Giáo sư Minh lại giảng về mối tình Paul et Virginie cho học sinh 4ème:
- Các em đã học từ 1ère các bài của Daudet, Balzac, Maupassant và các tác giả khác. Trước khi bước sang Paul et Virginie của Benadin de Saint Pierre tôi nhắc lại mấy cuộc tình duyên để các em ôn tập. Trước nhất là truyện L Alsacienne (cô gái xứ Alsace) của Daudet. Truyện thật ngắn, chỉ có ba trang rưỡi sách: một anh chàng để ý cô nàng ở cùng xóm. Anh chàng đeo đuổi hoài nhưng cô nàng không đáp lại. Một buổi chiều mưa, chàng đứng ở cửa nhà nhìn ra ngõ. Trong ánh sáng chập choạng buổi hoàng hôn, chàng ta bỗng thấy cô nàng ôm hôn gã hàng thịt xấu xí, thô lỗ vừa luống tuổi vừa có vợ... Liền sau đó, anh chàng leo lên lầu đâm đầu xuống đất chết tươi.
Một loại tình yêu phải không các em ? Anh thanh nhiên quá thất vọng , đau khổ và tự vận. Đó là chuyện đời xưa. Nhưng thời xưa cũng không phải ai cũng làm như anh tạ Ngược lại, nếu bây giờ có người làm như vậy thì ta cũng cứ coi đó là chuyện bình thường, ai muốn bắt chước cũng không sao.
Rồi giáo sư Minh giảng sang chuyện tình Paul et Virginie . Giáo sư cũng hỏi lại những câu trưóoc kia của bà Pottier. Em hãy thuật lại vài đoạn văn hoặc đối thoại trong sách mà em thích.
- Tại sao thằng Paul ốm nặng , em nào biết ?
Giáo sư Minh còn nhớ như in trong trí không khí lớp học buổi hôm đó. Trò Bền trả lời ron rót cho bà đầm . Và bà đầm đã cho trò Bền điểm cao nhất. Hôm nay giáo sư Minh cũng lặp lại câu hỏi cũ. Một cậu học trò giỏi Pháp văn nhất lớp đáp:
- Dạ thưa giáo sư, thằng Paul ốm vì nói dang nắng khi bắt bướm trên đồi với con Virginie ạ !
Giáo sư Minh ngạc nhiên vì câu trả lời hồn nhiên và bất ngờ. Giáo sư hỏi:
- Nếu nó đi bắt bướm với một con bé khác, như con Alice chẳng hạn, thì nó có đau không ?
- Dạ không ạ !
- Tại sao ? - Giáo sư Minh hỏi.
- Dạ vì nói hay cãi nhau với Alice nên hai đứa chỉ đi với nhau một chút là nghỉ chơi, còn đi với Virginie nó thích hơn, nên nó đi lâu, do đó dang nắng nhiều và bệnh ạ.
Giáosư Minh lấy làm lạ về sự phân tích tâm lý và thời tiết của cậu học trò, mới nghe qua thì tức cười, nhưng nghĩ lại cũng có lý. Trẻ con thích nhau mới chơi với nhau l âu và dang nắng nhiều thì bệnh ! Do đó Giáo sư Minh không bác bỏ cái lý lẽ của cậu ta, một lý lẽ khác hẳn với lý lẽ của Bền là Paul nhớ Virginie nên ốm . Và hồi đó chính trò Minh cũng chấp nhận khi được Bền thổi vào tai, trong lúc hồn Minh đang vơ vẩn ngoài cây vú sữa.
Giáo sư Minh gật gù:
- Ý kiến của em không hẳn có lý hoàn toàn, nhưng không phải là vô lý. Em có một sự tìm tòi đáng khen.
Rồi giáo sư hỏi:
- Còn trò nào có ý kiến gì không?
Không có cánh tay nào giơ lên.
Muôn năm trước và ngàn năm sau đã có và vẫn còn những bi kịch ái tình, nhưng không ai có cách nào chỉ cho người đời tránh được những bi kịch đó. Câu trả lời của cậu học trò gợi lại một số kỷ niệm thời học sinh của giáo sư.
Giáo sư Minh thấy tóc mình bạc nhiều sợi và tim mình se thắt, khi bước ra khỏi lớp đi lên văn phòng. Người lăng tông kỳ cựu của trường Minh Châu đưa sổ lương cho giáo sư ký.
- Đây là kỳ lương thứ sáu năm thứ hai của giáo sư.
- Tôi dạy ở đây hơn một năm rồi à ? Mau quá ! - Giáo sư Minh nói khẽ.
- Dạ! Từ lúc bà Pottier nghỉ tới giờ. Chiều nay là bãi trường Tết. Ông Đốc bảo tôi phát cho giáo sư luôn lương tháng bãi trường.
Giáo sư Minh đi tìm anh bồi Đông và lão cựu chiến binh tặng bao thơ lì xì trước khi rời trường. Minh gặp lão già đang còng lưng quét lá.
Bỗng Minh thấy một khoảng trống trước mặt, Minh hỏi:
- Ủa, cây vú sữa đâu rồi cụ ?
- Đốn lâu rồi giáo sư ạ !
- Sao đốn uổng vậy cụ ?
- Để nó đứng đó mỗi năm càng lớn, nó quẹt lở vách tường rớt cả ngói nên ông Đốc bảo đốn - Lão già có vẻ yếu đi, trước mặt một Giáo Sư lão không bô bô như trước nữa.
Minh suýt hỏi:"Rồi học trò dựng xe đạp ở đâu " nhưng Minh dừng lại kịp. Có lẽ lão già cũng nhớ lại cái màn kịch năm trước nên nói:
- Mấy cô hồi đó bây giờ đã có chồng hết rồi. Còn xe đạp thì thiếu gì chỗ dựng.
Minh đi ra phía trước sân. Con dốc đá ong lởm chởm đổ xuốn sân trường vẫn còn y nguyên như không thiếu một hòn sỏi. Học trò , đứa nào cũng vào trường qua cái dốc này và từ trường đi toa? ra khắp nơi cũng qua cái dốc này. Một thời vui nhộn đã qua, chỉ còn lại những dư âm và những bóng mờ.
Một cái vỗ nhẹ trên tay Minh. Minh quay lại: thầy Xuỵt.
Thầy bảo:
- Vô đây tao cho xem cái bao thư lì xì đặc biệt !
Từ ngày Minh dạy ở trường, thầy Xuỵt đối đãi với Minh càng thân mật hơn, nhưng không nhắc tới chuyện tình của Minh nữa. Thầy vẫn biết niềm đau của cậu Tú trẻ nhưng thầy không cho câu thơ của thi sĩ Pháp nào đó mà thời xưa thầy rất thích, là đúng:
O tombeau, O lit nuptial
Giường hợp cẩn của đôi tân hôn là huyệt mộ tình yêu ? Thời trẻ, lúc vâng lệnh gia đình đi cưới vợ, thầy cũng nghĩ như vậy, nhưng ngày nay thầy lại nghĩ ngược lai.
Minh vào ngồi, văn phòng không còn ai, vắng vẻ tư bề. Thầy Xuỵt mở tủ lấy ra hia chiếc bao thư cỡ lớn. Cái thứ nhất màu vàng nhạt, cái thứ hai màu hồng nhạt. Cái thứ nhất có dấu chữ Nho Song Hỉ ở góc, cái thứ hai cũng có chữ Song Hỉ ở góc bằng kim nhũ lấp lánh.
Thầy đưa cho Minh một cái. Minh cầm lấy xem qua rồi kêu lên:
- Ba em có mời ông Đốc dự đám cưới của em nữa sao thầy ?
- Thì thư mời đó, mày cầm trên tay mà còn hỏi gì nữa..- thầy Xuỵt ngưng một lúc rồi tiếp - nhưng tao ém luôn , không đưa cho ông Đốc. Vì nếu ông Đốc hay thì ông Phán cũng biết nốt - thầy Xuỵt cố tránh nói tiếng "Emilie ", cái tiếng trước kia là hạnh phúc, giờ là niềm đau.
Thầy lại đưa cho Minh chiếc phong bì khác. Minh cầm lấy xem. Cũng thiệp mời ông Đốc dự đám cưới. Thầy Xuỵt bảo:
- Mày giở vào trong xem đám cưới của ai.
Chúng tôi làm lễ vu quy cho con gái chúng tôi là
Mlle Emilie Liliane Lý Lệ Lan
đẹp duyên cùng...
- Mày xem thử ngày tháng của hai bức thư cách nhau bao lâu ? Chỉ có... không đầy... tháng. Mày nhớ không, lần đó mày đến đây tìm nó ?
- Dạ nhớ! - Minh đáp lơ mơ như kẻ không hồn.
- Trước khi mày tới chừng nửa giờ hoặc bốn mươi lăm phút gì đó, nó cũng tới gặp tao. Mặt nó xám ngắt như bị cảm. Nó ngồi ở cái ghế mày đang ngồi đó, cả nửa giờ mới nói một câu có mấy tiếng, mà không rõ tiếng nào hết.
- Cô ấy nói gì, thầy ?
- Tao không nghe được. Trước khi nó ra cửa, nó viết mấy chữ và nhờ tao đưa lai. cho mày.
- Chữ gì vậy thầy, đưa em coi !
- Nhưng nghĩ sao không rõ, nó lại vò nát và bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến rồi nói là nó không thể nhận lời dạy ở trường này. Nó tất tả đi ngaỵ Tao không kịp hỏi lý do.
Minh lặng người. Một chập lâu mới nói:
- Đã vậy sao lúc đó thầy làm như không có chuyện gì hết. Nếu thầy cho em hay thì...
Thầy Xuỵt quạt nhè nhẹ và đáp:
- Mày đã gởi thiệp mời ông Đốc rồi, thì tao còn làm gì được nữa. Cho nên tao phải đóng kịch chớ sao ! Dù tao bảo thằng bồi Đông cầm thư của mày vô nhà nó nhưng tao biết nó không bảo giờ còn gặp mày nữa. Mặc dù tao không biết lý do gì, nhưng tao đoán chắc là nó đã biết chuyện mày dưới quên, hoặc có việc gì ghê gớm giữa hai đứa.
Thầy Xuỵt tiếp:
- Nhưng thôi, như vậy cũng đã yên một bề. Tao nói một bề nghĩa là vợ mày chưa hay vụ mày với nó. Nếu mày cứ dấu, nó không biết mày có vợ, để mày cưới, chừng đó không yên được bề nào hết. Ba người sẽ xa cách nhau muôn năm... mày không nên sửa đổi hoàn cảnh hiện tai. Có ai ngăn được nước lớn hay nưóc ròng ? Hãy yêu cái mày có rồi mày sẽ có cái mày yêu. Aimez ce que vous avez et vous aurez ce qua vous aimez. Tây nó nói vậy và trước kia, trong hoàn cảnh của bản thân tao, tao cũng thấy là đúng. Trước khi ông già tao cưới vợ cho tao, tao cũng có một nàng như mày. Khi yêu nhau, chúng tao cũng vạch trời chỉ đất mà thề thốt, tưởng chừng không lấy được nhau, đứa sẽ nhảy xuống sông tự tử, đứa sẽ vô chùa tụ Còn cả trăm bức thư tẩm dầu thơm và hàng trăm cánh hoa, xác bướm khô sẽ nghiền ra làm nhang bán cho những cặp tình nhân làm bùa mê ngải lú v.v.. Nhưng khi tao cưới vợ rồi tao thấy không thể chết được, chết uổng quá. Và ít lâu sau tao gặp nàng ta, cái bụng chì bì. Nàng đi với đức lang quân bảnh bao sang trọng hơn tao, nàng chào tao rất lịch sự và giới thiệu tao với chồng nàng là "camarade de classe", bạn học như hàng trăm thằng bạn khác... thế thôi ! L amour c est la mort ? Không! L amour c est l amour! La mort c est la mort mày ạ! - thầy Xuỵt cười, cái mặt đỏ gay và rung rung cái "bụng ở đời" mà hôm nay Minh cho là cái "bụng trải đời ".
Rời thầy Xuỵt trên đường ra bến xe về nhà, Minh không thấy buồn mà cũng không vui, không thấy mình chiến bại hay chiến thắng. Nhưng Minh không có ý định đi đò. Minh đi xe cho nhanh. Minh muốn về nhà sớm để bế thằng con trai vừa giáp thôi nôi. Minh nhớ mấy cái răng sữa của nó. Kỳ này Minh sẽ đem vợ con lên tỉnh. Bền làm ăn khá, hắn vẫn muốn Minh ở trên gác, nhưng từ độ gương vỡ bình tan thì Minh không lên lần nào nữa chỉ đứng nói chuyện với Bền ở tầng trệt rồi đi. Bây giờ Minh lại càng không dám ở với vợ con. Một cái gì không thể tan trong không khí chiều hôm đó. Không phải chỉ ở trên gian gác mà ở khắp nơi Minh đã từng rong chơi. Chiếc băng đá, bụi xe đò, một vùng bóng mát... Minh phải lẩn tránh . Để tự nó tan dần.
Khi qua bến đò, Minh không nhìn xuống sông và bảo anh xích lô đạp nhanh.