Ngày hôm sau, Phương Thảo lại đến chơi nơi căn phòng của Ngọc Sương vào lúc trưa, vì nàng bìết giờ này Ngọc Sương mới ngủ dậy.
Phương Thảo thân mật ngồi xuống chiếc giường chưa được dọn dẹp, những chiếc áo dài và áo lót còn vứt bừa bãi ngổn ngang trong lúc Ngọc Sương đứng trước gương chải tóc.
Phương Thảo bình tĩnh kể lại cuộc gặp gở Phi Sơn tại sở cánh sát.
- Mình đã gặp Phi Sơn rồi.
- Câu chuyện ra sao?
- Thật là nghiêng trời đổ nước. Phi Sơn cho mình biết Tràng Khanh đã có vợ và một con, hiện đang sống ở Đà Nẵng với mẹ vợ.
Ngọc Sương ném chiếc khăn tay xuống bàn bước lại ngồi chung giường với Phương Thảo:
- Thật thế sao? Thằng tài xế đốn mạt đó đã rơi mặt nạ?
- Vợ Tràng Khanh là Bùi thị Mão, còn con gái tên là Lê Thị Ánh Nguyệt.
Ngọc Sương sửng sốt nhìn Phương Thảo như để chia sẻ nỗi đau đớn, nhưng khi thấy Phương Thảo vẫn bình thản làm cho Ngọc Sương kinh ngạc hơn:
- Phương Thảo không tin sự phát giác của Phi Sơn à? Anh ta là mật vụ theo dõi sự biến động của xã hội…Anh ta nói không sai đâu.
Phương Thảo lắc đầu.
- Còn gì nữa mà không tin! Anh ta còn biết đến một việc bí ẩn mà chỉ có người trong cuộc mới biết.
- Sao không thấy Phương Thảo đau buồn?
- Tất nhiên là đau buồn lắm! Nhưng mình thấy khi đau buồn quá thì không còn biết đau buồn nữa.
Ngọc Sương hiểu được tâm sự của bạn, vuốt ve nói:
- Đúng rồi. Người xưa thường nói: Cực lạc sinh bi , bây giờ Phương Thảo lại tìm thấy một thực trạng ngược lại là Cực bi sinh lạc
Ngừng một lúc, Ngọc Sương hỏi:
- Sự cố xẩy ra như vậy Phương Thảo có nói gì với Phi Sơn không?
Phương Thảo đáp hững hờ:
- Biết nói gì nữa.
- Còn Phi Sơn nói gì với Phương Thảo?
- Anh ta chỉ một mực van xin được gần gũi và yêu thương.
- Qua việc này Phương Thảo nhìn thấy giữa Tràng Khanh và Phi Sơn ai là kẻ chân thật?
- Không ai chân thật cả. Một đàng thì lừa, một dàng thì tố giác…chung quy cũng chỉ vì tranh đoạt một sắc đẹp…kẻ chịu thiệt thòi chính là kẻ có sắc đẹp, và kẻ ngu xuẩn thì chịu làm mục tiêu cho sự xâu xé của cuộc sống.
Ngọc Sương cười khúc khích:
- Bây giờ chắc Phương Thảo không còn ý định kết hôn với Tràng Khanh nữa chứ
Tất nhiên!
- Mình đã nói với Phương Thảo trước kia thật có sai đâu. Tràng Khanh là đứa điêu ngoa giả dối. Đã có vợ con rồi còn làm ra vẻ trong trắng, hẹn với tình nhân làm đám cưới. Nếu mình gặp mình sẽ tát vào mặt nó mấy cái cho ra trò.
Phương Thảo nói:
- Tràng Khanh chưa hay việc riêng mình phát hiện, nên vẫn hẹn mình ở biệt thự ông Vĩnh Đạt đúng mười hôm nữa.
- Phương Thảo sẽ đối xứ với hắn thế nào tại ngôi biệt thự đó? Có thể cho mình đi theo để dạy thêm anh ta vài bài học không?
Phương Thảo lắc đầu:
- Mình định vẫn giữ thái độ bình thản như trước kia.
Ngọc Sương rít lên:
- Để làm gì? sau sự cố này Phương Thảo còn tình cảm với anh ta nữa?
Phương Thảo cay đắng nói:
- Không phải bao giờ cái tát và lời sỉ vả cũng là phương tiện trả thù tốt nhất đâu.
Ngọc Sương dịu giọng:
- Thế thì Phương Thảo định trả thù bằng cách nào?
- Phải làm cho kẻ đó thấy họ bị bỏ rơi trong lúc người khác không có gì đau đớn cả.
- A? Thế ra Phương Thảo đã tìm cho mình một phương hướng sống.
- Đúng vậy? Hiện nay mình đang bắt đầu hòa mình vào cuộc sống đích thực mà không để xã hội bạc đãi mình.
Phương Thảo đưa mắt nhìn khắp căn phòng của Ngọc Sương. Tuy không sang trọng nhưng có vẻ ấm áp. Đồ dùng trong phòng cũng tạm đủ cho các sinh hoạt cần thiết hàng ngày.
Nàng hỏi Ngọc Sương:
- Những đồ vật trong phòng này Ngọc Sương mua sắm từ bao giờ mà còn đẹp quá.
Ngọc Sương thấy vẻ chú ý của Phương Thảo, vội đáp:
- Mình mua sắm từ từ. Lúc nào có tiền thì bỏ ra mua sắm, lúc nào túng thiếu thì bán đi để chi tiêu. Thật ra không có gì trường tồn cả.
Phương Thảo hỏi:
- Cuộc sống của ca nhi có vui không?
- Không vui mà cũng chẳng buồn. Bọn mình sống theo lối nghệ sĩ đem lời ca tiếng nhạc giúp vui cho khách nhàn du và hưởng thù lao trong nghệ thuật.
Nhưng thỉnh thoảng lại quan hệ với tình nhân, với gió mây thơ mộng. Cuộc sống trôi xuôi và êm ả như dòng sông Hương.
Phương Thảo tức cười nói:
- Cuộc sống gió nhà thơ Xuân Diệu có ghi lại qua hai câu thơ:
Tình gia nhân bến đợi dưới trăng già.
Người du khách thuyền qua không buộc chặt
- Đúng vậy! chính vì thế cuộc sống không buồn cũng không vui, không hờn, không tủi.
Vừa nói, Ngọc Sương vừa kéo Phương Thảo vào lòng, đặt lên má nàng một cái hôn đầy thương xót.
Phương Thảo vụt hỏi:
- Ngọc Sương! Mình có thể làm ca nhi được không?
Ngọc Sương nhìn Phương Thảo:
- Làm ca nhi phải tập đàn, tập hát và nhất là phải có giọng ca trong trẻo,Phương Thảo biết chèo đò, cứ xuống đò làm cái việc chèo đò cho mình và Bích Huyền hát ca cũng đủ sống phong lưu rồi. Biết đâu rồi sẽ trở thành ca nhi…
Phương Thảo thành thực nói:
- Hiện nay mình khổ tâm là thời gian qua mơ ước việc hôn nhân đã tíêu sạch số tiền mẹ mình dành dụm để phòng đau ốm. Nay phải làm sao để trả lại.
Ngọc Sương nói nhỏ:
- Việc tiền bạc có gì phải lo! Anh chàng Phi Sơn mê mệt sắc đẹp của Phương Thảo. Anh chàng có nhiều tiền, Phương Thảo muốn bao nhiêu chẳng được.
Phương Thảo lắc đầu:
- Mình không muốn thấy mặt Phi Sơn, và cũng chẳng muốn lấy tiền của anh ta, vì đó là đồng tiền bất chính là xương máu của đồng bào ta. Chính mẹ mình cũng từ chối sự giúp đỡ gián tiếp của hắn.
Ngọc Sương thấy Phương Thảo có ác cảm với Phi Sơn, nên nói xuôi:
- Mình cũng không thích Phi Sơn mấy! Anh chàng này có tính kiêu căng và nhiều lúc sống bằng mưu trí. Chính hành động tố giác Tràng Khanh là một hành động trả thù của Phi Sơn khi tình yêu không được Phương Thảo đáp lại.
Bỗng Ngọc Sương cười lớn:
- Nếu là ca nhi thì cuộc đời tình ái không rắc rối như vậy! Ai thích thì anh anh em em, ai không thích thì thả trôi theo dòng nước, chứ không thèm nặng nợ nhau.
Phương Thảo nhắc lại:
- Từ nay mình tạm thời là cô lái đò đấy nhé!
- Thì cứ xuống đò…còn nhiều hẹn hò. Lo gì? Cô lái đò khác với anh lái xe!
Tối hôm sau, Phương Thảo giữ lời hứa xuống đò thì thấy Ngọc Sương và Bích Huyền đang tranh luận với một chàng trai có vẻ thư sinh đang ngồi trong khoang.
Thấy Phương Thảo, Ngọc Sương và Bích Huyền reo lên:
- A! hay quá! Từ nay chúng ta có đồng minh rồi!
Chàng trai quay nhìn Phương Thảo, đôi mắt như sáng lên.
- Ai vậy?
Ngọc Sương giới thiệu:
- Phương Thảo: một ca nhi mới gia nhập.
Rồi nàng quay sang nói với Phương Thảo:
- Còn đây là Nguyễn Huyền Viêm, một quan chức triều đình.
Chàng trai xua tay:
- Thôi! Xin mấy cô đừng chế nhạo tôi…Tôi chỉ là tên thị vệ có nghĩa là một tên lính hầu.
Bích Huyền xen vào:
- Lính hầu vua tức là quan rồi. Người ta thường gọi là quan hầu cận.
Chàng trai cười lớn:
- Làm sao lẫn lộn được một quan cận thần với một gã tay sai. Nhưng thôi! Các cô chọc ghẹo tôi làm gì.Xin dung tha cho kẻ hèn này.
Phương Thảo có vẻ chú ý chàng trai vóc dáng có vẻ thư sinh, và có chức danh thị vệ ở triều đình vì trước đây bà Thu Vân có lần tính chuyện làm mai cho nàng, nhưng nàng khước từ vì đang cùng Tràng Khanh tính chuyện xây tổ uyên ương.
Nàng rón rén ngồi gần Ngọc Sương xen vào nói đùa:
- Tục ngừ Việt Nam có câu:
Dù xa cách vách cũng xa
Dù gần cách huyện cách nhà cũng gần”
Chỉ có một cái tên mà đã xa nhau như đứng bờ sông bên này trông về phái bờ sông bên kia vậy.
Bích Huyền hỏi:
- Cái gì cách trở xa xôi vậy?
Phương Thảo nói:
- Thì cái tên Huyền Viêm hai tiếng ấy cách nhau vạn dặm.
Huyền Viêm nhìn Phương Thảo nhớ lại những trò vui dưới mái học đường qua những năm trước đây làm cho chàng thấy thích thú.
Chàng nói:
- Tên xa cách nhưng người không cách xa mới hay chứ.
Bích Huyền nắm tay Phương Thảo nói:
- Tôi và Ngọc Sương đã biết anh nhiều lần rồi, chỉ có Phương Thảo mới biết anh lần đầu tiên. Hôm nay chúng ta ăn mừng cuộc gặp gỡ này.
Phương Thảo nói:
- Chúng tôi ca nhi dưới đò đâu dám làm quen với quan chức triều đình.
Huyền Viêm nói:
- Hát ca là một nghệ thuật, một nghề được xã hội ưa chuộng từ xưa nay. Hồi thời Tây Sơn có ca dao :
“ Ai ơi nghĩ lại mà coi.
Bạc tiễn con hát tôi đòi thằng dân”
Như vậy thời xưa đã trọng vọng ca nhi mỹ nữ, suốt mấy ngàn năm phong kiến. Còn bây giờ các đào cải lương, đào hát bóng, báo chí ca tụng không ngớt lời Cũng vì mến nghệ thuật mà Đức Từ Cung sai tôi ra đây thỉnh các cô vào cung Diên Thọ hát hầu một bữa.
Ngọc Sương le lưỡi nhìn Bích Huyền:
- Chúng tôi ca hát dưới thuyền, tự do phóng khoáng, còn vào trong Đại Nội hát hầu, chúng tôi áy náy, sợ có gì thất lễ…
Huyền Viêm ngắt lời:
- Kỳ trước hai cô đã hầu một lần, Đức Từ Cung rất hài lòng, nghe giọng hát hai cô rất hay.
Bích Huyền nói:
- Kỳ này chúng tôi đi ba người, có thêm Phương Thảo, cô ca nhi mới. Huyền Viêm từ giã các cô ca nhi trở về Đại Nội.
Ngọc Sương nói:
- Như vậy chúng tôi mất cả ngày. Thì giờ ca hát không bao nhiêu nhưng thì giờ chầu chực quá phiền phức.
Huyền Viêm, người thị vệ trong Đại Nội không xa lạ gì với sinh hoạt trên sông Hương. Chàng là một sinh viên, con của một quan chức trong triều, được tuyển vào. Cha của Huyền Viêm cũng là bạn với cha của Phương Thảo, nhưng từ khi cụ Thị Giản mất tích, hai gia đình như xa nhau. Mãi đến ngày gần đây, cha của Huyền Viêm muốn nối lại tình xưa, cậy người mai mối Phương Thảo cho Huyền Viêm, chẳng may câu chuyện không thành.
Huyền Viêm biết được hoàn cảnh ngặt nghèo của Phương Thảo một cô nữ sinh Đồng Khánh phải bỏ học bán chè trên sông hàng đêm, chàng thương tình nên nhiều đêm len lỏi thăm dò. Và lúc chàng biết được Phương Thảo và ngưỡng mộ sắc đẹp của nàng thì cũng là lúc Huyền Viêm được tin bà Cẩm Thúy từ chối hôn nhân.
Từ đó chàng không đi sâu hơn nữa, nên chưa hề biết được những sụp đổ tuổi thanh xuân của Phương Thảo đã xây trên lầu mộng.
Chàng biết Phương Thảo, nhưng lúc gặp mặt vừa rồi chàng không muốn nói ra, để hai bên khỏi nhìn nhau trong cảnh ngỡ ngàng.
Còn Phương Thảo cũng biết chuyện một chàng trai thị vệ ở triều đình cầu hôn, nhưng nàng chưa biết mặt và cũng chưa bao giờ nghĩ đến.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ, nàng đã vô tình trêu ghẹo cái tên Huyền Viêm. Thấy tình cảm chàng có cái gì lâng lâng khó tả.
Sáng hôm sau, Huyền Viêm đưa ba nàng ca nhi Bến Ngự vào Đại Nội. Khi đi ngang qua điện Kiến Trung, một quan chức có đeo thẻ bài trước ngực hỏi Huyền Viêm:
- Hoàng Đế (Bảo Đại) đã ngự ở phòng Phê chưa.
Huyền Viêm cung kính đáp:
- Dạ bẩm, Hoàng Đế chưa tánh (thức dậy). Các cụ cơ mật vừa vào chầu Đức Từ (mẹ vua Bảo Đại) ở cung Diên Thọ.
Đợi viên quan chức có đeo thẻ bài đi khỏi, Ngọc Sương hỏi Huyền Viêm:
- Quan cụ đó là ai vậy.
Huyền Viêm nói nhỏ:
- Đó là cụ quan Tổng Lý Điện Tiền. Vì hôm nay có lệnh Hoàng Đế trĩệu các vị Thưóng thơ vào chầu để phê chuẩn chính phủ mới.
Ba cô ca nhi theo Huyền Viêm đến cung Diên Thọ thì thấy một bà già gần sáu mươi tuổi, mặt đầy son phấn, ngồi chễm chệ trên một cáì sập sơn son thếp vàng đã nhợt nhạt, miệng ngậm điếu thuốc lá, đang nói chuyện đánh mạt chược với sáu vị cơ mật đại thần, có đeo thẻ bài, ăn mặc chỉnh tề, ngồi ghế chung quanh.
Phương Thảo hỏi nhỏ:
- Đức Từ mắc chơi bài với các cụ Thượng thơ chúng ta có phải hát chầu không?
Huyền Viêm nói:
- Có lẽ các cô phải đợi các cụ đến tan hầu mới vào ra mắt Đức Từ được.
Bấy giờ một viên thị vệ khác từ phòng Phê Phòng làm việc của Báo Đại bước vào nói:
- Dạ bẩm, Hơàng Đế đã ngủ ra phòng Phê rồi. Ngài ban, mời các cụ ra họp.
Sáu vị Thượng thơ đứng dậy, chào Đức Từ Cung bước ra.
Đây là lúc các cô ca nhi được phép vào ra mắt Từ Cung để hát chầu. Tuy nhiên, hôm nay Đức từ đổi ý, ban truyền cho thị vệ, hoàn lại cuộc ca hát đến hôm sau.
Huyền Viêm mời ba cô ca nhi ngồi uống nước và nói:
- Xin các cô cứ tự nhiên như ở nhà mình, vì nơi đây là chỗ dành riêng cho bọn tôi tớ của triều đình, mà chúng ta là kẻ đang được hưởng cái quyền ấy.
Phương Thảo cười nhạt:
- Xem ra những vị cầm đầu nhà nước có vẻ quan trọng quá!
Huyền Viêm lắc đầu:
- Theo tôi thì nội các mới chẳng qua là cái quái thai do thời thế tạo ra, trước sau vẫn không thể tồn tại.
- Tại sao?
- Chính phủ này dựa vào thế lực của Nhật, nếu thế lực của Nhật không tồn tại thì chính phủ này cũng chết non.
Phương Thảo cười xòa.
- Ôi! Chúng tôi đến đây không phải nghe nhà chính trị diễn thuyết, Bích Huyền xen vào:
- Đừng trêu anh ta Phương Thảo ơi! Có thể trưa nay không có cơm ăn nếu chúng ta làm cho chàng thị vệ triều đình nổi giận.
Huyền Viêm chớp mắt:
- Tôi đâu phảí nhà chính trị, chỉ nghe lén các cụ trong Đại Nội bàn tán thế thôi.
Phương Thảo nói với Huyền Viêm:
- Tôi chán cái cảnh này quá. Hay là để Bích Huyền và Ngọc Sương ở lại đây, tôi xin về trước.
Bích Huyền nói:
- Không được đâu? Nếu về thì chúng ta cùng đi với nhau.
Huyền Víêm nói:
- Chưa có lệnh của Đức Từ mà các cô bỏ về tôi bị quở trách.
Phương Thảo giọng hằn học.
- Ai quở trách ai mặc kệ, tôi không cần biết.
Ngọc Sương thấv Phương Thảo cáu kỉnh vội nói nhỏ với Huyền Viêm:
- Không khí ở đây không hợp với tình cảm của các cô ca nhi như chúng tôi. Tiện đây anh có thể đưa chúng tôi đi xem cung điện của triều đình để giải khuây.
Huyền Viêm chưa kịp đáp thì Phương Thảo đã thích thú reo to:
- Hay lắm! Nếu được đi tham quan cung điện thì tôi ở lại đây không đòi về nữa đâu.
Bích Huyền nói:
- Đi xem cung điện là khoái lắm rồi, chỉ sợ anh Huyền Viêm không dám dẫn chúng tôi đi.
Huyền Viêm nói:
- Trước kia thì việc ra vào cung điện khó khăn lắm. Nhưng những năm gần đây mọi nơi ở trong cung điện đều vắng ngắt, lâu lâu mới có người đến để quét dọn thôi. Nếu các cô muốn tôi sẽ đưa các cô đi xem.
Thế là ba cô gái sông Hương theo anh chàng thị vệ len lỏi vào nội cung. Huyền Viêm giới thiệu với các cô mấy nét lớn về kinh thành Huế.
- Kinh thành Huế có ba lớp chính: Lớp bên ngoài là hào rộng, tường cao, có mười cửa, mà quen biết nhất là cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, cửa An Hòa v.v
Lớp thứ hai gọi là Hoàng Thành (cửa sơn màu vàng) hào hẹp hơn, tường thấp hơn và có bốn cửa mà quan trọng nhất là cửa Ngọ Môn dành riêng cho nhà vua. Lớp thứ ba không có hào, tường thấp hơn nữa và có bẩy cửa, mà quan trọng nhất là Đại Cung môn hiện ở ngay trước mặt chúng ta. Lóp này gọi là Cẩm thành, có nghĩa là Thành cấm, sơn màu đỏ.
Phương Thảo nói:
- Như vậy, chúng ta đang đi vào Đại Cung môn à?
- Đúng vậy! Khi bước qua Đại Cung môn chúng ta sẽ đến diện Cần Chánh, điện Thái Hòa. Còn sau lưng và hai bên điện Cần Chánh thì vô số những điện, những cung, những lầu…mang nhiều tên khác nhau bằng các dãy hành lang có mái che, có nhiều đường ngang ngỏ dọc mà chính tôi cũng chưa thuộc hết.Ngày nay người ta gọi thành vàng, thành đỏ bằng một danh từ chung Đại Nội
Ngọc Sương nói với Huyền Viêm:
- Chúng tôi muốn đến cửa Ngọ môn có được không?
Bích Huyền nói:
- Cửa đó dành cho nhà vua mà Ngọc Sương nói:
- Thì anh Huyền Viêm giả làm vua, còn Phương Thảo giả làm Hoàng hậu cặp tay nhau đi dạo, còn tôi và Bích Huyền làm cung nữ theo hầu.
Huyền Viêm e sợ:
- Các có đừng nói thế, lỡ có người nghe được thì toi mạng.
Bích Huyền thích thú phân trần:
- Đừng sợ! ở đây ai cũng biết giữ bí mật cả, không để cho vua và Hoàng hậu bị đọa đâu.
Vừa nói Bích Huyền vừa xô Phương Thảo đến trước, Phương Thảo bất ngờ té chúi vào mình Huyền Viêm, chàng đưa tay ra đỡ, ôm chầm lấy nàng.
Một luồng hơi ấm khác thường đột nhập vào người Huyền Viêm. Làm cho chàng sượng sùng, mặt đỏ ngất, xô Phương Thảo ra, trong lúc Ngọc Sương và Bích Huyền cười híp mắt, nói đùa:
- Tâu Hoàng thượng. Bọn cung nừ chúng tôi xin chịu lỗi là đây không kịp đỡ
Hoàng hậu, làm cho Hoàng thượng thẹn thùng vì sung sướng.
Phương Thảo nói gắt gỏng:
- Đừng cợt đùa nơi đây không nên.
Bích Huyền vẫn trêu chọc:
- Xin Hoàng hậu cứ quở trách chúng tôi, đừng làm cho Hoàng thượng phật ý.
Huyền Viêm e thẹn bước nhanh tới trước và khi gần đến cửa Ngọ môn chàng rẽ sang cầu Kim Thủy.
Ngọc Sương hỏi:
- Cầu này đẹp quá. Có phải để vua và Hoàng hậu nắm tay nhau tình tứ trong đêm trăng không?
Huyền Viêm giáng giải:
- Đây là Kim Thủy kiều, dành riêng cho nhà vua lên sân Đại triều nghi, lên sân điện Thái Hòa rồi qua Đại Cung môn thẳng đến điện Cần Thánh. Con đưòng này cũng dẫn đến điện Càn Thánh là nơi ở của các vua từ triều Duy Tân trở về trước.
Điện Càn Thánh là chỗ giáp với các dãy hành lang chằng chịt, có mái che kín đáo, để các nhà vua đi đến ân ái với các bà hoàng phi bậc nhất, bậc nhì đến bậc chín. Mỗi bậc có nhiều hoàng phi và cung nga hầu hạ.
Ba cô gái sông Hương chăm chú nghe Huyền Viêm, ngườl thị vệ trong Đại Nội đang giới thiệu các đền đài trong cung điện có vẻ say mê.
Bỗng Huyền Viêm như tỏ ra sợ sệt, bảo ba cô gái:
- Kìa! Các quan của triều đình đã đến điện Cần Chánh bái mạng. Chúng ta mau lánh mặt.
Cả ba lánh vào một dãy hành lang có các tiền phòng vắng vẽ.
Phương Thảo hỏi:
- Các phòng này sao không có người ở?
Huyền Viêm nói:
- Trước đây là nơi ở của các vị thái giám, bấy giờ là chốn hoang vu.
Từ các phòng vắng vẻ này ba cô gái sông Hương có thể dõi mắt nhìn về phía điện Cần Chánh.
Sân điện rất rộng, hai bên có những tường đá tạo hình các vị đại thần đứng cúi đầu dưới bóng những cây đại thọ, cành cong queo, hoa lác đác.
Ba cô gái sông Hương trở lại với nịềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ.
Ngọc Sương kéo Huyền Viêm đang núp sau cây cột lớn có chạm rồng, nói:
- Hoàng thượng sao thấy triều thần đến lại bỏ trốn như vậy?
Bích Huyền cười sặc sụa:
- Bây giờ thì anh thử đóng vai thái giám xem sao?Đây là tiền phòng chỗ ở của các quan thái giám trước kia.
Ngọc Sương thích thú:
- Phải, phải! Bây giờ thì bắt anh chàng làm thái giám. Mà thái giám thì phải bắt đem đi hoạn chứ.
Huyền Viêm sợ các cô ca nhi suồng sã tấn công nên vội bước ra ngoài.
- Các cô đùa cợt thế này tôi không chỉ đường ra. Các cô sẽ ở mãi đây suốt đời.
Lúc đó có tiếng sột soạt như bước chân ai dẫm lên lá vàng, Huyền Viêm có vẻ lo lắng:
- Kìa, có lệnh của Đức Từ. Chúng ta mau trở về cung Điện Thọ để hát hầu.
Qua một buổi ca hát, Huyền Viêm lại được Đức Từ ra lệnh trả một số tiền thưởng và đưa các ca nhi trở về Bến Ngự.
***
Qua mấy lần gặp gở Huyền Viêm, Ngọc Sương và Bích Huyền không lạ lùng vì tâm tánh anh chàng thị vệ này, con người lúc nào cũng trầm lặng nghiêm trang, lễ độ, mực thước, biểu tượng của tàn tích phong kiến còn sót lại.
Bản chất đó trái ngược với xã hội bên ngoài của triều đình vua quan.
Cũng chính vì thế mà các cô ca nhi muốn gần gũi chàng để trêu chọc khi đã chán những cảnh suồng sã, lả lơi diễn ra hằng đêm trên sông nước.
Riêng Phương Thảo tuy không dày kinh nghiệm bằng Ngọc Sương và Bích Huyền, nhưng ít ra nàng cũng đã đụng chạm với lối sống vật chất và bản tánh bê tha của các xã hội càng ngày càng đi dần đến sa đọa.
Để được gần gũi với Huyền Viêm, một anh chàng nhút nhát trước gái đẹp ba cô gái sông Hương vừa được một ít tiền thưởng nên rủ Huyền Viêm đến một quán ăn gần chợ, chỗ mà các cô thỉnh thoảng đưa tình nhân đến trao đổi tâm sự.
Huyền Viêm tỏ ý từ chối:
- Không được! Tôi là người hầu hạ ở Đại Nội la cà ở các quán ăn bị xem là mất tư cách.
Ngọc Sương nói:
- Việc gì lại phải khắt khe như vậy? Cái tư cách anh vừa nói chẳng qua là cái tư cách che đậy bên ngoài. Đã chắc gì các quan lớn trong triều không làm những việc mà anh gọi là mất tư cách.
Huyền Viêm gật gù:
- Đành vậy, nhưng ai giữ được tư cách thì cố giữ, ở đời đâu phải tất cả ai cũng giống nhau.
Bích Huyền xen vào :
- Những kẻ quan chức, có địa vị cao mà không giữ tư cách, còn anh là một thị vệ nhỏ nhoi, giữ làm chi cho mệt .
Huyền Viêm mỉm cười:
- Giữ tư cách là giữ cho con người mình chứ không phải giừ chơ địa vị xã hội. Vì vậy không phải kẻ không có địa vị xã hội là không cần giừ tư cách.
Phương Thảo là con gái một quan chức từ nhỏ đến lớn sống trong mô phạm, chăng qua thời gian vừa rồi nàng giao tiếp với giới giang hồ, thấy rõ mặt trái của xã hội, nên tâm tư chao đảo. Dù vậy, qua lời nói của Huyền Viêm nàng cảm thấy như có một sợi dây kéo nàng trở về với quan niệm xa xưa lúc nàng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ngọc Sương cũng ranh mãnh, nói với Bích Huyền:
- Chúng ta hãy thử xem anh chàng thị vệ có giữ được tư cách không?
Bích Huyền như hiếu ý, nắm tay Huyền Viêm kéo vào quán ăn:
- Anh đừng sợ, chúng tôi có tiền bao anh một bửa. Hãy vào đây với chúng tôi.
Huyền Viêm vừa rút khỏi tay của Bích Huyền thì Ngọc Sương đã tiến đến nắm lấy tay kia của Huyền Viêm dắt đi…
Rồi hai cô ca nhi, mỗi cô nắm lấy một tay của chàng, làm cho chàng không còn giãy giụa được.
Thấy Huyền Viêm không chịu bước theo, Ngọc Sương nói với Phương Thảo:
- Hay giúp bọn mình xô anh chàng thị vệ này vào quán ăn. Mau lên!
Huyền Viêm thấy không cưỡng lại được, sợ mọi người xung quanh trông thấy, chàng nhăn mặt, nói:
- Thả tôi ra! Tôi bằng lòng vào quán.
Ngọc Sương nhún đôi mày:
- A! Phải ngoan ngoãn như vậy chứ.
Huyền Viêm thong thả vào ngồi ở một cái bàn nơi góc phờng. Ba cô gái sông Hương hờ hững ngồi bao quanh, gọi các thức ăn không sang lắm, nhưng cũng ấm lòng.
Huyền Viêm hững hờ, nói:
- Các cô là con gái mà sỗ sàng quá không sợ người ta chê cười sao?
Ngọc Sương gắt:
- Đừng lải nhải mãi ý nghĩ mô phạm đớ ông thị vệ ơi! Ở đây không phải là chốn triều đình. Ở đây ai cũng biết chúng tôi là ca nhi Bến Ngự, không ai chê chúng tôi là kẻ giả nhân giả nghĩa, hoặc đạo đức giả cả
Hùyền Viêm cải lại:
- Tôi không bảo các cô giá nhân giả nghĩa, nhưng tôi muốn thấy các cô đứng đắn hơn một chút.
Bích Huyền cười ồ lên:
- Chúng em bao giờ cũng chịu đứng đắn, tức là luôn luôn khai thác nhưng giả dối của xã hội, không chấp nhận và cũng không cho phép mọi sự phỉnh phờ.
Huyền Viêm cười:
- Các cô có nghĩ rằng tôi lừa dối các cô không?
Ngọc Sương không suy nghĩ, đáp nhanh:
- Dĩ nhiên không tránh khỏi rồi!
Huyền Viêm cau mày:
- Lý do nào mà các cô nghĩ là tôi lừa dối? Mà lừa dối việc gì?
Một vài món mà chủ quán đã đem lên, trong đó có bánh bao và xíu mại.
Phương Thảo so đũa mời mọi người:
- Chúng ta ăn đã, rồi sẽ tranh luận.
Huyền Viêm chậm rãi cùng ăn. Các cô gái thay nhau tiếp đãi chàng:
Ngọc Sương hỏi:
- Anh Huyền Viêm có phải là thái giám không?
Huyền Viêm cau mày:
- Bậy nào? Tôi là một thị vệ, tức là một lính hầu của triều đình…
- Nếu không phải là một hoạn quan tại sao chúng tôi thấy anh không có cảm giác gì lúc một cô gái cầm tay anh?
Huyền Viêm cười lớn:
- Các cô đừng trêu tôi! Không phải người đàn ông nào cũng cảm động khi va chạm đến đàn bà con gái đâu.
Bích Huyền láy mắt:
- Đừng có chối quanh. Nếu anh không nói thật, chúng tôi sẽ dẫn anh xuống đò xem xét.
Câu nói ấy làm cho Phương Thảo và Ngọc Sương không nhịn được cười.
Huyền Viêm nhìn Bích Huyền thách thức:
- Các cô làm như tôi là con tin ở trong tay các cô, muốn dẫn đi đâu thì dẫn.
Ngọc Sương nói nữa đùa nữa thật:
- A! Chúng tôi đã áp dẫn anh vào quán được thì cũng có thể áp dẫn anh xuống đò được chứ. Anh có e ngại khi mọi người quanh đây trố mắt nhìn một chàng thị vệ bị ba người con gái níu kéo dẫn đi không?
Huyền Viêm nghe nói hoảng quá. Chàng không thể lường được sự tinh nghịch của các cô gái này.
Chàng nhỏ giọng:
- Đừng làm vậy thiên hạ cười chết? Tôi mong các cô không làm tôi mang tiếng.
Thấy Huyền Viêm sợ sệt, ba cô gái đắc ý đưa chàng vào cuộc chơi.
Ngọc Sương nói:
- Chúng tôi nghi anh là hoạn quan, nếu anh không nói thật, buộc lòng chúng tôi phải khám xét.
Một lần nữa, Huyền Viêm sợ sệt, chống chế.
- Tôi xin đầu hàng các cô. Xin các cô cho tôi trở về Đại Nội.
Bích Huyền nghiêm mặt:
- Đâu có dễ buông tha một kẻ đang ở trong trường hợp nghi vấn. Anh muốn ra đi phải chứng tỏ anh không phải là một hoạn quan. Chỉ thế thôi!
- Làm thế nào để chứng tỏ điều đó?
- Rất dễ. Hoạn quan là người không biết xúc động tình ái như người thường. Vậy anh thử hôn Phương Thảo một cái xem sao.
Huyền Vĩêm bực bội:
- Hôn gái trong quán ăn! Ôi mất tư cách quá. Tôi không thề làm được chuyện ấy.
Thực ra, Huyền Viêm là một chàng trai sống trong gia đình lễ giáo, sau khi rời nhà trường chàng được tuyển chọn làm thị vệ trong Đại Nội, chưa bao giờ gần gũi với đàn bà. Vừa rồi, trong cái va chạm với Phương Thảo ở Đại Nội, cũng đã làm cho chàng sượng sùng trước sắc đẹp hấp dẫn cửa Phương Thảo Bích Huyền và Ngọc Sương không phải không biết việc đó, nhưng hai cô này cố tình trêu trọc Huyền Viêm.
Còn Phương Thảo tuy không phải là cô gái còn non như Huyền Viêm, nhưng nàng cũng không tránh khỏi một cám giác đặc biệt nào đó, khi không còn mơ tưởng đến Tràng Khanh, người chồng chưa cưới của nàng nữa.
Khi Bích Huyền đòi Huyền Viêm hôn Phương Thảo thì Huyền Viêm thẹn thùng, trong lúc Phương Thảo không có năng lực phản đối.
Ngọc Sương nói nhỏ vào tai Phương Thảo:
- Cho phép chứ!
Phương Thảo im lặng Ngọc Sương thích thú, bước lại kéo Huyền Viêm dậy:
- Nàng làm thinh tức là thuận tình rồi! Chàng hãy đáp ứng nhanh lên.
Huyền Viêm thẹn thùng đến mức phải cúi mặt xuống bàn không dám nhìn mọi người.
Bích Huyền thấy vậy giảng hòa:
- Thôi đủ rồi? Đủ để cho anh chàng thị vệ chúng ta biết áp lực của xã hội là một sức mạnh vạn năng. Nó chi phối mọi ý muốn của con người không thể hiện được .
Huyền Viêm ngước mặt lên hỏi:
- Cô muốn nói gì?
- Lúc nãy anh muốn giữ lấy tư cách, không vào quán nhưng vì bị chúng tôi xô đấy, sợ tiếng thị phi nên phải tuân theo, bây giờ anh cũng muốn hôn Phương Thảo đế thưởng thức sắc đẹp của nàng, nhưng lại sợ tai tiếng nên không dám hành động theo ý muốn mình. Như vậy, anh hành động, hay không muốn hành động, tức do sự chi phối bên ngoài, chứ không phải do ý muốn đích thực của anh. Tóm lại, cái đạo đức mà chúng ta đề cập đến trong cuộc sống không thể không liên quan đến ảnh hưởng xã hội.
Huyền Viêm trầm ngâm, nói:
- Đúng vậy. Vì có sự liên quan đó chúng ta mới phải đấu tranh giữa con người và cuộc sống.
Ngọc Sương góp ý:
- Đã tự ngàn xưa, các triết nhân đều muốn xây dựng hình tượng con người mẫu của xã hội, nhưng đến nay chưa có hình tượng nào đứng vững cả.
Trong lúc Ngọc Sương và Bích Huyền đam mê trong cuộc tranh luận, thì Phương Thảo lại trầm tư trong tình cảm riêng tư. Nàng vừa bị một vết thương lòng, một vết thương còn đang rỉ máu. Nếu không có Ngọc Sương và Bích Huyền giảng giải, đưa nàng vào nguyên lý của xã hội thì có lẽ nàng cũng không còn muốn sống nữa. Quan niệm xem trò đời là xấu xa, bỉ ổi là lẽ tất yếu là con người phải. gánh chịu đã làm vơi đi những đau khổ của Phương Thảo trong những ngày qua.
Hôm nay, nàng lại tiếp xúc với Huyền Viêm, nàng gặp lại Huyền Viêm như có cái gì phảng phất giống như quan niệm của nàng lúc mới ra trường. Quan níệm đó đã bị cuộc đời hủy hoại không chút xót thương.
Nghĩ như vậy, Phương Thảo thấy hiện tại Huyền Viêm gần gũi với tâm hồn nàng hơn là cuộc sống xã hội. Nàng mến Huyền Viêm với một tình cảm nào đó, khác với ý nghĩ mà đôi mắt khắt khe của Bích Huyền và Ngọc Sương.
Cuộc tranh luận đến đây và các trò đùa của ba cô gái Sông Hương cũng đã đến lúc kết thúc Huyền Viêm từ giã vào Đại Nội, ba cô gái cung chia tay để chuẩn bị cuộc sống về đêm.