Minh nằm dưới đò nghe sóng vỗ lách tách đều đều . Đi đò là một lối giao thông nhàn hạ giúp hành khách nghỉ ngơi hoặc tiết kiệm thì giờ và lại rẻ tiền. (Xe cộ không đi đêm được)
Bóng Emilie đứng trên bậc thạch vẫy tay cứ chập chờn theo nhịp sóng, không tan, chàng lại tự trách:" Giá mình nhờ người quen đem tin về nhà rồi ở lại trường vài hôm nữa lấy cớ là gặp ông Đốc để nhận việc làm!" Ngày vui ngắn chẳng đầy gang.
Minh thiếp đi trong sự mỏi mệt . Khi bừng mắt ra thì đò đã cặp bến. Một khung trời khác hẳn hiện ra trước mắt Minh . Ngôi nhà lồng chợ thấp lè tè với mấy tấm quảng cáo rách còn cố bám lấy tường . Chắc một gánh hát nào vừa lui ghẹ Hai dãy phố lá xám ngắt đứng hai bên hông nhà lồng như những đống rơm mục. Chợ đang đông. Người đi lại dập dìu. Không có gì sang trọng như chợ tỉnh thành nhưng nó đã ghi trong đầu Minh biết bao nhiêu kỷ niệm ấu thợ Kể từ khi Minh bước vào lớp đồng ấu trường làng đến nay là mười hai năm. Thời gian đi nhanh như gió. Những đứa bạn trôi nổi khắp nơi nhưng trường xưa vẫn như cũ. Nhiều lần Minh cũng muốn ghé thăm thầy để bắt chước "Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?" nhưng hiềm một nổi, mỗi khi Minh về nhà thì lại nhằm lúc bãi trường.
Minh rảo bước đi trên sân chợ lát đá ong đỏ thẫm. Cái thềm chợ vẫn còn nguyên.
Mỗi buổi sáng, Minh thức dậy từ trên giường phóng xuống đất đến đầu bộ ván gõ, mắt nhắm mắt mở, tay quơ ngang là đụng hai đồng xu mát lạnh ở đó. Nếu không có xu là vì má ra vườn sớm. Thì Minh lại chạy ra tìm :" Má ơi, con đi học nghen má !" Ý nhắc má cho xụ Nếu má vẫn quên thì Minh lại trở vào:" Má ơi con đi học " lần nữa. Má nhớ ra, bảo :"Con vô mùng giở mí chiếu lên lấy.." Minh chỉ lấy đúng hai xụ Vô đến chợ, chao ôi hàng bánh bày tở mở trước mắt. Bánh mặn nhưn tôm đỏ như mặt trời, bánh cam nhúng đường bóng láng , bánh da lợn ướt rượt, bánh xèo thơm phức, xôi, bánh phồng vàng tươi... thứ nào cũng làm cho Minh chảy nước miếng .Nhưng Minh chỉ mua một món thôi . Rồi lại thềm nhà lồng ngồi ăn. Xong vô nhà thím Bầu xin nước uống. Nơi đây trưa nào Minh cũng mua một lóng mía tây vàng rực giá có nửa xụ Vừa đi vừa xước hết khúc mí thì cũng là lúc trống đổ hồi. Như vậy còn được nửa xu, mua hai cục đạn đá xanh đỏ bắn cu li vào giờ chơi, hoặc khi tan học mua một miếng kẹo da trâu, một cây kẹo rô-be nhai, mút về tới nhà. Đó là ngày vui thú của tuổi thợ Một ngàn ngày như thế không đổi, không khác một ngày nào đã xảy ra trong đời Minh . Cho đến khi lên trường quận.
Bây giờ nhìn đám trẻ, Minh nhớ lai. quãng đời xa lắc xa lơ của mình. Minh đi theo con đường mé sông qua các tiệm Chệt rồi men theo dốc cầu cao - gọi là cầu Mống - đi ra mối đường rẽ về nhà ở cuối ấp Thạnh Đông.
Đàn bà, đàn ông, đi chợ buổi sáng nhiều người không nhận ra Minh, vì áo tây giày tây, nhưng Minh vẫn nhận ra họ. Minh thay đổi chứ họ có thay đổi chút nào đâu. Vẫn chân đất đầu trần, áo quần vải thô, cuộc đời lam lũ, đầu tắt mặt tối quanh năm.
Đi đến nửa đưòng thì gặp má bưng gà đi chợ bán. Minh nghẹn ngào:
- Má !
Bà Tư nhận ra, đứng khựng lại nhìn con:
- Mày hả Minh ?
- Dạ !
Mấy người quen cũng bu quanh, kẻ vổ vai, người sờ đầu:
- Mèn ơi! thằng nhỏ nay lớn đại !
- Gặp ở chỗ lạ chắc không nhìn ra nó.
Một người nói với bà Tư:
- Thôi, gà đem về làm thịt đãi bà con, bán chác gì nữa thím Tư !
Một cô gái bảo:
- Ở nhà còn cả bầy, đưa đây cháu đi bán giùm cho bác.
Bà Tư đưa mấy con gà cho cô gái, nhưng rồi lại bảo:
- Thôi để bác đi bán. Bác còn mua rượu trà bánh mứt...
- Ờ phải rồi, sắp có đám ..!
Bà Tư không hỏi Minh thi đậu hay rớt, chỉ giục:
- Con về mau kẻo ba mầy trông !
Minh về tới cửa ngõ thì thấy ông Tư đang xoay trần tưới cam. Minh lột nón cúi đầu:
- Thưa ba con mới về.
- Minh đó hả con ? Thi cử ra sao ?
- Dạ đậu rồi ba!
- Vậy hả. Đậu hay rớt gì cũng được. Nhưng nếu rớt thì người ta cười tao là ông già thằng Bùi Kiệm.
Nguyện vọng của ông Tư là nuôi cho thằng con học đỗ thành chung đi làm thầy giáo rồi xin đổi về làng. Chẳng ngờ bây giờ nó đỗ cao hơn gấp bội.
Ông Tư gác chiếc gàu mo rồi đi theo con vô nhà.
- Cam mù này trái sai không bả - Minh hỏi.
- Sai lắm nhưng phải đi bắt kiến vàng thả lên, nếu không trái chai, không có nước. Vừa rồi tao đi bắt cũng bộn nhưng bị ba con kiến hôi đuổi đi thưa thết. Phải bắt lớp mới lên ngay mới kịp lứa trái nầy.
Minh thấy sung sướng vô cùng khi bước chân về nhà báo cho gia đình mình thi đậu. Minh biết, tuy ba nói vậy chớ ba hy vọng ở Minh rất nhiều. Làng này khôgn có ai ngoài con trai ông Hương Sư đậu bằng thành chung. Vậy mà ổng đã oang oang cái miệng: "Tao là vua làng nầy. (Tại sao?) Vì tao là cha của Trạng Nguyên!" Ông Tư ghét câu nói phách lối đó lắm. Tuy không đụng chạm gì nhau, nhưng ông Tư muốn cho cái mặt của ông ta đừng có nghênh lên nữa.
Minh nhớ hồi thi sơ học, ông Tư và Minh đứng nghe đọc kết quả cuối cùng. Chờ mãi không nghe xướng tên Minh , ông cứ sốt ruột hỏi: " Sao không thấy mày Minh ?" Nghe thêm một lúc nữa, vẫn không nghe, ông hơi cáu: "Mày rớt thì về chăn trâu cho ông nội chớ tiền đâu cho mày học nữa!"
Cũng may kỳ đó Minh đậu cao.
Bây giờ thì cậu bé suýt bị đi chăn trâu kia trở thành cậu Tú: Tú Minh.
Tin Minh đỗ tú tài lan đi rất mau. Chẳng mấy chốc mà nhà đông nghẹt những khác. Làng này từ xưa đến nay chưa có ai đỗ tới đó. Hương chức hội tề, các thân hào nhân sĩ vác dù tới chia vui. Ông Hương Sư , thay vì ganh tị thì lại xách cặp rượu có dán giấu hồng đưa đến mừng: "Hậu sanh khả uý. Thằng con anh hơn thằng con tôi là điều may mắn cho làng mình!"
Một ông kỳ lão tới hỏi ông Tư:
- Nghe nói thằng con của chú thi đậu, mà bằng cấp gì vậy chú ?
Ông Tư bảo Minh :
- Con hãy nói cho ông cụ nghe chút con !
Minh chắp tay thưa:
- Dạ, con đậu tú tài toàn phần thưa cụ!
- Tú tài là cái gì chớ ?
Một ông hương chức tỏ vẻ thông thạo, cắt nghĩa thay Minh :
- Trường mình dạy ba lớp, học xong thi tiểu học . Lên quận học ba năm nữa thi sơ học . Sơ học nghĩ là mới học "sơ sịa" thôi. Lên tuốt tới Mỹ Tho học bốn năm nữa mới thi đít lôm.
- Đít lôm là cái gì ? - Một người khác hỏi.
Ông hương chức cắt nghĩa tiếp:
- Đít lôm là bằng cấp củ mấy ông thầy giáo dạy trường mình nè.
- Phải người ta kêu là "rút rơm trâu ăn mê " đó không ? - Một vị khác pha trò.
Mọi người cười. Một bác nông dân châm vô:
- Tôi rút rơm cho trâu ăn từ nhỏ đến giờ sao không ai cho tôi bằng cấp gì hết?
Ông cụ lại hỏi:
- Còn bằng cấp của thằng nhỏ này là gì ?
- Dạ, đó là bằng Tú Tài , cao hơn mấy ông thầy giáo làng mình một bực.
- Mèng đéc ơi! Cao dữ vậy sao ? Tôi tưởng thầy giáo là hơn hết thẩy rồi, không có ai bằng. Tú Tài có phải cao hơn hết không ?
- Trên Tú Tài còn nữa. Làng mình chưa có ai đậu nổi đâu.
Ông Tư có bốn người con: Minh, Mẫn, Thiệp, Bảo . Minh, trai đầu lòng, Bảo, trai út. Ông lấy tên Cù Lao Minh và Cù Lao Bảo đặt cho con, để nó đi đâu xa cách mấy cũng không quên tỉnh của nó là nơi ông bà khởi nghiệp và nằm xuống. Ông cho Minh học hết mình còn mấy đứa em của Minh thì ở nhà lo ruộng nương . Lối xóm hỏi ông: "không sợ tụi nó phân bì hay sao?" Ông bảo:" Đứa nào giỏi thì cho nó giỏi luôn. Đứa làm ruộng thì lo làm ruộng. Để học oam oam không tới đâu hết thì được việc gì ?" Quả nhiên ngày hôm nay chứng minh rằng chủ trương của ông là đúng. Một chục đứa đậu sơ học không bằng một đứa đậu tú tài
Ông kêu bắt heo làm thịt liền để chiều nay cúng ông bà, đãi dòng họ và lối xóm. Ba vị thầy học cũ của Minh cũng tới. Thầy lớp đồng ấu là Huỳnh Hữu Vị, lớp dự bị là thầy Trần văn Lâu, lớp sơ đẳng là thầy Lê Văn Thượng. Ba ông đều già, trên năm mươi tuổi. Thầy Lê Văn Thượng đưa tay cho Minh bắt, còn tay kia thì vò đầu Minh, nói:
- Hồi đó tao hai mươi mốt tuổi mới đỗ Thành Chung, bây giờ mầy hai mươi mốt tuổi đã đỗ Tú Tài. Thiệt nay có khác xưa.
Ông Tư nói:
- Dẫu nó có đỗ cao tới đâu nó cũng là học trò của thầy. Người mình thường nói Không thầy đố mầy làm nên . Còn thánh hiền thì dạy: "Quân - Sư - Phụ!" nghĩ là trong xã hội có ba bậc đáng kính, nhất là Vua kế là Thầy , sau chót mới tới Cha
Một bà hứ cái cóc:
- Thánh hiền nói vậy tôi nghe vậy, nhưng tôi không phục.
- Tại sao ?
- Hỏi vậy Mẹ để đâu ? Bỏ xó à ?
Mọi người cười rần. Một ông đầu bạc nói:
- Hễ có cha thì phải có mẹ. Vậy sửa lại là : Quân, Sư, Phụ Mẫu . Mẹ "nằm" kế bên cha.
Một ông khác xua tay la lớn:
- Không được !Mẹ nằm kế bên cha không ra cái gì hết !
- Vậy nằm ở đâu ?
- Mẹ phải nằm dưới cha mới đúng.
Mọi người lại cười rần rần. Ai nấy đều thích chí gật đầu. Một người lại hỏi cái bà vừa thắc mắc:
- Nằm vậy được chưa bà, hay đòi nằm trên ?
- Qủy không đâu nà! Người ta nói thiệt lại bắt quanh bắt quẹo. Ừa đó, nằm trên thì nằm chớ sợ ai.
-Ừ, muốn nằm trên thì người ta để cho nằm trên, thành ra sách thánh hiền phải sửa lại như vầy :" Quân, Sư , Mẫu, Phụ " . Chịu chưa ? Nhưng nằm trên một lát rồi bị lật xuống nằm dưới mấy hồi.
- Ừ, phải đó, nằm dưới khoẻ hơn mà lại sướng hơn nằm trên - Một ông pha trò làm cái bà thắc mắc cười trừ.
... Sáng hôm sau Minh dậy sớm đi rảo ngoài vườn. Mấy chục gốc cam tơ trĩu trái. Hai cây vú sữ trắng trước nhà rậm um, bóng cây che cả nửa sân. Minh chợt nhớ tới gốc vú sữa nhà trường, lâu nay không có học trò chắc nó buồn lắm. Hình ảnh Emilie ở bến đò sống lại trong đầu Minh , bàn tay giơ lên như những búp hoa huệ kỳ lạ.
Mới đây mà đã xa nhau ngần ấy rồi. Không biết nàng làm gì trên đó bây giờ ? Minh mong ngày tháng qua mau để trở lên gặp nàng. Trong khung cảnh đồng quê chàng vẫn không bỡ ngỡ. Chàng là cây năn cây lác ở đồng này mà cái ngọn có đôi kho ngóng thấy đèn điện của thị thành, nhưng cái gốc có bao giờ xa đồng ruộng.
Đang vẩn vơ suy nghĩ thì thằng Bảo chạy ra:
- Anh Minh, đi bắt kiến vàng với em !
Minh nhìn Bảo trìu mến:
- Em học khá không Bảo ?
- Để em đưa vở cho anh xem.
- Hột vịt ung sắp hàng trong đó hả?
- Đâu có anh. Em không khi nào lọt xuống hạng ba.
Bảo vác cái bao bố tời đi trước. Minh theo sau xách cây câu liêm móc dừa. Minh đã rành vụ bắt kiến vàng thả lên cam từ lâu nên vui vẻ đi theo em.
Thằng Bảo dắt Minh xuống bở trâm bầu ở đầu đất. Nhìn lên ngọn cây, thấy cơ man nào là ổ kiến. Lạ thay cái xã hội loài kiến. Hễ ở dâu có kiến vàng thì không có kiến hôi, và ngược lại.
Bảo nói một cách rành rẽ:
- Muốn bắt đầy bao mà khỏi bị con nào cắn thì phải muối tro cả mình mẩy. Như vậy nó không khi nào dám động tới.
- Giỡn hoài! Mấy lần anh làm như vậy anh cũng bị cắn, về tới nhà phát nóng lạnh nhớ không ? Vậy em có cách nào khác không ? Hay là cứ gồng mình cho nó cắn miết rồi nó sợ luông?
Bảo cười hề hề:
- Người ta bày đặt vậy tôi, chớ hễ phá ổ nó, nó đeo được ở đâu thì cắn ở đó, có khi nó chui vô... quân nó cắn muốn la làng.
Bảo nói liền miệng , tay móc lia. Rụng ổ nào Minh chụp lấy bỏ vào bao túm miệng lại. Bảo vừa phủi kiến vừa chắt lưỡi:
- Ba cái vụ này cũng tại lũ kiến hôi. À, anh có biết bài thơ Kiến Vàng không ?
- Ở đâu mà em thuộc ?
- Thầy Tám vừa dạy. Để em đọc cho anh nghe:
Kiến hôi, bây hởi, dám to gan
Dụm miệng cùng nhau cắn kiến vàng
Mai mốt quen cây cùng thuộc côi
Đầu bây tao đái, chớ than van!
Kiến vàng ta mới về chưa làm ổ xong nên bị kiến hôi ăn hiếp, anh biết không? Kiến hôi cắn và đái một lượt. Em bị kiến hôi đái vô mắt khóc hoài.
Hai anh em bắt đây bao buộc miệng thiệt chặt, phủi sạch đám kiến bu bên ngoài rồi xỏ cây ngang khiêng về.
Dọc đường Bảo hỏi:
- Anh biết bà nào cãi ba cái vụ " quân sư phụ" hôm qua không?
- Bà nào ?
- Bà mai của anh đó. Bả tới nhà mình luôn. Ba má kêu là bà Sáu.
- Hả? Mày nói gì vậy Bảo ?
- Thì bà mai của anh đó chớ nói gì ?
- Bả làm gì mà em gọi là bà mai ?
- Bả đi kiếm "chị Hai" cho anh chứ làm gì ?
Minh tưởng thằng bé đùa nên không hỏi tiếp. Thằng Bảo lại nói:
- Bả đi lên Mỏ Cày mua xuyến, vân Tàu nữa !
- Chi vậy?
- Đặng may áo dài cho anh chớ chi ? Má đợi anh về là bả đo, cắt may.
- Em không đặt chuyện chớ Bảo ?
- Anh không tin thì về nhà em chỉ cho anh coi.
- Coi cái gì ?
- Giày hàm ếch, khăn đóng, rượu trà, khay trầu rượu.
Như vậy là chắc có thiệt rồi. Thằng Bé đâu có đặt được bấy nhiêu chuyện đó. - Minh nghĩ thầm - Minh không chú ý bờ ranh mấp mô nên bị vấp một cái đau điếng. Minh xuýt xoa một lát rồi hỏi:
- Em biết "người đó" ở hướng nào không?
- Người nào?
- Người đó đó.
- À, người bà Sáu làm mai cho anh hả ? Người ta ở ngoài làng Minh Đức gần vàm. Không xa nhà ngoại mình lắm. Anh cũng biết người ta nữa mà ! Hồi nẳm ba với em đi chung đò với anh đó, nhớ không ?
- Tao đi đâu đó mà biết ?
- Hồi anh học ở trển về... cách đây lâu lắm. Hồi đó anh còn nhỏ, ba ra chơi có dẫn anh theo.
- Tao không nhớ ai hết.
- Em với chị Mẫn rình mò nghe ba má bàn với nhau nhiều lần rồi.
- Bàn làm sao ?
- Nói anh về kỳ này là làm đám hỏi. Năm tới đám cưới... Ủa, hỏi rồi đám cưới liền chớ không chờ năm tới.
- Biết người ta có chịu nhận tao hay không mà cưới với hỏi ?
- Em hổng biết nhưng thấy ba má sửa soạn cái gì cũng sẵn hết trơn.
- Tao có thấy cái gì sẵn đâu nào.
- Má đã phơi nếp để đặt rượu. Ba hỏi mua bò ở dưới chòi. Còn má thì đi chợ gặp ghe chén, má kêu ra nhà mua mấy trăm chén tộ, nồi ơ.
Minh kêu đau , ngồi khuỵu xuống, mặt nhăn nhó. Thằng Bảo vô tư cứ nói tiếp:
- Ba nói xong đám anh rồi mới cho người ta đến xem mắt chị Mẫn.
- Bộ có ai tới coi Mẫn rồi sao ?
- Có người ở dưới làng Mới... Anh đau lắm hả?
- Chảy máu !
Thằng Bảo liếc qua rồi sìa môi:
- Vậy mà ăn thua gì ! Em có khi bị đứt miễng ốc lòi mỡ kìa, còn không ngá... án.
Về nhà Minh đi bứt tay chuối chẻ ra và nối lại buộc chuyền từ cây cam này qua cây cam kia như những chiếc cầu dây rồi thả kiến lên. Chúng sẽ bò đi khắp vườn cam như giang san của chúng. Những đàn kiến hôi bi... địch thủ đông hơn lấn áp sẽ dần dần chạy đi bất khả vãng hồi, để cho cam có nước.
Minh miên man nghĩ ngợi. Chuyện mua giày, may áo cho Minh chứng tỏ sự thật. Minh hỏi Mẫn, Thiệp thì hai cô em gái cũng nói y như Bảo.
Một bữa thừa lúc sắp nhỏ vắng nhà, bà Tư liền kêu Minh tới hỏi:
- Con ở nhà được bao lâu ?
- Dạ, chừng hai tuần thôi má à !
- Sao mọi năm bãi trường tới hai tháng mà năm nay ít vậy ?
- Dạ, ông Đốc định mời con dạy cho trường Minh Châu. Con đã nhận lời.
Minh thuật lại mọi điều kiện thuận lợi, rồi tiếp:
- Con sẽ lên trên đó thưa lai. một lần nữa cho chắc để ông Đốc khỏi mướn người khác, rồi về ở nhà một tháng như mọi năm.
- Ừ, ở nhà cho ba má tính công việc của con.
- Việc gì vậy má? - Minh đã biết rồi còn hỏi lơ.
Bà Tư nói:
- Ba má định việc gia thất cho con.
Minh ngồi lặng thinh, tê điếng cả người. Bà Tư tưởng con ưng thuận nên nói tiếp:
- Chỗ này ba má vừa ý lắm. Chắc cũng không ai chê được. Đây là con nhà gia giáo đức hạnh. Ba mày quen biết ông già nó từ trẻ, đi học chữ Nho cùng một thầy. Năm, sáu năm trở lai. đây, ba mày cứ ra nhà đó chơi luôn là có dò xem con nhỏ. Nó học hết lớp ba thì ở nhà học chữ Nho của ông già nó dạy.
- Biết người ta chịu con không má ! - Minh nói nhát gừng.
- Chịu chớ sao không" Con mà không chịu thì còn chịu ai? - Bà Tư lại tiếp - Nó học chữ Nho giỏi lắm. Lai. biết làm thi phú nữa. Mấy ông hội đồng, cai tổng cũng gắm ghé muốn đánh tiếng. Nhưng con nhỏ ra một điều kiện.
- Điều kiện gì vậy má ?
- Nó ra một bài thơ Đường rồi bảo hễ ai hoa. lại được thì nó mới cho tới coi mắt.
- Rồi có ai tới không má ?
- Mấy cậu công tử tiền thì nhiều, nhưng thi phú thì không thạo nên thụt hết.
Minh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Vậy chắc người ta không ưng con đâu má. Vì con cũng đâu có biết thi phú gì.
- Con không biết thi phú, nhưng con có tài học của con. Nó có chữ nọ thì con có chữ kia chớ đâu thua !
Minh làm thinh. Bà Tư tiếp:
- Có mấy chỗ muốn gã con gái cho con nhưng ba không khứng, chỉ nhứt quyết con nhỏ thôi.
Minh lại chống chế:
- Con chưa muốn lập gia đình má à. Để con làm việc vài năm kiếm tiền giúp ba má rồi mới tính sau.
Bà Tư lắc đầu:
- Ba má không ham tiền, chỉ mong có cháu ẵm bồng thôi. Lai. nữa con phải có vợ để cho em con lấy chồng.
- Thì ba má cứ gả nó đi chớ chờ con làm gì ?
- Con nói vậy nghe sao được ? - Bà Tư gạt ngang - Em mà có gia đình trước anh thì không khỏi bị xóm làng cười chê, cho rằng luân lý ngược ngạo. Ở bên đàng trai coi thầy bói nói con Mẫn chỉ được năm tới, nếu không gã năm tới thì phải chờ tới hai năm nữa. Như vậy nó phải hai mươi mốt tuổi mới lấy chồng. Tội nghiệp nó mà ! Con làm anh phải biết thương em gái.
Minh sực nhớ con Madeleine cũng hai mươi mốt tưổi mà bị con Liễu chiếm mất địa vị Jeanne d Arc và con mang danh hiệu "con gái già ", nên cụt lý.
Bà Tư tiếp:
- Con coi gương chú Út và cậu Bảy con kìa. Chú Út cũng đi học Sài Gòn rồi mê một cô áo trắng áo xanh gì đó, nhưng ông nội con không cho, bắt cưới vợ dưới quệ Ban đầu chú làm dữ nhưng cuối cùng rồi cũng chịu nghe ông nội. Bây giờ con cái cả bầy đó, gia đình như bát nước đầy, có sao đâu... Cậu Bảy con đi học ngoài Huế, ngoài gì đó cũng định xin bà ngoại con cưới một cô gái Huế trọ trẻ, bà ngoại cũng chìu lòng, ra tận Huế xem mắt. Nào dè con gái quan Thượng Thơ, đâu có xứng suôi gia với ngoại. Cậu con đâu dám cãi lời. Ngoại cưới mợ con bây giờ. Ăn ở với cậu con mấy chục năm nay con thấy đó. Những cô áo hường, áo xanh làm tình tự nhân ngãi thôi con à., chớ cưới về họ không có chính chuyên, không có ăn đời ở kiếp với con đâu. Nhà mình xịt xạt như vậy con đem một cô áo mốt, áo đầm chân guốc chân giày, môi son đỏ chót về coi sao được con! Nó nghe mình ăn nói quê mùa ngờ nghệch nó chê cười cha mẹ rồi con chịu im được hay sao ?
- Con dạy nó chớ má!
- Nồi nào úp vung nấy con à! Đã đành con học giỏi, muốn cưới cô nọ cô kia cho xứng với con. Nhưng nồi và vung xứng rồi còn phải xứng với cái bếp nữa chớ. Cái bếp nhà mình chỉ xài nồi đất chớ đâu có xài nồi đồng được con !
Minh làm thinh nhưng trong bụng buồn tênh. Bà Tư lại tiếp:
- Hồi nãy má nói là ba con để ý gia đình đó từ sáu, bảy năm nay, nhưng đúng ra là hai bên đã hứa với nhau trên hai mươi năm rồi đó con!
Minh nhìn mẹ, ngạc nhiên. Bà Tư vẫn bình tĩnh:
- Má không có nói thêm đâu. Hai bên học chung thầy, tâm đầu ý hợp nên có thề nguyền với nhau hễ sau này có gia đình, nếu đều sanh con trai thì cho chúng kết bạn tâm giào " hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly " , còn nếu một bên sanh con trai, một bên sanh con gái thì sẽ làm thông gia với nhau.
Nghe mẹ kể, Minh càng sửng sốt. Tuy đuối lý, Minh vẫn còn chống chế:
- Con đi dạy trên tỉnh, cách trở vậy sao tiện, má ?
- Mày cưới nó rồi bỏ nó ở nhà với tao. Tao không có bắt nó dầm mưa dang nắng gì mà sợ. Mày cứ đi, lâu lâu về thăm nhà. Hoặc muốn chồng đâu vợ đó thì cứ dắt theo.
Bà Tư nói tiếp:
- Ba mày đã định, đôi bên đã giao ước, hẹn ngày hẹn giờ xong, như dao chém cột rồi. Không thể nào con cãi lại ba con được đâu.
Minh thỏ thẻ:
- Dạ, con đâu có dám cãi bạ Con chỉ muốn con đi làm việc ít năm kiếm tiền giúp ba má rồi việc đó sẽ tính sau.
- Mày tính sao thì tính, đừng để cho ba mày thất hứa với người ta.
Minh nghe chết điếng trong bụng, nhưng cũng tìm cách hoãn binh:
- Con không dám để cho ba má thất hứa với người ta nhưng con xin ba má để cho con suy nghĩ.
Bà Tư càng nồ tới:
- Ba mày đã suy nghĩ cho mày rồi.
- Dạ, mà con chưa biết mặt người ta, người ta cũng chưa biết mặt con, rồi làm sao má?
- Mặt nó trắng, tóc nó đen. Hai bàn tay mười ngón đủ, chân đều, vậy là đựơc rồi. Hồi ông ngoại mày gả tao cho ba mày, tao có biết mặt ba mày, ba mày cũng có biết mặt tao ra sao đâu. Vậy mà ăn ở với nhau có cả bầy tui. bay đó. Gặp chỗ tốt ba mày mới nôn nả, chớ ai lai. đi cưới tiểu thư mặt lọ lem về làm dâu bao giờ "!
Minh viện hết lý này lẽ nọ để mong ba má đình hoãn một thời gian (từ đó Minh sẽ tìm kế thoát thân) nhưng lý lẽ nào đưa ra cũng bị bà Tư đánh bạt. Bà còn bảo:
- Nếu năm nay không cưới được thì ba năm nữa mới có ngày tốt.
- Ai nói vậy má?
- Thầy Tám chớ ai !
Minh mừng quýnh:
- Vậy để ba năm nữa con làm có tiền sẽ tính má à !
- Ba năm nữa ai chờ mày mà tính. Hễ mày xục xịch thì người khác cưới ngaỵ Con hội đồng, cai tổng tới nườm nượp, nhưng người ta trọng nghĩa khinh tài nên không gã, chỉ chấm có một mình mày thôi.
Minh đành ngậm miệng. Dư âm tiếng tù và đột nhiên dội lên trong đầu Minh não nuột vô cùng.