Ngày hôm sau, Thanh Thanh đang ngồi ăn sáng với bà Phương trong phòng, Uyển Hoa gõ cửa “cách cách” rồi bước vào, trên môi nở nụ cười nhè nhẹ, tiến đến sát bên cái bàn nhỏ bầy món điểm tâm. Thanh Thanh cao hứng đứng dậy cười, sốt sắng hỏi:
- Hoa ngồi đây cùng điểm tâm luôn nhé?
- Em ăn rồi chị ạ.
Cô gái đưa mắt nhìn bốn dĩa thức ăn, toan nói chuyện gì đó, thì bà Phương đã cười hỏi:
- Hôm qua anh Quốc đưa cô đi ghi danh phải không?
- Dạ. Và hôm nay anh ấy lại hẹn con đi chơi nữạ
Cô gái im lặng nửa phút rồi hỏi:
- Chị Thanh à! Hôm nay chị có rảnh không?
- Có! ... Thanh Thanh gật đầu nói ngay, như hoàn toàn vì chiều ý Uyển Hoa, rồi đôi mắt đen mở lớn nhìn cô gái chờ nghe tiếp.
Uyển Hoa cố lấy giọng bình thản, nói:
- Anh Quốc muốn mời chị đi chơi đấỵ
- Anh Quốc?
Bà Phương và Thanh Thanh cùng thốt lên hai tiếng “Anh Quốc” với vẻ ngạc nhiên. Cả hai đều hoàn toàn không ngờ.
Trần Kiến Quốc là bạn trai của Uyển Hoa, tại sao hắn lại nhờ cô gái chuyển lời mời Thanh Thanh đi chơỉ
Uyển Hoa nhận thấy mình nói năng hơi đột ngột, nàng mỉm cười giải thích:
- Sau khi du lịch vòng quanh đảo trở về, ngày hôm sau anh Quốc tìm đến nhà tạ Khi đến cửa hãng, trông thấy chị Thanh, anh ấy lầm tưởng là con. Sau đó, anh ấy phải ngỏ lời xin lỗi chị Thanh rồi chị lại cất công chạy lên lầu gọi con giùm anh ấỵ Nhờ thế mà hai người biết nhau từ hôm ấỵ
Nghĩ rằng nói thế với em từ hôm ấỵ Thế nào cũng nhờ em mời giùm chị đi chơi một hôm.
Bà Phương nghe rõ chuyện, bật cười ha hả. Thanh Thanh không nói, nhưng coi bộ vui thích ra mặt, Nàng sẵn sàng để đi chơị
Bà Phương dường như cũng hiểu tâm sự nàng, nên bà quay hỏi con gái:
- Thế, chúng mày định đi chơi ở đâủ
Uyển Hoa như đã tiên liệu câu hỏi này của mẹ, nên cô kể tỉ mỉ chương trình mà Kiến Quốc đã vạch ra:
- Thưa má, anh Quốc mời các con trưa nay ăn ở đại tửu lầu “hoàng tử”. Ăn rồi, chúng con tham gia đội du ngoạn của anh Quốc, gồm mười bốn, mười lăm người, vừa nam, vừa nữ, kéo nhau ra ô Lai bơi lộị Ðến sáu giờ rưỡi trở về Ðài Bắc, con mời chị Thanh và Quốc ăn cơm. Ðến tối, anh ấy đưa các con đi xem tuồng ở rạp Tân sinh.
Bà Phương cẩn thận hỏi:
- Nếu vậy, chắc khuya lắm mới về?
Uyển Hoa nói:
Trễ lắm cũng không quá mười giờ đêm đâu, má ạ.
Bà Phương cũng tạm yên tâm, quay bảo Thanh Thanh:
- Ðược rồị Cháu hãy đi chơi với chúng nó một buổi cho vui! Lâu nay, cháu bó chân ở trong nhà mãi, hẳn buồn lắm.
Bà lại đưa mắt khẽ nháy nàng, với vẻ bí mật:
- Chứ đi với “mụ già lẩm cẩm” này thì có gì là vuị Ði tìm vui, mà rồi chẳng thấy vui ở chỗ nào cả!
Thanh Thanh mừng như mở cờ trong bụng, cười nói mười phần khoái chí. Chẳng những nàng vui vì được đi ra ngoài chơi, mà còn đắc ý, vì lần này được chính Uyển Hoa ngỏ lời mời nàng.
Nàng chưa kịp nói một tiếng cảm ơn, Uyển Hoa đã đến gần nói như thúc giục:
- Hiện giờ đã chín giờ năm phút rồi, đúng mười một giờ chúng ta phải ra đị Chị sửa soạn kịp chứ?
- Chắc là kịp! Chắc là phải kịp!
Thanh Thanh dồn dập đáp. rồi lại nhỏ nhẹ hỏi Uyển Hoa:
- Hoa bảo mình nên vận bộ đồ nào hơn?
Uyển Hoa nghĩ một chút rồi bảo:
- Chị mặc đầm, đẹp hơn. Nhớ đi giầy thấp và bằng gót, bởi vì đến ô Lai còn trèo núi nữa đấỵ
- Trèo núi! (Thanh Thanh thích chí như vỗ tay reo) A! ... Thế thì tốt lắm. “Con bé” này sống ở Tân Gia Ba trước nay có biết leo núi gì đâủ
Rồi nàng bô bô kể với bà Phương rằng: chỉ có lần về Ðài Loan này, khi máy bay ghé xuống Hương cảng, nàng mới có dịp “leo núi”. Nàng nhờ người ta dẫn tới trái núi Thái Bình để thưởng ngoạn xem thế nào ...
Kể đến đây, nàng há miệng lắc đầu:
- Nhưng, chơi núi thì có chơi núi, mà “leo núi” thì lại chỉ leo bằng xe hơi!
Uyển Hoa nhìn nàng, khẽ mỉm cười, rồi quay về phòng riêng chuẩn bị ...
Tửu lầu “hoàng tử” vào buổi trưa, thực khách chỉ thưa thớt, bầu không khí nhàn nhã, yên tĩnh Uyển Hoa, Thanh Thanh và Kiến Quốc xúm vào bàn tính về món ăn. Kết quả, ba người cùng ăn cơm gà, nhưng là ba món gà khác nhau: Uyển Hoa thích gà chiên bột; Thanh Thanh muốn gà rô ti đỏ da; Kiến Quốc ưa ăn gà nấu cà rỵ
Dặn bồi bàn xong ba người quay vào trò chuyện vui vẻ, rộn ràng ...
Kiến Quốc cười duyên dáng nói:
- “Gu” của ba chúng ta giống nhau về đại cương, nhưng khác nhau về chi tiết. Ai cũng ăn thịt gà, mà rồi làm phiền nhà bếp bận rộn, chỉ làm một thứ thịt mà phải là ba món khác nhaụ
Uyển Hoa dẩu mỏ:
- Người ta đâu có sợ “bận rộn”? Mở hàng ăn, mà người ta sợ anh kêu nhiều món à?
Hắn quay về bên phải, bảo Thanh Thanh:
- Tôi mời khách như vầy, đơn giản xuyềnh xoàng quá, phải không cổ
Nàng thành thật đáp:
- Như vầy rất tốt! Anh thật khéo biết chọn nhà hàng.
- Ðâu có được thế! (Hắn khách sáo một lời, rồi mỉm cười đắc ý) Ngày thường, tôi rất hiếm bước chân vào quán ăn. Hôm nay, chọn nơi này, là do ba tôi khuyên bảo đó.
Nàng như muốn pha trò cho bữa ăn thêm vui:
- Nếu vậy, món tiền đãi khách hôm nay, hẳn anh cũng “có chỗ chẻ” để đem đi thật khá?
- Có thể nói là như vậy, cô à? Ba má tôi không hạn chế việc tiêu tiền của tôi bao giờ.
Uyển Hoa nói giọng châm chọc:
- Thế thì chẳng bao giờ anh phải “biển thủ” hoặc “vòi vĩnh” nhỉ?
Hắn quay nhìn Uyển Hoa, nhướng cặp mày lên cười chúm chím, rồi quay sang nói chuyện với Thanh Thanh:
- Cụ nhà ở bên ấy có thường gởi thư cho cổ
- Khoảng hai tuần lễ, tôi lại tiếp được một thư, bởi vì ba tôi cũng không bận rộn gì cho lắm.
Nàng mỉm cười nói tiếp như tự chế diễu mình:
- Thư cụ “gởi” cho tôi trước nay chưa có lá nào dài hơn trăm chữ!
- Nghe nói: cụ nhà chỉ có một mình cô ...
- Vâng. Tôi không có chị em, cũng chẳng có anh em.
Hắn cao hứng nói:
- Thế thì chúng ta thật giống nhau! Tôi sống trong gia đình cô đơn từ nhỏ, cho nên tính tình bị ảnh hưởng, rồi thành thói quen.
Nàng cũng cao hứng, hỏi han về trạng huống gia đình hắn. Hắn đáp lời rành rẽ, kể lể tường tận cho nàng nghe rồi bảo nàng:
- Ba tôi là một ủy viên Lập pháp, má tôi cũng là đại biểu Quốc Hội, đồng thời còn kiêm nhiệm công tác phục vụ xã hội, đoàn thể. Hai ông bà đều bận lo việc công, thành thử tôi ở nhà chẳng mấy khi được cha mẹ cai quản. Và trước nay, ba má tôi vẫn khuyên tôi nên bồi dưỡng tinh thần tự trị mới haỵ
Nàng nhìn hắn với ánh mắt khen phục:
- Anh có một gia đình đầy hạnh phúc, phụ mẫu song toàn, lại yêu cưng anh hết mực như thế.
- Thế, dễ thường cụ nhà không yêu mến cô sao!
Giọng nàng có phần xúc động:
- Nhưng, tôi không có mẹ. Tôi mới mở mắt chào đời, má tôi đã từ trần.
- Rồi cô sống với cụ nhà cho đến naỷ
- Sống ở ngoại quốc, không còn mẹ, anh em chị em lại cũng chẳng có, bè bạn cũng rất hiếm; cho nên ở nhà, tôi là đứa con cô độc, ở trường tôi là một học sinh lầm lì ít nóị Các bạn học không mấy gần gũi với tôị
Ba món ăn được bưng lên. Kiến Quốc đưa tay mời hai cô gái dùng bữạ Hắn vừa cầm dao cầm nĩa, vừa tiếp tục nói chuyện:
- Tôi đã qua một thời gian dài với những cảm xúc u buồn y hệt như cô vậỵ Ðại để, vào cái tuổi bắt đầu hiểu biết đời, tôi là một cậu bé không ưa hợp quần, ganh đua với chúng bạn. Tôi bẽn lẽn, e dè, và có mặc cảm tự tỵ Trong thâm tâm khao khát có bạn hữu, mà không có can đảm để làm quen và giao thiệp với người khác. Lên đến trung học, tôi đã cố thay đổi nếp sống cô đơn bằng cuộc sống tập thể, nhưng vẫn không thể chủ động tìm kiếm bạn bè. Thậm chí, có lần ba má tôi cho mời cả lớp học đến nhà dự lễ sinh nhật của tôi, mà tôi cũng không sao vui nhộn lên được. Tôi chỉ nhỏ nhẹ đáp lời chúc mừng của anh này, cười gượng trước câu nói vui kia của anh kiạ Rồi khi tan tiệc, các bạn ra về, tôi lại rơi vào tâm trạng cô đơn như cũ.
Thanh Thanh khoanh hai tay trước ngực khen:
- Anh nói đúng lắm. Chính tôi cũng từng lâm vào cái tâm trạng như anh, nhưng tôi không biết diễn tả lại rõ ràng như thế.
Chàng với nàng cứ xướng đi họa lại với nhau mãi, khiến Uyển Hoa bị “bỏ quên”. Cô gái bực mình nói:
- “Các ngài” vừa ăn vừa nói có được không? Cứ mải mê chuyện trò, đồ ăn nguội hết đó!
Kiến Quốc quay sang mỉm cười với Uyển Hoa, và bắt đầu ăn cơm. Nhưng ăn được vài miếng, hắn lại tạm ngừng để nói tiếp thao thao bất tuyệt:
- Nếp sống cô đơn của tuổi học sinh ảnh hưởng lớn lao đến đời tôị Ngày thi vào đại học, tôi chọn ngành Tâm lý học, bởi vì tôi muốn tự lý giải được mâu thuẫn trong lòng tôị Và về sau, tôi khám phá được nghuyên nhân: sở dĩ tôi lâm vào tâm trạng cô độc là vì tôi không có anh chị em. Như vậy làm sao biết được cách thức đối xử với các bạn trẻ của mình. Vậy, thiết tưởng chúng ta không nên nói đó là một thứ quan hệ “nhân quả tuần hoàn” mà nên nói rằng đó là một thứ xu hướng tất nhiên.
Thanh Thanh chăm chú nghe hắn giảng luận. Nàng có vẻ cảm phục vô cùng, khẽ gật đầu, như để tỏ ý đã lĩnh hội thấu đáọ Hắn thấy thế, mỉm cười hòa ái, nói với giọng rất tự nhiên:
- Nhưng tôi khuyên cô chẳng cần quan tâm quá nhiều đến vấn đề nàỵ Con người chúng ta đây, chắc không đến nỗi nào phải lo mình không có bạn tốt. Chúng ta đã khao khát cảm tình từ lâu rồi, tất nhiên chúng ta biết tôn trọng người khác, tôn trọng tình bạn, tôn trọng tình cảm. Vấn đề chỉ là cái phương thức biểu lộ cảm tình của chúng ta, có chỗ chưa thích hợp. Nhưng bất luận ở đâu, lúc nào, đối với bất cứ ai chúng ta đều một lòng chân thành, chân thành không ai bằng được.
Thanh Thanh vui lòng hả dạ ra mặt. Nàng thở một hơi dài, như giải quyết xong một vấn đề tâm sự gay gọ Nàng lại nhìn hắn với nụ cười nhu mì khả ái, đôi mắt đen mở lớn như cườị
Nàng ngắm nhìn vầng trán cao với cái mũi thẳng quí tướng của hắn, và nói như thốt tự đáy lòng:
- Rất cảm ơn anh. Kể từ ngày cắp sách đi học, đến nay tôi mới được nghe giảng một bài học có giá trị to tát là những lời vàng ngọc anh vừa nói ra vậỵ
Cô chớ nói quá đáng như thế! Chẳng qua tôi thuận miệng nói tràn vậy thôị
- Nhưng ít nhất, anh cũng đã hé cho tôi thấy một ánh sáng soi đường. Nhờ sự “khả thị” của anh đó, tôi có thể khỏi cần theo học ngành Tâm lý nữạ
Hắn cười sung sướng, xắn mạnh dao nĩa trên món ăn, và chỉ chốc lát đã ăn hết dĩa cà ry gà. Ăn xong, hắn rung đùi ngồi đợi hai cô gái nhẩn nha ăn phần của họ một cách chậm rãi ...
Chuyến du ngoạn tập thể do câu lạc bộ “tam nhất” trường đại học của Trần Kiến Quốc tổ chức, diễn ra không được như ý các sinh viên tham dự. Bởi người chủ trì thiếu kinh nghiệm nên mọi việc lộn xộn, thiếu trật tự. Mười sáu người du ngoạn kéo tới tụ tập ở của trụ sở ủy ban Thanh niên phục vụ, đại lộ Trung Sơn. Tập họp đủ, thì đã một giờ rưỡi chiềụ Bàn đi tính lại mãi, rồi lỡ hết chuyến xe ca nọ đến chuyến xe buýt kia ... Cuối cùng, lại pphải mướn bốn chiếc taxi để đi ô laị Lên đến núi, vì thời gian có hạn phải gác bỏ nhiều tiết mục trong chương trình. Ðoàn du ngoạn chỉ ngồi xe ca một đoạn, đi ngắm cảnh thác nước từ cao đổ xuống, và xem mấy thiếu nữ thượng nhảy múạ Kế, họ tìm ra đường phố ô Lai, mua các thứ mỹ phẩm địa phương làm kỷ niệm. Họ chụp ảnh với nhau, rồi vội vã lên taxi, trở về Ðài bắc.
Ðoàn taxi về đến nhà ga thì dừng lạị Bấy giờ thành phố đã lên đèn sáng rực khắp nơị
Trần Kiến Quốc xem đồng hồ, thấy đã bảy giờ. Hắn hỏi Uyển Hoa, thấy cô bạn gái nín thinh trơ trơ, không nóị Hắn cười bảo nàng:
- Cô đã nói: bữa cơm tối nay, cô đãi chúng tôị Thế cô định mời chúng tôi đến chỗ nào đâỷ
- “Chúng tôi”!!
Nghe hắn dùng hai tiếng “chúng tôi” để chỉ hắn và Thanh Thanh mà Uyển Hoa tức bực, ngao ngán trong lòng. Nàng vênh mặt đáp nửa nạc nửa mở:
- Nhưng lúc này ... có lẽ tôi không dám mời nữa!
Thanh Thanh nghe nói, vui mừng hớn hở, “vồ” ngay:
- Nếu thế, xin cho tôi được làm chủ, đãi “nhị vị” một bữa nào! Anh Quốc ơi, chúng mình nên đến nhà hàng thì tốt hơn?
Kiến Quốc đã nhận thấy Uyển Hoa có ý khang khác, không trả lời Thanh Thanh, bèn ghé tai Uyển Hoa, khẽ hỏi:
- Hoa ơi, em làm sao thế?
Nàng lạnh lùng đáp:
- Chẳng làm sao cả!
- Em mệt rồi, phải không? (Hắn uốn giọng êm ái hỏi)
Nàng im lặng, hắn lại hỏi thêm:
- Anh có điều gì không phải với em??
Nàng vẫn lặng thinh, không rỉ răng:
- Nếu vậy ...
Kiến Quốc chưa kịp nói dứt, Thanh Thanh lại rối rít thúc giục:
- Anh Quốc! Chúng mình nên ăn cơm tối ở đâu tốt hơn?
Ba người kéo nhau đi một đoạn. Khi đến gần quán cơm Sơn Tây, Kiến Quốc sực nghĩ ra, liền nắm lấy cánh tay Uyển Hoa, kéo ngoặt về phía tay mặt. Rồi hắn tươi cười bảo Thanh Thanh:
- Vào nhà hàng này, được không?
Cơn bực tức trong lòng Uyển Hoa đến phút chót, được nàng cố nén êm. Nàng đành im lặng để cho Kiến Quốc dẫn vào nhà hàng Sơn Tâỵ Ba người ăn một bữa thịnh soạn. Nhưng Uyển Hoa muốn giữ phong độ và lời hứa, nên cuối cùng, nàng đòi được trả tiền.