Hãy nói khi ấy ở trong kinh, khách nghe danh tôi mà đến nhiều lắm. Nguyên có lời đồn rằng được đại thần tiến cử, có thánh chỉ tuyên triệu, tôi là bậc kỳ tài nơi núi non, còn y dược là nghề mọn có đáng kể chi. Từ đó các quan nha đệ tử và những người trong đám nho học ngày ngày kéo nhau đến hỏi thăm tôi, hoặc nói chuyện thời nay, kể chuyện thời xưa, hoặc bàn luận cái hay, cái dở trong nghề thuốc. Chỗ ngồi không lúc vắng khách, chén nước không buổi vơi trà. Trong những ngày ấy cùng người thù tạc
[91] thật là bận rộn. Ngày kia Hình quan
[92] tên Bật Trực, người ở An Toàn. Giám sinh
[93] tên Hằng người ở Nộn Liễu
[94] và hai Huấn đạo, một tên Dư, một tên Vụ, đều là anh em ở Đông Lũy; cả bốn ông ấy là những dật sĩ, cùng với Giám sinh Sơn Tây hiệu Thanh Hồ, Sơn Nam Thi Xã hiệu Thúy Anh cùng mang theo rượu với đồ nhắm đến chỗ tôi ngụ đánh chén. Các ông hỏi tôi rằng: “Nghe nói tiên sinh đã tinh thông cái học về tính mệnh lại có cái thi tứ phong lưu của Lý Đỗ, chắc đã soạn thành nhiều bài thơ, xin đừng giấu lời vàng ngọc mà cho kẻ hậu bối được thăm chốn cung tường, có nên chăng?”. Tôi từ tạ mà rằng: “Thơ là để nói lên cái chí của mình, cái chí ắt hiện ra ở lời thơ; chẳng qua cũng góp nhặt những bài cũ kỹ, lời thì tạp nhạp, tiếng thì quê mùa, há dám múa rìu qua mắt thợ để làm trò cười sao?”. Các ông nói: “Tiên sinh chẳng nên quá khiêm tốn, chúng ta đều là đồng đạo, ý đã hợp, hà tất ngần ngại chi”. Tôi mới đem bài thơ Cảm Hoài lúc đi đường vâng chỉ về kinh đệ nạp để các ông coi. Viên Hình công nói: “Đạm bạc mà có ý vị, hòa nhã mà ra kiêu căng. Chẳng nói đến sang mà nói đến giàu, đúng là ý tại ngôn ngoại. Ý vị chứa đựng chẳng cùng vậy”. Viên Giám sinh nói: “Một giòng khí vị do cảnh khói mây tạo ra cho thấy rõ ràng ngài là bậc ẩn giả vậy”. Tối đến tiệc tan, mọi người giải tán. Ngày hôm sau, các ông ấy đều sai người nhà đưa thư đến. Tôi mở ra coi thì là những bài thơ họa lại thơ của tôi, tôi giữ cả lại để lưu chiểu.
Thơ họa của Viên Hình Công
[95] và lời dẫn
Tiên sinh vốn dòng trâm anh, rời bỏ đến chốn lâm tuyền đã bao nhiêu năm tháng rồi. Kẻ biết thời vụ như tiên sinh hẳn có điều siêu việt khác người, lánh ẩn tu dưỡng, chơi coi nước non, đáng là vị lãnh tụ trọng vọng như sơn đẩu, bọn sinh sau thực chẳng noi kịp. Nay thăm nhà: khăn tẩm sắc khói mây vẩn, lời đượm mùi dược hoa thơm, thật là vui thích thay! Lại nghe nói ngón đàn cầm của tiên sinh cũng là một cái thú cao diệu (lúc đó chỗ tôi ngồi có cái đàn cầm bảy dây). Phong nhã khiến người mến phục; bất giác tối sập đến, nay xin nối điêu, nếu thơ được thâu nhận thì lấy làm hân hạnh.
Thù thị trâm anh khứ luyện chân
Kim sa ngân tuyết bất ưng bần
Nhất lung quế truật dược trung vật
Vạn trạng yên hà phương ngoại thân
Chữ thạch lạc nhiêu tri vị xứ
Tiêu đồng hận thiểu thẩm âm nhân
Cung tinh thử nhật Hiên Kỳ hội
Hảo tế thị dân phụ thị quân.
Coi nhẹ công danh luyện tính chân Cát vàng tuyết bạc há đâu bần Một lồng quế truật bền hương dược Muôn lớp yên hà gửi tấm thân Chử thạch[96] ai kia vui biết vị Tiêu đồng[97] khách giận ít cao nhân Kỳ Hoàng hội ấy ngày nay gặp Gắng cứu dân lại giúp Thánh quân. Thơ họa của Nộn Liễu Giám Sinh với lời dẫn Nhà lan quyển vàng, giữa hạ gió mát, đó là cái lạc thú của ông vậy. Nay ông tuổi hạc đã cao mà cái chí cũng cao. Bữa nọ hân hạnh được ngồi hầu chuyện, ông cho coi bài thơ
Thuật hoài lúc đi đường, đọc đi đọc lại, nhận thấy ý thơ mạnh mẽ, cốt cách cao quý, tỏ nỗi lưu luyến non xưa với đá trắng mây hồng. Nay trộm nối điêu mà họa lại.
Cây vừng củ núi dưỡng thiên chân Đất tốt dong chơi há chịu bần Sơn dã cầm kỳ vui dật khách Trí nhân[98] non nước được nhàn thân Liêm ngoan tục[99] cải phô tâm tích Cao tễ linh đan cứu thế nhân Đã sẵn sâm linh đem bổ trợ Còn điều ngũ vị giúp minh quân. Hồ ma sơn dược dưỡng thiên chân
Sinh địa ưu du bất ngã bần
Tục đoạn cầm kỳ sơn dã khách
Thong dong thủy thạch trí nhân thân
Phong đẳng viễn chí liêm ngoan tục
Thảo tiễn linh sa hoạt thế nhân
Nguyên bị sâm linh kham bổ tễ
Ưng điều ngũ vị tán minh quân.
Thơ họa của quan Huấn Đạo (người anh)
Chẳng đến Hương sơn hỏi giả chân Hãy coi phu tử chỉ vui bần Núi rừng học đạo thanh nhàn thú Đất nước nghe danh đạo đức thân Người hám lợi danh quen thế tục Ta đâu xu hướng giống thời nhân Già gây sự nghiệp nhờ tài lớn Mới rõ tôi hiền gặp Thánh quân. Mạc tựu Hương sơn đính nhạn chân
Chỉ khan phu tử lạc nhi bần
Lâm tuyền thúc nhĩ thanh nhàn thú
Kinh quốc phiên nhiên đạo đức thân
Chỉ kiến thao thao vô tự ngã
Cố ưng lục lục bất như nhân
Vãn thành khả kiến kinh luân hội
Hữu thị thần tư hữu thị quân.
Thơ họa của quan Huấn Đạo (người em)
Cung đàn lý thú dưỡng thiên chân[100] Hồ dễ giàu sang bức được bần Hoa động bay hương vui dật khách Trăng song vô sắc được nhàn thân Đón nghênh lễ ấy trưng long điển Cầm hạc[101] tình này tựa cổ nhân Thành thị lâm tuyền qua lại khắp Giữ tròn hành chỉ[102] đạo thần quân.[103] Nhất khương lý thú lạc thiên chân
Phú quý yên năng bức đắc bần
Hoa quật hữu hương cung thắng khách
Nguyệt song vô sắc ngụ nhàn thân
Cung tinh sa giác phi thường điển
Cầm hạc trung thành sự thích nhân
Tuyền hác thị thành kinh lịch xứ
Thời tai hành chỉ thái thiên quân.
Thơ họa của Giám sinh Sơn Tây Hạo nhiên khí ấy bởi thiên chân Ngày tháng tiêu dao xá kể bần Bát trận[104] xưa nay am thể chế[105] Tam tài[106] trời đất thấu tâm thân Tài không Khương-Phó[107] hay yên nước Vọng sánh Kỳ Hoàng từng cứu nhân Ta muốn thay lời Sào Hứa nói: Ba vua Bốn Thánh buổi minh quân. Hạo nhiên chính khí
[108] đắc thiên chân
Tuế nguyệt tiêu dao bất kể bần
Bát trận cổ kim minh thể chế
Tam tài thiên địa hội tâm thân
Tài phi Khương Phó năng y quốc
Vọng thiếp Kỳ Hoàng lũ hoạt nhân
Vị ngã đương vi Sào Hứa ngữ
Tam hoàng
[109], Tứ thánh
[110] thái bình quân
Thơ của Cựu Thi Xã Thuở thiếu thời tôi từng kết bạn với hàng chục người ở kinh dô, lập thành một thi xã. Nay tôi trở lại đây thì người ngưòi đã phân tán, chỉ còn lại vài ba kẻ mà thôi.
Đã sẵn lòng chay dưỡng tính chân Không cần giàu Khải[111], học Nhan[112] bần Ba nghi sơn thủy ta tìm thú Trăm trận biên thùy kẻ dấn thân Trên lộ trần ai cam lữ khách Trước sân phong nguyệt họp thân nhân Dù ai có hỏi ta sinh kế Cưòi trỏ linh đan[113] cố Lão quân[114]. Lãnh đắc trai tâm dưỡng đắc chân
Vô cầu Khải phú học Nhan bần
Thanh sơn lạc ngã tam nghi thú
Tử tái nhiêu tha bách chiến thân
Lộ thượng trần ai hành lữ khách
Đình tiền phong nguyệt cố tri nhân
Thuyết dư cảm vấn tam sinh kế
Tiếu chỉ linh đan cố Lão quân.
Sau khi đọc những bài thơ ấy, tôi nói: “Viên Hình công có phong vị nhà thơ. Còn Giám sinh ở Nộn Liễu, Giám sinh ở Sơn Tây cùng với hai viên Huấn đạo đều có khí vị của nhà nho mà chưa thoát tục. Đến như thơ của Thúy Anh thì tư tưởng bay bổng tận trời cao, viễn vông không đâu, thật đáng nực cười”. Tôi biên chép tất cả để coi cho vui.
--------------
[91] Thù tạc: nói chủ khách mời đãi nhau.
[92] Hình quan: quan coi về việc hình.
[93] Giám sinh: học sinh nhà Giám. Ở kinh đô có nhà Giám, tức Quốc tử giám, nơi đây quan tế tửu và quan tư nghiệp làm giảng quan.
[94] Nộn Liễu: tên xã thuộc huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.
[95] Viên Hình Công: tức Bùi Bật Trực, làm quan đến thái thường tự khanh; sau này lúc quân Tây Sơn ra Bắc, được vua Lê sai giữ chức than tán quân vụ tại Sơn Nam.
[96] Chử thạch: nấu đá. Người đạo sĩ nấu vàng đá làm thuốc; uống thuốc ấy thì thành tiên, đó là kim đan. Ý nói thuốc hay.
[97] Tiêu đồng: người ta dùng gỗ đồng làm đàn cầm, nên đàn cầm cũng gọi tiêu đồng.
[98] Trí nhân: trích câu
Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn trong sách Luận Ngữ; có nghĩa: kẻ trí ưa thích chơi với nước, kẻ nhân ưa thích chơi với núi.
[99] Liêm ngoan tục: liêm là trong sạch, trái với ngoan là tham. Làm cho thói tham hóa liêm.
[100] Thiên chân: sự chân thành rất mực bởi trời phú cho - cái bản tính thiên nhiên.
[101] Cầm hạc: điển Triệu Biện người Tây An đời Tống, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Điện trung thị ngự sử, tính người cư ơng chính. Khi đi chịu chức ở Thành Đô, chỉ đem theo một cây đàn và m ột con hạc, việc cai trị dân rất giản dị.
[102] Hành chỉ: làm quan và thôi việc quan, ý nói làm quan phải tùy thời tiến thoái để bảo toàn danh phận của mình. Bài hát vịnh Hàn Tín đời Hán của Nguyễn Công Trứ có câu:
Nếu biết chữ khả hành khả chỉ, thì Năm Hồ một lá cho xong![103] Thiên quân: bề tôi và nhà vua (không có tiếng quốc âm dịch được hai chữ thiên quân có nghĩa là lòng người, nên tạm dùng hai chữ thần quân, có sai nghĩa, nhưng để họa nguyên vậ n).
[104] Bát trận: tám môn của những phương thuốc trị bệnh đã được chia ra trong sách thuốc Cảnh Nhạc.
[105] Thể chế: cách thức chế ra, cách thức xây dựng lên.
[106] Tam tài: ba ngôi là trời, đất và người.
[107] Khương-Phó: Khương Tử Nha và Phó Duyệt. Tử Nha tuổi già ở ẩn, đi câu. Vua Văn Vương nhà Chu đi săn, gặp Tử Nha ở sông Vị, cùng nhau chuyện trò đắc ý, cho lên xe cùng về, tôn làm thầy, gọi là sư thượng phụ. Vũ Vương diệt Trụ mà có thiên hạ là nhờ mưu chước của Tử Nha. Nguyên tổ tiên của ông được phong ở đất Lữ, nên Tử Nha cũng được gọi là Lữ thượng. - Phó Duyệt: hiền tướng đời nhà Ân. Vua Cao Tông mộng thấy Duyệt, tìm về cất lên làm tướng, nước được thịnh trị.
[108] Hạo nhiên chính khí: cái khí tiết ngay thẳng, cứng rắn của những anh hùng, liệt sĩ.
[109] Tam Hoàng: có nhiều thuyết khác nhau. Theo sách Đế Vương Thế Ký thì Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế là tam hoàng.
[110] Tứ Thánh: bốn vị thánh trong y học xưa tức là Hoàng Đế, Kỳ Bá, Tần Việt Nhân và Trương Cơ.
[111] Khải: Vương Khải, nhà cự phú đời Tấn, cùng với một nhà cự phú khác là Thạch Sùng ganh đua nhau ăn chơi xa xỉ.
[112] Nhan: Nhan Hồi, tên một vị trong tứ phối, thường gọi là Nhan tử. Học trò giỏi của Khổng Tử, nhà rất nghèo, chỉ ham học đạo.
[113] Linh đan: thuốc luyện của thần tiên. Theo nghĩa rộng, chỉ liều thuốc hay.
[114] Lão quân: Lý Nhĩ đời nhà Chu, gọi là Lão Tử, tổ Đạo giáo.