Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Đời Con Gái

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 4418 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đời Con Gái
Bà Tùng Long

Chương 2

Vào học trường Gia Long, Xuân Lan ngồi gần một cô bạn tên Thúy. Thúy rất đẹp, nhưng nhà nghèo. Vừa quen nhau có một ngày, Thúy và Xuân Lan đã thân nhau ngay. Thúy nói cho cô bạn mới biết Thúy thi đậu vào trường Gia Long mà dì Thúy không mừng chút nào hết.
Xuân Lan hỏi:
– Dì, chứ không phải mẹ à?
Thúy kể:
– Dì, tức là mẹ kế, vì mẹ Thúy đã chết khi Thúy mới ba tuổi. Kể ra dì của Thúy không đến nỗi độc ác, bà ấy cũng thương Thúy như các con của bà, nhưng nhà nghèo, con đông nên dì Thúy lo cho Thúy học lên nữa không nổi. Dì Thúy muốn Thúy ở nhà giúp dì buôn bán, lo việc bếp núc ...Nhưng cha Thúy muốn Thúy đi học để sau này dìu dắt các em.
Xuân Lan hỏi:
– Rồi bây giờ Thúy đi học, dì Thúy có giận không?
– Không giận, nhưng không vui. Thúy đi học về là làm việc nhà, đâu dám học ban ngày. Mãi đến chín giờ tối, việc nhà xong, các em đều đi ngủ, lúc ấy Thúy mới học ...Học đến mười hai giờ.
Xuân Lan nghe Thúy nói, liền nghĩ:
– Vậy thì mình còn sướng hơn Thúy nhiều.
Từ khi làm bạn Thúy, Xuân Lan cảm thấy đỡ hờn tủi. Về nhà, Xuân Lan vui vẻ dọn dẹp, giúp chị bếp làm cơm, đôi khi còn tự giặt lấy quần áo. Mỗi khi bà Phương đi chơi về, Xuân Lan vội vã quạt cho bà, hoặc đi lấy khăn ướt để bà lau mặt cho khỏe, tỏ ra rất tình yêu lắng cho bà. Bà Phương không khỏi lấy làm lạ, tự hỏi:
– Tại sao độ này con bé lại tỏ ra lo lắng cho ta như vậy?
Nhờ vậy mà trong nhà bớt rầy rà. Xuân Lan còn tìm cách làm vừa lòng hai chị Liên Hương và Mai Hương, nên không chị nào ghét nó nữa. Hễ nó thấy mấy chi cần gì là nó làm giùm ngay, như ủi một chiếc áo dài, dọn làm giường, treo màn. Còn Ngọc Hương thì thương Xuân Lan hơn trước nhiều.
Xuân Lan không còn cảm thấy buồn tủi khi cha mẹ, các em đi chơi hay đi nghỉ mát mà không cho nó đi. Nó vui vẻ ở nhà vì có dịp để làm bài, để học hành. Nhưng giờ đây bà Phương lại muốn cho nó đi.
– Con học gì mà nhiều quá vậy?
Nhìn ông Phương, bà nói:
– Con bé học nhiều đến nỗi gầy và xanh.
Ông Phương rầy nó:
– Có học thì cũng phải có giải trí chứ. Mẹ cho con đi chơi, sao con không đi?
Xuân Lan nói:
– Con đi thì ai ở nhà trông nhà?
Bà Phương nói:
– Độ rày sao con bé đâm ra biết điều quá!
Một hôm bà hỏi chị bếp khi Xuân Lan đi học:
– Ai khuyên con bé mà độ rày nó dễ chịu quá vậy?
Chị bếp liền nói:
– Xuân Lan vào học ở Gia Long, có một cô bạn con nhà nghèo, cô này vừa đi học vừa làm việc nhà. Xuân Lan thấy người ta khổ như vậy mà còn học được thì nghĩ lại cảnh mình, thấy còn sung sướng hơn bạn bè nhiều, nên không dám vòi vĩnh gì nữa.
Bà Phương nói:
– Vậy thì nó cũng dễ thương đấy. Nhưng tôi em khi lớn lên, nó sẽ hiểu.
Chị bếp hỏi lại:
– Ai nói cho nó hiểu? Bà đừng nói thì thôi, chứ ai biết mà nói.
– Chị không nghĩ mẹ nó có thể nói cho nó nghe sao?
– Kìa. Bà lại nhắc đến mẹ nó.
– Nhưng một ngày nào đó nó cũng sẽ hiểu, chị ạ. Ở đời có việc gì giấu được mãi đâu.
Thúy, bạn của Xuân Lan, làm cho Xuân Lan trở nên siêng năng, biết thương cha mẹ, các chị, các em, nhưng cũng chính Thúy đã mở mắt cho Xuân Lan hiểu một sự bất công đầy bí mật đang bao phủ quanh cuộc đời nó.
Một hôm, vì không thuộc bài, Xuân Lan bị cô giáo bắt chép bài phạt. Khi ra chơi, Xuân Lan buồn lắm, đứng khóc ở một góc sân trường. Thúy thấy vậy chạy lại hỏi:
– Tại sao hôm nay Xuân Lan không thuộc bài? Xuân Lan đâu phải làm biếng, chắc là có việc gì xảy ra?
Xuân Lan nói:
– Đêm qua, cha mẹ tôi gây gổ sáng đêm, nên tôi không sao học được. Tôi buồn quá.
Rồi như để trút tâm sự của mình, Xuân Lan kể Thúy nghe về gia đình mình, về sự bất hòa của cha mẹ. Xuân Lan còn cho Thúy đọc những trang nhật ký mà Xuân Lan đã bắt đầu viết sau khi thi đậu vào trường Gia Long.
Thúy nói với bạn:
– Không thể có chuyện bất công như vậy, nếu chị là con cùng cha mẹ với các chị em trong nhà. Lại nữa, còn chuyện Mai Lan. Tại sao chị ấy đi tu?
– Đôi khi tôi cũng thắc mắc như vậy ...
Thúy liền nói:
– Tôi sống với mẹ ghẻ mà còn không có cảnh ấy nữa là chị. Gia đình tôi nghèo, thế mà những chuyện con thương con ghét còn không có. Nhưng mà thôi, đừng nghĩ nhiều làm gì, hãy ráng học đi, thế nào rồi cũng có ngày cái màn bí mật này sẽ vén lên. Xuân Lan có hiểu tại sao chị bếp bảo rằng chị Mai Lan không thể ở với dượng không?
Chị bếp giải thích cô là cô ruột, còn dượng là người dưng, ăn ở tốn kém ông dượng không bằng lòng.
Thúy cười:
– Đâu phải vậy. Ông dượng là người dưng, ông ta không cần dư luận, không sợ lễ giáo. Ông ta dám làm chuyện tồi bại với cháu vợ. Xuân Lan không nghe người ta nói sao?
– Nói gì?
Thúy cười:
– Chị này ngây thơ quá. Chị không biết gì hết. Ở gần nhà tôi có ông nọ, nhân lúc bà vợ về quê, đêm lại chui vào phòng cô cháu kêu bằng dượng. Cô này đang ngủ, hốt hoảng thức dậy, kêu lên, cả xóm thức dậy chạy qua nhà ông ấy, tưởng là có trộm cướp gì đó. Nào ngờ không có trộm của, cướp của, mà chỉ có kẻ định cướp tình ...
Xuân Lan vẫn ngây thơ chưa hiểu, vì trong gia đình Xuân Lan không ai kể những chuyện ấy cho Xuân Lan nghe. Thúy sống trong đám bình dân, hằng ngày nghe và thấy những chuyện thực tế, nham nhở hơn, nên Thúy sớm hiểu đời hơn Xuân Lan. Thúy kể Xuân Lan nghe những chuyện trai gái đàng điếm, sa đọa của những thanh niên trong xóm và đã mở mang đầu óc cho Xuân Lan.
Một hôm Xuân Lan hỏi chị bếp:
– Người nghèo khôn hơn người sung sướng phải không chị?
– Em nói gì chị không hiểu?
– Con Thúy, bạn em, biết nhiều chuyện lắm. Em quen với nó mới biết mình ngu dại, không hiểu đời chút nào.
Rồi Xuân Lan kể chị bếp nghe chuyện ông dượng đêm tối chui vào phòng cô cháu vợ, chuyện chị Hai vợ lính, chờ lúc chồng đi công tác xa, đưa người lạ về nhà ...
Chị bếp hốt hoảng nói:
– Những chuyện ấy em nghe làm gì cho bẩn tai? Lần sau nếu cô Thúy kể thì đừng nghe, bảo cô ấy đừng kể bậy bạ, nghe chưa? Bà mà hay được thì bà không cho em đi học ở Gia Long nữa.
Xuân Lan cãi:
– Tại sao lại không cho em nghe những chuyện ấy? Phải hiểu đời, phải biết những chuyện dơ bẩn ấy để tránh cạm bẫy của người ta chứ. Cứ ở ru rú trong nhà, cứ tưởng thiên hạ ai cũng tốt, cũng trong sạch thì lầm chết.
– Cô bạn của em còn nhỏ, làm sao biết được những chuyện ấy? Cô ta nghe người ta bịa đặt.
– Chuyện sờ sờ xảy ra trong xóm, bịa đặt nỗi gì? Con Thúy biết nhiều chuyện lắm, nó khôn hơn em gấp bội, em phải chơi với nó để học khôn chứ.
Chị bếp nhìn Xuân Lan với đôi mắt lo âu:
– Em có khi nào đem chuyện gia đình nói cho cô Thúy nghe không? Đừng nói đấy nhé.
– Chuyện gia đình là chuyện gì?
– Chuyện nhà mình.
– Chuỵên nhà mình thì đâu có gì phải nói.
– Ừ, vậy thì tốt.
Xuân Lan bỗng thở:
– Bạn bè thì làm sao khỏi kể qua kể lại ...Em kể cho nó nghe là em ít được mẹ thương, như vậy có sao không?
– Em không nên nói như vậy. Bà thương em lắm.. – Em cũng muốn nghĩ như vậy cho đỡ tủi, nhưng mỗi lần cha và mẹ em gây lộn thì cha tỏ ra thương hại cho em, còn trái lại mẹ xem em như kẻ thù, một cái gai trước mắt, chị không thấy vậy sao?
Chị bếp vội vàng nhìn trước, nhìn sau, rồi nói:
– Em đừng nói vậy.
– Chị không cho em nói sự thật à? Chị ở đây lâu năm, như người thân trong nhà, chị không thấy điều này hay sao? Hay chị không muốn thấy?
– Nếu em muốn tiếp tục đi học tử tế thì đừng nói nhảm như vậy. Bà mà nghe được, bà sẽ cho em nghỉ học cho mà xem.
– Nội cái chuyện chị hăm dọa, mà biết đâu chị không nói sự thật, đủ thấy em không được thương chút nào.
Chị bếp khuyên lơn, dỗ dành Xuân Lan để nó đừng hằn học nữa. Nhưng rồi chuyện gia đình của bà Phương cứ xào xáo hoài, khiến Xuân Lan cảm thấy bực bội khó chịu.
Mỗi lần có chuyện cãi vả với ông Phương, bà Phương thường gắt gỏng với Xuân Lan. Đôi khi vừa cãi xong ở trên lầu, bà bỏ xuống nhà, thấy Xuân Lan ngồi học, liền la rầy nó:
– Học gì mà học hoài vậy? Nhà cửa không dọn dẹp ...
Thật ra nhà cửa rất ngăn nắp. Xuân Lan thường hứng chịu những cảnh bị rầy oan như vậy, nhưng bây giờ không phải như trước, Xuân Lan chống cự lại:
– Nhà cửa ngăn nấp rồi, sao mẹ bảo dọn gì nữa?
Thế là bà Phương cho Xuân Lan một trận đòn nên thân:
– Mày hỗn với tao? Mày cãi tao?
Và cũng thế là ông Phương can thiệp:
– Bà không được đánh đập, hành hạ nó như thế!
Bà Phương nói:
– Ông đừng tưởng tôi thua me, gỡ bài cào. Nó hư, tôi rầy la nó.
– Nó hư?
Ông Phương gằn lại:
– Nó hư? Nó lo học hành, bà lại bảo là nó hư. Còn lũ con của bà nằm trên lầu đọc tiểu thuyết nhảm nhí, cười đùa, thì bà cho là nên, phải không?
Bà Phương tức giận:
– Lũ con của tôi? Ông ăn nói hay nhỉ? Ông làm như chỉ mình con Xuân Lan là con của ông.
Xuân Lan đã nghe hết những lời cãi cọ ấy. Tại sao lại có chuyện con ông, con tôi? Và chẳng những chỉ một mình Xuân Lan để ý đến điều này, mà Mai Hương, Ngọc Hương từ trên lầu chạy xuống cũng đã nghe rõ tất cả. Chị bếp thấy vậy vội vàng chạy lên can khéo:
– Ông bà lại quá giận rồi!
Chị bếp vừa nói vừa nhìn Xuân Lan. Thế là ông bà Phương đã hiểu, không dám nói gì thêm, bỏ lên lầu ...
Xuân Lan ôm lấy chị bếp khóc lớn. Nãy giờ bị đánh đau nhưng nó không dám khóc, vì nó sợ cha nó thương nó rồi lại rầy la mẹ nó.
Mai Hương thấy nó khóc, nạt lớn:
– Mày làm gì mà khóc ầm lên như vậy?
Xuân Lan nói:
– Chị không thấy mẹ đánh em lằn ngang lằn dọc như vậy sao?
Vừa nói Xuân Lan vừa đưa lưng cho Mai Hương xem. Ngọc Hương thấy vậy xuýt xoa:
– Tại sao mẹ đánh mày?
– Tại em ngồi học dưới này.
Mai Hương nói:
– Vô lý.
Chị bếp nói:
– Trong lúc bà giận, bà có nói gì thì em làm thinh. Tại sao em cãi lại?
Ngọc Hương nói:
– Dạo này ba mẹ hay cãi nhau quá. Mà tại sao lúc nãy ba nói gì lạ vậy? Tụi con của bà, lũ con của bà?
Mai Hương nạt:
– Ba giận ba nói như vậy, có được không?
Trên lầu, ông Phương và bà Phương cãi ầm lên rồi thì bàn ghế bị xô đẩy.
Ông bà đấm đá nhau mà cửa phòng thì đóng kín.
Liên Hương hốt hoảng chạy xuống kêu chị bếp, chị chán nản nói:
– Làm sao can được? Cãi hoài, còn làm ă gì được! Không biết chuyện gì vậy nữa.
Mai Hương nói:
– Chắc mẹ ghen vì độ rày ba hay về trễ, mà ba thì cứ bảo bận công việc.
Liên Hương rầy em:
– Con nít biết gì mà nói.
Liên Hương không thấy chị bếp hành động gì thì đề nghị các em:
– Hay chị em mình kéo lên kêu cứu, để ba đánh mẹ chết thì sao?
Xuân Lan nói:
– Mẹ cắn ba chết thì có.
Mai Hương nạt Xuân Lan:
– Mày có câm cái miệng mày không? Đầu đuôi cũng tại mày mà nhà này mới xảy ra những chuyện cãi vả đánh đập đó, mày nghe chưa?
Xuân Lan khóc lớn:
– Mẹ đánh em như thế này, chị còn rầy em nữa sao?
– Có sao mẹ mới đánh mày chứ.
Liên Hương nói:
– Thôi, chúng ta kéo lên lầu và kêu khóc lên là ba mẹ phải im, không cãi nữa.
Chị bếp nói:
– Liên Hương nói phải đó.
Liên Hương và các em kéo nhau lên lầu, Xuân Lan ngồi khóc bên chị bếp.
Nó hỏi chị:
– Có phải em không phải là con của mẹ?
– Đừng nói tầm bậy.
– Lúc nãy ba nói vậy đó, em rõ nghe rõ ràng mà.
Chị bếp lắc đầu:
– Không phải đâu, em nghe lầm rồi.
– Không, em nghe rất rõ.
– Giận thì ông nói như vậy cho đỡ tức, mà em nghĩ chi chuyện ấy?
– Sao không nghĩ? Em nói thật cho chị biết, nếu em biết rõ em không phải là con của ba mẹ em thì em đi khỏi ngôi nhà này ngay. Em không ở đây, ở để bất cứ chuỵên gì cũng đổ tại em, em tức lắm, có ngày không nhịn được, em sẽ cãi lại, bị ăn đòn không ích gì.
Chị bếp chặm nước mắt cho Xuân Lan:
– Làm gì có chuyện lạ vậy? Không phải con thì ai nuôi làm gì?
Hôm ấy Xuân Lan giận lắm, chị bếp khuyên gì nó cũng không chú ý nghe, và hôm sau vào trường, vừa gặp Thúy là nó tâm sự, kể lể. Thúy nghe vậy nói:
– Vậy thì chị không phải là con ruột, biết đâu không là đứa con hoang?
– con hoang là sao?
Thúy cười:
– Ông Bá trong xóm tôi có vợ con đàng hoàng. Thế mà ông đi lấy ai không biết, đến khi nhân tình của ông có thai, cô ta sanh rồi liền giao con cho ông. Ông phải ẵm về và thú thật với bà Bá và bà nuoi đứa bé. Mỗi khi bà giận, bà rầy con bé và nói mày là một đứa con hoang, và cả xóm đều gọi nó là đứa con hoang.
Xuân Lan nói:
– Tội nghiệp con bé:
– Và hễ ông Bá nghe bà chửi mắng con bé thì ông lại hét lên:
“Thà tôi gởi nó cho cô nhi viện còn hơn”. Bà Bá liền thách:
“Thì ông đem nó gởi đi, bộ tôi cần nuôi nó lắm hay sao?”.
Xuân Lan nhìn Thúy và lúc ấy cảm thấy xấu hổ, vội vnàg nói:
– Không đâu, tôi không phải là đứa con hoang, chị đừng hiểu lầm mà nói ầm lên, tụi bạn nghe chúng nó khinh tôi.
Thúy nói:
– Tôi không nói đâu. Nói tầm bậy như vậy sao được.
Nhưng từ hôm ấy, Xuân Lan bỗng có mặc cảm bị Thúy khinh rẻ, nên không dám kể gì cho Thúy nghe nữa.
Với người lớn, người ta còn không thể trao gởi một tâm sự, thì với những đứa trẻ như Thúy, nghe ai kể gì là năm mười phút sau không để trong lòng, phải kể lại cho người khác nghe. Vì vậy đã có vài cô bạn trong lớp xì xầm với nhau:
– Xuân Lan vậy mà là đứa con hoang đó, tụi bây ạ.
Một nữ sinh dường như thông thạo, hỏi:
– Con hoang? Này, chị đừng nói tầm bậy nghe! Chuyện như vậy quan hệ lắm. Con hoang thì làm sao có mẹ cha? Chị ấy là Phạm Thị Xuân Lan ...
Một nữ sinh khác nói:
– Rủi họ Phạm là họ mẹ thì sao? Mình đâu có thấy khai sinh của chị ấy mà biết họ Phạm là họ cha hay họ mẹ ....
– Làm sao xem khai sanh của chị ấy.
Thúy nghe các bạn bàn như vậy thì lo sợ Xuân Lan nghe được, thế nào cũng trách Thúy bép xép ...Nhưng Xuân Lan khi nghe Mận, co bạn ngồi ở bàn sau, hỏi:
– Chị có giấy khai sanh đó không? Cho tôi xem đi.
Xuân Lan hiểu ngay và hỏi:
– Việc gì vậy? Chị muốn xem khai sanh để biết cha mẹ tôi tên gì, và khi giận tôi, chị kêu tên cha mẹ tôi phải không.
Mận nói:
– Làm gì có chuyện ấy? Mình bây giờ học trung học rồi, đâu phải như ngày còn học tiểu học. Tôi thấy tụi nó xầm xì chị là đứa con hoang nên tôi muốn biết rõ sự thật. Chị có cha mẹ giàu sang, ở nhà lầu, đông chị em, danh giá, đàng hoàng, tôi nghe tức lắm. Tôi mà ở địa vị chị, tôi phải kiện lên ban giám đốc mới được.
Xuân Lan bật lên khóc. Mận hốt hoảng:
– Việc gì vậy?
– Đầu đuôi cũng tại chị Thúy. Có phải chị ấy đưa tin này không?
Thế là Xuân Lan đi tìm Thúy. Cả hai cãi ầm lên và sự việc đã đến tai bà giáo sư hướng dẫn. Bà này đòi đưa Thúy ra Hội đồng kỷ luật, làm Thúy và Xuân Lan bị kêu lên kêu xuống phòng giám thị hoài, không học hành gì được.
Bà hiệu trưởng viết thư về nhà mời phụ huynh của Thúy đến, rồi mời cả phụ huynh của Xuân Lan.
– Khi biết việc này, ba mẹ có đánh đập em không chị? Con Thúy cứ nói tại em kể cho nó nghe như vậy, chứ nó làm sao biết được chuyện gia đình. Em cãi không lại nó. Nó có nhiều bạn bè làm chứng cho nó, còn em thì không có ai hết.
Có mỗi một con Mận thì nó không dám bênh vực em.
Chị bếp nói:
– Vậy thì chắc em không tránh khỏi bị đòn. Ông bà khi nhận được giấy mời của trường chắc sẽ buồn lắm.
Xuân Lan càng lo nên hỏi chị bếp nữa:
– Vậy em xin bà hiệu trưởng bỏ qua việc này được không?
– Thì em vào lớp thưa với bà giáo đi.
– Em sợ lắm. Bà giáo nhất định trị tội con Thúy vì bà không ưa nó, nó bép xép lắm. Lần nào nó vào lớp cũng bị bà rầy hết chuyện này đến chuyện khác.
Nhiều bạn trong lớp cũng không ưa nó, chị ạ. Lúc mới vào học, em thương nó lắm, nhưng bây giờ em không sao thương nó nổi. Nó tò mò lắm, hỏi chuyện người này, đem kể lại cho người khác nghe và sinh ra đôi chối ...Mấy bạn trong lớp chê nó thành phần thấp kém, không phải con nhà sang trọng. Chị Hồng Ngọc, con một bác sĩ, nói với em:
“ Sao Xuân Lan lại chơi thân với con Thúy?
Tối nào tôi cũng thấy nó gánh nước thuê. Nó cũng chửi thề, cãi lộn không thua gì mấy con mụ đi gánh nước mướn”. Em không có óc phân chia giai cấp, nhưng bây giờ em mới thấy Thúy thật khó thương ...Em không biết phải làm sao. Em khổ quá.
Chị bếp nói:
– Ông bà thường đi vắng. Từ nay nếu có thư nhà trường gởi về thì tôi cất đim không đưa lại cho ông bà, có được không?
– Không được đâu.
Xuân Lan đã lo nghĩ, sợ hãi đến phát sốt và không thể đi học được. Trong khi ấy, thư của nhà trường gởi đến ông Phương và mời ông đến trường để bà hiệu trưởng nói về Xuân Lan ...Cũng may bức thư ấy đến nhằm lúc bà Phương đi Vũng Tàu hành hương với mấy người bạn, và không hay biết gì về chuyện xảy ra ở trường. Ông Phương khi nhận được thư mời, hỏi Xuân Lan:
– Việc gì trong trường mà người ta mời ba?
Xuân Lan lúc đầu do dự không dám nói, nhưng sau đó thấy chỉ có một mình cha, liền kể hết cho cha nghe.
Ông Phương kinh ngạc nhìn Xuân Lan và hỏi:
– Nếu con không nói gì với con Thúy thì làm sao nó dám bịa đặt như vậy?
Có lẽ nhà trường muốn đuổi nó nên mới làm lớn chuyện như thế này ...Ngày mai ba vào trường, sẽ tùy cơ ứng biến.
Xuân Lan nói:
– Ba xin bà hiệu trưởng đừng đuổi Thúy nghe ba. Nhà Thúy nghèo lắm, nó lại có mẹ ghẻ.
Ông Phương nói:
– Nhưng phải làm cho nó sợ mới được.
Xuân Lan toan đứng dậy đi về phòng thì ông Phương bảo nó lại ngồi gần bên ông và ông hỏi:
– Mây hôm nay con bị bệnh không đi học phải không?
Xuân Lan nói:
– Con bị bệnh hai hôm nay.
– Có phải vì chuyện con Thúy làm con lo sợ mà phát bệnh phải không?
– Thưa ba, con sợ mẹ hay được thì mẹ sẽ đánh con.
– Nhưng bây giờ mẹ con đi lễ phật rồi. Việc này ba không để mẹ con biết đâu. Con hãy ngồi đây cho ba hỏi vài điều.
Xuân Lan nhìn cha với ánh mắt thật buồn. Ông Phương nói:
– Con có điều gì buồn không? Có phải vì chuyện con thương, con ghét không? Mẹ con không thương con bằng Ngọc Hương hay các chị con nên con buồn phải không? Mấy lúc nay ba định nói với con chuyện này, nhưng không có dịp. Nay mẹ con đi khỏi, mấy chị con đi chơi với cậu Nguyên, ba có thể chuyện trò lâu với con. Đâu, con có việc gì buồn cứ nói hết cho ba nghe đi.
Xuân Lan ứa nước mắt:
– Con khổ lắm.
– Thì hãy nói hết cho ba nghe đi. Mấy chị có ai ăn hiếp con không?
– Mỗi khi mẹ và ba cãi lộn, hoặc mẹ la rầycon thì chị Liên Hương , Mai Hương đều bảo tại con mà ra cả. Nếu con đi khỏi nhà này thì gia đình sẽ yên vui, không có chuyện gì xảy ra hết. Lúc sau này con không muốn nghĩ đến chuyện thương ghét, con cố gắng học hành và làm vui lòng mẹ. Được mấy tuần rồi ... mẹ có vẻ yêu thương con ... nhưng rồi cha mẹ vẫn gây gỗ. Con nghe mẹ nói con ông, con tôi ... không biết con có phải là con của ba mẹ không, hay chỉ là đứa con nuôi?
Xuân Lan không biết diễn tả những ý nghĩ của nó, nhớ đâu nói đó, và ông Phương cũng hiểu nó đang nghĩ gì và buồn tủi vì lẽ gì.
Ông vuốt tóc nó:
– Làm gì có chuyện con ông, con bà, con nuôi? Các con hiện sống dưới mái nhà này đều là con của ba mẹ, chỉ có chị Mai Lan mới là con riêng của mẹ con.
Nhưng khi chị Mai Lan còn ở nhà thì ba cũng xem chị như con ruột, ba cho đi học, dạy dỗ, nuông chiều. Chị con đi tu là vì mẹ con. Lúc nào mẹ con cũng có ý nghĩ ba không yêu thương Mai Lan vì nó là đứa con riêng của mẹ con, vì vậy chị con buồn và đi tu.
Xuân Lan nhìn cha với đôi mắt sáng quắc:
– Mai Lan buồn nên đi tu, chứ không phải chị mộ đạo, có cốt tu phải không ba? Tại sao hồi đó ba không ngăn cản chị con?
– Ba đâu có quyền, vì ba không phải là cha ruột.
– Chị Mai Lan thương con lắm, ba ạ. Lần nào con vào thăm, chị ấy cũng ôm con vào lòng và đôi mắt đầy lệ.
Xuân Lan nói xong, ứa nước mắt. Ông Phương cũng không giấu được sự cảm động. Ông nói:
– Tại con giống chị Mai Lan, trong khi mấy chị con và các em con ở đây không ai giống Mai Lan cả.
Xuân Lan nói:
– Vậy mà chị bếp nói chỉ có con giống ba mà thôi. Ở nhà này chỉ có khuôn mặt con là khác. Mấy chị mấy em giống mẹ, chị Mai Lan cũng giống mẹ. Ai cũng nói vậy, chỉ có ba là nói khác.
Ông Phương làm thinh thì Xuân Lan nói tiếp:
– Thưa ba, con không hiểu tại sao mẹ không thương con?
– Con đừng nghĩ vậy.
– Sự thật như vậy, con không muốn nghĩ cũng không được. Lúc con còn nhỏ, con không hiểu ... thì thôi, bây giờ con đã hiểu thế nào là thương, thế nào là ghet. Ba không thấy có sự chênh lệch sao ba?
Ông Phương lúng túng một lát nói:
– Tánh mẹ con không chừng không đỗi.
– Các bạn thấy con thường buồn nên hay tò mò, và con thì khờ dại, than thở với chúng nó, vì vậy chúng nó nói con không phải là con của cha mẹ, là con hoang.
– Lần sau con đừng kể lể tâm sự như vậy nữa. Đời này không thể tin ai hết.
Để ba vào trường dàn xếp cho đứa bạn của con khỏi bị đuổi học, nhưng cũng phải bị phạt.
Xuân Lan hỏi cha:
– Tại sao mẹ đòi đưa con lên Đà Lạt ở với bà Thưởng nào đó vậy ba?
Ông Phương nói:
– Khi giận thì mẹ con nói như vậy. Nhớ ai thì nói đến người ấy, nhớ gì nói đấy. Con đừng suy nghĩ nhiều. Vì lẽ ấy mà có lần ba muốn cho con vào ở nội trú.
– Không, con không muốn ở nội trú. Con đã thiếu tình thương mà vào nội trú, con làm sao sống nổi.
– Con đừng buồn, khi nào mẹ con về, ba sẽ khuyên mẹ con.
Xuân Lan lo lắng:
– Ba đừng khuyên mẹ con. Mẹ không chịu nghe lời ba đâu.
Những chuyện lôi thôi này vẫn đến tai bà Phương vì trong lớp của Xuân Lan có Ngọc Diệp. Ngọc Diệp là con bà Hoành, một bạn thân của bà Phương.
Bà Phương và bà Hoành thường cò mặt ở nhà bà Phúc để đánh xệp ... Ba tay bài ăn thua sát ván mà thân nhau thì cũng không ai bằng.
Một hôm, bà Phương đến nhà bà Hoành thì bà này dường như đang trong đợi bà lắm:
– Tôi tưởng hôm nay chị không đến chứ.
– Kìa, có việc gì thế? Chị Phúc đến chưa?
– Chị Phúc hôm nay đi Tân An, bà già ở dưới bệnh sao đó.
– Vậy chị đợi tôi có việc gì?
– Một chuyện rất quan trọng, chắc chị không hay biết.
Bà Phương hỏi:
– Việc gì thì chị nói mau lên, đừng úp mở, tôi đứng tim bây giờ.
Bà Hoành liền nói:
– Mấy hôm chị em mình đi hành hương, ở nhà có chuyện động trời, chị về có nghe anh bên nhà kể không?
– Chuyện gì mà động trời? Nhà tôi đâu có việc gì ...
– Tôi nghĩ chắc anh không nói, vì nói ra em chị đánh đập con nhỏ ...
– Con nhỏ nào?
– Con Xuân Lan đó mà, con nhỏ mà chị nói sanh nó ra chị cất đầu không nổi đó. Có phải vậy không chị?
– À, con đó làm khổ tôi nhiều quá. Tôi đi chơi quanh năm cũng vì con nhỏ ấy đó. Tôi thấy mặt nó, chịu không nổi ...Mà việc gì vậy chị?
Bà Hoành chậm rãi pha trà, mời bạn rồi nói:
– Chị cũng biết con Ngọc Diệp học một lớp với Xuân Lan chứ?
– Không, tôi thật không biết việc này. Tôi vô tình quá chị ạ. Cháu Ngọc Diệp học một lớp với Xuân Lan sao?
– Cháu cũng đậu đệ thất trường Gia Long ...Cháu mới kể cho tôi nghe một chuyện thật hấp dẫn ...
– Chuyện gì?
Bà Hoành liền kể hết đầu đuôi ...Bà Phương nghe đến đâu tức tối đến đó, liền nói:
– Vậy mà nhà tôi đâu có nói gì cho tôi nghe ...Rồi sao nữa chị?
– Nhà trường đòi đuổi con bé nhiều chuyện, và có mời anh vào để được biết ý kiến. Nhưng nghe đâu anh đã xin cho con bé khỏi bị đuổi, bắt nó phải xin lỗi Xuân Lan trước mặt bạn bè. Tuy vậy, nhà trường vẫn đuổi con bé ba ngày.
Nhưng chị biết không, con bé ấy vẫn nói rằng nghe Xuân Lan kể chuyện bị gia đình bạc đãi, nên nó nói đại như vậy. Chị nghĩ tụi con nít bây giờ có phải nhiều chuyện không?
Bà Phương ngồi gằm mặt một lúc lâu. Bà tức lắm, muốn chạy về nhà ngay lúc ấy để kéo Xuân Lan đánh một trận cho hả giận, nhưng bà nhớ ra Xuân Lan đi học, nên ngồi nán lại, cố hết sức bình tĩnh và nói:
– Bọn con gái sao nhiều chuyện quá, chị ạ. Mấy thằng con trai thì không sao hết, ăn mặc sao cũng được, không nhiều chuyện. Còn bọn con gái, hơi một tí là phân bì, là hờn dỗi, là tủi thân khóc lóc. Mà tôi thì một đàn con gái, chứ phải ít sao? Nhiều khi tôi bực mình muốn chết. Không phải ai muốn chi cảnh con ghét, con thương, nhưng con thì có đứa thế này, đứa thế khác, đứa hiền lành, dễ thương, đứa ngỗ nghịch, cứng đầu, đứa siêng năng, chăm chỉ, đứa lười biếng.
Lẽ dĩ nhiên đứa nào mình dạy được, mình phải thương nhiều hơn, phải không chị?
Bà Hoành nói:
– Đúng rồi, lại còn đứa đẹp, đứa xấu. Có con đẹp cha mẹ cũng hãnh diện phần nào, có con xấu hay tàn tật, cha mẹ cũng khổ tâm, mặc dù bổn phận làm cha mẹ là phải thương đứa xấu và chăm tình yêu đứa tàn tật. Nhưng chưa hết đâu, chị ạ. Còn có đứa khi ra đời, cha mẹ làm ăn khá, có đứa ra đời, cha mẹ sạt nghiệp. Vì lẽ đó mà cha mẹ không thể nào công bình được.
– Do đó có sự chênh lệch trong tình thương đối với con cái. Như con Xuân Lan của tôi đó, chị cũng thấy chứ, khi có thai nó, tôi đau sắp chết. Hồi đó, bác sĩ khuyên tôi qua Pháp sanh. Nhưng tiền đâu mà đi, lại nữa ở nhà cả đàn con, biết giao cho ai mà đi? Vì vậy, tôi phải lên Đà Lạt cả bốn tháng trước, nằm chờ sanh, đem theo con Mai Lan để săn sóc cho tôi. Việc nhà thì giao hết cho chị bếp. May sao tôi còn sống sót. Chính các bác sĩ cũng không khỏi lấy làm lại tại sao tôi không hề gì, sanh như thường. Họ bảo số tôi chưa chết.
Bà Hoành nói:
– Lúc ấy, tôi cũng nghe chị nói như vậy, chị không thương Xuân Lan cũng tại vậy chứ gì? Và trẻ con thì đâu có hiểu, nó chỉ thấy mình không thương nó bằng các anh chị nó là nó nghĩ mình bạc đãi, không thương nó. Nhưng thôi, chị Phương ạ, chị đừng rầy la con bé nữa. Chị càng ghét nó thì gia đình càng xáo trộn, không ích gì ...Từ nay chị hãy nghe lời tôi, thương yêu nó thật nhiều, chắc chắn nó không còn hiểu lầm chị nữa.
Bà Phương làm ra vẻ nghe lời khuyên lơn của bà bạn:
– Đánh đậo hay rầy la nó hoài, nó cũng lì đi ...Chị nói phải đó, để tôi thay đổi chiến lược mới được.
Nhưng khi ở nhà bà Hoành về, bà Phương đã la ầm lên, khiến ông Phương cũng phải khiếp sợ.
– Bà làm gì vậy, chuyện đâu còn có đó. Bà nghe ai thêu dệt mà về làm tình làm tội con bé? Chuyện trẻ con, hơi đâu ...
Bà Phương la hét:
– Con Xuân Lan đâu rồi?
Xuân Lan sợ quá, trốn dưới bếp, tay chân run lên như cầy sấy. Nó không dám lên, năn nỉ chị bếp.
– Chị ơi! Chị lên xin giùm với mẹ, chứ không mẹ đánh em chết, chị ạ!
Ông Phương nói:
– Bà đừng làm ồn như vậy, hàng xóm họ cười. Bà đi thì thôi, về nhà là la ầm lên, khổ quá! Đâu, ai nói cái gì?
Vừa nói, ông Phương vừa đi ra đóng cửa lại, vì phía trước đã có mấy người đàn bà tò mò bu lại trước nhà. Trong cái cư xá phần đông là người trí thức ấy, nhà bà Phương được xem như một nhà thường xảy ra chuyện cãi cọ, gây gổ.
Bà Phương nói:
– Trong khi tôi đi khỏi, ở nhà này đã xảy ra việc gì? Việc gì mà ông giấu tôi?
– Vì là chuyện không quan trọng nên tôi không cho bà biết. Chuyện trẻ con.
Nhưng nhà trường mời tôi vào để nói cho biết. Bà nghe ai nói vậy.
– Tôi nghe bà Hoành nói.
– Bà ấy làm sao biết được?
– Con Ngọc Diệp học cùng lớp với Xuân Lan.
Nhắc đến tên Xuân Lan, bà Phương lại nổi giận, kêu lớn:
– Con bé này hay thật, mày trốn được sao? Liên Hương xuống kéo đầu nó lên cho tao.
Liên Hương cũng run rẩy trước cơn thịnh nộ của mẹ, rụt rè nói:
– chuyện gì mà mẹ làm con sợ quá?
Nhưng Ngọc Hương bạo dạn hơn đã nói:
– Em Xuân Lan làm gì khiến mẹ giận dữ vậy?
Bà Phương nói:
– Tụi bây ở nhà mà cũng không hay biết gì nữa sao? Ừ, thì để tao nói hết cho nghe. Nhưng phải lôi đầu con Xuân Lan lên đây. Nếu không, tao đánh hết tụi bây.
Ngọc Hương nói:
– Xin mẹ bớt giận. Em Xuân Lan sợ không dám lên.
– Thì kéo cổ nó lên đây cho tao.
Ngọc Hương đi xuống bếp, thấy Xuân Lan mặt mày tái xanh, hai môi tím tái thì không khỏi thương hại:
– Em lên đi, chị xin mẹ cho.
Ngọc Hương quay lên thưa với mẹ:
– Nhưng mẹ đừng đánh em con.
– Thì kéo đầu nó lên đây, đánh hay không sẽ biết.
Xuân Lan run rẩy đi lên. Bà Phương vừa thấy mặt nó liền chạy sấn tới, nhưng ông Phương đã chụp lấy bà, kéo lại. Bà liền la rầm lên:
– Ông định bênh nó phải không? Nó làm nhục tôi, ông còn bênh nó, ông coi tôi ra gì đâu.
Rồi bà Phương kể lể đầu đuôi cho các con nghe, gọi cả chị bếp lên để phân trần, hỏi:
– Đó, cái tội của nó có đáng giết không?
Chị bếp bảo Xuân Lan:
– Em lại xin lỗi bà đi.
Bà Phương thấy Xuân Lan khiếp sợ thì dằn cơn thịnh nộ, hỏi:
– Tại sao mày tâm sự với bạn bè như vậy? Mày là con hoang của ai? Mày nói thử tao nghe đi. Con hoang của ai? Con hoang của tao, hay của cha mày? Hay của con nào?
Chị bếp nói:
– Xin bà bớt giận. Việc này không phải do Xuân Lan.
– Chị biết gì?
– Trong khi bà đi khỏi, em Xuân Lan có về kể tôi nghe. Lỗi tại các cô bạn của Xuân Lan.
– Ừ, thì cho rằng tại các cô bạn của Xuân Lan. Nhưng nhà trường viết thư về, tại sao ông không cho tôi hay?
– Lúc ấy bà đi lễ Phật ở xa. Trường mời mà không nói rõ chuyện gì nên ông phải vào.
Ông Phương lại thêm:
– Trường mời phụ huynh chứ đâu nói mời riêng bà. Bà đi vắng thì tôi đi, huống chi nó là con của tôi kia mà.
Câu nói ấy của ông Phương lại làm bà Phương lồng lộn trở lại. Bà đập tay xuống bàn:
– Con của ông ...Nó là con của ông ...Tôi có nói là con ai đâu. Nhưng nó là con hoang mà. Người ta nói đúng đấy. Ông còn đính chính làm gì? Con hoang của ông tôi đem về nuôi đấy.
Chị bếp van lơn:
– Bà quá giận. Xin bà bớt giận.
Ông Phương nói:
– Vậy thì bà điên rồi. Bà nói gì lạ vậy? bà không giữ lời, giữ tiếng gì cả.
Liên Hương năn nỉ:
– Xin mẹ bớt giận. Mẹ nói như vậy, tội nghiệp em Xuân Lan.
Ngọc Hương cũng nói:
– Mẹ nỡ lòng nào nói vậy!
Xuân Lan không còn sợ hãi nữa, đôi mắt nó ráo hoảnh nhìn bà Phương, nhìn mọi người, rồi hỏi ông Phương:
– Thưa ba, đâu là sự thật? xin ba đừng giấu giếm làm gì nữa. Có phải con là con hoang không? Ba nói đi, con không muốn mẹ con phải khổ sở vì bị bắt buộc phải nuôi con. Xin phép mẹ cho con gọi mẹ một lần chót, rồi con đi. Con không thể ở đây.
Nói xong Xuân Lan ù chạy lên lầu, Ngọc Hương chạy theo nắm lấy tay Xuân Lan kéo lại, nhưng Xuân Lan nói:
– Em lại chị, chị để yên cho em, em đau khổ quá rồi khi hay biết em không phải là con của mẹ, em chỉ là đứa con hoang. Thảo nào mà mẹ ghét bỏ, hành hạ em.
Ngọc Hương nói:
– Mẹ giận nên mất khôn.
– Nên vì giận nên nói ra sự thật, không còn giữ gìn. Mẹ không điên đâu.
Xuân Lan chạy về phòng, nằm lăn trên giường mà khóc. Ngọc Hương dậm chân:
– Thật khổ quá! Mẹ nóng nảy vô lý quá. Em đừng khóc nữa. Để chị xuống nhà xem câu chuyện ra sao cho biết.
Ngọc Hương chạy xuống lầu thì Mai Hương nói nhỏ với nó:
– Sao em bỏ Xuân Lan trên ấy? Em phải ngồi coi chừng nó chứ. Nó khổ, dám làm bậy.
– Thì chị lên ngồi với nó đi. Em không đủ sức để giữ nó, thấy nó khóc, em chịu không nổi. Tội nghiệp nó quá.
– Thì để chị lên ngồi với nó. Bây giờ đến phiên mẹ khóc dưới đó. Chán thật.
Cái cảnh này làm sao ba chịu nổi.
Lần này là lần đầu Ngọc Hương nghe chị bênh vực ba, nên nói:
– Ba khổ đã lâu rồi.
Khi Ngọc Hương trở xuống, bà Phương đang khóc, ngẩng đầu lên nhìn nó và hỏi:
– Con Xuân Lan làm gì ở trên lầu?
Ngọc Hương nói:
– Chị Mai Hương lên trên ấy với em Xuân Lan, em khóc tội nghiệp lắm.
Một sự im lặng bao phủ mọi người. Nét mặt người nào cũng biết thảm như vừa có một người chết. Bà Phương không còn khóc nữa, bà nhìn các con, rồi thở dài. Tiếng thở dài của bà đã phá tan không khí nặng nề ngột ngạt của căn phòng lúc ấy.
Bà kêu lên:
– Tôi điên mất!
Ông Phương nói:
– Lời nói đã bay ra từ cửa miệng bà rồi, bây giờ bà có ăn năn cũng vô ích. Bà giết tôi, bà giết con bé. Nó đâu làm gì nên tội, bà không thương nó, bà hành hạ nó.
Bà Phương liền đứng lên, hùng hổ chụp lấy ông Phương mà nói; – Ông đừng nói gì hết là phải. Vì chíng ông là tội phạm, con Xuân Lan, tôi, con Mai Lan, cũng chỉ là những nạn nhân, ông biết không? Vậy mà ông còn dám lên mặt dạy khôn tôi à? Tôi đang ăn năn, tôi khóc vì lẽ gì, ông biết không?
Tôi ăn năn đã lỡ lời, mất cả tình nghĩa. Tôi ăn năn vì tin ông mà đời con gái tôi phải khổ sở. Vậy mà ông còn khơi chuyện tội lỗi của ông ra để chọc tức tôi.
Ông luôn luôn tưới dầu vào lửa mà! Ông giết mẹ con tôi, bà cháu tôi, ông là thằng khốn nạn! Ông là thằng vô liêm sỉ, loạn luân, ông biết không?
Ngọc Hương, Liên Hương, Trọng Tài, Trọng Nghĩa đều ngơ ngác đứng nhìn bà Phương kể tội ông Phương.
Chị bếp thấy mọi việc đã nổ bùng ra rồi. Quả bom nổ chậm đã đến giờ tung nổ và tàn phá một cách ghê gớm, không cong ngăn kịp nữa.
Chị bếp chạy lại, ôm lấy bà Phương và năn nỉ:
– Xin bà bớt giận.
Bà Phương đưa hai tay ra như kẻ sắp chết đuối cần đến cái phao cứu sinh, bà gào lên:
– Tôi chết mất, chị bếp ơi! Tôi điên rồi!
Rồi bà khóc như mưa. Ngọc Hương quay lại nhìn cha và lúc ấy có lẽ nó đã hiểu. Liên Hương bỏ đi lên lầu, không nói không rằng gì cả. Nó có vẻ ghê tởm, còn Trọng Tài, Trọng Nghĩa không hiểu gì, chỉ mang máng biết rằng cha nó đã làm một điều gì đó khiến mẹ nó uất ức, đau khổ.
Ngọc Hương ngồi xuống ghế vì nghe hai chân run rẩy, rồi ôm đầu khóc.
Ông Phương lặng lẽ đi lên lầu. Với ông, tất cả đều sụp đổ. Rồi đây, các con ông sẽ khinh ông, ông không còn xứng đáng làm cha của các con nữa. Ông đã thấy sự khinh khi ấy đã hiện ra trên nét mặt của Liên Hương lúc nãy khi nó bỏ lên lầu.
Khi ông Phương đi rồi, Trọng Tài và Trọng Nghĩa cũng theo lên lầu, chỉ còn Ngọc Hương, bà Phương và chị bếp cùng đứng khóc. Một lát sau, bà Phương ngẩng đầu lên, nói:
– Tôi điên thật. Lỡ rồi. Con Xuân Lan đâu rồi?
– Em Xuân Lan chạy lên lầu từ khi nãy.
– Đứa nào ngồi ở cái ghế kia?
– Em Ngọc Hương.
– Bảo nó lên lầu gọi Xuân Lan xuống đây cho tôi.
Chị bếp nói:
– Để tôi lên gọi.
– Vậy thì chị hãy đi đi.
Bà Phương gọi:
– Ngọc Hương! Con lại đây mẹ bảo.
Ngọc Hương nức nở:
– Mẹ ơi! Tụi con khổ quá.
Bà Phương nói:
– Thôi, don đừng giận mẹ nữa. mẹ điên quá. Bây giờ thì con lên lầu, để mẹ nói chuyện với em Xuân Lan.
Nhưng chị bếp đã trở xuống và nói:
Tôi nói mấy, Xuân Lan cũng không chịu xuống, cứ ngồi khóc. Mai Hương dỗ mãi, em ấy cũng không nín.
Ngọc Hương nói:
– Để con lên gọi em Xuân Lan xuống.
– Con hãy đi gọi nó cho mẹ.
Xuân Lan vẫn không chịu :
– Em xuống, mẹ giận, ăn nói vô lễ, thêm tội, không ích gì, chị ạ.
Ngọc Hương lại trở xuống và bà Phương chỉ còn nước ngồi khóc. Ngọc Hương nói; – Bây giờ chị Mai Hương cũng đang khóc trên ấy đó mẹ.
– Tụi bây hiểu cái gì?
Ngọc Hương tức giận; – Mẹ đã nói tất cả rồi. Ngu dại đến đâu cũng có thể hiểu, mẹ ạ. Tội nghiệp Xuân Lan.
Chị bếp nói:
– Tội nghiệp Mai Lan. Cô ấy mà hay được chắc là đau khổ lắm.
Ngọc Hương nói:
– Chị ấy đã đi tu rồi. Có đau khổ cũng không sao. Tội nghiệp cho Xuân Lan.
Bà Phương nói:
– Thôi, các con đừng trách mẹ nữa. Không phải lỗi tại mẹ. Tại cha con chứ.
Ngọc Hương hỏi:
– Nhưng mẹ nói lên sự thật phũ phàng ấy làm gì? Bao nhiêu người phải đau khổ.
Chị bếp nói:
– Em lên lầu an ủi, vỗ về Xuân Lan, đừng làm phiền bà nữa.
Ngọc Hương trách móc:
– Mẹ sẽ đau khổ suốt đời vì đã đầu độc tâm hồn tụi con.
Bà Phương phân trần với chị bếp khi Ngọc Hương lên lầu:
– Đó, chị thấy không, ai lầm lỗi mà tôi phải gánh chịu. Chị cũng thừa hiểu tôi đau khổ thế nào khi xảy ra chuyện Mai Lan. Một bên là con, một bên là chồng, tôi biết tính sao? Dù sao thì tôi cũng phải nghĩ tới các em của nó, Liên Hương, Mai Hương, Ngọc Hương. Một bên ba đứa con, một bên chỉ có Mai Lan. Lại thêm danh dự gia đình. Một lần đổ vỡ rồi, tôi không muốn có sự đổ vỡ nào nữa.
– Thật ra thì ông nhà đã ăn năn hối lỗi lắm rồi.
– Vì nghĩ thế mà tôi mới chịu để yên, và cũng vì chuyện rắc rối này mà tôi đâm ra cờ bạc, không thiết đến chuyện gia đình. Chứ chị cũng biết tôi có thích đánh bạc đâu.
– Thưa bà, việc đã lơ rồi. Nếu bà cứ gây sự ăn năn, hối hận cho ông, ông dám bỏ đi rồi gia đình tan nát. Đàn ông khi bị làm nhục, hay tự ái bị tổn thương, dám làm ẩu lắm. Gia đình tôi bị sụp đổ cũng vì chuyện ấy, bà ạ. Nhà tôi đã tằng tịu với em gái tôi trong khi tôi sanh cháu đầu lòng. Tôi hay được, la ầm lên, em tôi xấu hổ bỏ đi, chồng tôi hối hận đi tìm nó, tôi cứ đi theo chửi rủa suốt ngày, chồng tôi bỏ đi và cho đến ngày nay vẫn không có tin tức gì hết. Có người nói anh ấy đưa em gái tôi qua Nam Vang làm ăn. Tôi buồn rầu không lo lắng chăm sóc con tôi và nó đã chết khi mới lên năm tháng. Vì vậy mà cuộc đời của tôi bây giờ mới cô đơn, hiu quạnh như thế này ...
– Tôi điên mất ...Ai lầm lỗi mà bây giờ tôi phải gánh chịu, chị không thương tôi mà còn trách móc tôi nữa sao? Bây giờ tôi phải làm gì đây?
– Bà lên trên lầu mà nghỉ. Đêm khuya thanh vắng giúp bà lấy lại sự bình tĩnh.
Bà Phương lắc đầu, lau nước mắt:
– Không, tôi không thể lên lầu lúc này. Thấy mặt nhà tôi, tôi không bao giờ im lặng được, tôi khổ lắm, tôi tức giận là hỏng việc.
– Vậy thì để tôi dọn dưới này cho bà nghỉ.
Đêm đó, bà Phương ngủ dưới lầu, bà nằm thao thức cho đến khi đồng hồ điểm bốn tiếng. Bà đã suy nghĩ nhiều về sự nóng nảy của bà, bà định ngày hôm sau sẽ an ủi Xuân Lan và đưa nó vào thăm Mai Lan. Bà sẽ nói tất cả và sau đó bà đưa Xuân Lan lên Đà Lạt một thời gian.
Khi bà Phương thức dậy thì ông Phương đã đi làm. Liên Hương, Mai Hương đi hoc ... chị bếp đã đi chợ. Bà gọi Ngọc Hương và hỏi:
– Xuân Lan đâu rồi?
– Em con nói đi Đa Kao mượn tập.
– Mượn tập gì ở tận Đa Kao, sao con để nó đi?
– Nó dậy sớm và đi tự bao giờ, con đâu hay. Con nghe chị bếp nói như vậy.
– Chị bếp đi chợ rồi phải không?
Ngọc Hương nhìn đồng hồ và nói:
– Thưa mẹ, đã chín giờ hơn hơn rồi.
– Hai em Tài và Nghĩa đâu rồi?
– Chúng chơi ngoài đường với tụi bạn ở đầu xóm.
Bà Phương thở dài:
– Mẹ nghe mệt quá. Đêm qua mẹ không ngủ được, phải uống thuốc ngủ, bây giờ trong người khó chịu quá.
– Mẹ nằm nghỉ đi.
Vừa lúc ấy chị bếp đi chợ về, chị thấy bà Phương đã thức dậy thì hỏi:
– Bà ngủ ngon quá, tôi không dám đánh thức bà dậy. Bà có khỏe không?
– Mệt lắm vì thuốc ngủ còn ngấm trong người. Xuân Lan đi đâu chị biết không?
– Xuân Lan nói đi Đa Kao mượn sách.
– Sao chị không cản nó?
– Tôi làm sao cản được khi nó từ trên lầu chạy bổ ra cửa.
Bà Phương hốt hoảng:
– Và không ai chạy theo nó sao?
Bà nhớ lại câu nói của Xuân Lan đêm qua khi bỏ chạy lên lầu:
“Xin phép mẹ cho con được gọi mẹ bằng tiếng mẹ một lần chót, rồi con ra đi. Con không thể ở đây”.
Bà đứng lên và nói vơi Ngọc Hương:
– Em con có đứa bạn nào ở Đa Kao?
– Dạ, con Túy Nga, con bà Hồng, bà ấy trước đây ở dãy Cũng, bây giờ dọn về Đa Kao, có tiệm bán áo quần trẻ em.
– Thôi, mẹ biết rồi. Nhưng, kìa, sao mẹ chóng mặt quá.
Bà vịn đồ đạc, bàn ghế và lần vào phòng tắm, lấy nước đập nhẹ lên trán cho tỉnh táo, đoạn sửa soạn để đi Đa Kao.
– Mẹ phải đi tìm Xuân Lan ...Mẹ tình yêu quá ...
Chị bếp nói:
– Tôi cũng tình yêu quá ...
Sáng sớm khi Xuân Lan ở trên lầu đâm đầu chạy ra cửa thì ông Phương còn ngồi ăn phở ở đầu ngõ, ông đã trông thấy Xuân Lan mặc quần tây, áo sơmi ngắn tay gọn gàng từ đầu hẻm đi ra. Ông gọi lớn:
– Xuân Lan, con đi đâu vậy?
Xuân Lan làm ngơ và đi nhanh hơn, tay xách cái giỏ. Ông Phương vội bỏ đũa, chạy theo và nắm lấy tay nó:
– Con đi đâu vậy?
Đôi mắt Xuân Lan sưng húp, con bé có lẽ đã khóc cả đêm:
– Con đi mượn tập.
– Lại ăn phở với ba, rồi ba đưa con đi.
– Mẹ trông thấy sẽ gây gổ với ba.
– Không đâu.
Thế là Xuân Lan ăn phở ông Phương và đã đưa Xuân Lan đi trên chiếc xe của ông ...
– Con định đi đâu?
Xuân Lan không nói, nó ứa nước mắt, ông Phương đã đoán hiểu.
– Con muốn đi gặp chị Mai Lan.
– Không nên, con gặp để làm gì?
– Con muốn thăm chị ấy.
– Con hãy nghe lời ba, đừng cho chị con biết chuyện gì đã xảy ra đêm qua.
Chị con sẽ buồn, không ích gì.
Thật ra đêm qua Xuân Lan chưa nghe đoạn chót của tấn biết kịch thảm thương của gia đình, nó chỉ mới biết nó không phải là con bà Phương, chứ không nghe bà Phương lên án ông Phương. Lúc ấy, nó đã chạy lên lầu, khóc lóc, tủi hờn vì bà Phương bảo nó là đứa con hoang.
Ông Phương nói:
– Tại sao con lại đi tìm chị Mai Lan? Con quên Mai Lan là con riêng của mẹ sao?
Xuân Lan nói:
– Tại sao chị ấy thương con? Con nghĩ rằng phải có sự liên hệ nào giữa chị ấy và con.
Ông Phương thở dài và nghĩ:
“Con bé đã linh cảm như vậy”.
Xuân Lan nói:
– Ở gia đình này chỉ có ba và chị Mai Lan là yêu thương con mà thôi. Trước thì còn chị Ngọc Hương nữa, nhưng bây giờ chắc chị ấy hết yêu con rồi.
– Con đừng nói vậy, mẹ con nóng nảy ăn nói hồ đồ.
Xuân Lan năn nì đòi đi thăm Mai Lan cho kỳ được:
– Ba sẵn xe đưa con đi Chợ Quán đi. Lát nữa con thuê xe về nhà.
Ông Phương nói:
– Được, ba sẽ đưa con đến đó. Vào thăm chị Mai Lan, nhớ đừng nói gì hết nghe con. Đúng mười một giờ ba đem xe lại đấy rước con. Con nhớ chờ ba, đừng đi đâu mà lạc thì khổ lắm.
Trong khi Xuân Lan nói chuyện với Mai Lan thì ở nhà bà Phương hốt hoảng, sửa soạn đi tìm. Bà đến nhà bà Hồng ở Đa Kao và Túy Nga cho bà biết Xuân Lan không đến. Bà không tin và hỏi vặn lại Túy Nga:
– Cháu không giấu bác chứ?
Túy Nga nói:
– Thưa bác, cháu đâu dám làm như vậy? Chị Xuân Lan chưa hề đến đây chơi với cháu lần nào, cháu học cùng lớp với chị Ngọc Hương, nên thường gặp chị Ngọc Hương, còn chị Xuân Lan từ khi thi đậu vào trường Gia Long, cháu không gặp nữa.
Bà Hồng liền hỏi:
– Cháu đi đâu mà chị đi tìm và có vẻ lo lắng như vậy?
Bà Phương nói:
– Tôi phải đi gấp, không thể nói cho chị nghe. Hôm nào rảnh tôi sẽ ghé lại đây nói chuyện nhiều.
Ra đến cửa, bà Phương quay lại và dặn Túy Nga:
– Xuân Lan có đến đây thì cháu nói giùm với nó, bác đi tìm nó. Bảo nó về gấp kẻo bác đợi.
Túy Nga nói:
– Con tin chắc chị ấy không đến đây.
Bà Hồng rầy con:
– Bác dặn thì con nhớ vâng lời, sao lại nói như vậy?
Bà Phương đi rồi, Túy Nga nói với mẹ:
– Chắc bà ấy đánh đập Xuân Lan, nên nó giận bỏ đi chứ gì. Con nghe Ngọc Hương than phiền mẹ nó bất công với Xuân Lan, con thương con ghét, nên gia đình thường xảy ra chuyện xào xáo.
Bà Hồng gật đầu:
– Chắc vậy rồi.
– Chiều nay con vô trường hỏi Ngọc Hương là rõ.
– Thôi, chuyện gia đình người ta, con hỏi làm gì? Con nít tò mò không nên, sau này lớn lên quen thói hóa ra ngồi lê đôi mách.
Bà phải không biết phải đi đâu, bỗng bà nghĩ tới Mai Lan.
– Hay con bé đến tìm Mai Lan?
Ý nghĩ này như một tia sáng soi đường cho bà. Bà vội vã đón xe taxi đến tu viện ở đường Chợ Quán. Bà xin vào gặp Mai Lan. Như đã linh cảm, tại đây bà đã gặp Xuân Lan. Con bé đang úp mặt lên vai Mai Lan mà khóc. Thấy bà Phương cả hai chị em vẫn không nhúc nhít, vẫn im lặng chờ xem bà Phương phản ứng ra sao.
Bà Phương ngồi xuống bên Mai Lan và bà âm thầm khóc. Không khí mtu viện đã buồn bã, hiu quạnh, trang nghiêm, lạnh lùng, bây giờ càng thêm biết thảm, đau xót.
Mai Lan nói bằng giọng đầy nước mắt; – Mẹ đã làm gì cho Xuân Lan khổ như thế này? Mẹ đã hứa với con như thế nào? Mẹ không muốn con ở yên ở đây nữa sao? Con còn thì giờ để lấy lại lời hứa với Chúa. Con sẽ xin phép Bề Trên ra khỏi nơi này, trở lại với đời, vì con còn phải giải quyết bao nhiêu vấn đề, mà vấn đề chính là Xuân Lan. Không ai thương nó cả, đến mẹ mà mẹ vẫn không thương yêu nó.
Bà Phương nói:
– Không, mẹ vẫn yêu thương nó đấy chứ.
Mai Lan nói:
– Mẹ đã nói gì đêm qua? Mẹ đã nói nó là đứa con hoang? Nó bảo nó chỉ nghe có thế, nó chạy lên lầu không muốn tìm hiểu gì nữa cả. Nhưng con biết, con đoán biết tánh mẹ, mẹ đã nói vung vãi, nói toạc ra tất cả rồi. Các em con chắc chắn đã hay biết cả. Tội nghiệp con bé. Con sở dĩ chôn vùi cuộc đời của con ở đây là vì mẹ, vì không muốn gia đình phải xôn xao, xáo trộn. Chứ như mẹ thấy đó, con còn quá trẻ ...
Bà Phương năn nỉ:
– Thôi, con đừng nói nữa, mẹ biết lỗi nhiều rồi, mẹ đang hối hận đây.
Bà Phương kéo Xuân Lan về phía bà:
– Còn con, con cũng đừng giận mẹ.
Xuân Lan ôm chặt lấy Mai Lan và hỏi:
– Mẹ của chị có phải là mẹ của em không?
Mai Lan khuyên:
– Em đừng làm mẹ buồn.
Bà Phương nghĩ:- Con bé chưa hay biết nó là con của Mai Lan ...Thật là may. Vậy thì ta phải dặn hết người nhà đừng cho nó biết chuyện này ...
Mai Lan nói:
– Mẹ buồn, mẹ giận thường rầy la các em, khi chị ở nhà chị cũng hay bị mẹ rầy như vậy đó, em ạ. Nhưng qua hồi nóng giận thì mẹ lại thương các em. Các em không biết như vậy sao?
Xuân Lan nói:
– Nhưng bây giờ em đã hiểu, em chỉ là đứa con hoang, em không phải con của mẹ. Em bị hành hạ nhiều rồi. Mẹ không thương em, ở nhà, em thiệt thòi nhiều nhất. Chỉ có một mình chị là yêu thương em, vậy mà chị lại bỏ em để đi tu ...Chị biết không, mẹ đòi đuổi em lên Đà Lạt ở với cô Thưởng của chị ....Vậy thì để em lên Đà Lạt, em không cần học, em ở làm công, giúp việc cho cô Thưởng, kiếm cơm mà ăn ...
Nghe Xuân Lan nói, Mai Lan lặng lẽ khóc:
Bà Phương nói:
– Con đừng nói dại, con hãy tha thứ cho mẹ. Nếu co bỏ đi thì mẹ hối hận, mẹ chết mất.
Bà Phương nói xong, cũng khóc. Xuân Lan nhất định không tin lời bà Phương nên nói:
– Con mà về nhà thì rồi đây con còn chịu bao nhiêu đau khổ nữa ...
Mai Lan dỗ dành, khuyên lơn Xuân Lan, và giờ thăm viếng đã hết, Mai Lan nói:
– Bây giờ em nên về với mẹ.
– Em không về với mẹ đâu ...
– Em đừng nói dại ...Hết giờ rồi, chị không thể ở đây tiếp mẹ và em nữa.
Mai Lan đứng lên, lòng bùi ngùi, thương cảm. Xuân Lan khóc nấc lên:
– Chị bỏ em sao?
Xuân Lan ôm lấy chị, bà Phương phải gỡ nó ra và kéo đi ra cửa. Ra bên ngoài, Xuân Lan không chịu lên xe và nói:
– Con đợi ba đến rước, ba dặn con như vậy.
Bà Phương hỏi:
– Thì ra ba mày đưa mày đến đây?
Bà lại không dằn được sự tức giận:
– Cha con bây lại qua mặt tao mất rồi ...Vậy thì màu đứng đó đợi cha mày đén rước. Tao về trước.
Nói xong bà Phương vẫy một chiếc taxi và lên xe. Xuân Lan đứng nhìn theo và nghĩ:
– Người đàn bà ấy không phải mẹ ta ...Bà ấy vừa nói năng ngọt ngào với ta trong khi chị Mai Lan của ta có mặt ở đó ...Nhưng vừa ra ngoài là bà ấy đã giận dữ rồi.
Xuân Lan lấy khăn lau nước mắt. Nó đợi một lúc lâu ông Phương mới đến.
Ông cho xe ngừng và đưa tay vẫy nó. Nó chạy ra thì ông mở cửa xe cho nó bước lên. Ông hỏi:
– Thế hai chị em đã nói gì với nhau nào?
– Chưa kịp nói gì thì mẹ đến ...
Ông Phương lo lắng hỏi:
– Bà ấy đến và đi đâu rồi?
– Bỏ về rồi khi nghe con nói ba đưa con đến đây.
Xuân Lan kể thật tỉ mỉ cho ông Phương nghe những gì đã xảy ra từ khi nó đến thăm chị Mai Lan, và nó nói:
– Bây giờ con không muốn về nhà chút nào hết ...
– Con đừng làm thế ...Mẹ không muốn đâu ...
Xuân Lan cau mày:
– Đừng nói đến mẹ. Lúc nãy chị Mai Lan trách mẹ không giữ lời hứa, chị ấy đòi ra khỏi nhà tu để lo cho con. Tại sao vậy ba? Chị Mai Lan là gì của con mà chị ấy cỏ vẻ lo cho con như vậy. Tại sao chị Liên Hương, chị Mai Hương lại không yêu con bằng chị Mai Lan?
Ông Phương nói:
– Rồi đây con sẽ hiểu điều ấy.
– Con cần hiểu ngay bây giờ.
– Đừng, con nên nghe lời ba ...Sau chuyện này, mẹ con về không còn gắt gỏng với con nữa ...
– Ba tin như vậy, chứ còn con, con không tin chút nào ...Mới rồi con lại bị nạt nộ ....
Ông Phương dỗ dành Xuân Lan:
– Bây giờ con phải về nhà để chiều nay đi học. Ba sẽ đưa con đến trường.
Xuân Lan nói:
– Con không muốn đi học nữa ...Hôm nay con chưa học bài và làm bài, con không dám đến trường.
Khi xe về đến nhà, Xuân Lan thập thò không dám vô cửa. Ông dắt nó và ông ngạc nhiên không thấy bà Phương đâu cả. Ông hỏi Ngọc Hương:
– Mẹ con đâu?
Ngọc Hương nói:
– Mẹ con đi kiếm Xuân Lan từ sáng đến giờ.
Quay lại Xuân Lan, Ngọc Hương nói; – Em đi đâu để mẹ đi kiếm?
– Em đi thăm chị Mai Lan ...Em đã gặp mẹ tại tu viện. Và mẹ bỏ về trước.
Ông Phương đi lên lầu. Xuân Lan đi xuống bếp, chị bếp thấy nó liền ôm chầm lấy và hỏi:
– Em đi đâu để chị lo quá?
Xuân Lan hỏi:
– Chị thương em lắm phải không? Thế tại sao chị không chịu nói hết sự thật cho em hiểu? Em có nhiều chuyện nói với chị lắm, nhưng lát nữa, khi nào ăn cơm xong đã, hôm nay em không đi học đâu.
Chị bếp hỏi:
– Chiều nay em không đi học sao?
– Không, em xin phép ở nhà vài ngày.
Ngọc Hương gọ Xuân Lan:
– Em lên đây chị nói cái nay.
Xuân Lan đi lên và hỏi:
– Việc gì thế?
Ngọc Hương choàng tay qua vai Xuân Lan và nói:
– Sáng nay mẹ cuống cuồng lên, như vậy là mẹ thương em lắm.
Xuân Lan nhún vai:
– Thôi em hiểu rồi, chị đưng nói nữa.
Ngọc Hương hỏi:
– Em giận mẹ sao?
– Em hiểu lắm, chị Mai Lan cũng buồn lắm ...Chị ấy sẽ không đi tu nữa, về lo cho em.
– Thì ra em đã hay tất cả rồi sao?
Xuân Lan hỏi:
– Hay biết cái gì? Thì em là đứa con hoang, em không phải là con của mẹ.
Ngọc Hương nói:
– Em không phải là con của mẹ thì cũng là cháu của mẹ, cũng là máu mủ, ruột rà, đâu phải ai xa lạ.
– Như vậy cũng đủ rồi, đủ cho em hiểu rồi, em hiểu vì lẽ gì mà em bị bạc đãi.
Em là cháu, là con hoang, không phải là con của mẹ.
Ngọc Hương đâu có ngờ Xuân Lan chưa hay biết gì cả nên mới nói như vậy.
Vả lại nó còn không hiểu được tầm quan trọng của tấn kịch bi thảm, vô luân đã xảy ra ở gia đình nó. Nó còn nhỏ quá, chưa đủ lý trí, óc khôn để lên án việc làm của ông Phương, huống chi ông Phương lại là cha của nó, người mà nó chỉ được quyền kính nể, chứ không được quyền phê bình, chỉ trích. Ông Phương trước mắt Ngọc Hương là người cha tốt, đầy đủ bổn phận và thường bị mẹ ăn hiếp ...Tất cả những chuyện buồn rầu gây gổ, đều do mẹ nó gây ra cả ...
Ngọc Hương bênh vực cha:
– Đâu phải là tại ba, cũng có lỗi của chị Mai Lan nữa chứ.
Xuân Lan hỏi:
– Chị Mai Lan cũng có lỗi?
– Chứ sao? Tại hồi đó chị Mai Lan không biết phản đối.
– Phản đối cái gì?
– Ủa, em chưa biết gì sao?
Xuân Lan nhìn Ngọc Hương với đôi mắt thật ngây thơ:
– Còn cái gì bí ẩn nữa sao?
Ngọc Hương chưa kịp trả lời thì Xuân Lan lẩm bẩm:
Không phải là con thì cũng là cháu? Thôi, ta hiểu rồi!
Và lúc ấy Xuân Lan ôm mặt khóc rấm rứt, khóc thật đau khổ, thật tủi nhục.
Xuân Lan khóc xong, chạy lên lầu và tông cửa phòng ông Phương, nó hỏi:
– Con là cháu bà ấy. Vậy chứ con là con ai vậy ba?
– Con đừng tìm hiểu làm gì.
– Con phải hiểu.
– Con còn nhỏ quá.
– Ba không nói thì thôi.
– Ba rất khổ tâm. Bây giờ con lo đi ăn cơm đi để rồi còn đi học.
– Ba xin phép cho con nghỉ vài ngày. Con khổ lắm.
– Con muốn nghỉ thì cứ ở nhà, ba sẽ xin phép sau, nhưng con nên nhớ điều này:
hoàn cảnh của con khác với chị em của con. Con phải lo học hành, phải có nghề nghiệp, ba sẽ lo cho con ...Hiện giờ ba có gởi riêng cho con ở ngân hàng một số tiền, ba mở cho con trương mục, khi nào đến tuổi trưởng thành, con sẽ có quyền lấy số tiền ấy để làm ăn, lập gia đình ...Chỉ có con là ba lo như vậy ...Ba muốn chuộc lại sự thua thiệt của con bây giờ.
Ông Phương ngừng lại và lóng tai nghe, ông nói:
– Mẹ con về ở dưới lầu rồi ...
Xuân Lan thở dài than:
– Bà ấy lại la hét lên bây giờ ...
Xuân Lan chạy về phòng và leo lên giường nằm. Bà Phương hỏi lớn:
– Con Xuân Lan đâu rồi?
Ngọc Hương nói:
– Nó ở trên lầu.
– Gọi nói xuống đây ...
Thấy mặt mẹ hầm hầm, Ngọc Hương nói:
– Mẹ lại giận rồi. Đêm qua mẹ hứa với con, mẹ không rầy la em Xuân Lan nữa, mẹ tỏ ra ăn năn ...
Chị bếp cũng nhắc khéo:
– Bà không nên nóng nảy, chuyện đã đổ bể tùm lum rồi.
– Đổ bể tùm lum rồi ai xấu? Việc gì đến tôi?
Chị bếp đấu dịu:
– Xin bà hãy nguoi giận.
Bà Phương nói:
– Lên gọi nó xuống đây, tôi hỏi:
Ngọc Hương chạy đi gọi Xuân Lan. Con bé lần này không còn tỏ ra sợ sệt gì nữa cả. Nó ngồi ngay dậy và đi thẳng xuống lầu, nó nói:
– Muốn hỏi gì thì cứ hỏi.
Nó đến bên bà Phương và nhìn bà trân trân, đôi mắt đầy vẻ căm hờn.
Bà Phương nhìn nó và hỏi:
– Tại sao sáng nay mày bỏ nhà đi mà không xin phép tao? Mày không còn xem tao ra gì nữa phải không?
Xuân Lan bướng bỉnh nói:
– Tôi đi thăm chị Mai Lan, việc “ấy” bà biết rồi.
Nghe con gọi mình bằng bà, bà Phương rụng rời tay chân. Bà nhớ lại những gì đã xảy ra trong đêm qua và không khỏi hốt hoảng. Xuân Lan nói tiếp:
– Sáng nay bà đã gặp tôi tại tu viện, bà bỏ tôi ở đó, bà đi về.
Bà Phương lắc đầu và thở dài:
– Thôi hết chỗ nói rồi ...Con cái, cái kiểu này ...
– Tôi đâu phải là con của bà. Tôi là cháu của bà, là đứa con hoang, bà đã nói như vậy kia mà.
Chị bếp đến bên Xuân Lan, ôm nó vào lòng và nói nhỏ:
– Sao em lại ăn nói như vậy, không sợ bà buồn hay sao? Em hãy xuống đây với chị, chị rửa mặt cho em bớt giận.
Bà Phương nói:
– Con nhỏ này bây giờ ghê lắm ...Tôi không còn dạy nó được nữa ...
Xuân Lan đi xuống bếp, Liên Hương đi học về thấy mẹ buồn thì hỏi:
– Chuyện gì vậy mẹ?
– Thì còn chuyện gì nữa? Chuyện con Xuân Lan.
Liên Hương và Mai Hương đứng về phía mẹ, lại nữa cả hai cũng đã lớn, đã hiểu việc làm vô luân của ông Phương là nhục nhã nên không khỏi chống đối ông. Suốt đêm qua hai chị em Mai Hương đã khóc vì hay biết mình có một người cha như vậy ...
Mai Hương nói:
– Thì mẹ cứ để ba đem nó đi đâu đó thì đem, việc gì mẹ phải can thiệp.
Liên Hương thì nói:
– Đánh cho nó một trận chứ nhịn nó hay sao?
Xuân Lan ở dưới bếp nghe tất cả, nên xô chị bếp ra, chạy lên thách thức:
– Đánh đi và đuổi đi ...Bộ ai thích ở đây lắm hay sao? Không biết mới ở, chứ biết rồi thì khỏi ở ...
Bà Phương tức quá, kêu ầm lên:
– Ông xuống đây mà coi con ông này. Nó hỗn láo như thế này, tôi làm sao chịu được.
Chị bếp lo dọn cơm,, nhưng không ai nghĩ đến chuyện ăn uống. Ông Phương từ trên lầu đi xuống, có vẻ bẽn lẽn khi nhìn thấy mấy đứa con lớn. Ông hỏi:
– Việc gì mà bà kêu ầm lên như vậy?
– Ông hãy xuống đây mà nghe con ông, nó hỗn với tôi.
– Thôi dẹp đi, ăn cơm chứ. Trễ rồi, tôi còn phải đi làm. Hay bà không muốn cho tôi ở nhà này?
Bà Phương hỏi:
– Bây giờ ông kiếm chuyện để buộc tôi không được nói phải không?
Liên Hương, Mai Hương nhìn ông với những cặp mắt oán hờn. Ông Phương đi lại kéo ghế ngồi vào bàn ăn và nói:
– Thôi, ăn dã, việc gì hãy để đó rồi xử sau ...
Chị bếp đi lại mời bà Phương:
– Xin mời bà dùng cơm ... Các em dùng cơm kẻo nguội ...
Bà Phương đứng lên. Liên Hương và Mai Hương đi theo mẹ. Ngọc Hương gọi Xuân Lan lên ăn cơm. Xuân Lan nói:
– Chị lên ăn đi, em ăn với chị bếp.
– Em làm vậy mẹ giận thì sao?
– Em đâu có làm gì mà giận ...Em không ăn, bà ấy còn mừng là khác.
– Em nói bậy bạ rồi ...
Ngọc Hương kéo Xuân Lan lên và bữa cơm diễn ra trong sự im lặng, buồn bã ...Ông Phương và vội hai chén cơm, đoạn đứng lên uống nước, quên cả ăn tráng miệng. Ông lên lầu và thay áo quần ra đi. Trong khi ấy bà Phương và các con ăn chưa xong. Xuân Lan cũng đã ăn xong, nó đứng dưới bếp nhìn lên thấy ba đi ra thì không khỏi ứa nước mắt ...
Chị bếp nghĩ:
– Thế nào ông cũng bỏ nhà ra đi ít lắm vài tuần, và thế nào bà cũng đi tìm ...Khổ thật.
Khi ông Phương đi rồi, Mai Hương hỏi Xuân Lan:
– Sáng nay mày đi đâu để mẹ đi tìm? Mày định làm mẹ khổ phải không?
Liên Hương nói:
– Tao xấu hổ quá rồi, tao ghe tởm quá rồi ...mày đừng làm lộn xộn nữa. Bây giờ tao mới biết thế nào là đứa con tội lỗi.
Chị bếp nhìn bà Phương, như để cầu cứu bà nên chấm dứt chuyện cãi vả ấy, nhưng Xuân Lan vừa khóc, vừa nói:
– Mấy chị định nói gì đó? Đứa con tội lỗi là đứa con nào? Em đâu có làm gì nên tội ...
Bà Phương rầy Liên Hương và Mai Hương:
– Nó không biết rõ đuôi đầu, thôi đừng nói nữa.
Xuân Lan hỏi; – Sao không? Bộ tưởng tôi nhỏ rồi muốn nói sao thì nói phải không?
Liên Hương hỏi:
– Mày nói với mẹ như vậy sao?
– Bà ấy không phải là mẹ tôi ...
– Thế ai nuôi mày từ nhỏ đến giờ? Đồ bất nghĩa!
Mai Hương đi lại tát vào mặt Xuân Lan:
– Bây giờ mày quá rồi, không đánh mày không được.
Liên Hương cũng chạy lại đánh Xuân Lan túi bụi. Con bé bị đánh, kêu khóc:
– Giết tôi đi, giết tôi đi, tôi không cần sống ...
Chị bếp chạy lại xô Liên Hương và Mai Hương ra:
– Thôi, đừng đánh Xuân Lan ...
Ngọc Hương đến lúc ấy hùa theo hai chị và cũng không còn bênh Xuân Lan.
Ngọc Hương nói:
– Nó hỗn quá mà, chị không thấy sao?
Bà Phương lúc ấy bỗng đứng lên, kéo Xuân Lan vào lòng và nói:
– Thôi, con lại đây mẹ bảo.
Xuân Lan hất bà ta và chạy lên lầu.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 279

Return to top