Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Những Bông Hồng Ðầu Hạ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 33466 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những Bông Hồng Ðầu Hạ
Viên Hạ

Chương 2

Cùng lúc đó tại nhà Vũ Dương đang tiếp đón bà Hầu Tước góa phụ, mẹ của Công Nguyên. Vũ Dương phải cáo lỗi dùm vợ, vì bị một cơn đau thần kinh bất ngờ, nên không tiếp khách được.
Me. Công Nguyên nói:
− Tối qua không gặp bà trong buổi dạ tiệc nên hôm nay tôi đến thăm xem bà đã khá chưa.
Vũ Dương ngỏ lời cám ơn, nhưng nghĩ thầm “không biết bà muốn gì đây?” vì bà Hầu Tước đẹp và lạnh lùng này chẳng mấy khi bận lòng vì người khác.
Sau khi trao đổi một vài câu xã giao, bà goá phụ chợt hỏi:
− Anh Dương à, anh có quen biết một cô gái nào giòng dõi qúi tộc ở nhà quê, đứng đắn giản dị để làm một người vợ tốt và một người mẹ hiền không?
Vũ Dương hơi chớp mắt sau cặp kính:
− Một người mẹ tốt và một người vợ hiền? Nhờ trời cho tôi quen biết rất nhiều cô thích hợp với vai trò đẹp đẽ đó.
− Thế ha? Nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Anh Dương à, gần đây Công Nguyên có nói với tôi ý định muốn tái hôn của nó. Nhưng nó cần một người đan` bà trẻ khác hẳn con Phương Nam đáng thương kia. Anh biết tính nó đấy, ai muốn chiếm lòng thương yêu của nó thì chỉ tốn công vô ích. Nó chỉ muốn lấy vợ để nối dõi tông đường và cho Lãm Thúy một người mẹ, vì thế nó không cần một cô gái trưởng giả hay học thức uyên thâm...
− Vâng, tôi biếc chú ấy rất ghét loại đàn bà đó.
− Người con gái trẻ đó sẽ phải chịu sống suốt năm ơ? Arnelles, chăm sóc đứa bé yếu đuối đáng thương và không bao giờ được xâm phạm đến tự do của chồng. Điều cần nhất là nàng phải khá thông minh vì nó sẽ không bao giờ chịu được một người quá ngu đần đâu.
− Tôi hiểu... thông minh trung bình... xinh đẹp?
Một chút diễu cợt kín đáo thoáng qua dôi mắt xanh lợt của Vũ Dương khi chàng nói câu này và liếc nhanh bà Hầu Tước goá phụ lúc nào cũng thật đẹp và trẻ trung, dù bà đã có nhiều cháu.
Đôi môi mỏng của bà khẽ nhếch lên:
− Không, cần nhất là đừng xinh đẹp. Bà vội vã nói - Vì như vậy cô ta sẽ thích đỏm dáng, đó là điều mà thằng con tôi không chấp nhận. Nhưng nó cũng không muốn lấy một đứa xấu như ma.
Trong giọng nói bà có một chút gì như tiếc rẻ. Ánh mắt Vũ Dương càng trở nên tinh quái:
− Cố nhiên! Xấu qúa mà đi bên một người chồng như Công Nguyên thì thật là quái đản. Chàng cười nói - Tôi hiểu bà muốn gì... à không tôi muốn nói Công Nguyên muốn gì. Nhưng tôi cần cho bà rõ là hôm qua chú ấy mới nói chuyện với tôi về việc này và tôi đã giới thiệu cho chú ấy một người con gái trẻ co nhiều hy vọng như ý chú ấy muốn.
Bà vội hỏi:
− Vậy à! Ai đó?
Vũ Dương kể lại những gì chàng đã nói với Công Nguyên về Thiếu Lan.
Bà Hầu Tước goá phụ chăm chú nghe một cách bồn chồn nóng nẩy:
− Anh có bức hình nào của cô ta không?
− Sáng nay tôi đã gửi cho chú ấy bức hình rồi. Tuy nhiên, hình đó đã xưa từ ba năm nay rồi.
− Dù sao, ta cũng có thể dựa vào đó mà suy đoán một chút it ...
− Vâng, bà có thể bảo chú ấy đưa cho bà coi.
Mặt bà goá phụ bỗng thoáng buồn:
− Công Nguyên rất ghét ai xen vào công việc riêng tư của nó. Nó đã không nhờ tôi kiếm dùm vợ, nên tôi xin anh đừng kể lại việc tôi đến đây gặp anh. Tuy nhiên tôi cũng mong nó lấy vợ, vì Lãm Thúy... và tôi e sợ nó sẽ làm một cuộc hôn nhân giống lần đầu. Có biết bao nhiêu cô gái đỏm dáng khéo léo!... Như hôm qua, người ta đã chỉ cho tôi thấy cô Mỹ Lệ cứ bám sát bên nó.
Vũ Dương mỉm cười:
− Bà hãy yên tâm, chú ấy không dễ siêu lòng bởi một cô gái đỏm dáng đâu. Phải công nhận là chú ấy có một trí óc thật minh mẫn nên những thủ đoạn điêu luyện nhất của các cô cũng không làm chú lầm lẫn được. Cô Mỹ Lệ đáng thương kia chỉ mất thời giờ vô ích mà thôi, và điều quan trọng hơn là cô đã đánh mất phẩm cách của mình, thật buồn mà thấy một người đàn bà như vậy! Dĩ nhiên tôi không bao giờ muốn Công Nguyên có một người vợ như thế đâu.
Bà Hầu Tước vừa cười vừa đứng lên:
− Cũng không hẳn là cô ta ngu đâu. Ngoài sự si mê Công Nguyên ra, cô ta còn muốn trở thành bà Hầu Tước trong lúc cô ta gần như bại sản này. Kể ra cũng là một ước vọng khôn ngoan đấy chứ!... Này, anh Dương à, còn cô gái nghèo khổ của anh, liệu cô ta có trở thành như vậy nếu cô lấy Công Nguyên không?
− Đứa bé khốn khổ ấy à! Cô ta không biết gì là trưởng gỉa, và có lẽ cũng chẳng biết cách ăn mặc nữa.
− Ồ! Điều đo không cần thiết!... Nó sẽ phải sống ở nhà quê mà!
Vũ Dương ranh mãnh nhìn bà và trả lời với một sự dịu dàng tinh quái:
− Phải! Lẽ tất nhiên điều đó không quan hệ chút nào... ! Không một chút nào!
Và tiễn bà ta ra cửa, chàng còn lập lại:
− đDiều đó không quan hệ chút nào, phải không thưa bà?
CHUONG BA
Tuyết rơi phủ đầy sân toà nhà miền Hauts Sapins che khuất dưới tấm thảm trắng tinh khiết những viên gạch lát bể nát, những mái ngói xiêu vẹo, cũng như sự già nua trên gương mặt những pho tượng dựng trên các cửa sổ cao.
Thiếu Lan đi đi lại lại ngoài sân khiến lớp tuyết sột soạt dưới đôi guốc bé nhỏ. Nàng đem quần áo mới giặt từ một ngôi nhà loang lổ cũ nát vào trong bếp. chiếc áo phủ ngoài bằng vải thô màu xanh đã cũ không che dấu được dáng đi thật uyển chuyển. Qủa vậy, Thiếu Lan có dáng người cao vừa phải và thật cân đối. Chiếc nón chùm trên đầu che khuất khuôn mặt nàng, nhưng ngay trong khi làm những công việc nội trợ, nàng vẫn có những cử chỉ duyên dáng tự nhiên ít ai sánh kịp.
Nàng chợt đứng lại giữa sân khi thấy một em gái nhỏ hiện ra trên ngưỡng cửa. Nàng hỏi:
− Bảo Khanh, em cần gì vậy?
− Anh Đạt nói đến giờ ăn rồi chị Ơi.
Giọng nói nhỏ bập bẹ làm nàng bật cười. Bé gái nói tiếp:
− Ba đang bực vì không tìm thấy chià khóa phòng đựng sách cũ.
Thiếu Lan thò ngay tay vào túi áo:
− Đúng rồi, chị quên để chìa khoá lại chỗ cũ! Lại đây mà lấy này, bé ơi!
Đứa bé bước xuống và tiến lại với những bước nhanh và ngắn. Nó lấy chià khoá trong tay Thiếu Lan rồi vẫn đứng im, hơi lo lắng nhìn chi. Nàng hỏi:
− Sao em còn đợi gì nữa!
− Nhưng... anh Đạt rất muốn ăn! Chị ạ!
Thiếu Lan thốt ra tiếng cười thật trẻ trung tươi mát:
− Và cả cô Bảo Khanh cũng muốn ăn, phải không? Thôi vào nhà đi, năm phút nữa là chị xong ngay. Nhớ đừng đánh mất chià khoá nhé!
Nàng cúi xuống kéo lại chiếc áo rơi tuột khỏi vai đứa nhỏ. Cử chỉ này khiến chiếc nón choàng của nàng rơi xuống. Lúc đó, một tia mặt trời xuyên qua những đám mây xám nhạt bao phủ bầu trời, soi sáng gương mặt với những đường nét thật thanh tú, một làn da tuyệt trắng với một làn tóc nâu vàng mềm mại gợn sóng.
− Chị Ơi, có ông vào nhà kià!
Bảo Khanh đưa ngón tay nhỏ chỉ ra phiá hàng rào. Thiếu Lan quay nhanh vễ phiá đó, nàng thấy một người dàn ông trẻ tuổi, cao lớn và hoàn toàn xa lạ đứng sau hàng rào.
Cùng lúc ấy, người khách lạ rung chuông.
Cô gái trẻ muốn bước vào nhà để cất quần áo. Nhưng không, nàng không thể bắt người khách lạ kia chờ đợi giữa mưa tuyết. Nàng tiến về phiá hàng rào vơ"i giỏ đồ giặt trên tay, cố kéo lại cái nón choàng.
Người đàn ông rẻ chào hỏi:
− Thưa cô, đây có phải là nha `của công Mạc Giao ơ? Hauts Sapins không?
Thiếu Lan vừa tra chià khóa vào ổ để mở cửa, vừa trả lời là phải.
− Ông ta có thể tiếp tôi được không? Bá Tước Vũ Dương nhờ tôi đến đây...
Gương mặt trang nghiêm và hơi nhút nhát của Thiếu Lan chợt sáng lên:
− Thế ạ! Ông Vũ Dương là một người bạn thật tốt của gia đình chúng tôi. Mời ông vào.
Người đàn ông theo nàng qua sân. Đôi mắt xanh sắc sảo của người đàn ông nhìn nàng soi mói như muốn ghi nhớ từng cử chỉ của nàng.
− Bảo Khanh!
^hiếu Lan gọi. Nhưng cô bé nhút nhát đã trốn mất. Thiếu Lan quay lại phiá khách:
− Thưa ông, mời ông lên. Nàng vừa nói vừa chỉ bậc tam cấp lung lay đã được tuyết che đậy vẻ tồi tàn - Tôi cất quần áo rồi trở lại đây ngay.
Người đàn ông trẻ bước lên bậc tam cấp vào một hành lang rộng có tường toàn đá xám, chỉ được trang hoàng bằng một vài chiến công kỷ niệm của những cuộc đi săn cũ, hai hay ba chiếc ghế và chiếc rương bằng cây sồi đa ~mòn...
"Đúng là sự khốn cùng". Chàng lẩm bẩm, đưa mắt nhìn quanh, vừa cởi nhanh chiếc áo choàng sang trọng đang mặc trên người ra để lên trên một cái rương.
Thiếu Lan trở lại, không còn cái áo khoác và chiếc nón cũ kỹ nữa. Nàng mời khách lạ vào một phòng khách rộng lớn đơn sơ, chỉ có vài đồ đạc cổ xưa khá đẹp và một bức tranh của một lãnh chúa thế kỷ 16 mang những huy hiệu đã mờ nhạt theo thời gian. Đó là tất cả những tàn tích của một thời xa xưa huy hoàng.
− Thưa ông, xin ông cho biết quí danh.
Thiếu Lan ngước nhìn ông khách và hỏi, đôi mắt nhung nâu thật to và sâu, đẹp chưa từng thấy với một vẻ vừa kiêu ngạo vừa dịu dàng lạ lùng cho thấy tâm hồn trong sạch và trang nghiêm của nàng.
− Tôi là Hầu Tước Vũ Công Nguyên, thưa cô!
Nàng khẽ giật mình sửng sốt và hơi đỏ mặt. Chàng đọc được sự ngạc nhiên tột độ, gần như ngờ vực trong ánh mát nàng. Hẳn cô gái trẻ tỉnh lẻ đó không biết gì về giới thượng lưu này cũng đã nghe tiếng tăm chàng và kinh ngạc tự hỏi một người như vậy đến Hauts Sapins làm gì?
Nàng bước đi, dáng điệu tha thướt duyên dáng. Chàng tiến lại cửa sổ, nhìn ra khu vườn lúc đó chỉ còn là một thảm tuyết bao la. Chàng đứng lặng nhìn trong giây lát ánh mặt trời lấp lánh trên tấm áo trắng của các cây tùng bách.
"Ông anh ho. Vũ Dương của min`h thật tức cười với tấm hình từ ba năm trước". Chàng vừa nghĩ vừa mỉm cười diễu cợt "Ta không muốn sắc đẹp thì lại gặp ngay một cô tuyệt đẹp. Sẽ có biết bao cô gái thượng lưu thèm muốn sự bình dị tự nhiên, vẻ sang trọng quí phái của cô bé tỉnh lẻ bị bỏ quên giữa tuyết và các cây thông này. Ăn mặc thì vụng về và phải gánh vác những công việc nội trợ khó nhọc này, nhưng nàng có vẻ ngoan ngoãn và nhất định đôi mắt kia không bao giờ biết nói dối... lại thêm một cuộc nghiên cứu tâm lý đáng chú ý cho mình!"
Chàng quay lại khi nghe tiếng mở cửa. Một người đàn ông cao lớn, gày nhưng thanh nhã với mái tóc muối tiêu bước vào. Mặt ông ta cũng lộ vẻ ngạc nhiên nhưng hân hoan rõ ràng.
− Thưa ông, ông thật có hảo ý... đến đây trong khi trời lạnh gía thế này!
Sự kinh ngạc làm ông ta thành hơi cà lăm. Chàng giả như không nhận thấy điều này, trình bày lý do cuộc viếng thăm bằng vài câu lịch sự rồi đưa chủ nhân bức thư của Vũ Dương.
Trong khi ông Mạc Giao đọc thư, chàng kín đáo quan sát ông. Gương mặt thật linh động với những đường nét thiếu cương nghị chứng tỏ ông là một người hoang phí không thể cải hóa, một tâm hồn ủy mỵ nhưng muốn gì làm nấy, điều này đã đưa đến sự bại sản ma `không có can đảm tìm cách khôi phục lại.
Đọc xong lá thư ông nói:
− Ông bạn Vũ Dương của tôi thật đã có ý kiến hay tuyệt khi nhớ lại các biên niên sử xưa của chúng tôi... khiến chúng tôi vô cùng hân hạnh được đón tiếp một người như ông. Rất tiếc tôi không còn là người tỉnh thành, nhưng tôi cũng rất rõ địa vị cao sang của ông... Mời ông ngồi chơi! Tôi rất ân hận phải tiếp đãi ông trong phòng khách lạnh gía này...
Qủa là lạnh, chàng hối tiếc đã cởi chiếc áo choàng ra khi mới bước vào.
Ông Mạc Giao tiếp:
− Ông cho phép... Chúng ta sẽ qua phòng bên, tôi sẽ rất sung sướng được giới thiệu ông với vợ tôi và được mời ông một tách trà. Đứa con gái lớn của tôi sẽ đi tìm cuốn biên niên sử đó, chính nó biết rõ những đồ vật cổ xưa này chứ còn... thú thật với ông, tôi không để y đến bao giờ.
− Vâng thế thì còn gì bằng, thưa ông, tôi rất hân hạnh được yết kiến bà Mạc Giao.
− Vậy ông cho phép tôi vào báo trước cho nhà tôi.
Ông đi ra rồi quay vào ngay mời khách theo mình. Họ đi qua một hành lang dài và bước vào căn phòng nhỏ chỉ có một vài đồ đạc bằng gỗ bồ đào được gìn giữ kỹ lưỡng trên những tấm thảm cũ kỹ. Những cành ô rô và chùm gởi lủng lẳng trong những cái giỏ đơn sơ treo trên tường. Vài con chim líu lo trong cái lồng tồi tan bên cửa sổ. Ngọn lửa bập bùng trong chiếc lò sưởi bằng đá xám to lớn khiến căn phòng trở nên ấm áp dễ chịu.
Một người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi đang nằm trên chiếc ghế dài ọp ẹp cạnh lò sưởi. Gương mặt lờ đờ, tia nhìn âu sầu mệt mỏi, bà bắt tay khách và mệt nhọc thốt ra một lời chào khả ái.
Ông Mạc Giao vội vã đưa cho khách chiếc ghế bành tốt nhất, bỏ ra tìm cô con gái rồi lại quay vào ngay, để tiếp khách, ông không muốn bỏ phí một phút nào cuộc viếng thăm quí báu này. Ông hỏi chuyện về Ba Lê, về những hội hè, lạc thú. công Nguyên có thể đọc trong đôi mắt người đàn ông năm mươi tuổi đó, đôi mắt cùng mầu nhưng khác xa mắt Thiếu Lan, sự luyến tiếc vô vàn cuộc sống tầm phào khi xưa của ông.
Một đứa bé gái khôngảng mười bốn mười lăm, mảnh khảnh và xanh lướt, nhưng nét mặt thông minh.
Hôm nay là ngày cọ rửa nhà cửa ơ? Hauts Sapins. Trong căn bếp rộng lớn có trần hình vòng cung, Thiếu Lan chăm chú làm việc, trong khi Bảo Thục và Trọng Đạt, hai đứa sinh đôi có bộ tóc vàng óng, đang đùa giỡn ở góc phòng bên cạnh vú Chín, người tớ già duy nhất của gia đình Mạc Giao đang ngồi nhặt rau làm cơm chiều.
Vầng Trán đẹp của Thiếu Lan thỉnh thoảng nhíu lại. Vừa làm việc nàng vừa nhẩm tính những chi tiêu của tháng trước. dù đã cố gắng cần kiệm đến mức tối đa, nhưng số tiền này cũng đã vượt quá số vốn khiêm tốn của cô gái trẻ. Qủa vậy, ông Mạc Giao luôn luôn đòi hỏi cho mình những bữa ăn thịnh sọan, rượu, thuốc lá... và đến hôm nay Thiếu Lan áy náy thấy mình đã phải nợ nần. Những món nợ đó tuy chẳng là bao nhưng cũng làm nàng lo âu vì từ trước tới nay nàng đã cố gắng hết sức để giữ thăng bằng cán cân chi phó trong gia đình.
Thêm vào đó, sau cuộc viếng thăm của Công Nguyên, cha nàng càng trở nên khó khăn, cau có hơn trước nhiều. Ông bố gìa trở nên cay nghiệt khi thấy chàng trai trẻ được ưu đãi cả về tài năng lẫn gia sản đó đã có thể hưởng tất cả lạc thú mà ông thèm muốn. Hơn nữa, từ vài ngày nay, ông có vẻ lo âu buồn bã và Thiếu Lan lo lắng không biết có phải vì tình trạng tài chính của gia đình đã suy sụp không?
− Ông phát thư vừa đi qua, chị có một lá thư của Nguyệt Anh đây này. Khuê Tú bước vào bếp nói -Và ba cũng có một bức thư mầu xám nhạt thật đẹp từ Ba Lê, phong bì có in hình chiếc vương miêng nhỏ của Hầu Tước. Chắc của ông Công Nguyên hôm trước, chị nhi?
− Làm sao biết được, sao em tò mò vậy?
Cuộc thăm viếng ngắn ngủi của Vũ công Nguyên đã để lại một kỷ niệm khó quên cho cả gia đình Mạc Giao, chỉ có Thiếu Lan vì quá bận rộn với công việc nên không còn thì giờ để nghĩ tới người khách lạ đó nữa.
Nàng mở phong thư của người bạn gái hàng xóm cũ mà Khuê Tú mới đưa vào.
− À, Nguyệt Anh lấy chồng!
− Lấy ai vậy, hở chị?
− Một luật sư ơ? Dijon, Hoài Vũ. Nguyệt Anh nói anh ta là một người đàn ông rất đứng đắn, ngoan đạo và gia giáo.
− Nhưng không thuộc giới quí tộc. Khuê Tú khẽ nhún vai.
− Cần gì điều đó, miễn tử tế là được rồi. Nguyệt Anh có vẻ sung sướng lắm.
− Còn chị, chắc chị không định lấy một ngừi nhà quê thô tục chứ?
− Có thể lắm, nếu ngườ ấy có học và hiểu biết, yêu thương chi. Khuê Tú ơi! Cần nhất là cái tính tình còn những cái phụ khác thì không nên đoì hỏi quá... Những người con gái nghèo khổ như chúng ta đừng nên mơ mộng nhiều về những chuyện này.
Thiếu Lan mỉm cười tư lự, trong khi Khuê Tú nói:
− Tại sao lại không nhi?
Rồi cô bé quay một vòng và tiến tới trước mặt vú Chín hỏi:
− Vú ơi, chúng tôi sẽ lấy ai hả vú?
Bà lão ngừng tay, gương mặt nhăn nheo buồn rầu và nghiêm trang nhìn Khuê Tú:
− Còn coi xem.. Vả lại cô sống thế này còn sướng gấp mấy lần hơn là phải đeo gông vào cổ. Cũng như Thiếu Lan nên ơ? Hauts Sapins, tuy nơi này không bao giờ có hoa hồng cả. Hôn nhân là sự khốn cùng... Đúng thế đó, cô bé cưng của tôi ơi!
Bà Trang trọng nói và đưa tay chi? Thiếu Lan.
Thiếu Lan khẽ lắc đầu nói:
− Thường thì đúng vậy... Nhưng vú ạ, mỗi người một số mệnh không tránh được đâu.
− Phải thế rồi, vú chỉ toàn nói những chuyện gì đâu ấy thôi. Khuê Tú thêm vào - Chúng tôi sẽ lấy chồng, sẽ hạnh phúc, sẽ sung sướng, và vú thì sẽ mãi mãi ở đây với sự bi quan của vú. Bộ vú không tin là chi. Thiếu Lan xinh đẹp của tôi có thể lấy một ông hoàng sao?
Vú Chín bỏ con dao xuống, khoanh tay lại và ngước đôi mắt đa ~loà vì tuổi tác, nhìn Thiếu Lan:
− Cô bé đáng yêu của vú, vú sẽ thương hại con suốt đời nếu có một người đàn ông nào cưới con chỉ vì cái sắc đẹp này, vì như thế khi nhan sắc tàn phai, con sẽ bị bỏ rơi. Con không đáng bị như vậy, Thiếu Lan à, vì tâm hồn của con còn cao đẹp hơn cả gương mặ của con nữa.
Những câu nói đó thật tuyệt diệu khi được thốt ra từ miệng người tớ già, suốt ngày lầm bầm và hay gắt gỏng, phê bình các cô chủ hơn là khen tặng. Thiếu Lan và Khuê Tú ngạc nhiên nhìn bà. Quay về phiá Thiếu Lan, bà trịnh trọng nói:
− Thiếu Lan ơi! Vú hứa sẽ cầu nguyện cho con.
Vú cầm lấy con dao, tiếp tục công việc đang làm dở.
Khuê Tú đi ra, Thiếu Lan trở lại với việc làm sau khi đọc nhanh qua bức thư của cô bạn cũ. Chợt cánh cửa bật mở, ông Mạc Giao xuất hiện, mặt đỏ rần đầy cảm xúc...
− Lên đây, lên đây mau Thiếu Lan, ba có chuyện muốn nói với con.
Thiếu Lan lo lắng hỏi:
− Chuyện gì thế hả ba?
Ông kéo nàng về phòng khách, không nói một câu. Nàng thốt bật lên một tiếng la lo sợ khi thấy mẹ nằm như bất tỉnh trên chiếc ghế dài.
− Ồ! Không sao đâu!... Đó là vì mẹ mừng quá đấy thôi! Ông Mạc Giao nói khi thấy Thiếu Lan cuống cuồng chạy lại phiá mẹ - Một biến cố thật bất ngờ, thật khó tin, thật...thật...
− Chuyện gì hở ba? Thiếu Lan vừa hỏi vừa cho mẹ ngửi lọ dầu.
− Có Người hỏi con làm vợ! Con đoán xem?
− Hỏi con làm vợ? Nàng sửng sốt nói - Ai thế hở bả... Chúng ta có quen biết ai đâu?
− À! Con không biết Hầu Tước Công Nguyên à? Ông Mạc Giao hớn hở nói.
− Hầu Tước Vũ Công Nguyên?
Lọ dầu rơi tuột khỏi tay Thiếu Lan vỡ tan trên nền nhà. Cô con gái trẻ đứng bật dậy, nghi ngờ nhìn bố:
− Ba muốn nói là... Ông ta?
− Phải, chính ông ấy!... Ông biên thư cho ba xin được cưới con làm vợ đấy.
Ông nắm lấy tay nàng đang run rẩy. Thiếu Lan mặt đỏ ửng, khẽ nói:
− Nhưng thưa ba... con không hiểu...
− Sao, con không hiểu gì? Bộ ba chưa nói rõ sao? Con có cần ba nhắc lại lần nữa là Hầu Tước Vũ Công Nguyên muốn lấy Mạc Thiếu Lan làm vợ không?
Lúc đó, bà Mạc Giao mở mắt ra, đưa tay cho con gái, bà lập cập nói:
− Con ơi, mẹ sung sướng quá! Một cuộc hôn nhân như vậy thật là một giấc mộng, không thể ngờ được con a.
Thiếu Lan mặt nhợt nhạt, dựa cánh tay run rẩy vào thành ghế. Trên khuôn mặt đẹp ấy, không có vẻ gì như đang chia sẻ niềm vui tràn trề của cha mẹ mà chỉ có sự sợ hãi xen lẫn kinh ngạc.
− Làm sao ông ta lại có thể hỏi lấy một đứa con gái chỉ thoáng gặp không hơn một tiếng đồng hồ? Nàng run run nói - Ông ấy không biết gì về con...
Ông Mạc Giao cất tiếng cười vang:
− Sao con ngây thơ quá, Thiếu Lan đáng thương của ba! Đa số các cuộc hôn nhân đều như vậy. Vả lại, ông thuộc loại người chỉ cần nhìn thoáng qua có thể xét đoán được kẻ khác... Vả lại, con không biết là con đủ đẹp để tạo ra một cú sét ái tình sao? Tuy nhiên, con ngạc nhiên là phải, vì dù sao cũng không thể ngờ được một chuyện như vậy! Người đàn ông danh tiếng, giầu khủng khiếp, được bao người săn đón ấy lại còn là kẻ thừa hưởng gia tài đồ sộ của ông chú họ, Quân Công Đức Hoà...
Thiếu Lan phác một cử chỉ ngăn cản:
− Thưa ba, những điều đó đối với con thật không quan hệ. con quan niệm hôn nhân khác hơn...
− Phải, phải, ba biết tính con trang nghiêm, bất vụ lợi. Vậy con hãy đọc bức thư của ông ta để biết rõ những lý do khiến ông hỏi con làm vơ.
Thiếu Lan cầm lấy tờ giấy màu xám nhạt thoảng một mùi thơm nhẹ nhàng tinh diệu, y như mùi thơm phảng phất lại trong hành lang sau cuộc viếng thăm của Công Nguyên hôm trước. Nàng đọc nhanh, bức thư ngỏ lời cầu hôn với những lời lẽ lịch sự nhưng hơi lạnh lùng, nói lên ý muốn của chàng, mong tìm nơi Thiếu Lan một con người thật tận tâm, một người vợ đứng đắn, một người mẹ sẵn sàng yêu thương đứa con gái riêng của chàng. Trong thư có đoạn viết:
Cô con gái ông sẽ không phải ngại chuyện thay dổi những thói quen của nàng khi trở thành vợ tôi. Tôi không có ý định buộc nàng vào cuộc sống thời lưu xã giao đáng chê dưới mọi hình thức. Nàng sẽ sống một cuộc đời trầm lặng với con gái tôi ơ? Arnelles, cũng như khi ơ? Hauts Sapins. Điều tôi cần trước hết, là một người con gái trẻ, có lý trí và lòng tốt - Như tôi thấy nơi cô Thiêu Lan.
Người con gái nhận thấy ngay một điều mà bố mẹ nàng quá hãnh diện và vui sướng, không hề để ý qua những câu nói lịch sự của người đàn ông thượng lưu này, đó là sự lạnh lùng. Có lẽ cũng to như sự dửng dưng nàng cảm thấy đối với chàng. Nếu cho rằng chàng đã bị cú sét ái tình, thì qủa là chàng đã không biết cách... viết thư! Dù chàng là một văn sĩ nổi tiếng.
Qua sự cầu hôn đáng hãnh diện kia, có một điều rõ rệt là Hầu Tươ( c Công Nguyên muốn tìm một người mẹ cho con gái, mà chàng tin tưởng thấy nơi người con gái trẻ nghèo khổ quen sống cuộc đời đơn sơ quen chăm sóc trẻ con này. Nhờ Vũ Dương chàng đã biết đủ những điều cần thiết, và vì chỉ muốn có một cuộc hôn nhân vì lý, chàng dad~ không hề viết những câu thừa thãi cho cô bé nhà quê khiêm tốn hân hạnh được chàng mời mang một trong những dòng họ vẻ vang nhất nước Pháp. Thiếu Lan lờ mờ hiểu điều đó, vì nàng thiếu kinh nghiệm và chưa bao giờ rảnh rỗi để nghĩ đến vấn đề hôn nhân mà nàng thấy thật hiểm hóc.
Nàng lặng lẽ đưa cho cha lá thư sang trọng có mùi thơm làm nàng khó chịu.
− Sao, con nghĩ thế nào? Ông ta đứng đắn đấy chứ? Con thấy đó, ông không thích đời sống xã giao... Nhưng mộ^t khi kết hôn rồi , con có thể bắt ông ta làm theo ý con muốn. Thật là uổng nếu không biết hưởng thụ khi có một đia. vị như vậy!
− Ba không hiểu tính con! Với con, viễn ảnh của một cuộc sống bình lặng trong bổn phận , và làm mẹ của một đứa ctrẻ lôi cuốn con hơn, nếu... nếu không có "ông ta".
− Sao, nếu không có ông ta?
Ông Mạc Giao sửng sốt nói trong khi bà vợ hơi nhổm dậy, kinh ngạc nhìn Thiếu Lan.
− Vâng, tại con không ưa ông ấy và con không tin là con có thể có cảm tình với ông ấy được.
− Con không ưa ông ta? Bà Mạc Giao lắp bắp nói - Con người mà ai ai cũng phải công nhận là sang trọng lịch lãm nhất nước Pháp!
Ông Mạc Giao sau một giây choáng váng, cất tiếng cười gằn:
− Không hiểu con có gì trục trặc trong đầu không, Thiếu Lan? Với một sự cầu hôn như vậy ta không cần phải bàn cãi lôi thôi. Ta phải chấp nhận nó như một trong những điều may mắn phi thường mà không bao giờ ta dám nghĩ tới. À! Con không ưa nguời đàn ông đó, cái người chỉ việc chọn vợ giữa bao cô gái quy tộc và giàu sang? Con điên rồ quá, biết bao nhiêu các bà mang những giòng họ lớn nhất Âu Châu và có khi thuộc những gia đình vương giả, sẽ rất sung sướng nếu được ông ta cầu hôn!! Con chưa nhìn rõ ông ta? Hay hôm nọ con mù để có thể nói là "con không ưa ông ta"?
Như hầu hết những người tính tình nhu nhược , ông Mạc Giao rất phũ phàng đối với những nguời dưới quyền ông. Thiếu Lan cảm thấy như bão tố sắp tới. Nhưng nàng vẫn can đảm tiếp tục:
− Thưa ba, con muốn nói là chỉ cần nhìn thấy ông ta, con cũng đã biết giữa ông ta và con không có gì giống nhau từ ý thích, thói quen giáo dục... Ba đã nói ông ta sống rất trưởng giả, chỉ cần nhìn cách ông ăn mặc cũng biết... Và còn nụ cười mỉa mai ma `hẳn ba cũng nhận thấy...
− Coi nào, ba thấy cô con gái ngoan của ba quan sát và xét đoán người khác rất giỏi! Ông Mạc Giao khó chịu ngắt lời - Nhưng tất cả những điều đó đều thật trẻ con! Hãy nói chuyện đứng dắn hơn Thiếu Lan à.
− Con rất đứng đắn, thưa ba. Vấn đề quá quan trọng để có thể đùa được. Con xin thú thật là ông ta làm con sợ và như vậy con không tin là con có thể trở thành vợ Ông được.
Nàng run rẩy nói những câu sau này, vì nàng biết trước cơn phẫn nộ của cha sẽ bùng nổ. Nhưng nàng thấy cần phải nói thẳng ra như vậy.
− Thiếu Lan! Bà Mạc Giao rên khẽ.
Mặt ông Mạc Giao đỏ bừng. Ông đặt lên vai con một bàn tay nặng trĩu khiến nàng lảo đảo.
− Nghe đây! Giọng ông rít lên - Tao sẽ cho mày biết rõ những hậu qủa nếu mày từ chối. Tao đã đầu tư tất cả số tiền cuối cùng vào những công việc buôn bán có vẻ khả quan. Nhưng gần đây, tao được biết công việc đang nguy ngập. Tao chỉ có thể rút lại đuoc.c một phần tư số tiên`, thế la `may lắm đó. Và như vậy là sự khốn cùng... hiểu không, Thiếu Lan? Sự khốn cùng tột đỉnh. Chúng ta sẽ đánh đổi Hauts Sapins lấy một miếng bánh và sẽ lang thang đi ăn xin.
Thiếu Lan lặng người, choáng váng vì tin đó.
− Nếu con lấy ông ta thì tất nhiên mọi việc sẽ đổi khác, vì ông ấy không thể để mặc gia đình vợ sống nghèo khổ như vậy được, ông ấy sẽ lo cho sự học vấn của các đứa nhỏ...
− Không, không được ! Con sẽ đi làm, làm bất cứ việc gì... Nhưng đừng bắt con làm điều đó! Nàng nghẹn ngào.
− Tao không hiểu mày sẽ làm cách nào nuôi được các em mày, mẹ mày và tao? Ông Mạc Giao mỉa mai - Tao van xin mày đừng nói những lơi ngu xuẩn như vậy nữa.
Thiếu Lan cúi đầu. Thật vậy, những gì nàng có thể làm sẽ chẳng đáng gì cả và không bù đắp nổi một phần trăm số tiền thiếu hụt vì sự bất cẩn của bố.
Bà Mạc Giao nói:
− Cuộc hôn nhân này la `một cứu cánh bất ngờ cho chúng ta. Nósẽ mang lại cho chúng ta sự an toàn, sẽ bảo đảm cho con một tương lai sáng lạng khiến con trở thành một trong những người đàn bà nổi tiếng nhất nước Pháp.
− Trời!
Thiếu Lan nghẹn ngào kêu lên. nàng bắt gặp tia nhìn van xin và thống thiết của me. Nàng cũng sẽ không tìm được sự nương tựa nơi me. Bà Mạc Giao có một tâm hôn nhu nhược cùng một thể xác mệt mỏi, lúc nào bà cũng nghe lời chồng, không bao giờ trị được con cái và chính Thiếu Lan, người con trưởng có tinh thần đạo lý cao độ đó, có bổn phận phải giáo dục các em mình. Thiếu Lan dành cho mẹ một tình thương xen lẫn sự bảo bọc, kính trọng và thương hại, nàng cố tránh cho bà mọi lo nghĩ. Cho nên nàng hiểu ngay tia nhìn kia muốn gì!
− Mẹ cũng muốn vậy sao? Nàng cúi xuống phiá bà Mạc Giao khẽ nói, trái tim như bị bóp nát.
− Không hẳn thế, nhưng nó sẽ đem lại sự yên ổn cho chúng ta con ạ! Con sẽ có một cuộc hôn nhân tốt đẹp... Hơn nữa, chúng ta sẽ không còn túng thiếu! Con không nên do dự, Thiếu Lan à!
− Không, con cân` được suy nghĩ. Người con gái cương quyết nói và đứng dậy quay sang phía cha - Một quyết định như vậy cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, còn phải hỏi ý kiến ông bà Vũ Dương. Chúng ta không biết gì về ông Công Nguyên cả... không biết một chút gì... Không biết ông ấy có đạo không? Và hiện ông ấy có tôn trọng tín ngưỡng của vợ không?
Ông Mạc Giao phác một cử chỉ sốt ruột:
− A! Mày tưởng ông ta là một người nhiệt tín à! Lẽ dĩ nhiên ông ta theo Thiên Chúa Giáo nhưng chưa chắc ông ấy đã tuân giữ giáo qui. Nhưng mày đừng nên đoì hỏi quá. Tuy nhiên, tao sẽ biên thư hỏi ông Vũ Dương nếu mày chỉ thắc mắc bấy nhiêu... Nhưng mày hãy nhớ là quyết định của mày sẽ đem lại sự bần cùng hoặc sự an toàn cho cả gia đình.
Không lúc nào nàng Thiếu Lan khốn khổ này quên được! Suốt đêm nàng trằn trọc suy đi tính lại: hoặc gia đình vẫn nghèo khổ và sau đó cuộc sống sẽ trở thành địa ngục vì sự Oán hận của cha, hoặc nàng phải lấy người lạ kia?
Không hiểu sao nàng lại e sợ gỉai pháp sau đến thế? Nàng cũng chẳng rõ nữa. Là một cô gái duyên dáng hiếm có, sớm trưởng thành trên vài phương diện bởi phải gánh nhiều trách nhiệm và bởi cuộc sống thanh bạch, nàng vẫn giữ được sự giản dị đáng yêu, vẻ tươi mát trong sáng của một cô gái nhỏ. Tính nết nghiêm trang và sự ngoan đạo giúp nàng tránh ra ngoài mọi khuynh hướng lãng mạn, mọi ham muốn xa hoa, phô trương. Vì thế, lần đầu gặp Công Nguyên, nàng đã thấy e ngại bởi một sự bí ẩn đáng sợ ẩn chứa sau khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười hơn là bởi cái dáng bề ngoài nàng đã thấy ngay con người đó hoàn toàn khác biệt với nàng, nàng Thiếu Lan bé bỏng đáng thương đã quá quen với sự nghèo khổ, với những việc nội trợ nặng nhọc, chưa hề biết làm dáng, trái ngược với những người đàn bà thuộc giới sang trọng của Công Nguyên... Làm sao nàng có thể trở thành vợ một vị chúa tể uy quyền như thế được? Sự xung khắc giữa hai người có mạnh mẽ lắm không?
Và sau một đêm mất ngủ, sáng sớm hôm sau nàng đến nhà thờ, đem điều thắc mắc ra hỏi vị linh mục già.
− Hỡi cô bé đáng thương, thật là một sự xung khắc đáng ngại. Vị linh mục lắc đầu nói tiếp - Dù sao con cũng đừng nên lo ngại quá khi chàng đã cho biết trước cuộc sống yên tĩnh dành cho con. Như vậy tức là chàng muốn có một người vợ hiền lành, và con có thể yên tâm được.
− Nhưng con co thể thành thật nhận lời cầu hôn không, khi con chỉ cảm thấy dửng dưng, nếu không muốn nói là ngờ vực chàng?
− Điều này thì quan trọng. Tại sao con nghi ngờ chàng?
− Thưa cha, con không rõ... Chàng thật khác biệt với những người đàn ông con trông thấy từ trước tới nay! Ánh mắt âm u quyến rũ làm con bối rối. Vẻ lạnh lùng kiêu ngạo ẩn trong những cử chỉ khả ái khiến con e ngại. Chàng hay châm biếm và luôn luôn hoài nghi. Tóm lại, thưa cha, con chưa yêu chàng và người lạ này làm con sợ hãi.
− Ông Vũ Dương có thể cho con biết rõ hơn không?
− Cha con sẽ viết thư hỏi ông ấy. Đó là một người đứng đắn thành thật, chắc ông ấy sẽ nói rõ những gì mình biết. Vấn đề tôn giáo cũng làm con lo nghĩ, con e rằng chàng là một người không tín ngưỡng, cha a.
− Tội nghiệp con quá, trường hợp của con thật nan giải! Nếu việc này chỉ liên can đến một mình con thì ta khuyên con nên từ chối cuộc hôn nhân này làm con e ngại. Nhưng còn gia đình con... đòi hỏi con phải hy sinh. Cha tin là con có đủ can đảm để làm việc này, Thiếu Lan ạ, nhưng cần biết xem con có quyền không đã. Hôn nhân là một vấn đề thiêng liêng không đùa giỡn được. Con chỉ có thể nhận lời nếu con tự nguyện nhất quyết làm tr`on bổn phận đối với chàng. Con phải nhất định đánh tan lòng ngờ vực, sự sợ hãi và hết lòng tìm cách yêu thương chàng. Đó là lời khuyên của cha. Nếu con nghĩ là không đủ sức làm như vậy thì con hãy từ chối dù phải trả đến một giá nào đi nữa.
Thiếu Lan nắm chặt đôi tay lạnh cóng, và run rẩy:
− Con không biết nữa! Nàng khẽ nói - Nếu con có thể hiểu chàng hơn một chút thì tốt biết mấy! Lời lẽ trong thư thì đứng đắn lắm... Nhưng còn chàng liệu có thật thế không? Chúa ơi, con phải làm sao bây giờ?
Những giọt lệ chảy dài trên má Thiếu Lan. Vị linh mục tốt bụng cảm động nhìn nàng. Ông là người biết rõ, hơn ai hết, cái tâm hồn cương nghị nhưng dịu dàng đó. Không biết con người qúi phái xa lạ kia có thấu hiểu và cảm thông được cái tâm hồn tuyệt diệu với trái tim yêu thương mà nàng sẽ dành riêng cho chàng không? Than ôi! Vị linh mục cảm thấy nghi ngờ điều này nếu Công Nguyên qủa đúng như những gì Thiếu Lan đã nhận xét.
Thật tình ông cũng muốn khuyên nàng từ chối nhưng ông cũng biết rõ tình cảnh khốn đốn của gia đình Thiếu Lan và ông cũng hiểu là ông Mạc Giao sẽ không bao giờ tha thứ nếu nàng từ chối. Chắc chắn là nàng sẽ không chịu nổi cuộc sống địa ngục đó. Vậy nàng co nên chấp nhận sự hy sinh khi nó không trái với lương tâm không?
Ông giải thích cho Thiếu Lan rằng sự vô tín ngưỡng của Công Nguyên không phải là một cản trở nhất định trong trường hợp đặc biệt này, miễn là chàng chịu chấp nhận sự tự do tín ngưỡng của người vợ và sự giáo dục của những đứa con.
− Không phải với ai cha cũng sẽ nói như vậy đâu. Một người chông vô tôn gíao thường rất nguy hiểm cho lòng tín của người vợ và các con. Nhưng cha hy vọng là tâm hồn tin tưởng mãnh liệt, sự thông minh thẳng thắn của con sẽ làm con không giống ho. Với những điều kiện ấy, sự nguy hiểm se ~không đáng kể đối với con, và biết đâu con còn có thể cảm hoá được chàng nhờ những gương tốt và nhờ sự cầu nguyện của con.
− Con thấy khó khăn qúa cha a. Nàng thở dài nói - Con sẽ sung sướng biết bao nếu chàng có cùng những tin tưởng, những kỳ vọng thiêng liêng với con!
− Con ạ! Cha cũng muốn như vậy lắm. Con hãy suy nghĩ và cầu nguyện thật nhiều đi Thiếu Lan a. Hãy cố gắng làm quen với những ý nghĩ về cuộc hôn nhân đó. Theo cha, với giọng nói trong thư của Công Nguyên, theo như con đã kể lại, cha thấy rõ ràng ông ta chỉ muốn có một cuộc hôn nhân vì lý. Ông ta không thể đoì hỏi con gì khác hơn là việc cố gắng lo tròn bổn phận và yêu mến ông ta dần dần, và con sẽ có một bổn phận cao đẹp cạnh đứa bé không mẹ đáng thương ấy. Con hãy xem tất cả những điều này như một lời khuyến khích nếu những tin tức con đang dò hỏi không làm cản trở cuộc hôn nhân.
− Nhưng con sẽ phải rời xa lũ em nhỏ dại của con. Nàng nghẹn ngào nói - Không có con, tụi nó sẽ ra sao?... Nhưng không, con chỉ nói vậy thôi không có ai là quan trọng cả.
− Con ạ, dù sao con cũng rất hữu ích. Tuy nhiên, chúng nó đều đã đến tuổi vào nội trú và Khuê Tú có thể thay thế con. Vả lại, con cũng không còn cách nào hơn. Ông thở dài kết luận - Con hãy về đi, cha sẽ cầu nguyện cho con.
Chỉ có Chúa và vị linh mục già, người bạn tâm tình của nàng, là thấu hiểu nỗi đau thương của nàng thôi. Nàng thèm muốn biết bao số phận của Nguyệt Anh vì mỗi giòng thư của cô bạn gái này đều gợi lên một hạnh phúc bì.nh lặng dựa trên sự thương yêu quí trọng lẫn nhau.
Nàng bắt buộc phải nghe bố nhắc đi nhắc lại những lời nói như những kim nhọn đâm buốt tim nàng: "Thiếu Lan sung sướng của ba ơi, con có thể nói là con đã có những bà tiên làm mẹ đỡ đầu." Mẹ nàng thì say sưa lẩm bẩm: "Cô bé Hầu Tước tương lai của tôi". Khuê Tú thì mỗi ngày nói đến cả trăm lần: "Sao chị lại có thể do dự được cơ chứ? Nếu là em, em sẽ bằng lòng ngay tức khắc"! Người nào cũng không hề nghĩ là nàng có thể từ chối. Thiếu Lan khổ não thầm nghĩ không còn người nào có thể cứu nàng khỏi cuộc hôn nhân này được
Bức thư trả lời của Vũ Dương đến thật nhanh. Ông thành thật kể hết những gì về Công Nguyên, những gì ông nghi ngại lo lắng, cũng như những đức tính đứng đắn của chàng mà ông tin là khác hẳn bề ngoài.
Ông Mạc Giao không cho con gái xem bức thư đó. Ông kiểm duyệt những điều bất lợi và ca tụng Công Nguyên không tiếc lời. Những điều còn lại nhấn mạnh trên tư cách đứng dắn của Công NGuyên và lòng ước muốn một người vợ thật ngoan đạo dù chàng có dửng dưng đến đâu đi nữa.
− Một kẻ không theo giáo qui! Thiếu Lan buồn rầu khẽ nói.
− Thì con chỉ việc tìm cách cải giáo ông ta là xong! Ông ấy đã tỏ ra rất đàng hoàng khi tôn trọng tín ngưỡng của vơ. Ba nghĩ điều đó khuyến khích con nhiều chứ?
− Con rất khổ tâm, thưa ba! Chỉ vì tình cảnh gia đình mà con đành chấp nhận một cuộc hôn nhân như vậy.
Ông Mạc Giao gầm lên:
− Mày điên quá mất rồi! Sao lại có một đứa con gái dại dột đến thế cơ chứ, không thể bàn cãi nổi với một đứa con gái kỳ quặc như mày. Tao sẽ viết thư cho Công Nguyên. Mày bằng lòng phải không?
Một do dự cuối cùng làm tan nát tâm hồn Thiếu Lan. Nàng thầm cầu nguyện: Lạy Chúa, con phải hy sinh cho gia đình và con sẽ cố gắng làm tròn bổn phận đối với "ông ta". Rồi nàng quả quyết trả lời:
− Thưa ba, vâng.
Vài ngày sau đó, Công Nguyên tới Hauts Sapins. Thiếu Lan mặc chiếc áo ngày lễ, một chiếc áo đầm mầu xanh đậm gỉan dị kín đáo do cô thợ làng may cắt nên không được khéo cho lắm. Nàng ngồi cạnh mẹ trong phòng khách, nét mặt nhợt nhạt căng thẳng vì mất ngủ và phân vân đau khổ trong những ngày cuối. Bà vú già đưa chàng vào phòng, kín đáo quan sát chàng từ đầu đến chân. Chàng chào bà Mạc Giao, cúi mình trước Thiếu Lan, miệng thốt ra một lời cám ơn thật tao nhã. Rồi nâng bàn tay bé nhỏ hơi run rẩy lên, chan`g khẽ hôn phớt qua, và đeo cho nàng chiếc nhẫn đính hôn.
Sự nhanh nhẩu của ông Mạc Giao và sự tự nhiên thượng lưu của Công Nguyên khiến Thiếu Lan đỡ bối rối vì miệng nàng khô xé không thốt ra nổi một tiếng nào. Chàng cao hứng kể lại một việc rắc rối nhỏ trong chuyến du hành. Đôi khi, chàng cũng quay sang hỏi chuyện Thiếu Lan. Nàng trả lời vắn tắt, cảm thấy bối rối trước con người hoạt bát mà nàng đóan là hay châm biếm kẻ khác và có đôi mắt thật lạnh lùng và xâu sắc khiến nàng trở nên nhút nhát. Ông Mạc Giao nói:
− Thiếu Lan, sẵn có ánh sáng mặt trời, con hãy đưa Công Nguyên ra sân thượng ngắm cảnh.
Nàng quay sang Công Nguyên nói:
− Thưa ông, nếu ông muốn?
− Thưa cô, tôi rất sẵn sàng! Chàng trả lời và đứng ngay dậy.
Thiếu Lan lấy chiếc mũ choàng mầu lợt đội lên đầu rồi đi ra vườn. Họ sóng vai nhau trên con đường chính. Thiếu Lan vẫn không tự chủ được, nàng nhút nhát không biết nói gì với vị hôn phu đàng hoàng sang trọng nhưng lạnh lùng này. Trái lại, chàng là con người không hề bối rối trước bất cứ hoàn cảnh nào.
Chàng hỏi nàng về những phong tục địa phương khiến cô gái trẻ cố lấy lại tự nhiên trả lời tha6^t giản dị, cho thấy một sự thông minh tế nhị, sâu xa, một sự hiểu biết rộng lớn hơn chàng tưởng, vì chàng chợt nói, giọng ngạc nhiên:
− Tôi tưởng cô chưa bao giờ rồi xa vùng đất bé nhỏ này chứ? Vậy mà tôi thấy cô có vẻ biết rất nhiều...
− Tôi đã được dạy dỗ bởi những nữ tu lỗi lạc của dòng St. Jean cho đến năm mười sáu tuổi. Và bây giờ tôi vẫn tiếp tục học những luc rảnh rỗi hiếm có... Nhưng ông đừng nên chờ đợi nơi tôi một sự giáo dục tân thời mới mẻ.
Nàng cười, nụ cười e thẹn và khả ái khiến cho gương mặt nàng có vẻ quyến rũ khó tả.
− Ồ! Tôi xin đóan chắc với cô là tôi không muốn điều đó! Chàng vội vàng nói - Những cô gái trẻ tân thời được nhét đầy những kiến thức đủ loại, nhưng sau đó, họ chẳng còn lại gì!
Họ đã đến chân sân thượng và bước lên những bậc cao. Tuyết đông tan vỡ dưới bước chân của ho. Chàng dựa người lên chiếc thành bằng đá đã lở, ngắm nhìn một lúc lâu cánh đồng trắng xoá, những ngôi rừng bách với chiếc áo choàng tinh khiết, những sườn đá lởm chởm xen lẫn những vực thẳm sâu hút. Cảnh đó có một vẻ đẹp cổ kính cưới ánh mặt trời vàng nhạt tạo nên những đốm lớn sáng chói trên mặt tuyết và những tia sáng bạc trên những cành thông trắng xoá.
− Vùng này thật đẹp, nhưng có vẻ cổ xưa! Chàng quay về phía Thiếu Lan nói - Cólẽ cuộc sống của cô ở đây khá buồn?
− Tôi chưa bao giờ rảnh rỗi để nhận thấy điều đó. VAa lại, tôi rất yêu quê tôi và đồng quê mùa đông cũng rất quyến rũ tôi.
− Như vậy cô sẽ thích ơ? Arnelles. Toà lâu đài được dựng trên phần đất đẹp nhất của Anjou. Những vùng quanh đó cũng khá lắm. Cô có thể quen biết một vài người bạn dễ chịu ở đây. Cô có thích những trò giải trí thượng lưu không?
Chàng đột ngột hỏi. Nàng trả lời, thật tự nhiên:
− Ồ! Tôi không thích chút nào! Tôi không biết gì cả về điều này và những gì tôi đã nghe thấy không làm tôi ham muốn. Lúc nào tôi cũng ước muốn một cuộc đời bình lặng và hữu ích hơn.
Chàng đưa mắt nhìn quanh khuôn mặt có những đường nét tuyệt đẹp, được ánh sáng dịu của mặt trời mùa đông làm nổi bật lên một cách rất đơn sơ. Và kẻ quan sát sở trường đó có thể đọc được thấy sự thành thật tuyệt đối trong đôi mắt đẹp của nàng.
− Cô có lý và tôi rất tán thưởng những lời lẽ chín chắn ấy. chàng nghiêm trang nói - Tôi hy vọng là Lãm Thúy sẽ được chăm sóc cẩn thận, điều mà có lẽ nó thiếu thốn từ trước tới nay.
Có lẽ! Thiếu Lan thấy chữ đó hơi kỳ cục. Nàng rụt rè hỏi:
− Không biết đứa bé có tiếp nhận tôi dễ dàng không? Tính tình nó có dễ không?
− Tôi thú thực không biết gì cả! Tôi gần như không gần nó, nên không thể cho cô rõ điều đó được... A! Tôi nhớ là có nghe mẹ tôi nói nó hay gắt gỏng vì sức khỏe kém, nhưng cũng kh a dịu dàng.
− Thế ông không đến thăm nó bao giờ à? Nàng ngước nhìn gương mặt đẹp và kiêu hãnh trước mặt.
− Có, thỉnh thoảng tôi có thấy nó khi tôi tới Arnelles. Nhưng tôi không để ý lắm, cho tới nay đó là những công việc của mẹ tôi và bây giờ là của cô, vì cô đã nhận lời cầu hôn của tôi.
Giọng nói qủa quyết và lạnh lùng khiến Thiếu Lan kinh ngạc. Nàng khiếp sợ trước sự hoàn toàn dửng dưng của tình phụ tử đó. có lẽ chàng cũng nhận thấy hậu qủa lời nói của mình, nhưng chan`g không thèm cải chính. Chàng xoay câu chuyện sang đề tài khác. Nhìn thoáng qua chiếc nhẫn đính hôn có gắn viên kim cương tuyệt vời loé những tia sáng cực đẹp dưới ánh mặt trời:
− Cô có ưa chiếc nhẫn này không? Tôi đã lựa nó theo ý thích của tôi và có thể cô không vừa lòng. Nếu vậy hãy thành tật nói cho tôi biết nhé.
− Ô! Thưa ông, tôi cũng thích nó lắm! Vả lại tôi không biết gì về nữ trang cả.
Nàng muốn nói thêm: "Điều này thật không nghĩa lý gì đối với tôi so với biết bao vấn đề khổ não khác!" nhưng nàng lại thôi.
− Cô có thích nữ trang không?
− Tôi xin thú thật chưa hề nghĩ tới sự ham muốn đó bao giờ.
− Tôi sẽ được hân hạnh tặng cô những thứ này. Nhưng tôi muốn biết ý thích của cô.
− Xin ông hãy tự lựa chọn.
Thật ra, chàng hỏi chỉ là giọng của một người chỉ đặt ra câu hỏi vì phép lịch sự thôi và lời giải hoàn toàn phải là chàng.
Họ rời khỏi sân thượng. Ông Mạc Giao và Khuê Tú tiến lại phía họ rồi cùng trở về toà lâu đài có lối kiến trúc được chàng quan sát với con mắt nghệ sĩ. Vào đến phòng khách, Thiếu Lan rút lui. Hôm nay vú già Chín bị phong thấp nên nàng phải giúp bà làm bữa cơm thịnh soạn hơn nhân cơ hội này.
Trong khi cô gái trẻ quấn ngang eo chiếc váy ngoài làm bếp, vú Chín ngồi canh bếp lò ngước đầu lên nói:
− Con đã lầm lẫn khi lấy người tỉnh Ba Lê đẹp trai này, con gái a. Đó không phải là người để con lấy!
− Vú thì biết gì? Thiếu Lan cố cười đáp.
− Điều đó hiển nhiên. Ông ta có gương mặt và những cử chỉ có thể làm si mê bao nhiêu cô gái khác, nhưng con không thuộc loại đó. Con cần có một người đứng đắn hơn. Ông ta có thể là Hầu Tước với hàng triệu, triệu bạc không biết để làm gì, nhưng cũng không đủ đem lại hạnh phúc cho con... Kể cả cái này nữa.
Bà chỉ chiếc nhẫn đang chói sáng tên tay Thiếu Lan:
− ... Con ạ, đó không phải là loại người cho con, và ta sợ hai người sẽ không đuọc hoà thuận!
− Vú ơi! Sao vú bi quan thế? con hy vọng những dự ngôn đáng buồn này của vú sẽ không thành sự thật...
Vú Chín hất đầu, mồm lẩm bẩm vài câu. Bà ta có tâm hồn sầu não, "lúc nào cũng bi quan", ông Mạc Giao thường nóng nẩy nói vậy, và một biến cô nhỏ nhặt đến đâu cũng là cơ hội để bà phát ra những dự ngôn u tối.
Nhưng trong trường hợp này, Thiếu lan nghĩ chưa chắc là bà đã đóan sai. Nàng cảm thấy sự lạnh lùng đáng sợ mà chàng che dấu dưới những hành động luôn luôn lịch thiệp của một người thượng lưu.
Qủa thật, chàng là một vị hôn phu lãnh đạm nhất. Trong bữa ăn, chàng nói chuyện với ông Mạc Giao về những cuộc đua ngựa, kịch nghệ, những trò thể thao tao nhã là những đề tài mà ông bố vợ tương lai rất ham chuộng nhưng hoàn toàn xa lạ đối với vị hôn thê của chàng. Vả lại, cũNg không thể chăm chú vào câu chuyện, vì nàng còn phải kiểm sóat người đầy tớ phụ được mướn trong dịp này. Nàng phải đứng dậy hai ba lần, tự tay dọn ra các món mà người đầy tớ quên, dù ông bố cau mày nhìn nàng, nhưng nàng đã làm những việc đó với sự duyên dáng thật giản dị và nghiêm trang khiến nàng vẫn có vẻ qúy phái và kiều diễm.
Công Nguyên làm như không thấy gì cả. Là một vị lãnh chúa uy quyền thật sự, biết hoà mình vào mọi hoàn cảnh, chàng xử sự tự nhiên trong cảnh nghèo khổ này cũng như khi ở nhà với những người tớ thật chăm chú vì biết ông chủ rất khó tính, để ý từng chi tiết trong vụ hầu bàn. Và chàng thưởng thức bữa ăn gỉan dị nhưng ngon lành này cũng như những món ăn cầu kỳ cua người đầu bếp nhà chàng.
Thiếu Lan thay đĩa cho chàng. Chàng nhìn thóang bàn tay bé nhỏ thuôn đẹp nhưng rám nắng và hơi thô vì những công việc nội trợ, rồi nhìn qua bàn tay thon trắng, được chăm sóc kỹ lưỡng của mình, giống như bàn tay của những người đàn bà yểu điệu nhất. Môi chàng thoáng nở nụ cười, đôi mắt có vẻ gì kh o tả nhìn thoáng qua khuôn mặt của nàng ửng đỏ vì không khí nóng bức trong phòng và nhất là vì cảm xúc.
Ngay sau khi ăn, chàng xin kiếu từ để đáp chuyến tàu tối. Trước đó, cả hai bên đã đồng ý hôn lễ sẽ được cử hành sáu tuần lễ sau.
− Sao sớm thế? Thiếu Lan đã buột miệng thốt ra như vậy.
Công Nguyên ngạc nhiên và chăm chăm nhìn nàng khiến nàng đỏ mặt
− Vì sau đó tôi rất bận việc, nên tôi muốn cử hành hôn lễ càng sớm càng tốt. Chàng trả lời - Nhưng nếu cô thấy như vậy vội qúa thì chúng ta sẽ dời ngày lại.
Tuy nhiên Thiếu Lan đã trấn tĩnh lại, nàng nghĩ đàng nào cũng không tránh dược thì làm hôn lễ luôn cho rồi. Và nàng bằng lòng cái ngày ấn định theo ý muốn của chàng.
Suốt thời gian đính hôn, vị hôn phu kỳ dị chỉ gửi đến hàng này những giỏ hoa tuyệt đẹp làm lác mắt bà Mạc Giao và Khuê Tú trong khi vú Chín lẩm bẩm:
− Thật là phí phạm! Sao ông ta không đến thăm cô bé có phải hơn không?
Riêng Thiếu Lan thì khác, nàng nghĩ chàng không đến như vậy tốt hơn. Vì ít ra trong những ngày cuối của đời con gái, nàng có thể bình tĩnh mà suy nghĩ, mà tìm lấy can đảm nhờ sự cầu nguyện và những lời khuyên nhủ của vị linh mục tốt bụng, cho tương lai rất gần đây, cái tương lai đáng sợ dặt nàng dưới uy quyền của con người xa lạ mà nàng vừa e sợ vừa mong muốn biết rõ hơn.
Đồ sính lễ được gửi tới. Thiếu Lan dủng dưng nhìn bố mẹ trải ra những xấp lụa, áo choàng bằng lông, những hàng ren. Lấy trong hộp ra hai món trang sức, một bằng kim cương, một bằng ngọc bích, bà Mạc Giao khâm phục, xuýt xoa:
− Thật là những đồ vô giá!... Nhìn chiếc áo choàng lông thú kìa! Thật đầy vẻ vương gỉa!
− Ồ! Ông ta còn có thể mua cho vợ nhiều thứ nữa kià! Ông Mạc Giao đáp, giọng thỏa mãn tự kiêu pha lẫn thèm muốn - Thiếu Lan, con có thể tưởng tượng những đồ sính lễ này trị giá bao nhiêu không?... Coi kìa, mày không thèm nhìn à! Thật la `một vị hôn thê qúai dị! Mày suy nghĩ gì ma `trang nghiêm thế ha?
− Thưa ba, con tự hỏi không biết tại sao ^ng ấy lại gửi cho con tất cả những thứ này khi chính ông muốn con về sống ở nhà quê?
− À! Con tưởng vậy ha? Ba không còn tin điều dó vì theo ý ba, tất cả những thứ này chứng tỏ vị hôn phu của con định dành cho con một đời sống nhộn hịp hơn nhiều, sẽ không có ai sánh bằng nếu con đeo những đồ trang sức kia.
− Con không muón vậy đâu! Nàng kinh hãi nói.
− Ồ! Rồi xem mày có thích không, con bé mọi rợ kia! con sẽ không thể ngờ là con đẹp đến thế nào... Trời đất! Ông ta thật có con mắt sành đời! Còn sự quý phái thì ông ta quen quá! Con sẽ được dạy bảo kỹ lưỡng về cuộc sống thời lưu, con gái ơi. Nhìn xem, ông ta đã khéo chọn những món quà này thật hợp với vẻ đẹp của con! Những viên ngọc bích này đặt trên mái tóc con, thì qủa khôNg còn gì bằng, Thiếu Lan à!
Ông đặt lên đầu con gái chiếc vương miện nhỏ tuyệt vời, trong khi Khuê Túlấy miếng lụa thêu bạc ướm thủ lên người chi.
− Đúng là con được sinh ra để mặc những đồ lộng lẫy đó, con gái yêu qúi ạ! Bà Mạc Giao hân hoan nói.
Thiếu Lan lặng lẽ tháo chiếc vương miện đặt vào trong hộp, nàng gấp tấm lụa sang trọng lại rồi lên gác xếp lấy quần áo giặt hôm trước.
Nàng ước muốn biết bao đươc đánh đổi tất cả đồ vật lấy một chút thương yêu, một sự qúy mến hỗ tương!
Một tờ giấy mang nhừng lời lẽ ngắn ngủi được gửi tới nàng cùng với đồ sính lễ. Bức thư đó là cả một kiệt tác về sự qúy phái thanh tao, sự lễ độ nhã nhặn, và lạnh lùng thích nghi. Chàng đáng khen ở chỗ chàng không hề giả vờ có những tình cảm mà chàng không cảm thấy.
Thiếu Lan thấy cần phải trả lời chàng. Nàng thường có lời văn dễ dàng và hóm hỉnh nhưng lần này, nàng thấy công việc qúa với sức mình. Tim nàng như câm lặng và trí óc mệt mỏi không tìm nổi những câu đủ lễ độ để trả lời vị hôn phu hoàn toàn xa lạ đó.
Việc này khiến nàng cảm thấy nhức đầu khủng khiếp, tiếp theo hôm sau là một côn sốt nặng và chính ông Mạc Giao phải trả lời cho con rể tương lai, vừa báo tin sự khó ở của cô gái tre?
Lúc nào cũng lịch sự, chàng gửi ngay một bức điện tín hỏi thăm sức khỏe của Thiếu Lan, và cứ tiếp tục như vậy những ngày sau đó, cho tới khi Thiếu Lan hoàn toàn hồi phục.
Ơ? Haut Sapins, cô gái trẻ nghe thấy mọi người chung quanh khen ngợi không tiếc lời vị hôn phu của mình. Qủa thật gia đình ông Mạc Giao cảm thấy rất biết ơn Công Nguyên. chàng đã thật tế nhị biếu ông bố vợ tương lai một lợi tức to lớn hơn sự hy von.g của ông nhiều, khiến ông rất hoan hỉ. Cùng với đồ sính lễ, chàng còn gửi đến cho bà Mạc Giao và Khuê Tú những quà tặng vĩ đại kèm theo một câu khả ái. Tất nhiên chàng rộng lượng và chắc chan`g phải rộng rãi tới mức độ cao nhất. Nhưng có lẽ đó là một đặc dính di truyền, và chàng có thể thực hiện dễ dàng với một gia tài vĩ đại có thể thích hợp với một trái tim hoàn toàn sắt đá.
− Lạy chúa! Xin cho con thương yêu được ông ta! Thiếu lan suốt ngày cầu nguyện như vậy - Xin cho ông ta là một người chồng tốt và đứng đắn!
Và nàng nhớ lại lúc chàng nói chuyện với bố mình về những đề tài vô bổ, hay lúc kể với nàng trên sân thượng về tình phụ tử dửng dưng của chàng. Bản chất chàng ra sao? Điều đó đối với Thiếu Lan là cả một bí ẩn sâu xa và đáng sợ.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 954

Return to top