Nỗi buồn của con người dù có lớn đến mấy thì cũng có lúc tạm lắn xuống. Tịnh có đau buồn vì thương tiếc người vợ yêu thì anh cũng phải nén lại trong tận cùng tâm tư mình vì còn bao nhiêu việc đang chờ đợi anh. Con gái anh giờ chỉ còn có mình anh, anh không thể buông xuôi để con gái phải khổ. Nó đã mất mẹ rồi mà !
Thời gian cứ trôi, Tịnh cứ âm thầm sống và Tịnh Phương cũng vô tư lớn lên theo tháng ngày. Nỗi đau ập đến khi cô bé còn quá nhỏ nên cũng không làm cho cô phải đến nỗi hụt hẫng. Chỉ khi lớn lên, với cuộc sống cô độc của cha, thiếu vắng tình mẫu tử của mình. Cô mới hiểu được nỗi đau của mình là như thế nào.
Gia đình Tịnh không muốn nhìn con trai mình sống âm thầm như thế. Cha mẹ anh đã bao lần hối thúc anh bán hết đát đai và nhà cửa ở nơi thanh vắng này để về lại thành phố, nơi anh sẽ có điều kiện rất tốt để phát huy tài năng của mình. Và với tuổi đời còn trẻ như anh, mọi người đều muốn anh lập gia đình lần nữa.
Nhưng Tịnh đã chán hết mọi thứ. Từ khi Thoại Chi mất đi, anh sống chỉ còn vì con gái và những mối liên hệ với vùng đát giản dị này. Vì thế Tịnh đã nhất quyết không làm theo ý gia đình. Anh quyết long ở lại nơi này, duy trì nếp sống từ khi anh đến ở. Nơi này giúp anh thấy hồn mình tĩnh lặng và anh thấy sợ cái không khí xô bồ, náo nhiệt nơi thành phố.
Cứ thế, mọi người nói mãi rồi cũng phải thôi. Tịnh đã yên ổn với cuộc sống của mình. Anh tiếp tục với công việc hằng ngày của mình, khám bệnh, chăn nuôi và chăm sóc cô con gái của mình. Giờ thì anh đã là người đàn ông tuổi trung niên, điềm đạm, chừng mực và nhất là điềm đạm trong cuộc sống.
Mấy năm nay, công việc của ông Tịnh đã phát triển rõ rệt. Ông đã mua thêm những thửa đất quanh nhà để mở rộng thêm công việc của mình khi mà những người dân quanh đây thi nhau đổ về thành phố. Chỉ còn nhà của Thoại là vẫn trụ lại như xưa, nhưng hai anh em anh thì cũng theo dòng đời tiến lên để đi học nơi phố thị.
Rồi đất được quy hoạch, giá cả tăng vọt. Ông Tịnh trở lên giàu có khi mà những miếng đất của ông được mua với giá cao. Để rồi ông cũng chỉ giữ lại cho mình căn nhà như thưở đầu tiên mới đến, nơi đã in dấu những ngày hạnh phúc nhất của đời ông.
Tịnh Phương đã lớn lên, cô gái mười tám đã trở thành thiếu nữ từ khi nào ông không biết. Chỉ thấy một sáng nọ, ông nhìn con gái mà cứ ngỡ người vợ yêu trở về bên mình. Tịnh Phương thật giống mẹ, cô cũng xinh đẹp, dịu dàng và sâu sắc như Thoại Chi thuở xưa. Nhưng cô có một trái tim khỏe mạnh chứ không như mẹ mình.
- Ba ơi ! Ba đang làm gì đó ?
Tiếng Tịnh Phương hỏi bên tai làm cắt ngang những hồi ức của ông Tịnh. Quay lại nhìn con gái, ông Tịnh cười nhẹ :
- Con gái kiếm ba làm gì thế ? Lại nhõng nhẽo đây phải không ?
Tịnh Phương ngồi sà xuống ngồi sát bên cha, cô ôm tay ông nũng nịu :
- Ba chỉ nghĩ xấu cho con không à, con nhõng nhẽo với ba khi nào. Tại không thấy ba con mới đi kiếm chứ bộ.
Ông tịnh vuốt tóc con gái :
- Thế con kiếm ba có chuyện gì ?
Tịnh phương nghiêm trang :
- Con muốn hỏi ba là con có nên dự thi đại học hay không ?
Ông Tịnh gật đầu ngay :
- Đương nhiên là phải thi rồi, sao con lại hỏi ba như thế ?
Tịnh Phương nhìn cha chăm chú :
- Con không muốn thi một chút nào ba ạ.
Ông Tịnh sửng sốt :
- Sao thế ? Con luôn là học sinh giỏi của trường kia mà. Sao con lại không thi ?
` - Vì con không muốn xa ba, ba à !
- Sao lại xa ba hở con ? Tuy nơi này gọi là làng quê nhưng thật ra cũng đâu có xa thành phố là bao nhiêu. Chỉ năm mươi cây số, đi xe chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ chứ mấy !
- Nhưng mà nếu đậu, con sẽ phải ở hẳn thành phố. Vậy thì ba chỉ ở nhà có một mình thôi ư ?
- Sao lại một mình, ba ở nhà còn có chú Hải nè, gia đình chú ấy và những người chung quanh chứ con. Vả lại con ở trong thành phố chỉ có sáu ngày trong một tuần, chiều thứ bẩy đã về thăm ba rồi. Còn ba mỗi tuần vào thành phố hai lần cũng sẽ vào thăm con. Như thế thì cha con mình có xa nhau nhiều đâu.
Tịnh Phương kinh ngạc theo từng câu nói của cha, ông nói như thể ông đã nghiền ngẫm điều này từ rất lâu rồi. Cô lắc đầu :
- Nhưng mà như thế thì cha con mình chỉ gạp nhau mỗi lần có vài tiếng đồng hồ thôi, con sẽ không thể chăm sóc cha được nữa.
Ông Tịnh cười to :
- Con gái ơi, ba chưa đến năm mươi tuổi mà. Ba còn khỏe mạnh như thế này mà con lại hình dung ba như một ông lão hay sao mà phải ở nhà chăm sóc cho ba ?
Tịnh Phương tỏ ý không bằng long :
- Thì từ bao lâu nay con vẫn chăm sóc ba đấy thôi. Mẹ đã không còn nữa,con làm sao có thể sống xa ba được ?
Ông Tịnh ôm con gái vào long :
- Nhưng mẹ đã dặn ba là phải lo cho con học đến nơi đến chốn. Nếu như con không chịu đi thi đại học thì ba biết phải ăn nói như thế nào với mẹ con đây ?
Tịnh Phương yên lặng, cô nhìn cha với đôi mắt thật buồn. Cứ nhắc đến mẹ là hai cha con cô lại ngồi lặng thinh như thế, vì nỗi đau mất người than yêu nhất đời họ cứ mãi canh cánh bên lòng.
Ngày mẹ mất, Tịnh Phương còn bé quá nên những ấn tượng của cô về mẹ rất mơ hồ. Cô chỉ còn nhớ được một chút cảm giác dịu dàng mỗi khi cô vào trong căn phòng của bà mà thôi. Nhưng hình ảnh người mẹ trong tâm hồn Tịnh Phương vẫn sáng lung linh. Vì thế, muốn nhắc cô một điều gì, ông Tịnh chỉ cần nhắc đến mẹ là Tịnh Phương không còn cách nào để phản đối.
Ông Tịnh vuốt tóc con gái, mái tóc ngang tơ ngày nào giờ đã dài ngang lưng. Giọng ông trầm hẳn xuống :
- Tịnh Phương à, mẹ con ngày ấy rất thích làm một nhà ngoại giao. Nhưng vì yêu ba, mẹ con đã từ giã giấc mộng của mình để lấy ba. Và khi con ra đời, ba mẹ phải về đây sinh sống để có thể duy trì thêm mạng sống của mẹ con them một thồi gian. Thỉnh thoảng mẹ con lại nhắc lại mộng ước muốn làm nhà ngoại giao của mình và bảo với ba là hy vọng con gái cưng sẽ thay mẹ làm được điều đó. Vì thế mà bao nhiêu năm nay ba đã chú ý hưỡng dẫn con theo con đường này. Con có hiểu được lòng ba mẹ hay không ?
Tịnh Phương gật đầu :
- Con hiểu, nhưng mà sống xa ba thì con không đành lòng, ba à.
Ông Tịnh cười nhẹ :
- Ba đã phân tích cho con thấy rồi đó, cha con mình cũng đâu có xa nhau nhiều đâu. Nếu con vào thành phố học, ba nghĩ là con có thể về ở với ngoại hay với dì con. Con có muốn thế không ?
- Ở đâu cũng được, con không quan trọng điều đó. Miễn là thuận tiện cho việc học tập của con và ba có thể đến thăm con thường xuyên mà không có trở ngại gì.
Ông Tịnh lắc đầu :
- Ba thì không sao đâu, ba có thể làm bất cứ điều gì miễn là con thấy thoải mái, dễ chịu là được rồi. Nếu như con không thích ở nhà ngoại hay dì thì ba cũng có thể mướn nhà cho con ở mà
Tịnh Phương suy nghĩ một lúc rồi nói :
- Hay là mình mua nhà ở đó rồi ba vào ở luôn với con đi ba ?
Ông Tịnh lắc đầu ngay :
- Thế còn mẹ con ở đay thì sao? Ba không thể để mẹ con nằm ở đây một mình đâu Tịnh Phương à.
Lại thêm một vấn đề nữa được đặt ra, Tịnh Phương cũng thấy cha mình có lý. Thế thì cô chỉ vào thành phố học có một mình mà thôi. Cô sẽ nhớ ba, nhớ mẹ biết là bao nhiêu. Và cô cũng nhớ luôn cả vùng đất bình yên này, nhớ con soonh hiền hòa đã làm bạn với cô suốt cả thời ấu thơ.
Ông Tịnh chợt nói :
- Vào thành phố học thì con sẽ không cô đơn đâu, trong đó có an hem Thuận, Thoại nữa mà.
Tịnh Phương lắc đầu :
- Cũng không như ở nhà đâu ba, các anh ấy còn phải học chứ có rảnh rỗi mà làm bạn với con đâu.
- Nhưng mà các anh có thể tới chơi với con, an hem con than thiết với nhau như thế cơ mà.
Tịnh Phương gật đầu :
- Con biết rồi, ba cứ yên tâm. Lúc trước con đã cạn nghĩ, chỉ muốn sống bình yên ở nơi này. Nhưng bây giờ thì con đã hiểu ra, con sẽ làm theo lời ba.
Ông Tịnh trìu mến nhìn con gái :
- Vậy mới là con gái của ba chứ. Thế chừng nào thì con nộp hoog sơ thi đại học ?
- Nộp trong tuần này, ba ạ.
Thế con có dự định thi vào trường nào chưa ?
- Con sẽ thi vào khoa ngoại ngữ, có được không hở ba ?
Ông Tịnh gật đầu :
- Tùy con, con thích ngành nào thì cứ thi vào ngành đó. Con là con gái,và cũng giỏi ngoại ngữ thì thi vào đó là được rồi. Con cứ làm hồ sơ đi, nếu có gì khó khăn thì cứ nói với ba.
Tịnh Phương nghiêng đầu true cha :
- Con đau có quên ba là một cây ngoại ngữ đau, nhất định là con sẽ phải cầu cứu tới ba rồi.
Ông Tịnh mỉm cười mà lòng thầm nghĩ, không biết ông có giúp gì được cho con gái mình nữa không đây. Bao nhiêu năm nay ông vẫn thường đọc sách báo bang ngoại ngữ và nghe tin tức trên các đài phát thanh nước ngoài. Nhờ thế mà vốn ngoại ngữ của ông cũng không tệ. Và ngay từ khi còn bé Tịnh Phương đã được ông hướng dẫn nên chắc mai này, khi học trên đại học, con bé cũng chẳng gặp khó khăn gì nhiều đâu.
Tịnh Phương chợt nghiêng đầu nghe ngóng, rồi cô nói với ông Tịnh :
- Bác Mẫn qua chơi đó ba.
- Sao con biết ?
Ông Tịnh ngạc nhiên khi nghe Tịnh Phương nói thế mà oonh thì lại chẳng thấy bong dáng một ai. Tịnh Phương cười cười :
- Một chút nữa bác ấy sẽ xuất hiện cho ba coi.
Đúng như lời Tịnh Phương vừa nói, ngay khi đó thì ông Mẫn hiện ra trong tầm nhìn của ông Tịnh. Ông Tịnh bật cười nói với người bạn hàng xóm của mình :
- Anh coi, anh chưa xuất hiện thì Tịnh Phương đã biết là có anh tới rồi.
Ông Mẫn ngồi xuống bên cạnh ông Tịnh cũng cười :
- Tịnh Phương phân biệt tiếng chân của từng người trong nhà tôi hay lắm đấy.
Ông Tịnh ngạc nhiên :
- Sao đây, con gái còn có tài này nữa hay sao ? Đâu nói cho ba nghe coi những người trong nhà bác Mẫn đi như thế nào ?
Tịnh Phương cười :
- Có gì đâu mà tài hở ba ? Con chỉ dựa vào tính tình của mỗi người mà suy ra thôi. Này nhé, bác trai thì bước chân nặng và vội vã. Bác gái thì vừa chậm rãi vừa nhẹ nhàng, nếu không để ý thf có khi không biết ngay cả khi bác đã đến bên cạnh mình.
- Thế còn các anh thì sao ?
- Anh Thuận thì bước chân không nặng như bác trai nhưng cũng vội vã như thế, còn anh Thoại bước chân lại chậm rãi nhưng chắc chắn.
Ông Tịnh cứ ngẩn người ra mà nghe con gái nói, ông không ngờ Tịnh Phương lại nhạy bén như thế. Thật là con bé giống vợ ông ngay cả những đặc tính như thế này. Nỗi nhớ người vợ yêu quý lại cuộn lên trong lòng ông. Nhưng ông Tịnh đã biết kiềm chế được mình. Ông cười thật to :
- Thế còn ba thì sao, con nhân xét coi nào ?
- Ba thì đi chân chậm rãi nhưng bước chân cũng nặng nề không thua gì bác tri đâu.
Hai người đàn ông nhìn nhau cười thú vị, nỗi buồn như vợi đi một phần. Ông Mẫn nhìn Tịnh Phương :
- Phương này, bác gái gọi cháu đấy. Hình như bà ấy có để phần món gì cho cháu hay sao đấy.
Tịnh Phương nhảy lên :
- Vậy mà nãy giờ bác không nói, thế nào bác gái cũng có bánh cho cháu đây mà.
Nói xong, cô chạy nhanh vào trong :
Ông Tịnh nhìn bạn cười :
- Lớn xác như thế mà vẫn cứ như trẻ con đý thooi.
Ông Mẫn cười :
- Chú gả chồng cho cháu Phương cũng được rồi đấy.
Ông Tịnh gật đầu :
- Tôi cũng không khó tính đâu anh ạ. Nếu cháu nó thương cậu nào đàng hoàng thì tôi cũng không ngăn cản đâu.
Ông Mẫn nhìn bạn :
- Nếu một trong hai thàng con của tôi thương cháu Phương thì chú có gả không ?
Ông Tịnh gật đầu không do dự :
- Tôi còn mong ước gì hơn, chỉ sợ các cháu nhà anh chê cháu Phương nhà tôi quê mùa ấy chứ.
Ông Mẫn lắc đầu :
- Làm sao mà lại có thể chê cháu Phương là quê mùa được ? Cháu nó giản dị ấy chứ. Nhưng để tôi nói cho chú biết, hai thằng con tôi đều rất quý Tịnh Phương đấy. Không khéo chúng nó đến đánh nhau mất.
Ông Tịnh cười to :
- Vậy thì để cho Mỵ Nương chọn vậy, hễ Tịnh Phương thương đứa nào thì mình gả cho đứa đó. Nhưng trước mắt Tịnh Phương nhà tôi còn phải thi vào đại học đã, chúng ta đừng nói chuyện này trước mặt con bé anh ạ. Hãy để cho cháu học xong rồi hãy tính vẫn chưa muộn mà.
Ông Mẫn đồng ý ngay, hai thằng con trai của ông vẫn chưa học xong cơ mà. Cưới vợ cho chúng bây giờ thì làm sao chúng cói thể nuôi được gia đình khi mà bản than mỗi đứa vẫn phải bám vào cha mẹ.