Đó chẳng phải phép lạ, giản dị chỉ là ý Chúa, ông vừa nghĩ như vậy vừa cùng cha Finder ngồi vào xe. Khi xe chạy vào con đường mở rộng của Đại lộ Thế giới Mới, ông hỏi:
- Việc Joseph ra sao rồi?
- Sáng mai người ta giao xác - cha Finder nói - Chỉ là vấn đề thủ tục.
Ông ngoái nhìn lui. Chiếc xe Lada xanh đang chạy theo:
- Tôi muốn đưa thi hài Joseph tới nhà thờ chánh toà. Tôi sẽ làm lễ mồ. Khi nào thì làm lễ được?
- Thưa Đức Hồng y giáo chủ, có thể sáng mai. Từ mười giờ tới mười hai giờ cha không có hẹn gặp ai cả.
- Đã có ai nói cho vợ anh ấy biết chưa?
- Con nghĩ là chưa - cha Finder nói - Khi họ điện thoại tới, họ không nhắc gì việc người lái xe bị thương.
- Ai điện thoại vậy? Cha có biết không?
- Họ không nói. Thật ra, họ gọi theo số của văn phòng. Cha Krup nhận lời báo tin của họ.
Văn phòng, các cơ quan tổng giáo phận và các cơ quan của Hội đồng Giám mục toạ lạc tiếp liền nhau trong Nhà Chung Toà Tổng giám mục trên đường Laziena. Toà nhà ấy vốn là dinh thự của hoàng gia trước đây và cùng chung số phận với các toà nhà còn lại của Cố Đô, bị người Đức tàn phá vào lúc kết thúc Thế Chiến Hai như một hành động trả thù. Liền sau đó, nó được tái thiết, chỉnh lại từng viên gạch trong niềm tự hào của dân tộc. Việc tái thiết đã phục chế nguyên vẹn dinh cơ cũ với tất cả những bất tiện của nó, các hành lang tối tăm, nhiều phòng tiếp tân chẳng bao giờ dùng tới và khoảng sân chính giữa trung tâm toà nhà làm ông nhớ tới sân tập thể dục trong nhà tù. Ban ngày, toà nhà ồn ào, rộn rịp, các văn phòng và các lối đi tấp nập những người nạp đơn thỉnh cầu cả về giáo vụ lẫn dân sự vụ. Về đêm, các cổng khoá kín, hoàn toàn im lặng. Ở phía mặt tiền đồ sộ của toà nhà sừng sửng bên đường Laziena ấy, người ta chỉ thẩy ánh đèn le lói hắt ra từ các cửa sổ tách biệt nhau, như những vì sao đêm.
Nhưng lúc này, khi chiếc cổng Nhà Chung mở ra đón nhận họ và khi xe chạy qua sân để quẹo vào lối đi bên cạnh thì tất cả đèn Nhà Chung đều bật sáng. Bên trong sảnh đường, các linh mục phụ trách các văn phòng, các nữ tu Dòng Nazareth trông coi việc nhà cửa, những người tài xế, gác cửa, làm vườn đều tập họp nghênh đón ông. Họ vừa tụ tập vừa lo âu, nóng lòng, đua nhau đặt câu hỏi và bày tỏ lòng hiếu thảo. Nhưng cha Finder cao giọng tuyên bố rằng Đức giáo chủ đang bệnh và phài đi nghỉ liền.
- Chờ chút - ông bảo cha Finder - Teresa có ở đây không?
Vợ của Joseph len qua hàng rào người, bước ra. Vừa nhìn vào mặt Teresa, ông lập tức cảm thấy mình đau nhói, rụt chí. Người ta đã báo cho chị ấy biết rồi. Ông đặt tay lên vai chị. Bộ đồ vải thô màu xám của người giúp việc mà chị đang mặc sần sùi chừng nào thì bàn tay của ông chạm vào dịu dàng chừng đó khi ông dẫn chị vào một phòng đợi xa tận mút hành lang. Ông bật đèn và bất thần thấy mình mặt đối mặt với bức tượng Chúa Giêsu to lớn, đứng ngay bên trong cửa. Bàn tay của bức tượng đưa lên ban phép lành, theo cử chỉ truyền thống, có vẻ như đang cảnh giác ông phải cân nhắc thận trọng. Ông đóng cửa.
- Con biết rồi ư?
Chị gật đầu. Chị bỗng oà khóc nức nở, mũi ửng đỏ au, đầm đìa nước mẳt. Nhận ra mình khóc.
Chị kinh hoảng, lấy mu bàn tay quệt nước mắt. Ông nói:
Con ngồi xuống một chút!
- Ô, không, thưa Đức giáo chủ. Chính cha mới là người ngồi.
- Sáng mai làm phép xác cho Joseph ở nhà thờ chánh toà. Tôi sẽ đích thân dâng lễ.
Chị khẽ cúi đầu:
- Anh Joseph sẽ - con có ý nói là anh Joseph sẽ rất vinh dự, thưa cha.
- Anh ấy cứu mạng tôi tối nay.
Chị ngạc nhiên nhìn ông rồi gật đầu.
- Dạ - chị nói. Chị bắt đầu khóc, và ông lại cảm thấy hổ thẹn vì không sở hữu được tặng phẩm cổt tuỷ của sứ vụ: là khả năng làm khuây khoả và ủi an người khác khi họ lâm cơn sầu thảm.
- Không có anh ấy tôi sẽ lạc - ông nói, trong tuyệt vọng, ông đưa mắt ngó bức tượng thạch cao vì không thể nhìn thẳng vào những giọt nước mắt của chị. Bỗng nhiên ông bật khóc. Và sau cùng, nhìn thấy ông khóc, chị quên bẳng nỗi kính sợ ông, - Thôi đi! - chị nói - Cha đừng khóc. Ôi, thưa cha, coi áo cha kìa, bùn bê bết. Và coi quần cha kìa.
Anh Joseph sẽ nói sao nếu thấy cha trong tình trạng này. Thôi, cha đừng lo cho con. Cha đi nghỉ liền đi. Con cám ơn cha. Con hết sức cám ơn cha về lễ mồ cho anh Joseph.
Nơi ở và làm việc của ông ở tầng thứ tư. Sau khi cùng lên bằng thang máy, cha Finder nhất quyết để lại cho ông thuốc ngủ mà vị bác sĩ già đã yêu cầu ông phải dùng. Dì phước Agnes đặt sẵn khay đựng bữa ăn khuya thường lệ bên cạnh chiếc giường ngủ chật hẹp, gồm thịt nguội, sữa nóng và bánh bisqui làm bằng bột dẹt. Trong phòng ngủ rộng thênh thang với đồ trang trí theo kiểu một đại khách sạn Trung Âu, chiếc giường đơn của ống có vẻ như lạc lõng, giống như giường của một người giúp việc được kê trong phòng của chủ nhân. Nhưng đây là chiếc giường ông nằm ngủ từ những ngày đầu mới được truyền chức linh mục tại tỉnh lị xa xôi Gallin, và ông mang nó theo về đây.
Lúc này, ông ngồi bên mép giường, cúi người mở dây giày, tấm kính tủ áo kê trước mặt phản chiếu rõ chỗ hói trên đầu tóc điểm bạc. Khi thẳng người lên, ông thấy trong gương chiếc quần rách và chiếc áo thấm máu cùa mình. Mình giống như một trong đảm người say đêm đêm ngủ dưới gầm cầu Volya. Rút trong túi ra chiếc đồng hồ quả quít, ông thấy mặt đồng hồ vỡ tan từng mảnh, kim mất. Chiếc đồng hồ này là quà tặng của sinh viên theo học ông tại Đại học Wolna.
Ông tự hỏi không biết có chữa được nó không. Ông cho nó vào hộc bàn kế bên giường ngủ và lôi ra chiếc kính đeo mắt dự trữ, thay cho cái thứ nhất ông đã làm mất trong tai nạn. Ông đứng thẳng dậy. Với chân đang mang bầ tẩt, ông đi tìm bộ đồ ngủ và áo khoác mà Joseph thường đặt sẵn mỗi tối. Trong khi ông đi, có ai đó gõ lên cửa phòng đọc sách gắn thông với phòng ngủ.
- Có phải cha Kris đó không?
Cha Krystof Malik, thư ký riêng của ông, vóc người cao to, tóc xám, tay cầm một xấp giấy mỏng, bước vào với vẻ hốt hoảng lật đật như thường lệ:
- Thưa Đức giáo chủ, cha có sao không?
- Tôi tưởng giờ này cha đang ở Gneisk?
- Thưa, con về theo chuyến bay sớm nhất. Con muốn cha nắm rõ tình hình ở đó.
- Tình hình gì?
- Thưa, như con đã trình cha, con có người bạn linh mục làm việc trong văn phòng Toà Tổng giám mục Gneisk. Chính cha ấy đã điện thoại cho con. Cha ấy được lệnh đánh máy một bản dường như là bản thảo bài giảng mà đức Tổng giám mục Krasnoy dự tính sẽ đọc trong Đại hội Rywald thứ Ba tuần sau. Con có một phần cùa bài giảng ấy đây.
- Rồi sao nữa?
- Thật ngoài sức tưởng tượng. Có vẻ Đức Tổng giám mục Krasnoy kêu gọi một loại biểu tình toàn quốc để chống đối chính phủ.
- Vào thời điểm này sao? - Ông nói - Chắc ông ấy mất trí rồi.
Ông lại cảm thấy chóng mặt. Đầu chúi xuống, và lúc này, ông thấy mắt mình nổ đom đóm.
- Thưa, cha sao vậy? - cha Malik hỏi.
- Không sao, không sao - ông trả lời.
- Thưa, tối nay xảy ra chuyện gì vậy? Cha Finder nói là người tài xế kia say rượu.
- Không hẳn như vậy. Có ai đó tính bắn tôi.
Cha Malik bàng hoàng té cái bịch xuống chiếc trường kỷ bọc da, đờ người ngó mũi giày của mình.
- Lạy Chúa. Ai?
- Có hai người. Một đàn ông và một đàn bà. Người đàn bà là tài xế.
- Công an bắt họ chưa.
- Người đàn ông chết rồi. Tôi nghĩ là người đàn bà bỏ đi luôn.
- Dĩ nhiên là cô ta phải bỏ đi một mạch; nếu như họ đứng đằng sau vụ này!
- Này cha Kris, nếu như họ… thế họ là ai vậy?
- An ninh nội chính, thưa Đức giáo chủ.
- Vô lý Tại sao An ninh Nội chính lại muốn giết tôi?
Cha Malik mở kẹp hồ sơ, xốc lại các tờ giấy:
- Con biết là nghe cỏ vẻ hoang đường, thưa Đức giáo chủ. Nhưng ai mà biết được họ sẽ làm gì nếu họ cho là cha đang tính chuyện khích động dân chúng nổi dậy.
- Cha nói cái gì thế?
- Bài giảng của Đức Tổng giám mục Krasnoy, thưa cha. Liệu con có thể đọc cha nghe phần con đang có không?
- Chắc là Tomas có thể lo việc lái xe và dọn quần áo cho cha - cha Malik nói - Con điện thoại cho Đức Tổng giám mục được chưa?
- Được! - ông nắm đai cổ Bashar, dìu nó tới chỗ để bánh bit-qui bột dẹt. Ông lấy một cái đút cho nó, vỗ đầu nó rồi cho nó nằm xuống nơi chân giường chỗ thường lệ của nó, đằng cuối chiếc giường đơn.
- Thưa Đức Hồng y.
- Gì thế, cha Kris?
- Đức Tổng giám mục đang ở đầu dây.
Ông cầm ống điện thoại, khó chịu khi thấy có nụ cười đồng loã trên nét mặt của cha Kris Malik.
Nụ cười đó, ôi, lỗi tại tôi. Tôi không nên chế nhạo lời văn của đức cha Krasnoy. Bao giờ tôi mới học làm được người lãnh đạo?
- Vâng - ông nói - Phải Henry đó không?
- Stephen - Tiếng Giám mục Krosnoy nói lớn, cao giọng. Trong đầu ông lập tức hiện lên hình ảnh con người ấy: nét mặt hồng hào, môi dưới trề hẳn ra:
- Cha thế nào? Khoẻ không.
- Tôi không khoè. Tôi vừa xem một phần của cái được coi là bài giảng cha tính đọc tuần sau nhân Đại hội ở Rywald.
- Làm sao cha có được bài giảng ấy của tôi?
- Đừng để ý tới việc đó. Cha Henry này, cha tính chuyện gì vậy? Phát động một cuộc tắm máu sao?
- Cha Stephen, tôi viết bài đó như một lời cảnh cáo, chỉ để cảnh cáo thôi.
- Cảnh cáo ai?
- Tướng Urban. Ngoài ra còn ai nữa!
- Tôi hiều. Có phải La mã đã đặc cảch tuyên bố chỉ định cha làm Hồng y giáo chủ xứ sở này rồi ư?
- Cha Stephen, tôi xin lỗi. Có điều nhiều Giám mục và hầu hết hàng giáo sĩ đều cùng cảm thấy giống như tôi. Vào thời điểm này, chúng ta không thể quay lưng lại với dân tộc.
- Cha đang quay lưng lại với tôi, cha Henry.
- Cha Stephen, tôi chắc là không đúng như vậy đâu.
- Thì chúng ta hãy cứ chắc chắn là không đúng như vậy. Bài giảng của cha tại Rywald sẽ chỉ nhắc nhở tới đức tin của các Thánh Tử đạo lê kính tháng Chín này mà thôi. Nó phải là một huấn từ về Thiên Chúa chứ không về chính trị. Rywald là nơi hành hương, không là chỗ tập họp để hoạt động chính trị. Rõ chưa, cha Henry?
Ông có thế nghe tiếp sau lời của mình là tiếng thở trong im lặng của Đức cha Henry.
- Tôi nói là cha đã rõ chưa? Henry? Henry, cha còn đó không?
Ông đợi. Cuối cùng có lời nói:
- Vâng thưa Đức giáo chủ. Tôi rõ rồi!
Tận đầu xa mút Gneisk, ống điện thoại bỏ xuống, kêu clic. Ông quay mình về phía cha Malik đang cười hả dạ.
- Ngắn gọn - cha Kris Malik nói - Và trúng điểm ngay phóc.
- Chúc cha ngủ ngon, cha Kris - ông nói và đẻ ý thấy vẻ mặt người thư ký của mình ngạc nhiên, hơi bứt rứt.
- Thưa Đức cha, con xin lỗi. Chắc Đức cha mệt lắm rồi.
- Vâng, tôi mệt quá - ông nói - Tôi nghĩ chúng ta không nên đề cập việc này với ai. Còn về vấn đề cái chết của Joseph, tôi chưa hề nói là cỏ ai đó cố ý bắn tôi. Tôi nghĩ là nói như thế trong tình hình này thì không hợp. Tôi còn không kể cho vợ của Joseph nghe nữa. Được không?
- Thưa Đức cha, hẳn nhiên rồi. Hết sức khôn ngoan. Chúc Đức cha ngủ ngon. Con hy vọng Đức cha ngủ ngon. Con sẽ gặp Đức cha sáng mai.
- Chúc cha ngủ ngon, cha Kris.
Cửa đóng lại. Trong phòng ngủ tĩnh mịch, ông xoay người về phía lò sưỡi. Trên mặt lò đặt bức ảnh bằng sứ tráng men màu nâu của thân phụ ông. Bức ảnh ở đó quá quen thuộc đến độ đã nhiều năm ông không nhìn tới nó. Nhưng lúc này, ông thấy kinh ngạc là bức ảnh sống động hẳn lên. Cha ông ngó ra nhìn ông, mắt đầy tức tối và cảnh giác như thể đang có nguy hiếm nào đó trong phòng. Ông bước tới búc ảnh, cầm lên. Cha ông, khuôn mặt khuất dưới lớp râu rậm kiểu trước thế chiến, đứng trước dãy chuồng ngựa trên lối đi chính trong trại ngựa giống của Hoàng thân Rostropov ở ngoại ô thành phố. Cha ông mặc quần kỵ mã, áo khoác mới băng vải tuýt và tay cầm roi ngựa, dấu hiệu thăng chức từ kẻ đứng đầu các mã phu lên làm người huấn luyện bầy ngựa đua của Hoàng thân. Ngay trong khoảnh khắc nhìn bức ảnh ấy, tâm trí ông hiện lên bộ mặt đầy râu, tím bầm của người tấn công ông tối nay. Bộ mặt ấy cũng giống như bộ mặt của cha ông, bộ mặt thuộc thời quá khứ, bộ mặt thuộc thành phần giới quí tộc thiểu số, tầng lớp quí tộc địa chủ, những kẻ mà cha ông khi gặp thì phải đưa tay lên chóp mũ kỵ mã chào cung kính. Có thề như thế chăng? ông đặt lại bức ảnh lên mặt lò suỡi. Lúc này thì cái gì cũng có thể.
Ông quay mình đi tới cửa sổ to rộng, không màn cửa, nhìn ra ngoài. Ông không nhìn xuống sân trong Nhà Chung mà nhìn ra đường Lazienca - ở đó, ngay chỗ thường lệ, cách cổng Nhà Chung một ô phô, đậu chiếc xe Lada xanh vẫn thường thấy. Toán gác đêm đang thoải mái trong các chiếc áo mưa vì ông ít khi đi ra ngoài lúc trời tối. Ông thường tự hỏi không biết hai người gác có thay phiên nhau đi ngủ hay cả hai chỉ việc cuộn người lại cùng nhau ngủ trong xe khi ông vừa tắt ngọn đèn bên giường của mình. Lúc này, nhìn quá bên kia con đường, nhìn tới những ngọn đèn thành phố ban đêm lung linh trên những đường phố nhạt nhoà như một chốn mê cung. Tại tâm điềm chết lặng của những ngọn đèn đêm ấy, sông Volya tựa cánh tay mập mạp đen đủi uốn khúc. Ông nghĩ tới Sông Styx, tới phu trạo vũng tay chèo chống. Ông nghĩ tới Joseph.
Tận cuối phòng có chiểc bàn quì cầu kinh nhỏ. Một cây nến lễ đang cháy dưới bức hình thạch bản in bộ mặt bầm tím của Đức Kitô được tìm thấy trên khăn liệm thành Turin. Ông quì xuống bàn quì, cúi đầu.
Xem xét lương tâm mình. Con hoàn toàn thiếu đức bảc ái. Đêm nay, con ngạo mạn trong khi ứng xử với Đức cha Henry Krasnoy. Con còn để cho mình sa cuộc thông đồng với cha Malik bằng nhận xét hằn học, có ác ý của mình. Con đưa đường cho cha ấy xem thường một vị Tổng Giám mục của Chúa. Và Joseph? Con có chấp nhận thánh ý Chúa không? Có phải con đã không vui mừng là Joseph đã ra đi để về hiệp cùng Chúa? Còn nữa, con cần ghi nhớ rằng đêm nay, có hai người, chứ không phải một, đã vì con mà chết. Người kia là kẻ đã cố giết con: xin Chúa ban cho người ấy nghỉ an.
Con là tôi tớ Chúa, do Chúa tạo dựng. Mọi sự con có được đều qua Chúa và phát xuất từ Chúa. Chẳng có gì là của con. Con phải làm mọi sự cho Chúa và chỉ cho Chúa thôi. Tổi nay, trong cuộc họp, con bị ám ảnh vì chính trị. Con đã nghĩ tới cơn nguy hiểm cho đất nước của chúng con. Con không nghĩ tới những đau khổ mà con gây ra cho Chúa bằng những hành động của con. Lỗỉ của con, lỗi ghê gớm nhất của con.