“Nếu người Phật giáo muốn có món thịt nướng khác, tôi sẽ vui lòng cung cấp dầu lửa và diêm “ - NHU, 1963 (20) [(Sheehan)]
Mồng 8 tháng 5 năm 1963, một ngày oi bức. Nhiều đám đông Phật tử tụ tập quanh chùa Từ Đàm tại Huế một thành phố cổ nằm gần bờ biển Vịnh Bắc bộ thuộc phần cực bắc của Nam Việt Nam. Hôm đó là ngày sinh 2527 của Phật – còn gọi là Phật đản – và những người sùng bái người hân hoan và lặng lẽ đến đây để dự lễ, giống như người Công giáo với lễ Giáng sinh của mình . Một đại lễ của cuộc sống, tín ngưỡng và tình yêu. Các lực lượng an ninh Dân vệ của Nhu, do một viên chỉ huy người Công giáo dẫn đầu, nhanh chóng có mặt trên những chiếc xe bọc thép, họ đóng cửa đài phát thanh địa phương, rồi tìm cách giải tán đám đông. Nếu quân đội của chính phủ xông vào nhà thờ của bạn trong dịp lễ Giáng sinh hoặc giáo đường Do Thái trong dịp lễ, vượt qua và chĩa súng vào người bạn xua bạn đi ra ngoài, bạn cảm thấy thế nào? Như một phần của cuộc lễ, các Phật tử cầm trên tay và phất cao những lá cờ tôn giáo của mình. Và lý do bào chữa cho việc đưa quân đội tới đã rõ: cuộc tụ họp này vi phạm một trong những điều luật của Diệm cấm giương cờ tôn giáo( mặc dù, mới một tuần trước đó, anh cả của Diệm, Tổng giám mục Ngô Đinh Thục đã tự tiện treo cờ giáo hoàng trên chiếc xe hơi sang trọng của mình) . Đám đông chống lại, và lệnh nổ súng được đưa ra. Một phụ nữ và tám trẻ em chết. Đám đông xô đẩy nhau chạy toán loạn, hơn một trăm người bị đánh đập, bị bắt và tống giam. Sau vụ đó những người biểu tình bắt đầu xuất hiện bất ngờ bằng nhiều cách hợp pháp – học sinh sinh viên biểu tình cùng với các tín đồ Phật giáo, công khai lên án chế độ Diệm, và gây nên những trận ném đá bạo động – và tất cả họ đều gặp phải sự phản ứng tức thời của quân đội Nhu. Vào thời điểm này, John F.Kennedy đang tự tin bước vào nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, và về cơ bản ông đã kiên trì quan điểm của người tiền nhiệm là hậu thuẫn cho Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản. Sự áp bức và bạo lực của Diệm chống người theo đạo Phật trong quá khứ dưới cái nhìn của Washington chỉ là một cuộc xung đột về văn hoá chứ không là khủng hoảng theo những thước đo quốc tế. Vâng Bộ Ngoại giao của Kennedy lệnh cho Diệm ngừng quấy nhiễu người theo đạo Phật, nhưng ngay cả khi lệnh này không được thi hành ( Diệm cho rằng Việt Cộng đã gây ra vụ bạo loạn ngày 8 tháng 5 và nổ súng vào đám đông{khi có những báo cáo khám nghiệm tử thi chứng minh ngược lại, Diệm liền cho tịch thu những bản báo cáo này) (21) ([Karnow)], Kennedy vẫn không quá lo lắng về cái được xem là một cuộc cãi cọ phản văn hoá đơn lẽ… Cho đến ngày 11 tháng 6, khi một chức sắc Phật giáo tên là Thích Quảng Đức ngồi điềm tĩnh trên một đường phố Sài Gòn, tự đổ dầu hoả ướt hết người, và châm lửa. Thân thể người tu hành bùng cháy thành một đống lửa nhưng ông không hề động đậy, không hề rên rỉ hay gào thét, thậm chí không hề nhăn nhó. Ông chỉ ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, cầu nguyện, trong khi đống lửa thiêu cháy ông. Cuối cùng ông khẽ nghiêng người qua một bên, chết. Vụ tự hiến tế này thực chất là một hình thức phản kháng truyền thống của Phật giáo; các vị cao tăng, trong suốt lịch sử tín ngưỡng Phật giáo, đã tự đốt mình thành một hành động tượng trưng – họ sẽ trở thành những ngọn đuốc tự nguyện để soi ánh sáng vào bóng đêm áp bức. Tin tức về vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức lan nhanh khắp Nam Việt Nam, nhưng có một chuyện khác không được dự đoán trước đã xảy ra . Tin tức cũng đã lan nhanh khắp thế giới. Vào những ngày này, Nam Việt Nam là mảnh đất béo bở của các nhà báo, phóng viên ảnh, nhân viên điện tín. Đối với nghề báo, đây quả là một tin sốt dẻo. Ngay sau ngày Thích Quảng Đức tự thiêu, những bức hình về sự kiện này xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo lớn trên khắp thế giới, bên cạnh những bài viết lý giải nguyên nhân của thảm kịch. Cả thế giới bị sốc, và tổng thống John Kennedy cũng vậy. Trước khi xảy ra vụ tự sát của Thích Quảng Đức thế giới gần như không hay biết gì về những vụ ngược đãi tín đồ Phật giáo của Diệm, và mặc dù Kennedy cùng với Bộ Ngoại giao của ông – thông qua những kênh thông tin ngoại giao bí mật – đã lên tiếng chỉ trích Diệm, nhưng Diệm vẫn coi đó là chuyện vặt vãnh. Nhưng rõ ràng, vào ngày 12.6.1963, đó không phải là chuyện vặt vãnh đối với JFK. Chỉ qua một đêm, nước Mỹ – vàcảphần còn lại của thế giới – biết hết sự thật về “Winston Churchill” của Châu Á, và chính phủ Kennedy không thể để bị lúng túng thêm nữa Với những thông tin bộc lộ toàn bộ sự tàn bạo của Diệm đối với tín đồ Phật giáo, Mỹ lập tức tự đặt ra những câu hỏi và suy đoán lôgic nhất : Tại sao chúng ta lại ủng hộ một chính phủ nước ngoài chủ trương bách hại tôn giáo? Tín đồ Phật giáo là những người ôn hoà, họ không phải là cộng sản; tôi tưởng những đồng đô la đóng thuế của chúng ta đổ vào Nam Việt Nam là để góp sức chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Tại sao Tổng thống Kennedy gửi chuyên viên quân sự Mỹ sang giúp đỡ chính phủ của một người luôn tìm cách đẩy dân chúng của mình vào trại tập trung ? Cho tới lúc đó, nước Mỹ vẫn nghĩ rằng số lượng người Mỹ, nam và nữ, không ngừng tăng lên được đưa tới Nam Việt Nam ( xấp xỉ 15000 người vào tháng 6.1963) cùng với khoản viện trợ 1,2 triệu đô la mỗi ngày là để giúp Nam Việt Nam chống lại kẻ thù Việt Cộng không đội trời chung. Nhưng giờ đây Diệm quan tâm nhiều hơn đến việc chống lại các vị sư sãi mặc áo choàng vàng không có vũ khí . Quả thật chỉ qua một đêm cả thế giới nhận ra Mỹ chỉ là kẻ vô tích sự, đã chọn đúng một bạo chúa để hà hơi tiếp sức. Kennedy tức điên; hơn thế nữa, ông và các cố vấn chính trị đang rất hoang mang. Chỉ còn hơn một năm nữa, mùa bầu cử Tổng thống lại đến; Kennedy đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất năm 1960 với cách biệt rất nhỏ so với đối thủ Richard Nixon – 118000 phiếu trong tổng số 68,3 triệu phiếu bầu(22) [(Encyclopedia Britannica, “John F(itzgerald) Kennedy”)]. Giờ đây, đối với cử tri Mỹ, làm sao ông có thể vô lý nhiều hơn được nữa khi đã cam kết viện trợ tiền của và xương máu của người Mỹ cho Diệm, một kẻ không khác gì Hitler? Đảng Cộng Hoà vẫn còn giận sôi gan vì thất bại năm 1960, vì ngay từ đầu họ gọi đó là “cuộc bầu cử bị đánh cắp” dựa trên việc đếm phiếu đáng ngờ ở Illinois; việc ủng hộ một người Công giáo cuồng tín cứ tập trung khủng bố những người theo tôn giáo khác đã biến JFK thành miếng mồi ngon trước miệng hổ đói trong kỳ bầu cử tới vào tháng 11.1964. Và đây là điều bạn đọc cần ghi nhớ trong khi tiếp tục đọc sách này. Đương nhiên, Kennedy lập tức chỉ thị cho Bộ Ngoại giao khiển trách Diệm, và yêu cầu ngừng tay lại. Chỉ riêng vụ tự thiêu ngày 11 tháng 6 này thôi đã gây cho JFK nhiều rắc rối nhất kể từ vụ Khủng hoảng tên lửa Cuba, vì vậy ông kiên quyết sửa chữa. Tuân theo chỉ thị, các viên chức Mỹ đã phê phán Diệm thậm tệ. Mọi chuyện mau chóng được hiểu rằng nếu tình trạng ngược đãi tín đồ Phật giáo còn tiếp diễn, Diệm sẽ mất nguồn viện trợ ưu ái của Mỹ. Chấm hết. Và cách hồi đáp của Diệm chỉ cho thấy ông ta là hiện thân của sự ngạo mạn. Thay vì bắt tay làm việc với cường quốc ủng hộ duy nhất, ông và em trai ông xuyên tạc biến cố này bằng một chiến dịch bôi nhọ, ngang nhiên gọi những tín đồ Phật giáo là cộng sản hoặc là tay trong cho Việt Cộng. Nhu công khai phát biểu những điều trâng tráo đến kinh tởm, đề nigh cung cấp dầu lửa và diêm quỵet cho những vụ tự thiêu khác rồi tiếp tục khẳng định những người theo đạo Phật là gián điệp cho kẻ thù. Thêm nữa, vợ Nhu, Bà Nhu gây lắm tranh cãi – cũng được gọi là “ Bà Rồng” hay “Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam” – xuất hiện nhiều hơn để ủng hộ không chỉ những lời buộc tội vô căn cứ cho rằng người Phật giáo là cộng sản, mà thậm chí còn gieo rắc hận thù. Trong một buổi phỏng vấn có thu hình, bà tuyên bố một cách lố bịch rằng sự hy sinh đầu tiên lẽ ra đã hiệu quả hơn nếu các tín đồ Phật giáo dùng dầu hoả trong nước thay vì dầu hoả nhập khẩu(23) [(Vietnam: A Televison History, “American’s Mandarin”)]về sau bà còn phát biểu về những vụ tự thiêu tiếp theo như “Món thầy chùa nướng” và “Cứ để họ tư, về sau bà còn phát biểu về những vụ tự thiêu tiếp theo như “Món thầy chùa nướng” và “Cứ để họ tự thiêu, chúng ta sẽ vỗ tay”.(24) [(Karnow)] Diệm, Nhu , và bà Nhu giờ đây đang tự lộ mình ra như một chế độ quả đầu hay một tam đầu chế, chứ không phải như những nhà lãnh đạo của một chính quyền tự cho là dân chủ. Khi Diệm phớt lờ những yêu sách kiên quyết sau đó của Mỹ là ông phải ngừng áp bức người Phật giáo, JFK rút đại sứ Mỹ đương nhiệm (Frederick Nolting) về nước và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge thay thế, đây là một người có gốc gác chống Công giáo kịch liệt và, đặc biệt hơn cả, ông là một đảng viên Cộng hoà cứng rắn. Kennedy chọn Lodge vì ba lý do. Một, là người của đảng Cộng hoà, việc bổ nhiệm Lodge sẽ làm dịu bớt sự phản đối ngày một tăng trong quốc hội đối với cách tiếp cận vấn đề Việt Nam của JFK. Hai, đặt Lodge vào vị trí đó, Kennedy có một người Cộng hoà để đổ trách nhiệm nếu tình hình Việt Nam ngày càng bất ổn trong thời gian ông cầm quyền . Và ,ba – mà có lẽ là trên hết – đây là một thông điệp mạnh mẽ nhất tới giờ này mới gởi cho Diệm để Diệm suy nghĩ. Noltinh không chỉ là người ủng hộ trung thành mà còn là bạn thân tình của Diệm. Kennedy kéo ông bạn nồng ấm đó về và thay bằng một người lạnh lùng. Tin tức này không được tiếp nhận đúng cách . Với Nolting, tam hùng Diệm, Nhu, và bà Nhu tin rằng họ có một người thân cận một tay trong. Nhưng kế hoạch của Kennedy đã làm thay đổi hết. Diệm sẽ bị lung lay, sẽ bị cảnh cáo và hăm doạ. Triệu hồi Nolting về nước chẳng khác nào tát vào mặt họ, nhưng thay vì cúi đầu chấp nhận, Diệm đã thoi lại Ông ta vẫn tiếp tục tấn công dữ dội tín đồ Phật giáo theo kiểu Hitler. Suốt trong tháng 7 và tháng 8 , Diệm cùng tay chân day dẳng và công khai vu khống các tín đồ Phật giáo là cộng sản, liên tục tung ra những lời chỉ trích rẻ tiền và những nhận xét kiểu “thịt nướng”, tệ hại hơn, họ vẫn tiếp tục lùng sục, cướp phá các ngôi chùa Phật giáo, tiếp tục đánh đập, bắn giết và ném thêm hàng ngàn tín đồ Phật giáo vào trại tập trung (25) [(Sheehan; Karnow)]. Kết quả? Vẫn lại có thêm các sư sãi tự thiêu để phản đối. Và chính quyền Kennedy lại tiếp tục bị phê phán kịch liệt, bởi vì hiện nay sự tàn bạo đối với người theo đạo Phật đã được đưa lên báo nhiều hơn bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng trong thơì gian này Việt Cộng tự do hoạt động, đánh mìn các công sở, ám sát các viên chức của chế độ Diệm, lính Việt Nam Cộng Hoà, và kể cả các cố vấn quân sự Mỹ. Chuyện gì đã xảy ra cho cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản? Ngay trước khi Henry Cabot Lodge chuẩn bị nhận chức đại sứ Mỹ, Nam Việt Nam đã trên đường sụp đổ. Và thanh danh của John F Kennedy cũng vậy. Diệm. Nhu. Bà Nhu. Cả ba người – cái bộ ba bạo chúa đầy hận thù này – đang cùng nhau lừa gạt cả nước Mỹ(26) [(Xem lại chương 2)].