Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Ba người khác

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8020 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Ba người khác
Tô Hoài

Chươơg 2 (b)

Nhà tù của liên đoàn uỷ đoàn phúc tra là lô cốt và trại giam ở phủ lỵ thời Pháp. Dây bìm bám rêu trùm lên lù lù tựa quả đồi xanh om, bên trong là các xà lim, các buồng giam lỗi lõm như hang hốc núi đá, dân quân các xã ngày đêm đổi phiên canh gác vòng trong và bên ngoài. Người bị bắt càng đông - cái nhà cũ không đủ chỗ chứa, phải làm thêm đẵn tre để nguyên cả gióng chôn liền thành bức tường dài rộng đến hơn hai trăm thước chia thành ngăn, mái lộ thiên chống hốc. Trông giống cái chuông trâu. Các đoàn cải cách, đoàn phúc tra, đoàn chỉnh đốn tổ chức đều có nơi giam người tương tự. Có câu hù doạ “phải ngồi chuồng trâu là toi đời”, là những trại tạm giam này.
Chiếc xe commăngca Ru* (xe commăngca đít vuông của Rumani) đít vuông xóc lồng lên. Đình bị trói chặt tay chân nằm còng queo dưới sàn xe, không thể cựa được. Thế mànn bà nchân những người ngồi trên ghế còn chặn lên cho khỏi quẫy. Ô tô chạy từ đêm đến sáng sớm, những người đi chợ huyện thấy nhấp nho trong xe hai người quần áo nâu mới, thắt lưng da to bản cầm dựng khẩu súng trường. Chỉ lạ mắt, không ai đoán được xe công việc gì đi hay về sớm thế. Sắp đến huyện, người ngồi ghế đằng trước quay lại:
- Chốc nữa đến nơi, gọi một tiểu đội ra gác rồi cơi chân cho nó đi. Vào chhõ giam, trói ngay vào cột. Thằng này nguy hiểm số một. Để xổng thì mất đầu cả nút đấy.
Nơi giam Đình ở cũi phái ngoài lô cốt. Không một lỗ cửa sổ, trên mái trống hốc mà như tối mù. Nhiều người đã bị nhốt trước ở đấy, bùn cứt thối khẳn lõng bõng ngập mắt cá chân. Đình phải trói đứng suốt ngày. Đêm ngủ lả đầu xuống, lưng cong như con tôm, hai tay vẫn treo lên cái vấu tre. Lúc lúc lại quờ quạng dật dờ ngọ ngoạy. Đình vẫn chưa hết cơn choáng váng bởi không hiểu thế nào.
Mấy ngày liền không biết. Hôm đầu Đình còn tỉnh, nghe sau các vách cũi bên cạnh, tiếng rên, tiếng ho, tiếng nôn ồng ộc, tiếng thở dài não ruột, chẳng rõ người hháp hối hay con chó vừa bị một chày vào đầu, chỉ còn ư ử mấy tiếng mơ hồ.
Một buổi sáng, nghe người quát hỏi bên ngoài: Thằng việt gian Nguyễn Văn Đình ở buồng nào, thưa lên, ở buồng nào? Đình ú ớ: Tôi… tôi… Mấy cây tre gộc được nhấc ra, đẩy Đình ngã bệt xuống trước hai mũi súng chĩa.
M cánh tay thò vào, lôi ra.
- A, nó giở trò.
Thực sự, Đình không ngồi dậy được. Những cái lưng thễ lễ máy quả lựu đạn lại cúi xuống lôi Đình đứng lên. Nhưng người bị giam lại khuỵu xuống, không nhấc nổi hai bắp chân tụ máu. Xung quanh hét lấy lệ: đi, đi. Đình bò lồm ngồm, cũng không ai đoái hoài ngó lại. Đến bậc thềm, Đình như sực nhớ, mắt chớp chớp. Đình trông thấy cái bể nước đằng gốc cau, cái bể nước trơ trụi bên tường từ hồi Đình còn công tác dưới huyện. Hình như bây giờ để tôi vôi, thành bể trắng nhoe nhoét.
-… Đồng chí…
- Ai đồng chí với mày! Thưa các ông, mày nghe rõ chưa.
- Các ông cho tôi nước, tôi khát quá.
Một người thương hại, đem gáo dừa nước lại. Người đứng cạnh, chắc là tiểu đội trưởng, giằng gáo vất đi.
- Không được liên quan giai cấp. Phải cảng giác, cnó cầm cái cán gáo chọc vào cổ chết bị đầu mối thì sao.
Qua sân, Đình bò lên bậc thềm, vào một toà nhà ngói. Đấy là công đường cũ của quan tri phủ, rồi sau là trụ sở uỷ ban huyện, Đình đã ra vào, thuộc từng xó. Dường như vẫn thế, chỉ khác đằng cuối, những lá cót mới quây ngăn thành gian riêng, ngoài thêdfm kê một hàng giá gỗ, trên đặt những chậu tráng men hoa và chiếc khăn mặt bông trắng vắt cạnh- nơi của các đoàn uỷ, đâu cũng giống nhau. bàn ghế lộn xộn, những người làm việc đều lạ mặt, ai cũng quần áo nâu một loạt.
Đình được dẫn tới trước một bàn làm việc.
- Thưa đồng chí, phạm nhân Nguyễn Văn Đình…
Người ngồi sau bàn, một thanh nhiên nhỏ nhắn, trắng trẻo đôi mắt kính trắng, như thày lục sự ngày trước, nhưng lại đánh bộ quần áo nâu nom mới. Không đoán ra được là cán bộ gì. Thoạt trông, hồi tưởng những hôm ở chỗ cửa phủ ngoài kia cách đây hơn mười năm, khi mới cướp chính quyền, suốt ngày trống ngũ liên gọi người đén ghi tên đầu quân. Lại phấp phỏng như hôm nào ta lên báo cáo đoàn uỷ, lại nghĩkp, lai…
Người ấy ngẩng nhìn Đình rồi hỏi nhoe nhàng, nhưng lạnh ngắt, thất Đình lúng búng “bẩm, bẩm…”
- Cái gì?
- Tôi xin ngụm nước, mấy hôm rồi tôi chưa được hạt cơm hạt nước nào.
Đình run rẩy ngã xụp xuống. Đám người giải Đình tới đã lui ra ngoài từ nẫy, đứng hai bên cửa. Người ngồi bàn giấy ngẩng lên hất hàm ra phía ấy, vẫn giọng dịu dàng:
- Cho nó uống nước.
Một người ra chỗ những chậu rửa mặt, nhìn quanh quất rồi cầm cái nắp nhựa hộp xà phòng, vục vào cái chậu còn nước, bưng lại cho Đình.
Đình ừng ực uống hết nắp na quyện mùi xà phòng thơm. Vẫn khát như móc họng, nhưng không dám xin thêm. Từ hôm nọ tới giờ mới thấy được đối xử có vẻ như khác.
- Mày là Nguyễn Văn Đình?
Câu hỏi gay gắt, Đình lại buồn hẳn.
- Vâng ạ.
- Vâng ạ thế nào?
- Vâng ạ, Nguyễn Văn Đình.
- Quê quán, tuổi, nghề nghiệp.
- Tôi… tôi ba mươi tư… cán bộ phòng…tỉnh…
- Được rồi, mày mắc tội gì, biết chưa?
- Không ạ.
- Mày là thằng quốc dân đảng có rồi nhiều tội ác với nhân dân.
- Tôi không biết.
- Câm mồm. Năm ấy bọn phản động cho mày lập ra cái trại có tên là đại đồng. Chúng mày thham lắm, đại đồng là hai chữ đđ viết tắt, là tên quốc dân đảng của chúng mày. Ở trại mày giết hàng trăm người vô tội. Hiện có nhiều người dưới xuôi lên nhận mả người tản cư đã chết ở trại cùng với nông dân trong huyện tố cáo tội ác của mày. Khai ra mày theo phản động từ bao giờ, ai đưa mày chui vào Việt Minh.
Ông toà án vẫn nói nhỏ nhẹ. Nhưng Đình nghe đến đau, như từng miếng thịt sau gáy giật lên.
Đình luống cuống.
- Xin toà soi xét, tôi không phải quốc dân đảng. tôi không giết người.
- 56 người bị giết, danh sách từng người chết oan đây.
- Không, tôi…
Người trẻ tuổi đứng dậy, khoan thai như thày giáo giảng bài.:
- Các đồng chí dân quân, khai khẩu cho nó nói ra.
Lập tức, tốp người trực ở ngoài ùa vào lôi Đình xuống sân. Một cái gộc tre xù xì đạp bốp vào mồm Đình con đương há hốc. Ba chiếc răng cửa Đình văng ra như những hòn cuội, máu tuôn lênh láng. Đình lăn ra thở sằng sặc. Những đầu mấu tre giáng xuống như giã giò, thình thịch, vun vút, bất kể vào đầu, vào lưng. Đình trợn ngược mắt, nhuôi ra. Chiếc gây chọc vào lưng, lay đi lay lại. Rồi gậy lại chan chát xuống, như thử biết người còn sống không. Hai bàn tay Đình ruỗi như búng con quay rồi duỗn thẳng không nhúc nhích.
Người cán bộ kính trắng đã đứng đằng sau từ lúc nào.
- Khiêng nó về nhà giam. Cho cơm nước tử tế. Nó mà chết, các người gác phải thế mạng, không giỡn đâu.
Cả ngày Đình được một nắm cơm không và một gáo dừa nước lã. Cái miệng vừa mất răng, mặt sưng vều lên đỏ rừ, nhưng Đình cũng trệu trạo nhai nắm cơm và tu sạch gáo nước. Người canh gác đứng đợi Đình nuốt hết cơm rồi lại trói Đình vào cọc xong mới cầm chiếc gáo đi. Một người khác đến ngay, cắt lượt gác canh suốt đêm ngoài dóng cũi.
Tuy đau nhưng nuốt được vào của ngọc thực. Đình cũng tinh tỉnh đôi chút. Càng tỉnh càng khiếp sợ., có lúc muốn đập đầu chết ngay, có lúc tưởng tụe dưng cũng sắp tắt thở. làm sao đến nông nỗi này? Làm sao cái trại đại đồng lại lên trại quốc dân đảng? Những người ở xuôi tản cư không quen thung thổ đã ốm sốt rét ngã nước, cả vùng ai cũng biết. thế là thế nào, bí thư chủ tịch còn cả đấy, ở huyện, ở tỉnh à…à…
Có nhẹ trong đầu, nhưng khắp người đau như dần. Hai tay bị thít vào cột, cả đêm Đình ỉa đái tuôn xuống quần. Có lúc khát rát cổ quá, cứ ngửa mặt ngáp như cá mè úi nước. Những trai giam, chuồng giam thế này, Đình đã biết nhiều. mọi khi anh đội rảo bước qua, rồi hét dân quân giải phạm nhân lên, điều không thể tưởng rồi ra có ngay anh đội lại phải trói đứng trong cái cũi tre. Đình đau đớn, ruột xót như bào.
Hôm sau, Đình lại bị dẫn lên. Mặt tấy to tròn như cái tráp, Đình tập tễnh lạch đi. Mà không biết thế nào, không biết ai giải cứu cho được. Cố cũng cgỉ được vài bước, Đình với tay vịn người dân quân đi cạnh. Người kia chẳng nói chẳng rằng giơ báng súng tống vào mạng sườn Đình một cái, Đình bật tay ngã rụi.
Một lúc sau cũng rật rờ đến được trước bàn.
- Toà hỏi lại, trả lời cho rõ: mày vào đảng phản động bao giờ, ai đưa vào, ai tổ chức cho mày trá hình chui vào Việt Minh, ai ra lẹnh cho mày tập trung người, giết người.
- Tôi lập trại nuôi người tản cư.
- Lại chối hả? Không sợ mất nốt hàm răng?
- Bẩm có chủ tịch, có bí thư đoàn huyện làm chứng. Các anh ấy bây giờ đương còn công tác trên tỉnh.
- Hai thằng phản động ấy là trùm quốc dân đảng vùng này, đã phải đền tội trước nhân dân rồi. Chúng nó cho tiền mày lập trại giết người phá kháng chiến thế nào, khai rõ ra.
- Thưa, không…
Thế thì chết rồi, Đình hốt hoảng, run rẩy. Nhưng rồi Đình tỉnh hẳn. Những câu hỏi móc máy ấy Đình cũng đã nghe quen tai, chẳng biết Đình đã từng nói hay từng nghe hỏi thế nhiều lần. Cặp kính trắng của ông toà mặt hiền lành cúi xuống đọc tài liệu, ký giấy tờ, nhưng những câu ông hỏi, ông nói lại là con dao bầu cứ thế, nhất định mổ lôi tưng khúc ruột gan lú lấp của Đình ra, khiến cho Đình chỉ biết, chỉ nhơ mình có tội., tội nặng. Thế ra những thằng bí thư, thằng chủ tịch này ấy cũng đã là bon phản động mà “được đền tội” cả rồi.
- Tội nhân Nguyễn Văn Đình.
- Dạ, em… Thưa, con…
- Mày đã nhận thấy tội mày chưa?
- Con nhận thấy tội rồi.
- Tội thế nào?
- Con giết nhiều người.
- Mày vào quốc dân đảng phản động bao giờ?
- Đã lâu lắm, con quên…
- Không được quên. Đứa nào đưa mày vào?
- Vâng ạ, Thằng chủ tịch, thằng bí thư, còn đứa nào nữa…
- Sao mày lọt lưới đi cải cách?
- Con không biết.
- Mày lọt lưới cả phúc tra cải cách?
- Vâng, con lọt lưới.
Thôi, cho về.
Đình lại giở chứng, không muốn về cái chỗ thối ghê gớm ấy, giá cứ được đứng đây. Một báng súng đã thúc vào lưng, đun ra.
Nhưng hôm sau thêm nhiều người nữa ngồi ở hai cái bàn kê ai cũng hỏi hỏi, ghi chép, có cái máy đánh chữ tanh tách ngay cạnh. Thỉnh thoảng một tờ giấy vừa đánh chứ bật ra lại đem cho Đình ký vào cuối trang. Đình cứ ký, cứ vâng dạ trả lời. Đình đã giết người thế nào, bao nhiêu người. Có người bị chọc tiết, phải không? - Vâng ạ- Có ai bị chôn ssóng không? - Có, có - Mấy người? Một ạ- Cả thảy mười lăm người, danh sách đây. - Có người chân còn thò lên mặt đất? - Có ạ - Mày lấy cuốc chặt đi phải không? - Vâng ạ - Chặt thế nào? Tôi chặt một cái. Những chuyện ghê rợn cứ người nói người kể. Cái sợ, cái chết đến nơi, bí thư và chủ tịch huyện đã xuống suối Vàng rồi, Đình cũng đương đi… Đình tỉnh rồi lại mê.
Người thẩm vấn hỏi một câu lạ, khác lúc nãy.
- Sao mày làm nhiều tọi ác dã man thế?
- Vâng ạ.
- Tại sao, trả lời ngay!
- Chúng nó bảo tôi làm.
- Được rồi.
Ở cũi giam, là một nắm cơm, một gáo nước hàng ngày. Nhà Đình ở ngay trong làng, cuối phố huyện đây. Nhưng làm sao vợ con biết được, chúng nó có biết hay không. Mấy hôm nay thôi phải gọi lên hỏi nữa. Hay tay Đình đội cởi trói. Đình ngồi phệt trên vũng bùn cứt, như con lợn quết bụng trong chuồng. Từ chân lên mặt vẫn sưng tấy, buốt đến tận óc. Đình chẳng còn chờ đợi gì, chỉ mong được chóng chết. Nhưng mà thế nào cũng sắp chết rồi. Cứ chôn đứng chôn ngồi thế nào thì cũng chết đén nơi.
Một tháng rồi ba tháng đã qua. Đình vẫn ngắc ngoải.
Hôm ấy, Đình phải điệu ra toà xử công khai. Cũng như những phiên toà giữa trời ở các xã. Một cái bãi liền chợ, đông nghịt cả hàng huyện kéo đến trường đấu. Trên hàng người, những chiếc đòn ống vát đầu tua tủa lên như cắm chông. Dễ thường có con mẹ hĩm cu vợ Đình trong đám ấy- các cụ để lại, xưa rày nhà Đình chỉ có một miếng ruộng, hồi giảm tô, vợ Đình được là chuỗi, là tổ trưởng dân quân. Ôi, nhưng mà cũng có khi bị đấu vì tội liên quan với phản động hay là đã chết cả rồi.
Những hy vọng vừa mơ màng tới, lại tối sầm. Từng đợt hô khẩu hiệu ồn ào bốn phía làm Đình xanh xám. Đình bị trói giật cánh khuỷu, mỗi bước cứ khuỵu xuống, hai bên dân quân lại lôi xềnh xệch. Trước dãy bàn xử án, mấy tấm cót ken nối nhau, dài in hàng chữ hắc ín: Đả đảo Việt gian phản động Nguyễn Văn Đình. Bên cạnh một cọc tre tươi còn cả chòm lá phơ phất được cắm xuống, đất mới loang lổ xung quanh. Đình đã trông thấy những cái cọc như thế ở các mít tinh xử án, cọc trói người đem bắn. Đình bủn rủn lai ngã gục, không gượng lên được nữa. Bởi vì Đình đã lại trông thấy khuất sau chiếc ghế dài các đại biểu ngồi, trang trí tết lá dừa lưa thưa, hai người vừa khiêng ra một chiếc quan tài gỗ gạo tươi còn lướp tướp trắng bệch. Đình đã biết cả.
Mấy báng súng tống vào lưng, đẩy Đình ngồi tựa ngay vào cái cọc tre ấy. Một chiếc thừng luồn vào nách, buộc chéo lên cọc, giữ cho Đình khỏi ngật ngưỡng. Đình lom khom quỳ nghiêng trông ra đừng chợ, không được sấp mặt vào hàng ghế toà án, mà cũng không được chổng đít xuống đám đông mít tinh dưới kia. Từ nãy, cái vỏ ốc thằng Đình cứ bị xoay đi xoay lại mấy lần, đằng nào thì Đình cũng trông thấy quang cảnh đã biết ở đâu.
Hình như linh tính thế nào, Đình nhác mắt ra. thoáng đằng sau hàng dân quân cầm giáo mác, dưới kia, trong đám các làng còn đương kéo lên có một người đàn bà nhấp nhô. Không nghe tiếng hô khẩu hiệu, không giơ tay, chỉ thấy nhẩy nhẩy. Trông rõ cả những người ấy bồng lên cổ một cu con, mặc áo ca rô xanh. Ối giời ơi, cái áo kẻ ca rô mà tháng trước Đình được chia cho phiếu mâu ở cửa hàng mậu dịch trên thị xã rồi gửi về cho con. Thằng cu nhà Đình! Thằng cu nhà Đình! Mẹ nó xốc nó lên cho Đình trông thấy. Đình trông thấy rồi. Nhưng cái cổ Đình sái như gẫy không ngoảnh được mặt. Rồi chỗ đông nhô ra ấy, bị mấy cái đầu gậy túi bụi rúi xuống, chẳng thấy nữa. Khắp bãi lặng im nghe toà đọc cáo trạng tội Việt gian phản động Nguyễn Văn Đình chống phá kháng chiến, lập trại giam trá hình, giết chết hàng trăm những người vô tội.
Xung quanh, mỗi lúc một phẫn nộ. chốc chốc, bốc lên hàng loạt tiếng hô, đứt quãng cả tiếng người đương nói trên loa. Đả đảo Việt gian phản động… Đả đảo Việt gian… Bản cáo trạng dài lắm. Dần dần đã ta hẳn sương, trời quang. Một hàng năm người ngồi ghế sau tấm cót, hia đàn ông, ba đàn bà, áo nâu non mới. Đình không dám nhìn ai, lại lẩn thẩn nghĩ không biết toà án của đội hay trên đoàn tổ chức.
Ông nhỏ nhắn đeo kính trắng hỏi cung mọi khi hôm nay mặc đại cán màu xi măng, vai đeo túi dết, trịnh trọng đứng lên.
- Tội nhân Nguyễn Văn Đình!
Có mỗi một cái loa tiếng e é, đặt trên bàn toà án. Đình ngồi dưới chỗ cái cọc trả lời hay im lặng, chẳng biết. Chỉ có tiếng ông toà án bốn phía nghe được mà thôi.
Toà hỏi: ai xui mày lập trại giết người?
-…
- Bây giờ đồng bọn mày trốn ở đâu?
-…
- Mày đã giết bao nhiêu người?
-…
- Phải nói con số cụ thể.
-…
- Luật pháp không mớm cung, ép cung, luật pháp yêu cầu nói sự thật những việc đã làm.
-…
Một câu hỏi bỗng vang xuống hàng nghìn người ngồi, đứng dưới kia.
- Có ai lên vạch mặt tội ác Nguyễn Văn Đình?
Mấy người vừa lên, vừa chạy vừa hét. Toà cho đwsng nói ở chỗ loa. Tiếng quát rít lên: “Thằng Nguyễn Văn Đình ngẩng mặt lên”, nhưng Đình không còn sức ngọ nguậy được cái cổ, cứ trơ ra. Người ấy la hét, kêu khóc kể Đình bỏ đói, suốt ngày bắt lên đồi đào sắn trựa, lấy thức ăn nuôi lợn. Hôm nbào cũng thấy xác người bị nhét trong những cây nứa tươi đạp rập đem đi vùi, có đem đốt đuốc khiêng đi.
The thé tiếng một người đàn bà:
- Đêm nào thằng Việt gian cũng đi hủ hoá. Nó hủ hoá cả tôi. Hu, hu…
Ở dưới nhộn nhạo, không rõ người ta buột miệng cười ầm lên hay đả đảo, đả đảo, có lúc nghe tiếng khóc thảm thiết rồi lại rồn rập: Đả đảo Việt gian…
Một người vọt tới, xỉa tay vào trán Đình - mặt Đình.
- Ba đời mày làm cai tổng, hành hạ cả làng, có phải thế không, nhận đi.
Đình lờ đờ ngước mắt xem có ai bị trói bên cạnh. Nhưng không. Người ta đấu có mỗi một Đình, một thằng bạch đinh.
- Ông mày là cai tổng, thì ông tao chết đường, bố mày làm lý trưởng, thì bố tao phải bỏ làng đi ăn mày, đến đời tao…
- Đả đả! Đả đảo!
Ông toà án ngồi giữa đứng ra nói:
- Tội trạng Nguyễn Văn Đình đã rõ trong cáo trạng và những tố cáo của quần chúng. Bây giờ sang mục toà nghị án.
Rồi ông cất cao giọng:
- Tôi lấy ý kiến giai cấp nông dân, xin hỏi tên Nguyễn Văn Đình đáng tội gì?
- Tội chết! Tội chết!
Trong làn nước mắt lờ mờ, Đình cố trông lại cái chỗ người đàn bà bế con lên vai lúc nãy. Chẳng biết có phải thấy mẹ con nó đương nhảy hay không. Ánh mặt trời chói lói, ấm áp trong các đội sắp hàng nhốn nháo, huyên náo: Chết! Tội chết! Đả đảo mật thám! Hát lên: Hò lơ, hó lơ…- Không, không, Nông dân là quân chủ lực! Một hai ba: Nông dân là…
- A lô! A lô! Yêu cầu đồng bào im lặng.
Bỗng lặng phắc:
- Toà tuyên án: tử hình Nguyễn Văn Đình! án xử ngay tại chỗ.
Lại sôi lên:
- Hoan hô giai cấp nông dân! Kiên quyết tử hình Việt gian.
Đình bị kéo đứng thẳng, ngay cái cọc tre ấy, dân quân xúm lại thiết chiếc thừng bó giò cả chân tay, cả người. Lúc mặt đã buộc miếng vải thâm thì cái quan tài gỗ trắng nhở cũng được hai dân quân khiêng ra, mở nắp sẵn, đặt cạnh. Nhưng Đình đã li bì, không biết gì nữa.
Bài hát Nông dân là quân chủ lực vẫn vang vang. mỗi đám gào một phách, loạn xạ như vỡ chợ. Chỉ có tiểu đội dân quân trên bãi cỏ trước cái cót vẫn hí húi, hì hục, lặng lẽ. Người nện cán cuốc lèn thêm cho chặt đứng chân cọc. Người thít lại mối thừng quấn lên người phạm nhân. Đằng sao bước ra một tiểu đội dân quân khác. Tám người súng trường bồng trên vai, áo nâu, mũ lá cọ, thắt lưng da to bản bóng nhoáng cài hai quả lựu đạn có rọ đan cẩn thận. Tiểu đội ấy đứng dàn hàng ngang, trông về phía bãi trống, trước mặt người sắp bị xử bắn. Rồi hạ súng, báng dựng ngay chăm chắm, đợi lệnh.
Đột nhiên một người từ đằng sau nhô lên chỗ bàn toà án. Ông toà nhỏ nhắn đeo kính trắng cúi lom khom giơ bắt tay người mới đến. Ông cán bộ đã đứng tuổi, mép để hàng râu con kiến, cũng mặc áo nâu, áo đại cán màu hồng nhạt, đeo sắc cốt da, đừng lưng áo gồ hẳn lên chuôi khẩu súng lục to. Rõ ra cán bộ cấp trên. Cả mấy người đã đứng dậy. Có những người lóc cóc chạy đi bưng thêm ghế tựa.
Ông cán bộ nói mấy câu với các vị toà án rồi bước vào trước micrô, thong thả, vang lừng:
- Thưa toàn thể đồng bào giai cấp nông dân huyện ta, tôi bí thư đại diện đoàn uỷ khu về truyền đạt một chỉ thị quan trọng của trung ương. Tôi thông báo để tất cả đồng bào rõ, kể từ giờ phút nhận được lệnh này của khu, các đội cải cách, đội phúc tra, đội chỉnh đốn tổ chức đình chit tất cả các vụ xử bắn. Toà án phải thi hành đúng pháp luật nhà nước, yêu cầu triệt để thi hành.
Ở dưới vẫn im, không hoan hô, không đả đảo. Rồi lại nhốn nháo và cứ thế lộn xộn, xô bồ người ta kéo về không ra hàng ngũ gì cả cũng không cản được, mà cũng không ai cản cả. Đình đã thỉu đi rồi và như bị bỏ quên vẫn bị trói đứng trơ trơ ra đấy. Cả các ông toà án cũng lúng túng, chỉ có đoàn uỷ khu về chận nhưng vẫn còn kịp, ông bình tĩnh và cẩn thận, ông đề phòng nông dân còn đương bồng bột, nhỡ đám đông xông lên đánh chết người, thì lại phạm pháp. Đình được khiêng về chỗ giam. Ông bí thư xem xét lại mọi hồ sơ của Đình, bàn bạc với các ông toà án, đến hôm sau, Đình được thả. Xoá cái án chém mà nhẹ như không, những người già bảo rằng trời còn có mắt.
Không biết đến hôm nào Đình mới lết được về nhà. Làng làng vẫn im ắng, vừa sợ vừa phấp phỏng, mặc dầu bây giờ đương bắt đầu công tác sửa sai. Nhưng đường xá có thảnh thơi hơn. Các đội sửa sai vẫn áo nâu và ba lô về làng nhưng mặt mũi tươi tỉnh, gặp ai cũng chào và đi xe đạp tới trụ sở uỷ ban xã. Sửa sai mà, sửa sai cải cách, sửa sai phúc tra cải cách, sửa sai chỉnh đốn tổ chức – sửa sai chồng đống cả loạt. Lớp cán bộ mới từ huyện, tỉnh đến trung ương lũ lượt xuống cơ sở. Cán bộ đi cải cách trở về cơ quan, đơn vị. Những chuỗi rễ đã thành cán bộ đội, không dám trở về làng, hàng trăm con người ở lỳ các trạm, chờ khắp các tỉnh, không biết rồi các địa phương giải quyết thế nào.
Để ý kỹ, quang cảnh cũng có khác. Buổi chiều một chú bé đội chiếc mũ lá vắt vẻo trên lưng con trâu nhẩn nha lên đe gặm cỏ. Bây giờ người ta mới nhớ ra có con chim chích choè hót sáng sớm. Con chim gáy báo giờ trưa chiều. Con thủ thỉ thù thì ầm ừ trong hoàng hôn bên kia sông. Con tu hú về mùa quả vải. Khi hoa gạo nở đỏ khé, hàng đàn sáo đã đén đậu trên càng cãi cọ vang vang.
Tất cả những chuyện trên tôi biết được và nhớ lại, vì cái hôn tình cờ tôi gặp lại Đình. Ai có thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ kỳ lạ đến thế.
Có đến hơn hai mươi năm sau. không nhớ chính xác. Trên vỉa hè, các nách ngõ và quanh công viên thành phố dạo này người ta ở đâu kéo ra lắm người lang thang đên thế. Gầm cầu, chân tường vợ chồng con cái rúm ró với mọi thứ việc, không thể gọi là việc được. Mỏ rác, ăn mày, ăn cắp, cướp giật. Khi mưa khi nắng vào những kỳ gió bấc thổi, không biết người ta trốn tránh thế nào.
Bao nhiêu bệ rạc hội tụ lại, quần áo rách rưới chăng mành mành trên hai sợi dây nhựa căng đợt trên đợt dưới giữa hai gốc cây bạch đàn đầu công viên. Những mẩu gạch làm ông đầu rau ám khói đen thui. Chiếc nồi nhôm cơm lên hơi nghi ngút. Một xoong rau muống sào bốc mùi tỏi. Hai đứa bé lấm láp nghịch ngợm chơi tụt dốc trên lưng mẹ đương cúi cời than bếp. Một người con trai mặt sốt rét bủng rứ ngồi với một ông lão trên mảnh chiếu đã xạm xám mùi mồ hôi trải sát chân tường. Chai rượu trắng đặt cạnh một đĩa lạc rang ủ trong bọc giấy báo mới lấy ra. Ông lão mặt đỏ lựng ngất ngưởng chòm râu lởm nhơm không ra để, không ra lâu chưa cạo. Đôi chốc những người trai lại thò chân bới đống rác dưới gốc cây. Ngón chân cái chia gạt ra chỗ để giẻ rách, chỗ miếng nhựa, chỗ chai bia, vỏ đồ hộp, ống bơ sữa. Anh ta ưống rượu đợi cơm mà vẫn chịu khó lam làm.
Cái mặt lão này, ờ cái mặt nhữ đã gặp ở đâu. Chỉ lạ bộ râu xồm xoàm tuổi tác, còn thì quen lắm. con mắt ốc nhồi, cái mũi đỏ, cái ve đuôi mắt nhấp nháy. Trong đời, mọi giao du hàng ngày, biết đâu mà nhớ xuể, nhưng những khuôn mặt về già mà vẫn gày gùa thì thường ít thay đổi, không như những người béo phì. Vụt một cái, như óc mở nắp, nhớ rồi: hình như thằng Đình, cán bộ Đình.
Tôi bước tới:
- Đình phải không?
- Đình cũng nhận ra ngay được tôi.
- Bối hả?
Kể ra hai con người tóc bạc da mồi, đã tả tơi cả, vừa nhận ra nhau bơi linh cảm, còn những hoàn cảnh và trường hợp đã trải với nhau thì không thể quên. Cứ ngẫm từ cái thằng tôi, vui buồn chỉ còn lại một nõôi ngậm ngùi. Nhưng Đình thì dường như không. Lũ ăn mày trôi dạt trên vỉa hè mà đình huỳnh như giữa nhà. Đình cười khớ khớ. Lại nhận ra vẫn cái cười láu tôm bất cần từ hồi ấy. Đình trỏ tay:
- Vợ tớ kia, bà hai đấy. Bà cả mất ở huyện Sông Mã, được mỗi thằng cu mhớn này từ ở làng đem theo.
Rồi Đình hỏi tôi dồn đạp:
- Thế nào? Làm ăn ra sao? Quần áo người ngợm coi bộ phờ phạc thế? Bây giờ thống nhất Bắc Nam rồi, phải phóng tay chứ?
- Phóng cái con hươu!
- Còn đẽo cơm nhà nước hả?
- Bị đá đít đã lâu rồi.
- Thì xcx như tớ ngày ấy, lo đếch gì. Dạ dày, gan ruột tốt chứ, làm một tợp.
Tôi ngồi xuống mảnh chiếu. Ngỡ ngay mình cũng đương lang bạt như bọn nhà này. Đình nhìn quanh rồi chùi chiếc vung nhựa đựng muối, lật ngửa ra như cái phễu, rót cho tôi một vung rượu.
Lại chẳng đợi tôi hỏi, Đình kể một thôi một thốc, từ cái ngày đương ở Chuôm rồi bị bắt. Bao nhiêu chuyện rùng rợn và đau đớn mà cứ liến thoắng bô bô như chuyện ai ở đâu.
Đình chép miệng:
- Đến nước ấy thì chỉ còn chết chứ gì. Ba đời cùng đinh mà đấu lên ba đời cai tổng, ba đời mật thám. Toàn những bố láo, bố láo tất.
Tôi cười, chọc tức:
- Cũng bố láo đại khái cái trại đại đồng của mày. Tội giết người thì không có, tao biết mày, nhưng tội hủ hoá thì chắc là sẵn.
Đình cũng cười nhưng nói nghiêm:
- Không được nói bậy, tớ đã bỏ bao nhiêu công sức vào đấy.
Tôi lấy làm lạ vẻ cương quyết đột nhiên của Đình, trong khi Đình kể tiếp:
Được tha chết, nhưng chẳng còn ai nhìn nhọ đến mình, ở làng để chết đói hả, thôi thì chết ở đâu thì chết, không chết ở đát này, vợ chồng tớ với thằng cu này bồng bế nhau lên tận huyện Sông Mã giáp nước Lào. Mấy năm sau dần dần mới có các nơi người ta lên Tây Bắc phá rừng khai hoang, ít lâu thành làng xóm mới.
- Lại làng đại đồng!
Tôi nói câu vô ý ngỡ chạm vào chỗ đau. Nhưng Đình đã cười cười nhăn nhúm cả mặt, cả râu ria.
Đại đồng đã suýt toi mạng, chẳng chơi. Mà cũng chẳng ai cần đến mình, chân trắng dân đen mà. Cũng tự nhiên, cũng cái xóm cái làng, nhà nào nhà ấy như dưới xuôi. Tớ kỳ cựu ở lâu nhất, làm trưởng thôn rồi lên chủ tịch xã. Bây giờ miền núi đã cải cách đân chủ rồi cũng nhẹ nhàng thôi, làm chân chủ tịch chân chẳng rợn gáy nữa. Cả vùng Mường, vùng Thái huyện Sông Mã gọi tớ là cán bộ Đinh, chủ tịch Đinh, thành Nguyễn Văn Đinh rồi.
- Oai nhỉ, vẫn oai!
- Oai chứ. Nhưng miền núi ngoài này chó ăn đá, gà ăn sỏi, còn đâu moi ra lấy cái ăn, lại năm nào trời cũng ra tai, khi hạn hán, khi lũ ống, vợ tớ chết bị trận lũ lở núi. Đến khi nghe tin đã thống nhất, tiếng đồn trong Nam đất đai sướng lắm, làm chơi ăn thật, tớ mới cho vợ con…
- Vào Nam?
- Chưa. Mới vừa đến đây.
- Ở lại Hà nội.
- Không, dừng tàu dừng toa thôi chứ ở Hà nội đi ăn mày cũng không được. Trong người thằng Đình này vẫn sôi nửa trăm độ máu cán bộ. Tớ được cả làng trên Sông Mã góp tiền cho đi thăm luồng trước. Nếu làm ăn được thì kéo nhau vào. Tớ tạm trú ở đây để lo xin Hà nội cho cái giấy kinh tế mới đi Lâm Đồng. Có giấy tờ chắc chân mới vùng vẫy. Ái chà chà… Kể ra đất phường phố cũng dễ kiếm gạo. Mấy mẹ con nhà nó, cả hai thằng oắt tỳ kia với thằng nhớn này, với tớ, ngày ngày bới rác cũng ra gạo, ra rượu. Nhưng không, vùng kinh tế mới mới là nơi hoạt động của cán bộ Đinh.
Đức tính ấy của Đình mà tôi không có, bây giờ tôi mới nhận ra, có thể nó bắt đầu từ cái trại đại đồng khiến anh suýt ngoẻo mà tư tưởng anh vẫn đa mang. Đình đậm trò tổ chức, khoái làm cán bộ, đến già vẫn vậy thì thành tích cả đời rồi.
Tôi ngồi chịu trận giữa bãi rác nghe Đình thia lia nói những câu tự tin và quyền hành. Không hiểu sao, mỗi lại thấy ra cả đời tôi là một thằng đụt, thằng hèn, chẳng có mảy may chí khí. Sao tôi không có được cái tư tưởng thảnh thơi như nó. Cái thằng Đình suýt chết chém đến bây giờ đầu râu tóc bạc cả rồi mà vẫn cười nhăn răng, vẫn đi chạy giấy tờ, vẫn mộng lập làng mới.
Đình hỏi tôi:
- Cái Hà nội nhiều cửa quá, mày biết có cửa nào chạy được nhanh.
- Tao chỉ biết có cửa mả thôi. Mà mày không có hộ khẩu ở đây.
- Rồi xoay cũng ra thôi.
- Tao chịu.
Tôi giở giọng trốn việc. Nhưng tôi có gì, tôi bùi ngùi trạnh nghĩ thân mình cũng đang cầu bơ cầu bất. Tôi thở dài.
- Tao chẳng biết.
Hôm sau, hôm nào lò dò qua hồ tôi tránh đi về phía ấy. Nhìn xa xa, tôi thấy ở chỗ gốc cây bạch đàn vẫn còn thấy phơi loi thoi những mảnh quần áo. Chiều chiều, khói bếp um lên. Ở các cây khác cũng thế, phải m lúc mới nhận ra chỗ lão Đình râu Trương Phi ngồi xếp bằng. Vẫn đương uống rượu với thằng con trai như mọi khi. Tôi lủi sang bên kia hè phố.
Nhưng rồi lại cứ tò mò nhìn sang phía ấy. M hôm tôi nhận ra những gốc bạch đàn trơ trọi, vòm lá leo reo. Không trông thấy dây phơi quần áo. Tôi đến tận nơi. Vẫn ba hòn gạch vua bếp trên đặt một ống bơ cơm đương sủi. Một người đàn bà tóc xoã sượi đương nằm đắp chiếu rên khừ khừ ngay bên cạnh. Người ốm thò tay run rẩy những mảnh giấy vụn vào bếp.
Nhà Đình đã đi rồi. Không biết Đình đi kinh tế mới hay đã đổi chỗ đến những xóm liều giữa bãi rác, kiếm nhanh hơn. Nhưng tôi đoán chắc Đình đi Lâm Đồng.
***
Thế là tôi sang thôn Chuôm thay “thằng phản động Đình”. Thôn này đã có địa chủ, địa chủ đã đi tù, yên chí anh đội. Duyên là chuỗi, tổ trưởng dân quân, Đình đã cắt đặt từ trước. Tôi vẫn không đoán được cái đêm rình thằng Đình ở cạnh đền, Duyên bẫy tôi vào lưới hay là chuyện thật thế. Đằng nào thì cũng vậy thôi.
Nhưng ông trời khoảnh ác không cho cái thằng lười tôi yên thân. Theo kế hoạch chung, tối nào cũng họp tổ nông hội, họp thôn kể khổ, đôi khi đấu lưng cả địa chủ đã chết tới sáng. Phải soi mói cùng kiệt, không để lọt lưới. Bố mẹ nhà địa xuống âm phủ đã tám hoánh thì moi lên đấu bóng, đấu cho tăng căm thù đón ngày mít tinh xoá bỏ giai cấp địa chủ toàn xã. Nhưng tố khổ địa chủ sống vẫn còn sôi sục hơn. Ở ngay cái sân gạch bát tràng mà xưa kia Lý thìn, đến mỗi vụ thuế hàng năm đã nọc ra đánh không biết là bao nhiêu cùng đinh chậm thuế, thiếu thuế. Đêm đêm người ta tính dổ tội. Lý Thìn cởi trần, thắt lưng lụa điều, cầm hèo, tổng cộng ngần này năm phó lý rồi lý trưởng trước khi lên làm chánh tổng đánh bao nhiêu người, hai trăm tám mươi bảy cả dần ông đàn bà, đếm được rõ ràng đén thế. Tôi buồn ngủ cứng mắt, rơi cái bút lúc đương vật vờ ghi chép. Mặc dầu, vẫn chốc lại cố cất giọng khàn khàn: “Bà con ta ai có khổ nói khổ, nông dân ta vùng lên”. Nghe gà đã eo óc gáy dồn, tôi đứng dậy, chỉ kịp nói “bế mạc”, cả đám họp đã cung cúc chạy. Vẫn chưa thoát cái vất vả nữa. Các thôn lại nháo nhác. Có hai đám tự tử, một người đâm đầu xuống giếng, một người thắt cổ. Dưới thôn Đìa- thôn trọng điểm của đội trưởng, nửa đem cháy hơn chục nóc nhà, người phải ra đồng chất đất cày như xếp ải làm vách lỗ đất hang chuột để ở tạm.
Cuộc hội ý đội sáng sớm vẫn thường ngày. Và từ tờ mờ, cái Đơm đã ra đứng đợi tôi trong bụi cây duối. Đến lúc vào họp, tôi vẫn còn thờ thẫn, nhớ lúc nãy hì hục với con Đơm.
Đội trưởng Cự đứng lên:
- Các thôn báo cáo.
Cuối bước hai thôn nào cũng dồn dập, có thôn, cả bốn địa chủ với hai phản động gian ác phá tường nhà tạm giam, trốn mất. Xóm nào cũng mất trộm gà, bốn con trâu bị giắt ra đồng bị đâm lòi ruột, kềnh đấy.
Đội trưởng Cự nói, ngay câu đầu đã gay gắt:
- Tố khổ bước một, bọn địa chủ còn nghe ngóng, bây giờ chúng nó mới mới ra mặt chống phá. Chớ quên thành tích đội ta đã giật được lá cờ đầu đánh địch nên mới được ra làm cải cách vùng đất hai trăm ngày này. Quân Pháp được rút chậm hai trăm ngày ở Hải Phòng cho nên xung quanh thành phố là cái túi đựng mọi loại phản động. Chi bộ xã này, một địa chủ cường hào gian ác đội lốt huyện uỷ viên về thành lập lúc bị tạm chiếm. Ngay khi ấy đã chi bộ hai mang, bí thư hai mang. Khi đội về, chi bộ đã có 47 đảng viên, đoàn uỷ cho ta thanh lọc đã duyệt đuổi ra 37 địa chủ, mật thám, quốc dân đảng và các thành phần linh tinh, thế mà chúng vẫn còn uy hiếp nặng nề. Tôi đã lên đoàn đề nghị xử bắn bí thư. Không thế, khí thế nông dân không lên được. Nó làm bí thư ta, lại là bí thư phản động. Tôi đã đi cải cách ba đợt, chưa lần nào gặp nhiều địch như lần này. Các đồng chí đã biết rồi, chúng nó đã chia sẵn ruộng đất trước khi đội đến. Hôm tôi vào nhà bí thư, nó khiêu khích ngay: “Ruộng đất các thôn trong xã đã được chia lại hết. mỗi chủ ruộng, mỗi người được chia đều có hỏi ý kiến của hai bên, thật công bằng. Thế là nhẹ việc cho các anh”. Có gớm không, vậy thì chúng tôi chỉ còn có việc đầu hàng giai cấp địa chủ.
Đội trưởng Cự quắc mắt từng đợt:
- Tình hình nghiêm trọng, các thôn phải tuần phòng cẩn mật suốt ngày đêm. Kế hoạch ba ngày nữa, duyệt xong hết địa chủ. Yêu cầu mỗi thôn lập hồ sơ đề nghị làm án nặng một địa chủ có tội với nông dân, có thế mới đưa được tinh thần nông dân lên.
Hôm sau, mít tinh xử bắn tên phản động đội lốt bí thư chi bộ dưới xã Đìa. tôi nhát thấy máu, lại phụ trách toà án. Nhưng tôi đã có được lý do chính đáng. Đội trưởng đã phát hiện ra bọn phản động thôn Đìa- tôi chưa tìm ra cách thoái thác trốn việc thế nào đội trưởng đã nhân phụ trách toà án vụ này và phân tôi huy động dân quân toàn xã bảo vệ mít tinh xử án.
Tháng này các chuôm ngoài bãi chỉ còn xâm xấp nước. Ngoài sông, không có một người mò hến, kéo tôm, vắng cả trẻ con lau nhau đi đổ đó. Không biết chúng nó biến đâu, chẳng thấy một mống. Chúng nó đi xem hay chúng nó sợ, trốn ở nhà. Tôi dạo quanh một vòng bãi, gặp các tổ trưởng dân quân, dăn dò mấy câu kỷ luật rồi trở về, úp quyển sổ tay lên mặt, đế cái bút báy mở nắp ngang nan chõng. Tôi định ngủ một giấc, nhưng cứ trằn trọc. Những tiếng hô khẩu hiêụ từ ngoài bãi vọng lại. Tôi vẫn lo sợ vẩn vơ về một người sắp bị bắn mà tôi cũng không biết mặt.
Đến lúc nghe đoang đoàng mấy tiếng súng, tôi bật dậy. Thế là ngoài bãi mít tinh xong rồi. Tôi hí húi thảo một kế hoạch canh gác sít sao. Làm kế hoạch thì tôi quen rồi. chỗ nào cũng để mắt tới, con chim lạ bay qua cũng phải biết. tuần các ngõ, lại lập chen vào những chốt gác bí mật. Cán bộ đội các thôn đi tuần với dân quân. Tôi chạy đi gặp đội trưởng, báo cáo kế hoạch, làm như cả buổi mít tinh tôi vẫn có mặt ở đám du kích canh gác, bảo vệ.
Hôm sau lại một người thắt cổ- một nông dân. cứ có người chết, tôi được phân công viết điếu văn. tôi có tiếng là người nhiều “văn hoá” trong đội. Chết đói, chết đuối, điếu văn đều xúc động và gợi căm thù. Hương hồn anh yên nghỉ, tên anh từ đay ghi vào lịch sử đấu tranh máu và nước mắt của nông dân xã ta… Tôi đã chép được ở đây câu ấy, cứ thế, cứ thế, chạy loăng quăng, giữa những việc lút đầu.
Tối nào tôi cũng đi tuần với tổ dân quân Duyên – kế hoạch tôi vạch ra cho dân quân cả xã cơ mà. Vả lại, mấy hôm nay mới có người thắt cổ, Duyên hốt đi quãng ấy. Bây giờ Duyên đi đâu cũng mặc áo lót cổ vuông của tôi, kể cả đêm đi tuần. Tôi lại phải dạo tôi sắp đổi đi thôn khác, tôi doạ không cùng đi tuần với nữa. Con bé vẫn nhũng nhẽo nài: anh cho em mặc ở nhà, mặc tối thôi, cái áo anh có bùa mê, anh ạ. Tôi đành chịu. Mà tôi cũng quen mũi cái mùi mồ hôi cỏ, mồ hôi bùn của Duyên. Vả lại, lũ trẻ đen tối mới cõng nhau vào nhà không lên đèn. Bố Duyên thì hai mắt lông quặm, phải kẹp tre kéo mí lên từ thuở trẻ. Họp xóm, ông ngồi thụp vào một góc, tránh ánh đèn chói, tối đi ngủ từ lúc gà lên chuồng.
Đội tuần thôn chia từng tốp đi khắp. Tay gậy, tay súng, thắt lưng giắt quả lựu đạn điếc, vòng ra tận ngoài bờ tre. quá nửa đêm tụ tập về trạm đầu xóm. Lúc ấy vãn dần. Đám con trai lỉnh đi, lùa theo những con mái nào không biết. Khoảng một giờ sáng, trở lại trạm gác chỉ còn mấy cô- tối nhụ nhoạ, chẳng rõ mặt ai, các cô ngồi đứng xoã tóc gió thổi như ma đánh đu.
Anh đội và các cô dân quân rúc cả vào túp lều sàn lát mảnh hóp đá, cái giống hóp mỏng mặt nhưng chắc và mát lưng, nửa chân cột cắm xuống mặt nước ao làng. các cô đẩy nhau mnằm cạnh tôi. Duyên quát rít lên: “Tao là tổ trưởng, tao pp xít xao với anh đội “. Rồi Duyên nhảy phắt vào, xô cả tôi dạt sang bên. Duyên nằm xóng xoài ra gối cái báng súng trường lên đầu, làm như ngủ luôn. Không cô nào chen, tỵ nạnh nữa.
Chúng họ xoay sang nói kháy, trêu chọc nhau.
- Mai kia mày vác anh đội phó về Thanh Hà quê chồng mày à?
- Tao để lại cho chúng mày đấy.
- Thanh Hà chẳng đói như ở đây đâu, anh Bối cứ về. Có nước cáy lại đến mùa rươi…
- Bắt rươi vất bỏ mẹ!
- Được lấy một lúc hai chồng, sướng quên chết rồi.
- Cứ doạ làm anh ấy ghê. Anh Bối ạ, chẳng đâu bằng ở đất này, tháng ba ngày tám thì gày giơ xương sườn, teo vú một tý, chứ đến ngày mùa hốc hai ba bữa cật lực thì lại tròn như con cun cút. Béo nẫn ra ấy chứ. Anh đi với cái Duyên xuống Thanh Hà hay anh ở đay với chúng em.?
Duyên quát:
- Tao sắp về Hà nội đây.
Rồi rúc mặt vào lưng tôi, cười rinh rích.
Canh khuya, tiếng thở dài thườn thượt khao khát, tiếng cù nhau cười như chuột rúc, tiếng nước bọt nhổ bèn bẹt xuống mặt ao như cá đớp. Chỉ một lát đã chập chờn. Duyên nằm đè lên tôi quẫy huỳnh huỵch, chẳng ra ngủ mê, chẳng ra thức. Tôi thấp thỏm ngạu tiếng rin rít mảnh giát hóp đương lung lay, khéo đổ cái sàn mất. Duyên rên u ử như con chó mê ngủ rồi lăn ra. Những hơi thở nồng nàn hai bên lay tôi tỉnh lại. Nhớ những cuộc tuần đêm khi còn ở trong Nông Cống. Hệt thế này. Sao những lúc mơ màng ngái ngủ thì người ta giống nhau thế. ăn nằm với nhau hẳn hoi mà như ngủ mê. Tiếng thở lẫ tiếng ngáy rờn rờn nâng cổ tôi dậy, tôi bò sang. Chốc chốc, sàn lều rập rình như thuyền. Chỗ góc ao này chắc lầy lội, con chẳng chuộc, con chẫu chàng càng khua càng uôm oạp inh tai, át cả tiếng kẽo kẹt mắt nứa, mặt hóp lẫn lộn vào đấy. Tôi lần lần… Thì ra chưa cô nào ngủ cả. Các cô nghiến răng níu áo tôi lại. Nhưng tôi như con lươn luồn đi, chẳng bao lâu lại rúc về chỗ Duyên.
Tôi như con trâu con bò, không ra sợ không ra liều. Những điều về công tác, về kỷ luật viết trên giấy trong lịch ngày, lịch tuần, lịch bước, lịch đợt. Tôi không hiểu, tôi không muốn hiểu, lỳ. Duyên nói tỉnh khô: “Anh mà ngủ với em khi ngày mùa ấy à, như nằm đệm bông. Bây giờ thiếu ăn hóp cả người thì em phải giũ, chứ cái bánh xương chè của em mà đâm lên thì anh gãy mạng sườn mất”. Đói mà còn khoẻ thế.
Nhớ lại cái quang cảnh hôm chợ huyện. Chúng tôi húc đầu vào hàng bánh đúc thì xung quanh mênh mông đói khát. Trong chợ, những cẳng tay cẳng chân đi lại như những cành que. Một người đàn bà ở đâu đến ngồi xệp xuống, bồng đứa con gái nhỏ trên tay. Thằng con trai khoảng bốn năm tuổi mặt già cấc bò bên chân. Mỗi lần người mẹ giơ đứa bé cho người hỏi mua, đứa anh lại oà lên khóc. Người mẹ mếu máo: “Nó khóc quá, tôi không dám cho”, chốc chốc lại nói lại câu ấy. Một bà nói: “Để tôi đi mua cái kẹo nhử thằng bé thì nó mới nhẫng em nó được”. Người đàn bà vỗ vỗ lưng con, lặng im. Xung quanh đổ đến mỗi lúc một đông. Cái người tần ngần đứng hỏi mua trẻ con, người ấy cụt một tay. Có người đòi xem thẻ thương binh của anh ta. Tiếng ai kê u lên: “Ơi giời ơi, cái lúc lung tung này, thằng Ngô Đình Diệm ở trong Nam cho người đi mua trẻ con rồi ném vào bụi, đổ cho ta giết. Đã tìn ra khối đấy. Phải cẩn thận cái thằng địch đồng bào ạ. Mấy người cho mẹ con nhà nọ cái bánh đúc ngô. Hai đứa trẻ nhai nhỏm nhẻm. Người cụt tay hỏi mua trẻ đã bỏ đi từ lúc nào.
Giấc ngủ mê mệt của tôi rối loạn những chuyện đói: Hết cả hơi, tôi cũng đương đói bụng dốc bụng. Tiếng vành bánh xe bò người kéo lộc cộc, các làng đi chợ sớm đã lẹt quẹt gồng gánh ngoài kia. Tôi uể oải mở mắt. Các cô dân quân đã đi hết, chỉ còn mf tôi nằm trơ giữa cái lều. Tôi lồm cồm, vơ cái xắc cốt, đứng dậy vươn vai, oằn lưng bẻ khục răng rắc mấy cái rồi về xóm Am hội ý đội… Tôi tránh qua chỗ bụi cây duối, sợ cái Đơm ngồi rình trong ấy. Tôi bước nhấp nhô trên cánh đồng cày ải, đất xám bàng bạc. Đổ ải những guồng nước kĩu kịt, người tát nước nhịp đôi, nhịp ba, nhịp bốn lên đồng cao. Chỉ mấy hôm nữa, đất ngấm nước tươi màu dần, đường bừa ào qua váng nước trắng mặt ruộng. Mạ đx đến tuổi, nhưng chưa biết thế nào. Năm nay chạy đói mới cấy cưỡng, đồng đất vùng này vốn chỉ ăn được một vụ mùa.
Vào họp, đội trưởng Cự tuyên bố:
- Thảo luận công tác thôn Am, thôn Chuôm.
Thường lệ, các xóm “mọi việc đều tốt”, cả cái hồi tôi bối rối ở bên Am, chưa mò ra địa chủ, tôi cũng “thưa các đồng chí… tôi đương lên phương án”. Ai nấy hí hoáy sổ tay, tôi tẩn mẩn vòng móc xích những chữ o liền nhau. Mới sáng mà mắt tôi mờ như quáng gà, tôi ngủ gật, ngòi bút rụi xuống xuống giấy, nhoét mực. Nhọc quá, từ đêm chưa được một hột vào bụng.
Nghe tiếng “thôn Am… thôn Chuôm…” mắt tôi bỗng ráo hoảnh, cơn ngủ biến mất, tôi ngẩn người nghe đội trưởng nói:
- Về tình hình thôn Am trước. Khuyết điểm, đồng chí Bối sẽ kiểm điểm sau về việc hai tuần lễ không phát hiện ra địa chủ. Tôi về thay, tôi đọc tài liệu rồi để nửa buổi thăm nghèo hỏi khổ đã lòi ngay ra một thằng địa, đem hồ sơ lên Đoàn được duyệt tức khắc. Suýt nữa con cá chuối lọt lưới. Cái thằng Tư nhỡ lù lù đấy chứ đâu. Thằng ấy bảo là học trò trên huyện, về chân lấm tay bùn đã lâu, nói láo. Cái cây tre buộc sợi thép lủng lẳng nó bảo là hộp galen để nghe tin tức của đài ta, đồng chí Bối tin thế hả? Không, tôi ở quân đội tôi biết, nó là cái bắt tin, đánh tin đấy. Thằng Tây đã cho nó lặn lại thì phải cho nó thông tin liên lạc. Mà rõ ràng đấy, cửa nhà nó có cái bảng đề chữ Tây treo to bằng cái hoành phi sơn son thiếp vàng trên bàn thờ bố nó. Rễ chuỗi đã lôi nó ra đấu một đêm, nó gục. Địa chủ Tư Nhỡ đã phải ký biên bản nhận tội tay sai phản động rồi. Tôi đã cho dân quân gác không cho nó ra khỏi cửa, đọi lệnh của đoàn. Còn sang đến mục không có lao động, thì nhà Tư Nhỡ đã thuê người từ cấy hái đến đánh cây rơm. Người làn nhà nó đã tố hết. Bây giờ nói về rễ chuỗi thôn Am, anh Diệc vốn là cố nông, đồng chí Bối đã bắt rễ đúng. Nhưng khuyết điểm là anh Diệc không được bồi dưỡng, chuỗi rễ là cô Đơm con anh Diệc cũng chỉ có tên thế thôi, rễ và chuỗi đều chưa có tác dụng. Địa chủ Thìn thật độc ác, vợ anh Diệc què gẫy mù loà thế mà địa chủ Thìn bắt anh Diệc lấy rồi lại phải cày cấy trả nợ. tôi đã chỉ định đồng chí Diệc làm trưởng thôn, đồng chí đơm làm tôt trưởng dân quân. tôi sẽ phát động đồng chí Diệc, đồng chí Đơm lên ngang mặt đấu địa chủ Thìn hôm toà án xử.
Tội ác địa chủ Thìn thì tôi đã nghe bác Diệc và thằng Vách kể, họp đội tôi vẫn báo cáo, nhưng đến lúc đội trưởng Cự nói thì những việc đội trưởng vừa phát hiện mới đúng. Không hiểu sao, nghe Cự nói tôi lại nghĩ rồi một chuyện nhảm khác: thằng này đã ngủ với con Đởm. Tôi càng đinh ninh thế khi cách đây mấy hôm độị trưởng Cự đưa vợ ở Đìa lên chào đội, nói vợ đồng chí sắp đi công tác. Cô “rễ” ấy đã được Cự lên đoàn uỷ xin cho đi thoát ly. Cô bé ngơ ngác hôm nào, đã thành người cán bộ áo nâu quần thâm mới, vai đeo túi vải kaki, nhanh nhẹn hoạt bát. Cái ám ảnh mấy đợt cải cách đội trưởng đã chế tạo ra không biết mấy cái rễ vợ như thế lại lẩn quẩn trong tôi. Vợ mà đi công tác thì cái thằng “Nguyễn Bổn” ấy lại ngủ ngay với người khác thôi. Cái thằng mắt lúc nào cũng đỏ cá chày thế kia chịu sao được tối nằm không. Ờ mà mấy sớm nay không thấy đơm đón đường kéo tôi vào bụi duối. Mọi khi Đơm vẫn liều lĩnh như con cún đói ngồi rình chụp mồi trong but. Đơm núp trong ấy từ lúc chưa tỏ mặt người. Có hôm, tôi chui được ra thì áo toác chỉ lung tung, một bên má bị cắn rớ m máu. Đến họp đội, tôi nói bịa vô ý đâm vào cái cọc chạn bát.
Mà Cự đã phân công anh đội khác về Đìa. Cự đã lên ở nhà bác Diệc, văn phòng đội, họp đội cũng lên đây. Tôi mang máng đoán ra. Tôi chẳng ghen tức nỗi gì, tôi chỉ phân tích ra thế. Đi họp, tôi chi nghĩ quanh quẩn vẩn vơ.
Nhưng vài hôm không gần gũi Đơm cũng lại nổi cơn thèm. Cái ngây ngô của Đơm đáng yêu làm cho mình có cái đàn ông hơn trước những thành thạo ngỗ ngược của Duyên. Trời đương mua lăn phăn. Tôi vác cái cào như đi đánh cỏ, tôi loạng quạng ra đồng. Xem ngỡ may có gặp Đơm. Cánh đồng và gò đồng xa vang trong mưa mù. Nghe tiếng cả bước chân người rào rạo trên cỏ. Giá ban ngay nắng ráo mà được lăn lộn ở đây, vật nhau có rống lên như bò cũng không có đứa nào nghe tiếng. Đương nghĩ thích thú, thấy bóng người trong bịi mưa đi tới. Tôi ngỡ là đội trưởng Cự. Cự thật, Trong trước thấy cái sắc cốt thâm xì nước mưa
- Bội đấy a! Làm gì thế?
- Tôi đi cào cỏ
- Thôi, về đã! Có việc quan trọng. Nghe hai tiếng quan trọng, tôi đã thấy đắng miệng. Tự dưng nghĩ ngay đến cái lúc Cự thì thào thằng Đình bị trói nửa đêm đem di.
Tôi bước theo Cự, chẳng nói chẳng rằng. Cự cũng im. Tôi càng rờn rợn. Vào nhà bác Diệc đã thấy cả hơn mười anh đội các thôn về ngồi đây.
Đội trưởng Cự đứng dưới mái tranh, cất tiếng như hô khẩu hiệu:
- Báo cáo các đồng chí, trên đã duyệt án tử hình địa chủ Thìn.
Những người ngồi quanh vỗ tay độp độp như đập mẹt, tôi còn tìm chỗ gác cái cào cỏ và chưa hết cơn hốt hoảng vừa rồi, chưa hiểu thế nào, đến lúc nghe thấy thế lại sợ tiếp. Địa chủ Thìn xóm Chuôm, lại bậnn bịu lôi thôi đến tôi rồi. Chỗ giam lão ta cũng tại ngay nhà lão, tôi thường đi qua kiểm soát dân quân canh gác. Một lão già tám mươi tuổi heo hắt như cái dây khoai, mắt thong manh mù dở, khoèo chân không duỗi ra được. Chẳng có ăn thì cũng chi dăm hôm nữa  lão ngoẻo thôi.
- Tôi phân công đồng chí Bội đội phó phụ trách toà án chịu trách nhiệm hôm tổ chức xử địa chủ Thìn. Các thôn khác huy động triệt để quần chúng đi dự.
Lần nay, tôi không thể lùi đi, đổ việc cho ai. Thế là, cũng đột nhiên tôi cứng cáp, nhanh nhảu, phát biểu và ghi chep nhoay nhoáy nhanh như máy.
Tôi ra họp tổ dân quân. Bọn con gái vừa trông thấy tôi, đã nói to như mách nước cho tôi biết phải theo thế: “Các đồng chí nam vào bắt thằng tù. Chúng em đứng ngoài canh gác. Cả tổ trưởng Duyên cũng vào hùa với chúng nó và tôi đã cắt đặt theo như thế. Sớm hôm sau, bốn người đeo súng trường vào chỗ giam địa chủ Thìn. Người nào cũng hăng hái, sững sờ khác thường như vừa có chén rượu. Tôi đứng giữa nhà, nhìn bao quát. Hai người mở chốt cũi. Đũng quần lão già đầy kẹp cứt, cả gian âm u ẩm ướt thối không chịu được. Mấy người nhà xúm lại khóc rưng rức, đỡ lão Thìn.
Tôi hét:
- Cút ra đằng kia!
Một dân quân vào bếp lấy ra cái đòn ống. Trưởng thôn Cối ở đâu xồng xộc chạy vào, cúi xuống, lột cái áo vét đã đen địa chủ Thìn đương mặc, ngẩng lên cười hê hê: “Để cho mày khỏi vướng rồi Coi xỏ fay vào mặc áo luôn. Lão tự bị buộc tay buộc chân, hai người khoác súng xỏ đòn ống, khiêng boông beêng đi. Cái lưng áo dạ với hai vai nhấp nhô của Côi, tôi ngờ đây là lão Thìn đã lộn kiếp, nhập sang người thằng kia.
Bãi mít tinh đông nghịt người. Giữa đám, lại những túm là móc diều, những tàu dừa kết thành mm hàng rào xanh trang trí sau bàn toà án.
Cuộc đấu lên nổ liên tiếp, khi địa chủ Thìn vừa được đặt xuống ngồi tựa vào cái cọc. Người chạy lên chạy xuống, tới tấp.
- Mày có biết tao là ai không?
Thế nào mà tiếng lão già sắp chết này vẫn nói sang sảng:
- Thưa bà nông dân… tôi không biết…
- Tao đi ở cho cháu mày.
- Thế thì tôi không biết thật ạ.
- Mày lấy roi cặc bò đánh tao. Đả đảo địa chủ!
Rồi hớt hải chạy xuống giữa tiếng đả đảo cuồn cuộn trong đám người.
Cái bãi lau chen chúc lôi thôi, đần nước trắng đằng cuối. Những con chim hét đen tuyền, những đàn cò trắng không dám đậu xuống, lượn quanh trên trời với mấy con diều hầu. Thường ngày, trẻ con chăn bò trên bờ cỏ lác đằng kia. Cái sa chắn cá trong hõm xâu vào lạch ruộng, xưa kia đây chỉ toàn bãi rậm. Xa xa, dưới bồng gò đất chơ vơ giữa đồng, những xóm mới, xóm trại nhích lại dần. Tôi vẫn hay đi qua đây, sáng chiều nước ánh lên bóng người tha thui ngoài sông ngoài đồng về lúc chặp tối, đã bao nhiêu đời buồn bã thế.
Lát nữa lão Thìn sẽ chết ở cái bãi mà mới năm trước, lão thuê cả lính bốt, hương dũng đốt cỏ lác cày vỡ hoang.
Lão Thìn lả người, lăn quay ra giữa bãi đồng văn tự, giấy tờ, sổ sách chữ Tây chữ ta trong nhà lão khuân ra đốt, khói urn lên, tàn than lả tả bay như đàn bướm đen. Những tiếng quát xô lên: Không cho nó nằm! Nó nằm sập gụ cả đời rồi! Bắt nó đứng! Bắt nó… Địa chủ Thìn bị xốc lên, trói hẳn vào cái cọc đã chôn sẵn. Đầu lão ngật đi. Chốc chốc lại ỉa tháo ra cái quần đã tụt võng hẳn xuống hai đốt chân bằng cái ống nứa.
Tôi ở ghế chủ toạ đứng lên đọc một bản cáo trạng tội ác lão Thìn. Nhà nó đã mấy đời bóc lột, càng ngày càng giầu, càng ác. Nó thu thoc ta cho Phap, cho Nhật, khi kháng chiến đội lốt làm chủ tịch xã, dến hồi Tây về nó ra làm tổng uỷ - nó là con chó săn của hai, ba đế quốc. Con gái nó đui què, câm điếc, nó bắt nông dân phải lấy, rồi lại phải phải cấy rẽ giả nợ… Đả đảo địa chủ, cường hào ác bá…
Giữa những tiếng láo nháo hô đả đảo, bác Diệc run run bước lên. Mặt tái ngoét như con gà cắt tiết. Tổ dân quân mấy xóm dàn hàng ngang. Đơm khoác súng đứng hàng đầu. Duyên thắt lưng, đeo lựu đạn, vẻ quắc thước quân sự. Đôi lúc, Duyên mặt đỏ hây, cặp mắt nhìn xuống hai đâu vú đương cương cong tớn. Thấy thế, tôi mới nhớ vẫn Duyên ấy. Đơm thì nước mắt ròng ròng nhìn lên tôi. Có phải những giọt nước mắt nói: ông em ngay trước đây.
Bác Diệc chỉ tay vào địa chủ Thìn:
- Tao thù mày! Tao thù…
Rồi khóc rong lên, chạy xuống. Đội trưởng Cự Cự xô ngay ra trước loa, quát to:
- Hôm nay là ngày thắng lợi của giai cấp nông dân chúng ta, cấm không ai được khóc.
Ở đám các làng ngồi chen chúc, một bà lão gày rạc, da mặt đọng từng vũng nhăn nhúm. Bà lão nói choang choác: “Đận đói năm trước, nhà tôi một tháng chết mất ba người. Đến đận này ruộng kiệt nước, đói dài hai năm mà không ai chết. May được bộ đội về đây giồng rau muống, rau lang an trợ thời. Cái khi thằng Thìn làm phó lý, chồng tôi chậm thuế thân, thằng Thìn cho tuần vào bắt cái nồi tư, tôi đương kéo vó bè, nó rỡ cả vó. Nhờ các ông các ba lên kê khổ hộ tôi.
Lại nghe loác choác, bô bô tiếng lão Côi điếc:
- Bố thằng Tư Nhỡ làm hương kiểm, một đêm, nó sai tôi đi úp trộm cá ngoài ao làng. Khán thủ bắt được trói đánh đau quá, tôi phun ra hương kiểm sai. Khán thủ cũng phải sợ thế lực hương kiểm, nhưng từ bấy giờ hương kiểm thù tôi làm nó bẽ mat, cứ gặp tôi đâu là đánh. Một đêm có lệnh canh đê trên phủ từ về gấp. Khán thủ cho tôi đem giấy vào hương kiểm. Hương kiểm nhà giầu sợ cướp đã có hiệu trước, không cho tuần đinh gọi cửa đêm, hễ có việc quân chỉ được đứng ngoài thổi tù và gọi. Tôi đứng bờ ao, rúc từ và từ nửa đêm đến gà gáy sáng, phồng rát cả hai má, long oc, ret run cầm cập vẫn không thấy ai ở nhà hương kiểm ra. Sau trong xóm nghe tù và điếcc tai quá, phải chạy vào gọi hộ. Hương kiểm vác hèo ra njt: “Sao mày không thổi giục chứ thổi như đi tuần thế thì bố mày càng không biết. “Rồi quật tôi ba hèo bắn máu đít. Tôi đã ghi cả vào óc rồi. Cha làm con chịu, cái thằng từ Nhỡ bây giờ phải đền tội cho thằng bố, thằng cụ, thằng kỵ nhà nó.
Một người nói:
- Hôm nay mới đấu thằng Thìn, chưa đến lượt tư Nhỡ.
- Ấy chết, tôi cứ tưởng hôm nay đến thằng tư Nhỡ?
Chẳng ai trả lời lão điếc lại say rượu. Không biết có phải vì cái khổ đã đau đớnlắm rồi, lại nghe nhiều rồi, chẳng mấy người muốn nói nữa. Một lát, cái bà lão lúc nãy lại hỏi: “Nó lắm vợ quá, năm vợ, mười bốn con, đã ai lên đấu nó cái tôi bóc lột ấy chưa?” Cũng không ai trả lời cau hoii ngu ngơ. Một người dáng như tổ trưởng, xách cái gậy lảng vảng đến. “Đây không phải cái chợ. Ai xì xào nữa người ta cắt lưỡi đấy.
Cả nghìn con người lại im như tờ. Khi một loạt tiếng súng toả khói xanh um lên, đám đông ở dưới đẩy nhau chạy. Ai cũng khiếp tiếng nó. Người hãi máu, bịt mắt lại. Người nhốn nháo ra các ngả. Tiếng trống cả rung của đội thiếu nhi nói lên khua rầm rầm, vang vạng. thế là địa chủ Thìn chết, chết trước khi phục, chẳng biết địa chủ mà bị xử chậm lại gặp đội sửa sai thì có được tha không, nhưng dẫu có may mắn thế, chắc lão cũng ốm chết trước đấy lâu rồi.
Thế mà ngay tôi ấy lại có họp - một tổ cán bộ đoàn uỷ xuống huyện vận động sản xuất và hô hào đóng thuế nông nghiệp. Việc hoả tốc phải quán triệt ý nghĩa quan trọng vụ mùa tới và định mức thuế tạm thu. Mọi đêm, cuộc họp nào cũng chật cứng ra cả ngoài sân đền. Tối nay mỗi xóm có tổ vài người gom lại. Hơn mấy chục đầu lố nhố, đi mít tinh cả ngay lại xem bắn người, khiếp quá chưa lại sức, hay tan tác đâu chưa hoàn hồn về, hay sợ lại phải họp oqr gần cái bãi tha ma ban trưa, người ta hốt hoá ỳ ra. Những việc cấp bách không thể hoãn, tối mai tổ cán bộ huyện đã sang làng khác.
Cuộc họp lèo tèo mà vẫn hỗn dộn triền miên như mọi khi. Một cán bộ đọc to thư của liên khu kêu gọi đóng thuế nông nghiệp, sau phổ biến bốn câu hỏi để lần lượt thảo luận. Vài người - có những người đã thành thói quen ở cuộc họp nào cũng hay nói, nói nhiều, đã quen mặt và nhàm tai, cả đám người khác rúc đầu vào canh tay, làm con vịt ngủ.
Rồi cán bộ trịnh trọng phổ biến mức thuế của xã cho xóm: vụ này tạm thu năm tấn. Cán bộ xoè hai bàn tay làm loa nói to kêu gọi mọi người thi đua đóng thuế. Hai tổ trưởng nông hội ngủ từ lúc nào, có người đằng sau đẩy vào đít, bật dậy, ú ớ giơ tay:
- Tôi thi đua!
- Tôi, tôi nữa!
- Đề nghị cho tổ tôi…
Lại một người kêu to:
- Đồng ý, đồng ý.
Ai cũng hô theo: đồng ý…
Vẫn chưa họp xong. Con việc bình cho một nông dân lên huyện học bảy ngày để về làm công tác vệ sinh viên. Có người nói:
- Còn có cụ Cối rỗi việc, lại thành phần rễ chuỗi, cho cụ ấy đi học vệ sinh viên.
Một người ghé tai cụ Cối, hét lại thế. Cụ Cối cười: “Cấp tiền cho tôi thì tôi đi ngay” - rồi cười giơ hàm răng móm, lão già tai lành tai điếc mà khôn lòi tù và. Cả làng au rau muống khô cứu đói lại đòi người ta đóng tiền cho lên huyện ăn cơm.
Cán bộ cả tiếng hô hào tương thân tương ái, ủng hộ người đi học vệ sinh là tiến lên văn hoá mới. Chẳng ai để tai. Nghe tiếng lão Cối ngáp to: “Gà gáy rồi, giải tán thôi, có gì mai họp nốt. Mới người ù té về. Cũng chưa ngã ngũ ai lên huyện bảy ngày học vệ sinh viên.
Tôi mệt bã người. Vẫn còn ám ảnh mùi máu, mùi hôi thối bắn ngay. Cổ khan lại, tôi bỏ không nuốt được bát rau muống khô của lão Cối để phần. Vùng này đương vào vụ giáp hạt, nhà nào cũng cơm lẫn cám, với rau lang, rau muống khô trộn muối. Thế mà lại kêu gọi sản xuất, trong khi cây mạ vàng óng mới cắm xuống ruộng, chưa biết thế nào. Lại còn sắp sẵn thuế tạm thu, bổ đầu từng xóm. Tôi không hiểu ra sao, lại nghĩ bài bây ra sao thi ra. “Cũng như trong buổi họp, bảo thi đua, người ta giơ tay thi đua bạt mạng. Duyên vẫn cầm tiền của tôi, thấy tôi không ăn cơm được thì mai lại lên chợ mua bánh đúc ngô, cái ngô nướng, chiếc bánh khoai, đem về cho tôi ăn vụng như cái Đơm mấy hôm trước vẫn đi mua thế.
Tôi lăn vào giường góc nhà nằm gối đầu lên cái túi. Bụng đói cồn cào rỗng không. Những việc bắn ngay dữ dội, việc bắn tối hội họp đến kiệt cùng kẻ ra cũng đã quen qua mấy đợt, chỉ mệt mệt rũ. Chắc Duyên đã đi canh gác. Tôi thiếp đi lúc nào không biết.
Mơ màng như có còn mối hay còn chuột đụng vào chân. Tôi mở mắt, quờ lên cái túi. Không biết đã khuya thế nào, ngoài sân tối om. Trong lô thủng trên mái lá nhà dột, nhấp nhánh ánh sao như những còn đom đóm bay. Sau trận mưa rào cuối mùa còn sót lại, ngoài chuôm, ễnh ương đối đáp nhau inh tai. Thình lình tôi nhìn có bóng người lù lù trước mắt. Nhưng không phải Duyên. Là Duyên thì đã đi xộc vào, không lom khom ngồi xổm thế. Hay là ma, ma lão Thìn, hay là, thằng Cối mặc cái áo vét đến bị hồn địa chủ nhập vào ma đương về trêu tôi.
Tiếng thì thào:
- Anh Bối! Anh Bối ơi!
- Hừ!
- Em là Nhỡ, tư Nhỡ đây. Anh sang đây, anh bỏ em rồi. Ern sắp phải chết bắn như địa chủ Thìn a?
Tôi ngồi dậy, nguôi cơn hốt. Cái thằng tư Nhỡ bên xóm Am. Nó bị câu lưu tại nhà rồi mà. Chắc nó leo tường lội tắt ao sang đây, quần áo ướt sột soạt. Tôi rít khe khẽ trong bóng tối:
- Cút ngay! Bỏ mẹ cả lũ bây giờ! Cút!
- Anh bắn em thật ư?
Tư Nhỏ lại lắp bắp. Bỗng có tiếng lên đạn lạch xạch khô khốc lạnh rợn ngay sau lưng. Tổ trưởng dân quân Duyên hiện ra, thúc mũi súng vào cái bóng ngồi dưới đất.
- Bước! Cho ăn một phát đạn này.
Cái bóng rúm lại, chạy ra, tan vào sương đêm. Duyên cất súng trong xó, lôi ngay tôi xuống đất. Đàn bà, đàn ông ở đây ăn nằm đùa cợt với nhau như gà, chỗ nào lúc nào cũng được. Tôi thấy hợp với tính tôi. Mặt đất đóng hạt trám lổn nhổn mát lạnh như lát gạch mà tôi không cảm thấy. Gian bên, lão Cối ngay pho pho lẫn tiếng nghiến răng, tiếng mê ngủ những đứa trẻ đạp nhau.
Duyên dúi vào tay tôi, chiéc bánh dầy nhân đậu.
- Chiều nay nhịn cơm a?
- ăn sợ mửa, còn tanh quá.
Duyên đút bánh vào miệng tôi, rồi đưa cắn một nửa, vừa nhai vừa lè đổi cho nhau ăn chung, giữa những cấu lào thào rì rấm.
- Anh chết nhé, liên quan rồi, đêm địa chủ mò tới, dân quân bắt được.
- Nó dẫn xác đến chứ.
Duyên lại đe câu khác:
- Từ giờ cấm không được đi tuần đêm.
- Sao?
- Sao trên giời, sao ở ngoài lều canh ấy. Cứ ư ử như chó lẹo nhau bên cạnh người ta, điếc cả tai. Nói cho mà biết, bận sau thì con nay thiến đấy.
Tôi hãi cứng đơ cả hàm, không nuốt nổi miếng bánh. Duyên lại nói rành rọt.
- Vài thưa che mắt thánh a? Lại cái con Đơm ở bụi duối. Cắn cho một cái đứt lưỡi chết tươi này. Chừa chưa?
- Chừa rồi.
- Thật không?
- Thật.
- Thế đi…
Tôi chưa kịpíu ớ đã bị Duyên vật bằng mấy thằng đàn ông lăn ra. Cái mệt thật êm đềm. Lại kể đàn bà con gái vùng này rõ thật ngỗ ngược, lên cơn cứ rằn ngửa người ta ra, khiếp quá. Đói toát mồ hôi lạnh thì càng dữ.
Khuya khuya, Duyên thủ thỉ:
- Em sắp được kết nạp, có phải không?
- Không biết.
- Cả bố em nữa.
- Không biết thật mà.
- Kết nạp em, anh phải đứng tuyên bố.
- Đã bảo không biết thật mà.
- Cái lão đội trưởng mắt cá ngão đỏ ngầu, trông đã thấy gớm. Anh không tuyên bố cho em thì em đét vào đâu.
Rồi hai cái môi Duyên lại nóng rực lên. Tôi không kịp nói tôi chưa phải đảng viên. Tôi nghĩ thế thôi, chứ cũng không ở đâu tôi nói vậy. Không phải đảng viên mà tôi đã mấy đợt tổ chức kết nạp cả chục rễ chuỗi vào đảng. Không biết trên có biết không, chẳng có ý kiến gì cả. Tôi làm việc kết nạp đảng cho rễ chuỗi cũng như đi họp, đi làm đồng.
Tôi cũng có ý đợi xem việc kết nạp Duyên thế nào, có thật không, nhưng đội trưởng Cự chưa nói, rồi công việc lôi cuốn, vả lại, còn đương đói vàng mắt, chắc hãy khoan. Tháng ba ngày tám dần dần lắm nhà thiếu quá. Mấy xã trên, nhiều cốt cán rạc người, thiếu sức, có mấy nơi người chết lăn ra ở những cuộc đấu địa chủ suốt đêm. Hàng ngày quen mat, nhưng tôi cũng hốc hác, nhìn lại cả thôn nay cũng đói vêu vao cả rồi. Tôi để ý cái xương bánh chè hai bên hông Duyên trồi lên thật, mỗi khi ấy Duyên cứ phải co bụng lại cho tôi đỡ đau. Những người như cái xác lướt qua trước mặt, chân tay phù mọng vàng nhợt, đến chỗ họp người ta ngồi xúm lại từng bọn phảng phất chập chờn như những cái bóng. Có ai vừa nói vừa khóc: biết còn sống được mà đấu tranh, mà trông thấy hạt lúa không.
Một xóm nổi bệnh tả. Mấy ngày thôi mà chết mất mười người. Đoàn uỷ có lệnh cho ngừng công tác cải cách. Yêu cầu các đội cùng nhân dân phòng bệnh, cứu đói. Ở trên cho về mấy xe vôi bột rắc khắp xóm, trắng lốp như chỗ nào cũng có đám ma. Cũng chẳng biết làm thế nào, ai chết thì chết thôi. Tôi cho người xuống thôn Đìa quẩy thêm mấy gánh dây rau muống. Cái mảnh ruộng cao quanh chân tre đất rắn như sỏi được cuốc ngay lên trồng rau muống vườn. Lại gây dây mồng tơi, chỗ nào cũng cấy rau sam, rau dền cơm, dền đất, mặt ao thì thả rau rệu – những rau có ấy chỉ nửa tháng đã được, người ăn như con dê nhai lá.
Cả xóm quảy nước, xách nước tưới những vạt ruộng còi cọc, phờ phạc.

<< Chương 2 (a) | Chương 3 (a) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 207

Return to top