân xa xỉ, những trò giải trí thương lưu nhất qúi phái nhất nước Pháp.
− Tôi không nghĩ vậy! Chàng thản nhiên đáp - Tôi đã nhận thấy em là một nữ chủ nhân tài ba, chỉ huy rất giỏi đám quân hầu và mọi sự đều tốt đẹp trong nhà này. Tôi tin chắc mọi sự cũng vậy khi khách tới đây. Vả lại, người quản gia, tên đầu bếp và con hầu sẽ giúp em dễ dàng trong nhiệm vụ vì chúng đã quen thuộc những cuộc tiếp tân. Cô em Tường Oanh của tôi sẽ tới đây, và tôi hy vọng nó sẽ ở lại đây hai tháng, sẽ tận tâm giúp em, và tôi sẵng sàng chỉ dẫn em nếu những chi tiết nhỏ nhặt về phong tục thượng lưu làm em bỡ ngỡ.
Nàng nhìn chàng sợ hãi, khiến chàng không ngăn được tiếng cười:
− Coi kià, Thiếu Lan, hình như tôi đang kể cho em một câu chuyện phi thường nhất thì phai?
− Qủa thế thật! Tôi không biết gì về giao thiệp cả, tôi hoàn toàn không biết tiếp khách..
Chàng lại bật cười:
− Ồ! Em đừng bận tâm chuyện đó! Em là một bà lớn từ gốc, và trong hai tháng, tôi có thể biến em thành một người đàn bà thời lưu, không phải như những đầu óc rỗng tuếch và những tâm hồn tầm phào em sẽ thấy quanh mình, mà theo tôi quan niệm dod là một sự khác hẳn.
Thiếu Lan không muốn tìm hiểu những lời nói mập mờ đó. Nàng thật bỡ ngỡ trước quyết định của chồng, trước sự thay đổi cuộc sống sắp tới mà chàng thản nhiên báo tin cho nàng.
− Nhưng còn mẹ anh? Nàng dụt dè nói - Bà sẽ nói gì, nếu..
− Lẽ dĩ nhiên mẹ tôi biết rõ là một khi tôi đã thành hôn, thì chính vợ tôi điều khiển mọi sự trong nhà và tiếp đãi khách khứa. Em đừng lo nghĩ gì cả về vấn đề này. Tất cả sẽ êm đẹp, em tin tôi đi. Bây giờ em phải lo may quần áo..
Chàng đưa mắt dò xét chiếc váy bằng len màu nâu xám và chiếc áo cụt tay màu nhạt nàng đang mặc.
− Ai may cho em những đồ này?
− Từ ít lâu nay, tôi đưa quần áo cho một cô thợ may nhỏ nghèo khó ơ? Vrinieres may cho.
− Nhưng cô ta may rất xấu. Tôi sẵn lòng dể em tiếp tục cho cô ta việc làm, nhưng tôi xin em đừng mặc những đồ này nữa, hãy đem đi cho ai cũng được.
− Tôi sẽ đến Augers, nơi..
− Không, tôi sẽ đưa em đi Ba Lê tới người thợ may của mẹ tôi. Đồng thời em sẽ chọn tất cả những đồ phụ thuộc cần thiết. Chúng ta sẽ bàn lại, hai tuần nữa. Bây giờ em hãy cho tôi biết tin tức gia đình?
− Sáng nay tôi có nhận được thư của thằng Trọng Thức. Tất cả đều bình anh, mẹ tôi đang hồi phục sức khỏe. Nhưng Trọng Thức thì rất âu sầu.
Chàng đưa tay gạt một cành cây chắn ngang mũ vợ, vừa hỏi:
− Sao vậy?
− Ba tôi nhất định từ chối không cho nó vào chủng viện.
− À! Ông có nói cho tôi biết việc này rồi. Tôi hơi hiểu vì sao ông không muốn con trai trưởng theo con đường ấy.
− Nhưng ba tôi còn nhiều con trai khác! Vả lại, nếu Trọng Thức thực sự cảm thấy Chúa gọi mình, thì sự hy sinh đó là một bổn phận của nó, đồng thời nó rất lấy làm hãnh diện.
− Ba em nhìn vấn đề dưới những khía cạnh khác. Tôi hy vọng thằng bé sẽ được mãn nguyện. Tôi thấy nó rất dễ thương và có thiện cảm với nó. Em hãy báo tin là tôi mong đợi Trọng Thức cùng ba em vào tháng tám này. Tiếc thay, mẹ em lại không thể đi xa được, tuy nhie6n bà có thể đến bằng toa xe có giường nằm?
− Tôi không tin vậy. Ý nghĩ rời Hauts Sapins cũng đủ làm mẹ tôi đau ốm rồi. Vả lại cuộc sống ở đây sẽ làm bà mệt nhọc và bất lợi cho tụi trẻ con, nhất là Khuê Tú nó rất dễ bị lôi cuốn bởi sự xa hoa phù phiếm. Tôi cảm ơn anh rất nhiều!
− Ồ! Tôi xin em! Lẽ dĩ nhiên tôi sẽ tìm cách cho em sung sướng được gần gũi người thân. Nhưng nếu em thấy hiện thời điều đó chưa thể làm được thì chúng ta sẽ tính sau.. Kia là biệt thư. Lai Hiệp hình như cô Mỹ Lệ đa ~nói với tôi là cô ấy phải về dó vài ngày để chỉnh trang lại ngôi nhà.
Chàng đưa tay chỉ một biệt thự nhỏ cung quanh có vườn xinh đẹp, ngay bên bià rừng.
− Ồ! Lai Hiệp của cô Mỹ Lệ à?
− Phải.. Kià, cô ta kia kià!
Mồn bà trẻ giữ cương, xuất hiện trên lối đi rợp mát. Dưới làn voan trắng, hai con mắt soi mói nhìn Thiếu Lan.
Đôi tay giữ giây cương, nóng nẩy ghì con ngựa lại, khi chiếc xe đến bên vợ chồng Công Nguyên, với nụ cười khả ái nhất, Mỹ Lệ dáp lời chào của Công Nguyên và được giới thiệu với Thiếu Lan.
− Cô đang sửa sang nhà đó à? Chàng hỏi.
− Đành vậy! Thật là khó khăn cho một người đàn bà! Nhưng ngày mai em lại đi. Em đã xếp đặt xong để có thể trở về Ba Lê xem khai mạc vở kịch của anh. Em sẽ gặp anh trong buổi đó chứ.
− Ồ! Vở kịch đó đâu có ý nghĩa gì đối với tôi! Arnelles thật tuyệt diệu trong luc này và tôi định ở lại đây tới mùa đông.
Câu đó làm cho Mỹ Lệ kinh ngạc, nét mặt và cử chỉ ngạc nhiên mà nàng không giữ nổi đã chứng tỏ điều này.
− Anh ở lại Arnelles?. Vào mùa này?. Vào đúng thời kỳ yến tiệc?
− Tại sao không? Những dạ tiệc đó tôi tha6 y thật dửng dưng. Có lẽ tôi sẽ đi Áo Quốc vài ngày thăm Tường Oanh và nhân tiện ghé thăm những bất động sản của tôi ở đó. Nhưng cuộc du lịch đó cùng kho6ng chắc lắm, tôi thích ơ? Arnelles vì ở đây rất vui vẻ và tôi còn nhiều việc phải làm.
Đôi môi Mỹ Lệ nóng nảy mím chặt lại:
− Anh thật là đứng đắn! Nàng cố mỉm cười nói - Em tưởng anh không chịu nổi đồng quê kia chứ?
− Bộ không được thay đổi ý thích khi người ta già đi sao?
Chàng cất tiếng cười.
− Anh mà già đi! Trông anh còn chưa đến ba mươi tuổi!. Nhưng Lãm Thúy có vẻ lớn nhiều và thay đổi! Em kho6ng nhận ra nó nữa!
− Thiếu Lan đã làm những chuyện phi thươn`g! Chàng nói, tay khẽ vuốt chiếc má hồng của cô bé con.
Ánh mắt Mỹ Lệ lại loé sáng dưới làn mi:
− Em cũng nhận thấy thế.. Ồ! Cái gì đây? Thưa chị, có lẽ cũng chính chị đã làm biến đổi Benaki?
Cô ta đưa tay chỉ thằng mọi nhỏ đang nấp sau người Thiếu Lan. Benaki rất có ác cảm với Mỹ Lệ và cố tránh cái vuốt đầu mà cô ta thường dành cho nó.
− Không! không phải tôi. Thiếu Lan cười đáp - Nhưng chồng tôi cũng co lý khi nghĩ đến lúc phải bỏ những quần áo mọi rợ của nó đi.
− Nhất là khi chúng tôi sắp biến n o thành một đứa bé công giáo. Chàng vừa nói vừa tát khẽ vào má đứa nhỏ - Ấy chết! Chúng tôi đã làm cô chậm trễ.. Chúng tôi mong gặp lại cô ơ? Arnelles, trước khi cô đi.
− Vâng, ngày mai em sẽ lại.. Nếu không có gì phiền chị, thưa chị?
− Ồ! Không đâu, trái lại tôi rất sung sướng được quen cô nhiều hơn. Thiếu Lan duyên dáng nói.
− Vậy ngày mai gặp lại nhé.
Cô ta đưa tay chào Công Nguyên và Thiếu Lan, rồi thúc ngựa đi, nét mặt cau có vì giận thâm gan tím ruột, nàng khẽ lẩm bẩm trong mồm:
− Ta không thể tưởng tượng nổi nó lại đẹp như vậy! Đôi mắt tuyệt vời! Chắc chắn chàng si mê nó. Và phải si mê cuồng dại để có thể ở lại nhà quê lúc này. Và chàng đã ghen lắm nên dấu nó ở đây.. Nhưng không, chàng đã bỏ rơi nó khá lâu cơ mà!. Ta chẳng còn hiểu gì cả! Hay là chàng đang đóng kịch? Không ai có thể biết được! Nhưng co một cái gì đổi khác nơi chàng và.. và chắc chắn là chàng yêu nó! Nàng ngừng nói và quất mạnh chiếc roi, con ngựa chồm lên, lắc mạnh cái bờm, như để phản đối lối đối xử đó.
Trong lúc đó Công Nguyên hỏi vợ:
− Em thấy Mỹ Lệ thế nào?
− Cô ta xinh đẹp, có vẻ thông minh và khả ái.
− Xinh đẹp à! Chàng cười nói - Cô ta có một bộ mặt khá đặc biệt, chỉ có vậy thôi. Còn sự khả ái thông minh thì thật cũng gỉa tạo như sự khả ái của cô ta. Hỡi ơi, rất nhiều kẻ giống cô ấy. Phải , em còn phải học nhiều về cái thế giới xa lạ kia, Thiếu Lan a. Em sẽ thấy tất cả những sự nhỏ nhen ganh ghét, mưu kế dưới những bề ngoài khả ái. Tôi có thể cho em biết rõ về việc này, v`i tôi đã quen thuộc qúa nhiều những con người nộm đó.
Nàng trang nghiêm ngước mắt nhìn chàng:
− Nếu vậy sao anh còn yêu thương cái thế giới tồi bại với những bề ngoài hào nhoáng đó sao?
− Yêu thương nó? Ồ, chắc chắn là không! Tôi chỉ thích thú nghiên cứu no, tôi đã mổ xẻ những tâm hồn đàn ông gần như trống rỗng, những tâm hồn đàn bà vô gía trị tôi đã tìm thấy nơi mọi người những sự hư ảo kỳ lạ, những bài tóan về tự ái không ngờ, tôi đã đi sâu vào những cuộc sống lộng lẫy mà mọi người thèm muốn. Phải, thế giới đó đối với tôi chỉ là một trò đùa và là một địa hạt để nghiên cứu. Nhưng không bao giờ tôi yêu thương nó! Vì tôi biết rõ nó quá.
− Anh làm tôi sợ! Thiếu Lan khẽ nói - Vì đó là cái thế giới mà anh muốn đưa tôi vào..
− Phải, tôi sẽ cho em biết nó, vì không thể sống mãi một đời ẩn dật, vì em cần phải giao thiệp với nó, nhưng tôi sẽ ở đây để dẫn dắt em, để chỉ cho em những cạm bẫy hầu tránh đi, vì em còn rất rẻ, rất..
− Rất dốt nát! Nàng khẽ mỉm cười tiếp lời, khi thấy chàng ngừng nói.
− Dốt nát cũng dược nếu em muốn.
Chàng cũng mỉm cười nhưng ánh mắt thật trang nghiêm nhìn gương mặt tuyệt đẹp phản chiếu một tâm hồn trong sạch, tế nhị nhất mà vì chàng đầy hoài nghi chưa từng thấy.
.. Ngày hôm sau, Mỹ Lệ tới vào lúc dùng trà. Thiếu Lan gặp cô ta trên sân thượng, mời cô lại gặp Công Nguyên đang chỉ bảo cho người làm vườn chính về cách xếp đặt trong một nhà kính trồng cây của chàng.
− Tôi rất sẵn lòng, vì tôi vẫn ngắm những ngôi vườn Arnelles mà không biết chán. Công Nguyên rất yêu hoa, và ít có khu vườn nào sánh kịp những khu vườn nơi đây.
Vừa nói chuyện, họ vừa tiến về phía khu vườn, có Lãm Thúy thật tươi mát trong chiếc áo trắng đi trước. Mỹ Lệ chốc chốc lại dừng lại để ngắm những loại hoa được nàng đặc biệt ưa thích.
− À! Đây là những bông hoa hồng mang tên Quận Công Phu Nhân Thục Chinh. Chính chàng đã đặt tên để tưởng nhớ vị tổ tiên tuyệt đẹp đó.
Mỹ Lệ đưa ta chỉ một cây hồng lớn, nở đầy hoa trắng tuyệt đẹp, êm như nhung, có điểm ánh hồng lợt..
− .. Hình như những bông này có một không hai trên đời. Công Nguyên rất hâm mộ chúng, anh ấy rất ít khi tặng ai, và chỉ tặng cho những người khá đặc biệt mà thôi. Không ai dám tự động hái hoa này. Tôi nhớ là có một lần, Phương Nam và tôi đã dám hái. Ồ! Sau đó chúgn tôi không bao giờ muốn lập lại hành vi đó, vì khi anh ấy giận ai thì chỉ nhìn người đó mà không thèm nói nửa lời..
Không một câu trách móc! Anh ấy qúa qúy phái để trách trực tiếp một người đàn bà hái hoa của mình. Nhưng Lãm Thúy lúc đó đang lại gần mẹ kế, ngửng đầu nhìn Mỹ Lê.
− À! Bây giờ bố cho hái hoa này rồi! Lúc nãy mẹ đã cắm rất nhiều trong ph`ong khách và chính bố muốn mẹ lấy hết những bông hoa này. Nhưng mẹ bảo như vậy uổng qúa nên để lại một it trên cành.
Gương mặt Mỹ Lệ khẽ rung động. Ánh mắt thóang vẻ thù hận nhìn người đàn bà trẻ đang uyển chuyển bước bên cạnh m`inh. Mặt trời chiếu những ánh vàng trên suối tóc của Thiếu Lan, chiếu sáng làn da hồng êm như nhung, giống như những cánh hồng mà Công Nguyên yêu qúy. Một sự duyên dáng không cùng thóat ra từ người đàn bà trẻ, dù nàng chỉ mặc giản dị một chiếc áo mầu xám bạc có viền vài hàng ren.
Tay Mỹ Lệ nắm chặt lấy cán dù, khẽ nói giọng lơ đãng:
− Vậy có lẽ anh ấy đã thay đổi ý thích, anh ấy qủa có rất nhiều ý thích phù du như thích một người đàn bà đẹp, dù anh ấy rất khinh bỉ phái yếu, anh ấy đã tuyên bố đàn bà, dù tài giỏi đến đâu, cũng chỉ là một kẻ hèn kém, chỉ làm anh ấy lưu tâm được trong chốc lát. Tôi nhớ Phương Nam đã phản đối kịch liệt, nhưng không làm anh ấy thay đổi được quan niệm đó.
Mỹ Lệ mỉm cười nhưng mắt liếc nhìn gương mặt đẹp hơi rung động của Thiếu Lan.
− .. Và khi người đo là một người đàn bà trẻ, còn trẻ con, hơi nhẹ dạ, nhưng rất khả ái và si mê Công Nguyên thì thật là đau khổ! Quả thật có những điều đáng buồn trên đời này.
− Vâng, rất buồn! Thiếu Lan thản nhiên và trang nghiêm đáp - Nhưng xin lỗi cô! Chúng ta nên đi lối này để đến nhà kính.
− Bố kià! Lãm Thúy reo lên.
Công Nguyên đi nhanh hơn khi thấy hai người đàn bà. Đôi mắt Mỹ Lệ, lại ánh lên một tia sáng đặc biệt mồi khi có mặt chàng. Khi trở về lâu đài, cô ta chăm chú thăm hỏi về những sự sửa đổi chàng cho thực hiện trong nhà kính, về việc sưu tập hoa lan nổi tiếng của chàng.
− Lương Bích vừa tạo ra một loại hoa mới thật tuyệt. Chàng nói - Bây giờ tôi phả i tìm cho nó một c ai tên. Ta sẽ gọi nó là "Hầu Tước Phu Nhân Thiếu Lan", Thiếu Lan nhé.
Đôi môi Mỹ Lệ khẽ mím chặt.
− Nó sẽ danh tiếng nhanh chóng, cũng như bông hồng "Quận Công Phu Nhân Thục Chinh". Nàng nhếch mép cười nói - Chỉ mong rằng anh không mau chán nó thôi!
− Sao thế? Chàng nhìn nàng d`o hỏi.
− Đúng vậy! Em nghe nói anh không còn thích nữa, chúng đã được mọi người biết đến.
− Nói như vậy thì qúa đáng Mỹ Lệ à. Nhưng tôi thấy chúng đẹp hơn ở trên cành khi được vợ tôi đem cắm thật mỹ thuật trong phòng khách trắng. Đây chỉ là sự ích kỷ thôi và việc này không chu8 ng tỏ là tôi không con` yêu những bông hồng ấy nữa, trái lại là khác.
Tia sáng chế diễu mà Mỹ Lệ rất quen thuộc đang thoáng qua mắt chàng. Nàng cúi mặt, chịu thua như thường lệ, vì sự mỉa mai lạnh lùng của người đàn ông phá tan mọi điệu bộ, mọi mưu mô tinh vi của nàng. Nàng cố nở nụ cười, cố nói những lời thật khả ái với người đàn bà trẻ đang đi cạnh chàng, con người mà nàng càng lúc càng thù ghét đó.
Phòng khách trắng đã trở thành căn buồng ưa chuộng nhất của Thiếu Lan. Nàng đã khiến căn phòng quá xa hoa này trở nên thân mật và trang nghiêm. Những bức màn trắng toát làm lu mờ những làn da đẹp nhất, nhưng lại làm nổi bật nàng lên. Mỹ Lệ nhận thấy ngay điều đó. Hơn nữa, Thiếu Lan tỏ ra rất thông minh, nàng nói chuyện hoạt bát, khôn khéo ngoài những vấn đề thời lưu mà nàng hoàn toàn xa la.
Nhận thấy thế, Mỹ Lệ vội xoay câu chuyện theo chiều hướng này để có thể làm tổn thương tự ái của người đàn bà thật quyến rũ đó. Nhưng những âm mưu thâm hiểm này không qua mắt được Công Nguyên, và như thường lệ, chàng hướng câu chuyện theo ý mình, về một địa hạt quen thuộc với Thiếu Lan hơn và tỏ vẻ sung sướng nêu cao sự thông minh tế nhị của nàng.
Hôm nay chàng đặc biệt vui vẻ. Chàng sung sướng được trở về gần Thiếu Lan chăng? Có lẽ.. dù người ta tự hỏi không biết vì sao chàng không hưởng lạc thú này, ngay từ đầu? Mỹ Lệ nhận ra điều này ngay vì đã quen biết chàng. Trước sự ghen tức cáu giận mà chàng biết Mỹ Lệ cố giấu dưới những cử chỉ khả ái, chàng trở nên đùa cợt, như đã thường làm với cái tình yêu của cô ta mà chàng biết rõ.
Nàng tự nhiên trở thành trò chơi của chàng và phải nhìn trước mắt nữ chủ nhân tuyệt đẹp sung sướng được chàng yêu! Thật là quá sứ chịu đựng! Mỹ Lệ rút ngắn cuộc viếng thăm, từ chối lời mời ăn tối, viện cớ còn nhiều việc quan trọng phải giải quyết trước khi đi.
Trong khi Công Nguyên đưa Mỹ Lệ ra xe, Thiếu Lan trở vào phòng khách ngồi cạnh bàn làm việc. Nàng lơ đãng đưa tay vuốt ve những bông hồng "Quận Công phu nhân Thục Chinh" nổi tiếng, trong khi mắt tư lự nhìn chiếc ghế nơi Mỹ Lệ ngồi lúc nãy. Thật tình nàng không mấy thiện cảm với Mỹ Lệ, và có lẽ chàng đã có lý, khi gay gắt xét đoán cô ta sáng nay. Những nhấn mạnh của cô ta về sự ngông cuồng của chàng, về quan niệm của chàng, về vai trò người phụ nữ, những sự hiểu lầm giữa chàng và Phương Nam chứng tỏ cô ta không có tế nhị gì cả.
Dù sao, những lời này cũng đã khơi dậy nơi Thiếu Lan một nỗi buồn âm ỉ, cũng như mỗi lần có một cơ hội nào làm nàng thấy rõ hơn nhữNg điều nàng đã biết về sự ích kỷ độc đóan, và trái tim sắt đá nơi con người có biệt tài dưới mọi khía cạnh đó.
Tuy nhiên, hình như bây giờ chàng dã thương yêu con gái. Hôm qua, và cả hôm nay, chàng đã tỏ ra chăm sóc nó, tỏ ra quan tâm đến những gì vợ nói về sức khoẻ của đứa bé, về sự thông minh nhanh nhẹn và cải thiện tính nết của nó. Riêng mình, Thiếu Lan nhận thấy nơi chàng một sư thay đổi thật rõ ràng. Chàng không còn lạnh lùng, châm biếm hay lịch sự kiểu cách với nàng nữa. Chàng rỏ ra đứng đắn, kín dáo nhưng không lạnh lùng. Chàng khả ái tế nhị và cho tới nay đối với nàng chàng không còn để lộ vẻ châm biếm quen thuộc nữa. Nếu chàng cứ tiếp tục vậy.. phải, đúng thế, nàng sẽ có thể chịu đựng cuộc sống này..
Công Nguyên trở vào phòng khách. Vài cánh hoa hồng và một nụ hoa vừa hé nở rải rác trên tấm thảm, mà lúc nãy Thiếu Lan đã lơ đãng làm rơi xuống. Chàng cúi nhặt bông hoa, gắn vào áo m`inh và nói:
− Để bông hoa héo đi ở đó thì thật uổng!
Chàng kéo ghế ngồi cạnh trong khi Thiếu Lan lấy đồ ra thêu.
− Tôi thấy cái khăn trải bàn này thật tuyệt - Em lấy mẫu vẽ này ở đâu vậy?
− Chính tôi đã tưởng tượng ra, theo một hình khắc cổ tìm thấy trong thư viện.
− Vậy mà tôi chưa được biết biệt tài này củ a em! Em qủa thật là một nghệ sĩ về mọi mặt. Hình vẽ này thật truyền cảm. Em làm cái khăn này cho ai?
− Cho một ngôi nhà thờ khổ của tôi ơ? Saint Savinien. Tôi hy vọng sẽ làm xong trước ngày lễ Thánh Mẫu thăng thiên.
− Tôi khuyên em nên cẩn thận đôi mắt. Công việc này thật mệt mỏi. Và ngoài việc này em thường làm gì? Những cuốn sách sau cùng tôi gửi cho em có làm em chú ý không?
Trên đia. hạt này, cuộc đàm luận giữa hai người không chút ngượng ngịu và kéo dài rất lâu, chàng tỏ ra lưu tâm đến những nhận xét rất tế nhị của vợ về những tác phẩm đã đọc và Thiếu Lan thầm sung sướng lắng tai nghe sự chỉ trích thật thông minh, thật minh bạch và đồng thời thật sâu sắc của chàng.
Chuyến du hành bắc cực đã bị bãi bỏ. Như Công Nguyên đã nói, chàng định lưu lại Arnelles trong suốt mùa hạ và mùa thu nên ra lện cho quân hầu, xe hơi và ngựa tập trung về đây. Năm nay, những nơi chàng hay lui tới như St. Moritz, Ostende và Dinard sẽ mòn mỏi chờ chàng. Lần này chàng bỏ rơi chúng vì những bóng mát trong công viên có những cây cổ thụ trăm năm của chàng, vì trăm hoa tươi đẹp trong ca c khu vườn, vì sự yên lặng êm ả của các căn phòng rộng lớn trong lâu đài. Và có lẽ, vì nữ chủ nhân xinh đẹp tươi trẻ kia.
Chàng lại làm việc lại, soạn những bút ký mà chàng muốn xuất bản với những lời mở đầu và nhận định do chính tay chàng viết. Trong công việc này, Thiếu Lan thật cần thiết đối với chàng, và chỉ có nàng mới đọc nổi những chữ viết đã nhoà mờ và cái lối văn cổ ngữ đôi khi hơi sái luật kia. Vì vậy, nàng được yêu cầu mỗi ngày dành ra vài thì giờ đến phòng làm việc của chàng, tức là cái thư viện yên tĩnh rất ấm cúng vào mùa này. Mùi nước hoa nàng ghét đã biến mất, những bông hoa có hương thơm qúa ngào ngạt cũng bị gạt bỏ, Thiếu Lan không còn lý do nào để từ chối tới phòng làm việc với chồng.
Do đó, hàng ngày nàng đến ngồi bên chàng, trong căn phòng sang trọng nhưng nhã nhặn, ấm cúng và êm ả. Không phải luc nào hai người cũng làm công việc soạn thảo sách, đôi khi chàng nói chuyện với vợ về nhiều vấn đề khác biệt, và nhất là về quyển tiểu thuyết chàng sắp viết. Đại ý cốt truyện này được đưa cho Thiếu Lan đọc trước, và nàng buộc phải cho ý kiến và chỉ trích những gì không nên nói. Từ trước đến nay, chưa bao giờ xẩy ra chuyện như vậy! Chàng kiêu ngạo đó có bao giờ đi hỏi ý kiến một người đàn bà! Và chấp nhận cho một cô gái mười chín tuổi, vẫn tự nhận mình ngu dốt, bình luận những ý tưởng củ a chàng!
Nhưng cô gái đó có đôi mắt truyền cảm thật tuyệt vời, và cái miệng xinh xắn kia thốt ra những lời nói sâu sắc, những thẩm định tế nhị và cao thượng, rất đáng được chàng chú ý tới, và chính chàng yêu cầu và ghi nhận chúng một cáh ân cần.
Cách đối xử của chàng trong những ngày gần đây có vẻ thay đổi. Sự lịch thiệp của chàng bây giờ có một vẻ sốt sắng nghiãa hiệp, ánh mắt trang nghiêm của chàng ẩn một vẻ thâm trầm bí ẩn khi nhìn Thiếu Lan khiến nàng run lên, không phải vì sợ hãi như úc trươ"c, mà vì một sự xúc động xen lần lo âu. Nàng gần như đã mất hẳn sự ngượng nghịu ban đầu, và điều đó thật may mắn vì sự liên lạc của họ rất liên tục. Những cuộc đi dạo, viếng thăm chủ nhân những toà lâu đài kế cận, hay cùng đàn, cùng cười ngựa và chơi trò thể thao tân thời do chính chàng dạy cho vơ. Chàng hoan hỉ thấy vợ tiến bộ rất nhanh nhờ sự khéo léo dẻo dai của nàng.
Thiếu Lan làm tất cả những việc đó một cách hăng say khả ái đáng yêu. Những gì lúc đầu chỉ là chiều ý thích của chồng nay đã trở thành một thú vui với nàng. Nàng còn trẻ, sức khoẻ dồi dào, lai quen hoạt động và đã từng mệt nhọc vì những công việc ơ? Hauts Sapins, tất cả đều rất sẵng sàng cho những cuộc đi dạo lâu đài bằng ngựa trên những lối mòn thật đẹp trong rừng Arnelles, hay những trận quần vợt dưới những bóng cây già hàng trăm tuổi, vào lúc sáng sớm khi sương mai làm không khí thật tươi mát.
Và gần như lúc nào cũng chỉ có hai người. Thiếu Lan thường lo lắng tự hỏi không biết đôi mắt vẫn hay nhìn nàng đăm đăm kia che dấu điều bí mật gì?
Ít lâu sau, chàng trở về, một sự kinh ngạc to lớn được dành cho nàng là sự rửa tội của Benaki. Một cách thật thản nhiện, chàng tuyên bố sẽ làm bố đỡ đầu và Thiếu Lan là mẹ đỡ đầu cho Benaki. Tất cả làng Vrinieres đều kinh ngạc. Vị linh mục lúc trước chỉ thoáng thấy chàng từ đằng xa những khi chàng lưu lại Arnelles vì không bao giờ chàng đi nhà thờ, nay cũng thấychàng khác xa những gì ông tưởng.
− Con ơi, không thể nào lại có chuyện bất hoà giữa con và Công Nguyên được. Vị linh mục tuyên bố khi gặp lại Thiếu Lan ít lâu sau đó - Có thể ôNg ta có lỗi vớ i người vợ trước, với con gái, và cả với con nữa, ta không chối cãi điều đó, nhưng con người đó chắc chắn rất chân thành và có nhiều đức tính khác mà con chưa nhận thấy. Sự nghi ngờ làm con lạnh lùng. Nhưng con ạ, con hãy cố gắng gạt bỏ sự ngờ vực đó, nếu con muốn một ngày kia không còn sự ngộ nhận giữa hai người.
Phải, sự nghi ngờ vẫn còn đó và sự thay đổa của chàng chỉ làm Thiếu Lan thêm khó hiểu. Nàng thấy chàng rất thương yêu Lãm Thúy, rộng lượng tử tế với Du Long và tận tình lo lắng cho Benaki. Nàng thấy chàng đưa vợ con đi lễ nhà thờ mỗi s ang chủ nhật và dự lễ Mi Sa suốt buổi bên nàng. Tình cảm nào đã khiến chàng hành động như vậy? Tại sao chàng lại thật khác biệt với con người nàng biết vài tháng trước đây?
Vào cuối tháng bảy, chàng đưa nàng lên Ba Lê may quần áo. Không có ai có khiêu thẩm mỹ bằng chàng. Cũng không ai ye6u chuộng sự sang trọng, vẻ đẹp cân đối giản dị, và sự lộng lẫy như chàng. Lần này, chính Thiếu Lan thấy tận mắt kinh nghiệm này. Những vật tuyệt diệu chàng sắm cho nàng, lúc đầu cũng làm nàng chóa mắt say sưa, vì dù sao nàng dũng là đàn bà ưa thích sự sang trọng đẹp đẽ. Nhưng lý trí đạo gíao ăn sâu trong tâm hồn làm nàng thức tỉnh và hơi sợ hãi trước những sự tiêu pha hoang phí vì nàng.
Một hôm, nàng tìm thấy trong phòng mình chiếc hộp đựng một vòng cổ co những hạt trai thật lớn tuyệt đẹp. Bây giờ đã hơi co kinh nghiệm, nàng có thể đoáng được giá trị to tát của chiếc vòng này. Tối hôm đó, khi gặp chồng, sau khi đã ngỏ lời cảm ơn:
− Anh à! Những thứ dó có cần thiết không? Em thú thật là em hơi sợ hãi.
Chàng bật cười:
− Thật là một câu hỏi kỳ cục đối với một người đàn bà! Vậy em không thích quần áo, nữ trang, tất cả những thứ mà bao kẻ có thể đánh mât tâm hồn để được chúng à?
− Em thích trong một giới hạn nào thôi, và anh đã vượt qúa giới hạn đó, Công Nguyên a. Cái vòng cổ này thật là một sự phí phạm điên rồ.
− Anh không nghĩ vậy. Một khi anh có thể biếu nó cho em ma `không làm hại ai, mà không sợ nga6n sách bị mất thăng bằng, thì anh kho6ng thấy sự điên rồ ở đâu ca?
Chàng mỉm cười, vẻ tinh nghịch nhưng không chút mỉa mai. Nàng đáp:
− Có chứ, vì em sẽ khổ sở khi nghĩ rằng em đang mang trên người những đồ trang sức mà gía trị có thể giúp đỡ bao kẻ nghèo khó!
− Nhưng Thiếu Lan à, em phải nghĩ là chính sự xa hoa đó, chính những chi tiêu của chúng ta đã tạo cuộc sống cho một sô người nào đó.
− Em công nhận điều này. Nhưng nếu sự xa hoa ấy quá đáng, nó gợi lên sự thèm muốn và thù ghét. Hơn nữa, nó làm nhu nhược tâm hồn và thể xác. Em tưởng cần có điều độ thì hơn.
− Lúc nào em cùng ở mức trung dung! Cái sự trung dung đó thật khó mà đạt tới! Em đã đạt được nó rồi, Thiếu Lan a. Nhưng anh thì chưa!
Chàng cười rất vui vẻ, đưa tay cho vợ, dìu nàng qua phòng ăn, mà người qủan gia vừa mở cửa. Con người thượng lưu này đã hiểu thấu những gì nàng muốn nói rồi chăng? Thiếu Lan không tin điều đó. Dù sao chàng cũng đã muốn gạt bỏ những lo ngại của vợ, nên hôm sau, khi nàng vào phòng kh ach trước ki đi dạo xe hơi với chàng đến Fontainnableau, chàng đưa cho nàng một chiếc ví dày cộm và nói:
− Anh muốn em tha thứ cho những sự điên rồ của anh, theo như em noi. Hãy tiêu thật nhanh số tiền này cho nhừng người nghèo khổ, và hãy nói anh đưa thêm cho em khi xài hết.
Thấy nàng định cám ơn chàng vội nói:
− Không, đừng c am ơn gì cả! Anh thấy trong ánh măt em sự vui sướng, và điều đó đủ cho anh rồi.
Những hành động đó, kèm theo một sự khả ái thật giản dị và nghĩa hiệp chỉ có thể làm cho Thiếu Lan xúc động. Nhưng vì sao sự nghi ngờ vẫn tồn tại? Nó đầu độc cuộc sống của nàng, tạo nên sự ngăn cách giữa nàng và chàng.
Vào thời kỳ đó, tất cả giới thượng lưu ơ? Ba Lê đều đi chơi xa. Không còn bị ràng buộc bởi những bổn phận xã giao, chàng lợi dụng cơ hội này để đưa vợ đi xem nghệ thuật ơ? Ba Lê. Chàng tỏ ra rất khả ái và am tường tất cả mọi sư. Thiếu Lan quên hết thời giờ, mải ngắm nhìn những kiệt tác, lắng nghe giọng nói trầm ấm và rung cảm kể cho nàng từng chi tiết của những vẻ đẹp. Tối đến, chàng đưa nàng đi xem kịch nếu có vở nào hay. Buổi chiều, họ đi dạo bằng xe hơi hoặc đến rừng chơi. Họ gặp vài người quen ơ? Ba Lê, những người này sốt sắng muốn được giới thiệu với người vợ trẻ của chàng. Nơi nào Thiếu Lan cũng là cái đích của sự ngưỡng mộ khiến nàng hơi khó chịu, nhưng điều đó lại khiến chàng có vẻ sung sướng và hãnh diện. Một hôm, người đàn bà trẻ nhận thấy điều này, nàng lo lắng tự hỏi không biết sự thay đổi thái độ của chồng có phải chỉ vì sự kiêu ngạo của chàng được vuốt ve do sắc đẹp của vợ, và chàng thích thú trong việc làm nổi bật sắc đẹp đó bằng khung cảnh qúy phái lộng lẫy mà chàng tạo ra quanh nàng? Và để lung lạc con bé nhà quê cứng cổ này, chàng đã tỏ ra khả ái và đứng đắn, kín đáo lưu tâm đến nàng?
Thiếu Lan chống lại cái ý nghĩ thường ám ảnh nàng đó từ khi lưu lại Ba Lê. Nhưng nó lại hiện ra, khi nàng tưởng thấy trong đôi mắt chàng cái vẻ vui sướng kiêu ngạo, hay lúc chàng lựa chọn kỹ lưỡng một trong những món trang sức tuyệt đẹp hầu làm bật nổi sắc đẹp của người đàn bà lúc trước bị chàng bỏ rơi.
Hai tuần mà chàng dự tính lưu lại Ba Lê trôi qua. Một tối chàng hỏi vợ:
− Thiếu Lan à, em có muốn ở lại đây thêm ít lâu không?
− Em không muốn chút nào và em rất sung sướng được gặp lại bé Lãm Thúy. Hẳn nó đang thấy thời gian quá dài. Anh muốn đọc bức thư chót của nó không?
Chàng cầm lấy tờ giấy đầy nét chữ vụng về, đọc lướt qua rồi mỉm cười nói:
− Vậy thì chúng tra trở về Arnelles! Riêng anh, anh cũng muốn vậy. Chúng ta sẽ nhân dịp đo mà làm việc, trước khi khách khứa tới chơi.
Khoảng cuối tháng tám, chủ nhân lâu đài Arnelles tiếp đón vợ chồng Quận Công Đức Hoà, ông bà của Công Nguyên. Ông bà Quận Công này rất khả ái và dễ thương, họ đà không ganh ghét những kẻ sung sướng hơn mình. Họ là những người thiếu may mắn, họ bị một vết thương đau đớn nhất trong đời là cái chết của người con trai độc nhất trong một cuộc thám hiểm Phi Châu. Công Nguyên là đứa cháu gần nhất, là kẻ thừa kế chức Quận Công, được hai ông bà già yêu thương rất mực. Họ thường tuyên bố là Công Nguyên rất tốt và tế nhị, lúc nào cũng tận tâm giúp đỡ ho. Những kẻ nghe thấy điều này thường không tỏ vẻ phản dối vì kính nể chàng, nhưng đã nghĩ thầm: "Vợ chồng vi. Quận Công phúc hậu đó vì quá yêu thương mù quáng cháu mình mà nghĩ thế, chứ chắc chắn Công Nguyên khác xa những gì họ tưởng" .
Vì không có mặt ơ? Ba Lê trong thời gian Thiếu Lan lưu lại nơi này nên hai ông bà chưa biết mặt cô cháu dâu. Nay, ngay khi gặp, nàng đã chiếm trọn vẹn cảm tình của hai ông bà. Và trong khi bà Đức Hoà nói chuyện với Thiếu Lan, ông Đức Hoà khẽ thì thầm vào tai Công Nguyên:
− Các nơi quen thuộc đều ngạc nhiên về việc cháu ẩn náu ở nơi hẻo lánh này. Nhưng nếu gặp vợ cháu, họ sẽ hiểu ngay, phải không cháu?
Công Nguyên mỉm cười đáp:
− Thưa ông, nhưng ông đừng khen tặng Thiếu Lan trước mặt nàng nhé. Cháu nghĩ nàng không thích nghe ai khen mình quá.
− Vừa đẹp lại vừa khiêm nhượng? Thế thì cháu thật là người sung sướng nhất đời. Nhưng cháu yên ch i đi, chúng tôi sẽ hết mực cưng chiều cô cháu gái này.
− Vâng, cháu cám ơn ông lắm.
− Không, ta nghĩ là chính cháu cũng yêu thương nàng lắm, phải không?
Ông Đức Hoà hỏi trong khi bà Đức Hoà nắm tay Thiếu Lan kéo sát lại bên mình, vui vẻ nói:
− Cháu ơi, ta rất tiếc không được quen biết cô cháu dễ thương này sớm hơn. Ta sẽ khó lòng tha thứ cho Công Nguyên về tội đã dấu kín cháu quá lâu. Nhưng ta sẽ trả thù bằng cách yêu mến cháu gấp bội, Thiếu Lan a.
Người đàn bà phúc hậu hôn lên vầng trán khả ái của người vợ trẻ kia, trong khi nàng đang đỏ rừng mặt vì cảm động và vui sướng trước cái thiện cảm chân thành đó.
− Phải chi ta có một đứa con gái như cháu thì ta sẽ sung sướng biết bao nhiêu. Than ôi, gia đình ta hiu quạnh đã quá lâu rồi.
Sự xúc cảm đau đớn làm giọng bà như nghẹn lại. Thiếu Lan âu yếm nắm tay bà.
− Thưa bà, xin bà cho phép cháu được yêu qúi bà, được biểu lộ sự thương yêu đối với bà bằng tất cả tấm lòng cháu, dù nó không đáng gì so với tình thương, mà bà đã mất!
− Không đâu con gái cưng của ta ơi, tình thương của con sẽ sưởi ấm hai trái tim già đau khổ này, nó sẽ là hạnh phúc, là lẽ sống cho quãng đời còn lại của chúng ta!
Bà Đức Hoà vừa nói vừa ôm hôn Thiếu Lan.
Ông Đức Hoà cắn môi đè nén sự cảm động, trong khi Công Nguyên hơi cúi mặt xuống, lơ đãng vuốt tóc Lãm Thúy đang đứng cạnh chàng.
− Ta tin chắc là con sẽ đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh, Thiếu Lan à. Cứ nhìn con bé Lãm Thúy thì rõ, thật kh ac xưa, phải không ông?
− Đúng vậy! Bây giờ đôi mắt nó thật sống động, vui vẻ. Đôi mắt của cháu đó, Công Nguyên, và những lọn tóc nâu xinh đẹp này cũng giống hệt bố mày. Chỉ có gương mặt là của họ ngoại thôi.
Vầng trán thoáng hiện một nét nhăn, Công Nguyên lẩm bẩm:
− Lạy trời nó không phải là một con búp bê nhẹ dạ nông nổi như mẹ nó, dù măt nó giống nàng.
Năm nay mẹ chàng đến Arnelles sớm hơn lệ thường. Bà mong mỏi đối diện với con người mà bà thầm cho là "kẻ thù" dể biết rõ chỗ đứng của Thiếu Lan trong trái tim đứa con trai cưng của bà. Bà phải dấu kín sự khó chịu của m`inh khi thấy Công Nguyên chối bỏ mọicuộc vui trưởng gỉa để về ẩn dật ơ? Arnelles, bên người đàn bà trẻ tuổi xinh đẹp mà lúc đầu chàng đã gỉa vờ bỏ bê. Dù có mù quáng cách mấy bà cũng biết là có thể vì kiêu ngạo mà con bà đã lưu tâm đến người con gái có cái nhan sắc đủ để làm thỏa mãn tự ái của một người dàn ông khó tính nhất. Và bà cũng biết bà sẽ chỉ làmột bóng mờ bên cạnh người đàn bà trẻ tuổi luôn luôn nhận được tất cả sự tôn kính, những lời khen tặng từ các kh ach khứa của bà.
Đã có một thời gian thấy Công Nguyên không lưu tâm đến vợ và hưởng thụ một mình cuộc sống trưởng giả xa hoa, bà đã hy vọng tràn trễ là Thiếu Lan sẽ mang bé Lãm Thúy về Hauts Sapins trong suốt mùa săn ơ? Arnelles. Một hôm bà đà nêu lên vấn đề này khiến Công Nguyên ngạc nhiên, chàng chua chát nhìn bà:
− Mẹ nghì gì kỳ vậy, nếu Thiếu Lan có muốn về Jura chơi ít hôm thì chắc chắn là nàng sẽ không chọn lúc này vì vợ con bắt buộc phải có mặt ơ? Arnelles để tiếp đãi khách khứa chứ.
Sau đó, sự trở về và lưu lại Arnelles của Công Nguyên khiến bà mẹ thấy sự lãnh đạm của chàng đối với vợ chưa hẳn là đã có thật. Và khi tới Arnelles, trông thấy Thiếu Lan xinh đẹp duyên dáng trong những chiếc áo lộng lẫy do những thợ danh tiếng ơ? Ba Lê may cắt, bà run lên vì ganh ghét.
Một hôm, Vũ Dương đã phải bảo với vợ: "Bà mẹ của Công Nguyên sẽ không tha thứ cho con dâu những lỗi lầm như vậy".
Thấy mẹ chồng đến, Thiếu Lan thầm sợ hãi. Có nhiều kinh nghiệm hơn, nàng càng hiểu rõ lỗi lầm của mẹ chồng khi kể lể cho nàng tất cả những chi tiết về con người của Công Nguyên, và nhất là đã đóan chắc với đứa trẻ khốn khổ dốt nát đầy thiện chí là chồng nó sẽ không bao giờ yêu thương nó. Nhưng vì lòng tốt, nàng không trách bà thâm hiểm, mặc dù khi nói với nàng như vậy, bà mẹ chồng đã tỏ ra rất thành thật. Hỡi ơi, cử chỉ của Công Nguyên đã ăn khớp với những lời đàm tiếu này! Tuy nhiên, thâm tâm Thiếu Lan rất e sợ mù mờ đối với mẹ chồng. Đồng thời nàng lo ngại sẽ làm bà buồn giận khi thấy nàng đóng vai nữ chủ nhân tiếp đãi khách.
Nhưng bà mẹ chồng biết rõ tính nết độc đóan của con trai nên không dám nói gì về việc này. Bà ta phải nén giận để đứng nhìn sự thành công vẻ vang của cô con dâu bên các vị khách của Arnelles.
Luôn luôn, thiệp mời của Công Nguyên được xem là một vinh dự lớn lao mà bao kẻ ham muốn. Nhưng năm nay, ngàoi sự lôi cuốn quen thuộc, được xem mặt người vợ thứ hai của Hầu Tước mà những kẻ đã gặp đều khen tặng không tiếc lời, còn là một hứa hẹn đầy quyến rũ nữa. Và, họ cũng muốn quan sát cách đối xủ của Công Nguyên với vợ, xem tình cả m của chàng th^6 nào? Còn những bà, những cô ghen ghét thì muốn xem tận mắt mọi cử chỉ của vị nữ chủ nhân mới này, chờ đợi sự vụng về bất cẩn mà con bé "nhà quê, không kinh nghiệm" chắc chắn sẽ mắc phải trong khung cảnh mới lạ đầy cạm bẫy này.
Nhưng họ đã thất vọng nhanh chóng. Với bản tính tự nhiên, sự thông minh kiêu ngạo che kín dưới bề ngoài duyên dáng khiến Thiếu Lan đáp ứng đầy đủ vai trò nữ chủ nhân ơ? Arnelles. Hơn nữa, chàng đã kín đáo dìu dắt nàng vượt qua mọi mưu kế nhỏ nhặt, sự ghen tức, gỉa dối và những nụ cười thâm hiểm mà chàng qúa rõ. Được chồng ân cần nâng đỡ, Thiếu Lan cảm thấy vững lòng tin trong cái thế giới mà tâm hồn thật thánh thiện tốt đẹp của nàng đã sợ hãi.
Không ai có thể phủ nhận sự tự nhiên hoàn toàn của nữ chủ nhân trẻ đẹp, cũng như sự khả ái vô biên của nàng trong việc tiếp đã khá ch. Cuộc hôn nhân hoàn toàn vì lý mà bà mẹ chồng nàng tuyên bố, đã tưởng là thật vì cách đối xử của Công Nguyên trong giai đoạn đầu. Bây giờ rất khó ai tin như vậy trước sự duyên dáng của Thiếu Lan. Vả lại, có nhiều đổi thay nơi Công Nguyên, những hành động thật sư. Việc chàng chăm sóc thương yêu Lãm Thúy, tránh cho Thiếu Lan những gì có thể làm tổn thương tự ái của nàng, và nhất là cho nàng dự vào đời sống thượng lưu của chàng, đủ chứng tỏ ảnh hưởng của nàng đối với chàng.
Còn nàng? Lẽ dĩ nhiên nàng không thể làm gì khác hơn là yêu thươhng chàng. Nhưng nàng không bắt chước người vợ trước, mà dấu kín tình cảm của mình, và không tỏ ra ghen tuông. Chắc chắn điều đó làm Công Nguyên vui lòng, vì chàng ghét những bộc lộ tình cảm ra ngoài.
Thiếu Lan biết mình là cái đích của sự tò mò, ghen ghét, căm thù. Nhưng nàng vẫn dịu dàng, giản dị làm tròn mọi bổn phận. Nàng không còn sợ hãi cái thế giới tầm thường mà nàng đã hiểu rõ mau chóng này. Thánh lễ Misa nàng dự mỗi sáng tinh sương đã giúp cho nàng đủ nghị lực cần thiết để hoà mình vào khung cảnh đầy cạm bẫy trong ngày. Nhờ vậy, lúc nào nàng cũng tỏ ra ân cần và khả ái, tuy trong thâm tâm, Thiếu Lan cảm thấy lạc lõng cô đơn giữa cái thế giới điên cuồng, đưa những khách của Arnelles từ thú vị này qua thú vui khác, từ dạ hội này sang dạ hội khác.
Thiếu Lan buồn rầu khi nghĩ rằng chồng nàng phải tầm thường lắm mới có thể vui thích cuộc sống như vậy. Thực ra, lúc này chàng không tỏ vẻ vui th u và sẵn sàng để cho kẻ khác tổ chức các cuộc vui mà năm nay chàng chỉ tham cự vừa phải, đúng với bổn phận chủ nhà. Về điều này, Thiếu Lan không lo ngại vì mẹ chồng và bà Hoàng Long có rất nhiều sáng kiến bày ra các thú vui. Nhờ vậy, nàng dành thời giờ mỗi sáng đến làm việc cạnh chồng, vì chàng vẫn tiếp tục soạn thảo lại các tập hồi ký của tổ tiên ng việc làm nàng bận rộn trong bổn phận mới này.
Nàng cũng thấy một người bạn tốt, tận tình giúp đỡ nàng nơi nữ Bá Tước Tường Oanh, em út của Công Nguyên. Thành hôn rất sớm với vị lãnh chúa uy quyền người Áo, Tường Oanh đã tìm thấy nơi chồng một trái tim cao thượng. Chàng đứng đắn ngoan đạo, biết hướng dẫn tâm hồn ngay thẳng nhưng suýt bị hư hỏng vì một nền giáo dục nông cạn và gỉa dối. Ngay lúc đầu, Thiếu Lan và Tường Oanh đã có thiện cảm với nhau liền. Với lòng nhiệt thành. Tường Oanh đã ca ngợi không tiếc lời chị dâu và ông anh được nàng ngưỡng mộ độc nhất trên đời. Từ khi lấy chồng, nàn g không ham th ich những thú vui trưởng giả và đã tìm thấy nguồn vui trong việc chăm sóc cái gia đình bé nhỏ của mình.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 971

Return to top