Trời đang tối dần. Bên ngoài, tuyết đóng thành từng mảng to. Chồm người về phía trước, Tay ông M nhấn nút vào cây đèn để bàn chụp xanh. Chùm sáng vàng hắt thành vũng trên mặt bàn phủ da đỏ. Căn phòng có vẻ ấm cúng hẳn. Ông M đột nhiên kéo chồng hồ sơ dày về phía mình.
Mãi lo về khẩu súng, James không để ý đến nó. Liếc ngang qua các hàng chữ to không mấy khó khăn, anh chàng thấm nghĩ: Quái, Strangsway có chuyện gì ư? Còn Truebloody là ai?
Vừa nhấn cái nút trên bàn, ông M vừa nói:
- Bác chỉ nắm sơ sơ vụ việc. Tay Chánh văn phòng biết rõ nội tình. Bác e rằng vấn đề này có đôi chút khó khăn.
Vài phút sau, tay Chánh văn phòng Bill bước vào. Bill từng là Đại tá ở Sappers. Một anh chàng trạc tuổi James nhưng mái tóc bắt đầu nhuốm bạc ở hai bát. Gánh nặng của công việc, trách nhiệm trước tổ chức làm hắn ta già trước tuổi. Cũng còn may cho hắn. Nhờ có sức chịu đựng dẻo dai cùng với tính vui nhộn bẩm sinh, nếu không chắc hẳn phải về hưu non từ lâu.
James đâu có lạ gì Bill. Hai người vốn là cặp bài trùng ở Cục Phản gián.
Vừa thấy 007, Bill mỉm cười. Ông M nói:
- Kéo ghế ngồi đi Bill. Tôi đang định bàn với 007 chuyện của Strangsway. Cần phải làm rõ sự tình trước khi chúng ta bổ nhiệm người mới ở đó. Trong thời gian sắp tới 007 sẽ là quyền Phân Cục Trưởng. Tôi muốn tuần tới anh ta lên đường. Liệu cậu có thể thu xếp thủ tục với bên Bộ Thuộc địa và Chính phủ? Nào, bây giờ chúng ta bàn về vụ của Strangsway.
Quay sang James, ông M nói tiếp:
- Chắc cháu không lạ gì Strangsway phải không? Cháu từng cộng tác với ông ta 5 năm về trước trong vụ tìm kiếm kho tàng, đúng không? Theo cháu, ông ta là người như thế nào?
- Một nhân viên mẫu mực. Có hơi căng thẳng một tí. Lẽ ra theo cháu, ông ấy đã thuyên chuyển từ lâu rồi. Ở miền nhiệt đới, 5 năm quả là một thời gian khá dài.
Không màng đến lời nhận xét, ông M hỏi tiếp:
- Còn nhân vật thứ hai trong Phân Cục, cô Mary Truebloody, Cháu từng gặp qua chưa?
- Dạ chưa.
- Cô ta có lý lịch nhân thân rất tốt. Từng là thủ trưởng của W.R.N.S trước khi về làm việc cho chúng ta. Chưa mắc một khuyết điểm nào. Dáng vẻ rất xinh. Có thể đây là một nghi vấn. Theo cháu, Strangsway có thuộc loại mèo mỡ lăng nhăng?
- Cháu không chắc điều này. Nhưng chuyện gì đã xảy ra với họ?
James không thốt ra lời nhận xét bất lợi cho ông ta. Mà cũng dám lắm. Cái tay này lúc nào cũng mướt rượt, ăn diện bảnh bao.
- Đó là điều chúng ta cần tìm ra. Đột nhiên họ biến mất. Không để lại một dấu vết gì cả. Trong một buổi tối cách đây ba tuần. Ngôi nhà gỗ từng là văn phòng làm việc của ông ta biến thành đám tro tàn cùng toàn bộ hồ sơ tài liệu. Đồ đạc của cô gái còn nguyên kể cả hộ chiếu. Nhưng làm hai cuốn hộ chiếu giả với Strangsway không khó gì. Với chức vụ Thanh tra ở Caribê, ông ta có cả chồng hộ chiếu khống. Đám cớm ở đấy đang kiểm tra toàn bộ danh sách hành khách trong tất cả các chuyến bay từ Caribê đi Florida, Nam Mỹ và những hòn đảo trong vùng. Chưa có kết quả gì hết. Có lẽ họ còn quanh quẩn ở đó đôi ba ngày trước khi dông mất. Cô gái có thể nhuộm tóc, hoá trang đôi chút. Đám an ninh sân bay ở đấy năng lực luôn yếu kém. Sờ sờ ra trước mắt còn chẳng thấy nữa là. Tôi nói có đúng không Bill?
Giọng của Bill không chắc chắn. Chừng như hắn còn hồ nghi điều gì.
- Vâng, có lẽ thế, thưa sếp. Nhưng tôi vẫn không hiểu về cú liên lạc vô tuyến lần cuối cùng.
Quay sang James, Bill bắt đầu kể:
- Họ bắt đầu buổi điện báo thường lệ vào lúc 6 giờ 30 chiều, giờ Jamaica. Theo nhận định của hệ thống kiểm soát điện báo, có lẽ Mary đánh mật mã gọi về WWW. Nhưng sau đó bỏ lửng. Chúng ta cố gắng liên lạc nhưng không được. Hình như có chuyện gì xảy ra ở đấy. Rồi chẳng có tín hiệu trả lời cho báo động Xanh, báo động Đỏ. Sự việc chỉ có bấy nhiêu. Ngày hôm sau, cơ quan III gởi 258 từ Washington đến. Ngay sau đó, đám cảnh sát vào cuộc. Chính phủ không muốn làm căng vụ này. Họ định xếp êm cho xong chuyện
Có một vài điểm bất lợi với Strangsway. Hình như hắn ta có quan hệ lăng nhăng với một vài cô gái. Xét cho cùng, cũng không trách được ông ta. Không nhiều công việc lắm. Thì giờ rảnh rỗi chả biết làm gì. Tán gái riết rồi dính. Dính rồi định trốn đi xây tổ uyên ương. Thế là chính phủ đưa ra quyết định ngay. Đám cớm cũng nhận xét như thế. Chuyện gái ghiếc có lẽ là lý do thuyết phục nhất. 258 đến đấy một tuần cũng không tìm ra gì cả đành trở về Washington. Cho đến giờ, đám cớm có mà ra gì đâu. Chỉ là phỏng đoán.
Bill dừng một chút xíu. Rồi hắn quay sang ông M, Giọng từ tốn:
- Thưa sếp, tôi biết sếp đồng ý với nhận định của chính phủ. Nhưng có một điều tôi thấy không thoả đáng. Đó là cú liên lạc điện báo cuối cùng. Nếu ráp nó vào vụ một cặp tình nhân bỏ nhiệm sở trốn đi, tôi thấy không ổn. Những người bạn của Strangsway tại Câu lạc bộ cho biết ngày hôm ấy hắn ta vẫn bình thường. Không có điểm gì đáng nghi . Rời buổi đánh bài bridge dở dang vào lúc 6 giờ 15, hắn ta còn quay lại dặn đám chiến hữu hai mươi phút sau trở lại. Chiều nào cũng hệt như thế. Thời gian biểu luôn chính xác. Rồi bổng nhiên hắn ta mất tích. Chiếc xe hơi thậm chí còn bỏ ngoài đường ngay trước Câu lạc bộ. Nếu hắn ta muốn chuồn đi với nhân tình, sao lại để mấy người kia ngồi chờ? Đi buổi sáng có phải tiện hơn không? Hay đợi đến khuya, sau khi hoàn tất cú điện báo, thu xếp hết đồ đạc? Vấn đề này làm tôi cứ nghĩ mãi không ra.
Giọng ông M có vẻ lưỡng lự:
- Tình yêu luôn làm con người ta mù quáng. Dĩ nhiên, mù quáng sẽ dẫn đến ngu dại. Ngoài lý do ấy ra, có thể giải thích vụ này như thế nào? Một Phân cục buồn tẻ, không có nhiều việc để làm. Báo cáo ngày nào cũng y như ngày nấy. Đôi khi có bọn cướp bị truy nã trốn nước Anh dông đến đấy núp chờ thời. Tôi không nghĩ vụ việc của Strangsway lại to chuyện hơn thế đâu.
Quay sang James, ông ta hỏi:
- Cháu nghĩ sao?
Giọng anh chàng quả quyết:
- Theo cháu, sự việc không diễn ra kỳ lạ như thế. Có thể ông ta có dính líu tình cảm với cô gái. Nhưng với tính cách của Strangsway, công vụ bao giờ cũng xếp lên trên. Cục Phản gián luôn là ước mơ lớn nhất trong cuộc đời của ông ấy. Chẳng bao giờ ông ta xem thường nó. Cháu có thể thấy điều này qua những báo cáo của ông ta. Dù không có gì vẫn viết rất tỉ mỉ, cẩn thận.Cô gái kia cũng vậy. Tại sao hai người lại trốn đi trong khi hoàn toàn có thể xin chuyển công tác? Còn vụ điện báo lại bỏ dỡ giữa chừng nửa. Cô ta từng là thủ trưởng của W.R.N.S. Sao lại tắc trách và nông nổi như mấy ẻm mới lớn được.
- Bác chấp nhận lời nhận xét chân tình của cháu. Bác cũng đắn đo về những điều này. Tuy nhiên trước khi có đáp án cụ thể, chúng ta phải dự đoán tất cả những khả năng có thể xảy ra. Cháu có nghĩ ra giãi pháp nào không?
Tựa lưng vào ghế, ông M chờ đợi. Với lấy ống píp, ông bắt đầu nhồi thuốc. Thuở giờ ông M có khoái ba cái vụ kỳ cục như vậy đâu. Giãi quyết vụ sếp lẹo tẹo với nhân viên nữ rồi mất tiêu. Trời ơi, đây là Cục Phản gián mà. Đâu phải là cơ quan chuyên trách về hôn nhân gia đình. Còn biết bao nhiêu điệp vụ quan trọng trên thế giới đang chờ ông xử lý. Đành gởi 007 đến giả vờ thi hành công vụ để xếp lại vụ việc. Sẵn cho anh chàng một kỳ nghỉ an dưỡng.
Đặt cái tẩu vào miệng, ông châm lửa:
- Nào James, có ý kiến gì không?
Anh chàng không muốn đưa ra lời nhận xét vội vàng. Mà Bill nói cũng có lý lắm chứ. Anh chàng khoái tính cách của Strangsway. Nhiệt tình, năng động.
Tuy có hơi nóng tánh một chút nhưng hắn ta không đến nỗi ấm đầu như nhận định của Chính phủ.
Hình như nhớ ra điều gì, James hỏi:
- Thưa bác, cháu có chút thắc mắc. Strangsway theo dõi vụ án cuối cùng nào? Ông ta có báo cáo gì không? Cơ quan III có yêu cầu ông ta vấn đề gì đặc biệt? Trong vài tháng gần đây có bất cứ gút mắc gì không?
- Không có gì. Ông M quả quyết.
Lấy cái tẩu ra, ông chỉ về phía Bill:
- Đúng không nào?
- Vâng, thưa sếp. Chỉ có vụ mấy con chim chết tiệt.
Chà, ông M đáp lại giọng khinh khinh:
- Ừ nhỉ. Một vài con két ở sở thú hay của ai đó. Nhờ chúng ta liên hệ với Bộ Thuộc dịa. Cũng hơn sáu tuần trước đây.
- Vâng, thưa sếp. Nhưng không phải là sở thú. Đó là một tổ chức ở Mỹ có tên Audubon. Họ bảo vệ những động vật hoang dã. Đại loại như thế. Họ liên hệ với Đại sứ quán của chúng ta ở Washington. Rồi bên Bộ Ngoại giao giới thiệu họ đến Bộ Thuộc địa. Dường như tại Mỹ, đám này có khá nhiều quyền lực. Thậm chí họ còn rào một hàng rào điện tử để ngăn chặn bọn trộm cắp tổ chim.
Ông M khịt mũi:
- Một thứ chim qoái quỷ gì có tên là sếu Whooping. Cháu có thể đọc chúng trong tài liệu này.
James vẫn kiên quyết:
- Thưa bác, đám Audubon muốn chúng ta làm gì?
Tay vẫy cái tẩu với vẻ bực bội, ông M dẩy chồng hồ sơ về phía Bill:
- Này, Bill. Kể cho 007 nghe đi.
Nhặt lấy, Bill lật phần cuối tìm những trang cần thiết rồi gấp đôi hồ sơ lại. James thấy ngay phía trên có dấu mộc xanh, trắng của Bộ Thuộc địa. Anh chàng vẫn ngồi yên vẻ dửng dưng.
Còn ông M nhìn James với ánh mắt bồn chồn.
- Chúng ta chuyển tài liệu cho Strangsway vào ngày 20 tháng Giêng. Ông ta báo đã nhận được. Rồi sau đó, không thấy ông ta trả lời gì cả.
Tựa lưng vào ghế, Bill nhìn James nói tiếp:
- Dường như có một loài chim tên là Roseate Spoonbill. Hình của nó đính kèm theo hồ sơ. Giống như một loài cò hồng có cái mỏ dài, dẹp, xấu xí dùng để đào thức ăn trong bùn. Đã nhiều năm qua, chúng gần như tuyệt chủng. Trước chiến tranh một chút, chúng còn sót lại khoảng trăm con trên thế giới. Chủ yếu tập trung ở Florida và vùng phụ cận. Sau đó, có người phát hiện một đàn trên một hòn đảo Crab Key giữa Jamaica và Cuba. Nó nằm trong quần đảo Jamaica, thuộc địa của vương quốc Anh. Tài nguyên chủ yếu trước kia của nó là nguồn phân chim. Nhưng trữ lượng quá thấp mà phí tổn khai thác lại cao. Công việc kinh doanh phải ngừng lại. Dường như loài này đã sống ở đó khoảng năm mươi năm. Đám Audubon đến đấy quan sát rồi mướn một khu đất làm nơi bảo tồn có hai người giám sát. Họ còn thuyết phục các hang hàng không đừng bay ngang hòn đảo để tránh làm lũ chim hoảng sợ. Có chổ sống ổn định, bầy chim sinh sản rất nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn chúng có đến năm ngàn con. Sau đấy chiến tranh nổ ra. Giá phân chim đột nhiên tăng lên. Một tay nào đó nghĩ đến hòn đảo này. Gã thuyết phục chính quyền Jamaica mua đứt hòn đảo này với giá mười ngàn bảng. Gã còn hứa sẽ không làm phiền đến khu bảo tồn. Lúc ấy vào năm 1943. Rồi gã đưa tới một số nhân công thuê với giá bèo khai thác phân chim. Vậy mà gã cũng kiếm được bộn bạc. Dạo gần đây, giá phân chim lại tuột xuống thê thảm. Theo cái đà nay, gã sắp phải dẹp tiệm.
- Gã ấy là ai?
- Một người Hoa lai Đức, tự gọi mình là bác sĩ No, Julius No. Chả biết có bước chân vô trường Y nào hay chưa? Hay chỉ là mấy tên lang băm bịp bợm. Bác sĩ lại đi kinh doanh phân. Kể cũng lạ.
- No? Ngược nghĩa với yes à?
- Ừ.
- Có thêm chi tiết nào về gã này không?
- Chẳng có gì. Gã rất kín đáo. Không giao tiếp với bất cứ ai. Gã không muốn lũ chim, nguồn cung cấp phân bị quấy rầy. Rồi thời gian dần trôi qua, cũng chẳng có gì đáng nói. Mãi cho đến trước Noen, một tay giám sát của Audubon chèo thuyền tới bờ Bắc của Jamaica. Ấy, một tay vóc dáng vạm vỡ, người vùng Barba. Người hắn lả đi. Toàn thân bị phỏng. Vết thương rất nghiêm trọng. Vài ngày sau, hắn chết. Lúc hấp hối, hắn trăn trối lại vài điều. Thật không thể tin được. Một con rồng chả biết từ đâu hiện ra, miệng khạc lửa tấn công vào lán trại của hắn, giết chết tên giám sát còn lại, đốt sạch mọi thứ rồi khạc lửa vào lũ chim hiếm. Bầy chim hoảng sợ bay mất tiêu. Có Chúa mới biết bây giờ chúng ở đâu. Dù toàn thân phỏng nặng, hắn cũng cố lết về phía bờ biển, lấy trộm một chiếc thuyền, chèo suốt đêm tới Jamaica. Cò lẽ trong cơn mê sảng, hắn kể chuyện điên rồ. Sau đó, đám Audubon hay được. Dễ gì bon này để yên. Họ phái hai thám tử dùng một chiếc Beechcraft bay từ Miami đến điều tra. Trên đảo có một cầu hàng không gã No xây dựng để vận chuyển lương thực.
Đột nhiên, ông M xen vào, giọng chua chat:
- Bọn ăn không ngồi rồi quẳng không ít tiền cho lũ chim.
- Vâng. Chuyện kỳ lạ này nối tiếp chuyện kỳ lạ khác. Chiếc Beechcraft bị rơi. Thêm hai tên Audubon thiệt mạng. Bọn này bắt đầu giận dữ. Họ có dù to lắm ở Washington. Thế là họ mượn đựoc một tàu chiến nhỏ trong đội tàu tập trận của Hải quân Hoa Kỳ ở vùng biển Caribê. Khi chiếc tàu đến gần hòn đảo, viên thuyền trưởng điện đàm với gã No. Mà miệng gã nay dẻo lắm. Không khác gì miệng lưỡi của đám con buôn. Gã nói năng ra vẻ ôn tồn, không một chút cáu gắt. Nghe được những lời đường mật, viên thuyền trưởng khoái chí. Tên No chỉ cho phép một mình viên thuyền trưởng dùng cầu thang không lên đảo xem xét. Chiếc Beechcraft biến thành đống sát vụn. Nhưng chả có điềm khả nghi. Có lẽ nó đáp xuống đảo vội quá nên đâm vào vách núi. Xác của hai tên Audubon và phi công được tẩm liệm tử tế trong mấy cái hòm đắt tiền. Buổi tiễn đưa ba cái quan tài mới long trọng làm sao. Bọn chúng khua chiêng, đánh trống om sòm. Thềy bùa thầy pháp la hét inh ỏi. Viên thuyền trưởng xúc động. Rồi ông ta yêu cầu đến lán trại của khu bảo tồn. Ở đấy, không có gì ngoài một đống hoang tàn cháy rụi. Theo lời gã No, có lẽ do quá cô đơn, không gái ghiếc, nhiệt độ môi trường khá cao, mấy tên Audubon đâm ra loạn trí. Rồi trong cơn hoang tưởng, một tên tự đốt cháy tất cả. Chừng nghe cũng có lý lắm chớ. Sống cô đơn trên hoang đảo hơn mười năm hai gã làm gì mà chịu nổi. Âm dương không điều hoà theo triết học Trung Hoa dễ dẫn đến điên loạn.
Quả là ngọt mật chết ruồi. Viên thuyền trưởng nghe thấy bùi tai. Có gì đâu mà xem cho phí thời giờ? Cả khu bảo tồn giờ chỉ là một đống đổ nát hoang tàn với vài cặp vợ chồng cò mỏ dẹp. Quay về tàu, ông ta ra lệnh nhổ neo dông mất.
Đám Audubon biết được đâm ra cuồng nộ. Họ yêu cầu chúng ta vào cuộc. Dĩ nhiên, Bộ Thuộc địa và chính quyền Jamaica đâu có mặn mòi gì ba cái chuyện chim chóc. Bên này đá qua. Bên kia đá lại. Cuối cũng vụ việc rơi vào trong tay Cục Phản gián.
Khẻ nhún vai, Bill chỉ vào chồng hồ sơ:
- Thế là câu chuyện thần tiên cùng lũ chim choc đáp vào văn phòng của Strangsway.
Ông M nhìn James, vẻ khinh khỉnh:
- Nào 007. Cháu hiểu ý của bác rồi chứ? Mấy con mụ thừa tiền lắm của, ở không chẳng biết làm gì, luôn làm cho chuyện bé xé ra to. Thời đại bây giờ, mấy tay giàu có quá bắt đầu nghĩ đến chuyện bảo tồn: từ nhà thờ nhà cổ, bức tranh bị mục nát, chim chóc, thú vật … Hàng trăm hàng ngàn như thế. Người đâu mà thoả mãn ý thích điên khùng của họ. Vấn đề rắc rối là họ có ô dù quá to ở Washington, những chính trị gia hàng đầu. Họ có cả núi tiền nửa chứ. Lạy Chúa, không biết họ đào từ đâu ra? Mấy mụ già đó mà quậy thôi không còn đường chống dỡ. Phải làm thế nào cho dư luận dịu lại. Thời gian sẽ làm họ quên. Chúng ta phải dính líu vì nó thuộc lãnh thổ của vương quốc Anh. Nhưng lại là hòn đảo thuộc chủ quyền tư nhân. Không ai có thể xâm phạm. Bác làm gì bây giờ? Gởi đến đấy một chiếc tàu ngầm? Mà để làm gì kia chứ? Tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra với lũ cò? Vụ việc cuối cùng của Strangsway xử lý là thế.
Ông ta bắt đầu khịt mũi, người ngiêng về phía trước:
- Còn câu hỏi nào khác không? Bác còn khối chuyện phải làm.
Anh chàng mỉm cười. Lòng thầm nghĩ: Ông M đôi lúc trở nên cáu gắt. Sức nặng của công việc, trách nhiệm với Chính phủ, uy tín trước nhân viên khiến ông ta lúc nào cũng bị ám ảnh về hiệu quả công việc Ông ta cứ sợ hoang phí thời gian, công quỹ. Rồi anh chàng đứng lên:
- Thưa bác, cháu cần xem lại hồ sơ. Cho đến giờ, 5 xác chết ít nhiều có liên quan tới lũ chim. Strangsway và Trueblood cũng không nằm ngoài lý do này. Cháu biết nói thế có lẽ phi lý. Thậm chí là buồn cười nữa. Nhưng đến giờ chúng ta chưa có một bằng chứng nào cả. Tất cả chỉ là phỏng đoán.
Giọng ông M bực bội:
- Thế được rồi. Cháu phải thu xếp nhanh lên. Rồi đến dấy như một kỳ nghỉ. Có thể phải sắp xếp lại từ đầu.
Giơ tay lấy chồng hồ sơ, anh chàng định nhặt luôn khẩu Beretta cùng cái bao da.
Ngay lúc đó giọng ông M gần như quát:
- Không, Lần sau bác phải thấy cháu mang hai cây súng kia.
Nhìn vào ánh mắt của ông ta, James cảm thấy bực dọc. Vâng, lần đầu tiên trong đời, James thấy ghét ông. Anh chàng đâu có lạ gì tính khí của ông ta: cương quyết, nghiêm khắc. Một phần cũng do lỗi của anh chàng. Điệp vụ vừa qua 007 xém chút mất mạng. Đến Caribê lần này có khác nào thời gian nghỉ phép? Tới bờ biển nắng ấm để tránh cảnh giông tố ở London? Có bao giờ ông M để cho đám nhân viên ăn ở không đâu? Sao lại phái mình đến dấy chứ? Chẳng lẽ ông ta muốn chọc quê mình sao? Cái lão già chết tiệt.
Nỗi giận dữ bắt đầu dâng lên trong làng James. Khắp cả người anh chàng nóng ran, da thịt như có lũ kiến đanh bò.
Cố nén lại, giọng James nhẹ nhàng.
- Vâng, cháu hiểu, thưa bác.
Mặt sưng một đống, anh chàng quay gót bước ra.