Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Máu Hồng Y

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 11046 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Máu Hồng Y
Brian Moore

5

Bàn thờ trên đó ông biến bánh và rượu thành mình và máu Đức Kitô, trong thực tế, là chiếc kệ dạy học của một nhà giáo vô danh nào đó, đặt đằng trước tấm bảng màu xanh lá cây đầy bụi.



Trên bảng còn nguệch ngoạc dấu vết những hàng chữ viết bằng phấn trắng. Mọi lần trong thánh lễ ông không bao giờ để ý tới chung quanh mà chỉ nhập tâm vào tính chất huyền nhiệm và phép lạ của hi tế thiêng liêng. Nhưng lúc này, khi bái gỗi trước cái tạm thời dùng làm bàn thờ và nói lời cầu mong những người dự lễ lưa thưa của mình rằng:

- Lễ xong, chúc anh chị em về bình an, - ông lại nghĩ tới những thánh lễ do các anh em linh mục của mình cử hành trong các nhà tù và các trại tập trung, trong số họ rất nhiều người đã chết trong tình trạng giam cầm suốt những năm dài người Đức chiếm đóng. Ông là cậu học sinh mười lăm tuổi khi chiếc xe bọc sắt đầu tiên của Sô viết chạy vào đường phố thủ đô, đánh bật người Đức, san bằng hết ô phố này tới ô phố khác. Trong khi các thiếu niên cùng thế hệ ông đang tiếc là mình quá trẻ không kịp tham gia cuộc chiến thì ông lại cảm thấy tính cách giả dối của việc vinh danh sự đau khổ vì giam cầm và ngược đãi nhân danh Đức Kitô. Lúc này, nhớ lại thuở đó, ông hướng mặt tới các cai tù của mình, làm dấu ban phép lành, thấy cha Prisbek, người vừa giúp lễ đang đứng giữa các bàn ghế lộn xộn trong phòng học, và người nữ tu kì dị, đang quì ở lối đi giữa những chiếc bàn học nằm rải rác ấy. Bên cạnh cửa ra vào, súng tiểu liên lủng lẳng trên vai hai người mặc "măng tô" thụng và đang băng ngang phòng là viên thiếu tá An ninh nội chính với thái độ gần như quẫn trí.

Anh ta không nhìn lên bàn thờ nhưng nhìn quá ra đằng sau, tới chiếc bảng dạy học. Và lúc này, thấy ra mình đang bị quan sát, anh ta cổ mỉm miệng cười.

- Một nơi lạ thường để cử hành phụng vụ, thưa Đức cha.

- Không hẳn thế. Thánh lễ cũng đã được cử hành trong một số nhà tù của chúng ta, phải không?

- Tôi không biết - viên thiếu tá nói, lạng người vòng qua bàn thờ, đi tới tấm bảng. Anh ta cầm miếng giẻ lau bảng lên:

- Phải chùi sạch cái này cho ông! - anh ta nói với nụ cười giả tạo - "Chúng tôi muốn tỏ lòng hoàn toàn tôn trọng ông.

Trên tấm bảng đang có cái gì mà anh ta muốn dấu? Ông quan sát thấy viên thiếu tá bắt đầu chùi cho bằng hết những chữ viết nguệch ngoạc. Chỉ có mình là có thể giải đoán được thôi, và ông ghi nó vô trí nhớ, vài giây trước khi miếng giẻ lau sạch.

Ngày 27. 12 giờ

RY. JASNA. Ban 11

- Nếu ông quá lo lắng về việc biều lộ lòng tôn trọng tôi, - ông nói với viên thiếu tá An ninh nội chính - thì ông hãy tìm cách cho tôi liên lạc được với ông bộ trưởng Mazun.

Nghe vậy viên thiếu tá có vẻ thích thú:

- Thật ra - anh ta nói - Tôi chỉ tới đây để nói cho ông biết là đã chuẩn bị được cái gì đó. Xin ông vui lòng đi theo tôi.

- Cha Prisbek?

Vị linh mục râu đỏ bước tới. Ông trao cha Prisbek dây các phép và cởi sợi thắt lưng cột áo an-ba - chiếc áo thụng trắng mặc bên trong áo lễ - mà cha Prisbek đã cung cấp.

Rồi ông đi theo viên thiếu tá băng qua các chiếc bàn nằm rải rác. Lần này, khi tới sảnh đường, họ không đi qua cánh cửa bọc len màu lục để tới văn phòng của đại tá Poulnikov mà là đi theo ba đợt cầu thang lên tới nóc toà nhà.

Nơi đó, trong một gian phòng rộng như một rầm thượng nằm sát mái nhà nghiêng nghiêng đầy bụi, người được gọi là đại tá Poulnikov đang ngồi với một người đàn ông khác trên hai ghế xếp, cả hai đang lúi húi trên chiếc bàn dài. Trên bàn có ba máy điện thoại quay tay, một máy phát sóng ngắn và một hộp kim loại đựng thiết bị điện tử khá lạ nào đó. Viên đại tá lập tức đứng lên.

Vẫn nghiêng người chào theo lối cổ điển:

- Ông đi dạo thú vị chú, thưa Đức cha? Nếu có điều gì khiếu nại thì xin ông vui lòng cho biết để tôi giải quyết.

Ông phớt lờ lời nói đó.

- Việc ông bộ trưởng tới đâu rồi? - ông hỏi.

- Xong ngay thôi - Viên đại tá ra hiệu cho người đàn ông ngồi sau bàn. Người này mang ủng cao su kiểu Wellington màu lục, đế dính bùn đặc quánh, bắp chân quấn xà cạp nhung màu nâu và mặc áo khoác dài như thể anh ta mới làm việc đồng áng về. Anh ta quay máy điện thoại rồi nhìn vào màn hình nhỏ trên chiếc hộp thiết bị điện tử.

- Vừa mới chuyển tới - anh ta nói và chỉ chiếc ghế xếp bên cạnh chiếc điện thoại quay tay thứ hai - Xin mời ngồi.

Có tiếng chuông reng. Người mang ủng Wellington cầm ống nghe của máy điện thoại quay tay thứ nhất lên, lắng nghe rồi chỉ vào chiếc thứ hai - Xin cầm ống lên, thưa Đức cha.

Ông làm theo lời bảo của anh ta. Thông thường, khi ông điện thoại từ Nhà Chung tới các văn phòng bộ trưởng ở đường Lubỉnora thì thư ký của ông liên lạc sắp xếp trước vởi thư ký các bộ.

Kế đó, bằng cử chỉ tôn trọng Nhà nước, ông tự để cho mình là người phải đợi, sẵn sàng cho tới lúc một bộ trưởng cầm ống nghe lên. Nhưng lúc này, ông mới cầm ống nghe lên thì đã có ai đó đang đợi ông sẵn.

- Alô? - một giọng nói xa lạ cất lên - Alô?

- Hồng y Bem đây.

- Thưa Đức giáo chủ, tôi là Starin, phụ tá bộ trưởng. Ông bộ trưởng hiện đang ở Gudno và không thể tiêp xúc được bằng điện thoại. Có một cuộc họp của Tu sĩ Yêu Nước đang diễn ra ở đó Tôi được uỷ quyền xử lý khi ông ấy vắng mặt.

- Starin? - ông nói - Chúng ta gặp nhau chưa nhỉ?

- Gặp rồi, thưa Đức cha, nhưng tôi không biết Đức cha có nhớ ra không?

Cả ba người đều quan sát ông - viên đại tá, viên thiếu tá An ninh nội chính, người mang ủng Wellington khi ông rán sức mường tượng bộ mặt của người đang nói trong điện thoại.

- Có phải trong cuộc họp hồi tháng Tư không?

- Thưa Đức cha không. Cái ông vừa nói là cuộc họp riêng giữa ông và ông bộ trưởng.

- Vâng, vâng… đúng vậy.

- Chúng ta đã gặp nhau trước đó, thưa Đức cha. Nhưng như tôi đã nói, chuyện đó chẳng quan trọng gì. Ông chắc không nhớ. Lúc này thưa Đức cha, tôi có thể glúp được gì cho ông đây?

- Tôi không yêu cầu đem tôi tới đây. Tôi không cần "quản thúc bảo vệ". Sự biến mất của tôi vào lúc này sẽ là một để doạ lớn lao cho sự ổn định còn hơn bất cứ "cái gọi là" âm mưu nào đó không muốn cho tôi còn sống.

- Thưa Đức cha, không có chút nào "cái gọi là" về âm mưu không muốn cho ông còn sống. Có người muốn giết ông và chúng tôi có lý do đề tin rằng họ sẽ mưu sát ông nữa.

- Được vậy thì, ai đang mưu sát tôi?

- Chúng tôi không biết, thưa Đức cha. Có thể họ là những người Công giáo không đồng ý với các chính sách của ông.

- Nhưng cái đó khôi hài. Người Công giáo mà mưu sát một linh mục Công giáo? Thưa ông Starin, tôi sợ rằng cái đó tuyệt đối vô nghĩa.

Trong khi nói, ông thấy ba người chung quanh ông liếc mắt nhìn nhau. Ông không hiểu ý nghĩa của những cái liếc mắt đó. Rồi giọng trong điện thoại cất lên:

- Thưa Đức cha, xin phép hỏi ông một câu, ông sẽ làm gì nếu có người nói với ông là trong thời gian ba ngày Đại hội Kỷ niệm Năm mươi năm tại Rywald, Giáo hội sẽ tuyên bố rằng không còn có hiệp ước tôn giáo giữa Giáo hội và Nhà nước nữa và rằng đã tới lúc nhân dân của xứ sở này công khai thách thức chính quyền bằng sự biểu dương ý chí của dân tộc.

Ông nhìn vào những bộ mặt đang quan sát mình. Ông nhận ra họ đang vặn lớn một nút nào đỏ trong hộp thiết bị điện tử để có thể nghe rõ lời của Starin ở đầu dây đằng kia. Họ - viên đại tá, viên thiếu tá và người mang ủng Wellington, cũng đang chờ câu trả lời của ông.

Ông nói:

- Nếu tôi được bảo cho biết việc như vậy, tôi sẽ nói như thế này. Tôi là thủ lãnh của Giáo hội tại đất nước này, và vì thế, tôi là người duy nhất được trao quyền để đưa ra quan điểm loại đó. Và tôi sẽ công khai và lập tức phủ định bất cứ lời phát biểu nào như vậy.

Ông thấy các bộ mặt đang quan sát ông lại trao đổi những cái liếc mắt thầm lén. Kế đó, Starin nói:

- Đó chính xác là điểm chúng tôi hiểu, thưa Đức cha. Và vì vậy, như ông thấy đó, nếu có một âm mưu như thế, tôi có ý nói âm mưu dùng Đại hội Năm mươi năm cho những mục đích phản cách mạng, thì đốì với họ, việc thiết yếu đầu tiên là phải loại trừ ông.

- Bằng hành động giết tôi? Cái rắc rốỉ với những người như các ông là các ông lúc nào cũng nghĩ rằng mọi người đều sử dụng những phương cách giống như các ông sử dụng.

- Thưa Đức cha, tôi chưa nói hết. Giả dụ những người ấy - những người cực đoan – tôi không nỏi là họ đại diện cho đa số người Công giáo ở đất nước này - giả dụ những người ấy - những người cực đoan như tôi đã nói - giết ông và rồi loan truyền một câu chuyện dốỉ trá về việc sát nhân đó.

- Câu chuyện dối trá như thế nào? - Cuộc đàm thoại này như một giấc mơ trong các giấc mơ, những hăm doạ không chắc xảy ra nhất lại có tính các nghiêm trọng vởi vẻ hợp lý đáng sợ nhât. Và lúc này, giọng nói đầu dây bên kia cất lên với sức mạnh huyền ảo như trong một giấc mơ.

- Một câu chuyện dối trá rằng ông bị chúng tôi - An Ninh Nội chính - giết, vì chúng tôi sợ bài giảng của ông sẽ kêu gọi nổi loạn công khai.

- Nhưng những người ấy đều là người Công giáo.

- Vừa rồi ông đã bảo như vậy, thưa Đức cha. Thế thì sao.

- Hành động giết tôi là một tội tử, mất linh hồn đời đời.

- Tôi không chắc là họ đồng ý với ông - giọng trên điện thoại nói - Cái chết của một tên phản bội là một tội đời đời hoặc phải chăng là một hành động yêu nước?

Ba người trong phòng đều ngó ông. Đôi mắt xanh nhạt của đại tá Poulnikov nhìn ông chằm chặp, không nhấp nháy, giống như chúng là mắt của một bức chân dung. Tôi sẽ nói gì đây?

Làm thế nào tôi thuyết phục được họ?

- Nhưng tôi phải đùng biến mất, - ông nói - Đặc biệt nếu những gì ông nói là đúng. Làm thế nào tôi có thể giúp ngăn chặn cuộc tắm máu nếu tôi bị khoá chặt ở đây - trong trang trại này hoặc bất cứ tiếng gì ông gọi nó.

Khi ông nói điều ấy, cả ba người quay qua nhìn nhau và viên đại tá gật đầu như thể xác nhận một điều gì đó. Vào lúc ấy có tiếng clic trên đường dây điện thoại.

- Alô? - ông nói - Alô? ông có đó không? - Nhưng đường dây điện thoại im bặt. Người mang ủng Wellington cầm ống nghe kia lên, lắp tay quay máy điện thoại, rồi gắn ống nghe vào lại giá của nó.

- Đ iện thoại xong rồi - anh ta nói, không nhắm riêng người nào.

- Gọi lại - Ông bảo họ - Tôi chưa nói xong.

- Tôi e rằng họ đã chấm dứt - viên đại tá nói - Chẳng cần phải gọi lại nữa.

- Nhưng việc này quan trọng - Ông nói - ông không nhận ra là nếu sắp có một cuộc nổi loạn thì các ông cần tới sự giúp đỡ của tôi sao?

- Tôi xin lỗi! - viên đại tá nói - Chúng tôi chỉ có thế thoả mãn yêu cầu đó khi có thêm thông báo mới. Xin ông vui lòng về lại phòng mình.

Thật vô ích. Ông gật đầu chấp nhận. Viên thiếu tá An ninh nội chính lập tức đứng lên, bước tới bên ông.

Mặt viên thiếu tá giận dữ một cách khó hiểu.

- Vậy tôi đưa ông đi - viên thiếu tá nói, dẫn ông tới cửa. Khi họ đi ra, viên đại tá đứng lên và lại hơi nghiêng mình chào từ giã. Người mang ủng Wellington tắt điện hộp thiết bị điện tử.

Lúc họ bắt đầu xuống cầu thang, viên thiếu tá đang đi đầu bỗng ngoái mặt lui nhìn ông.

- Khi tôi còn là một thằng bé - viên thiếu tá nói – Tôi thường đọc về các giáo sĩ xấu - ông biết mà, như mấy giáo hoàng, những người dòng họ Borgia - chính những kẻ thối nát ấy là những tên tàn bạo và tham lam. Tôi hỏi cha tôi điều đó, cha tôi nói đó chỉ là chuyện tuyên truyền của hội Tam điểm hết thảy mọi chuyện đó đều là dối trá. Nhưng tôi cứ thắc mắc mãi. Tôi vẫn còn thắc mắc. Cái gì làm cho người như ông ra thành thối nát?

- Có phải ông có ý nói rằng tôi thối nát?

Viên thiếu tá dừng lại một chút ở cầu thang, rồi bước xuống.

- Vâng! - anh ta nói.

- Và tại sao ông nghĩ như vậy.

- Tôi tin rằng ông sẽ làm bất cứ điều gì để giữ quyền lực của mình. Để ở lại làm thủ lãnh của Giáo hội tại đây.

Họ đã tới tầng thứ hai, và lúc này đi xuống cầu thang thứ hai. Ông nhìn lên mái đầu chải đầu mượt của viên thiếu tá đang đi dưới ông một nấc thang.

- Tôi biết là tại sao người Cộng sản các ông không thể hiểu người chúng tôi - Ông nói - Các ông nhìn mọi sự qua chiếc kính lệch lạc của chính các ông.

- Chúng tôi vậy sao? - viên thiếu tá hỏi. - Ông nói như vậy là ngụ ý gì?

- Tôi có ý nói rằng quyền lực là mối bận tâm của các ông chứ không phải của tôi.

Họ đã tới chân cầu thang thứ hai. Viên thiếu tá dẫn ông đi dọc hành lang tới phòng của ông.

Cửa không khoá. Viên thiếu tá mở cửa rồi đứng ở ngưỡng cửa, chờ ông đi vào.

- Vậy là ông không quan tâm tới quyền lực - viên thiếu tá nói - Tôi không thể tin như vậy. Ông muốn tôi nghĩ ông là cái gì? Rằng ông là một vị thánh và là thánh tử đạo, có phải vậy không?

- Tôi ở đây tại trần gian này để phục vụ Thiên Chúa. Vậy và chỉ vậy thôi.

- Tầm bậy - viên thiếu tá nói - Niềm tin tôn giáo của ông không được tới cả cái vỏ bên ngoài nữa. Ông là người tham danh vọng, ông chỉ thế thôi.

- Tôi mong là ông lầm.

Viên thiếu tá cười, một nụ cười giận dữ.

- Không, tôi không cho là mình lầm! - anh ta quay hẳn người và để cửa mở - Hai giờ ăn trưa - anh ta nói - Chúng tôi sẽ tới báo.

<< 4 | 6. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 950

Return to top