Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Những Bông Hồng Ðầu Hạ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 33465 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những Bông Hồng Ðầu Hạ
Viên Hạ

Chương 1

Chiều hôm ây, các hội viên của hội Jockey tổ chức ăn mừng Hầu Tước Vũ Công Nguyên mới được thâu nhận vào Hàn Lâm Viện nhờ những công trình nghiên cứu lịch sử công phu của chàng, và những tiểu thuyết tâm lý mà ai ai cũng phải công nhận là có một giá trị văn chưong đáng kể. Tại một trong những phòng khách sang trọng, một nhóm người, gồm những nhà quí tộc nhất nơi đó, đang vây quanh con người "bất tử" mới ấy để kiếu từ, vì ngoài kia màn đêm đã xuống, và chỉ những tay chơi hăng say là còn nán lại thôi.
Tất cả những người đàn ông trong buổi tiệc, không một ai có thể so sánh được với Công Nguyên con người có một vẻ đẹp cân đối và một tư thế sang trọng đó. Khuôn mặt chàng mang những đường nét oai phong đầy nam tính, nước da hơi xanh, căp môi mỏng châm biếng và đôi mắt màu xanh thẫm, đẹp nổi tiếng như chính tác phẩm của chàng. Thêm vào đó là một khổ người cao lớn, gọn gàng, một vẻ duyên dáng mềm mỏng, vẻ lịch thiệp cao sang, vẻ quí phái của dòng họ cổ La Mã, khiến cho người đàn ông ba mươi tuổi đó quyến rũ lạ thường.
Sự quyến rũ này lôi cuốn rõ rệt tât cả những kẻ đang vây quanh Công Nguyên để trao đổi những cái xiết tay hoặc đàm thoại cùng chàng. Những lời đối đáp thông minh ý nhị của chàng chứng tỏ là chàng thấu triệt hết ca/i tính tuy của tinh thần Pháp quốc thanh tu nhất, tuyệt mỹ nhất. Một lần nữa Bá Tước Vũ Dương, người đàn ông đứng tuổi, vẻ mặt trí thức và thông minh, có họ với Công Nguyên, lại ghé vào tai một người Nga trẻ tuổi, bạn thân của nhà văn : "Không có gì vui bằng được nghe anh ta nói chuyện, phải không anh?"
Hoàng Tử Xuân Kiệt công nhận điều đó một cách hăng say, và đưa đôi mắt xanh trong sáng và thẳng thắn của mình về phía người bạn mà anh vô cùng khâm phục.
Sau khi thi hành xong những bổn phận xã giao, Công Nguyen tiến về phiá Vũ Dương, người anh họ của chàng:
− Anh co xe đây không?
Ngoài những tài năng thiên phú, Công Nguyên còn có một giọng nói trầm ấm vô cùng quyến rũ.
− Không, nhưng có một chiêc taxi đang đợi tôi ngoài kia.
− Hay là để tôi đưa anh về?
− Thế thì còn gì bằng nữa, nhất là tôi lại rất thích những chiếc xe hơi của chú.
− Vậy tối nay tôi sẽ đưa anh về… Ngày mai gặp lại nhé, Xuân Kiệt. Tôi đợi anh lúc 2 giờ ngày mai đó.
Vâng, chào anh.
Rồi quay sang Vũ Dương, Xuân Kiệt tiếp:
− Cho tôi gửi lời thăm bà nhà nhé.
Sau khi bắt tay người bạn trẻ, Vũ Dương và Vũ Công Nguyẽn rời khỏi phòng khách. Bên ngoài một chiếc xe hơi sang trọng lịch sự đang chờ đợi Công Nguyẽn. Chàng lên xe với người anh họ, nói cho bác tài biết địa chỉ của Vũ Dương, rồi dựa mình vào nệm xe êm ái, chàng lẩm bẩm bằng một giọng mỉa mai nóng nảy:
− Thật là một công việc cực nhọc và ngu xuẩn!
Vũ Dương đập vào vai Công Nguyên:
− Chú chán những lời chúc tụng, những lời hâm mộ thật sao? Chú thật kỳ quặc!
− Tôi ch an tất cả ! Nhưng thôi, bây giờ chúng ta nói những chuyện khác. Nhân tiện chỉ có hai ta, tôi muốn nhờ anh một việc… Không biết tôi đã nói với anh về chuyện tôi định lấy vợ lần nữa chưa nhi?
− Chưa, nhưng tôi đã được bà Đức Hoà cho hay rồi, Bà ấy có vẻ rất buồn vì chú đã chê tất cả các đám khá nhất mà bà đã lựa cho chú trong thành phần quí phái ở đây.
− Đám nào cũng hoàn toàn tốt đẹp hết ! Nhưng làm sao được, tôi có lý tưởng của riêng tôi chứ.
Vũ Dương ngạc nhiên quay nhìn người em họ Đôi mắt Công Nguyên đang lóe lên một ánh mỉa mai huyền hoặc.
− Công Nguyên, chú mà cũng nghĩ đến lý tưởng à ?
Công Nguyên bật ra một tiếng cười chế diễu:
− Anh nói gì kỳ vậy, có gì mà anh ngạc nhiên? Tôi chắc anh vẫn nghi ngờlà một con người hoài nghi như tôi không thể có được bất cứ một lý tưởng nào trong đầu phải không? Kể ra, trong trường hợp này dùng chữ lý tưởng thì cũg không đúng, vì đây chỉ vỏn vẹn là một cuộc hôn nhân theo lý mà thôi.
− Vậy chú đã chọn rồi à?…
− Tôi chưa chọn ai cả, anh ạ Tôi chưa tìm thấy… nói sao nhỉ… Người trong mộng? Không n oi thế có vẻ xa vời quá… Loại người tôi ưa? Tầm thường quá… Tóm lại, người mà tôi đang tìm kiếm.
− Trời ơi! Sao chú khó khăn thế! Tất cả đàn bà đều quì dưới chân chú và chú cũng biết là kẻ nào có diễm phúc được chú chọn lựa sẽ làm các người kia ghen điên lên kia mà.
− Không có gì đáng để người ta ganh với kẻ sẽ trở thành vợ tôi đâu anh ạ Công Nguyên thản nhiên nói.
Vũ Dương hỏi sửng sốt nhìn bạn :
− Sao vậy chú ?
Công Nguyên lại phát ra một tiếng cười nhỏ chế diễu, một tiếng cười đã trở thành thói quen:
− Ấy ! đừng có tưởng tôi giống "con yêu râu xanh" đấy nhé!… Tuy người ta đã đồn nhiều chuyện như vậy liên quan đến Phương Nam người vợ trước của tôi. Chàng khẽ nhún vai nói tiếp - Tôi để mặc kệ họ muốn nói gì thì nói, những chuyện đó thật ngu xuẩn. Ngày nay tôi nghĩ không còn ai nhắc tôi nữa… Còn về bà Hầu Tước Vũ Công Nguyên tương lai, tôi nghĩ không bà nào sẽ có thể dễ dàng sống một cuộc đời đứng đắn ẩn dật mà tôi muốn ở người vợ thứ hai này.
Khuôn mặt hốt hoảng của Vũ Dương có lẽ buồn cười lắm nên Công Nguyên không thể nhín được bật một tiếng cười thật trẻ trung, thẳng thắn, không pha một chút mỉa mai nào cả. Điều này rất hiếm có nơi chàng. Vũ Dương hỏi :
− Chú muốn sống ẩn dật sao?
− Đâu có ! Không phải tôi mà là vợ tôi kìa. Để tôi giải thích cho anh nghe…
Chàng lười biếng dựa mình vào nệm xe. Dưới ánh sáng dịu dàng của ngọn đèn nhỏ trong xe, Vũ Dương thấy đôi mắt sâu của bạn sáng lên dưới hàng mi rậm… Công Nguyên nói:
− Tôi không nói anh cũng biết cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi là cả một sự lầm lẫn. Chưa bao giờcó hai bản tính lại đối ngược với nhau như tính tình của Phương Nam và của tôi. Chúng tôi đã đau khổ nhiều… Và tôi đã tự hứa sẽ không bao giờ làm lại cuộc thí nghiệm đó một lần nữa. Tuy nhiên tôi vẫn ao ước tái hôn hầu có một kẻ nối dõi, vì tôi là ngươi cuối cùng trong dòng họ Đó là lý do chính. Ngoài ra tôi cũng muốn cho bé Lãm Thúy có một người mẹ vì tình trạng sức khỏe của nó rất kém. Các cô giáo và quản gia của nó cứ bị thay đổi hoài khiến mẹ tôi không vui.
− Rồi sao?
− Vì vậy, tôi muốn lấy một người đàn bà trẻ, đứng đắn, yêu trẻ con, ghét giao thiệp, vui vẻ chịu sống suốt năm ở Arnelles, lâu lâu mới găp mặt tôi một lần và không bao giờ được quyền đòi hỏi gì cả. Tôi không muốn lấy một người vợ nhẹ dạ, có những sở thích tinh thần hay nghệ thuật quá lố lăng. Tôi cần một người đàn bà đứng đắn, thông minh trung bình nhưng sáng suốt, và nhất là không quá đa cảm ! Trời ơi ! Những người đàn bà đa cảm, lãng mạn, cuồng nhiệt ! Rồi những tiếng khóc, những cơn nóng giận, những cảnh ghen tương, những cảnh điên đầu mà Phuong Nam bắt tôi phải chịu đựng mỗi khi nàng nghĩ ra được điều gì… Tôi chán lắm.
Giọng nói của Công Nguyên đanh thép và trong vài giây mắt chàng lóe lên một tia khó chịu
− Nhưng tôi dám chắc với chú là một người đàn bà dù đứng đắn đến đâu, cũng sẽ yêu, và yêu thiệt cuồng nhiệt một người chồng như chú. Vũ Dương cười nói - Điều đó không thể tránh được, chú tin tôi đi.
− Nếu nàng hội đủ những điều kiện tôi mong muốn, tôi hy vọng sẽ làm cho nàng hiểu sự vô ích và nguy hiểm của mối tình nồng nhiệt đó, vì biết không bao giờ tôi còn có thể san sẻ tình yêu với ai được nữa. Một người đàn bà chín chắn và không lãng mạn sẽ hiểu ngay tôi mong đợi gì nơi nàng, nàng sẽ sung sướng trong một cuộc hôn nhân như vậy. Bây giờ tôi hỏi anh điều này, trong số họ hàng và những người anh quen biết ở nhà quê, anh thấy có ai hội đủ những điều kiện tôi đòi hỏi không ?
− Hừm ! Thật là khó khăn với những điều kiện như vậy ! Chú biết không, cần phải là một người đàn bà có lý trí phi thường để chấp nhận sống bên lề cuộc đời trưởng giả của chồng mình, chấp nhận sống ẩn dật sướt năm ở Arnelles, khi nàng có thể trở thành một trong những người đàn bà được quyền ham muốn nhất thế giới, khi nàng có thể hưởng thụ tất cả mọi thú vui với cái gia tài to tát của chú vậy.
− Tôi cũng biết thế và trong thâm tâm, tôi sợ sẽ không bao giờ tìm ra người đó. Tuy nhiên, có thể do một sự tình cờ!… Hay là, một người con gái trẻ thật ngoan đạo?
− Một người con gái trẻ, ngoan đạo sẽ do dự khi lấy một người dửng dưng như chú.
− Có thể lắm. Tuy nhiên, tôi quên không nói anh rõ, tôi cần nhất điều đó. Tinh thần ngoan đạo mạnh mẽ nơi người đàn bà là một trong những vật bảo hộ tốt nhất, và là mộ bảo đảm chắc chắn cho người chồng.
− Nhưng lỡ cô nàng đòi hỏi ở chú sự hỗ tương về tính tình. Vũ Dương nói với một nụ cười tinh quái - vì thường thường người đàn bà thật ngoan đạo hay muốn tìm thấy nơi người chồng những tình cảm giống mình. Đây là một trở ngại khác nữa.
− À ! Anh làm tôi nản lòng mất. Công Nguyên nói nửa đùa nửa thật, và đưa tay nhắt một bông hoa quí vừa rơi từ trên cổ áo xuống đầu gối chàng - Coi nào, anh thử nhớ lại xem. Bà chị họ của tôi và anh quen biết bao nhiêu là họ hàng, bạn bè trẻ ở Franche-Comộte, ở Bregtagne, ở khắp bốn phương trời nước Ph ap…
− Phải, nhưng tôi thấy không có ai như ý chú muốn. Một người như chú không thể ưa một con nhỏ ngu đần lắm chuyện như con Phương Thao? - Không, lắm chuyện thì không được.
− Hoàng Oanh thì lại quá xấu…
− Cũng không được.
− Chú có cần phải đẹp lắm không ?
− Ngược lại, tôi không muốn ! Một người đàn bà đẹp thường thích làm đỏm và sẽ thích sống trưởng gỉa. Không, không, tôi không muốn như vậy ! Một người đàn bà trẻ, không giống quỉ dạ xoa qúa, và cần phải tao nhã, tôi nhấn mạnh điểm này, có giáo dục và tính tình bình tĩnh nhu mì.
− Chú đòi hỏi nhiều quá!… Coi nào… coi nào…
Vũ Dương bóp trán, cố nặn ra một ý kiến, một kỷ niệm. Công Nguyên vò nát trong tay bông hoa màu lưu hoàng. Bên trong xe không khí thật ấm áp dễ chịu và một mùi thơm kỳ lạ của bông hoa nát phảng phất quyến rũ.
Vũ Dương đột nhiên ngẩng đầu lên :
− Coi nào!… Có lẽ… Chú muốn lấy một người con gái trẻ, nghèo, thật nghèo, và chú sẽ phải bao bọc gia đình nàng, gồm bố mẹ và sáu đứa em nhỏ không?
− Tiền bạc đối với tôi không thành vấn đề. Nhưng kể ra thì gia đình đó cũng hơi chướng thật.
− Cũng không đến nỗi nào đâu, vì người mẹ không bao giờ rời Jura vì bệnh tật liên miên. Họ sống trong tòa lâu đài ở Haut Sapins trên lưng chừng núi ở ngoại thành Pontarlier. Có con gái lớn tên Thiếu Lan, là con đỡ đầu của vợ tôi.
− Thiếu Lan?… Tên đẹp qúa, chắc là chị đã đặt ra tên đó phải không?
− Đúng thế.
− Anh nói tiếp đi, tôi đang nóng lòng nghe đây.
− Ngay khi còn bé, cô gái đó đã phải săn sóc bà mẹ đau yếu và các em nhỏ, lo điều hành nếp sống trong gia đình với một sô tiền ngày càng thu hẹp vì người cha không ra gì đã tiêu pha cả tài sản vào những canh bạc đỏ đen và những thú ăn chơi xa hoa phung phí. Ngày nay ông sống một cuộc đời túng thiếu ở Hauts Sapins, không đủ nghị lực đi tìm việc làm để ra khỏi cảnh nghèo đói. Tính ông ta nóng nảy, hay gắt gỏng nên tôi nghì là Thiếu Lan không được sung sướng khi sống giữa người cha suốt ngày cáu kỉnh và một bà mẹ yếu đuối cả về tinh thần lẫn thể xác. Đã vậy cô ta còn phải lo lắng không ngừng về ngày mai và hàng trăm công việc nội trợ khác nữa. Tôi nghĩ họ sẽ coi anh như một vị cứu tinh của ho.
− Cô gái đó ra sao?
− Chúng tôi không gặp cô ấy từ ba năm naỵ Hồi đó, cô tuy mới mười lăm, không đẹp, không xấu, với những đường nét chưa thành hình, hơi vụng về, nhưng có vẻ rất tao nhã. Một mái tóc óng ả, những chiếc răng nhỏ xinh xắn, đôi mắt thì tuyệt vời. Ngoài ra tính tình rất đứng đắn, thật ngoan đạo, nhút nhát, kho6ng biết gì về cuộc sống theo trào lưu, nhưng rất thông minh và kiến thức cũng khá.
− Thế thì nhất rồi ! Tôi đã có linh tính anh sẽ giúp tôi được mà. Gia đình cô c o thuộc giòng quí tộc không ?
− Một giòng quí tộc rất xưa, không có những cuộc hôn phối bất chính.
Công Nguyên ngồi yên lặng suy nghĩ, tay vê bông hoa đã nát :
− Theo anh nói thì nàng mới mười tám tuổi. Như vậy hơi quá trẻ !
− Nàng sẽ càng dễ bảo hơn.
− Đúng vậy, và nếu nàng đứng đắn… Quen sống nghèo khổ ở nhà quê, nàng sẽ coi Arnelles như một thiên đàng.
− Tất nhiên, và tôi tin nàng khô0ng lãng mạn đâu. Tuy nhiên đối với những cô gái trẻ, biết đâu… Này, chú làm ơn đừng bóp nát bông hoa đáng thương ấy nữa được không?
− Xin lỗi anh, tôi quên…
Công Nguyên hạ cửa kính, vứt những cánh hoa nhàu nát ra ngoài rồi quay về phía Vũ Dương, chàng nói:
− Vậy mới đúng là tinh thần yêu hoa! Còn tôi thì rất vô tình với những cây trồng trong nhà kính mà tôi coi như những tạo vật vô gía trị Sau khi chán vẻ đẹp của chúng, tôi phá hủy ngay, không một chút tiếc thương. Đối với tôi, bo6ng hoa thật sự đáng để tôi chiêm ngưỡng, đó là bông hoa mộc mạc của đồng xanh bát ngát, vừa giản dị vừa uyển chuyển mỹ miều.
Vũ Dương trợn tròn mắt khiến Công Nguyên nở nụ cười diễu cợt :
− Trời đất ! Này anh, hình như tối nay anh mới khám phá ra một bộ mặt mới của tôi phải không? Công Nguyên trở thành một thi sĩ đa cảm! Thật không ngờ phải không?… Chính tôi cũng ngạc nhiên đây. Nhưng thôi, mình nên nói chuyện đứng đắn hơn. Mình đang nói chuyện về cô Thiếu Lan chứ không về một bông hoa. Mà không biết chừng cô ta cũng có thể là một bông hoa lắm chứ?
− Một cánh hoa đồng nội.
Công Nguyên mỉm cười :
− Nếu vậy thì anh yê tâm, cô ta sẽ được đối xử một cách xứng đáng. Anh có cái hình nào của cô ta cho tôi mượn xem được không?
− Vợ tôi có một cái chụp chung với cô bé ấy từ ba năm trước. Mai tôi sẽ gửi đến chú.
− Và xin anh cho biết địa chỉ của cô ấy luôn thể. Khi đã định tái hôn, tôi muốn dứt khóat càng sớm càng haỵ Bởi vậy, nếu thấy bức hình tạm được, tôi sẽ đi thẳng đến Jura gặp nàng. Nhưng tôi cần anh giới thiệu tôi với cô ta.
− Tôi sẽ biên cho ông ấy vài chữ, với lý do là chú muốn được tham khảo các tài liệu sử xưa mà ông ta tàng trữ như tôi đã nói với chú hồi trước.
− Để sửa soạn một tác phẩm mới ! Đúng vậy. Tôi hy vọng o6ng ta sẽ có ý kiến đem con gái ra giới thiệu với tôi.
− Muốn chắc ăn hơn, vợ tôi sẽ nhờ chú đưa cho nàng một món quà nhỏ nào đó.
Công Nguyên gật đầu tán thưởng:
− Như vậy càng tốt… Tình trạng sức khỏe của cô gái đó ra sao?
− Hoàn hảo. Tôi đóan chắc với chú trong gia đình đó không có một bệnh di truyền nào hết.
− Đó là điều tôi rất cần, có lẽ cô ta được việc cho tôi đấy.
Hai người im lặng, Công Nguyên lơ đãng nhìn ra ngoài. Người anh họ ngập ngừng đưa mắt nhìn chàng dò xét. Một lát sau, ông ta đột ngột hỏi:
− Không còn lý tưởng nữa sao?
Công Nguyên ngước nhìn lên, và Vũ Dương một lần nữa lại thoáng thấy mắt ấy chợt ánh lên một tia lửa làm khuôn mặt nghiêm trang sáng hẳn lên:
− Dù sao tôi cũng có một lý tưởng: đó là tổ quốc. Giọng Công Nguyên bình thản.
Ngày hôm đó, Vũ Dương đã đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Thật ra đó cũng là thói quen của Công Nguyên, một con người khó hiểu, vẫn thường làm cho mọi người sửng sốt trước những thay đổi bất thường của chàng.
Vũ Dương nói:
− À! Tốt lắm ! Tốt lắm, đó là một lý tưởng rất cao đẹp, một trong những điều đáng kính trọng nhất. Chú còn lý tưởng nào khác không?
− Có lẽ có! Nhưng nói làm gì chuyện ấy.
Đột nhiên sự hoài nghi trở lại và ánh mắt Công Nguyên trở nên mỉa mai khó hiểu. Lúc đó chiếc xe ngừng lại trước nhà Vũ Dương. Ông này kiếu từ rồi nhanh nhẹn leo lên lầu nơi ông ở.
Một đường sáng len qua khung cửa hé mở, Vũ Dương bước vào phòng vợ Bà vợ đang nằm trên giường đọc sách. Thấy chồng vào, bà nở một nụ cười làm dịu hẳn gương mặt đẹp lạnh lùng của bà.
− Hương Giang, em chưa ngủ sao? Vũ Dương tiến lại hỏi.
− Em không tài nào ngủ được. Anh đi chơi có vui không?
− Rất vui em ạ chiều nay Công Nguyên nổi hứng đặc biệt nên em co thể tưởng tượng cuộc nói chuyện hào hứng thế nào. Thật là một con người phi thường! Vừa rồi chính chú ây đưa anh về và làm anh kinh ngạc hết sức.
− Anh có buồn ngủ không? Nếu không anh kể cho em nghe đi.
− Anh thật chưa muốn đi ngủ tí nào. Vũ Dương vừa nói vừa ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh chân giường - Em không thể nào ngờ nơi điều anh sắp kể đâu. Có lẽ cô con gái đỡ đầu của em, con Thiếu Lan đó, sắp có một cuộc hôn nhân tuyệt đẹp, không ngờ được!
Bà Vũ Dương ngạc nhiên nhìn chồng:
− Sao anh lại nói đến Thiếu Lan khi đang kể chuyện về Công Nguyên?
− Em không hiểu sao? Giản dị quá mà! Công Nguyên đang tìm một người vợ thứ hai và anh đã giới thiệu Thiếu Lan với chú ấy.
Bà Vũ Dương phác một cử chỉ kinh hãi:
− Anh điên rồi, anh Dương! Sao anh lại đùa giỡn như vậy?
− Đùa giỡn? Hoàn toàn không? Bằng chứng là ngày mai anh phải gửi cho chú ta tấm ảnh cô con gái đỡ đầu của em.
Và Vũ Dương kể lại cho vợ nghe cuộc nói chuyện của minh với Công Nguyên. Nghe chồng kể xong, bà lắc đầu:
− Nếu được đám này thì qủa con Thiếu Lan tốt phước thật. nhưng liệu nó có sung sướng với một cuộc hôn nhân như vậy không? Tính tình Công Nguyên kỳ lạ thật đáng ngại.
− Hương Giang à, em phải công nhận là đời sống riêng tư của Công Nguyên chưa hề bị chỉ trích bao giờ.
− Đúng rồi! Điều đó không ai phủ nhận cả, nhưng dù sao cuộc hôn nhân đầu tiên của chú ấy cũng đã là một thất bại chua chát rồi.
− Phương Nam là một con người không lý trí, một con búp bê tầm thường và nhẹ dạ, với những cơn nổi hứng bất tử lại hay ghen, cứ muốn xiá vào công việc của chồng, Phương Nam đã làm cho Công Nguyên phẫn nộ vì tính chú ấy hết sức độc lập, và điều này mình phải công nhận, chú ấy ích kỷ lắm.
− Phải, ích kỷ, anh nói đúng. Như cách chú ấy đối xử với đứa con gái, không hề để ý đến nó gì cả. Còn tính hoài nghi, những thói trịch thượng coi đời như cỏ rác cua chú ấy! Biết chú ấy che dấu những gì sau ánh mắt, nụ cười, giọng nói duyên dánhg của chú ấy?... anh à, nói em nghe, anh có tin một người vợ sẽ sung sướng khi chồng minh được một lô đàn bà cuồng nhiệt bám sát và nịnh hót thường xuyên không? Nhất là khi người ấy sẽ phải sống cuộc đời ẩn dật mà Công Nguyên định dành cho nàng?
− Cố nhiên... cố nhiên rồi. Anh không bảo cuộc hôn nhân này hoàn hao, nhưng em nghĩ cô bé kia có sung sướng khi lúc nào cũng thấp thỏm lo âu cho cuộc sống ngày mai không? Lấy Công Nguyên, cô ta sẽ giúp gia đình khá giả hơn, và sẽ sống yên ổn trong toà lâu đài vĩ đại ở Arnelles, chỉ có việc chăm lo săn sóc một đứa bé mất mẹ cô ta sẽ được hưởng sự xa hoa phú quí mà Công Nguyên dành cho vơ.
Bà Vũ Dương ngắt lời chồng bắng một cái hất đầu:
− Nếu tính tình con bé vẫn như xưa, thì có lẽ nó không sung sướng khi hưởng những thứ đó đâu. Viễn ảnh làm mẹ bé Lãm Thúy sẽ lôi cuốn Thiếu Lan hơn, vì nó đầy tình mẫu tử và rất thương yêu trẻ con.
− Tóm lại, em tính sao hả Hương Giang?
Vợ chàng suy nghĩ một lúc, đưa những ngón tay dài và thon lên vuốt trán:
− That^.t khó nghĩ! Em thú thật với anh, chú ấy là người chồng đáng sơ.
Vũ Dương bật cười:
− Em hãy nói điều đó với các cô đang ái mộ chú ấy đi! Cố nhiên bao giờ chú ấy cũng tỏ ra là người tự chủ, vì chú luôn luôn làm người khác phải nghe lời! Nhưng chú ấy là một người quí tộc nên anh tin chác một người đàn bà đứng đắn và phúc hậu sẽ không bao giờ đau khổ vì tính nết kiêu căng độc đoán đó đâu, vì sự thật chú ấy rất thẳng thắn và đầy lòng bao dung.
− Và kỳ dị, và... khó hiểu, anh có công nhận vậy không? Giả dụ có con gái em cũng không biết có dám gả cho chú ấy không cơ đấy. Nếu có gả chắc em cũng sẽ lo lắng lắm.
− Ừ! Anh cũng vậy! Tuy nhiên anh có linh tính hình như tinh thần đạo đức của Công Nguyên rất cao, khác hản bề ngoài. Tỉ dụ như em có thể ngờ được là chú ấy yêu nước nhiệt thành không?
− Không, em tưởng chú ấy dửng dưng về chuyện đó chứ!
− Vậy mà chú ấy mới nói cho anh biết điều đó lúc nãy đấy. Và có thể còn có nhiều bất ngờ kỳ thú khác nữa. Nhưng em quyết định thế nào về Thiếu Lan.
− Chúng ta không có lý do nào chính đáng để cản ngăn dự định đó hết. Có nhiều điều lợi cũng như có nhiều điều bất lợi. Với tình trạng nghèo túng hiện tại, Thiếu Lan không thể nào lấy chồng được. Và một ngày kia cả gia đình không còn bánh mì mà ăn nữa. Trong trường hợp đó Thiếu Lan cần phải hy sinh để lấy chú ấy. Nhưng nếu nó là đứa mơ mộng hoặc nếu nó đã mang những mơ ước xa vời của tuổi mới lớn, em sợ nó sẽ đau khổ bên Công Nguyên. Nhưng có lẽ con bé đó chưa lúc nào được thảnh thơi để mơ mộng đâu, và nó sẽ chấp nhận cuộc hôn nhân vì lý này, chấp nhận hy sinh và sống yên lành bên sự dửng dưng của người chồng. Nếu như vậy , nó cũng sung sướng trong cuộc hôn nhân này, chỉ cốt sao cho gia đình khỏi túng thiếu là được rồi, vì chú ấy lúc nào cũng tỏ ra bao dung. Nưng có điều sẽ làm con Thiếu Lan khổ tâm, đó là sự lãnh đạm về vấn đề tôn giáo của Công Nguyên.
− Trong các tác phẩm của Công Nguyên, lúc nào chú ấy cũng tỏ ra tôn trọng lòng tin ngưỡng của kẻ kh ac, và chắc chắn vợ chú sẽ được tự do theo tôn giáo nào tùy ý.
− Vâng, nhưng tất nhiên một người con gái ngoan đạo như Thiếu Lan sẽ mong ước nhiều hơn thế chứ. Thôi, nếu chú ấy quyết định hỏi cưới con Thiếu Lan thì gia đình nó sẽ hỏi ý chúng ta, lúc đó chúng ta sẽ cho họ rõ tất cả những ưu và khuyết điểm của chú ấy để họ tự quyết định lấy.
− Phải, chỉ có vậy mới xong. Nhưng anh mong bà mẹ chồng sẽ không ghen tức với người vợ trẻ tương lai này như trước kia bà đã thù ghét Phương Nam vì cô ấy vừa đẹp vừa trưởng giả, lại giỏi ăn diện nữa, toàn là những tật xấu không thể tha thứ được dưới mắt bà mẹ chồng còn trẻ đẹp đó.
− Bà ấy không có lý do để ghen tức nếu Công Nguyên cư xử như đã định. Khi mà bà không e ngại con dâu che khuất mình, và vẫn được đứa con trai cưng của bà yêu qúi thì bà sẽ không làm khó dễ con dâu đâu.
− Vâng ngày mai ta sẽ gửi cho chú ấy tấm hình nhé? thôi khuya quá rồi, em cố ngủ đi cho khỏe.
Vũ Dương hôn lên vầng trán cao đã hàn vài nếp nhăn của vợ rồi đi ra. Đến cửa chàng chợt quay lại:
− Em à, anh nghĩ là Công Nguyên đã quá lạc quen nếu chú ấy tưởng ràng có thể thuyết phục vợ chỉ nên yêu chồng vừa vừa thôi, phải không em?
− Em cũng sợ vậy. Và chính điều đó làm em lo ngại cho con bé. Nhưng mạt khác, cuộc hôn nhân này là một dịp may cho gia đình nó. Em chẳng còn biết nghĩ sao nữa anh ạ Ông em họ kỳ lạ của anh làm em điên đầu mất và chắc đêm nay em sẽ không chợp mắt nổi. Anh cứ gửi tấm hình đi... Thật ra em cũng không rõ em mong gì: là chú ấy sẽ ưa hay không ưa tấm hình đó.
Vũ Công Nguyên thong thả cầm bao thư trên chiếc khay do người hầu cận đưa vào, thoáng nhận thấy nét chữ của Vũ Dương, chàng lơ đãng mở ra đọc.
Chàng đang ngồi trong phòng làm việc, một căn phòng rộng lớn trang hoàng toàn những đồ đạc của thời vua Louis XV thật sang trọng qúi phái, chứng tỏ chủ nhân toà nhà có óc thẩm mỹ rất tinh tế, không một nhà nào ở Ba Lê có thể sánh kịp với ngôi nhà này. Chính đây là nơi cư ngụ cổ kính và sang trọng cua tổ tiên Công Nguyên, nay được chàng sửa đổi lại đôi chút cho tân tiến hơn tuy vẫn giữ được vẻ quí phái cũ. Đầu tiên, ngôi nhà này là sở hữu của một vị lãnh chúa uy quyền người Áo, anh em họ với cha cua chàng. Vị lãnh chúa này đã để lại tất cả gia tài gồm nhà cửa và hàng triệu quan nên chàng vốn đã giàu lại càng giàu thêm và bây giờ thì chàng có thể làm bất cứ điều gì chàng muốn vì chàng có tiền. Nhưng chàng vẫn luôn luôn tỏ ra khó hiểu đối với mọi người. Vũ Dương và vợ đã phải tuyên bố là chưa hề thấy một người nào kỳ lạ như vậy! Bạn bè thân thiết cũng như các em gái cuả chàng, và ngay cả mẹ chàng, người được chàng kính trọng bằng một tình cảm thâm sâu nhưng lạnh lùng, tất cả đều xem chàng như một con người không thể hiểu nổi vì bản tính chàng mang nhiều tương phản quái dị Chẳng hạn chàng là một người kiêu căng sống giữa nơi phồn hoa đô hội, luôn luôn theo thời trang và được giới trẻ qúi phái bắt chước y hệt cách ăn mặc đi đứng, vậy mà hai nam trước đây, chàng cũng chính là người đã thực hiện cuộc hành trình hiểm nghèo qua một phần đất hoang vu bên Trung Hoa. Và chàng đã tỏ ra khí phách nhất, hăng say nhất không hề biết cực khổ, trong lúc các bạn đồng hành của chàng đều mệt lả. Cũng như ngày hôm qua, Vũ Dương đã kinh ngạc tìm thấy nơi con người trưởng giả đa nghi ấy một lòng yêu nước nhiệt thành.
Các bà các cô bao quanh chàng cuồng nhiệt, nhưng đến nay, chưa ai được chàng đáp lại tiếng gọi của họ Chàng dửng dưng để mặc cho họ hâm mộ, và đôi khi, chàng còn đùa cợt làm bộ chú ý đến một bà nào đó khiến các bà kia nổi ghen dữ dội.
Lâu lâu chàng cũNg ve vãn một cô, nhưng không bao giờ lâu quá một muà. Bạn bè biết ngay là chàng đã tìm thấy một mẫu người mới đáng được nghiên cứu để viết sách, và nhân vật đó qủa nhiên được mô tả chính xác trong cuốn tiểu thuyết sau đó của chàng. Chỉ bằng một câu trong lời nói hay trên giây viết, chàng đã châm biếng một cách tế nhị và cay độc tất cả những sự yếu đuối, khôi hài của người khác, và ai ai cũng sợ những câu diễu cợt sâu sắc của chàng vì những kẻ tự tin nhất cũng phải bối rối. Riêng đối với các bà thì chàng chỉ diễu cợt thật nhẹ nhàng tao nhã.
Chính vì tính chất đặc biệt đó mà bà Vũ Dương thấy chàng là một con người đáng ngại.
Chàng chăm chú nhìn bức hình lấy từ trong bao thư ra, và đúng như Vũ Dương đã mô tả, đó là một cô bé khoảng mười lăm tuổi, hơi gầy, những đường nét chưa được rõ rệt, đôi mắt mở lớn trang nghiêm. Một làn tóc dầy phủ xuống vầng trán cô bé phảng phất một chút suy tư.
− Một bức hình không có nghĩa lý gì, nhất là một bức hình của một cô bé như thế này. chàng lẩm bẩm nói - Dù sao, vẻ mặt coi cũng được. Đôi mắt thật đẹp và đó là điều cốt yếu cho một gương mạt. Để hôm nào mình lại đó coi xem sao.
Odin, con chó săn màu hung của chàng đi lại gần chàng và e dè đặt chiếc mõm dài lên đầu gối chủ, chàng lơ đãng đưa tay vuốt đầu nó. Bên cạnh là thằng mọi nhỏ qùi dưới chân chàng. Thằng nhỏ này chàng đã mua ở một chợ bán nô lệ và đem nó từ Phi Châu về đây và nuôi nó.
Dường như chàng xem đứa bé như một con vật nhỏ dễ thương, và chàng thích nó. Chính nó khiến căn phòng làm việc xa hoa của chàng càng thêm vẻ đặc biệt
Một người hầu bước vào thưa:
− Thưa, có bà Nam Tước Dương Thiện xin yết kiến ngài a.
− Cho vào!
Đặt bức hình lên bàn, chàng đứng dậy. Thằng mọi con lủi vội vào một góc phòng trong khi chủ nó lững thững bước ra gặp bà khách.
Đó là một người đàn bà trẻ, tóc vàng, thân hình mảnh mai nhỏ bé, ăn mạc thật quí phái, tân thời. Đôi mắt xanh mầu da trời hơi ngả màu xanh lục của nàng chợt sáng lên khi thấy chàng, và nàng vội vàng sốt sáng đưa tay ra cho chàng.
− Em cứ lo ngại sợ anh đi vắng, vì em rất cần gặp anh hôm nay! Em muốn xin anh một đặc ân.
Vương Mỹ Lệ là bạn từ thời thơ ấu của Công Nguyên và cũng là bạn của vợ chàng, bên ngoại của nàng còn có họ hàng xa với dòng họ Vũ. Kém chàng hai tuổi, Mỹ Lệ đã cùng chơi đùa với chàng khi còn nhỏ. Thưở niên thiếu, họ đã cùng đi ngựa, cùng chơi những trò thể thao mà chàng thích. Mỹ Lệ là người ái mộ chàng nhiệt thành nhất. Chàng dư biết điều đó nhưng cứ tảng lờ như không, và Mỹ Lệ hồi đó tưởng có thể chết đi vì tuyệt vọng khi hay tin chàng lấy con gái của Quận Công Cao Viễn. Ít lâu sau, trước sự hối thúc của gia đình, nàng chấp nhậnh lấy Nam Tước Dương Thiện mà nàng không hề yêu thương. Ba năm sau, nàng trở thành góa phụ gần bại sản.
Năm sau nữa, vợ Công Nguyên từ trần. Mỹ Lệ lại hy vọng trở lại Càng ngày càng si mê chàng, Mỹ Lệ tìm đủ mọi cách gặp gỡ chàng, o bế chàng bằng những câu tán tụng xa xôi, làm những cử chỉ điệu bộ vừa đỏm dáng vừa khiêm tốn mà nàng chắc một nguời đàn ông kiêu ngạo như Công Nguyên không thể thờ ơ được.
Nhưng chỉ tốn công vô ích! Chàng không hề rung động, chàng vẫn dành cho nàng, như tất cả những người đàn bà khác, một sự lịch thiệp hơi diễu cợt, hơi khinh mạn, hơi sấc xược nói theo những kẻ hay hờn giận nhất. Riêng đối với Mỹ Lệ chàng chỉ đặc biệt thêm một chút thân mật vì tình bạn đã có từ thời thơ ấu.
− Một đặc ân? Đặc ân gì vậy Mỹ Lệ?
Chàng vừa nói vừa chỉ cho người đàn bà chiếc ghế bành trước mặt.
Nàng ngồi xuống trong tiếng xột xoạt của chiếc áo tợ Nàng hất ra sau chiếc khăn quàng cổ bằng lông thú, nàng nhìn quanh gian ph`ong tráng lệ quen thuộc bằng con mắt thích thú trước khi quay sang Công Nguyên.
− Đó là một điều em ước ao hết sức. Anh sẽ không nỡ từ chối em chứ?
Chàng bật cười:
− Nhưng phải biết là em muốn gì cơ chứ?
− Câu chuyện như thế này: tháng tới bà Lan Thuyên sẽ tổ chức một hội chợ từ thiện và sẽ có chương trình văn nghệ Vì vậy em có dự định táo bạo đến xinh anh cho em một vở kịch ngắn thôi! Chỉ cần vậy, hội chợ chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
− Không được, Mỹ Lệ ạ, mong em đừng buồn.
− Nhưng... Vì sao vậy anh?
Đôi lông mày của chàng khẽ cau lại. Chàng không thích bị ai cật vấn mình, và chàng co thói quen không thay đổi những gì đã quyết định.
− Anh nhắc lại là không thể được. Chàng lạnh lùng nói - Em có thể dễ dàng nhờ người khác và hội chợ sẽ không vì anh ma `không thành công rực rỡ đâu!
− Khác hẳn chứ anh! Chúng em sẽ bị đè bẹp nếu không có tên anh trong chương trình. Vở kịch ngắn mà anh cho trình bày năm ngoái đó, hay biết bao!
− Vậy thì anh cho phép anh đem trình diễn lại vở đó lần nữa đấy.
− Nhưng em muốn có một cái gì mới lạ kià!... Một tác phẩm anh sẽ đạc biệt dành riêng cho... chúng em.
Chàng khẽ nở một nụ cười châm biếng:
− À! Một cái gì làm riêng cho “em”. Chàng nhấn mạnh chữ “em” trong khi tia nhìn diễu cợt của chàng khiến đôi mắt xanh cầu khẩn của Mỹ Lệ hơi hạ xuống - Như vậy lòng tự cao của em sẽ được thỏa mãn, phải không Mỹ Lệ? Em có thể tuyên bố với mọi người là: <>.
Ngước mắt lên, Mỹ Lện nói bằng một giọng ấm áp, nồng nàn:
− Vâng, em muốn anh viết cho em, anh a.
Đôi mắt xanh thẫm quyể n rũ và oai nghiêm nhìn sững nàng trong vài giây. Người đàn ông ý thức được tất cả uy quyền của mình, có vẻ thích thú trước sự cầu khẩn của người đàn bà.
Nhếch mép cười châm biếng, chàng lạnh lùng nói:
− Em không nên đòi hỏi nhiều quá, Mỹ Lệ ạ Anh nhắc lại một lần cuối là anh không thể thỏa màn điều mong ước ấy. Em hãy nhờ người khác, họ sẽ sẵn sàng giúp em. Anh bận lắm.
Gương mặt Mỹ Lệ thoáng một nét cau, nàng thở dài:
− Thôi thì đành vậy! Dù sao em cũng đã hy vọng là... Thôi, anh tha lỗi cho em đã đến quấy rầy anh bữa nay.
Mỹ Lệ đứng lên sửa lại khăn choàng và chợt nhìn thấy bức hình trên bàn. Một chút lo âu thoáng trên nét mặt nàng, và có lẽ chàng cũng nhận thấy điều đó.
− Trái lại, anh rất thích khi được tiếp em. Chàng nhã nhặn nói - Tối nay em có tới dự buổi dạ vũ ở Toà Đại Sứ Anh không?
− Có chứ, anh có thể nhảy với em một bản tối nay không?
− Được, nhưng anh nói trước là anh sẽ đến muộn đấy.
− Không sao, em sẽ đợ anh.. và em muốn xin anh thêm cái này, một trong những bông hoa tuyệt đẹp mà anh có kia kià. Ồ! Em không hiểu các chú làm vườn của anh ở Cannes và Arnelles làm thế nào mà có được những tuyệt phẩm như vậy?
Chàng lấy một bông hoa trồng ở Sevres để trên bàn, một bông cẩm chướng vĩ đại mầu vàng lợt, và trao cho Mỹ Lệ Người thiếu phụ vội gỡ bó hoa đông thảo cài trên áo khoác ngoài và thay vào bông cẩm chướng. Nàng nghĩ lát nữa, bông hoa này sẽ khiến các bạn nàng ghen tức , và nó sẽ được ép vào một quyển sách nàng yêu thích. Tình yêu khiến người đàn bà hay giận hờn và nhẹ dạ của thế kỷ hai mươi này, trở nên đa cảm, và nàng sẽ không ngừng ngắm nghía, có thể nàng sẽ hôn lên bông hoai đó nữa.
Vừa cài bông hoa vào áo, Mỹ Lệ vừa băn khoăn liếc nhìn tấm hình. Chàng tiễn nàng ra cửa rồi quay vào phòng làm việc. Cầm chiếc hình lên ngắm nghía một lúc lâu. “Chác nàng thanh nhã lắm”. Chàng nghĩ. “Điều đó đủ rồi. Những gì nàng còn thiếu sót, mình sẽ đào tạo cho nàng theo đúng ý mình. Cần nhất là nàng phải nhu mì và thông mình”.
Chàng cầm bó hoa đông thảo mà Mỹ Lệ không biết vì vô tình hay cố ý đã bỏ quên trên bàn, ném đi.
Dựa vào thành ghế chàng mỉm cười.

<< Chương 8 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 885

Return to top