“Tổng thống John F. Kennedy có lẽ đã bị giết hại do một âm mưu”(96) [(Summary of Findings and Recommendations, “Findings of the Select Committee on Assassination in the Assassination of President John F. Kennedy in Dallas, Tex., November 22, 1963”)] - TIỂU BAN HẠ VIỆN VỀ NHỮNGÁM SÁT, 1979 Thế giới quên đi vụ ám sát ông Diệm rất nhanh, vì chỉ hai mươi ngày sau, chính John Kenney cũng bị ám sát, hệ quả của vụ này sẽ trở thành một trong những kỳ án rối rắm nhất thế giới. Nhưng kể từ cái ngày tồi tệ đó của tháng 11 năm 1963, một lực lượng thực sự gồm những người nghiên cứu về cái chết của Kennedy đã ra đời – thường xuất phát từ óc tò mò của riêng mình hoặc vì phẫn nộ – họ cố gắng tìm ra điều tương đương với vụ bí hiểm nhất trong các kỳ án sát nhân. Lực lượng này, trong hơn ba thập niên qua, đã khảo sát mọi khía cạnh có thể có trong vụ ám sát JFK cho đến từng mẫu chứng cớ cuối cùng và nhỏ nhặt nhất và cả những chứng cớ giả nữa, từng nhân chứng, từng tin đồn, từng bức ảnh thật cũng như ngụy tạo, và những hồ sơ dính đến Oswald và từng lốt cải trang của Oswald. Nói rằng “chẳng còn viên gạch nào mà không bị lật lên” có lẽ cũng là một cách nói bóng bẩy quá yếu ớt, và nếu vụ ám sát JFK là một đụn cỏ khô, thì có lẽ cũng chính xác khi mô tả rằng mọi cọng cỏ cọng rơm trong đụn đều đã bị xem xét, khảo sát và nghiên cứu. Kết quả, phần lớn, đã là một điều đáng kể: những người tìm kiếm sự thực được tự do tìm kiếm và trình bày ý kiến dựa trên những phát hiện của mình với công chúng đang náo nức muốn biết. Thực vậy, nếu có một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc, và những người nhận phiếu thăm dò được yêu cầu tiết lộ điều mà họ xem là thắc mắc lớn nhất trong đời mình, thì chúng ta cũng dám đoan chắc rằng đa số dân chúng sẽ trả lời: thắc mắc đó là “Ai giết Tổng thống Kennedy?” Đó là điều mọi người muốn biết, và chính vì thắc mắc đó, vô số cuốn sách đã được viết ra bởi vô số tác giả vốn quyết tâm suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Và người Mỹ chúng ta có thể cảm ơn thượng đế hoặc định mệnh nào đó về chuyện chúng ta đang sống trong một đất nước có đủ tự do để báo chí có thể tiến hành những điều tra phỏng vấn thấu đáo. (Nhưng nghĩ lại, có lẽ đất nước này không hẳn tự do như chúng ta nghĩ, vì hàng trăm người dính dáng đến vụ ám sát JFK – gồm các nhân chứng, nhà báo, tác gia, thanh tra hình sự, nghi can,… - đã chết một cách đáng ngờ). Nhưng dù có thể là thế, thì cuộc tìm kiếm bất tận nhằm tìm ra thủ phạm giết JFK và động cơ ám sát, đã tạo ra những sự nghiệp, và kết thúc một số sự nghiệp khác; nó đã làm thiệt mạng một số người, tạo ra những cuộc tranh luận dữ dội, và thúc đẩy công chúng suy nghĩ kỹ về việc tin cậy chính quyền của họ. Sau cùng, cuộc truy tìm sự thực này đã cho ra đời hơn sáu trăm cuốn sách, hàng ngàn bài báo và hàng triệu triệu chữ trong một nỗ lực đem lại một lời giải thích cho cái biến cố bi thảm ở Dallas trong một ngày nắng ấm khác thường cuối tháng 11.1963 đó. Kết quả vô số giả thuyết đã hình thành, một số thuyết rất ly kỳ, một số khác thì không đến mức đó. Lời kết tội giết hại JFK đã nhắm vào cả chục nhân vật, từ Lee Harvey Oswald cho đến E.Howard Hunt. Lyndon Johnson đã ralệnh giết Kennedy, Jimmy Hoffa đã ra lệnh giết Kennedy, Carlos Marcello và/hoặc Santos Trafficante đã ra lệnh giết Kennedy, và cũng đừng bỏ sót Fidel Castro, Nikita Khruschev, hội John Birch, và tập đoàn dầu khí Texas. Về nhân vật duy nhất không bị kết tội đã ra lệnh giết Kenndy là Đại tá Sanders… và, nghĩ thử coi, ông ta đang ở đâu vào ngày 22.11.1963 đó? Ngoài ra còn hàng chục giả thuyết khác nữa, từ giả thuyết rất gây chấn động (CIA giết Kenndy) cho đến thứ thậm chí vô lý (JFK bị Không quân Mỹ giết vì ông định công bố thông tin của chính phủ về các hình thái sinh vật ngoài trái đất). Tóm lại, hầu hết những lý thuyết được trình bày đều xuất phát từ những lý giải cho các bằng chứng, sự kiện, các tường thuật cá nhân, và đã đóng góp rất nhiều và rất thành thực vào cuộc hành trình đi tìm sự thực này. Tuy nhiên, một tuần sau cái chết của JFK( như hầu hết độc giả đã biết) cuộc điều tra đầu tiên của chính phủ đã được tiến hành để tìm ra kẻ đã giết Kennedy. Nó được khởi sự bởi chính tổng thống kế nhiệm, Lyndon B. Johnson với Chỉ thị Hành pháp 11130, nhưng sau này được biết đến qua tên gọi Ủy ban Warren (97) [(Duffy, James P.., và Ricci, Vincent L.,Assassination of John F. Kennedy (Thunder’s Mouth Press, 1992 ))]. Và như hầu hết độc giả biết, Ủy ban Warren hoá ra là một thứ vờ vĩnh, một con dấu chính thức của chính phủ đóng trên một lời dối trá khổng lồ. Sau cùng, báo cáo chính thức dầy 26 tập của Ủy ban được coi như đã tức thời đưa lại cho dân Mỹ một câu trả lời về thủ phạm giết JFK (họ nói đó là Oswald, môt tay súng đơn độc và không xuất phát từ một âm mưu nào cả) và lý do tại sao ( vì thủ phạm là một tên điên ủng hộ Cuba) và còn nhứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chính phủ Mỹ đã lắng nghe yêu cầu của dân chúng và, do đó, đã đáp ứng. Thực ra, Ủy ban Warren và báo cáo của nó đã chẳng trả lời câu hỏi nào mà dân chúng Mỹ đã trông đợi. Thay vào đó, họ cố tình bỏ qua các bằng chứng khác với ý kiến của họ, từ chối triệu tập những nhân chứng quan trọng, và không thừa nhận sự biện hộ, lời chứng, tài liệu chứng cứ gửi đến bất cứ điều gì ngoài những điều mà Ủy ban muốn trình ra trước công chúng . Ủy ban Warren còn hơn cả một lời dối trá; nó không phải là một ủy ban tìm kiếm sự kiện, mà là một ủy ban thủ tiêu sự kiện với mục đích duy nhất là cố tình dẫn dắt dân chúng tin vào kịch bản thuận tiện nhất, và cũng là khó tin nhất . Lý do tại sao Ủy ban Warren làm như thế vẫn còn là đề tài khai thác cho những người nghiên cứu về vụ Kennedy, ở hiện tại và cả trong tương lai nữa. Tuy vậy điều tóm lại sau cùng là: có một đường dây nào đó của chính phủ đã quyết định rằng nhất thiết không được để cho người Mỹ biết được sự thực về chuyện tại sao vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ lại bị bắn chết trong một chuyến đi vận động tranh cử bình thường. Tuy rằng một số những dự án điều tra có hình thành và mau chóng tắt ngúm, Tiểu ban Hạ viện về những vụ ám sát cũng đã được triệu tập vào năm 1976. Ở mặt ngoài Tiểu ban này được thành lập để tìm sự thật đằng sau cái chết của JFK, một đối cực với cái mà người ta đã gán cho Ủy ban Warren. Ủy ban Warren được thành lập để che giấu sự thật, trong khi tiểu ban Hạ viện này được giao trách nhiệm sửa sai tất cả những chuyệb đó, và sau cùng tiến hành một cuộc điều tra trung thực và đáng tin cậy. Tiếc thay, kết quả sau cùng lại đáng ngờ. Tiểu ban khởisự với sự rùm beng đầy tranh cãi đi tới rối loạn, tranh cãi, phản đối, và trò lợi dụng thời cơ mờ ám. Những cãi cọ cứ kéo dài quanh những vấn đề như kinh phí, nhiệm kỳ thành viên và cái nỗ lực bị kết tội là sự cai thiệp bí mật của CIA. Báo chí không hưởng ứng lắm, và trong tình trạng rối loạn nội bộ đó, Tiểu ban đã trải qua ba đời chủ tịch và ba đời giám đốc và nhiều tháng trời bị lãng phí vô lối. Ba nămsau khi thành lập, tiểu ban đưa ra một báo cáo, và trong đó có một mặt tốt rõ rệt. Tiểu ban dám công bố những điều mà ủy ban Warren không dám. Nó công khai khẳng định ý kiến rằng vụ ám sát hầu như chắc chắn xuất phát từ một “âm mưu”, một điều mà các nhà nghiên cứu đã kêu gào ngay từ đầu. Báo cáo của Tiểu ban nói rõ rằng có bốn phát đạn được bắn vào Kennedy chứ không phải ba như uỷ ban Warren khẳng định, và nó ngụ ý tội phạm có tổ chức có thể là một phần trong âm mưu này( điều này uỷ ban Warren đã khéo léo né tránh), và ít nhất có một thành viên Tiểu ban đã thông báo ý kiến của ông ta rằng tối thiểu cũng có ba tay bắn tỉa đã nã đạn vào Kennedy(98) [(Duffy)]. Nhưng báo cáo này cũng có một mặt tệ rõ rệt. Nó không chịu thừa nhận cuộc xác minh các bằng chứng ảnh chụp ngụy tạo liên quan đến việc khám nghiệm tử thi JFK đã từng bị Robert Gordon phát hiện (một yếu tố quan trọng trong việc chứng minh hướng bắn của các ph1át đạn gây tử vong), và nó cũng không chịu xem xét tới đề nghị cho khai quật tử thi JFK để khám nghiệm lại(99) [(Groden, Robert J., The Killing of a President (Viking Penguin, 1993))], một công việc mà nó chắc chắn sẽ chứng minh được vết đạn ở đầu JFK có phải được bắn từ sau tới hay không (tức là từ hướng Kho sách giáo khoa Texas) hoặc nó được bắn từ phía trước JFK (như từ Grassy Knoll chẳng hạn). Mục đích của cuốn sách này không phải là tranh luận xem “phát đạn trúng đầu” ấy được bắn ra từ đâu. Có những bằng chứng không thể chối cãi, dựa trên những lời khai của nhân chứng, rằng có ít nhất một tay súng (và có thể là hai) đã nã đạn từ phía sau hàng rào bảo vệ của cơ sở Grassy Knoll hoặc gần gần chỗ đó. Nhiều cuốn sách về vấn đề này đã được xuất bản, một số viết rất tốt và chúng tôi muốn giới thiệu những sách này với bạn đọc (xem Thư mục) hơn là trích dẫn và diễn dịch lại những tài liệu này. Sách này cũng không bàn về việc những phát đạn đã được bắn từ đâu, mà nó cũng không giới thiệu lại vô số những suy luận cặn kẽ đã được xuất bản về vai trò của Lee Harvey Oswald, về động cơ của CIA và quân đội Mỹ, những lưu dân Cuba đầy bất mãn, những Robert Wilfred Easetrling , Roscoe White, Frank Sturgis,... Rất nhiều sách đã mô tả về những giả thuyết này và những hàm ý trong đó rất thuyết phục. Điều kgẳng định của chúng tôi là, những sách đó không thể hoàn toàn đúng, nhưng chúng cũng không thể hoàn toàn sai. Tất cả đã lần mò ngược lại, có thể bằng những bước chân đẫm máu, tới một câu ngắn gọn mà tiển ban Hạ viện về Những vụ ám sát đã in ra từ năm 1979: “Tiểu ban, dựa trên cơ sở bằng chứng có sẵn, tin rằng Tổng thống John F. Kennedy đã bị giết hại do một âm mưu.” Chúng tôi đồng ý với điều đó. Chúng tôi tin rằng đó là một âm mưu. Nhưng sau đây là những điều chúng tôi không tin. Chúng tôi không tin rằng cái gọi là “Tập đoàn quân sự – công nghiệp” đã giết Kennedy bởi vì ông ta dự định rút quân đội, trang bị và sự hỗ trợ của Mỹ ra khỏi Việt Nam. (Chúng tôi không tin điều này, dựa trên tài liệu trước đây đã chứng tỏ rằng nó không đúng sự thực). Hơn nữa chúng tôi không tin rằng Richard Nixon , Lyndon Johnson, Fidel Castro, hoặc Liên Xô đã ra lệnh ám sát Kennedy. Chúng tôi không tin rằng những tay trùm gốc đảo Corse như Lucien Sarti, Sauveur Pironti, hay Jorge Boccogini, như một giả thuyết hồi cuối thập niên 1980 đã nêu lên, đã có mặt ở đâu đó gần quảng trường Dealey, Dallas, vào ngày 22.11.1963 đó. Chúng tôi không tin rằng CIA đã cho giết Kennedy để trả thù cho vu ïxâm nhập Vịnh Con Heo thất bại (Tại sao CIA lại muốn giết Kennedy vì một vụ xâm nhập được tổ chức quá tệ? CIA do Hội đồng an ninh quốc gia chỉ huy, và Hội đồng an ninh quốc gia này biết quá rõ rằng Kenndy đã có kế hoạch không chỉ tìm cách tiếp tục xâm nhập Cuba mà còn ít nhất sáu lần tổ chức ám sát Castro. Những sự kiện này đã được nêu rành rành trong hồ sơ mang số NSC F93-1588 [Xem phụ lục N]. Tài liệu đầy trọng lượng này chứng minh rằng CIA đã được thông tin đầy đủ về các dự tính ám sát Castro và tách Cuba ra khỏi chế độ cộng sản của Kenndy. Do đó các giả thuyết về âm mưu phổ biến xưa nay vốn nhất định rằng CIA đã giết Kenndy vì vụ Vịnh Con Heo đều hoàn toàn là vô lý ). Tuy nhiên, chúng tôi thực sự tin rằng một đồng yếu tố đáng kể – Mafia Mỹ – là có liên quan .Chúng tôi tin rằng đã có nhiều hơn ba phát đạn và chúng không xuất phát từ cùng một hướng, và khi nói thế, hiển nhiên chúng tôi tin rằng đã có vài ba tay súng dính vào việc này. Chúng tôi thậm chí không đáng giá thấp một đồng yếu tố khác – rằng có lẽ những thành viên “biến chất” trong chính phủ Mỹ – đã tiếp tay trong việc này. Với chúng tôi, thực hợp lý luận khi nói rằng xác minh cặn kẽ một trong những xạ thủ là cách tốt nhất để làm rõ lý do tại sao Kennedy bị giết. Qua từng chương của sách này, chúng tôi sẽ trình bày cho độc giả rõ chúng tôi tin chắc một trong những xạ thủ đó là ai.